Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Khái niệm Quỹ ETF final

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.81 KB, 17 trang )

1. Quỹ đầu tư
1.1 KN
Quỹ đầu tư là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư vào các tài sản (chứng khoán, bất động sản, vàng,
ngoại tệ và các công cụ phái sinh) nhằm mục đích lợi nhuận, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát
hàng ngày đối với việc ra quyết định của quỹ đầu tư. Các công ty quản lý quỹ gom tiền của nhà đầu tư và
đầu tư theo các tiêu chí và mục tiêu của quỹ.
1.2 Lợi ích
- Đa dạng hoá giúp giảm thiểu rủi ro
- Quản lý đầu tư chuyên nghiệp
- Chi phí hoạt động thấp
1.3 Phân loại
o Theo qui mô, cách thức và tính chất góp vốn:

Quỹ đầu tư dạng đóng (closed – end fund)


Quỹ đầu tư dạng mở (open – end fund, mutual fund)



Quỹ đầu tư dạng ETF (Exchange Traded Fund)

2. Quỹ ETF chỉ số
ETF (Exchange Traded Fund) là một hình thức quỹ đầu tư chỉ số. Danh mục của ETF gồm một rổ chứng
khoán có cơ cấu như cơ cấu của chỉ số mà nó mô phỏng.
Theo đó, nhà quản lý quỹ không cần tích cực tái cơ cấu danh mục của quỹ mà chỉ cần bám sát theo rổ chứng
khoán của chỉ số mục tiêu.
ETF không hoàn toàn là một công cụ đầu tư an toàn với lợi nhuận thấp và chắc chắn, nhưng cũng không
phải là một sản phẩm rủi ro hứa hẹn lợi nhuận cao. Đây là một dạng đầu tư tương tự như đầu tư danh mục
nhưng có chi phí thấp và suất sinh lời ngang với mức sinh lời của thị trường.
o



Ưu điểm:

Đối với nhà đầu tư
ETF là một hình thức quỹ mở nhưng thừa kế cả ưu điểm của quỹ đóng và mở đồng thời hạn chế nhược điểm
của 2 loại quỹ này. Do đó, ETF có tính minh bạch cao hơn, phù hợp với nhiều nhà đầu tư và có danh mục
đầu tư đa dạng.
Chi phí thấp hơn. theo thời báo phố Wall thì tỷ lệ chi phí trung bình đối với các quỹ ETF chỉ là 0.5%; so với
1.4% đối với các quỹ hỗ tương ở mỹ - một chênh lệch lớn mà khó có nhà quản lý danh mục quỹ hỗ tương có
thể làm được.
Đối với nền kinh tế, thứ nhất, quỹ ETF chứng khoán có thể là một công cụ hiệu quả để xử lý nợ xấu và sở
hữu chéo. Ví dụ, tại Nhật Bản, những năm 1990, nền kinh tế vô cùng khó khăn, thị trường chứng khoán
giảm mạnh, khiến cổ phiếu bất động sản và cổ phiếu trong danh mục đầu tư của các ngân hàng đồng loạt
giảm mạnh. Để khắc phục tình trạng này, chính phủ Nhật Bản đã cho phép hình thành các quỹ ETF và các


quỹ đầu tư bất động sản, thực chất là việc chứng khoán hóa các tài sản (nợ xấu, sở hữu chéo) trong hệ thống
ngân hàng.
Động thái này giúp cải thiện đáng kể chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng, tăng tỷ lệ an toàn tài chính,
giảm nợ xấu, từ đó tăng khả năng cung tín dụng của cả hệ thống ngân hàng. Giá trị tài sản của các quỹ ETF
này cũng tăng mạnh qua các năm, góp phần xử lý một khối lượng lớn tài sản đọng trong hệ thống ngân
hàng.
Thứ hai, quỹ ETF còn là công cụ phòng chống khủng hoảng. Điển hình là sự ra đời và can thiệp của chính
quyền Hong Kong nhằm chống đầu cơ tiền tệ trong giai đoạn khủng hoảng tài chính ở châu Á.
Nhà đầu cơ nước ngoài giữ vị thế bán hợp đồng tương lai chỉ số trong giai đoạn 1997-1998, gây áp lực khiến
thị trường chứng khoán Hong Kong HSI sụt giảm mạnh buộc chính quyền Hong Kong phải mua danh mục
chứng khoán cấu thành chỉ số HSI nhằm chặn đà giảm của chỉ số, hạn chế đầu cơ phái sinh và đầu cơ tỷ giá
của giới đầu cơ nước ngoài.
Thứ ba, tăng tính hấp dẫn cho thị trường chứng khoán đặc biệt là thị trường thứ cấp. Tạo ra sản phẩm đầu tư
minh bạch, cơ chế giao dịch linh hoạt, đa dạng hóa rủi ro và được quản lý chuyên nghiệp; giúp thị trường

chứng khoán thu hút thêm nhà đầu tư mới, dòng vốn mới trên thị trường thứ cấp, tạo sự lan tỏa dễ thu hút
thêm nguồn vốn cho nền kinh tế qua thị trường sơ cấp.
Thứ tư, thay đổi hành vi và văn hóa đầu tư. Thay vì thực hiện đầu tư vào từng mã chứng khoán riêng biệt,
đòi hỏi nhiều thời gian để phân tích thị trường và thời điểm giao dịch. Điều này ngày càng trở nên khó khăn
hơn khi số lượng cổ phiếu niêm yết ngày một nhiều hơn, thậm chí lên tới hàng nghìn mã cổ phiếu.
Với sản phẩm quỹ ETF, nhà đầu tư sẽ đầu tư vào một rổ chỉ số, dễ theo dõi và phù hợp với các nhà đầu tư
nhỏ lẻ, không chuyên nghiệp hoặc các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư tổ chức (quỹ hưu trí, quỹ bảo
hiểm). Ngoài ra, việc đầu tư vào rổ chứng khoán (đầu tư theo chỉ sổ) cũng hạn chế hiện tượng thị trường bị
lạm dụng, thao túng.
Thứ năm, thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, đặc biệt do cơ chế quỹ mở, nhà đầu tư nước ngoài không
bị hạn chế sở hữu số lượng chứng chỉ quỹ nắm giữ. Tuy nhiên, việc nhà đầu tư nước ngoài khi nhận lại danh
mục cơ cấu, thì sẽ phải bán ra nếu vượt tỷ lệ sở hữu, sẽ vẫn giúp duy trì việc quản lý tỷ lệ sở hữu tại các tổ
chức phát hành.
o

Xu hướng ETFs trên thế giới
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng tài sản phân theo nhóm sản phẩm đến hết 2011


Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng tài sản của các quỹ ETF đến 23/10/2012

