Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Đề án sản xuất mía đường: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng sản xuất mía nguyên liệu và giải pháp phát triển vùng nguyên liệu mía của Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn Thanh Hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.95 KB, 66 trang )

PhÇn thø nhÊt
ĐÆT VÊN ĐÒ
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Cây mía có tên khoa học là (Saccharum officinarum. L), là cây trồng đã
có từ rất lâu đời, không biết từ bao giờ nó đã trở thành cây trồng thân thuộc đối
với người dân, với mục đích để cung cấp cho nhu cầu của gia đình, bán, hoặc
làm quà để biếu nhau, bên cạnh đó nó còn là cây linh thiêng, là vật tượng trưng
cho gậy của ông vải trong những dịp tết…ngày nay với các chính sách đổi mới
của Đảng và của nhà nước đang tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, nhờ
những chính sách đó mà nền kinh tế quốc dân nói chung và sản xuất nông
nghiệp nói riêng đã đạt được những thành quả rất đáng kể. Cây mía có cơ hội
vươn lên, chính cây mía đã làm cho đời sống của bà con nông dân vùng trồng
mía được cải thiện hơn, giảm dần khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành
thị. Phù hợp với chính sách của Đảng và nhà nước. Bởi cây mía là cây trồng có
hiệu quả kinh tế rất cao, và thực tế trên vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ
phần mía đường lam sơn nhiều hộ gia đình đã đi lên làm giàu từ cây mía. Nhờ
cây mía mà đời sống của họ trở nên khấm khá hơn.
Ở nước ta chương trình phát triển mía đường với mục tiêu 1 triệu tấn
đường vào năm 2000 là một trong những chương trình kinh tế lớn, mang tính xã
hội sâu sắc và đã được đưa vào văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần
thứ VIII. Trong chương trình này, đã nêu rõ: "phát huy lợi thế của các vùng có
điều kiện thuận lợi, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung gắn với công
nghiệp chế biến đường nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm
nghèo; xây dựng cơ sở chế biến đường ở các vùng nông thôn, trên cơ sở đó từng
bước hình thành các cụm công nghiệp, các thị tứ, thị trấn góp phần công nghiệp
hoá, đô thị hoá các vùng nông thôn, đảm bảo sản xuất đủ các sản phẩm đường
cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, và có thể tham gia xuất khẩu".
Thực hiện chương trình phát triển mía đường, sau 5 năm triển khai đầu tư
xây dựng, từ chổ năm 1993 cả nước chỉ có 14 nhà máy đường hoạt động trong
đó chỉ có 6 nhà máy do Trung ương quản lý (liên hiệp mía đường I và II) các cơ
sở còn lại do tỉnh quản lý, đến năm 2004 cả nước đã có 43 nhà máy đường. Tuy


nhiên, vấn đề đặt ra là sau khi đầu tư xây dựng nhiều nhà máy đường sau nhiều
năm hoạt động vẫn nằm trong tình trạng thiếu nguyên liệu. Nguyên liệu vẫn còn
là đề tài cấp bách đối với các nhà máy sản xuất mía đường.
1


Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nước ta đã bước vào thời kỳ hội nhập.
Bên cạnh những thuận lợi thì sản xuất kinh doanh cũng phải đối mặt với những
thử thách lớn khi các Công ty nước ngoài với trình độ khoa học kỹ thuật và kinh
nghiệm vượt bậc hơn chúng ta rất nhiều về mọi mặt cùng với các mặt hàng có
tính cạnh tranh cao tràn vào việt nam với số lượng ngày càng lớn, việc bảo hộ
của nhà nước sẽ không còn. Do đó việc sản xuất có hiệu quả, mang lại kinh tế
cao và có tính cạnh tranh lớn là điều mà các nhà sản xuất kinh doanh, các nhà
quản lý cần phải quan tâm. Và nghành mía đường cũng như các nghành khác
cần phải thực sự đứng lên và có sự chuyển mình. Đối với nghành mía đường cần
phải tinh gọn và hoàn thiện tất cả các khâu, Trong đó khâu sản xuất nguyên liệu cần
phải được tiến hành đi sâu nghiên cứu một cách thực sự, để bước vào giai đoạn thâm
canh cao, nâng cao năng suất sản lượng. Giảm tối đa các chi phi không cần thiết, tăng
thu nhập cho người dân, đưa cây mía thực sự là cây trồng thân thiết với họ.
Và trong số các nhà máy chế biến đường của Việt Nam thì Công ty cổ
phần mía đường Lam Sơn Là một doanh nghiệp sản xuất mía đường có vị thế
hàng đầu, có tên tuổi trên thương trường trong nước và quốc tế, sản xuất kinh
doanh liên tục phát triển với tốc độ cao. Là Công ty có bề dày lịch sử với hơn 25
năm xây dựng và trưởng thành, đã trải qua bao gian nan sóng gió thăng trầm để
có được như ngày hôm nay. Đó là một thành quả rất đáng tự hào của toàn thể
cán bộ công nhân viên chức trong Công ty. Tuy lớn mạnh nhưng tình hình về
vấn đề nguyên liệu vẫn còn đang nằm trong tình trạng chung của cả nước, là vấn
đề thời sự đối với toàn Công ty, diện tích, sản lượng và năng suất bình quân của
vùng nguyên liệu mía của Công ty vẫn chưa ổn định. Chính những lý do đó đã
thôi thúc tôi quyết định thực hiện đề tài:“Nghiên cứu, đánh giá thực trạng sản

xuất mía nguyên liệu và giải pháp phát triển vùng nguyên liệu mía của Công
ty Cổ phần mía đường Lam Sơn - Thanh Hoá”
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng sản xuất mía nguyên liệu
từ trên Công ty cho đến từng nông hộ trồng mía, nắm được mục tiểu phát triển
vùng nguyên liệu của Công ty. Để từ đó có thể tìm ra được những vướng mắc,
hạn chế làm ảnh hưởng không tốt đến sản xuất mía và phát triển vùng nguyên
liệu của Công ty và nghiên cứu tìm ra các giải pháp thích hợp để đẩy mạnh sản xuất
mía, ổn định, bền vừng và nâng cao vùng nguyên liệu trong thời gian tới của Công ty.

2


PhÇn thø hai
TæNG QUAN C¸C VÊN ®Ò NGHIªN Cøu
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA ĐƯỜNG TRONG NƯỚC.
2.1.1. Thực trạng ngành mía đường Việt Nam.
Cây mía và nghề làm đường mật ở Việt Nam đã có lâu đời từ thế kỷ thứ
XV, nhưng sản xuất công nghiệp thì mãi đến những năm 60 của thế kỷ thứ
XX mới bắt đầu phát triển với 6 nhà máy đường quy mô nhỏ. Từ năm 1995,
bắt đầu bằng Đại hội Đảng lần thứ VIII với Chương trình quốc gia 1 triệu tấn
đường thì ngành công nghiệp mía đường Việt Nam mới thực sự được hình
thành.
Hơn một thập kỷ qua cho đến nay một hệ thống các nhà máy công
nghiệp sản xuất, chế biến đường đã được dựng nên gồm 44 nhà máy (kể cả 2
nhà máy đường luyện): trong đó mở rộng và nâng công suất 8 nhà máy đường
cũ, xây mới thêm 34 nhà máy với năng lực thiết bị hàng năm chế biến từ 11 12 triệu tấn mía nguyên liệu, sản xuất ra trên 1 triệu tấn đường/năm và một số
cơ sở công nghiệp chế biến các phụ phẩm: cồn, bánh kẹo, ván ép, phân bón...
bước đầu cũng đã được xây dựng. Các nhà máy đường mới hầu hết được xây
dựng tại vùng sâu, vùng xa, vùng trung du miền núi và vùng khó khăn, được

phân bổ đều khắp cả 3 miền (miền Nam: 14 nhà máy, miền Trung: 15 nhà
máy, miền Bắc: 13 nhà máy).
Bên cạnh đó đã đầu tư khai hoang phục hoá, chuyển dịch cơ cấu, mở
thêm diện tích trồng mía được trên 200 ngàn ha, đưa tổng diện tích mía cả
nước lên trên dưới 300 ngàn ha. Và do có sự quan tâm đầu tư về khoa học kỹ
thuật như: nghiên cứu giống mới cho năng suất và chất lượng cao, máy móc,
phân bón... nên năng suất mía trên một ha có sự thay đổi theo hướng tăng dần
nhưng vẫn chưa cao (so với năm 1995 năng suất là 476,5 tạ/ha thì năm 2005
năng suất bình quân cao nhất chỉ mới có 561,3tạ/ha, đáng buồn năm 2006
năng suất bình quân lại giảm chỉ còn 549,9 tạ/ha). Nhưng hàng năm vẫn sản
xuất được khoảng 15 triệu tấn mía cây, có năm sản lượng vượt rất cao trên 15
triệu tấn điển hình là năm 1999 sản lượng lên tới 17,7605 triệu tấn. Cùng với

