Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đánh giá chất lượng chế phẩm máu điều chế bằng phương pháp buffy coat trên hệ thống tách máu tự động tại viện huyết học truyền máu trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------

Trần Thị Thủy

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CHẾ PHẨM MÁU
ĐIỀU CHẾ BẰNG PHƢƠNG PHÁP BUFFY COAT
TRÊN HỆ THỐNG MÁY TÁCH MÁU TỰ ĐỘNG
TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TW.

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------

Trần Thị Thủy

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CHẾ PHẨM MÁU
ĐIỀU CHẾ BẰNG PHƢƠNG PHÁP BUFFY COAT
TRÊN HỆ THỐNG MÁY TÁCH MÁU TỰ ĐỘNG
TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TW.

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60420114

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Xuân Hải
PGS.TS. Hoàng Thị Mỹ Nhung

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- TS. Lê Xuân Hải, PGS. TS. Hoàng Thị Mỹ Nhung - những người thầy, cô đã tận tình
giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
- GS. TS. AHLĐ. Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng; BSCKII. Phạm Tuấn Dương, Phó Viện
trưởng, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, là những người thầy tận tâm đã định
hướng, tạo mọi điều kiện thuận lợi, truyền thụ kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi
trong quá trình làm việc và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn đến các tập thể và cá nhân:
- Ban giám hiệu và Phòng Sau đại học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự
Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian
tôi học tập tại trường và cung cấp những tài liệu cần thiết giúp tôi hoàn thành luận văn.
- Ban Quản lý chất lượng, Phòng Vật tư -Thiết bị Y tế, Khoa Hiến máu và các thành phần
máu, Khoa Tế bào -Tổ chức học, Viện Huyết học - Truyền máu Trung Ương đã cung cấp
vật tư thực hiện được trên thiết bị tự động, phối hợp tiếp nhận đơn vị máu từ người hiến
máu đạt tiêu chuẩn và xét nghiệm kiểm tra chất lượng các chế phẩm máu.
- Đặc biệt, ThS. Võ Thị Diễm Hà, CN. Đỗ Thị Hiền, KTV. Mẫn Thị Anh Kim, KTV. Nguyễn
Thị Hồng và các bạn đồng nghiệp tại Khoa Điều chế các thành phần máu, nơi tôi làm việc
và thực hiện các nghiên cứu, đã hỗ trợ nhiệt tình để hoàn thiện quy trình nghiên cứu và
ứng dụng trong công việc hàng ngày.
Xin cảm ơn bố mẹ, gia đình, chồng và hai con trai - những người đã luôn ở bên
cạnh động viên giúp tôi vững bước trong cuộc sống và phấn đấu trong học tập. Cuối cùng,
tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè và đồng nghiệp đã luôn quan tâm, giúp đỡ và động viên

tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và làm luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2016
Học viên

Trần Thị Thủy


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. MÁU VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁU ........................................... 3
1.1.1 Máu ..................................................................................................................... 3
1.1.2 Các thành phần của máu ..................................................................................... 3
1.2.CHẾ PHẨM MÁU VÀ ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN.................................... 5
1.2.1. Khối hồng cầu...................................................................................................... 6
1.2.2. Khối tiểu cầu ........................................................................................................ 8
1.2.3. Khối bạch cầu hạt trung tính............................................................................... 9
1.2.4. Huyết tƣơng tƣơi đông lạnh................................................................................ 9
1.2.5. Tủa lạnh giàu yếu tố VIII ..................................................................................10
1.3.Tình hình điều chế các thành phần máu tại Việt Nam. ............................. 10
1.4.Tự động hóa trong truyền máu .................................................................. 12
1.5.Thiết bị ép tách chế phẩm máu tự động từ túi máu toàn phần.................. 14
1.6.Nguyên lý điều chế chế phẩm máu bằng phƣơng pháp buffy coat
(tách lớp bạch cầu - tiểu cầu) ......................................................................... 19
1.7.Hệ thống túi lấy máu đỉnh - đỉnh (hay còn gọi là hệ thống túi
TOP & TOP) .................................................................................................. 21
1.8.Hệ thống túi lấy máu đỉnh - đáy (hay còn gọi là hệ thống túi
TOP - BOTTOM) ............................................................................................ 24

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 27
2.1.ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU: ................................................................. 27
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu: ......................................................................................27
2.1.2. Chọn lựa mẫu nghiên cứu: .................................................................... 27
2.2.ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: ......................................... 27
2.3.VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU: ..................................................................... 28
2.4.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ........................................................... 28


2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: ............................................................................. 28
2.4.2. Thống kê, xử lý số liệu: ........................................................................ 28
2.4.3. Thiết bị, máy móc: ................................................................................ 28
2.4.4. Sơ đồ nghiên cứu, lấy mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu: ............................ 27
2.4.5. Phƣơng pháp điều chế, lấy mẫu: ........................................................... 28
2.4.6. Kiểm tra chất lƣợng .............................................................................. 29
2.4.6.1. Thể tích của túi máu ........................................................................ 29
2.4.6.2. Kiểm tra các chỉ số huyết học ......................................................... 29
2.4.6.3. Đánh giá kết quả ............................................................................. 30
2.4.6.4. Thực hiện so sánh: ........................................................................... 32
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 33
3.1.ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU CHẾ KHỐI HỒNG CẦU
BẰNG MÁY TÁCH TỰ ĐỘNG. ................................................................. 33
3.1.1. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lƣợng MTP trƣớc khi điều chế .............. 33
3.1.2. Hiệu suất điều chế khối hồng cầu và tỷ lệ loại bỏ bạch cầu
trong quá trình điều chế.................................................................................. 35
3.1.3. Đánh giá một số thông số đo của đơn vị máu khi thực hiện
điều chế trên máy ép máu tự động. ................................................................. 40
3.2.ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƢỢNG CỦA
CHẾ PHẨM MÁU SAU KHI ĐIỀU CHẾ BẰNG HỆ THỐNG
TÚI ĐỈNH - ĐÁY TRÊN MÁY TÁCH TỰ ĐỘNG. ................................... 43

3.2.1. Chất lƣợng chế phẩm máu đƣợc điều chế từ MTP thể tích 350 ml ...... 43
3.2.2. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lƣợng chế phẩm máu sau khi
điều chế của túi máu thể tích 450 ml. ............................................................ 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 50
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 50
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 52