Global ETF and ETP asset growth as at end of August 2012


Source: ETFGI, Bloomberg, ETF/ETP providers, Bank of Israel
o Quy trình hình thành ETF chỉ số:
Giai đoạn 1: Đơn vị quản lý ETF (còn được gọi là nhà tài trợ) nộp kế hoạch lập quỹ ETF lên cơ quan quản
lý TTCK.
Giai đoạn 2: Đơn vị quản lý thỏa thuận với thành viên lập quỹ (AP- authorized participant), thường là một
chuyên gia hoặc tổ chức có quyền phát hành và mua lại các chứng chỉ ETF. (Trong một số trường hợp, AP

và nhà tài trợ là cùng một đối tượng).
Giai đoạn 3: AP hình thành danh mục cổ phiếu (mô phỏng một chỉ số)  đơn vị quản lý quỹ  đưa vào một
tài khoản “Trust”  tạo thành các “creation unit” (đơn vị tạo lập) của quỹ ETF. Trên thế giới, mỗi “creation
unit” bao gồm các rổ cổ phiếu có số lượng từ 10.000 - 600.000 đơn vị, phổ biến nhất là 50.000 đơn vị.
Đổi lại, AP sẽ được nhận các chứng chỉ ETF: đơn vị quản lý ETF phát hành các chứng chỉ ETF (xác nhận số
lượng cổ phiếu được lưu giữ trong “Trust”) cho AP  các chứng chỉ ETF được đem ra giao dịch trên sàn
chứng khoán như cổ phiếu thông thường
Sơ đồ: quy trình hình thành quỹ ETF chỉ số

Ví dụ: Một ETF có danh mục đầu tư gồm các công ty công nghệ: 20.000 cổ phiếu Apple (X) và 60.000 cổ
phiếu Google (Y) Tỷ lệ 1X:3Y, tạo thành 50 chứng chỉ quỹ (mỗi chứng chỉ gồm 400X và 1200Y).
ETF này niêm yết trên sàn với mã ETF1. 1 NĐT với số tiền có hạn có thể mua 1 cổ phiếu ETF1
(tương ứng 400X và 1200Y).
o

Cơ chế hoạt động của quỹ ETF

Quỹ hoán đổi danh mục (ETF, exchange traded fund) là quỹ đầu tư nắm giữ các loại tài sản như cổ phiếu,
hàng hóa, hoặc trái phiếu; và được giao dịch trên thị trường chứng khoán gần với giá trị tài sản ròng (NAV)
trong suốt phiên giao dịch.
Hầu hết các quỹ ETF hoạt động dựa trên một chỉ số tham chiếu, như chỉ số chứng khoán hoặc chỉ số trái
phiếu. Quỹ ETF có thể được phân loại theo dạng quỹ mở hay quỹ ủy thác đầu tư (UIT, unit investment trust
– hoạt động trong một thời gian xác định và danh mục cố định), nhưng khác với các loại quỹ truyền thống ở
một số khía cạnh sau:
(1) Quỹ ETF không bán chứng chỉ quỹ riêng lẻ trực tiếp cho nhà đầu tư, mà chỉ phát hành theo lô lớn. Dự
thảo Thông tư hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ ETF hiện đưa ra quy định một lô đơn vị quỹ ETF bao
gồm tối thiểu 1,000,000 đơn vị quỹ ETF.
(2) Nhà đầu không mua lô đơn vị quỹ bằng tiền, mà thay vào đó mua các lô đơn vị quỹ ETF bằng danh mục
chứng khoán cơ cấu – mô phỏng theo danh mục của chỉ số tham chiếu đã được chấp thuận. Các nhà đầu tư



trực tiếp mua các lô đơn vị quỹ thường là những tổ chức đầu tư và các đơn vị tạo lập quỹ. Đây là hoạt động
trên thị trường sơ cấp.
(3) Sau khi mua các lô đơn vị quỹ, nhà đầu tư thường chia nhỏ ra và bán các chứng chỉ quỹ ETF trên thị
trường thứ cấp. Điều này cho phép các nhà đầu tư khác mua các đơn vị quỹ riêng lẻ, thay vì mua lô lớn trên
thị trường sơ cấp.
(4) Nhà đầu tư muốn thanh lý chứng chỉ quỹ sẽ có hai sự lựa chọn: (i) bán chứng chỉ quỹ riêng lẻ cho các
nhà đầu tư khác trên thị trường thứ cấp → cách phổ biến nhất mà các nhà đầu tư cá nhân áp dụng hoặc (ii)
Tập hợp đủ chứng chỉ quỹ ETF để tạo nên một nhóm chứng chỉ quỹ rồi bán lại cho quỹ ETF. Cách này chỉ
có thể áp dụng cho các nhà đâu tư tổ chức do đòi hỏi khối lượng chứng chỉ lớn để hình thành nên nhóm
chứng chỉ quỹ. Theo quy định, quỹ ETF sẽ mua lại các lô đơn vị quỹ bằng danh mục chứng khoán cơ cấu,
thay vì tiền mặt. Do đó, khi các nhà đầu tư này tiến hành việc mua bán, nhóm chứng chỉ quỹ sẽ được huỷ và
cổ phiếu được hoán đổi sẽ trả
o Định giá chứng chỉ quỹ ETF
Tổ chức phát hành tính toán và công bố giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ ETF hàng ngày, dựa vào giá đóng
cửa của chứng khoán cơ cấu trong danh mục sau khi cộng vào các lệ phí và chi phí.
Trong phiên giao dịch, thị giá chứng chỉ quỹ có thể thay đổi liên tục do sự dao động của giá cổ phiếu trong
danh mục đầu tư hay nhu cầu của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, cơ chế kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage) thường giữ thị giá chứng chỉ quỹ ETF gần với NAV
của nó; cụ thể:
• Nếu giá ETF cao hơn giá trị NAV, thì người tham gia kinh doanh arbitrage có thể mua các chứng khoán cơ
cấu để đổi lấy đơn vị quỹ ETF và bán nó trên thị trường chứng khoán để kiếm lợi nhuận.
Ví dụ: Người mua sẽ dựa vào giá trị tài sản ròng (NAV) của CCQ để quyết định mua hay bán. vd, nếu ETF A
có NAV là 5USD nhưng thị giá chỉ là 2USD thì NĐT có thể mua vào với kỳ vọng ETF có thể tăng giá lên
gần bằng với NAV của mình
• Nếu giá ETF thấp hơn giá trị NAV, thì người tham gia kinh doanh arbitrage có thể mua các đơn vị quỹ ETF
trên thị trường chứng khoán để đổi lấy chứng khoán cơ cấu, và sau đó bán những cổ phiếu riêng lẻ trên thị
trường để kiếm lợi nhuận.
Hoạt động arbitrage giữa các thành viên lập quỹ và tổ chức tạo lập thị trường sẽ đảm bảo giá chứng chỉ quỹ
ETF liên hệ chặt chẽ với giá của các chứng khoán cơ cấu.

o Yếu tố quyết định tính thanh khoản của chứng chỉ quỹ ETF
Quỹ ETF ra đời được xem là giải pháp thay thế có tính thanh khoản cao hơn so với các quỹ tương hỗ.
Các nhà đầu tư tổ chức đủ điều kiện hoạt động trên cả thị trường sơ cấp sẽ dễ dàng tránh được vấn đề thanh
khoản thông qua hoạt động mua/bán trực tiếp các lô đơn vị quỹ với quỹ ETF ngay trong phiên; trong khi,
các nhà nhà đầu tư khác sẽ giao dịch trên thị trường thứ cấp.
Tuy nhiên, thanh khoản của chứng chỉ quỹ ETF có thể bị ảnh hưởng bởi một số các nhân tố sơ cấp và thứ
cấp khác nhau. Những nhân tố sơ cấp bao gồm danh mục đầu tư của quỹ ETF và khối lượng giao dịch của
chứng khoán cơ cấu. Những nhân tố thứ cấp bao gồm khối lượng giao dịch của chứng chỉ quỹ và điều kiện
thị trường.
o Danh mục đầu tư của quỹ ETF.