3


sự phát triển của nghành mía đường đã tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động
nông nghiệp và hàng vạn lao động công nghiệp cùng các dịch vụ khác.
Năm 2000 đã sản xuất đạt mục tiêu 1 triệu tấn đường và từ đó đến nay
cơ bản đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đường trong nước, chấm dứt tình trạng
hàng năm phải bỏ ra hàng trăm triệu USD để nhập khẩu đường, góp phần xóa
đói giảm nghèo, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn.
Thực trạng của nghành mía đường Việt Nam sẽ được thể hiện cụ thể ở
bảng 1dưới đây.
Bảng 1 : Biến động về diện tích, năng suất, sản lượng mía của nước ta qua
các năm gần đây (1995-2006).

Năm


Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(Nghìn ha)

(Tạ/ha)

(nghìn tấn)

1995

224,8

476,5

10711,1

1996

237,0

479,8

11430,3

1997


257,0

463,8

11920,9

1998

283,0

489,2

13843,5

1999

344,2

516,0

17760,5

2000

302,3

497,7

15044,3


2001

290,7

504,2

14656,9

2002

320,0

535,0

17120,0

2003

313,2

538,1

16854,7

2004

286,1

547,0


15649,3

2005

266,3

561,3

14948,7

2006

285,1

549,9

15678,6

(Nguồn: niên giám thống kê Việt Nam)

4


2.1.2. Quy hoạch và phát triển mía đường đến năm 2010 định hướng đến năm 2020
Ngày 15 tháng 2 năm 2007, Phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã
ký ban hành quyết định 26/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch phát triển mía
đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Với mục tiêu phát triển sản
xuất mía đường phải đảm bảo hiệu quả kinh tế-xã hội và bền vững, phù hợp với quy
hoạch chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá; phát triển sản xuất mía đường phải đồng bộ từ sản xuất mía

nguyên liệu, nhà máy chế biến, sản xuất các sản phẩm sau đường đến lưu thông và
tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển mía đường,
gắn lợi ích giữa nhà chế biến và người sản xuất nguyên liệu. Nhà nước hỗ trợ một
phần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi vùng mía tập trung; nghiên
cứu, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía đường.
Các chỉ tiêu phát triển của sản xuất mía đường :
- Đến năm 2010 :
+ Sản lượng đường: 1,5 triệu tấn, trong đó đường công nghiệp là 1,4 triệu tấn,
đường thủ công là 100.000 tấn (quy đường trắng).
+ Tổng công suất thiết kế của các nhà máy: 105.000 tấn mía ngày.
+ Tổng diện tích trồng mía: 300.000 ha, trong đó vùng nguyên liệu tập trung là
250.000 ha; năng suất mía bình quân 65tấn/ha, chữ đường bình quân 11 CCS,
sản lượng mía đạt 19,5 triệu tấn.
- Định hướng đến năm 2020:
+ Sản lượng đường khoảng 2,1 triệu tấn, trong đó đường công nghiệp là 1,4
triệu tấn, đường thủ công là 100.000 tấn.
+ Tổng công suất thiết kế của các nhà máy khoảng 120.000 tấn mía ngày.
+ Tổng diện tích trồng mía khoảng 300.000 ha, năng suất mía bình quân đạt 80
tấn/ha, chữ đường bình quân 12 CCS, sản lượng mía đạt 24 triệu tấn.
2.1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA ĐƯỜNG TẠI THANH HOÁ.
Nghề trồng mía làm đường mật ở Thanh Hoá đã có từ xa xưa, đặc biệt là
trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Thanh Hoá đã có vùng trồng
mía chuyên canh Vạn Lại (Thọ Xuân) và một số vùng khác sản xuất đường tạo
nguồn kinh- tài phục vụ kháng chiến, kiến quốc.

5


Năm 1986 khởi đầu cho công nghiệp chế biến mía đường tại Thanh Hoá bằng
sự kiện nhà máy đường Lam Sơn ra đời, Với công suất lúc đó chỉ có 1.500 tấn

mía/ngày. Vùng mía chuyên canh tập trung cung cấp nguyên liệu được hình thành tại
Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Triệu Sơn với tổng diện tích 1.450 ha.
Từ năm 1995, cùng với cả nước ra sức phát triển nghành mía đường và đến
nay toàn tỉnh đã có 4 nhà máy đường, tổng công suất 15.000 tấn mía/ngày (trong đó
Lam Sơn có 2 nhà máy công suất 6.500 tấn/ngày, Việt Đài 6.000 tấn/ngày, Nông
Cống 2.000 tấn/ ngày); diện tích mía nguyên liệu không ngừng được mở rộng với
tổng diện tích 29,37 nghành ha, gấp 2,7 lần năm 1996, đã có 19 huyện, thị xã trồng
mía nguyên liệu chiếm hơn 70,4% tổng số đơn vị cấp huyện; có 222 xã, phường, thị
trấn, trồng mía nguyên liệu chiếm 35% tổng số xã, phường, thị trấn.
Tóm lại, sản xuất mía đường của Thanh Hoá những năm qua đã đạt được
những kết quả lớn cả về diện tích, năng suất, sản lượng mía nguyên liệu không
ngừng tăng lên, đã đưa nghành công nghiệp mía đường Thanh Hoá lên một vị thế
mới. Chỉ riêng tỉnh Thanh Hoá sản lượng đường sản xuất ra đã chiếm 25% tổng
sản lượng đường của cả nước và chiếm trên 50% tổng sản lượng khu vực Bắc
Trung Bộ. Thanh Hoá trở thành 1 trong 4 khu vực trồng mía chính của cả nước.
2.2. GIÁ TRỊ DINH DƯỞNG VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY MÍA.
2.2.1. Giá trị dinh dưỡng.
Cây mía có rất nhiều loại được trồng nhiều vùng ở nước ta, ngoài các
thành phần cơ bản là các loại đường (chiếm khoảng 70%), còn có các chất đạm
(protein), chất bột (glucid), chất béo (lipid), các chất khoáng và các vitamin;
đồng thời còn có nhiều loại acid hữu cơ (tổng cộng gần 30 loại). Vì vậy, mía
không những có vị ngọt dễ chịu, mà còn cung cấp thêm cho cơ thể nguồn năng
lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết.
Đường mía với đăc điểm là một loại Polysaccarit- saccaloza, có vị ngọt,
nồng độ ổn định, có khả năng tồn trữ lâu, không độc như các loại đường hoá học
khác, nó được dùng để làm bánh kẹo, nước giải khát, bột ngọt... là một nguồn
năng lượng quan trọng đối với con người, 1kg đường cung cấp năng lượng
tương đương 0,5kg mỡ hoặc 50- 60kg rau quả. Giá trị dinh dưỡng của đường
tương đương với giá trị dinh dưỡng của các bột khác. vì vậy, ngoài mục đích
trồng để ăn tươi thì mía được trồng chủ yếu là để lấy nguyên liệu sản xuất