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BC

: Bạch cầu

Buffy coat : Lớp giàu bạch cầu - tiểu cầu.
KHC

: Khối hồng cầu

KTC

: Khối tiểu cầu

HC

: Hồng cầu

HTT

: Huyết tƣơng tƣơi


MTP

: Máu toàn phần

SLBC

: Số lƣợng bạch cầu

SLHC

: Số lƣợng hồng cầu

SLTC

: Số lƣợng tiểu cầu

TC

: Tiểu cầu


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các chế phẩm máu đƣợc tách ra từ máu toàn phần. ......................... 5
Hình 1.2. Tổng số lƣợng máu toàn phần tiếp nhận và chế phẩm máu
điều chế từ năm 2004 - 2015. ......................................................................... 11
Hình 1.3. Tỷ lệ số đơn vị chế phẩm máu đƣợc điều chế từ một đơn vị
máu toàn phần tiếp nhận từ năm 2004 - 2015. ................................................ 11
Hình 1.4. Mô hình túi máu toàn phần sau khi ly tâm...................................... 15
Hình 1.5. Hoạt động của đèn cảm quang bên trong máy ép tách máu

tự động.............................................................................................................. 16
Hình 1.6. Mô tả các bộ phận của máy ép tách máu tự động ........................... 18
Hình 1.7. Mô tả điều chế các thành phần máu
bằng phƣơng pháp buffy coat......................................................................... 20
Hình 1.8. Các bƣớc điều chế các chế phẩm máu bằng phƣơng pháp
buffy coat thực hiện bằng tay với hệ thống túi đỉnh - đỉnh........................... 22
Hình 1.9. Các bƣớc điều chế các chế phẩm máu bằng phƣơng pháp
buffy coat thực hiện trên máy tách máu tự động với hệ thống túi đỉnh - đáy ..........25
Hình 3.10. Hiệu quả điều chế khối hồng cầu trên máy tách máu tự động
với hệ thống túi đỉnh - đáy. ............................................................................ 39


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng chỉ tiêu chất lƣợng một số chế phẩm máu ...................................................... 31
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra chất lƣợng MTP thể tích 350 trƣớc khi điều chế........................ 33
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra chất lƣợng MTP trƣớc khi điều chế thể tích 450 ml .................. 34
Bảng 3.3. Kết quả hiệu suất điều chế khối hồng cầu với loại túi máu thể tích 350 ml......... 36
Bảng 3.4. Tỷ lệ loại bỏ bạch cầu trong quá trình điều chế loại túi máu 350 ml. .................... 36
Bảng 3.5. Kết quả hiệu suất điều chế khối hồng cầu với loại túi máu thể tích 450 ml......... 37
Bảng 3.6. Tỷ lệ loại bỏ bạch cầu trong quá trình điều chế loại túi máu 450 ml. .................... 38
Bảng 3.7. Kết quả một số thông số đo của đơn vị máu khi thực hiện điều chế bằng hệ
thống túi đỉnh - đáy thể tích 350 ml trên máy ép tách máu tự động. ....................................... 40
Bảng 3.8. Kết quả một số thông số đo của đơn vị máu khi thực hiện điều chế bằng hệ
thống túi đỉnh - đáy thể tích 450 ml trên máy ép tách máu tự động. ...................................... 41
Bảng 3.9. Kết quả một số chỉ tiêu chất lƣợng chế phẩm máu
sau khi điều chế của túi máu thể tích 350 ml. ............................................................................ 43
Bảng 3.10. Kết quả so sánh một số chỉ tiêu chất lƣợng của KHC 350 ml
giƣ̃a hai hê ̣ thố ng túi má.u........................................................................................................... 45
Bảng 3.11. Kết quả kiểm tra chất lƣợng chế phẩm máu
sau khi điều chế từ MTP 450 ml ................................................................................................. 46

Bảng 3.12. Kết quả so sánh một số chỉ tiêu chất lƣợng của KHC 450 ml
giữa hai hệ thống túi máu. ........................................................................................................... 47
Bảng 3.13. So sánh một số chỉ tiêu chất lƣợng của KHC
đƣợc điều chế với nghiên cứu khác. ........................................................................................... 49


MỞ ĐẦU
Máu và các chế phẩm máu đƣợc sử dụng rộng rãi trong việc điều trị,
cứu sống ngƣời bệnh khi thiếu máu nhiều nhƣ chấn thƣơng do tai nạn, do
chiến tranh, phụ nữ chửa ngoài dạ con, tai biến khi sinh đẻ, các bệnh gây
thiếu máu, phẫu thuật,… Nguyên lý thực hiện điều chế các thành phần máu là
dựa vào khả năng lắng, tỷ trọng, kích thƣớc của các thành phần máu, sử dụng
phƣơng pháp ly tâm với tốc độ khác nhau để tách đƣợc các chế phẩm máu
khác nhau [7].
Hiện nay có hai phƣơng pháp điều chế các chế phẩm máu là tách lớp
bạch cầu - tiểu cầu (buffy coat) và huyết tƣơng giàu tiểu cầu. Tùy thuộc vào
nhu cầu sử dụng máu và khả năng điều chế mà mỗi Trung tâm Truyền máu
lựa chọn phƣơng pháp điều chế phù hợp nhằm đảm bảo nguyên tắc trong
truyền máu là an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và tăng thêm chủng loại chế phẩm
máu truyền [12].
Cùng với phƣơng pháp điều chế là hệ thống túi lấy máu kép để điều chế
đƣợc các chế phẩm máu theo yêu cầu. Có hai hê ̣ thố ng túi lấ y máu là Top &
Top (đỉnh - đỉnh) hay Top & Bottom (đỉnh - đáy) đƣợc áp dụng để điều chế
các thành phần máu phù hợp theo phƣơng pháp tách l ớp bạch cầu - tiểu cầu
hoặc huyết tƣơng giàu tiểu cầu, có thể sử dụng máy ép tự động hoặc bàn ép
thủ công. Hệ thống túi đỉnh - đáy đƣợc thiết kế để sử dụng riêng cho máy tách
máu tự động. Từ đầu những năm 2000, ở các quốc gia phát triển trong lĩnh
vực truyền máu nhƣ Thái Lan, Nhật Bản, Hà Lan, Canada,… đã sử dụng rất
phổ biến túi đỉnh - đáy để điều chế các thành phần máu bằng các thiết bị tự
động và hệ thống túi máu này chƣa đƣợc nghiên cứu sử dụng tại Việt Nam.