Một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến tính thanh khoản quỹ ETF là các khoản mục đầu tư của
quỹ. Nếu các tài sản đầu tư được giao dịch tự do và dễ dàng, thì chứng chỉ quỹ ETF cũng dễ dàng giao dịch.
Tùy vào mục đích khi thành lập quỹ, các quỹ ETF có thể đầu tư vào các chỉ số cụ thể như vốn hóa lớn, trung
bình, nhỏ, tăng trưởng hay chỉ số giá trị… Thông thường, các quỹ ETF đầu tư vào các cổ phiếu vốn hóa lớn
được niêm yết trên TTCK sẽ có tính thanh khoản cao hơn.
Khối lượng giao dịch của chứng khoán cơ cấu. Khối lượng giao dịch là kết quả trực tiếp giữa cung và cầu;
do đó những cổ phiếu có rủi ro thấp thường được mua bán nhiều hơn. Vì vậy, quỹ ETF đầu tư vào những mã
cổ phiếu giao dịch nhiều sẽ có tính thanh khoản cao hơn.
Khối lượng giao dịch của chứng chỉ quỹ. Số lượng nhà đầu tư quan tâm đến chứng chỉ quỹ cũng có tác động
lên tính thanh khoản của quỹ ETF. Sự sẵn sàng tham gia giao dịch sẽ làm tăng khối lượng, và theo đó làm
gia tăng thanh khoản.
Môi trường đầu tư. Mức độ rủi ro của môi trường đầu tư có thể ảnh hưởng mạnh đến thanh khoản quỹ ETF.
Nếu quỹ đầu tư vào một nhóm ngành rủi ro, trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng hay tại một thị trường rủi
ro sẽ khó thu hút được sự tham gia của nhiều nhà đầu tư
+ Tiêu chí lựa chọn cổ phiếu vào ETF:

o


-

Các ETF khác nhau xây dựng các tiêu chí lập danh mục khác nhau.
Việc thêm bớt cổ phiếu có thể dựa vào một số tiêu chí như: giới hạn sở hữu cho NĐT nước ngoài

-

(room nước ngoài), vốn hóa, thanh khoản của cổ phiếu,.. xuất phát từ quy định giao dịch của quỹ.
Không gắn với các yếu tố cơ bản như hiệu quả kinh doanh.

Qúa trình tái cân bằng danh mục:

Là quá trình bán một phần tài sản trong danh mục đã tăng cao và mua vào những tài sản đang đứng hoặc
giảm giá  đảm bảo cơ cấu đầu tư của quỹ và đạt được tiêu chí “mua thấp, bán cao”.
3. QĐT ETF tại VN
3.1. Tình hình quỹ ETF tại VN
3.1.1. Các yếu tố thúc đẩy thành lập quỹ ETF tại Việt Nam
 Các bộ chỉ số trong nước có khá nhiều nhưng các quỹ đầu tư chỉ số trong nước chưa phát triển.
Hiện nay, một số công ty chứng khoán đã đón đầu xu hướng phát triển các quỹ đầu tư theo chỉ số bằng
cách xây dựng những bộ chỉ số riêng như một bước đệm để hình thành quỹ như: SSI30 của CTCK SSI,
DC VN30 Index của Dragon Capital, CBV Index của CTCK Biển Việt, WSS10 của CTCK Phố Wall,
VIR 50 Index của Báo Đầu tư chứng khoán… Tuy nhiên, những bộ chỉ số này hiện chỉ mang tính
khuyến nghị để nhà đầu tư khoanh vùng, lựa chọn cổ phiếu theo chiến lược riêng của họ và chưa có một
quỹ đầu tư chỉ số nội địa nào hình thành để lấy các chỉ số này làm tham chiếu. Hiện đã có quỹ ETF nước
ngoài hoạt động tại Việt Nam, họ sử dụng danh mục cơ cấu của Việt Nam, nhưng xây dựng trên bộ chỉ
số họ tự tính toán, chứ không theo bộ chỉ số của Việt Nam. Khi quỹ ETF nội địa ra đời sẽ cạnh tranh tốt
với các quỹ ETF nước ngoài đang hoạt động, bởi với quỹ nội địa sẽ được hưởng lợi từ khung pháp lý và
hệ thống giao dịch hoán đổi có cho phép giao dịch song hành (arbitrage), mà quỹ ở nước ngoài không có
cơ hội này.
 ETF là hình thức đầu tư phổ biến tại các thị trường tiên tiến, mang đến sản phẩm tài chính khá an toàn,

tiện ích. Do đó, xu hướng hình thành quỹ đầu tư chỉ số rất có thể trở thành hiện thực tại VN. Chứng chỉ


quỹ ETF là một công cụ hết sức phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các thị trường phát triển như TTCK
Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, HongKong, Đài Loan... bởi nó tập hợp được các ưu điểm cũng như giải quyết
được các nhược điểm của cả quỹ đóng lẫn quỹ mở. Do đó, trong tiến trình phát triển thị trường tài chính,
xu hướng hình thành loại quỹ này ngày càng rõ ràng tại VN.
 Trước áp lực thoái vốn của các quỹ đầu tư ở Việt Nam và xu thế cạnh tranh của các quỹ mở và ETF, các
công ty quản lý quỹ buộc phải chuyển đổi để tồn tại.
Đa số các quỹ hoạt động ở Việt Nam đều có thời hạn từ 5-10 năm. Giai đoạn 2006-2007 được xem là
đỉnh điểm của dòng vốn ngoại từ các quỹ, do đó từ 2011 các quỹ sẽ bị áp lức thoái vốn theo thời gian,
thấy áp lực này sẽ gia tăng từng năm. Đây quả thực là một thách thức với các quỹ vì họ chỉ có 3 sự lựa
chọn : i) Đóng quỹ đúng thời hạn, họ sẽ phải thanh lý quỹ để trả lại tiền cho nhà đầu tư, ii)Xin gia hạn
được hoạt động thêm ( thường sẽ được thêm 2 năm), iii) Chuyển đổi quỹ đóng thành quỹ mở ( nhà đầu
tư nào muốn rút tiền thì rút, ai muốn tiếp tục cứ tiếp tục). Tuy nhiên đã đến lúc họ phải thay đổi khi có sự
xuất hiện của các quỹ mở, đầu tư theo chỉ số như ETFs. Rõ ràng quỹ mở sẽ là xu thế tất yếu, và ETFs sẽ
là một sản phẩm có sức cạnh tranh lớn nhất trong tương lai không xa ở thị trường Việt Nam.
 Hình thành quỹ đầu tư chỉ số tại VN giúp đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm đầu tư.
Theo ông Nguyễn Anh Phong, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), việc phát
triển quỹ ETF tại Việt Nam là rất cần thiết. Điều này xuất phát từ thực trạng chung của thị trường hiện
nay khi mà sản phẩm hiện còn nghèo nàn, chưa đa dạng, chỉ có cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ
đóng, thiếu các nhà đầu tư có tổ chức làm nền tảng. Sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với các quỹ
ngày càng giảm sút. Mô hình quỹ đóng hiện nay khiến các công ty quản lý quỹ không có khả năng tạo ra
các sản phẩm mới để tạo sự khác biệt. Doanh thu của các công ty quản lý phụ thuộc trực tiếp vào quy mô
của quỹ đóng trong khi việc tăng vốn của quỹ đóng để tận dụng các cơ hội thị trường là khá khó khăn.
Do đó, các công ty quản lý cần tiếp cận với mô hình quỹ mới linh hoạt và hiệu quả hơn như quỹ ETF.
3.1.2. Sự xuất hiện các quỹ ETF nước ngoài tại Việt Nam
Hiện có 4 quỹ ETF đang đầu tư vào TTCK Việt Nam là Market Vectors Vietnam ETF, FTSE Vietnam
Index ETF, MSCI Frontier Markets Index ETF và iShares MSCI Frontier 100 Index Fund. Còn quỹ thứ
5 là iShares MSCI Vietnam Investable Market Index Fund ETF đang đợi phê chuẩn từ UBCK Mỹ