đường cung cấp cho toàn xã hội. Bên cạnh việc trồng mía làm nguyên liệu liệu
6


để sản xuất đường, cung cấp cho nhu cầu ăn tươi thì điều đặc biệt hơn là cây mía
còn được sử dụng kết hợp với các vị thuốc khác làm thuốc chữa bệnh rất có hiệu
quả đối với con người như: chữa chín mé, khi nứt nẻ chân, chữa gãy xương, làm
thuốc an thai, chữa khí hư, làm thuốc cầm máu, và chữa ngộ độc...
Hơn nữa, với vị ngọt, mát, tính bình. Nước mía đã trở thành thứ nước giải
khát rất tốt cho con người vào những ngày nóng nực. Ngoài Tác dụng thanh nhiệt
giải khát, nước mía còn có khả năng giải độc, bổ dưỡng, tiêu đờm, chống nôn mửa,
chữa sốt, khát nước, tiểu tiện đỏ... Nếu nước mía pha với ít gừng thì nó có thể chữa
buồn nôn, nấu với hạt kê ăn trong ngày có thể làm nhuận tim phổi, chữa ho do hư
nhiệt; và uống nhiều nước mía cũng có khả năng ngăn chặn cơn sốt.
Không những chỉ riêng đối với con người, cây mía cũng có giá trị dinh
dưỡng trong nghành chăn nuôi như: sử dụng ngọn làm thức ăn cho chăn nuôi trâu,
bò...theo thống kê cả nước chỉ tính riêng ngọn lá mía dùng cho chăn nuôi trâu, bò
cũng đã đạt 3,5 triệu tấn đủ nuôi được 1,7 triệu con trâu và bò, mang lại một nguồn
lợi không nhỏ, phần nào giải quyết khó khăn về nguồn thức ăn cho chăn nuôi.
2.2.2. Giá trị kinh tế.
So với một số cây công nghiệp khác thì cây mía có nhiều ưu thế.
Xét về mặt công nghiệp:
Các sản phẩm phụ ngoài đường của mía như: bã mía, rĩ mật, bung
lọc, ....có thể được chế biến thành các sản phẩm khác có giá trị thu được rất cao,
có thể cao 2-3 lần sản phẩm chính là đường.
Bã mía: chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép. Bã mía chứa trung bình
49% nước, 48,5% xơ(chứa 45-55%xenlulo), 2,5% chất hoà tan(đường). Bã mía
có thể dùng ngay làm nhiên liệu đốt lò hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng
trong kiến trúc. Cao hơn nữa từ bã mía có thể làm ra Furfural là nhiên liệu của
nhiều nghành sợi tổng hợp.

Mật gỉ: chiếm 3-5% trọng lượng mía đem ép. Thành phần mật gỉ trung bình
chứa 10% nước, 35% đường saccaro, 25% đường khử, 15% tro, tỷ trọng 1,4-1,5. Từ
mật gỉ cho lên men, chưng cất sản xuất rượu Rhums và cồn công nghiệp; sản xuất
men các loại (1tấn mật gỉ cho 1 tấn men khô) hoặc các loại axit (axit axetic, axit citric).
Từ 1 tấn mật gỉ có thể sản xuất được 300 lít cồn và 3.800 lít rượu. Ngoài ra còn có thể
tạo ra các sản phẩm khác như bột ngọt, hoá chất khác.

7


Bùn lọc: chiếm 1,5-3% trọng lượng mía đem ép, là sản phẩm cặn bã còn lại sau
khi chế biến đường. Bùn lọc chứa 0,5%N; 1,6%P 2O5; 0,4%K2O; 3% protein thô và
một lượng lớn chất hữu cơ. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa Xêrêzin
làm sơn, xi đánh giày, bản sáp roneo. Sau khi lấy sáp, bùn làm phân bón. Ngoài ra cò
tận dụng phụ phẩm để sản xuất dược phẩm, thức ăn gia súc vv...
Xét về mặt sinh học:
Thứ nhất: nhờ đặc điểm có chỉ số diện tích lá lớn 5-7lần so với diện tích
đất) và khả năng lợi dụng ánh sáng mặt trời cao (tối đa 6-7% trong khi các cây
trồng khác chỉ đạt 1-2%). Do đó mía là cây trồng có khả năng tạo sinh khối lớn.
Thứ hai: mía là cây trồng có khả năng tái sinh mạnh.
Thứ ba: mía là cây trồng có khả năng thích ứng rộng.
2.3. SỰ CẦN THIẾT KHI PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA.
2.3.1. Phát triển vùng nguyên liệu mía đối với công nghiệp chế biến đường.
Vùng nguyên liệu là nơi cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp chế
biến, mỗi ngành công nhiệp chế biến đều gắn với một vùng nguyên liệu nhất
định để có thể tăng trưởng và phát triển ổn định.
Qiữa vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến đường có mối quan hệ tương
hỗ lẫn nhau, ảnh hưởng, ràng buộc nhau, tác động qua lại cùng phát triển. Mối
quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ:
Vùng

nguyên liệu

Thúc đẩy

Ngành công nghiệp
chế biến đường

Tạo động lực
Qua sơ đồ trên chúng ta có thể thấy nếu vùng nguyên liệu ổn định thì sẽ
tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển, công nghiệp chế biến
càng lớn mạnh sẽ kéo theo sự phát triển ổn định của vùng nguyên liệu. Nếu
vùng nguyên liệu không phát triển, quy hoạch vùng nguyên liệu không hợp lý,
không bền vững thì không những không cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà
máy chế biến mà còn kìm hãm sự phát triển của công nghiệp chế biến. Ví dụ
điển hình có thể kể đến nhà máy chế biến đường Linh Cảm- Hà Tỉnh với công
suất thiết kế 1000 tấn/ngày (được quyết định đầu tư năm 1995), theo dự án vùng
nguyên liệu phục vụ cho Công ty được phê duyệt có diện tích 3.500ha với năng
suất bình quân 50tấn mía/ha. Căn cứ vào quy hoạch từ năm 1995, Công ty và
8


các địa phương đã phát động trồng mía trên quy mô lớn, tuy nhiên công tác này
gặp khó khăn đó là diện tích đất bãi ven sông lớn cho năng suất cao nhưng
người dân không chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng mía, do đó diện tích
miá không được mở rộng, mặc dù mía có năng suất cao so với các vùng khác
nhưng diện tích không đủ, sản lượng mía không đủ cho công suất của nhà máy.
Sau 3 năm đi vào hoạt động nhà máy mới chỉ đạt 19,6% công suất thiết kế. Nhà
máy buộc phải di chuyển vào Trà Vinh với chi phí vận chuyển gần 5,2 tỷ đồng.
Qua đó ta có thể thấy vùng nguyên liệu cần thiết thế nào đối với sự phát triển
của công nghiệp chế biến đường.

2.3.2. Khai thác lợi thế của vùng:
Tiềm năng phát triển cây mía ở Việt Nam là rất lớn, đất đai khí hậu Việt Nam
có nhiều thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây mía. Nước ta nằm trong
vành đai nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, lại có nhiều vùng đất phù hợp cho cây mía
(cả nước có trên 50vạn ha đất có thể trồng mía), rất có tiềm năng cho cây mía phát
triển. Nếu khai thác hết tiềm năng đất đai và khí hậu Việt Nam chúng ta có thể sản
xuất trên 3triệu tấn đường/năm. Hiện nay chúng ta mới chỉ sản xuất được 1 triệu tấn
đường/năm, tức là mới khai thác được khoảng 1/3 tiềm năng của nước nhà.
Hơn nữa, nước ta có số dân trên 80 triệu người, với cơ cấu dân số trẻ và
có tới 70 dân số hoạt động trong nông nghiệp. và với chi phí đầu vào như: lao
động, phân bón...tại các vùng mía của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước
trong khu vực. Do đó lợi thế để sản xuất cây mía ở nước ta là rất lớn.
2.3.3 Thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo cho người nông dân vùng
trung du miền núi.
Trong giai đoạn hiện nay nhà nước đang ra sức xoá đói giảm nghèo ở
vùng nông thôn, mà đặc biệt là vùng trung du miền núi bằng các biện pháp như
đưa cây gì, con gì phù hợp mà hiệu quả lại cao cho những khu vực này. Cây mía
là cây rất dễ tính về đất đai, có khả năng chịu hạn khá, có thể trồng được trên đất
đồi các vùng trung du miền núi. Đặc biệt là mía có khả năng lưu gốc, nên đở
công và giống cho vụ sau, mà vụ sau năng suất không thấp hơn so với vụ đầu.
Với các cây trồng khác trồng trên vùng đất đồi trung du miền núi thì có mấy cây
có khả năng thích nghi và cho hiệu quả kinh tế cao. Nhờ những ưu thế trên, mía
đã làm giàu cho nhiều gia đình ở vùng trung du miền núi, điển hình là vùng đất
đồi miền Tây Thanh Hoá, hành vạn hộ nông dân trồng mía giàu lên trông thấy.
9


2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT CÂY MÍA ĐƯỜNG
VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA.
2.4.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên.