Hệ thống túi máu đỉnh - đáy thƣờng đƣợc áp dụng đối với các Trung tâm
Truyền máu lớn, số lƣợng máu điều chế nhiều trong một ngày, đòi hỏi đầu tƣ
lớn về trang thiết bị, máy móc, con ngƣời mới có thể thực hiện đƣơ ̣c với chất
lƣợng, hiệu quả cao nhất.
1


Tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ƣơng, đang áp dụng phƣơng
pháp buffy coat và hệ thống túi đỉnh - đỉnh để điều chế các chế phẩm máu,
với phƣơng pháp này loại bỏ trên 70% bạch cầu trong túi máu toàn phần ban
đầu mà không dùng bộ lọc bạch cầu và đến nay đã điều chế đƣợc 7 loại chế
phẩm máu chính từ máu toàn phần đạt chất lƣợng phục vụ cho nhu cầu điều
trị các bệnh về máu, gồm các chế phẩm nhƣ khối hồng cầu, khối tiểu cầu,
huyết tƣơng tƣơi đông lạnh, huyết tƣơng đông lạnh, tủa lạnh giàu yếu tố VIII,
khối bạch cầu, khối hồng cầu rửa, các chế phẩm máu tách thể tích nhỏ [5],….
Các quá trình điều chế chủ yếu do kỹ thuật viên thực hiện. Trƣớc tình hình số
lƣợng máu điều chế hàng năm tăng từ 10 đến 15%/năm cùng với sự phát triển
của công nghệ điều chế và đầu tƣ của Viện, chúng tôi đã bƣớc đầu nghiên
cứu, thay đổi hệ thống túi lấy máu để có thể điều chế đƣợc các chế phẩm máu
bằng thiết bị tự động. Nhằm hiệu chuẩn hệ thống máy ép tách máu tự động tại
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ƣơng và hƣớng tới áp dụng điều chế các
thành phần máu trên thiết bị tự động, thay thế phƣơng pháp thủ công, chúng
tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá chất lƣợng chế phẩm máu điều chế
bằng phƣơng pháp buffy coat trên hệ thống máy tách máu tự động tại Viện
Huyết học - Truyền máu Trung ƣơng” với mục tiêu nghiên cứu nhƣ sau:
1. Đánh giá hiệu quả điều chế khối hồng cầu bằng máy tách máu tự động.
2. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của chế phẩm máu sau khi điều chế
bằng hệ thống túi đỉnh - đáy trên máy tách tự động tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương.

2



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

MÁU VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁU

1.1.1 Máu
Máu là dịch lỏng màu đỏ, lƣu thông trong hệ thống tuần hoàn đƣợc tạo
thành từ các tế bào máu trƣởng thành gồm hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, một
lƣợng nhỏ tế bào gốc sinh máu và huyết tƣơng là protein, muối khoáng,
nƣớc…. Nhiệm vụ chung của máu là duy trì áp lực tuần hoàn, duy trì huyết
áp, vận chuyển và trao đổi chất nuôi dƣỡng cơ thể, bảo vệ cơ thể chống lại
nhiễm trùng nhờ các tế bào miễn dịch, các kháng thể bảo vệ, chống chảy máu
nhờ hệ thống đông cầm máu, điều hòa hoạt động cơ thể, duy trì cân bằng nội
mô nhƣ duy trì pH máu, duy trì áp lực thẩm thấu giữa trong và ngoài tế bào,
duy trì áp lực keo giữa trong và ngoài thành mạch, điều hòa hoạt động của hệ
nội tiết [8].
1.1.2 Các thành phần của máu
a. Thành phần tế bào
 Hồng cầu là tế bào hình đĩa, không có nhân, chứa huyết sắc tố làm nhiệm
vụ gắn O2 ở phổi, vận chuyển O2 tới tổ chức, sau đó phối hợp với huyết
tƣơng vận chuyển CO2 đào thải qua phổi. Hồng cầu sống khoảng 120 ngày
kể từ khi trƣởng thành; chúng bị tiêu hủy ở lách và các tổ chức liên võng
khác. Màng hồng cầu có vai trò quan trọng trong duy trì cân bằng giữa môi
trƣờng và hồng cầu, hoạt động này do bơm natri đảm nhận.
 Bạch cầu: là các tế bào có nhân lƣu hành trong máu ngoại vi có chức năng
chủ yếu là bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân lạ xâm nhập nhƣ vi khuẩn,
virus,… Dựa vào hình thái, bạch cầu đƣợc chia làm ba loại: bạch cầu hạt
hay còn gọi là bạch cầu đa nhân, nhóm bạch cầu đơn nhân chia thành hai

nhóm nhỏ bạch cầu đơn nhân lớn (monocyte) và bạch cầu nhân nhỏ
(lymphocyte). Dựa theo chức năng thì bạch cầu đƣợc chia làm 2 nhóm:
Nhóm miễn dịch gồm lympho, tƣơng bào sản xuất kháng thể và các tế bào
3