(SEC).
Nhìn chung, các quỹ ETF chỉ mới xuất hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong vòng 4 năm trở lại
đây, trong đó sớm nhất là db x-trackers FTSE Vietnam UCITS ETF vào ngày 15/01/2008 và gần đây nhất là
iShares MSCI Frontier 100 Index Fund vào ngày 12/09/2012.
Trong khi đó, các chỉ số tham chiếu với vai trò là cơ sở đầu tư cho các quỹ EFT này lại xuất hiện sớm hơn
và ra đời trong khoảng thời gian từ giữa năm 2007 đến cuối năm 2010. Các cổ phiếu Việt Nam thường
xuyên chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục của các chỉ số này phải kể đến VIC, MSN, HAG, CTG,
VCB, DPM, BVH và STB


Bảng 2: Các quỹ ETF đầu tư vào TTCK Việt Nam và chỉ số tham chiếu tương ứng

N
guồn: FTSE, MSCI, iShare, Deutsche Bank
Bảng 1: Lịch công bố thay đổi danh mục của 5 chỉ số tham chiếu

Nguồn: FTSE, MSCI, iShare, Deutsche Bank
Quỹ ETF đầu tiên hiện diện tại TTCK Việt Nam, FTSE Vietnam UCITS ETF có tổng tài sản đang quản lý
(AUM) tính đến 22/02/2013 là 384 triệu USD với 14.96 triệu chứng chỉ quỹ và giá trị tài sản ròng (N.A.V)
25.67 USD/ccq.
Quỹ ETF này đầu tư theo chỉ số FTSE Vietnam Index do FTSE Group xây dựng bao gồm 21 cổ phiếu của
Việt Nam (tính đến 08/11/2013). Đây là các cổ phiếu còn room thuộc FTSE Vietnam All-Share Index – một
chỉ số khác cũng đầu tư vào TTCK Việt Nam do FTSE Group xây dựng.
Quỹ ETF thứ hai, Market Vectors Vietnam ETF ra đời sau quỹ ETF của db x-trackers gần 2 năm do Van
Eck Global quản lý hiện có AUM cao hơn với số liệu đến ngày 25/02/2013 là 407.4 triệu USD và 19.85 triệu
chứng chỉ quỹ đang lưu hành. Giá chứng chỉ quỹ và giá trị tài sản ròng (N.A.V) tại ngày 25/02/2013 lần lượt
đạt 21.40 USD/ccq và 20.52 USD/ccq.
Cơ sở tham chiếu cho quỹ ETF của Van Eck là Market Vectors Vietnam Index với 26 cổ phiếu, trong đó có
18 cổ phiếu của Việt Nam tính đến 12/11/2013.



Quỹ ETF thứ 3 là MSCI Frontier Markets Index ETF do Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) quản lý.
MSCI Frontier Markets Index ETF được thành lập vào ngày 19/09/2011 và đầu tư dựa trên chỉ số tham
chiếu MSCI Frontier Markets Index. Tính đến kỳ đảo danh mục gần nhất ngày 8/11/2013, MSCI Frontier
Markets Index sở hữu 142 cổ phiếu trong danh mục và là chỉ số mẹ của MSCI Frontier Markets 100 Index –
chỉ số tham chiếu cho quỹ ETF thứ tư đầu tư vào TTCK Việt Nam là iShares MSCI Frontier 100 Index
Fund.
MSCI Frontier Markets 100 Index bao gồm 100 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất và thanh khoản cao nhất thuộc
chỉ số MSCI Frontier Markets Index. Theo nguyên tắc, các cổ phiếu phải được chọn vào rổ tính MSCI
Frontier Markets Index trước rồi mới được chọn vào MSCI Frontier Markets 100 Index nếu đáp ứng được
các yêu cầu trên. Chín cổ phiếu Việt Nam nằm trong rổ tính của cả hai chỉ số là MSCI Frontier Markets 100
Index là VIC, MSN, DPM, HAG, VCB, STB, BVH, CTG và GAS.
Quỹ ETF thứ 4 là iShares MSCI Frontier 100 Index Fund đầu tư dựa trên chỉ số MSCI Frontier Markets
100 Index gồm 7 cổ phiếu của Việt Nam, của công ty quản lý quỹ ETF lớn nhất thế giới iShares, ra mắt vào
ngày thứ Năm (13/09/2012). Quỹ ETF này giao dịch trên Sở GDCK New York với mã “FM" và mức phí
quản lý 0.79%. Tính đến ngày 12/09/2012, tổng giá trị ròng của quỹ là 11.36 triệu USD, NAV 25.25
USD/chứng chỉ quỹ. Chỉ số này sẽ được xem xét định kỳ hai lần/năm vào tháng 5 và tháng 11.

