TÌNH HÌNH VĂN HOÁ – XÃ HộI ở CÁC THế Kỷ X- XIV
I. Sự phân hoá xã hội
Từ thời Bắc thuộc, sự phân hoá xã hội theo hướng phong kiến Trung Quốc đã diễn ra,
nhưng chỉ được đẩy mạnh trong các thế kỷ thời Lý - Trần. Dần dần hình thành những giai
cấp chính của xã hội mới.
Giai cấp thống trị bao gồm các vương hầu, quý tộc, quan lại cao cấp và một bộ phận địa
chủ quan chức hoá. Chính sách phong cấp thái ấp, khuyến khích khẩn hoang lập nghiệp,
những chính sách ưu đãi của Nhà nước v.v…đã tạo điều kiện cho những người này trở
thành lãnh chúa, địa chủ, với chủ trương của Nhà nước “ai có quan tước mà con cháu được
tập ấm mới được ra làm quan, còn nếu người nào nhà giàu, khỏe mạnh mà không có quan
tước thì đời đời làm dân”, giai cấp thống trị hầu như trở thành một bộ phận đóng kín, mặc
dầu sự phát triển của giáo dục, khoa cử cùng nhu cầu nâng cao trình độ học vấn của quan
chức có làm giảm dần sự đóng kín đó.
Giai cấp bị trị bao gồm đông đảo nhân dân thuộc nhiều tầng lớp khác nhau như địa chủ,
nông dân, thợ thủ công, thương nhân. Làng xã vẫn là tế bào kinh tế- xã hội cơ bản, mang
trong mình khá nhiều tàn dư của xã hội nguyên thuỷ. Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa
số trong cư dân và là lực lượng sản xuất chủ yếu, là những người gánh chịu mọi trọng
trách của xã hội: làm ruộng, đóng thuế, đi lính, lao dịch, chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Những
thế kỷ XI- XIV, nhất là trong buổi đầu các triều đại, cuộc sống của người nông dân còn
tương đối ổn định. Từ thế kỷ XIV, sự phân hoá giàu nghèo trong họ gia tăng, làm lên tình
trạng “dân gian nhiều người du đãng, đến già cũng không có tên trong sổ, không chịu thuế
dịch, sai phái tạp dịch không đến chơi”. Nhiều cuộc tranh đòi chẩn cứu cho dân nghèo” đã
bùng nổ.
Số lượng thợ thủ công không nhiều. Ngoài những người sống và làm ăn ở các phường của
Thăng Long, có một số sống rải rác ở các làng, làm nghề thủ công phục vụ dân làng mình
là chính. Đã xuất hiện một vài làng thủ công nhưng người thợ ở đây vẫn gắn bó với đồng
ruộng.
Thương nhân ngày càng nhiều nhưng ít người chuyên buôn bán để sống. Nhờ buôn bán với
thương nhân nước ngoài hay buôn bán lương thực, từ giữa thế kỉ XIV đã xuất hiện nhiều
nhà giàu có. Trần Dụ Tông (1341- 1369) đã từng chiêu tập các nhà buôn giàu ở Đình Bảng
(Bắc Ninh) Nga Đính (Hà Tây) vào cung đánh bạc “có tiếng đặt gần 300 quan”.
Lớp địa chủ phi quan chức thuộc loại “thứ nhân”, bị trị dù đời sống kinh tế khá hơn, nhưng
cũng như nông dân, thợ thủ công và thương nhân.
Thấp nhất trong xã hội là tầng lớp nô tì với nhiều tên gọi khác nhau: gia nô, gia đồng, nô tì,
điền nhi, lộ ông, hoành. Nhà nước đã tìm cách hạn chế việc nuôi nô tì, nhưng sự phát triển
của chế độ điền trang lại làm tăng số lượng nô tì, nhất là vào những năm đói kém của thế
kỉ XIV. Có 3 loại nô tì với thân phận khác nhau:
Nô tì của nhà nước với những tên gọi như Toạ thượng nô, quan trung khách, điền hoành,
điền nhi…
Nô tì của nhà chùa như Tam bảo nô, điền nô…
Nô tì tư nhân bao gồm cả điền nô, gia đồng v.v…
Trong chiến tranh giữ nước, như ở thời Trần, gia nô, gia đồng của các quý tộc đã từng là
một lực lượng quân sự có nhiều đóng góp.
Sự phát trriển của chế độ nô tì ở thế kỉ XIV đã làm tăng mâu thuẫn xã hội và dẫn đến hàng
loạt cuộc đấu tranh. Tuy nhiên, trong nô tì phần đông là nông nô. Thân phận của số còn lại
không bị hạ thấp như ở thời đại của chế độ nô lệ.
