Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÀI TIỂU LUẬN MÔN ĐA DẠNG SINH HỌC CÔN TRÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.56 KB, 11 trang )

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

TIỂU LUẬN MÔN HỌC : ĐA DẠNG SINH HỌC CÔN TRÙNG

Tên tiểu luận:
“ĐA DẠNG CÔN TRÙNG BỘ CÁNH CỨNG
(COLEOPTERA) Ở VIỆT NAM – Ý NGHĨA CỦA
NHÓM CÔN TRÙNG TRÊN”

Học viên: Nguyễn Thanh Loan
Lớp: Cao học K17- Viện Sinh thái và TNSV
Giáo viên bộ môn: TS. Phạm Hồng Thái


I. ĐA DẠNG VỀ CÔN TRÙNG VÀ BỘ CÁNH CỨNG (COLEOPTERA)
Côn trùng hay sâu bọ (Insecta) là lớp lớn nhất thuộc ngành chân khớp
(Arthropoda) phân bố rộng rãi nhất trên trái đất. Côn trùng là nhóm phong phú và đa
dạng nhất trong giới động vật. Theo Tangley năm 1997 có khoảng 751000 loài, theo
Nieuwenhuys năm 1998 khoảng 800000 loài, theo IUCN năm 2004 khoảng 950000 loài
và theo Myers năm 2001 khoảng hơn 1 triệu loài. Các tính toán khác dựa trên ngoại suy
từ loài Coleoptera và Lepidoptera tại New Guinea bởi Novotny et al năm 2002 có thể từ
3,7 triệu loài và 5,9 triệu cho tổng số động vật chân đốt trên toàn thế giới.
Côn trùng là nhóm động vật đa dạng bậc nhất thế giới khoảng 1 triệu loài đã được
mô tả, số loài côn trùng chiếm hơn một nửa tổng số loài sinh vật mà con người đã biết, số
loài chưa được mô tả có thể lên tới 30 triệu.
Bộ cánh cứng (Coleoptera) là bộ lớn nhất trong lớp Côn trùng (Insecta), có trên
350000 loài đã được mô tả. Côn trùng bộ cánh cứng có kích thước rất đa dạng từ 1mm –
75mm. Ví dụ loài xén tóc (Titanus giganteus) ở vùng nhiệt đới chiều dài cơ thể có thể đạt
đến 170mm.
Phần lớn côn trùng cánh cứng có 2 đôi cánh phát triển, đôi cánh trước hóa kitin


cứng luôn nằm sát một đường thẳng trên lưng và che phủ đôi cánh sau. Đôi cánh sau là
cánh màng thường dài hơn cánh trước, được gấp ở dưới cánh trước khi không bay. Các
loài côn trùng thuộc bộ này có kiểu miệng gặm nhai, hai hàm trên rất phát triển, bàn chân
có từ 3-5 đốt.
Côn trùng bộ cánh cứng thuôc nhóm biến thái hoàn toàn. Sâu non có nhiều hình
dạng khác nhau, nhưng đa số có dạng chân chạy hoặc dạng bọ hung. Nhộng đa số là
nhộng trần, có nhiều loài làm nhộng trong đất và được bao bọc bằng kén đất hoặc tàn dư
thực vật. Một số loài như sén tóc, nhộng được bao bọc bằng một lớp kén mỏng. Ngoài ra
côn trùng bộ Cánh cứng còn đẻ trứng ở trong vỏ thân cây, trong mô lá, trong đất và trong
nước. Trứng có dạng hình cầu hoặc hình bầu dục. Thức ăn của chúng thường là thực vật
nhưng cũng có nhiều loài ăn động vật, nhiều loài có ích chúng ăn thịt các loài sâu hại, có
loài lại chuyên ăn chất hữu cơ mục nát hoặc những di thể động- thực vật, các bào tử nấm
và một số ít loài thuộc nhóm ký sinh hoặc sống cộng sinh trong ổ những côn trùng xã hội.