Các điều kiện tự nhiên như: khí hậu, đất, nước có ảnh hưởng rất lớn đến
sự sinh trưởng- phát triển của cây mía và việc hình thành các vùng nguyên liệu
mía tập trung, chuyên canh. Cụ thể là:
* Ảnh hưởng của khí hậu: Đây là yếu tố hành đầu để đưa ra quyết định có nên
trồng cây mía hay không. Cây mía là cây C4 nên đòi hỏi cao về ánh sáng, ưa
nhiệt độ cao, mưa nhiều(nhưng sợ úng). Ở những vùng có nhiệt độ bình quân từ
20-250C, lượng mưa từ 1.300-2000 mm, số ngày nắng trong năm 180-200 ngày
là có đủ điều kiện thích hợp để trồng cây mía, nắng hạn và mưa bão không phải
là yếu tố cây mía mong muốn (chúng đều là yếu tố gây bất lợi cho cây mía khi
xuất hiện). Các yếu tố trên không phù hợp đều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự
mọc mầm, đẻ nhánh, vươn lóng, và khả năng tích luỹ đường của cây mía làm
cho năng suất và chất lượng mía không cao, từ đó làm giảm hiệu quả của việc
phát triển vùng nguyên liệu mía tập trung chuyên canh.
*Ảnh hưởng của đất đai: Đây là nhân tố luôn đi kèm với nhân tố khí hậu thời
tiết quyết định đến năng suất và chất lượng cây trồng. Mía là loại cây dễ trồng,
phù hợp với nhiều loại đất khác nhau như: đất bãi, đất đồi, đất ruộng cao, đất đỏ
Bazan, đất bị nhiễm phèn, mặn...tuỳ theo từng loại đất, phương pháp canh tác
khác nhau sẽ cho năng suất và chất lượng mía khác nhau, hiệu quả kinh tế khác
nhau. Nhưng nó lại ảnh hưởng khá lớn đến việc hình thành vùng mía nguyên
liệu. Sự ảnh hưởng chủ yếu là là từ việc so sánh lợi thế của đất đối với việc
trồng mía quy mô lớn hình thành vùng nguyên liệu so với trồng các loại cây
trồng khác. Vì vậy, đất đai cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình
thành vùng mía nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến đường.
*Ảnh hưởng của nguồn nước: "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" qua đó
ta có thế thấy nước là nhân tố hành đầu trong công tác trồng và chăm sóc cây.
Trong nông nghiệp nói chung và cây mía nói riêng nước được cung cấp từ nhiều
nguồn: nước trời, nước sông suối, ao hồ, nước ngầm trong lòng đất....tuy cây
mía là cây trồng cạn nhưng trong quá trình sinh trưởng- phát triển mía cần nhiều
nước và nhu cầu nước trong từng giai đoạn rất khác nhau, khi các nguồn nước
này thuận lợi thì sẽ dễ dàng cung cấp kịp thời cho từng giai đoạn của cây mía và

10


sẽ cho năng suất và chất lượng mía cao. Vì vậy muốn phát triển vùng nguyên
liệu theo hướng thâm canh tăng năng suất chất lượng cao thì nguồn nước sẵn có
là yếu tố quan trọng hàng đầu.
2.4.2. Nhân tố kinh tế-xã hội.
Để sản xuất cây mía và phát triển vùng nguyên liệu mía ngoài nhân tố thời
tiết khí hậu thì nhân tố kinh tế- xã hội cũng đóng vai trò quan trọng. Các nhân tố
kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến sản xuất cây mía và phát triển vùng nguyên liệu
mía Bao gồm:
+Dân số, lao động, tỷ lệ lao động trong nghành nông nghiệp.
+ Thu nhập của người dân trong vùng nguyên liệu mía.
+ Cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu mía như: điện, đường....
+ Quy mô, trình độ công nghệ của cơ sở chế biến đường.
+ Quy hoạch phân bố xây dựng của cơ sở chế chế biến đường: tức
là phải bố trí các cở sở chế biến đường gần vùng nguyên liệu, để giảm các khoản
chi phí vận chuyển, khi cây mía chặt xuống được tiêu thụ ngay; bố trí các nhà
máy phải ở những nơi có thể trồng, thâm canh và mở rộng vùng nguyên liệu
cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động...
+ Giá mía: tức nếu giá mía tăng, người trồng mía có lợi họ sẽ tập
trung đầu tư phát triển cây mía và ngược lại
2.4.3.Nhân tố về khoa học-công nghệ
Khoa học công nghệ phát triển với tốc độ như hiện nay đã nhanh chóng
trở thành một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các các ngành trong nền
kinh tế quốc dân nói chung và ngành mía đường nói riêng như: giống mía mới
cho năng suất và chất lượng cao, quy trình kỹ thuật thâm canh cao để tăng năng
suất- chất lượng mía, phân bón và công nghệ bón phân hiệu quả cao, công nghệ
thu hoạch, công nghệ tưới....một khi các nhân tố này đã phát triển cao thì việc
sản xuất cây mía và phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng thâm canh cao

là việc hoàn toàn làm được.
2.4.4. Nhân tố về chính sách Nhà nước.
Với các chính sách như: quy hoạch sử dụng đất đai, lao động, vốn đầu tư,
tài chính, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng... Khi các chính sách này thuận lợi
sẽ tạo sự thông thoáng, tạo động lực để phát triển vùng nguyên liệu mía.

11


Phần thứ ba
NộI DUNG Và PHơNG PHáP NGHIêN CứU
3.1. THI GIAN V A IM NGHIấN CU.
- Thi gian nghiờn cu: T 11/01/2010 n ngy 02/5/2010.
- a im nghiờn cu: Ti nguyờn liu mớa ng Lam Sn Thanh hoỏ.
3.2. NI DUNG NGHIấN CU
3.2.1. Nghiờn cu c im v iu kin t nhiờn, kinh t xó hi, khoa hck thut v cụng ngh ca vựng nguyờn liu Cụng ty c phn mớa ng
Lam Sn Thanh hoỏ.
+V trớ a lý v a hỡnh.
+ iu kin t ai.
+ iu kin khớ hu.
+ Dõn s v lao ng.
+ H thng c s h tng.
+ Khoa hc- k thut v cụng ngh c ỏp dng
3.2.2. Nghiờn cu thc trng trong sn xut mớa v phỏt trin vựng nguyờn
liu mớa ca Cụng ty c phn mớa ng Lam Sn Thanh hoỏ.
+ Cụng tỏc u t, ng dng cỏc tin b khoa hc cụng ngh trong thõm
canh mớa ca Cụng ty.
+ Cụng tỏc chuyn i c cu cõy trng ca Cụng ty.
+ Cụng tỏc u t ng trc ca Cụng ty cho ngi trng mớa.
+ Cụng tỏc v giỏ thu mua mớa nguyờn liu ca Cụng ty.

+ Cụng tỏc bo him ri ro sn xut mớa ca Cụng ty.
+ Din tớch, nng sut, sn lng v mc ỏp ng nguyờn liu cho cụng
sut ch bin ca nh mỏy.
+ Cht lng vựng nguyờn liu mớa ca Cụng ty: (hm lng ng
(CCS); tỡnh hỡnh nhim mt s loi sõu bnh dch hi chớnh v cỏc yu t cu
thnh nng sut, cht lng v nng sut ca mt s ging ch yu trong vựng)
3.2.3. Nghiờn cu thc trng sn xut mớa cỏc nụng h.
+ Cụng tỏc chun b t trng nụng h trng mớa.