trình diện kháng nguyên nhƣ mono, đại thực bào. Bạch cầu hạt có đời sống
ngắn khoảng 14 ngày, trong đó có 6 -7 ngày sinh sản và biệt hóa, 7 ngày
còn lại là thời gian hoàn thiện trƣởng thành, ở máu ngoại vi 24 giờ, sau đó
vào tổ chức và tiêu hủy sau 24 - 48 giờ. Bạch cầu đơn nhân lớn, đại thực
bào và bạch cầu lympho sau khi trƣởng thành sẽ đƣợc đƣa vào tủy xƣơng
khoảng 4 - 6 ngày, sau đó chúng đƣợc đƣa ra máu ngoại vi và sẽ tồn tại ở
đây khoảng từ 8 - 72 giờ, sau đó chúng đƣợc đƣa đến các tổ chức, tại tổ
chức bạch cầu đơn nhân lớn và bạch cầu lympho có thể sống hàng tháng
hoặc dài hơn [7].
 Tiểu cầu: là tế bào nhỏ nhất, hình đĩa, không có nhân, đời sống ngắn,
khoảng 7 - 10 ngày. Tiểu cầu làm nhiệm vụ cầm máu nhờ có chức năng
dính, ngƣng tập, chế tiết nhiều chất gây hoạt mạch nhƣ ADP, serotonin,
histamin, fibrinogen, enzyme, heparin,.... Chức năng cơ bản của tiểu cầu là
tham gia quá trình cầm máu, đông máu nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự mất
máu khi thành mạch bị tổn thƣơng. Khi tế bào nội mô bị tổn thƣơng, ngay
tức khắc tiểu cầu dính vào thành mạch, giải phóng thành phần trong các
hạt và kích thích các tiểu cầu kết dính vào gây ngƣng tập tiểu cầu tạo thành
nút tiểu cầu sau cùng là tạo thành khối bít nơi tổn thƣơng thành mạch [10].
b. Thành phần huyết tương:
 Là phần dịch thể, màu vàng chanh của máu gồm nhiều chất quan trọng cho
sự sống. Tỷ trọng của huyết tƣơng 1,051 ± 0,0005, pH 7,3 - 7,4, áp suất
thẩm thấu 7,2 - 8,1 atmosphere ở 37oC.
 Huyết tƣơng có chứa nhiều thành phần quan trọng cho sự sống nhƣ nƣớc,
chất khí, muối khoáng, vitamin, nội tiết tố, các cytokin, yếu tố đông máu,

kháng thể, bổ thể, albumin,…
 Huyết tƣơng có các chức năng sau:
+ Cung cấp, vận chuyển các chất cần thiết cho cấu tạo và phát triển cơ thể.
+ Duy trì huyết áp, duy trì hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ bài tiết.
+ Duy trì áp lực thẩm thấu, áp lực keo.
4


+ Duy trì hệ thống đông máu bao gồm hệ gây đông và hệ kháng đông.
+ Trong huyết tƣơng có các thành phần kháng thể giúp bảo vệ cơ thể
chống nhiễm trùng [8],[9].
1.2.

CHẾ PHẨM MÁU VÀ ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN
Máu toàn phần

Huyết tƣơng

Khối tế bào máu

Bạch cầu

Hồng cầu

Tiểu cầu

- Khối hồng cầu
giảm bạch cầu

- Khối tiểu cầu

(loại bỏ > 70%

- Khối bạch cầu
hạt trung tính.

-

(loại bỏ > 70%
bạch cầu).

bạch cầu).

- Huyết tƣơng
đông lạnh.

- Khối hồng cầu
lọc bạch cầu
(loại bỏ > 99,9%

pool lọc bạch
cầu (loại bỏ >
99,9% bạch cầu).

- Khối bạch cầu
gạn tách tự động
từ một ngƣời
hiến
máu

bạch cầu).


- Khối tiểu cầu

- Khối hồng cầu
đông lạnh (bằng
glycerol
40%
hoặc 57%).

gạn tách tự
động từ một
ngƣời hiến máu
(Apheresis).

- Khối tiểu cầu

(Apheresis).

Huyết

tƣơng

tƣơi đông lạnh.

- Tủa lạnh giàu
yếu tố VIII.
- Yếu tố VIII cô
đặc (chế
đông khô).


phẩm

- Albumin.
- γ-globulin,….

- Huyết tƣơng
giàu tiểu cầu.
Hình 1.1. Các chế phẩm máu đƣợc tách ra từ máu toàn phần.

5


Máu toàn phần là nguồn nguyên liệu quan trọng để điều chế các thành
phần máu phục vụ cho nhu cầu điều trị, đảm bảo nguyên tắc trong truyền máu
hiện đại là chỉ sử dụng loại chế phẩm máu mà ngƣời bệnh cần. Các chế phẩm
máu đƣợc điều chế bao gồm: Khối hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tƣơng,
huyết tƣơng tƣơi đông lạnh, albumin, globulin và các yếu tố đông máu. Máu
toàn phần bảo quản sau khi lấy xuất hiện suy giảm dần chức năng các tế bào
và các thành phần protein huyêt tƣơng, các yếu tố đông máu cũng sẽ giảm.
Do vậy để sản xuất các chế phẩm máu có chất lƣợng, máu toàn phần phải
đƣợc điều chế trong vòng 8 giờ sau khi sau khi lấy từ ngƣời hiến máu vào hệ
thống túi dẻo [1], [4], [21].
Máu toàn phần đƣợc bảo quản ở nhiệt độ từ 2- 60C, hạn sử dụng máu
toàn phần phụ thuộc vào dung dịch bảo quản. Nếu dung dịch bảo quản là
CPD - A1 (citrate-phosphate-dextrose-adenine) thời gian bảo quản đƣợc là 35
ngày [17].
Truyền máu toàn phần là truyền cả thành phần tế bào và huyết tƣơng của
máu, thích hợp cho việc bù đắp lại việc mất lƣợng lớn hồng cầu và thể tích
máu nhƣ trong chảy máu với số lƣợng lớn [15].
 Truyền máu từng phần là tách các thành phần máu để truyền bao gồm khối

hồng cầu, khối tiểu cầu, khối bạch cầu, huyết tƣơng tƣơi,...
 Truyền các chế phẩm có nguồn gốc từ huyết tƣơng bao gồm: yếu tố VIII,
yếu tố IX, albumin, γ-globulin,…
1.2.1. Khối hồng cầu
Đƣợc điều chế từ máu toàn phần đã đƣợc loại bỏ huyết tƣơng và có bổ sung
dung dịch nuôi dƣỡng hồng cầu [1]. Khối hồng cầu đƣợc chỉ định sử dụng
cho các bệnh nhân thiếu máu mạn tính, mất máu số lƣợng lớn (chấn thƣơng,
phẫu thuật),…
a. Khối hồng cầu: Có thể đƣợc điều chế bằng cách để lắng túi máu toàn
phần hoặc ly tâm để tách phần huyết tƣơng. Nếu điều chế trong hệ thống kín,
6


bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 60C thì hạn sử dụng của khối hồng cầu nhƣ là máu
toàn phần. Nếu bổ sung chất nuôi dƣỡng hồng cầu nhƣ SAGM hoặc MAP có
thể tăng hạn sử dụng của khối hồng cầu lên 42 ngày. Nếu khối hồng cầu điều
chế trong hệ thống hở thì hạn sử dụng là 24 giờ [1].
b. Khối hồng cầu giảm bạch cầu: Là khối hồng cầu đã loại bỏ bạch cầu,
tiểu cầu. Mức loại bỏ bạch cầu, tiểu cầu tùy thuộc vào kỹ thuật sử dụng. Lọc
bạch cầu bằng bộ lọc bạch cầu có hiệu quả cao nhất (loại bỏ 99,9% bạch cầu
nguyên thủy trong máu toàn phần). Điều kiện bảo quản và hạn sử dụng phụ
thuộc vào kỹ thuật điều chế đang áp dụng ; có thể hạn sử dụng đƣợc kéo dài
nhƣ khối hồng cầu nếu đƣợc điều chế trong hệ thống kín và vô trùng, nếu hệ
thống hở chỉ đƣợc 24 giờ [1], [15], [17]. Khối hồng cầu giảm bạch cầu có ƣu
điểm: 1) Làm giảm tai biến truyền máu dạng sốt, rét run, mẩn ngứa, mề đay,
buồn nôn, nôn... thƣờng xảy ra trong vòng 8 giờ sau khi truyền máu. Số lƣợng
bạch cầu thấp hơn 1,2 × 109 BC/đơn vị khối hồng cầu có thể ngừa đƣợc tai
biến này. 2) Phòng ngừa nguy cơ gây miễn dịch hệ HLA: Các bạch cầu có
mang các kháng nguyên hệ HLA trên màng tế bào. Vì vậy truyền chế phẩm
có chứa bạch cầu có thể sinh ra kháng thể hệ HLA. Để phòng ngừa nguyên

nhân gây bất đồng miễn dịch về HLA thì số lƣợng bạch cầu tồn dƣ trong
KHC phải thấp hơn 1,2 ×109BC/đơn vị. Khối hồng cầu giảm bạch cầu cũng
có thể phòng ngừa bệnh ghép chống chủ ở những bệnh nhân ghép cơ quan, tổ
chức mà có tình trạng suy giảm miễn dịch. Sử dụng Khối hồng cầu giảm bạch
cầu cũng có thể phòng ngừa lây nhiễm HIV, HTLV, CMV… do bạch cầu là
tế bào đích của các virus này [7].
c. Khối hồng cầu rửa: Là khối hồng cầu đƣợc rửa nhiều lần bằng nƣớc
muối đẳng trƣơng nhằm loại bỏ hết huyết tƣơng và sau đó bổ sung dung dịch
NaCl 0,9% hoặc dung dịch bảo quản hồng cầu để hòa loãng. Điều kiện bảo
quản KHC rửa là 40C và hạn sử dụng trong 24 giờ. Chỉ định khối hồng cầu
rửa cho những bệnh nhân thiếu máu tan máu miễn dịch có hoạt hóa bổ thể,
7


chỉ định cho thiếu máu tan máu có tiền sử truyền máu dị ứng với các thành
phần huyết tƣơng [7], [8].
1.2.2. Khối tiểu cầu
Khối tiểu cầu đƣợc điều chế bằng tách ra và pool (trộn các chế phẩm
máu cùng loại) chung vào một túi từ 4 đến 6 đơn vị máu toàn phần (tƣơng
đƣơng đƣợc điều chế từ 1000 - 2000 ml máu toàn phần ), cùng nhóm máu hệ
ABO; mỗi đơn vị tiểu cầu tách từ đơn vị máu toàn phần có số lƣợng tiểu cầu
từ 45 đến 85 × 109 (trung bình 70 × 109) đƣợc treo trong 50 - 60 ml huyết
tƣơng và thƣờng còn chứa khoảng 0,05 - 1×109 bạch cầu và 0,2 - 1 × 109
hồng cầu [1], [7]. Có hai phƣơng pháp điều chế khối tiểu cầu pool này là:
 Tách từ huyết tương giàu tiểu cầu: Mỗi đơn vị máu toàn phần đƣợc
bảo quản ở nhiệt độ phòng 20 - 240C trong vòng 24 giờ, sau đó đem ly tâm
sao cho đảm bảo có số lƣợng tiểu cầu nhiều nhất trong huyết tƣơng (ly tâm
với tốc độ thấp), bạch cầu và hồng cầu lắng xuống ở mức cho phép. Đem ép
túi máu toàn phần để tách huyết tƣơng giàu tiểu cầu. Huyết tƣơng giàu tiểu
cầu đƣợc đem ly tâm với tốc độ cao rồi tách phần huyết tƣơng chỉ để lại

khoảng 50 - 70 ml huyết tƣơng, sau đó KTC pool đƣợc để khoảng một giờ
đồng hồ tại nhiệt độ phòng rồi bảo quản tiểu cầu ở máy lắc.
 Phương pháp tách tiểu cầu từ buffy coat: máu toàn phần bảo quản ở
nhiệt độ 20 - 240C trong vòng 24 giờ. Đem máu ly tâm đảm bảo cho túi máu
phân thành 3 lớp, trên cùng là huyết tƣơng, giữa là lớp buffy coat (gồm tiểu
cầu, tế bào một nhân lympho, mono, bạch cầu hạt) lớp dƣới cùng là khối hồng
cầu. Tách lớp huyết tƣơng ra trƣớc, sau đó tách lớp buffy coat và đem ly tâm
nhẹ lúc này tách đƣợc tiểu cầu có trong huyết tƣơng [9], [17]. Để điều chế
đƣợc khối tiểu cầu đủ một liều truyền điều trị có thể tích 150 ml, phải thực
hiện pool từ 3 - 4 tiểu cầu đơn tƣơng đƣơng đƣợc điều chế từ 1000 ml máu
toàn phần có số lƣợng tiểu cầu tổi thiểu là 1,4 × 1011 / đơn vị với thể tích
không quá 150 ml, pH từ 6,4 - 7,4 trong quá trình bảo quản, nhiệt độ bảo quản
8