Với những loài ăn thực vật có quan hệ dinh dưỡng đa dạng, có thể tấn công tất cả các bộ
phận của cây, rất nhiều loài ăn hại lá, đục thân, cành, hoa, quả, một số loài thì đục khoét
trong lá, tấn công rễ, vỏ cây.
Chu kì sống của chúng rất khác nhau, mỗi năm có từ 3-4 thế hệ hoặc cần nhiều
năm để hoàn thành một thế hệ.
Ở Việt Nam thành phần loài cánh cứng rất phong phú, hiện biết khoảng 15 họ có số
lượng lớn thường được quan tâm trên các loại cây trồng nông nghiệp đó là: họ Bọ chân
chạy (Carabidae), họ Hổ trùng (Cicindelidae), họ Cánh ẩn (Staphilinidae), họ Bổ củi
(Elateridae), họ Bổ củi giả (Buprestidae), họ Mọt đầu dài (Bostrychidae), họ Mọt mỏ
ngắn (Ipidae), họ Mọt đậu (Lảiidae), họ Vòi voi (Curculionidae), họ Chân bò giả
(Tenebrionidae), họ Ban miêu (Meloidae), họ Xén tóc (Cerambicidae), họ Ánh kim
(Chrysomelidae), họ Bọ hung (Scarabacidae), họ Bọ rùa (Coccinellidae)
Các nghiên cứu về bộ côn trùng cánh cứng ở nước ta không nhiều, chủ yếu nghiên
cứu tập trung vào các loài cô trùng thuộc nhóm côn trùng gây hại, từ đó đưa ra các biện
pháp phòng trừ, một số ít thì đưa ra các biện pháp bảo tồn các loài côn trùng có ích.

Trước năm 1945 những nghiên cứu về khu hệ côn trùng nông nghiệp ở nước ta
chưa được bao nhiêu.
Sau năm 1954, công tác điều tra cơ bản động vật trong đó có côn trùng cánh cứng
được tiến hành ở miền Bắc Việt Nam. Kết quả điều tra theo Viện bảo vệ thực vật (BVTV1976) đã công bố danh mục côn trùng, trong đó cánh cứng ăn thịt có 8 loài. Mai Quý,
Trần Thị Bích Lan, Trần Thị Lài (1981) ghi nhận cánh cứng ăn thịt trên lúa có 38 loài.


Các họ cánh cứng thường gặp
1. Họ chân chạy (carabidae)
Bọ cánh cứng thuộc họ chân chạy phổ biến nhất hiện nay có tên khoa học là
Carabidae. Đây là một trong những họ bọ lớn nhất trong bộ Cánh cứng. Có hơn 40.000 loài

trên khắp thế giới với khoảng 2000 loài được tìm thấy ở Bắc Mỹ và 2700 loài ở châu Âu.
Bao gồm nhiều loài có kích thước, hình dạng và màu sắc khác nhau. Phần lớn có màu tối,
bóng loáng, đẹp và cánh cứng có nhiều ngấn dọc.

Họ chân chạy (Pterostichus spp.). (Carabidae) phổ biến tại đồng bằng sông Cửu Long
Bọ cánh cứng thuộc họ chân chạy có đốt thứ nhất của bụng về phía mặt bụng thường
bị cắt quãng, không liên tục bởi ở đốt chậu chân râu. Đầu có miệng phát triển, bề ngang của
đầu hẹp hơn bề ngang của ngực trước. Bàn chân của 3 đôi chân đều có 5 đốt (ký hiệu 5-5-5).
Ấu trùng mình dài nhỏ, râu đầu 4 đốt, chân ngực phát triển. Thường có một đôi lông đuôi.
Đốt thứ 10 của bụng thường có một đôi chân mông.
Bọ cánh cứng thuộc họ chân chạy thường sống trên cạn, cư trú và hoạt động trong đất,
trên mặt đất, dưới gạch đá. lá cây rụng,... khi bị quấy rầy loại nầy chạy rất nhanh, ít khi bay.
Đa số hoạt động về đêm, một số ít bị hấp dẫn bởi ánh sáng đèn.
Hầu hết các Bọ cánh cứng thuộc họ chân chạy là nhóm có ích, cả thành trùng lẫn ấu
trùng đều sinh sống trên những động vật nhỏ khác.
2. Họ Hổ trùng (cicindelidae)

