Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

BÀI TIỂU LUẬN môn THỦY SINH học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.51 KB, 24 trang )

Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV

VIỆN SINH THÁI TÀI NGUYÊN SINH VẬT
LỚP CAO HỌC K17

BÀI TIỂU LUẬN MÔN SINH THÁI
THỦY VỰC
ĐỀ BÀI
QUẦN XÃ THỦY SINH VẬT; CẤU TRÚC
QUẦN XÃ THỦY SINH VẬT; CÁC ĐẶC TÍNH
THÍCH ỨNG CỦA CHÚNG; PHÂN CHIA CÁC
LOẠI THỦY SINH VẬT THEO THỦY VỰC Ở
VIỆT NAM

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THANH LOAN
LỚP CAO HỌC K17 VIỆN SINH THÁI TÀI NGUYÊN SINH VẬT

Trang


Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU................................................................................................................................................................5
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ.........................................................................................................................................6
I. KHÁI NIỆM VỀ QUẦN XÃ SINH VẬT TRONG THUỶ VỰC.....................................................................................6
1. Quần thể sinh vật:.........................................................................................................................................6
1.1. Khái niệm...................................................................................................................................................6
1.2. Cấu trúc quần thể......................................................................................................................................7
1.2.1 Kích thước và mật độ...............................................................................................................................7
1.2.2 Cấu trúc không gian của quần thể..........................................................................................................8


1.2.3 Cấu trúc tuổi............................................................................................................................................9
1.2.4 Cấu trúc giới tính...................................................................................................................................10
1.3. Mối quan hệ trong nội bộ quần thể........................................................................................................10
1.3.1 Đấu tranh trực tiếp:...............................................................................................................................10
1.3.2 Sự hợp tác của các cá thể:.....................................................................................................................11
Là xu hướng ưu thế trong đời sống của thủy sinh vật...................................................................................11
1.4. Dao động số lượng quần thể...................................................................................................................11
1.4.1 Sự dao động số lượng có chu kì............................................................................................................11
1.4.2 Sự dao động số lượng không có chu kì.................................................................................................12
2. Quần xã sinh thủy sinh vật và hệ sinh thái:................................................................................................12
2.1 Khái niệm:.................................................................................................................................................12
2.1.1 Quần xã sinh vật (community, bioccenos): là một khái niệm trong sinh học, để chỉ một tập hợp loài
sinh vật ở cạn hoặc ở nước, tồn tại dưới dạng các quần thể sinh vật trong một sinh cảnh (biotop) nhất
định của một hệ sinh thái (ecosystem), có mối quan hệ sinh thái với các nhân tố vô sinh cũng như với
nhau trong sinh cảnh đó.................................................................................................................................12
2.1.2 Quần xã thủy sinh vật............................................................................................................................12
2.1.3 Hệ sinh thái............................................................................................................................................13
II. CẤU TRÚC QUẦN XÃ THUỶ SINH VẬT TRONG THUỶ VỰC VÀ ĐẶC TÍNH THÍCH ỨNG SINH THÁI..................14
1. Các đặc trưng về cấu trúc của quần xã thủy sinh vật................................................................................14

Trang


Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV
1.1. Cấu trúc về loài và số lượng cá thể.........................................................................................................14
1.2. Cấu trúc về kích thước.............................................................................................................................14
1.3. Cấu trúc dinh dưỡng................................................................................................................................14
1.3.1 Thành phần:...........................................................................................................................................14
Theo cấu trúc về dinh dưỡng, trong quần xã gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật thủy
phân. Ngay bản thân sinh vật tiêu thụ cũng là những sinh vật phân hủy cỡ lớn, còn các sinh vật, nấm là

sinh vật phân hủy cỡ nhỏ...............................................................................................................................14
1.3.2 Xích thức ăn trong thủy vực:.................................................................................................................14
Con đường mà theo nó chất hữu cơ của sinh vật sản xuất chuyển từ một bậc dinh dưỡng này sang một
bậc dinh dưỡng khác gọi là xích thước ăn (chuỗi thức ăn). Thí dụ một mắt xích thước an trong tầm nước
của thủy vực:...................................................................................................................................................14
1.4. Hệ sinh thái ở nước.................................................................................................................................15
1.4.1 Môi trường :...........................................................................................................................................15
1.4.2 Quần xã sinh vật:...................................................................................................................................15
2. Cấu trúc quần xã thủy sinh vật trong các thủy vực....................................................................................16
2.1. Quần xã sinh vật tầng nước (Pelagic communities)...............................................................................16
2.1.1 Sinh vật nổi (Plankton)...........................................................................................................................16
2.1.1.1 Sinh vật tự bơi (Nekton)....................................................................................................................18
2.1.1.2 Sinh vật màng nước (Neiston)............................................................................................................19
2.1.2. Sinh vật sống trôi (Pleiston)..................................................................................................................19
2.1.2.1 Sinh vật nền đáy (Benthos)................................................................................................................20
III. PHÂN BỐ TỔNG QUÁT CỦA THUỶ SINH VẬT TRONG THUỶ QUYỂN..............................................................21
1. Phân bố theo vĩ độ......................................................................................................................................21
1.1. Tính đa dạng của thành phần loài...........................................................................................................21
1.2. Số lượng thuỷ sinh vật.............................................................................................................................21
2. Phân bố theo độ sâu...................................................................................................................................22
IV. PHÂN BỐ CỦA THUỶ SINH VẬT THEO THUỶ VỰC..........................................................................................23
V. BIẾN ĐỘNG PHÂN BỐ QUẦN XÃ THUỶ SINH VẬT TRONG THUỶ VỰC............................................................23
Trang


Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV
VI. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG CỦA QUẦN XÃ THUỶ SINH VẬT................................................24
C. KẾT LUẬN.............................................................................................................................................................25
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................................25