là 20 - 240C và có lắc liên tục, thời gian bảo quản từ 3 - 5 ngày, số lƣợng bạch
cầu cho phép là trên 0,2 ×109/ 1 túi đơn đối với phƣơng pháp điều chế từ
huyết tƣơng giàu tiểu cầu, còn đối với phƣơng pháp buffy coat phải thấp hơn
0,05 ×109 bạch cầu/1 túi đơn [1], [7], [8].
1.2.3. Khối bạch cầu hạt trung tính
Khối bạch cầu hạt trung tính đƣợc tách từ máu toàn phần hoặc đƣợc tách
từ một ngƣời cho bằng máy tách tế bào tự động. Khối bạch cầu hạt trung tính
đƣợc sử dụng để truyền cho những bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng mà có
kháng với kháng sinh và số lƣợng bạch cầu bệnh nhân dƣới 0,5 × 109/lít.
Khối bạch cầu hạt đƣợc truyền trong vòng 6 giờ sau khi điều chế [1].
Khối bạch cầu hạt trung tính điều chế từ máu toàn phần có thể tích từ
250 - 300 ml bằng cách pool 12 - 16 túi buffy coat tƣơng đƣơng điều chế từ
4000 ml máu toàn phần có SLBC trung tính ≥ 10 × 109/đơn vị. Chế phẩm này
ít đƣợc sử dụng do hiện nay đã có thuốc kích bạch cầu hoặc chỉ sử dụng trong
một số trƣờng hợp giảm bạch cầu cấp tính, nhiễm trùng nặng. Khối bạch cầu

hạt đƣợc điều chế từ một ngƣời cho bằng máy tách tế bào tự động đạt hiệu
quả cao hơn nhƣng chi phí tốn kém [7].
1.2.4. Huyết tƣơng tƣơi đông lạnh
Huyết tƣơng đƣợc điều chế từ máu toàn phần hoặc từ gạn tách huyết
tƣơng bằng máy tách tế bào tự động. Huyết tƣơng đƣợc tách từ máu toàn phần
trong hệ thống túi dẻo (hệ thống kín), máu toàn phần đƣợc điều chế huyết
tƣơng tốt nhất là trong vòng 6 giờ sau khi lấy máu, nhƣng tối đa không vƣợt
quá 18 giờ. Huyết tƣơng sau khi tách phải đƣợc đông lạnh hoàn toàn trong
vòng một giờ ở nhiệt độ dƣới -300C [1], [7], [17].
Tiêu chuẩn của huyết tƣơng tƣơi: Có nồng độ yếu tố VIII đông máu đạt
lớn hơn hoặc bằng 0,7 đơn vị quốc tế/1 ml, nồng độ protein toàn phần không
dƣới 50 g/l. Nhiệt độ bảo quản và hạn sử dụng: Nếu bảo quản HTT ở nhiệt độ
từ 2 - 60C thì hạn sử dụng không quá 14 ngày; nếu bảo quản ở nhiệt độ từ
9


-18oC đến - 25oC thì hạn sử dụng không quá 12 tháng, nếu bảo quản ở nhiệt
độ từ - 25oC trở xuống thì hạn sử dụng không quá 24 tháng [1], [17].
1.2.5. Tủa lạnh giàu yếu tố VIII
Là chế phẩm đƣợc điều chế từ nhiều đơn vị huyết tƣơng tƣơi đông lạnh
có chứa các thành phần chính sau: Yếu tố đông máu VIII, von Willebrand,
fibrinogen, yếu tố XIII, fibronectin,... [1], [7], [8].
Có thể điều chế theo hai cách: 1) làm tan đông huyết tƣơng tƣơi đông
lạnh ở nhiệt độ 2 - 6oC qua đêm, khi huyết tƣơng đã tan hết thì đem ly tâm với
tốc độ cao ở nhiệt độ 2 - 6oC, tủa lạnh sẽ không tan và sau khi ly tâm tủa lạnh
sẽ lắng xuống đáy túi, sau đó đem ép tách huyết tƣơng thu đƣợc tủa lạnh. 2)
Làm tan nhanh trong bể nƣớc duy trì liên tục nhiệt độ 2 - 6oC, dẫn lƣu huyết
tƣơng tan chảy ra một túi chuyển khác thì sẽ đƣợc tủa lạnh không tan bám
dính ở thành túi [1], [7], [8].
Điều kiện bảo quản: Nếu bảo quản nhiệt độ từ - 18oC trở xuống thì hạn

sử dụng không quá 12 tháng. Tủa lạnh đã làm tan đông, khi bảo quản ở nhiệt
độ 2 - 6oC phải sử dụng ngay trong vòng 6 giờ [1].
Sử dụng tủa lạnh yếu tố VIII cho bệnh nhân thiếu hụt yếu tố đông máu
bẩm sinh nhƣ: Bệnh Hemophilia A, von Willebrand,… [1], [7], [8].
1.3.

Tình hình điều chế các thành phần máu tại Việt Nam.
Viện Huyết học - Truyền máu TW là Viện chuyên khoa đầu ngành về

lĩnh vực huyết học, truyền máu nên nhận đƣợc sự đầu tƣ về con ngƣời cũng
nhƣ thiết bị máy móc, do đó, các hoạt động từ tiếp nhận máu đến điều chế các
thành phần máu đều tăng lên đáng kể từ năm 2005 - năm đầu sau khi tách
thành Viện độc lập trực thuộc Bộ Y tế. Sau hơn 10 năm, số lƣợng máu toàn
phần tiếp nhận tăng gấp 7 lần và số lƣợng chế phẩm máu đƣợc điều chế tăng
gấp 10 lần so với năm 2004. Số lƣợng máu tiếp nhận tăng trung bình hàng
năm từ 10 đến 15% theo số lƣợng [5].

10


Hình 1.2. Tổng số lƣợng máu toàn phần tiếp nhận và chế phẩm máu điều chế
từ năm 2004 - 2015.

Nguồn: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (2015)

Hình 1.3. Tỷ lệ số đơn vị chế phẩm máu đƣợc điều chế từ một đơn vị máu toàn phần
tiếp nhận từ năm 2004 - 2015.