Có 4000 loài được công nhận. Trưởng thành thường có màu sắc lấp lánh ánh kim

và nhiều đốm vân đẹp. Kích thước cơ thể trung bình. Đầu kiểu miệng phía dưới. Bề


ngang của đầu rộng hơn bề ngang của ngực trước. Mắt kép to và lồi (nên còn được gọi là
họ Mắt trố). Hàm trên hơi cong dài và sắc. Phiến chân môi trên phát triển ra 2 bên tới góc
chân râu đầu. (Phân biệt với họ Carabidae)

3. Họ Cánh cộc (STAPHYLINIDAE)
Họ cánh cộc Staphylinidae, bộ cánh cứng Coleoptera là họ các loài côn trùng cánh
cứng có kích thước nhỏ bé, số lượng loài rất lớn, trên 46.000 loài trên thế giới, chỉ đứng
sau họ vòi voi Curculionidae. Kích thước cơ thể bé hoặc trung bình, có hình dài, 2 mép
bên cơ thể gần như song song với nhau. Râu hình sợi chỉ hoặc hình gậy, chia 10-11 đốt.
Cánh trước ngắn, cuối cánh như bị cắt ngang. Bụng có 8 đốt và có thể cong lên phía lưng
để đẩy xếp cánh sau.
Đại diện tiêu biểu là Kiến ba khoang.

Ocypus sp.

Paederus littoralis

Tachyporus obtusus

Ocypus olens

Cordalia tsavoana


4. Họ Bổ củi (ELATERIDAE)
Kích thước cơ thể nhỏ, trung bình. Râu đầu dạng sợi chỉ hoặc răng cưa. Mảnh lưng
ngực trước phát triển, hai góc sau của mảnh lưng ngực trước kéo dài ra phía sau thành 2

răng nhọn sát tới chân cánh, mảnh bụng ngực trước có một kim dài nhọn nằm lọt vào
rãnh lõm của ngực giữa. Ba đôi chân ngực thường co sát mình lúc không hoạt động. Con
trưởng thành có thể bật nảy mình lên khi bị ấn úp xuống hoặc lật ngửa mình. Da cứng và
trơn.
5. Họ Bổ củi giả (BUPRESTIDAE)
Kích thước, hình dáng giống bổ củi. Mảnh lưng ngực trước phát triển ra sau, sát
khít với chân cánh. Mặt bụng của ngực trước cũng có một kim dài nhọn, nhưng trưởng
thành không có đặc tính bật nhảy như bổ củi. Đầu thường bị ngực trước che khuất tới
phần sau của mắt kép. Màu sắc của bổ củi giả rực rỡ, đẹp hơn so với bổ củi. Vì màu sắc
sặc sỡ nên bọn này khi chết đi làm tiêu bản thì rất đẹp và có giá trị cao
6. Họ Đom đóm (LAMPYRIDAE)
Đom đóm có màu nâu và thân mềm, thường có cánh cứng dai hơn các loài bọ cánh
cứng khác. Nhóm này chúng ta đều quen thuộc và có thể nhận biết qua việc chúng phát
sáng, và thậm chí ấu trùng cũng có khả năng phát sáng luôn
7. Họ Kẹp kìm (LUCANIDAE)
Còn gọi là bọ Sừng hươu, bọ ngà, bọn này dễ dàng nhận biết qua cặp hàm trên kéo
dài ra phía trước của con đực, mà chúng ta hay gọi la sừng. Con cái về hình dáng tương
đối giống con đực nhưng không có hàm trên kéo dài và kích thước thường nhỏ hơn.
8. Họ PASSALIDAE
Còn được gọi bằng tên “bess beetles”. Hầu hết các thành viên trong họ này có cơ thể
màu đen, hoặc đỏ đậm, với đôi cánh có những đường vân thẳng suốt dọc đôi cánh. Kích
thước trung bình của các thành viên trong họ đều nhỏ, hầu hết là dưới 5 cm.
Họ này không có quan hệ gì với họ Lucanidae, tuy nhiên hình dáng cơ thể khá giống