Trang


Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV

QUẦN XÃ THỦY SINH VẬT; CẤU TRÚC QUẦN XÃ THỦY SINH VẬT;
CÁC ĐẶC TÍNH THÍCH ỨNG CỦA CHÚNG; PHÂN CHIA CÁC LOẠI THỦY
SINH VẬT THEO THỦY VỰC Ở VIỆT NAM
Nguyễn Thanh Loan
Lớp Cao Học K17 Viện sinh thái tài nguyên sinh vật
A. MỞ ĐẦU
Sinh vật ở môi trường xung quanh thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau tạo
thành một đơn vị hoạt động thống nhất. Các sinh vật trong 1 đơn vị bất kì như thế sẽ
gồm rất nhiều các loài sinh vật sinh sống và đó chính là quần xã sinh vật, chúng tương
tác với môi trường vật lí bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng và chu
trình tuần hoàn vật chất giữa các thành phần hữu sinh và vô sinh thì được gọi là hệ sinh
thái. Như vậy hệ sinh thái là một hệ chức năng gồm có quần xã của các thể sống và
môi trường sống của chúng.
Hệ sinh thái là đơn vị chức năng cơ bản của sinh thái học, bởi vì nó bao gồm cả
sinh vật (quần xã sinh vật) và môi trường vô sinh. Trong mỗi 1 phần này lại ảnh hưởng
đến phần khác và cả hai đều cần thiết để duy trì sự sống như đã tồn tại trên trái đất.
Các hệ sinh thái có quy mô khác nhau. Nó có thể bé như một bể nuôi cá, một
hốc cây, một khúc củi mục; có thể trung bình như ao hồ, đồng cỏ, ruộng nương… và có
thể rất rộng lớn như đại dương mênh mông.
Cũng như các hệ sinh thái nói chung, hệ sinh thái nước ngọt ở nước ta là sự tổ
hợp của quần xã sinh vật với môi trường nước mà ở đó, trong môi trường tương tác
giữa các thành phần cấu tạo nên hệ xuất hiện các chu trình vật chất và sự chuyển hóa
năng lượng. Hệ sinh thái này trở thành một cấu trúc của hệ sinh thái duy nhất toàn cầu.
Tất cả những nơi chứa nước trên bề mặt hay dưới lòng đất đều được coi là môi
trường nước. Ví dụ như ao, hồ, song, biển, nước ngầm… Những địa điểm chứa nước

đó còn gọi là các thủy vực. Trong các thủy vực khác nhau, tính chất hóa học và vật lí
rất khác nhau. Bởi vậy môi trường sống của các quần thể ở từng thủy vực đều có
những đặc trưng riêng biệt.
Vì tất cả những lí do trên cho nên em chọn nghiên cứu về “ Quần xã thủy sinh
vật và các đặc điểm liên quan”

Trang


Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV

B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. KHÁI NIỆM VỀ QUẦN XÃ SINH VẬT TRONG THUỶ VỰC
1. Quần thể sinh vật:
1.1. Khái niệm
Theo E.P Odum 1071. Quần thể (Population) là một nhóm cá thể của loài (hoặc
các nhóm khác nhau, nhưng có thể trao đổi thông tin di truyền), sống trong một khoảng
không gian xác định, có những đặc điểm sinh thái đặc trưng cho cả nhóm chứ không
phải cho từng cá thể riêng biệt
Quần thể là dạng tồn tại cơ bản của loài trong những điều kiện cụ thể của môi
trường
Vd: 1 loài có thể có nhiều quần thể sống ở các môi trường khác nhau.
Quần thể cá mè hoa ở các vực nước nội địa của Việt Nam thích nghi với điều kiện môi
trường ấm áp, quần thể cá mè hoa ở các vực nước miền Bắc Trung Quốc lại thích nghi
với điều kiện khí hậu lạnh.
VD: Quần thể cá đuối đang di cư; Quần thể vi khuẩn ưa nhiệt dưới đáy biển Bắc
Băng Dương

Trang



Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV

1.2. Cấu trúc quần thể
1.2.1 Kích thước và mật độ
+ Kích thước quần thể: được xác định bởi số lượng hoặc tổng khối lượng của cá
thể hình thành nên quần thể, phù hợp với không gian mà nó chiếm cứ. Những loài có
kích thước nhỏ thường có số lượng đông như vi khuẩn, tảo đơn bào, động vật nguyên
sinh, nhưng sinh khối nhỏ. Những loài có kích thước cơ thể lớn thì số lượng không
đông, nhưng sinh khối lại cao. Ví dụ như thân mềm cỡ lớn, cá, thú biển…
Kích thước của các quần thể của một loài trong các vực nước khác nhau hay
trong các phần khác nhau của thủy vực thì rất khác nhau. Những quần thể thủy sinh vật
sống trong các không gian rộng lớn thường rất đông vì chúng có nguồn sống lớn.
Trong vùng vĩ độ thấp, nơi mà môi trường ổn định hơn, quần thể có số lượng ít hơn so
với những quần thể sống rong vùng ôn đới.
Vd: một quần thể tảo Chlorella có thể có tới 20-30 triệu tb tại một thủy vực thuộc eo
biển Queen Charlotte nhưng tổng sinh khối lại thấp hơn nhiều so với một quần thể cá
trích có khoảng vài trăm nghìn con
Quần thể tảo Chlorella

Quần thể cá trích

Vd: Quần thể tảo lục Chlorophyta ở khu vực hạ lưu sông Cái (huyện Diên Khánh ) có
kích thước lớn hơn nhiều ở khu vực Hòn Đỏ (TP Nha Trang)
+ Mật độ quần thể: Là lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích. Mật độ
được thể hiện bằng số lượng cá thể, đơn vị khối lượng hay năng lượng. Số lượng cá thể
đặc trưng cho khoảng cách trung bình của chúng, sinh vật lượng chỉ mức độ tập trung
của chất sống, còn năng lượng là chỉ đặc tính nhiệt động học của quần thể. Mỗi một
đơn vị mật độ có ý nghĩa bổ xung cho nhau, làm sáng tỏ đặc tính mật độ quần thể sinh
vật.