Nguồn: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (2015)
Tỷ lệ chế phẩm máu từ một đơn vị máu toàn phần trong 10 năm trung

bình đạt 1,81. Từ một đơn vị máu toàn phần ban đầu có thể điều chế đƣợc
11


trung bình 1,8 đơn vị chế phẩm máu. Phụ thuộc vào tình hình sử dụng máu và
chế phấm của từng địa phƣơng mà mỗi Trung tâm Truyền máu có kế hoạch
tiếp nhận và điều chế các thành phần máu đảm bảo mục tiêu an toàn, tiết kiệm
và hiệu quả. Xu hƣớng sử dụng máu và chế phẩm máu ngày càng tăng theo sự
phát triển của trình độ y tế của mỗi quốc gia, các bệnh viện triển khai các kỹ
thuật cao trong điều trị bệnh càng phải sử dụng nhiều đến máu để hỗ trợ nhƣ
phẫu thuật tim mạch, ghép tạng, đại phẫu, ung thƣ. Tại Việt Nam năm 2015,
78,2% máu toàn phần đƣợc điều chế thành các chế phẩm máu. Ở các quốc gia
phát triển, tỷ lệ này chiếm 96% [13]. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế
giới (WHO), lƣợng máu tiếp nhận đạt 2% dân số để đáp ứng nhu cầu máu của
quốc gia đó [2]. Hiện tại, theo thống kê của Ban chỉ đạo Quốc gia vận động
hiến máu tình nguyện năm 2015, tỷ lệ hiến máu toàn quốc chiếm 1,26% dân
số, tỷ lệ đơn vị máu toàn phần tiếp nhận năm 2015 (1.101.781 đơn vị) tăng
18,4% so với năm 2014 (930.869 đơn vị) [3]. Trƣớc tình hình đó, Viện Huyết
học - Truyền máu Trung ƣơng nói riêng và các Trung tâm Truyền máu khu
vực nói chung đã đƣợc đầu tƣ theo hƣớng tập trung hóa ngân hàng máu với
nhiều thiết bị tự động nhƣ máy ly tâm túi máu, máy gạn tách tế bào máu tự
động, máy ép tách máu tự động,… để tăng cƣờng khả năng điều chế các thành
phần máu có chất lƣợng ổn định, an toàn phục vụ điều trị.
1.4.

Tự động hóa trong truyền máu
Ngƣời ta đang nghiên cứu các hành động nhằm phòng ngừa các nguy

cơ có thể xảy ra trong truyền máu liên quan đến sai sót hành chính thực hiện
trong việc ghi chép thông tin hồ sơ, giải quyết thông tin và kết nối thông tin.

Có nhiều hoạt động liên quan kể từ khi đơn vị máu toàn phần đƣợc lấy từ
ngƣời hiến máu đến khi truyền chế phẩm máu cho ngƣời nhận. Mỗi hoạt động
này liên quan đến một hoặc nhiều sai sót, và để kiểm soát, phòng ngừa xảy ra
các sai sót hoặc chƣa gây ra hậu quả nghiêm trọng bằng cách kiểm tra chéo
giữa các bƣớc thực hiện. Tại Hoa Kỳ, hai cơ sở dữ liệu phân tích độc lập liên
12


quan đến truyền máu đƣợc kết luận phần lớn có thể tránh đƣợc 90% sự cố do
sơ suất của hành chính. Sự tự động hóa dựa trên sử dụng mã vạch (hay các
biểu tƣợng có thể đọc đƣợc bằng máy) làm giảm đáng kể các sự cố gây ra do
con ngƣời khi đọc bằng mắt và ghi chép bằng tay. Ngoài ra, các thiết bị tự
động hóa có triển vọng của sự giảm chi phí trong khi nâng cao chất lƣợng
dịch vụ truyền máu đƣợc cung cấp đến cho các bệnh nhân. Điều này làm giảm
chi phí lao động cao liên quan đến các hoạt động hành chính, mà thƣờng
chiếm khoảng một phần ba trong tổng chi phí của truyền máu [21]. Theo tác
giả Marisa Jurado (2012 - Tây Ban Nha) [17] đã nghiên cứu thực hiện điều
chế các thành phần máu từ 650 đơn vị đến 1000 đơn vị máu trong một ngày
trên thiết bị tự động Atreus 3C, giảm 23 bƣớc thực hiện theo quy trình thƣờng
quy xuống còn 16 bƣớc, giảm thời gian điều chế trong một lô máu (từ 56,8
phút xuống 45,7 phút), tăng số lƣợng đơn vị khối tiểu cầu do một ngƣời điều
chế (76,1 đơn vị tăng lên 94,6 đơn vị), giảm số ngƣời làm việc trong một
ngày (14 ngƣời xuống 8-12 ngƣời), giảm thời gian đào tạo (6 tuần xuống 2
tuần), giảm số lƣợng thiết bị (46 chiếc xuống 21 - 29 chiếc), giảm diện tích
không gian làm việc (105 m2 xuống 41 - 50 m2).
Việc sử dụng các thiết bị tự động trong sản xuất, giảm dần các thao tác
do con ngƣời thực hiện để nâng cao chất lƣợng của sản phẩm là xu thế tất yếu
của sản xuất công nghiệp. Nhiều thiết bị tự động hoàn toàn đã đƣợc phát triển
để lựa chọn, thu nhận chế phẩm máu từ một ngƣời hiến máu dựa trên kỹ thuật
gạn tách tự động (apheresis) hoặc thiết bị đƣợc tích hợp thực hiện điều chế

thƣờng quy tại trung tâm truyền máu để điều chế huyết tƣơng, khối hồng cầu
và khối tiểu cầu từ đơn vị máu toàn phần. Với thiết bị gạn tách tự động có ƣu
điểm là chế phẩm máu đƣợc điều chế từ một ngƣời hiến máu, đạt một liều
truyền điều trị, giảm các phản ứng không mong muốn trong truyền máu do đã
loại bỏ đƣợc trên 99% bạch cầu, tuy nhiên giá thành của chế phẩm máu cao,
nhiều khi gặp khó khăn trong việc vận động ngƣời hiến máu, thời gian gạn
13