12


+ Công tác chuẩn bị hom giống trước khi trồng, cách đặt hom ở nông hộ.
+ Kỹ thuật trồng mía ở nông hộ trồng mía.
+ Tình hình chăm sóc mía sau khi trồng và sau khi xử lý gốc ở nông hộ trồng mía.
+ Tình hình bón phân ở nông hộ trồng mía.
+ Chu kỳ trồng mía ở nông hộ trồng mía.
+ Chi phí và lợi nhuận sản xuất mía nguyên liệu ở nông hộ trồng mía của
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
+ Một số thuận lợi, khó khăn thường gặp trong trồng mía tại nông hộ.
3.2.4. Nghiên cứu cơ hội, tiềm năng và thách thức của việc phát triển của
vùng nguyên liệu mía.
3.2.5. Nghiên cứu mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu mía trong giai đoạn
sắp tới của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu.
3.3.1.1. Khảo sát và thu thập số liệu thứ cấp.
Số liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập từ nhiều nguồn sẵn có khác
nhau đã được công bố và có liên quan đến đề tài.
3.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp.

• Số liệu sơ cấp trong đề tài được thu thập thông qua quá trình điều tra
phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân trồng mía kèm theo phiếu điều tra
nông hộ đã được soạn sẵn, tham khảo ý kiến của các cán bộ có liên ở
trong Công ty.
• Ngoài ra, còn tiến hành đo đếm trức tiếp ngoài đồng ruộng đối với 3
giống phổ biến.
3.3.1.3. Phương pháp chọn điểm
• Đối với điều tra phỏng vấn trực tiếp: Tôi chọn 2 khu vực, khu vực các
nông trường quốc doanh; và khu vực ở các xã. Khu vực các nông trường chọn
lấy 2 nông trường mỗi nông trường điều tra ngẫu nhiên 20-25 hộ ở những đội có
diện tích trồng mía nhiều và khu vực các xã chọn 4 xã có diện tích trồng nhiều
mía điều tra ngẫu nhiên mỗi xã 10-15 hộ. Tổng cộng số hộ điều tra là 90 hộ.

13


• Đối với công tác thu thập số liệu sơ cấp bằng cách đo đếm trức tiếp ngoài đồng
ruộng đối với 3 giống phổ biến về tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh dịch hại chính
và các yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng và năng suất lý thuyết, năng suất thực
thu: tôi tiến hành chọn 6 ruộng đối với mỗi giống (3 mía tơ, 3 mía gốc), tổng cộng là
18 ruộng. Trên mỗi ruộng tôi tiến hành đo một số chỉ tiêu sau:
+ Đối với tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh dịch hại chính: Tôi tiến hành
chọn mỗi ruộng 3 hàng (2 hàng gần bờ-cách bờ lô 2 hàng và 1 hàng giữa lô).
Trên mỗi hàng tôi lấy 10m, mỗi mét tôi lấy 1 cây để kiểm tra sự xuất hiện của
một số loại sâu bệnh dịch hại chính trên cây đó. Và tính tỷ lệ bị nhiễm đối với
các đối tượng sâu bệnh dịch hại đó trên mỗi ruộng đo.
- Phương pháp tính tỷ lệ sâu bệnh dịch hại :
Tổng số cây bị hại (cây)
Tỷ lệ sâu bệnh dịch hại (%) =


x100
Tổng số cây điều tra (cây)

Phân cấp: mức độ phá hoại của sâu đục thân và một số loại sâu bệnh dịch hại khác:
Mức độ

Tỷ lệ cây bị hại (%)

Ký hiệu

Rất nhẹ

< 2,0

+

Nhẹ

2,0-5,0

++

Trung bình

5,1-10,0

+++

Nặng


10,1-15,0

++++

Rất nặng

>15,0

+++++

+ Đối với yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng: Tôi sử dụng luôn 3 hàng trên
để đo đếm, mỗi hàng 10m, trên 30m của 3 hàng cứ 3m tôi lấy 1cây (tổng mỗi
ruộng 10cây) để đo đếm một số yếu tố cấu thành năng suất của cây như: chiều
cao kinh tế (đo từ lóng đầu tiên sát mặt đất đến lá lóng +7), trọng lượng, độ Brix
và trên 10m chiều dài của 3 hàng đó tôi tiến hành đếm số cây trong 10m dài.
khoảng cách hàng được tiến hành đo ngay trên mỗi ruộng.
3.3.2. Phương pháp sử lý và phân tích số liệu.
- Xử lý số liệu và phân tích số liệu chủ yếu dùng phương pháp tính trung bình,
tỷ lệ phần trăm và kiến thức chuyên gia

14


Phần thứ t
KếT QUả NGHIêN CứU Và THảO LUậN
4.1. KHI QUT QU TRèNH TRNG THNH CA CễNG TY
CNG VI S PHT TRIN CA VNG NGUYấN LIU.
Cụng ty c phn mớa ng Lam Sn (Lam Son Sugar Joint Stock
Coporation) tờn giao dch LASUCO L mt doanh nghip sn xut mớa ng
hng u ca Vit Nam. Đc u t v xõy dng tại th trn Lam Sn, huyn

Th Xuõn, tnh Thanh Hoỏ n nay ó trũn 25 tui.
Trong 25 nm xõy dng v phỏt trin, Cụng ty C phn Mớa ng Lam
Sn ó mt n mt phn ba thi gian ln n v khú khn chng cht, cú lỳc
tng chng khụng vt qua c. Ngy 2 thỏng 11 nm 1986, m ng u
tiờn ca Cụng ty ra lũ, ộp c hn 9.600 tn mớa. Sut 5 v mớa sau ú, mi
nm Cụng ty ch hot ng c 60 n 70 ngy, v ch s dng t 15 n 20%
cụng sut mỏy. Nhng nm y, ngi lao ng gn nh cú lm m khụng cú n,
bi nguyờn liu khụng cú, vn thiu, trờn 6.000 cụng nhõn khụng cú vic lm.
Cú lỳc, Cụng ty ó phi dn ht sc, bng nhng ng vn ớt i, thm chớ bỏn c
ng non cú vn giỳp nụng dõn khai hoang, v t trng thờm nguyờn liu
mớa, li lo cho ngi trng mớa tng cõy ging, mang xung tn a phng.
Chớnh trong lỳc khú khn ú, Cụng ty thc hin phng chõm : Da vo dõn,
giỳp nụng dõn v cựng nụng dõn lm giu, nụng dõn cú giu thỡ Nh mỏy mi
ng vng v phỏt trin, Nh mỏy cú phỏt trin thỡ mi cú lc giỳp nụng dõn
lm giu. Nh Cụng ty coi ngi trng mớa l nhng cụng nhõn nụng nghip
ng ngoi hng ro Nh mỏy, nờn ó xõy dng c mt s liờn kt cụngnụng vng chc trong sn xut v phỏt trin.
Vi tt c s n lc Cụng ty C phn Mớa ng Lam Sn ó tp trung
cao, xõy dng doanh nghip ngy cng ln mnh c lng v cht, to th v lc
cho s phỏt trin lõu di, bn vng, xõy dng c mi quan h sn xut mi,
hp tỏc cụng, nụng, trớ thc liờn minh bn vng. Vỡ vy, sn xut, kinh doanh
ca Cụng ty liờn tc phỏt trin vi tc cao, luụn hon thnh vt mc k
hoch, t mt doanh nghip ng trc nguy c phỏ sn, tr thnh mt doanh

15


nghiệp mía đường hàng đầu của cả nước, có tên tuổi trên thương trường, trở
thành Đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Hiện nay cả nước hiện có 36 nhà máy đường hoạt động với tổng công suất
thiết kế 87.500 tấn mía/ngày, sản lượng đường công nghiệp đạt 1.144.000 tấn.