Vd: Mật độ quần thể tảo lục ở Hòn Đỏ khoảng 300tb/m3

Trang


Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV

Đặc điểm của quần thể sinh vật là có mật độ cao không những ở nhóm sinh vật
phân hủy mà còn cả ở nhóm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ. Trong các thủy vực
giàu chất hữu cơ, số lượng tảo có khi tới hàng trăm triệu cá thể/ lít. Động vật nổi có khi
tới vài trăm hoặc hàng nghìn cá thể/ lít. Tuy nhiên do kích thước nhỏ, khối lượng của
quần thể không lớn như vi khuẩn chỉ đạt vài phần mười gam/ lít, thực vật nổi, động vật
nổi chỉ đạt hàng gam/ lit. Chính mật độ lớn của thủy sinh vật và diện tích lớn của môi
trường nước đã giải thích rằng dù cường độ sinh sản của sinh vật thủy sinh không lớn
bằng sinh vật trên cạn nhưng tổng sản lượng chất hữu cơ do thực vật sản sinh hàng
năm trong thủy vực lại lớn hơn thực vật trên cạn 2-3 lần.
Mật độ quần thể quy định tổng lượng trao đổi chất của quần thể. Khi kích thước
của cơ thể giảm, mật độ quần thể cao → cường độ trao đổi chất của quần thể tăng.
Nghiên cứu mật độ và kích thước quần thể có vai trò quan trọng trong việc ứng
dụng nuôi trồng thủy sản. Khi nuôi ở mật độ cao dẫn đến sự cạnh tranh cùng loài về
nguồn thức ăn, nơi sống, hơn nữa tổng lượng trao đổi chất tăng → chất thải nhiều, O2
giảm làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của vật nuôi → nên nuôi ở
mật độ vừa phải
VD: Vẹm nuôi ở mật độ cao → không tốt cho vật nuôi
Mật độ cũng ảnh hưởng tới các chức năng sống của các cá thể trong quần thể
VD: -Thí nghiệm trên cá trích Murman
Cá hoàn toàn không ăn khi nuôi đơn độc. Nếu nuôi chung 5 con trong 1 bể, sau 3-4
ngày cá bắt đầu ăn. Nếu nuôi chung 20 con, cá bắt đầu ăn sau 1 ngày thả nuôi
VD:-Thí nghiệm về khả năng lọc nước của động vật thân mềm Sphaerium corneum
Số lượng (con)


1

5

10

15

20

Tốc độ lọc (ml/h)

3.4

6.9

7.5

5.2

3.8

Mật độ ảnh hưởng trực tiếp tới điều kiện và hoạt động sống của thủy sinh vật
+ Mật độ quá cao gây suy giảm điều kiện sống khi làm giảm mức đảm bảo thức ăn và
những nhu cầu khác của cơ thể.
+ Mật độ giảm quá giới hạn gây cản trở cho việc tìm đồng loại của các cá thể ,nhất là
những cá thể khác giới ,giảm sự gặp gỡ của tinh trùng và trứng trong nước trong mùa
sinh sản, giảm khả năng bảo vệ đàn khỏi vật dữ…
1.2.2 Cấu trúc không gian của quần thể

Có 3 dạng chính:
+ Phân bố ngẫu nhiên:
Trang


Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV

Trong kiểu phân bố ngẫu nhiên xác suất bắt gặp mỗi cá thể là như nhau. Dạng này rất ít
gặp trong tự nhiên. Thường chỉ gặp ở những sinh cảnh trong đó các điều kiện sinh thái
chủ yếu phân bố đồng đều. Mặt khác, quần thể của loài đó cũng không có đặc tính tập
trung hoặc phân tán.
+ Phân bố đều:
Trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể có khuynh hướng phân bố cách biệt
nhau, khoảng cách của chung bằng nhau và có khuynh hướng bảo vệ lãnh địa của
mình. Kiểu này cũng ít gặp.
VD: Ở cá gai Gasterosteus aculeatus một loài cá dữ, mỗi cá thể chiếm cứ 1 vùng sống
nhất định.
+ Phân bố theo nhóm
Là kiểu phân bố phổ biến nhất, các cá thể tập trung theo nhóm một cách ngẫu nhiên
phụ thuộc vào môi trường sống, thường thì những khu vực nào thuận lợi thì tập trung
với mật độ cao. Kiểu phân bố này thích ứng với kiểu phân bố không đồng đều của các
điều kiện sinh thái (thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng, nơi ở trong sinh cảnh)

1.2.3 Cấu trúc tuổi
Là tỉ lệ các nhóm tuổi của cá thể trong quần thể, cấu trúc tuổi của quần thể là đặc
tính thích nghi của loài, thay đổi phụ thuộc vào trạng thái của môi trường.
Bodenhaimo 1938 đã dung khái niệm tuổi sinh thái để chỉ thời gian trước sinh
sản, tuổi sinh sản và sau sinh sản. Trong điều kiện thuận lợi, khi mật độ gia tăng số
lượng thì mật độ của những cá thể trẻ tương đối cao, ngược lại khi số lượng tương đối
của nhóm tuổi trẻ thấp thì số lượng của quần thể bị giảm do giảm sức sinh sản.

Ở vĩ độ thấp, do ưu thế là các quần thể có chu kì sống ngắn, khả năng khôi phục
số lượng nhanh, số lượng các nhóm tuổi ít, điều đó cho phép chúng chịu nổi mức tử
vong đáng kể trong điều kiện bị vật dữ tấn công nhiều. Trong vùng cực và vùng cận
Trang


Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV

cực các quần thể có nhiều nhóm tuổi để duy trì tính ổn định cho quá trình tái sản xuất
trong điều kiện môi trường biến động
Trong điều kiện ổn định ở các loài, tỉ lệ các nhóm cũng hướng đến sự ổn định và
mang đặc tính của loài.
VD: Loài ấu trùng phù du Ephemeraptera phát triển kéo dài từ một đến vài năm
với 17 tuổi và có 16 lần lột xác trong nước còn dạng trưởng thành thì chỉ sống một vài
ngày.
VD: Một số cá thuộc họ Salmonidae không có thời kì sau sinh sản vì sau khi đẻ cả
cá bố và mẹ đều chết.
Về mặt sinh sản, quần thể của bất kỳ sinh vật thường bao gồm 3 nhóm chính :
trước sinh sản trong sinh sản và sau sinh sản.
1.2.4 Cấu trúc giới tính
Là tỉ lệ giữa cá thể đực và cá thể cái trong quần thể. Nhịp điệu tái sản xuất của
quần thể tăng khi tăng số lượng của cá thể cái, sonh trong điều kiện đó sức sống của
thế hệ con cháu lại giảm. Bởi vậy, trong điều kiện thuận lợi, ở nhiều loài động vật, cá
thể cái thường chiếm ưu thế thậm chí còn không có cá thể đực như ở nhiều loài giáp
xác bậc thấp và cả luân trùng, trong mùa hè toàn vắng con đực. Khi điều kiện sống
thay đổi theo hướng xấu đi, số lượng tương đối của con đực tăng lên, làm tăng sức
sống của thế hệ con cháu chúng.
Tỉ lệ giới tính của quần thể phụ thuộc vào tính di truyền của loài và đồng thời
chịu sự chi phối của môi trường ngoài. Ở thủy sinh vật, biến đổi này rất quan trọng và
rõ rệt đặc biệt đối với sự thay đổi của nhiệt độ.