tách kéo dài từ 50 - 90 phút. Với thiết bị ép tách máu tự động từ túi máu toàn
phần có ƣu điểm là một ngƣời có thể vận hành đồng thời nhiều máy để tách
các chế phẩm máu, giá thành của chế phẩm máu thấp hơn nhiều so với chế
phẩm gạn tách, chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu khi thực hiện điều chế các
thành phần máu. Hạn chế của thiết bị này là thực hiện hiệu quả với túi máu
đỉnh - đáy, còn đối với túi máu đỉnh - đỉnh khi điều chế trên máy tách máu tự
động với phƣơng pháp điều chế buffy coat thì loại bỏ đƣợc ít bạch cầu, lƣợng
bạch cầu tồn dƣ nhiều trong khối hồng cầu, tách lớp buffy coat bị xáo động
nên ảnh hƣởng đến chất lƣợng khối tiểu cầu sau khi điều chế [31].
1.5. Thiết bị ép tách chế phẩm máu tự động từ túi máu toàn phần
Máy ép máu tự động điều chế cấc thành phần máu dựa trên nguyên lý
kiểm soát áp lực dòng chảy từ bản ép đến túi máu toàn phần đã ly tâm, hệ
thống các van cảm biến cùng với đầu hàn, các cảm biến trọng lƣợng và đèn
cảm quang, máy tự động tách chính xác và chuyển các thành phần máu đã
tách từ túi máu chính đến các túi chuyển theo chƣơng trình cài đặt [14]. Túi
máu toàn phần sau khi ly tâm phân chia thành các lớp khác nhau (hình 1.4),
đƣợc đƣa vào khoang chứa túi máu sao cho mặt nhãn quay ra ngoài, mặt bản
ép phía sau túi máu có gắn hệ thống đèn cảm quang. Hệ thống đèn cảm quang
này gồm 8 đèn đặt thẳng đứng trên mặt bản ép bên trong máy (hình 1.5) và
một đèn cảm biến chính đặt bên ngoài máy (hình 1.6). Túi đỉnh - đáy đƣợc lắp
vào máy, sử dụng chƣơng trình tách hồng cầu và huyết tƣơng đồng thời, việc

tách đồng thời sẽ tăng tốc độ nhƣng vẫn duy trì đƣợc chất lƣợng của cả quá
trình. Khi kết thúc một pha trong chƣơng trình, máy sẽ tự động chuyển đến
pha tiếp theo, nếu không có pha nào nữa, chƣơng trình sẽ tự động kết thúc
[14].

14


Huyết tƣơng
Lớp buffy coat
giàu bạch cầu, tiểu cầu

Hồng cầu

Hình 1.4. Mô hình túi máu toàn phần sau khi ly tâm.

Sau khi ly tâm, túi máu toàn phần phân lớp nhƣ sau:
- Màu vàng: là phần huyết tƣơng ở phía trên cùng, chiếm tỷ lệ 50 - 55% của
túi máu.
- Màu đỏ: là hồng cầu chiếm tỷ lệ 40 - 45% của túi máu.
- Màu trắng: là lớp bạch cầu nằm phía trên lớp hồng cầu.
- Màu xanh: là lớp tiểu cầu nằm trên lớp bạch cầu.
- Khoảng cách giữa hai vạch kẻ: là lớp buffy coat hay lớp giàu bạch cầu tiểu cầu, có chứa khoảng 10% hồng cầu, trên 70% bạch cầu và 90% tiểu cầu.
a.
-

Hệ thống đèn cảm quang:
Đèn cảm quang bên trong máy (hình 1.5) hoạt động bằng cách cài đặt 1
trong 8 đèn, xác định điểm dừng của vùng đệm, đƣợc cài đặt riêng cho
mỗi loại phân tách thành phần máu, xác định thời điểm bản ép chuyển

sang tốc độ khác. Lực bàn ép có thể đƣợc điều chỉnh theo điể m dƣ̀ng của
15


từng đèn. Đèn cảm quang số 1 đƣợc đặt đầu tiên tại đỉnh túi máu, đèn
cảm quang số 8 đƣợc đặt tại điểm cuối cùng tại đáy túi máu. Cài đặt điểm
dừng của đèn cảm quang (LED BC posit) để khóa và giữ nguyên lớp
buffy coat lại trong túi máu ban đầu dựa vào tỷ lệ giữa huyết tƣơng và
buffy coat. Thể tích túi buffy coat đƣợc cài đặt bằng cảm biến trọng
lƣợng và khoảng cách D* (là khoảng cách giữa túi máu và bản ép trong
pha cuối của quá trình ép tách đơn vị máu, huyết tƣơng chuyển qua van
phía đỉnh túi máu và hồng cầu tách sang túi bảo quản qua van phía đáy túi
máu).
-

Đèn cảm biến chính bên ngoài máy hoạt động kết hợp hoặc độc lập với
đèn cảm quang bên trong máy. Chúng có chức năng phát hiện sự thay đổi
trạng thái của chất lƣu trong túi. Đèn cảm biến phát hiện chính xác và
khóa van túi khi huyết tƣơng đã chuyển sang túi chuyển và bắt đầu xuất
hiện vùng đệm lớp buffy coat.
A

B

Huyết tƣơng

Hồng cầu

Hình 1.5. Hoạt động của đèn cảm quang bên trong máy ép tách máu tự động.


16


(A)

là trạng thái túi máu toàn phần đƣợc trong bản ép ở pha đầu, vị trí dừng của đèn (Led BC

posit) ở đèn số 8 tại lớp phân cách giữa huyết tƣơng và tế bào.
(B)

là trạng thái túi máu trong bàn ép ở pha cuối, vị trí dừng của đèn (Led BC posit) ở đèn số 3

tại lớp phân cách giữa huyết tƣơng và tế bào.
D* là khoảng cách giữa túi máu và bản ép. Ở pha đầu (A) khoảng cách D* lớn và ở pha cuối (B)
khoảng cách D* nhỏ, khoảng 1 cm, bằng đúng thể tích túi buffy coat còn lại trong túi máu ban đầu
đƣợc cài đặt.

b.

Đầu kẹp hàn
Thiết bị ép máu tự động có 5 đầu kẹp hàn, trong đó đầu số 3 điều khiển

tỷ lệ (tất cả các đầu kẹp hàn khác chỉ có hai trạng thái là đóng hoặc mở). Đầu
kẹp hàn có chức năng kép là kẹp và giữ ống dây, mỗi đầu kẹp hàn có hai cảm
biến điều khiển ống dây sao cho chính xác vị trí ống dây trong toàn bộ quá
trình. Điều này giúp kỹ thuật viên tránh đƣợc sai sót khi vận hành do ống dây
đặt sai vị trí. Kẹp số 3 gắn ngay sau đầu kẹp cảm biến chính là kẹp di chuyển
tỷ lệ. Kẹp này rất hữu ích khi thực hiện điều chế các thành phần máu với hệ
thống túi đỉnh - đáy. Sự điều khiển tỷ lệ cho phép hệ thống kiểm tra chính xác
vị trí của vùng đệm, điều khiển dòng ra phía trên của túi máu.


17


×