Trong đó, LASUCO có công suất chế biến 6.500 tấn mía/ngày, sản lượng đường
là 115.850 tấn, chiếm 10,18% tổng sản lượng đường cả nước. Chưa dừng lại con
số này, hiện nay Công ty đang triển khai dự án nâng công suất nhà máy đường
số 2 từ 4.500 tấn mía/ngày lên 8.000 tấn mía/ngày, nâng công suất ép của 2 nhà
máy từ 6.500 tấn mía/ngày lên 10.500 tấn mía/ngày.
Với sự mở rộng sản xuất không ngừng đã đưa Công ty đi vào sản xuất từ
một loại sản phẩm đường vàng và chỉ có một phân xưởng đường. Đến nay, các
sản phẩm của Công ty đã mở rộng, gồm: đường (3 loại RE, RS, A), bánh kẹo,
mạch nha, cồn, sữa, cơ khí, phân bón, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận tải...
Phương hướng sản xuất của Công ty đang có sự chuyển dịch mới theo hướng
mở rộng qui mô hoạt động, lĩnh vực hoạt động.
Trong 5 năm (2001-2006) Công ty đã đầu tư cho nông dân với tổng số
tiền trên 500 tỷ đồng (trong đó đầu tư không hoàn lại trên 80 tỷ đồng), gấp 3 lần
so với thời kỳ trước (1995-2000). Ngoài ra, Công ty còn hỗ trợ xây trụ sở,
trường học, trạm xá một số xã trong vùng 10 tỷ đồng; hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tập huấn kỹ thuật 12 tỷ.
Mục tiêu 2006-2015 của LASUCO là xây dựng vùng mía Lam Sơn thành một
vùng động lực phát triển công, nông nghiệp sản xuất, chế biến nông - lâm sản có
qui mô lớn tập trung, đảm bảo mức tăng trưởng bình quân 20%/năm trở lên.
4.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CỦA CÔNG TY
4.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
4.2.1.1 Vị trí địa lý và địa hình.
*Vị trí địa lý:
Vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn nằm ở
phía tây tỉnh Thanh Hoá có vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp Hoà Bình
- Phía Nam giáp Nghệ An

16



- Phía Đông cách thành phố Thanh Hoá 30km.
- Phía Tây giáp Quan Hoá - huyện cực tây tỉnh Thanh Hoá.
Vùng nguyên liệu mía của Công ty được phân bố ở 94 xã thuộc 9 huyện trung
du, miền núi ( Thọ Xuân, Triệu Sơn, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Yên
Định, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh) và 4 nông trường (Sao Vàng, Lam
Sơn, Sông Âm, Thống Nhất).
*Địa hình:
Vùng mía có địa hình phong phú và đa dạng, có xu thế thấp dần từ tây
sang đông, gắn liền hệ núi cao phía Tây-Bắc và hệ núi Trường Sơn phía Nam.
Độ cao trung bình 100-150m, độ dốc 10o đến 20o.
4.2.1.2. Điều kiện đất đai.
*Về thổ nhưỡng:
Vùng nguyên liệu mía Lam Sơn có khoảng 22 loại đất khác nhau, bao
gồm một số loại chủ yếu sau:
- Nhóm đất đỏ vàng: phân bố chủ yếu ở các huyện Như Xuân, Thường
Xuân, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc.
- Nhóm đất phù sa, bồi tụ: Phân bố chủ yếu ở các huyện có diện tích thuộc
đồng bằng, ven sông.
- Nhóm đất bị xói mòn trơ sỏi đá: phân bố ở vùng trung, núi cao.
Ngoài ra, còn có nhóm đất cát, đất xám, đất đen, đất bạc màu...
* Đất thích hợp cho trồng mía:
Theo sổ tay đất nhiệt đới Booker (Luondon 1991) liệt kê các yêu cầu sau
cho đất mía tốt là: + Độ dốc dưới 10o;
+ Độ sâu tầng canh tác trên 1m;
+ Cấu trúc sét mịn, ngấm nước tốt, độ sốp tổng số trên 50%...
+ PH đất khoảng 6,5, nhưng có thể thay đổi giữa khoảng 4,5- 8,5;
+ Độ màu mở của đất cần nhưng không phải là yếu tố quan trọng.
Vì nhu cầu dinh dưỡng của cây mía có thể được đáp ứng bằng việc bón phân cân
đối, đúng thời gian, và đầy đủ về số lượng và cơ cấu.

Cũng theo nghiên cứu của Booker Tate (một Công ty tư vấn quốc tế đã
tiến hành nghiên cứu nông nghiệp vùng Lam Sơn năm 1993), có khoảng 23.226

17


ha đất phù hợp cho trồng mía trong khoảng bán kính 25km từ nhà máy và có
khoảng 13.461 ha đất nằm giữa km 25 và km 40 từ nhà máy. Dưới đây là phân
bố đất thích hợp cho trồng mía trong cự ly bán kính 25km (bảng 2):
Bảng 2: Các loại đất thích hợp cho trồng mía trong cự ly bán kính 25km
của Công ty.
Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Dốc đồi thoai thoải

11.132

47,8

Đất bãi

3.430

14,8

Đồi và nền đất đá ong


2.922

12,6

Thung lũng phía trong

2.893

12,5

Bờ đất cao của đồng bằng

2.501

10,8

Đất thấp trên dốc thoai thoải

348

1,5

23.226

100

Tổng cộng
4.2.1.3. Điều kiện khí hậu.


Vùng nguyên liệu mía Lam Sơn-Thanh hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, nền nhiệt cao, có mùa đông lạnh, gió tây khô nóng vào mùa hạ, chịu nhiều
ảnh hưởng của bão, bão đổ bộ nhiều nhất vào tháng 9 thường gây nên mưa lớn.
+ Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình/năm (theo đo đạc của trạm khí tượng Bái Thượng)
từ năm 1961 đến năm 1992 là 1.912mm. Trong vòng 32 năm, lượng mưa ở đây
chỉ chênh lệch từ 1.132 mm (1991 năm thấp nhất) đến 2.928 mm (năm 1963),
nhưng dưới mức 1.500 mm chỉ xãy ra có 5 lần. Điều đó cho thấy tính tin cậy và
ổn định của lượng mưa ở vùng Lam Sơn.
Số ngày mưa 130-150 ngày, mùa mưa thường kéo dài 6 tháng bắt đầu từ
tháng 5 kết thúc vào tháng 10, các tháng mưa nhiều nhất là tháng 8-9-10 với 6080% lượng mưa cả năm rất thuận lợi cho mía vươn lóng, và đến tháng 10 thời
tiết khô hanh thuận lợi cho mía tích luỹ đường.
Đối với cây mía không phải toàn bộ lượng mưa trong năm là yếu tố quan
trọng, mà chính lượng mưa có ích mới là vấn đề lưu ý. Theo Booker Tate (một
Công ty tư vấn quốc tê) lượng mưa có ích ở vùng mía Lam Sơn trong 32 năm
được dự tính như sau:
18


Thời gian trồng (tháng)
Lượng mưa có ích (mm)
12
1.050
14
1.187
Lượng mưa có ích của vùng mía Lam Sơn tương tự nhau từ năm này sang năm
khác. Trong vòng 32 năm (từ 1961-1992) lượng mưa trung bình có ích khoảng từ
1.007 đến 1.326 mm. Mía trồng trong điều kiện thời tiết như vậy sẽ rất thuận lợi.
+ Độ ẩm không khí:
Vùng nguyên liệu mía Lam Sơn có độ ẩm không khí cao và ít thay đổi

qua các năm, với mức bình quân hàng năm 83% (vào tháng 7) đến 89% (vào
tháng 3). Thông thường, vào các tháng 11 và 12 độ ẩm không khí cao nhất trên
90%. Nhờ độ ẩm không khí cao nên cây mía có điều kiện sinh trưởng tốt nhưng
cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh nấm lá.
+ Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23-24 oC ở vùng trung du, giảm dần
khi lên vùng đồi, núi xuống tới 20 oC. Tổng tích ôn cả năm vào khoảng 8.6008.700oC. Biên độ dao động nhiệt không lớn trung bình khoảng 6-8 oC. Vào mùa
đông nhiệt độ trung bình từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau luôn dưới 18 oC và
nhiệt độ trung bình thấp nhất hàng ngày luôn dưới 12 oC. Mùa đông ở đây quá
lạnh, không đủ ấm để mía nẩy mầm và phát triển thuận lợi, nhưng nhiệt độ hàng
ngày khoảng 13oC từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau lại rất lý tưởng để mía chín
và chuẩn bị cho thu hoạch.
+ Giờ nắng:
Số giờ nắng tại Lam Sơn trung bình là 1.582 giờ/năm, thấp hơn so với các
vùng trồng mía ở miền Trung Việt Nam như (Quảng Ngãi, Quảng Bình...). Số
giờ nắng tập trung vào mùa hạ, từ tháng 1 đến giữa tháng 4 thời tiết thay đổi,
trời âm u nhiều mây làm cho độ sáng giảm xuống.
So với yêu cầu về khí hậu của cây mía ở thời kỳ sinh trưởng với đòi hỏi
cao về ánh sáng, ưa nhiệt độ cao, mưa nhiều; thời kỳ tích luỹ đường yêu cầu
phải mát, khô và nắng liên tục. Vùng Lam Sơn đã có được tương đối đầy đủ các
tiêu chí như vậy.
4.2.2. Tình hình kinh tế -xã hội.
4.2.2.1. Dân số và lao động:
Theo kết quả điều tra dân số cả nước ngày 01/04/1999, vùng nguyên liệu mía
Lam Sơn có dân số 1.185.800 người chiếm 34% dân số toàn tỉnh (3.562.000 người).
Số người trong độ tuổi lao động là 647.447 người chiếm 54,6% dân số của vùng, trong
19