VD: Khi nhiệt độ 10-120C số lượng con đực của thế hệ sau của loài giáp xác
Macrocyclops albidius là 40,2% còn ở nhiệt độ 25-280C là 64,7%
Ở động vật sinh sản lưỡng tính, có sự thay đổi luân phiên giữa pha đực và pha
cái thì cấu trúc giới tính phụ thuộc vào tuổi cá thể.
VD ở tôm Pandalus borealis lần đầu tham gia sinh sản là con đực ở tuổi 2,5
tuổi. Sau đó đổi giới tính, lần sinh sản sau đẻ trứng.
1.3. Mối quan hệ trong nội bộ quần thể
Mối quan hệ nội bộ loài được thể hiện rất đa dạng bao gồm các mối tương tác âm (đấu
tranh trực tiếp về thức ăn, nơi ở, tranh giành con cái…) và tương tác dương (hình thành
bầy, đàn…).
1.3.1 Đấu tranh trực tiếp:
Cuộc đấu tranh này rất đa dạng:
Trang 10


Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV

- Hiện tượng tỉa thưa ở thực vật: Khi mật độ vượt khỏi khả năng nuôi sống của
môi trường thì sẽ có hàng loạt cá thể bị tiêu diệt trước tuổi thọ.
- Sự ăn đồng loại: Gặp nhiều ở cá, như cá vược Perca fluviatilis, cá măng Sudae,
giáp xác, sao biển… Trong điều kiện nguồn thức ăn ít, những con trưởng thành không
khai thác được Plankton, đành ăn những con non của mình, kẻ dinh dưỡng chính bằng
plankton.
- Đánh đuổi để chiếm đoạt thức ăn, nơi ở, con cái: Rất thường gặp trong các thủy
sinh vật như ở cá chọi, cá cờ, cá gai, các loài cua, sao biển…
VD: Cua Pieumnus sayi đấu tranh dành nơi ở trong tập đoàn Bryozoa và chỉ kết
thúc khi một trong hai đối thủ bỏ đi.
- Kí sinh cùng loài: VD cá Edriolychnus schmidtii Ceratias trong bộ phụ
Ceratioidei con đực kí sinh vào con cái. Con đực thích nghi tới mức tiêu biến hết cả
nội quan chỉ còn ống ruột, miệng bám và tuyến sinh dục phát triển làm nhiệm vụ sinh

sản của loài.
1.3.2 Sự hợp tác của các cá thể:
Là xu hướng ưu thế trong đời sống của thủy sinh vật.
VD: ở cá voi không răng và Delphin, những con khỏe luôn chăm sóc con ốm
bằng cách hợp tác nâng đỡ con yếu khi bơi khỏi chìm.
Sự tập trung bày đàn là hiện tượng phổ biến ở thủy sinh vật, sự họp đàn có thể
tạm thời để săn mồi, đấu tranh chóng vật dữ, sinh sản hoặc họp đàn lâu dài đối với sinh
vật sinh sống tập đoàn hay sống đàn.
VD: Trong tập đoàn cua Maja squinado gồm những con đã lột xác và những con
chưa lột xác. Những con lột xác nằm ngoài biên bên trong là những con chưa lột xác
và cua cái được bảo vệ; những con nằm ngoài gài chân vào nhau, tránh tối đa sự ăn
mòn của bạch tuộc.
1.4. Dao động số lượng quần thể
1.4.1 Sự dao động số lượng có chu kì
Là kiểu dao động số lượng xảy ra một cách có chu kì, có liên quan tới tính chất
chu kì của các yếu tố sinh thái như nhiệt độ, ánh sáng, tuần trăng, thủy triều….
+ Dao động theo chu kì ngày đêm: Liên quan tới chiếu sáng, thường phổ biến ở
sinh vật nhỏ có chu kì sống ngắn như vi sinh vật, tảo đơn bào, động vật nguyên sinh...
Ở chúng, sự sinh sản và tử vong xảy ra theo nhịp điệu. Ban đêm là thời kì sinh sản của
đa số các loài động vật bậc thấp, ban ngày chúng bị chết chủ yếu do bị ăn mòn còn sinh
sản thì ngừng trệ. Thực vật đơn bào thì ngược lại.
Trang 11


Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV

+ Dao động theo chu kì mùa: Do cường độ bức xạ mặt trời thay đổi theo mùa, các
loài thực vật tăng cường trao đổi chất và sinh sản vào mùa nóng ấm, kéo theo sự phát
triển của các loài động vật. Đây là kiểu dao động số lượng quan trọng và phổ biến ở
thủy sinh vật trong thủy vực. Có ý nghĩa lớn đối với việc khai thác nguồn lợi sinh vật

thủy vực
+ Dao động theo chu kì năm: thường trong khoảng thời gian một vài năm lại xảy
ra sự dao động có chu kì của cường độ bức xạ mặt trời, sự dao động mực nước, chế độ
dòng chảy… Ví dụ hoạt tính của mặt trời theo chu kì 11-12 năm đã đưa dòng El- Nino
(nước nóng) xâm nhập đến bờ biển Peru, đẩy dòng nước lạnh Peru xuống phía nam và
đồng thời nước trong vùng ấm lên đột ngột, do đó hàm lượng õi giảm đi nhanh chóng.
Hậu quả là động vật ăn nổi và cá ăn nổi bị chết.
+ Dao động theo chu kì mặt trăng và thủy triều: Dao động số lượng của dạng này
liên quan tới sự sinh sản có nhịp điệu theo tuần trăng của nhiều loài động vật sống dưới
nước. Như giun nhiều tơ, giáp xác, thân mềm….
1.4.2 Sự dao động số lượng không có chu kì
Sự thay đổi này gây ra do những yếu tố bất thường của thiên nhiên, nhất là tác
động bất thường của con người. Ví dụ một trận bão đổ bộ vào bờ biển, làm hủy hoại
nhiều nơi sống, gây sự suy giảm hàng loạt các loại sinh vật vùng triều. Phải một thời
gian nào đó, só lượng quần thể của mỗi loài mới được hồi phục. Sự nhiễm bẩn thủy
vực, đặc biệt khi các chất nhiễm bẩn là chất độc có thể gây chết hàng loạt thủy sinh
vật. Khi chất nhiễm bẩn là chất hữu cơ, thủy vực có thể bị giàu chất dinh dưỡng quá
mức, làm giảm số lượng các loài sinh vật ưa oxy như ấu trùng phù du, tăng cường số
lượng sinh vật sống ít ưa oxy như giun ít tơ, ấu trùng muỗi lắc Chironomus.
2. Quần xã sinh thủy sinh vật và hệ sinh thái:
2.1 Khái niệm:
2.1.1 Quần xã sinh vật (community, bioccenos): là một khái niệm trong sinh học,
để chỉ một tập hợp loài sinh vật ở cạn hoặc ở nước, tồn tại dưới dạng các
quần thể sinh vật trong một sinh cảnh (biotop) nhất định của một hệ sinh
thái (ecosystem), có mối quan hệ sinh thái với các nhân tố vô sinh cũng như
với nhau trong sinh cảnh đó.
2.1.2 Quần xã thủy sinh vật
Quần xã thủy sinh vật có sai khác so với quần xã sinh vật ở cạn cả về cấu trúc và về
chức năng:


Trang 12


Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV

Trong quần xã thủy sinh thành phần sinh vật sản sinh (thực vật) có kích thước
nhỏ (vi tảo, rong biển) nhưng có mật độ rất cao. Vì vậy, nhịp độ sinh sản rất cao khiến
cho khối lượng tăng trưởng rất nhanh. Dẫn tới tỷ lệ khối lượng giữa sinh vật sản sinh
với sinh vật tiêu thụ (động vật ở nước) trong quần xã sinh vật ở nước rất khác với quần
xã sinh vật ở cạn. Cụ thể là, tổng khối lượng động vật ở đại dương (32 tỷ tấn) cao hơn
khối lượng thực vật tới 19 lần (1,7 tỷ tấn), trong khi khối lượng thực vật ở cạn lại
thường cao hơn khối lượng động vật tới hàng nghìn lần.
Trong nước không có hoặc rất ít nhóm sinh vật có số lượng lớn trong môi trường
ở cạn, như côn trùng, chim, bò sát, ếch nhái, thú… trong khi đó, lại có những thành
phần chỉ có ở nước như cá, mực, san hô, thú cực lớn như cá voi…
Trong môi trường ở nước cũng hay gặp hơn môi trường ở cạn các quần xã sinh
vật sống trong điều kiện kỵ khí, thiếu oxy như trong tình trạng thuỷ vực ô nhiễm.
Do sự hình thành, tồn tại và biến đổi của các thuỷ vực dưới tác động của thiên
nhiên nên sự tồn tại, biến đổi các quần xã sinh vật ở nước thường cũng rất nhanh theo
thời gian.
Có sự phân tầng theo chiều thẳng đứng (độ sâu) rõ rệt, đặc biệt là ở các thuỷ vực
lớn như biển và đại dương. còn có thể thấy được sự phân bố nhỏ thành các tập hợp loài
hoặc các quần xã nhỏ sống riêng biệt trong một sinh cảnh nhỏ đặc trưng như: vùng
triều, rạn san hô, rừng ngập mặn, vùng đáy mềm…
Có mối quan hệ mật thiết giữa các thành viên trong quần xã, không chỉ về mặt
tiếp xúc cơ học qua vận động trong nước, mà còn nhờ các tác nhân trung gian qua môi
trường nước thường xuyên tác động tới lẫn nhau trong quần xã, đặc biệt là các tác nhân
sinh hoá, các sản phẩm trao đổi chất khác lan truyền trong môi trường nước, có tác
động trong quan hệ kết đàn, săn mồi, tự bảo vệ, sinh sản của thuỷ sinh vật…
2.1.3 Hệ sinh thái

Sinh vật và thế giớ vô sinh có quan hệ khăng khít và thường xuyên tác động qua
lại vớ nhau tạo thành một thể thống nhất. Một đơn vị bất kỳ như thế, bao gồm tất cả
các sinh vật (có nghĩa là quần xã) của một khu vực nhất định tác động qua lại với môi
trường vật lý bằng các dòng năng lượng, tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất định, sự đa
dạng về loài và chu trình tuần hoàn vật chất (tức sự chao đổi vật chất giữa các phần tử
vô sinh và hữu sinh) trong mạng lưới dinh dưỡng được gọi là hệ sinh thái Ecoysystem
– do Tansley một nhà sinh thái học người Anh dùng lần đầu tiên vào năm 1935.

Trang 13


Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV

II. CẤU TRÚC QUẦN XÃ THUỶ SINH VẬT TRONG THUỶ VỰC VÀ ĐẶC TÍNH
THÍCH ỨNG SINH THÁI
1. Các đặc trưng về cấu trúc của quần xã thủy sinh vật
1.1. Cấu trúc về loài và số lượng cá thể
Quần xã bao gồm một số loài được thể hiện bằng số lượng cá thể của các quần thể.
Số lượng loài và số lượng cá thể (hay sinh vật lượng) đặc chưng cho cấu trúc về thành
phần loài của quần xã. Mặc dù trong quần xã gồm nhiều loài, song chỉ có một hoặc
một vài loài chiếm ưu thế về số lượng và sinh vật lượng. Đó là những loài ưu thế.
Những loài còn lại gồm những loài thứ yếu và loài ngẫu nhiên.
1.2. Cấu trúc về kích thước
Cấu trúc kích thước của quần xã phụ thuộc vào số lượng cá thể tạo nên các quần
thể của cả sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy. Thành phần kích
thước của quần thể là yếu tố quan trọng trong quần xã.
1.3. Cấu trúc dinh dưỡng
1.3.1 Thành phần:
Theo cấu trúc về dinh dưỡng, trong quần xã gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu
thụ và sinh vật thủy phân. Ngay bản thân sinh vật tiêu thụ cũng là những sinh vật

phân hủy cỡ lớn, còn các sinh vật, nấm là sinh vật phân hủy cỡ nhỏ.
1.3.2 Xích thức ăn trong thủy vực:
Con đường mà theo nó chất hữu cơ của sinh vật sản xuất chuyển từ một bậc dinh
dưỡng này sang một bậc dinh dưỡng khác gọi là xích thước ăn (chuỗi thức ăn).
Thí dụ một mắt xích thước an trong tầm nước của thủy vực:
Thực vật nổi – giáp xác râu chẻ - cá mè hoa – cá quả
Còn bậc dinh dưỡng bao gồm một nhóm sinh vật khác nhau về mặt phân loại,
nhưng cũng sử dụng một loại thức ăn (ăn cỏ, ăn mùn bã, ăn thịt…)và được coi là một
điểm dừng của vật chất, nhờ đó mà các nhóm sinh vật sau (bậc kế tiếp) có sản phẩm để
thu hái.
Tổ hợp các xích thức ăn trong quần xã được gọi là lưới thức ăn. Trong loại lưới
thức ăn có thể tách ra 3 loaị xích thức ăn. Xích thức ăn “phế liệu” được khởi đầu bằng
các sản phẩn phâm hủy của sinh vật. Xích thức ăn dựa trên cơ sở dinh dưỡng thẩm thấu