nhau, đặc biệt giống với loài Nigidius birmanicus (Boileau,1911). Điểm phân biệt dễ thấy
nhất của 2 họ này là đôi râu: râu của họ Lucanidae quặp lại, đốt râu đầu thẳng, dài nối với
đoạn sau bằng điểm gập rõ nét, đôi khi tạo nên một góc vuông. Còn râu của họ Passalidae
không quặp, mà hơi cong, đốt đầu không dài, đóng vai trò là râu gốc, nhiều sợi râu nhỏ
mọc từ sợi râu chính này, luôn luôn cong hướng vào trong.

Ngoài ra những thành viên họ Lucanidae có phần đầu tương đối lớn so với phần ngực,
hình dạng ngực góc cạnh, trong khi họ Passalidae đầu nhỏ so với ngực, hình dạng ngực ít
góc cạnh.
9. Họ Vòi voi (CURCULIONIDAE)
Đúng như tên gọi của chúng. Đầu kéo dài ra phía trước tựa như một cái vòi, miệng gậm
nhai ở phía cuối vòi. Râu đầu dạng dùi đục (có 3 đốt cuối phình to) thường cong gấp hình
đầu gối và có từ 3-12 đốt. Cánh sau phát triển bình thường song có một số loài thì ít sử
dụng cánh sau để bay xa mà thường bò trên mặt đất. Bọn này nhiều loài có màu sắc khá
đẹp và sặc sỡ.
Sâu non màu trắng vàng, không có chân thường có hình hơi cong kiểu chiếc liềm. Có một
số loài sống trên cây có chân ngắn.
11. Họ Ban miêu (MELOIDAE)
Kích thước cơ thể bé hoặc trung bình - lớn. Thân, cánh tương đối mềm. Màu sắc
phần nhiều tối xám, một số ít loài màu sáng tươi óng ánh kim loại. Có một số loài ban
miêu có dạng cánh ngắn. Đầu của ban miêu thường cúi xuống và lộ rõ cổ. Bề ngang của
mảnh lưng ngực trước hẹp hơn bề ngang giữa 2 vai cánh.
Trưởng thành có tính ăn hại cây, có thể cắn lá, hoa, nhất là những cây họ đậu hoặc
họ bầu bí.
12. Họ Xén tóc (CERAMBYCIDAE)
Kích thước cơ thể trung bình hoặc lớn. Có hình dáng nói chung hơi dài, hẹp hoặc
hình ống tròn. Trên cơ thể có đầy những lông tơ bé nhỏ, có đủ màu sắc sáng tối và đốm
hoa vân. Đầu có miệng phía dưới hoặc phía trước. Miệng gậm nhai khoẻ và rất sắc. Râu
đầu hình sợi chỉ thô, thường có 11 đốt và dài vượt quá thân hoặc quá nửa chiều dài thân.
Đốt chân râu to, cuống râu bé. Mép trong của mắt kép thường lõm và vây quanh lấy ổ


chân râu. Bề ngang của mảnh lưng ngực trước hẹp hơn khoảng cách 2 vai cánh. Hai góc
sau mảnh lưng ngực trước kéo sau thành gai nhọn.
13. Họ ánh kim (CHRYSOMELIDAE)
Hay còn gọi là bọ ăn lá. Kích thước cơ thể bé hoặc trung bình, có hình bầu dục hơi