đó gần 90% là lao động nông nghiệp, 10% là lao động các ngành công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp, thương mại, dịch vụ và xây dựng. Trong lực lượng lao động, số lao động
trẻ, khoẻ (lao động dưới 30 tuổi) chiếm tỷ lệ khá cao, nên thuận lợi về nguồn nhân lực
cho sản xuất và phát triển vùng nguyên liệu mía.
Trình độ học vấn của người dân tương đối khá, thuận lợi trong việc phổ biến
các chính sách và các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, số lao động được đào tạo
nghề, nhất là những nghề về nông nghiệp (như: trồng trọt, chăn nuôi, thú y...) rất ít, do
đó mà khó khăn về nguồn nhân lực hiện tại để phát triển thâm canh cây mía.
4.2.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng:
+ Về đường giao thông:
Vùng nguyên liệu mía Lam Sơn có quốc lộ 15A, quốc lộ 217, đường Hồ
Chí Minh, các tuyến đường liên huyện, liên xã đã tạo nên mạng lưới giao thông
tương đối hoàn chỉnh trong vùng. Những tuyến chính đã được đầu tư nâng cấp
và cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển. Nhưng các tuyến đường nhánh,
đường liên xã vẫn chưa được đầu tư đúng mức, hiện nay vẫn chủ yếu là đường
đất, quá trình vận chuyển bằng xe cơ giới nên các đường này liên tục xuống cấp
rất nhanh gây ảnh hưởng đến việc vận chuyển mía nguyên liệu vào ngày mưa.
+ Về thuỷ lợi:
Hệ thống thuỷ lợi ở đây có một số công trình cấp nước tự chãy bằng các
đập dâng (đập Bái Thượng, đập Của Trát) và hồ chứa nước lớn như hồ Cửa Đạt.
Các công trình thuỷ lợi này chủ yếu phục vụ tưới lúa, hoa màu còn diện tích mía
trong vùng chủ yếu phụ thuộc vào nước trời.
+ Về các cơ sở hạ tầng khác: Đến nay hầu hết các xã trong vùng mía Lam
Sơn đã có điện lưới quốc gia, điện thoại, có đầy đủ các trường cấp 1,2,3, nhà trẻ,
trạm xá. Thuận lợi cho nhu cầu sinh hoạt của người dân, học hành của con trẻ
nâng cao kiên thức,...
4.2.3. Khoa học-kỹ thuật và công nghệ:
Những tiến bộ khoa học- kỹ thuật của thế giới về cây mía đã đạt được
những thành tựu rất to lớn và từng bước được thâm nhậm vào ngành mía đường
Việt Nam nói chung và mía đường Lam Sơn nói riêng. Những thành tựu khoa
học kỹ thuật đó là: các giống mía cho năng suất và chất lượng cao; mía chịu hạn;

các công nghệ thâm canh cây mía như: tưới phun, tưới ngầm,...những thành tựu
20


này đang được thâm nhập và đẩy mạnh ở vùng mía Lam Sơn. Tiêu biểu như:
một số giống mía được du nhập đó là: ROC 10, QĐ94-119, QĐ93-159...có khả
năng chịu hạn khá và cho năng suất và chữ lượng đường cao.
Bên cạnh đó hệ thống thiết bị, công nghệ chế biến đường hiện đại của các
nước tiên tiến như: Nhật Bản, Pháp...với công suất 6.500 tấn mía/ ngày của
Công ty là điều kiện thuận lợi, là thị trường ổn định, rộng lớn để vùng nguyên
liệu mía phát triển.
4.2.4.Đánh giá chung đặc điểm vùng nguyên liệu của Công ty cổ phần mía
đường Lam Sơn.
Qua những thông tin trên ta có thể thấy đặc điểm về điều kiện tự nhiên,
kinh tế- xã hội của vùng Lam Sơn cũng có những thuận lợi và khó khăn tác động
đến sản xuất và phát triển vùng nguyên liệu mía. đó là:
Thuận lợi:
- Đặc điểm về điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng và
phát triển của cây mía. Tiềm năng về đất để phát triển mía còn rất lớn. Vị trí địa
lý thuận lợi cho sự mở rộng vùng nguyên liệu.
- Nguồn lao động nông nghiệp trong vùng khá dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ
rất cao, người nông dân với truyền thống cần cù lao động, có truyền thống và tập
quán canh tác mía từ lâu đời.
- Hai nhà máy đường của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn với tổng
công suất chế biến 6.500 tấn mía/ngày đã được xây dựng hoàn chỉnh, thiết bị và
công nghệ hiện đại, phân bố tại trung tâm vùng nguyên liệu, là thị trường tiêu
thụ ổn định lâu dài cho vùng mía.
- Cơ sở hạ tầng trong vùng, nhất là hệ thống đường giao thông với các
tuyến đường chính tương đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển,
do đó mía có thể được vận chuyển về nhà máy nhanh và đáp ứng đủ tiến độ

ngày cho nhà máy.
Khó khăn:
- Mặc dù xét về điều kiện tự nhiên, mía là cây trồng phù hợp hơn so với
các cây trồng khác nhưng với tính chất khắc nghiệt của khí hậu như: nắng nóng,
mưa bão,lũ lụt... cũng đã gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất mía và phát triển vùng

21


nguyên liệu. Hàng năm rất nhiều diện tích mía bị đổ ngã do bão, bị úng do lũ lụt,
bị khô hạn do nắng nóng...
- Trình độ phát triển kinh tế trong vùng tuy đã được nâng lên rõ rệt, nhưng
tỷ lệ nâng lên vẫn chưa cao, do đó Lam sơn vẫn còn là vùng nghèo, tiềm lực
kinh tế trong dân thấp, vốn đầu tư cho phát triển còn hạn chế. Tuy tỷ lệ lao động
dồi dào, nhưng tỷ lệ được đào tạo nghề, nhất là các ngành nghề nông nghiệp còn
thấp. Điều đó đã hạn chế sự phát triển vùng nguyên liệu theo hướng đầu tư
thâm canh cao sản.
- Tình trạng đất đai phân tán, manh mún trong sản xuất mía của từng hộ gia
đình- tính trung bình diện tích đất mía/hộ ở vùng Lam sơn mới chỉ đạt khoảng
0,63ha. Đó là trở ngại lớn cho sự áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, cho quá
trình đầu tư cơ giới hoá nông nghiệp, đầu tư hệ thống giao thông thuỷ lợi.
- Hệ thống thuỷ lợi tưới mía còn rất nhiều hạn chế, ở vùng nguyên liệu
Lam Sơn hiện mới chỉ chủ động tưới cho khoảng 5% diện tích mía, phần diện
tích còn lại phải hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Điều này đã và đang ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng mía.
4.3. THỰC TRẠNG TRONG SẢN XUẤT MÍA VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG
NGUYÊN LIỆU MÍA CỦA CÔNG TY.
4.3.1. Công tác đầu tư, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong thâm canh mía.
Do sản xuất mía mang tính chuyên môn hoá cao, dẫn tới yêu cầu ứng
dụng khoa học công nghệ mới ngày càng lớn. Trong điều kiện mở của hội nhập

như hiện nay, chúng ta có nhiều thuận lợi trong việc tiếp nhận và ứng dụng các
thành tựu của khoa học công nghệ, đặc biệt là thành tựu của công nghệ sinh học
trong thâm canh mía. Các lĩnh vực khoa học, công nghệ chủ yếu được Công ty
ứng dụng trong sản xuất mía bao gồm:
* Đầu tư phát triển giống mía mới và cải tạo cơ cấu giống của Công ty.
Năm 1990, Công ty đã đầu tư xây dựng trung tâm nghiên cứu giống mía
Lam Sơn nằm trên diện tích khoảng 80 ha đất. Trung tâm là nơi tập trung nghiên
cứu, du nhập, khảo nghiệm, tuyển chọn và nhân nhanh các giống mía mới có
năng suất và chất lượng cao thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng để cung
cấp cho vùng mía. Đồng thời cải tạo cơ cấu giống mía sao cho rải vụ thu hoạch,