Trang 14


Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV

chất hữu cơ hòa tan rất đặc trưng cho nhiều động vật không xương sống, cá cũng như
nhiều loài sinh vật tự dưỡng có đặc tính dị dưỡng nhiều hay ít.
Trong lưới thức ăn của các quần xã ở các thủy vực nghèo dinh dưỡng thì chiếm ưu
thế là xích thức ăn chăn nuôi, vi sinh vật ít, xích thức ăn phân hủy thường yếu. Khi độ
dinh dưỡng của lưu vực nước tăng thì xích thức ăn phế liệu ngày càng trở nên ưu thế.
Xích thức ăn phân hủy sẽ trở thành gần như duy nhất trong quần xã khi điều kiện thủy
vực thiếu oxy và giàu chất hưu cơ.
Xích thức ăn càng kéo dài thì vật chất và năng lượng tiêu hao càng lớn vì khi
chuyển từ một bậc dinh dưỡng này sang một bậc dinh dưỡng khác, số lượng và sinh vật
lượng của bậc sau giảm đi đáng kể so vớ bậc trước kế liền do sự hao hụt của chất hữu
cơ.

1.4. Hệ sinh thái ở nước.
Các hệ sinh thái được đặc trưng bởi mức độ cấu trúc cấu trúc và tổ chức hoạt động
chức năng xác định. Cấu trúc của hệ phụ thuộc vào đặc tính phân boostrong không
gian giữa các thành phần sống và không sống, vào đặc tính động lực học của thủy
quyển theo chiều thẳng đứng và mặt phẳng. Tổ chức, chức năng của hệ suất hiện đảm
bảo cho vật chất quay vòng và năng lượng biến đổi.
Hệ sinh thái nước bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vật lý, song chúng
được coi là những bộ phận tạo nên sự thống nhất và toàn vẹn như một cơ thể sống.
1.4.1 Môi trường :
Môi trường chủ yếu của hệ sinh thái nước là nước, một phần đáy thủy vực và
một phần khác nữa là khí. Những yếu tố vật lý hóa học của nước có vai trò quyết định
đến thành phần sinh vật. Sự phân bố các điều kiện khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng…), các
cơ thể sống, các chất hòa tan dưới dạng chất lơ lửng và các chất hòa tan thuộc nguồn
dinh dưỡng.
1.4.2 Quần xã sinh vật:
Gồm các nhóm
- Sinh vật sản xuất: Gồm chủ yếu là các tảo đơn bào, vi khuẩn có sắc tố và vi
khuẩn hóa tổng hợp. Kích thước cơ thể chúng rất nhỏ nhưng khả năng sản xuất chất
hữu cơ rất lớn, do đó tốc độ quay vòng của vật chất trong hệ sinh thái của nước cao
hơn rất nhiều so với hệ sinh thái ở cạn. Hơn nữa hàm lượng đạm và mỡ trong tảo cao
hơn nhiều so với thực vật trên cạn, tạo ra nguồng thức ăn giàu đạm cho các loài động
vật dễ sử dụng.
- Sinh vật tiêu thụ: Gồm những cơ thể tương đối nhỏ về mặt sinh khối so với các
sinh vật trên cạn. Tỉ lệ giữa nhóm sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ trong các hệ
Trang 15


Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV

sinh thái nước hoàn toàn khác so với các hệ trên cạn. Chẳng hạn ở đại dương sinh vật

lượng của sinh vật tự dưỡng nhỏ hơn so với sinh vật lượng của thực vật trên can từ 710 nghìn lần, trong khi đó sinh khối của động vật giữa các phần của sinh quyển chỉ
chênh nhau một con số.
- Sinh vật phân hủy: Nhóm sinh vật phân hủy đa dạng và giàu có nhiều nơi chúng
chiếm 16 – 91% sinh khối sinh vật nổi.
2. Cấu trúc quần xã thủy sinh vật trong các thủy vực
2.1. Quần xã sinh vật tầng nước (Pelagic communities)
2.1.1 Sinh vật nổi (Plankton)
• Khái niệm
Sinh vật nổi (Plankton) là những sinh vật nhỏ sống trôi nổi hoặc có khả năng bơi
một cách yếu ớt trong tầng nước ngọt, biển, đại dương. Tên gọi của chúng bắt nguồn từ
Hy Lạp πλαγκτoν - có nghĩa là "kẻ du mục hay những tên sống trôi nổi".
Trong khi một vài loài trong nhóm plankton có thể di chuyển theo chiều thẳng
đứng tới vài trăm mét trong một ngày (một tập tính được gọi là di cư theo chiều thẳng
đứng) thì vị trí theo chiều ngang của chúng được xác định bởi sự di chuyển của dòng
nước chứa chúng. Các sinh vật lớn hơn, như mực, cá và các loài thú biển có thể kiểm
soát được sự di chuyển theo chiều ngang và bơi ngược dòng nước, chúng được gọi là
các sinh vật tự bơi - Nekton. Khoa học nghiên cứu về plankton được gọi là Planktology
• Phân loại
Plankton có thể được chia thành Holoplankton và Meroplankton:
+ Holoplankton: là những sinh vật dành toàn bộ vòng đời của nó sống trôi
nổi; ví dụ: Copepods, Salps krill hay jellyfish.
+ Meroplankton: Là bọn chỉ có một giai đoạn nhất định trong vòng đời
sống trôi nổi (thường là trạng thái ấu trùng) ví dụ: sao biển, giáp xác, giun biển
và hầu hết cá.
Plankton là những sinh vật khá nhạy cảm với những thay đổi về các tính
chất lý hóa của nước.
Nếu dựa theo kích thước thì có thể chia Plankton thành các nhóm:
Sinh vật nổi cực lớn
(megaloplankton)


>1.000 mm

Sứa dây

Sinh vật nổi lớn (macroplankton)

1-1.000 mm Sứa nhỏ, hàm tơ

Trang 16


Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV

Sinh vật nổi vừa (mesoplankton)