dài, một số ít loài có hình bán cầu. Màu sắc lấp lánh ánh kim loại. Đầu rõ rệt (một số ít
loài đầu bị mảnh lưng ngực trước che khuất một phần), râu đầu dạng sợi chỉ có 11 đốt
nhưng không dài quá chiều dài thân, lúc sống thường duỗi ra phía trước (khác xén tóc).
Mắt kép hình trứng tròn, không lõm như xén tóc.
Côn trùng họ này có tính ăn hại cây. Sâu trưởng thành phần lớn cắn hoặc ăn thủng
lá. Sâu non có thể đục lá, cắn lá, đục rễ, quả...
14. Họ Bọ hung (SCARABAEIDAE)
Là họ đa dạng nhất về số loài cũng như hình thái bên ngoài của các loài. Gồm các
loài đã quen thuộc với anh em trong diễn đàn như Cánh cam, Bọ phân, Kiến vương một,
hai sừng, Bọ chữ Y, Bọ tên giác 3,5 sừng v.v…
Kích thước cơ thể nhỏ hoặc trung bình - lớn. Màu sắc có nhiều loại: Đen, nâu, xanh. Hình
bầu dục, lưng hơi vồng lên trơn tru và bóng láng. Râu đầu kiểu lá lợp hoặc hình dẻ quạt
hơi cong, dạng gấp khúc đầu gối, có từ 8-11 đốt. Mép ngoài đốt chày chân trước có 2-3
mấu răng cưa hoặc gai, cựa. Cánh thường không che khuất hết phần bụng.
15. Họ Bọ rùa (COCCINELLIDAE)
Đôi khi còn gọi là Bọ dừa. Kích thước cơ thể nhỏ hoặc trung bình. Mặt lưng của cơ
thể thường vồng lên hình bán cầu, mặt bụng bằng. Màu sắc rất phong phú, thường có
màu đỏ, da cam bóng loáng với những vân, chấm màu đen hoặc có màu nâu tối được phủ
một lớp lông mịn. Râu đầu hình dùi đục ngắn, có 11 đốt.


II. VAI TRÒ CỦA CÔN TRÙNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI.
Chỉ có 0,1% các loài côn trùng là đi ngược lại lợi ích của con người. Nhiều côn
trùng được coi là những con vật có hại với loài người vì chúng truyền bệnh (ruồi, muỗi),
phá hủy các công trình (mối), hay làm hỏng các sản phẩm lương thực (mọt). Các nhà côn
trùng học đã đưa ra nhiều biện pháp để kiểm soát chúng mà phổ biến nhất là thuốc trừ
sâu. Tuy nhiên, ngày nay các phương pháp kiểm soát bằng sinh học (methods of
biocontrol) đang ngày càng được dùng phổ biến hơn.
Mặc dù các côn trùng có hại thường nhận được nhiều sự quan tâm hơn, bên cạnh
đó vẫn có nhiều loài có lợi cho môi trường và con người. Một số loài thụ phấn cho các

loài thực vật có hoa (ví dụ ong, bướm, kiến...). Sự giao phấn (pollination) là sự trao đổi
(hạt phấn) giữa các thực vật có hoa để sinh sản. Các loài côn trùng khi lấy mật và phấn
hoa đã vô tình tiến hành giao phấn. Ngày nay, một loạt các vấn đề về môi trường đã làm
giảm các quần thể "nhà giao phấn" (pollinator) này. Số lượng các loài côn trùng được
nuôi với mục đích làm vật trung gian quản lý việc thụ phấn cho thực vật đang trong thời
ký phát triển thịnh vượng.
Một số côn trùng cũng sinh ra những chất rất hữu ích như mật, sáp, tơ. Ong mật đã
được con người nuôi từ hàng ngàn năm nay để lây mật. Tơ tằm đã có ảnh hưởng rất lớn
tới lịch sử loài người, các mối quan hệ thương mại được thiết lập trên con đường vận
chuyển tơ lụa giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Ấu trùng maggot được sử
dụng để chữa trị vết thương, ngăn chặn sự hoại tử do chúng ăn các phần chết thối.
Phương pháp điều trị hiện đại này đã được sử dụng ở một vài bệnh viện trên thế giới.
Nhiều nơi trên thế giới, côn trùng được sử dụng làm thức ăn cho con người
(entomophagy) trong khi nó lại là đồ kiêng kị với vùng khác. Thực ra đây cũng là một
nguồn protein trong dinh dưỡng của loài người. Người ta không thể ước tính được có bao
nhiêu loài côn trùng đã nằm trong thực đơn của con người nhưng nó đã có mặt trong rất
nhiều thức ăn, đặc biệt trong ngũ cốc. Hầu hết chúng ta không nhận ra rằng các luật bảo
vệ thực phẩm ở nhiều nước không ngăn cản việc có mặt của côn trùng trong thức ăn.