22


kéo dài thời gian ép của nhà máy từ 150-180 ngày, nâng cao hiệu quả quá trình
sản xuất đường. Như vậy, vấn đề cần thiết là phải xây dựng một vùng nguyên
liệu mía có các giống mía thích hợp với cơ cấu giống là giống chín sớm, chín
trung bình và chín muộn.
Trong suốt thời gian qua, một loạt các giống mía mới thuộc các nhóm:
giống chín sớm ( như QĐ93-159, QĐ95-168, Quế dẫn9... ), chín trung bình sớm
(như ROC9, ROC10, ROC16, ROC22, ROC23, ROC27, Viên Lâm1, Viên
Lâm2, QĐ94-116, QĐ94-119, Đài ưu, Đài ưu 6...), chín trung bình và trung bình
muộn (như Quế dẫn P8, Viên Lâm6...) có năng suất, chất lượng cao đã sớm
được du nhập, khảo nghiệm và nhân rộng ra. Đầu năm 1990 hầu hết mía trồng ở
vùng Lam Sơn đều là giống cũ, đến vụ 2003-2004 tỷ lệ giống mía mới đã đạt
30%. Đến nay, vụ 2007-2008 toàn vùng đã trồng được 6.732 ha các giống mía
mới có năng suất và chất lượng cao trong đó diện tích mía lưu gốc là 2.809 ha,
diện tích mía trồng mới là 3.923 ha, đạt tỷ lệ 41,2% tổng diện tích mía toàn
vùng. Cơ cấu giống mía theo hướng năng suất và chất lượng cao đã đạt được kết
quả khả quan, đã từng bước thay thế các loại giống mía cũ có năng suất và chất

lượng thấp hơn, đã kéo dài thời gian thu hoạch của nhà máy theo đúng dự kiến.
Theo như kết quả thu được ở bảng 3 thì cơ cấu giống mía vụ 2007-2008 nhóm
giống chín sớm đạt 2.380 ha (chiếm 14,6% tổng diện tích mía), nhóm giống chín
trung bình sớm đạt 3.293 ha (chiếm 20,1% tổng diện tích mía) chủ yếu ở 2 nhóm
này đều là giống mới năng suất chất lượng cao và nhóm giống chín trung bình
và trung bình muộn đạt 10.648 ha (chiếm 65,3% tổng diện tích mía) tập trung
chủ yếu là giống cũ lâu năm như My chiếm 58,7%.
Sở dĩ, giống My5514 có diện tích chiếm tỷ lệ rất cao 58,7% là do giống
này có năng suất khá và ổn định, có khả năng chịu hạn, khả năng thích ứng rộng.
Mà vùng nguyên liệu mía quy hoạch của Công ty có tới 80% diện tích là đất đồi,
khá phù hợp với đặc tính của giống My 5514 nên tỷ lệ diện tích giống này tăng lên.

23


Bảng 3: Cơ cấu diện tích giống mía của toàn vùng nguyên liệu vụ 2007/2008
Nhóm

Tên giống Diện tích

Tỷ lệ

giống

Khối

Khối

TT


nông trường

các trạm

giống mía

(ha)

(%)

(ha)

(ha)

(ha)

2.307

14,1

167

2.139

1,0

13

0,1


-

11

2,0

60

0,4

24

37

-

2.380

14,6

190

2.187

3,0

Roc 10

526


3,2

12

514

-

Roc 16

78

0,5

18

60

-

Roc 22

247

1,5

84

164


-

Roc 23

466

2,9

146

319

1,0

Roc 27

333

2,0

26

304

3,0

Giống chín Viên Lâm 1

40


0,2

-

39

1,0

TB sớm Viên Lâm 2

140

0,9

17

117

6,0

QĐ94-116

326

1,9

39

287


-

QĐ94-119

892

5,5

192

700

-

Đài ưu

71

0,4

3

68

-

Đài ưu 6

174


1,1

-

174

-

3.293

20,1

537

2.745

11,0

245

1,5

236

10

-

3


0,02

-

3

-

9.589

58,7

1.177

8.413

-

811

5,1

437

373

1,0

Tổng


10.648

65,3

1.849

8.799

1,0

Tổng cộng

16.322

100

2.576

13.731

15,0

QĐ93-159
Giống chín VĐ95-168
sớm

Quế dẫn 9
Tổng

Tổng

Giống chín Quế dẫn P8
TB, TB Viên Lâm 6
muộn

My5514
Giống khác

(Các giống khác gồm: VĐ63, VĐ79, VĐ81, VĐ85, QĐ11, QĐ15, F156, R579)
(Nguồn: phòng nguyên liệu của Công ty)
24


* Đầu tư phân bón mía:
Trong canh tác mía, ngoài giống mía và tưới nước thì phân bón là một
trong các nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng
mía. Phân bón mía lại càng quan trọng đối với cây mía đồi ở vùng Lam Sơn bởi
vì ở đây đất chủ yếu thuộc loại nghèo dinh dưỡng, tỷ lệ diện tích đất luân canh
theo yêu cầu kỹ thuật còn thấp (do quỹ diện tích trồng mía có hạn trong khi nhu
cầu mở rộng diện tích để tăng sản lượng cung cấp cho nhà máy lại cao), chế độ
xen canh các loại cây họ đậu nhằm cải tạo, tăng độ phì của đất ít được thực hiện.
Nhằn giải quyết có hiệu quả vấn đề phân bón mía, Công ty đã hợp tác với
viện khoa học nông nghiệp Việt Nam điều tra khảo xát điều kiện nông hoá thổ
nhưỡng một số địa bàn thuộc vùng mía Lam Sơn đã trồng mía lâu năm, để xác
định dinh dưỡng cho từng vùng đất khác nhau. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu,
Công ty đã hợp tác với Viện hoá học- trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ
quốc gia nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm phân bón tổng hợp sinh học để bón bổ
sung dinh dưỡng cho cây mía trong vùng. Sau một thời gian nghiên cứu, sản
xuất và thử nghiệm kết quả cho thấy mía được bón phân tổng hợp sinh học cho
năng suất, chất lượng cao hơn so với mía được bón phân hoá học. Và từ thành
công đó Công ty đã đầu tư xây dựng 2 nhà máy sản xuất phân bón với công suất

30.000 tấn/năm, đáp ứng nhu cầu phân bón mía trong vùng.
* Cùng với việc đầu tư phát triển giống mới, phân bón, Công ty còn tập
trung nghiên cứu và đưa vào áp dụng các quy trình canh tác mía tiên tiến từ
khâu làm đất, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại mía đến thu hoạch. Đây
là quá trình khó khăn và lâu dài vì nó liên quan đến việc thay đổi tập quán canh
tác bao đời nay của người trồng mía và do trình độ dân trí, nhất là đối với đồng
bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Với đội ngũ hơn 40 kỹ sư nông nghiệp
có nhiều kinh nghiệm thực tiễn được phân công về các trạm nguyên liệu ở các
khu vực của vùng mía, kết hợp với lực lượng khuyến nông của các địa phương
và cán bộ kỹ thuật của 4 nông trường quốc doanh trực tiếp hướng dẫn giúp

25


×