1-100 mm

Giáp xác nhỏ

Sinh vật nổi nhỏ (microplankton)

20-200 um

Trùng bánh xe, tao đơn bào

Sinh vật nổi rất nhỏ (nanoplankton) 2-20 um

Động vật nguyên sinh, vi khuẩn

Sinh vật nổi cực nhỏ (picoplankton) 0,2-2 um


Vi khuẩn, cơ thể nhân chuẩn
(eukaryotic)

+ Femtoplankton,

0.2 μm

Tuy nhiên, một vài thuật ngữ trên có thể được sử dụng tương đối linh hoạt, đặc
biệt là ở những nhóm có kích thước lớn. Sự tồn tại và tầm quan trọng của nhóm Nanohay thậm chí những loài nhỏ hơn mới chỉ được phát hiện từ những năm 1980s. nhưng
người ta cho rằng đây là nhóm chiếm một tỷ lệ lớn nhất về số lượng thành viên cũng
như về sự đa dạng trong số các nhóm plankton.
Nếu dựa theo chức năng thì có thể phân chia Plankton thành các nhóm sau:
+ Phytoplankton (from Greek phyton or plant), bao gồm các nhóm tảo sống gần
mặt nước nơi có đầy đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp.
+ Zooplankton (from Greek zoon or animal), bao gồm các động vật nguyên sinh,
giáp xác và rất nhiều các động vật nhỏ khác mà chúng sử dụng các plankton khác làm
thức ăn. Zooplankton cũng bao gồm trứng và ấu trùng của một số loài động vật lớn như
cá, giáp xác, giun đốt...
+ Bacterioplankton, gồm có bacteria và archaea, chúng giữ một vai trò quan
trọng trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước.
Thích ứng sinh thái: Giảm trọng lượng cơ thể; Tăng diện tích tiếp xúc với nước

Trang 17


Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV

2.1.1.1 Sinh vật tự bơi (Nekton)
Sinh vật tự bơi là những cơ thể đủ lớn đủ khả năng bơi nhanh, vượt quá chuyển

động của nước. ở biển có cua bơi, thân mềm (ốc anh vũ-nautilus), nhiều loài mực, cá,
rùa biển, rắn biển, hải cẩu, cá voi, chim cánh cụt. Động vật tự bơi ở nước ngọt kém
phong phú hơn như giáp xác, côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát, và một số loài động vật
CXS khác như rái cá, chim nước.
Cơ chế vận động:
- Vận động kiểu quạt nước: ĐVKXS cỡ nhỏ
- Uốn lượn cơ thể: cá, rắn biển, thú biển, giun
- Vận động kiểu phản lực: Mực

Trang 18


Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV

2.1.1.2 Sinh vật màng nước (Neiston)
Sống quanh màng nước (ở giữa bề mặt nước và khí quyển), nhờ sức căng bề mặt
tạo nên một màng nước có tác dụng như giá đỡ. - - Cơ thể của chúng có vỏ không thấm
nước, nhỏ nhẹ, có chân dài, nhờ vậy có thể di chuyển nhanh trên mặt nước mà không
chìm.
Mắt có cấu tạo hai phần: phần trên có khả năng khúc xạ ánh sáng khí quyển, phần
dưới có khả năng khúc xạ với môi trường nước.
Đặc trưng cho nhóm này là họ gọng vó (Gerridae). Một số loài có khả năng sống
dưới bề mặt nước như một số loài râu ngành, ấu trùng côn trùng.
- Có thể phân biệt hai nhóm khác nhau: sinh vật sống trên màng nước (epineiston) và
sống dưới màng nước (hyponeiston).

2.1.2. Sinh vật sống trôi (Pleiston)
Có cấu tạo cơ thể một nửa trong không khí, một nửa nhúng trong tầng nước
trong suốt đời sống, sinh vật sống trôi vừa thích ứng với lối sống trong nước, lại cũng
thích ứng lối sống trong không khí.

Đại diện cho thực vật sống trôi trong nước ngọt là các loài bèo, sống trên trên các
mặt ao, hồ, phần lá mang khí khổng hô hấp không khí, phần thân, rễ nhúng trong nước,
hấp thụ không khí, chất dinh dưỡng hoà tan trong nước.
Đại diện điển hình cho động vật sống trôi ở biển là các loài sứa ống sống trôi trên
mặt biển (Siphonophora) như Physalia với dây phao bơi nhúng trong nước, sứa:
Velella, Porphita với phao bơi nổi trên mặt nước như những cánh buồm. Một số loài cá
như cá mặt trăng (Mola) cũng có lúc chuyển sang đời sống trôi, với vây lưng dựng trên
mặt nước như cánh buồm.

Trang 19


Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV

2.1.2.1 Sinh vật nền đáy (Benthos)
Hai nhóm lớn: động vật đáy (zoobentos) và thực vật đáy (phytobentos). Theo lối
sống, có thể phân thành ba nhóm:
- Sống trên mặt đáy (epifauna),
- Trong nền đáy (infauna)
- Sống bám trên vật thể dưới đáy (periphyton).
Có thể phân biệt sinh vật
- thích đáy bùn (pelophile),
- đáy cát (psammophile),
- đáy đá (lithophile),
- đáy đất sét (argilophile).

Trang 20


Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV


III. PHÂN BỐ TỔNG QUÁT CỦA THUỶ SINH VẬT TRONG THUỶ QUYỂN
Phân bố của thuỷ sinh vật là kết quả của một quá trình tiến hoá lâu dài có liên
quan tới các biến cố trong lịch sử địa chất dẫn tới những biến đổi các điều kiện vô sinh
và hữu sinh của các thuỷ vực.
Phân bố của các thuỷ sinh vật theo các thuỷ vực được hình thành do đặc tính thích
ứng sinh thái của thuỷ sinh vật với điều kiện môi trường sống từng loại thuỷ vực, tạo
nên các quần xã thuỷ sinh vật sống trong từng thuỷ vực.
Trên qui mô toàn thuỷ quyển, trên trái đất lại thấy có những hình thái phân bố
tổng quát như phân bố theo vĩ độ, phân bố lưỡng cực, phân bố hai bên Thái Bình
Dương
1. Phân bố theo vĩ độ
1.1. Tính đa dạng của thành phần loài
Đi từ vùng cực về xích đạo, số loài của nhiều nhóm thuỷ sinh vật tăng dần lên rõ
rệt
Nguyên nhân: do khu hệ nhiệt đới là khu hệ cổ; thành phần loài phong phú; điều
kiện sống ở vùng nhiệt đới thuận lợi; nhịp điệu hình thành loài mạnh hơn.
1.2. Số lượng thuỷ sinh vật
Số lượng và khối lượng Thuỷ sinh vật ở đại dương giảm đi rõ rệt từ vùng ôn đới về
xích đạo.
Nguyên nhân: ở vùng xích đạo, do nhiệt độ chênh lệch trong năm không lớn, chu
chuyển nước theo chiều thẳng đứng từ dưới sâu lên mặt không xảy ra. Cũng có thể do
điều kiện nhiệt độ cao, cường độ trao đổi chất ở cơ thể cũng tăng cao, năng lượng tiêu
hao nhiều hơn, làm giảm khối lượng sinh chất hình thành trong quá trình sinh trưởng
và phát triển.