Bảng 3: Danh mục FTSE VIETNAM INDEX ETF đến 08/11/2013

CP
BVH

Tỷ trọng
(%)
3,10

2 Công ty Cổ phần Cao Su Đà Nẵng

DRC


1,13

3 Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng

DIG

1,07

4 Công ty Cổ phần Đại lý Liên hiệp Vận chuyển

GMD

2,37

5 Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai

HAG

10,06

6 Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

HPG

11,16

7 Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen

HSG


2,68

8 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

VCB

7,90

9 Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP

KBC

1,66

10 Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San

MSN

11,08

11 Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương

OGC

1,09

12 Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí

DPM


9,04

13 Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí

PVD

9,07

14 Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí

PET

1,05

15 Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

PPC

2,04

16 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

STB

4,03

17 Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh

SBT


0,74

STT
1 Tập đoàn Bảo Việt

Tên công ty


18 Công ty Cổ phần Công nghiệp cao su Miền Nam

CSM

1,64

19 Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo

ITA

2,76

20 Công ty Cổ phần Vincom

VIC

14,56

21 Công ty Cổ Phần Thuỷ Điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh

VSH


1,78

Nguồn: Vietstock
Đến ngày 15/02/2013, theo công bố của MSCI, 8 cổ phiếu của Việt Nam nằm trong rổ tính MSCI Frontier
Markets 100 Index gồm: VIC (Tập đoàn VINGROUP – CTCP), MSN (CTCP Tập ĐoànMasan), STB (Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín), DPM (Tổng CTCP Phân bón & Hóa chất Dầu khí), VCB (Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam), CTG (Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam), BVH (Tập đoàn Bảo
Việt), HAG (Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai). Tổng tỷ trọng của 7 cổ phiếu này là 2.59%.
Theo tài liệu iShares nộp lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (S.E.C) vào ngày 23/03/2012, chỉ số tham chiếu này
tính đến ngày 01/03/2012 bao gồm cổ phiếu ở 21 quốc gia thị trường sơ khai sau: Argentina, Bangladesh,
Croatia, Estonia, Jordan, Kazakhstan, Kenya, Kuwait, Lebanon, Lithuania, Mauritius, Nigeria, Oman,
Pakistan, Qatar, Romania, Serbia, Sri Lanka, Ukraine, các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) và Việt
Nam.

Bảng 4: Danh mục VNM ETF đến 12/11/2013
STT
1
2
3
4
5

Tổ chức

7
8

Jsc Bank For For
Vincom Jsc

Petrovietnam Fer
Baoviet Holdings
Petrovietnam Tec
Saigon Thuong Tin
Commercial
Gamuda Bhd
Shb Bank

9

Minor Inter-Nvdr

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Charoen Pok-Nvdr
Petrovietnam Dri
Premier Oil Plc
Oil & Natural Ga
Soco Intl Plc
Itaco
Pha Lai Thermal

Ocean Group Jsc
Gemadept Corp
Hoa Phat Grp Jsc

6

Cổ phiếu

GT thị trường

VCB VN
VIC VN
DPM VN
BVH VN
PVS VN

24.228.338
9.271.674
12.564.630
13.142.536
25.693.450

$34.126.434,20
$29.005.014,76
$24.536.687,10
$24.510.061,46
$21.182.368,87

% tài
sản

ròng
9,12%
7,75%
6,56%
6,55%
5,66%

STB VN

24.183.471 $19.142.740,41

5,11%

GAM MK
SHB VN
MINT-R
TB
CPF-R TB
PVD VN
PMO LN
ONGC IN
SIA LN
ITA VN
PPC VN
OGC VN
GMD VN
HPG VN

11.177.890 $16.926.278,37
50.962.200 $16.891.184,04


4,52%
4,51%

20.644.454 $16.822.088,14

4,49%

20.560.100
5.286.136
2.741.132
3.438.645
2.055.886
42.157.741
10.843.550
20.449.376
7.334.736
5.355.860

4,39%
4,29%
3,87%
3,85%
3,50%
3,42%
3,02%
2,82%
2,77%
2,60%


Ticker

$16.430.394,09
$16.073.151,18
$14.497.348,53
$14.410.474,78
$13.105.507,43
$12.786.701,04
$11.305.520,23
$10.557.160,20
$10.352.640,35
$9.721.210,22


20
21
22
23
24
25
26
27

Danang Rubber Jsc
Hagl Jsc
Parkson Holdings
Vinacapital Viet
Viet Nam Constru
Petrovietnam Con
Commercial Joint Stock

Bank
Tài sản ròng khác / Tiền
mặt

DRC VN
HAG VN
PKS MK
VOF LN
VCG VN
PVX VN
0210376D
VN

4.777.960
7.648.915
6.335.216
2.767.657
12.232.197
33.230.468

$8.943.400,35
$8.193.647,54
$7.322.009,77
$6.226.804,80
$5.681.977,99
$4.410.252,89

2,39%
2,19%
1,96%

1,66%
1,52%
1,18%

2

$0,41

0,00%

0

$1.115.404,53

0,30%

Nguồn: Vietstock
Quỹ thứ 5 là iShares MSCI Vietnam Investable Market Index Fund ETF do công ty quản lý quỹ ETF lớn
nhất thế giới iShares cũng sắp thành lập một quỹ ETF khác đầu tư vào TTCK Việt Nam. Quỹ ETF này sẽ mô
phỏng theo MSCI Vietnam Investable Market Index - chỉ số được thành lập từ ngày 01/12/2010 nhằm theo
dõi diễn biến của 25 cổ phiếu có vốn hóa lớn, vừa và nhỏ trên TTCK Việt Nam.
MSCI Vietnam IMI là chỉ số bao phủ khoảng 99% vốn hóa thị trường đã điều chỉnh theo khối lượng tự do
chuyển nhượng tại Việt Nam. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của chỉ số này là
VIC, MSN, HAG, DPM, VCB, HPG, PVD,STB, GAS, PVS - 10 mã có tỷ trọng lớn nhất trong số 25
cổ phiếu thuộc danh mục của MSCI Vietnam Investable Market Index (MSCI Vietnam IMI) với tổng
vốn hóa 2.75 tỷ USD và tổng tỷ trọng 74.34%. Danh sách chi tiết 15 cổ phiếu còn lại vẫn chưa được
iShare công bố rộng rãi.
Bảng 5: Danh sách 8 cổ phiếu VN trong rổ tính MSCI Frontier Markets 100 Index

Bảng 6: Top 10 cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất MSCI Vietnam IMI



Nguồn: MSCI
3.2. Ảnh hưởng từ các quỹ ETF
Theo quan sát từ các kỳ đánh giá lại danh mục đầu tư của ETF, các cổ phiếu được ETF loại ra khỏi danh
mục thường có diễn biến kém khả quan khoảng 2-3 tuần khi các thông tin được công bố.
Ngược lại, các cổ phiếu được ETF tăng tỷ trọng hay đưa vào danh mục có khả năng bứt phá ấn tượng  cơ
hội đầu tư “ăn theo” của giới đầu tư nội địa theo chân ETF: Bán nhanh các cổ phiếu bị loại và mua đuổi các
cổ phiếu được bổ sung.
3.3. Khó khăn đ/v việc hình thành các quỹ ETF nội địa
Trước tiên, VN vẫn còn thiếu khung pháp lý hoàn chỉnh cho việc thành lập và hoạt động của ETF. Hiện
nay, dự thảo Thông tư hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ ETF vẫn còn đang trong giai đoạn thu thập ý kiến
của các thành viên thị trường. Việc tạo lập, vận hành và chuyển giao chỉ số giữa nhà tạo chỉ số và công ty
quản lý quỹ (QLQ) là một phần không thể thiếu để thành lập và hoạt động ETF nhưng VN lại chưa từng có
quy định nào về vấn đề này.
Chúng ta cũng thiếu hẳn các quy định chi tiết về việc niêm yết và giao dịch CCQ ETF trên các Sở GDCK,
đặc biệt là quy định về nhà tạo lập thị trường (market maker), một đối tượng quan trọng trong giao dịch ETF
và các chứng khoán khác.
Thứ hai là vấn đề về các chỉ số mục tiêu cho ETF mô phỏng. Theo đề án của HNX, HNX30 sẽ là chỉ số
mục tiêu cho quỹ ETF đầu tiên của VN và sẽ áp dụng kỹ thuật mô phỏng vật chất (physical replication).
Mặc dù phương pháp tính của HNX30 đáp ứng yêu cầu của ETF nhưng chỉ số này có thể chưa thực sự phù
hợp trong giai đoạn đầu tiên triển khai ETF vì chất lượng và tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên
HNX khá thấp.
Khi các cổ phiếu trong rổ chỉ số thanh khoản kém, công ty QLQ khó có thể tái cơ cấu danh mục để mô
phỏng theo chỉ số mục tiêu, từ đó sẽ làm cho sai số mô phỏng trở nên rất lớn.
Nếu VN30 được sử dụng thay cho HNX30 thì đây cũng chưa là một lựa chọn thích hợp vì phương pháp tính
của VN30 ưu tiên mức vốn hóa hơn là tính thanh khoản của cổ phiếu cơ cấu.
Mặt khác, hiện chỉ có hai Sở GDCK cung cấp các chỉ số chứng khoán. Có rất ít khả năng việc cung cấp chỉ
số cho ETF đầu tiên của VN được chuyển cho bên khác thực hiện, ngay cả đó là các nhà cung cấp chỉ số
chuyên nghiệp trên thế giới như MSCI, FTSE hay S&P.