Nhiều côn trùng, đặc biệt là các loài cánh cứng là những bọn ăn xác thối, chúng ăn
các xác động vật chết, các cây bị gãy mục, trả lại môi trường các dạng hữu ích cho các
sinh vật khác sử dụng. Ai Cập cổ đại đã sùng bái coi những con bọ cánh cứng như bọ
hung là thần linh, bên cạnh nhiều động vật linh thiêng khác của họ như cá sấu, hà mã, cá
trê, chim ưng... Điều này bắt nguồn từ một sự quan sát gắn với truyền thuyết: những con
bọ hung Ai Cập sử dụng phân động vật làm thức ăn cho những con non của nó. Mà với
một số lượng bọ hung đông đúc hoàn toàn sống dựa vào những bãi phân thì đối với
chúng, thứ thức ăn bốc mùi này quả thật quý như vàng, và vì thế mà tranh chấp xảy ra.
Chúng phải tìm cách lăn cục phân đi càng nhanh càng tốt khỏi đống phân và tìm một nơi
chôn "kho báu" để giữ cho nó không bị cướp lại bởi những bà mẹ côn trùng khác. Chúng

sử dụng hai chân sau để lăn phân-điều này đồng nghĩa với việc phải lộn ngược thân mình
trong tư thế trồng cây chuối, mà như vậy thì không tiện cho việc quan sát đường đi cho
lắm. Bởi vậy, những con bọ hung sử dụng hướng di chuyển của Mặt Trời, tức là từ Đông
sang Tây làm la bàn định vị, những ông chủ kim tự tháp nhìn thấy các viên phân tròn dịch
chuyển theo hướng di chuyển của Mặt Trời, rồi lại biến mất xuống lòng đất (bọ hung
chôn phân trước khi đẻ trứng lên đó) đã ví những hình tượng không lấy gì làm vệ sinh
lắm ấy với thần Mặt Trời, thần linh tối cao của họ. Và để trả ơn cho công lao dọn vệ sinh
của con bọ hung, người Ai Cập đã trao cho chúng cái chức danh "người dẫn đường cho
thần Mặt Trời".
Hầu hết chúng ta đều không ý thức được rằng, lợi ích lớn nhất của côn trùng chính
là loài ăn côn trùng (insectivores). Nhiều loài côn trùng như châu chấu có thể sinh sản
nhanh đến nỗi mà chúng có thể bao phủ Trái Đất chỉ trong một mùa sinh sản. Tuy nhiên
có hàng trăm loài côn trùng khác ăn trứng của châu chấu, một số khác thì ăn cả những
con trưởng thành. Vai trò này trong sinh thái thường được cho là của các loài chim,
nhưng chính côn trùng, mặc dù không thực sự quyến rũ như những loài lông vũ kia mới
chính là những con vật có vai trò quan trọng hơn. Với bất kỳ loài côn trùng có hại nào,
như con người thường gọi, thì cũng có một loài ong bắp cày là vật ký sinh hay là thiên
địch của chúng và giữ một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các loài có hại đó.


Sự quan tâm của với việc kiểm soát dịch hại bằng thuốc trừ sâu có thể có tác dụng
phản lại, thực tế thì chúng ta đã không nhận ra rằng chính côn trùng đã tự kiểm soát lẫn
nhau và cả các quần thể có hại. Vì vậy, kiểm soát bằng thuốc độc thậm chí có thể dẫn đến
sự bùng phát một loạt dịch hại nào đó.



×