Trang 21


Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV


Phân bố hai bờ Thái Bình dương của cá họ Embiotocidae

Phân bố hai bờ Thái Bình dương của cua Cancer ampiaetus (1) và hai bờ Đại Tây
dương của hải miên Styela attantica (2) và S. partita (3)
2. Phân bố theo độ sâu
Theo thống kê, ở đại dương
• ở độ sâu 2.500-4.500m có khoảng 990 loài,
• ở 4.500-6.000m có 300 loài
• ở độ sâu 6.000m- chỉ còn 286 loài (Zenkevichs, 1969).
• Số lượng cũng có sự biến đổi tương tự.
• Nguyên nhân
- Điều kiện sống ở tầng sâu có nhiều khó khăn hơn ở tầng mặt;
Trang 22


Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV

- Lượng thức ăn hữu cơ nghèo dần đi theo độ sâu;
- Khả năng quang hợp của thực vật giảm dần theo độ giảm ánh sáng, làm giảm khối
lượng thực vật nổi sản sinh.
IV. PHÂN BỐ CỦA THUỶ SINH VẬT THEO THUỶ VỰC
Sai khác về nồng độ muối đã tạo nên hai vùng phân bố lớn: thuỷ sinh vật nước
mặn ở biển và đại dương và thuỷ sinh vật nước ngọt nội địa.
Chế độ thuỷ học, chế độ ánh sáng và các nhân tố khác cũng có ý nghĩa quan trọng
đối với phân bố của thuỷ sinh vật theo các thuỷ vực.
• Thuỷ sinh vật nước mặn: thích ứng độ muối 30-38 ‰
• Thuỷ sinh vật nước ngọt: thích ứng độ muối 0,5-5 ‰
• Thuỷ sinh vật nước lợ: thích ứng độ muối 5-25 ‰
• Thuỷ sinh vật nước quá mặn: thích ứng độ muối 347 ‰


Vùng phân bố của các nhóm thuỷ sinh vật cơ bản của khu hệ động vật ở nước theo độ
muối
I. Loài ở biển chính thức; II. Loài ở biển rộng muối có xu hướng biển; III. Loài ở biển
rộng muối có xu hướng nước lợ; IV. Loài nước lợ chính thức; V. Loài nước ngọt rộng
muối có xu hướng nước lợ; VI. Loài nước ngọt rộng muối có xu hướng nước ngọt; VII.
Loài nước ngọt chính thức.
V. BIẾN ĐỘNG PHÂN BỐ QUẦN XÃ THUỶ SINH VẬT TRONG THUỶ VỰC
Có kiểu phân bố tương đối rõ ràng.
Trang 23


Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV

Có những biến động, phụ thuộc vào đặc điểm của các sinh cảnh, vào sự biến đổi
của các nhân tố của môi trường sống theo thời gian và không gian.
Có đặc tính phân bố và biến động theo chiều ngang, theo chiều thẳng đứng và theo
mùa vụ.
• Biến động không có quy luật
• Biến động có quy luật
- Di chuyển trong đời sống
- Di chuyển ngày đêm
- Di nhập vào thuỷ vực nội địa của thuỷ sinh vật biển
+ Di nhập tạm thời
+ Di nhập thích ứng với nước lợ
+ Di nhập thích ứng với ngọt
+ Di lưu
VI. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG CỦA QUẦN XÃ THUỶ SINH VẬT
Chỉ số đa dạng sinh học dựa trên mối quan hệ giữa số loài và số cá thể có trong
một quần xã thuỷ sinh vật, và theo qui luật tính đa dạng của quần xã khi hệ sinh thái

thuỷ vực có biến đổi, đặc biệt khi bị ô nhiễm.
Hệ số Shannon-Weiner
S: Tổng
loài trong một mẫu thu
Hệ sốsố
Shannon-Weiner
S: Tổng số loài trong một mẫu thu
• Ni:
Ni:SốSố
củai loài
trong
cá cá
thể thể
của loài
trongimẫu
thu mẫu
số cá
mẫu mẫu
• N:
N:Tổng
Tổng
sốthể
cátrong
thể trong
s
Ni
Ni
H′
=



ln
Hệ số Margalef
i=
1 N
N

Hệ số Simpson

Hệ số Pilou

Hệ số Jaccard

Hệ số Sorensen

Chỉ số ưu thế (Y)

Ni Ni
ln
i =1 N
N
s

thu

H′ = −∑

D=
S =∑


S −1
ln N

Ni ( Ni − 1)
N ( N − 1)

H'
E=
H ′ max
J = 100 ×

S=

Y=

Sc
S1 + S 2

2×C
A+ B
Ni
fi
N

Trang 24


Nguyễn Thanh Loan- Lớp Cao học K17 Viện STTNSV

C. KẾT LUẬN

Quần xã sinh vật ở các thủy vực là vô cùng đa dạng và phong phú. Đó là nguồn
lợi kinh tế của cả đất nước. Tuy nhiên hiện nay nguồn lợi này cần có các biện pháp
khai thác và bảo vệ hợp lí.
Từ các nghiên cứu về quần xã thủy vực các nhà nghiên cứu chú trọng nghiên cứu
đời sống tập tính hoạt động của quần xã từ đó đưa ra các biện pháp nhằm làm thúc đẩy
và tăng tiềm năng phát triển của nguồn lợi được coi là vô tận đó
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Powpoint sinh thái thủy vực của thầy
2. Giáo trình thủy sinh vật học- Lê thị Nga
3. Các thông tin khác lấy trên internet

Trang 25


×