Thứ ba, ngay cả khi vấn đề pháp lý và chỉ số được giải quyết, việc triển khai ETF cũng có thể khó thành
công do sự kém phát triển của TTCK VN. Ở TTCK của những nước có lịch sử phát triển lâu dài, ETF


thường ra đời sau các sản phẩm tiên tiến khác như công cụ phái sinh và các sản phẩm cơ cấu. Do đó, công ty
QLQ có thể dễ dàng sử dụng các công cụ phái sinh để tối thiểu hóa sai số mô phỏng. Hệ thống vay mượn
chứng khoán (SBL) ở các nước cũng vận hành hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ chế arbitrage ETF và
giúp các công ty QLQ tối ưu hóa danh mục.
Trong khi đó ở VN chỉ có cổ phiếu và trái phiếu. Các công cụ phái sinh dù đã được đề cập nhiều lần nhưng
vẫn chưa được giao dịch chính thức vì việc vận hành và quản lý những sản phẩm này không hề đơn giản.
Hơn nữa, hệ thống SBL lại tương đối phức tạp đối với một thị trường thiếu vắng những thành viên chuyên
nghiệp và hệ thống giao dịch phù hợp như ở VN. Vì những lý do đó, một khi ETF được triển khai sẽ khó
tránh khỏi sai số mô phỏng lớn và kém hấp dẫn nhà đầu tư.
Thứ tư là vấn đề về chất lượng của cổ phiếu niêm yết. Tính tới hiện tại có khá nhiều công ty đã bị hủy
niêm yết. Một số công ty do bị lỗ 3 năm liên tiếp, số khác do không phát sinh giao dịch trong suốt 12 tháng
hoặc vi phạm quy định công bố thông tin. Thêm vào đó, có khoảng 70 công ty đang trong tình trạng cảnh
báo và bị kiểm soát do thua lỗ lớn. Một thống kê sơ bộ cho thấy trong năm nay có ít nhất 15% trong số 705
công ty đang niêm yết trên HOSE và HNX có nguy cơ bị hủy niêm yết.
Tình trạng hiện tại lại phản ánh phần nào quy định niêm yết dễ dãi của các Sở GDCK, từ đó dẫn đến nhiều
công ty niêm yết kém chất lượng và mối quan tâm của nhà đầu tư vào thị trường ngày càng bị suy giảm. Khi
khối lượng giao dịch quá thấp, các công ty QLQ ETF hầu như sẽ không thể mô phỏng thành công chỉ số
mục tiêu.
Thứ năm, các CTCK đang gặp nhiều khó khăn và khó có thể hoàn tất vai trò thành viên lập quỹ ETF
(AP). Theo UBCK, sau quý 1/2012, có tới 66/106 CTCK báo cáo lỗ, 12 trong số đó lỗ hơn ½ vốn điều lệ.
Nhiều CTCK lại chậm công bố thông tin theo quy định, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng, thậm chí
còn lũng đoạn thị trường do hệ thống giám sát TTCK hiện còn yếu kém. Do quy mô vốn nhỏ và khả năng
quản lý rủi ro còn hạn chế, sẽ có rất ít CTCK đủ tiêu chuẩn trở thành AP cho các ETF.
Thực tế trên cho thấy, để triển khai ETF thành công tại VN, rất cần một cuộc cải cách sâu rộng trên TTCK.
Các biện pháp cần thực hiện không chỉ là hoàn thiện khung pháp lý cho ETF mà còn cần phải phát triển hệ
thống SBL và chứng khoán phái sinh, xây dựng cơ chế hoạt động cho các nhà cung cấp chỉ số và nhà tạo lập

thị trường. Bên cạnh đó, cần cải thiện chất lượng cổ phiếu niêm yết và hệ thống giám sát để tạo niềm tin cho
nhà đầu tư trong giao dịch chứng khoán.
Một sản phẩm mới cũng khó mà thành công nếu người sử dụng thiếu hiểu biết. Do vậy, song song với các
biện pháp trên thì các nhà đầu tư phải được tập huấn, đào tạo thường xuyên và liên tục về đặc điểm, cơ chế
hoạt động, lợi ích và rủi ro của ETF.
3.4. Khả năng xuất hiện QĐT chỉ số VN30, HNX30,…?
Quy định pháp lý cho phép lập quỹ ETF sắp có hiệu lực. Tuy nhiên, chuyển động từ thị trường cho thấy,
khó có quỹ ETF nội địa đầu tiên trong năm 2013.
Khác với quỹ mở, ngay trước thời điểm Thông tư 183/2011/TT-BTC có hiệu lực, khá nhiều công ty quản lý
quỹ (QLQ) đã rục rịch chuẩn bị hồ sơ lập quỹ, với quỹ ETF, quan sát từ thị trường cho thấy, Thông tư
229/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ ETF có hiệu lực từ ngày 1/9, nhưng chưa thấy xuất
hiện hồ sơ đề nghị lập quỹ ETF đầu tiên mang thương hiệu “made in Vietnam” lên Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước.
Với hiệu quả mà các quỹ ETF ngoại đang đầu tư vào TTCK Việt Nam đã được kiểm chứng, các công ty
QLQ, CTCK khẳng định, là công cụ đầu tư có tính thanh khoản cao, chi phí quản lý thấp, quỹ ETF khi được
triển khai sẽ tạo ra sức hấp dẫn đối với cả công ty QLQ, CTCK, NĐT tổ chức lẫn cá nhân. Tuy nhiên, trong
bối cảnh TTCK khó khăn hiện tại, cùng với hệ thống hạ tầng giao dịch chưa sẵn sàng, việc triển khai quỹ
ETF đang gặp không ít thách thức.


Ở phía các công ty QLQ, rõ ràng, với một sản phẩm khi muốn triển khai được đòi hỏi hạ tầng giao dịch khá
phức tạp, đồng bộ từ các Sở GDCK đến Trung tâm Lưu ký (VSD), công ty QLQ, ngân hàng giám sát…,
việc triển khai quỹ ETF, theo các công ty QLQ, không chỉ phụ thuộc vào chính họ mà còn phụ thuộc nhiều
vào hệ thống hạ tầng giao dịch của các Sở GDCK và VSD.
Với không ít công ty QLQ, việc dồn sức vào triển khai các sản phẩm quỹ trước đây như quỹ trái phiếu, cổ
phiếu, rõ ràng đã tiêu hao một phần không nhỏ nguồn lực, ảnh hưởng đến việc triển khai thêm các sản phẩm
mới, trong đó có quỹ ETF. Điều này giải thích tại sao, đến thời điểm này, chưa một công ty QLQ nào đánh
tiếng cuối năm nay sẽ lập quỹ ETF.
Khác với danh mục đầu tư của các quỹ ETF ngoại đang đầu tư vào TTCK Việt Nam, gồm các mã chứng
khoán tiêu biểu trên cả HOSE và HNX, theo quy định của Thông tư 229/2012/TT-BTC, các công ty QLQ

chỉ được lập quỹ ETF dựa trên chỉ số VN30 hoặc HNX30. Việc chưa có một bộ chỉ số duy nhất đại diện cho
toàn bộ cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của quỹ ETF nội. So
với các quỹ ETF nước ngoài, việc đầu tư của quỹ ETF nội địa có thể gặp khó khăn hơn, do Việt Nam chưa
cho phép sử dụng cơ chế bán khi không sở hữu chứng khoán và chưa có các sản phẩm giúp quỹ có thể giảm
được sai số khi đầu tư theo chỉ số.
Chính bởi những khó khăn trên, mà theo tìm hiểu của ĐTCK, các công ty QLQ, CTCK đang chủ yếu thăm
dò sức cầu từ thị trường, nhất là từ hệ thống khách hàng ruột là NĐT nước ngoài, bởi theo quy định của
Thông tư 229/2012/TT-BTC, NĐT nước ngoài không bị hạn chế tỷ lệ sở hữu tại các quỹ ETF, để hoạch định
kế hoạch lập quỹ. Đây là lợi thế nổi trội của quỹ ETF nội so với các quỹ ETF ngoại, nên đang được kỳ vọng
sẽ tạo ra sức hút mới đối với dòng vốn ngoại.
“Trong bối cảnh sức cầu từ thị trường rất yếu, nhưng trong thời gian khá ngắn, hàng loạt sản phẩm mới như
quỹ trái phiếu, quỹ cổ phiếu và quỹ đầu tư vào cả hai loại tài sản này đã và đang được ra đời khá nhanh, làm
cho sức cầu đầu tư vào các loại quỹ mở, trong đó có ETF đã yếu lại càng yếu…”, lãnh đạo một công ty QLQ
nhìn nhận và cho biết thêm, ít nhất là trong năm nay, Công ty chưa nhìn thấy cơ hội lập quỹ ETF.
Danh mục cổ phiếu trong chỉ số VN30, HNX 30
Bảng 7: VN30

Bảng 8: HNX 30


Nguồn: Vietstock
Ở vị trí là thành viên lập quỹ, nhà tạo lập thị trường, các CTCK có vai trò quan trọng góp phần tạo thanh
khoản cho giao dịch chứng chỉ quỹ ETF. Thế nhưng, đến thời điểm này, số CTCK quan tâm tới triển khai
quỹ ETF chỉ đếm trên đầu ngón tay. Một số công ty mới tham gia phối hợp với các Sở GDCK, VSD… để
thiết lập và kiểm tra hệ thống hơn là rốt ráo triển khai các giải pháp kỹ thuật, các quy trình nội bộ để sẵn
sàng cho triển khai quỹ ETF.
Lãnh đạo một công ty QLQ dự báo, nếu TTCK thuận lợi, hệ thống hạ tầng giao dịch của VSD và các Sở
GDCK sẵn sàng vào cuối năm nay, nhanh nhất thì trong năm 2014, Việt Nam mới có quỹ ETF đầu tiên.
4. Giải pháp
4.1. Các giải pháp chính

Hoàn thiện chỉ số chứng khoán:Bên cạnh các chỉ số cổ phiếu hiện tại, căn cứ vào tình hình đặc thù của Việt
Nam và tiếp thu kinh nghiệm các nước để phát triển thêm các chỉ số làm chuẩn mực cho các quỹ đầu tư chỉ
số, ví dụ như chỉ số theo phương pháp cổ phần sẵn sàng giao dịch. Đây là phương pháp và kinh nghiệm hay, có
thể học hỏi và đưa vào áp dụng linh hoạt trong thực tiễn Việt Nam, làm cho thị trường chứng khoán Việt
Nam phát triển lành mạnh và bền vững. Ngoài ra, có thể phát triển thêm các chỉ số như: Chỉ số theo quy mô
công ty niêm yết, Chỉ số trái phiếu,…
Hoàn thiện hệ thống pháp lý cho sự ra đời của quỹ đầu tư chỉ số: hoàn thiện hệ thống pháp lý cho sự ra
đời của quỹ đầu tư chỉ số, khắc phục được những vướng mắc, khó khăn như đã nêu ở trên.
Đào tạo nguồn nhân lực cho quỹ đầu tư chỉ số:Con người là nhân tố quyết định sự thành công của bất kỳ
một hoạt động và tổ chức nào. Đối với quỹ đầu tư chỉ số, bên cạnh việc tiếp thu và khai thác thành tựu của
công nghệ thông tin, nắm bắt các cơ hội phát triển thị trường chứng khoán thì việc đào tạo, phát huy đội ngũ
nhân sự có trình độ chuyên môn, am hiểu kiến thức tài chính, nắm bắt tri thức về hoạt động của quỹ đầu tư
chỉ số là việc làm hết sức cấp thiết. Mời và cộng tác với các chuyên viên am hiểu về quỹ đầu tư chỉ số trong
nước và nước ngoài sang giảng dạy, hướng dẫn tại Việt Nam, cử chuyên viên Việt Nam đi đào tạo, hợp tác
với quỹ đầu tư chỉ số ở nước ngoài, tạo điều kiện, cấp kinh phí cho chuyên viên nghiên cứu, tu nghiệp tại các
quỹ đầu tư chỉ số ở nước ngoài. Có chế độ đãi ngộ, cất nhắc người giỏi, có chuyên môn để mọi sở trường tài
năng đều được phát huy cao độ.
Thiết lập cơ sở hạ tầng đầy đủ cho triển khai quỹ đầu tư chỉ số sao vừa đảm bảo hoạt động trơn tru và
tiết kiệm tiền đầu tư. Hệ thống xử lý công việc được vi tính hóa và tự động hóa, xử lý dữ liệu nhanh chóng
và chính xác. Cơ sở dữ liệu được tập trung thống nhất, đồng bộ, và được chia sẻ hiệu quả, bảo mật, kiểm soát
và quản lý tốt mối quan hệ khách hàng. Phối hợp, chia sẻ dữ liệu với SGDCK để cập nhật chỉ số kịp thời, kết
nối với các công ty chứng khoán để quản lý chặt chẽ việc phát hành và mua lại chứng chỉ quỹ, kết nối với
ngân hàng giám sát nhằm cập nhật số liệu và báo cáo.
4.2. Những giải pháp hỗ trợ:


Đánh giá xếp hạng quỹ đầu tư: Để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, các công ty quản lý quỹ đầu tư cần
phải được xếp hạng. Việt Nam chưa có các công ty định mức tín nhiệm. Việt Nam cần phát triển và sử
dụng rộng rãi hệ số tín nhiệm cho các loại chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Nhờ có sự đánh giá công khai,
minh bạch và rõ ràng định mức tín nhiệm của các công ty để các công ty tự nhìn rõ mình có những mặt mạnh

nào cần phát huy, mặt yếu cần khắc phục. Nhà đầu tư hiểu rõ sản phẩm mình đang hoặc dự định sở hữu có
rủi ro về tài chính để có để xác định mức giá thích hợp. Mặt khác, việc phát triển các công ty định mức tín
nhiệm tạo thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam.
Cung cấp dịch vụ tư vấn cho các nhà đầu tư: Để có thể huy động được vốn đầu tư từ khách hàng và đưa ra
các sản phẩm phù hợp, quỹ đầu tư chỉ số cần thu thập thông tin về khách hàng hiện tại và tiềm năng về mục
tiêu tài chính, dòng tiền dự kiến của nhà đầu tư, mong muốn về tỉ suất sinh lợi của nhà đầu tư. Từ đó, đưa
ra các gói sản phẩm tài chính thích hợp.
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Cần phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp song song
với việc củng cố và phát huy thị trường trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, công trái nhà nước. Xây
dựng chỉ số giá trái phiếu để giúp nhà nước, nhà đầu tư nắm được diễn biến của thị trường trái phiếu, làm tiêu
chuẩn cho quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu.
Tiếp tục tiến trình cổ phần hóa: Thị trường chứng khoán phát triển, hoạt động hiệu quả với các chứng
khoán được niêm yết đa dạng, chất lượng hoạt động của các tổ chức phát hành cao, giá trị giao dịch lớn, tính
thanh khoản cao là tiền đề quan trọng để phát triển quỹ đầu tư chỉ số. Để đạt được điều này, cần phải làm
tiếp tục tiến trình cổ phần hóa và bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan đến cổ phần hóa cho
phù hợp. Việt Nam cần kiên trì công cuộc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để đổi mới công tác quản
trị và điều hành doanh nghiệp, tăng nguồn hàng hóa cho thị trường.
Hiện đại hóa Sở giao dịch chứng khoán: Cần tăng cường hoàn thiện việc tổ chức giao dịch, cải tiến các thủ
tục để rút ngắn thời gian thanh toán cổ phiếu. Ngoài ra, cần phải tăng cường giám sát, cải tiến quy trình
nghiệp vụ, đa dạng hóa dịch vụ cung cấp (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh), cải thiện việc
minh bạch thông tin để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư. Hệ thống thanh toán, lưu ký, thanh toán bù
trừ đóng vai trò quan trọng trong thị trường vốn quốc gia nói chung và việc phát triển quỹ đầu tư chỉ số nói
riêng. Trung tâm lưu ký chứng khoán và các ngân hàng lưu ký cần hợp tác và học hỏi kinh nghiệm của các tổ
chức lưu ký chứng khoán toàn cầu để hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ, đảm bảo an toàn và bảo mật tiền và
chứng khoán của các nhà đầu tư.
Phát huy vai trò của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước: Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước là cơ quan giám
sát các hoạt động của các Sở giao dịch chứng khoán, và các công ty quản lý quỹ hoạt động đúng khuôn khổ
luật pháp. Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần phải giao lưu, học hỏi kinh nghiệm quản lý, giám sát các
quỹ đầu tư, đặc biệt là quỹ đầu tư chỉ số để tạo điều kiện cho quỹ đầu tư chỉ số ra đời và phát triển.
Tinh gọn hóa thủ tục về quản lý ngoại hối:

o Một là, Ngân hàng Nhà Nước cần phân loại và thống kê dòng tiền vào ra của các nhóm nhà
đầu tư nước ngoài nhằm đưa ra giải pháp thích hợp đối với các dòng vốn này.
o Hai là, tinh gọn, chặt chẽ, hợp lý hóa thủ tục hành chính trong quản lý ngoại hối tạo điều kiện
để nhà đầu tư nước ngoài chuyển tiền vào Việt Nam để mua chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số, vừa
kiểm soát được dòng vốn nhưng vẫn đẩy nhanh tốc độ từ lúc nhận hồ sơ đến khi cấp phép và
mở tài khoản chuyên dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Hoàn thiện việc công bố thông tin: Tại Việt Nam, việc công bố thông tin đối với một số công ty còn chưa
minh bạch, đầy đủ, kịp thời. Chất lượng báo cáo tài chính chưa được đảm bảo do thiếu ý kiến chấp nhận
toàn bộ của công ty kiểm toán độc lập được Bộ Tài Chính chấp nhận. Ngoài ra, báo cáo tài chính chưa đăng
tải đầy đủ (một số công ty chỉ công khai báo cáo tài chính tóm tắt), chưa công khai ý kiến của kiểm toán. Nhà
đầu tư phải được cung cấp thông tin đầy đủ về quỹ để họ có quyết định hợp lý. Việc sai lệch số liệu báo cáo
tài chính trước và sau kiểm toán là thách thức đối với minh bạch thông tin. Nhà nước cần xử lý nghiêm


những cá nhân, tổ chức vi phạm quy định công bố thông tin theo quy định và các hành vi lừa đảo, gian lận
trong hoạt động giao dịch chứng chỉ quỹ.
Về chính sách về thuế: Tại Việt Nam, thuế thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán có hiệu lực từ
31/12/2009. Nhà đầu tư có thể chọn một trong hai hình thức: 0,1% đối với giá bán hoặc 20% đối với lợi
nhuận từ việc chuyển nhượng chứng khoán. Thuế đối với đầu tư chứng khoán đem lại thu nhập cho ngân
sách nhà nước và góp phần giảm nhiệt thị trường chứng khoán. Về lâu dài, cần đưa ra mức thuế suất đối với
lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán phù hợp từng thời kỳ, từng loại kỳ hạn nhằm hạn chế đầu cơ, thúc đẩy quỹ
đầu tư chỉ số phát triển.
Nâng cao nhận thức của nhà đầu tư về quỹ đầu tư chỉ số, ổn định tâm lý nhà đầu tư: Cần giúp nhà đầu
tư hiểu rõ về các chiến lược đầu tư vào quỹ đầu tư chỉ số bằng việc kết hợp linh hoạt giữa quỹ đầu tư chỉ số
cổ phiếu và quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu nhằm điều chỉnh rủi ro và mức sinh lợi phù hợp với mục tiêu, khả
năng của nhà đầu tư.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×