II. Tình hình văn hoá- Giáo dục
Tôn giáo, tín ngưỡng
Ở các thế kỉ X- XIV những tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến. Bên cạnh các tục thờ tích
cực ngày càng được mở rộng như tục thờ tổ tiên, thờ những anh hùng dân tộc, những
người có công với làng, với nước và các tục thờ nguyên thủy "vạn vật hữu linh" vẫn còn
nhiều. Nhà nước cũng như các vị quan có ý thức đã nhiều lần ra lệnh hủy bỏ bớt các tục
thờ có mang tính “mê tín, dị đoan" đó nhưng chỉ hạn chế được một phần. Đáng chú ý là
nhà nước, chủ yếu là thời Lý - Trần, đã góp phần trực tiếp vào sinh hoạt tín ngưỡng...và
tôn giáo chung của nhân dân. Nhà Lý đã dựng đền "Đồ đại thành hoàng", đền ''Đồng cổ"
(Trống đồng), đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ Phùng Hưng, đền thờ Phạm Cự Lạng ở kinh
thành Thăng Long, nâng lễ thờ thần Phù Đổng (Bắc Ninh) lên trình độ ''quốc tế” (quốc gia)
v.v…
Trong một thời gian dài, tín ngưỡng dân gian cổ truyền vẫn giữ một vị trí quan trọng trong
sinh hoạt tâm linh của cư dân Đại Việt.
Các tôn giáo lớn như Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo được truyền vào nước ta từ thời Bắc
thuộc.
Phật giáo sớm phổ cập trong nhân dân và đạt mức cực thịnh ở các thế kỉ XI - XIII. Chùa
chiền mọc lên ở nhiều nơi. Từ thời Đinh - Tiền Lê, một số nhà sư như Ngô Chân Lưu,
Pháp Thuận, Vạn Hạnh.v.v.. đã tham gia tích cực vào việc xây dựng chính quyền. Sớm
mang nặng tư tưởng sùng Phật, Lý Công Uẩn mới lên ngôi, đã cho dựng nhiều chùa, cấp
độ điệp cho hàng ngàn người làm sư, hàng ngàn lạng vàng, bạc thuê thợ đúc chuông lớn
đặt ở các chùa... khiến nhà sử học Lê Văn Hưu ở thế kỉ XIII đã nhận xét: ''Lý Thái Tổ lên
ngôi mới được hai năm, tôn miếu chưa dựng, xã tắc chưa lập mà đã dựng 8 chùa ở phủ
Thiên Đức, lại sửa chùa quán ở các lộ, cấp độ điệp cho hơn 1000 người ở kinh sư làm
tăng...
Các vua nhà Lý kế nghiệp cũng không ngừng cho xây dựng chùa chiền, đúc chuông, tô
tượng, cho người sang nhà Tống xin kinh Phật, biến các chùa thờ Phật thành nơi cầu đảo,
làm lễ tạ ơn khi chiến thắng quân xâm lược, lễ đại xá Quý tộc, quan lại, nhân dân theo đó,
xây dựng chùa chiền ở khắp nơi, bia chùa Linh Xứng đã ca ngợi: "Từ khi đạo Phật truyền
sang nước ta đến nay đã hơn 2000 năm mà việc phụng thờ ngày càng thêm mới. Hễ những
chỗ nào núi cao, cảnh đẹp đều mở mang để lập chùa chiền, như thế nếu không phải là nhờ
bậc vương công, đại nhân giúp đỡ xây dựng thì làm sao nên được''. Thừa nhận thực tế đó,
nhà sử học Lê Văn Hưu viết: "... cho nên đời sau mới xây tường cao ngất trời, tạc cột chùa
bằng đá, làm chùa thờ Phật lộng lẫy hơn cả cung điện của vua. Rồi người dưới bắt chước,
kẻ hủy cả thân thể, đổi lối mặc bỏ sản nghiệp, trốn thân thích, nhân dân quá nửa làm sư,
trong nước chỗ nào cũng có chùa.
Phật giáo tiếp tục phát triển ở thời Trần, mặc dầu có phần hạn chế hơn. Các vua đầu thời
Trần đã tìm đến cửa Phật, Trần Nhân Tông thực sự vứt bỏ áo bào, cạo đầu, trở thành một
vị sư danh tiếng. Đầu thế kỉ XIV, nhà Nho Trương Hán Siêu đã kêu lên: "thiên hạ năm
phần thì sư tăng chiếm một”; đến giữa thế kỉ đó, nhà Nho Lê Quát than thở: "nhà Phật lấy
họa phúc để cảm động lòng người, sao mà được người tin theo lâu bền như thế! Trên từ
Vương công, dưới đến dân thường, hễ bố thí vào việc nhà Phật đến hết tiền của cũng
không xẻn tiếc... chỗ nào có người ở tất có chùa Phật, bỏ đi rồi lại dựng lên, nát đã rồi lại
sửa lại lâu đài chiêng trống chiếm đến nửa phần so với dân cư" (bia chùa Chiêu Phúc).
Các chùa đều có đất riêng. Nhiều chùa lớn như Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh) có
trên 2000 mẫu ruộng, hàng trăm Tam bảo nô...
Do du nhập vào Đại Việt từ nhiều con đường khác nhau cũng như do sự tiếp thu của người
dân Việt đương thời, Phật giáo không có một dòng duy nhất. Có dòng hoà nhập với tín
ngưỡng dân giân Việt cổ truyền các chùa Pháp Vân, Pháp Vũ, chùa Diên Hựu (Một
Cột)...), có dòng thiên về Mật tông (với những nhà sư giỏi pháp thuật và chữa bệnh...), có
dòng tu ở chùa, thoát tục, có dòng tu tại gia lấy cái tâm làm gốc v.v... .Trong trào lưu
chung đó, giai cấp thống trị đã mong muốn tìm ra một tôn giáo làm nền cho sinh hoạt tinh
thần và tâm linh của người Việt, thoát khỏi những ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo
phương Bắc. Dòng Thiền của Phật giáo đã được lựa, chọn. Nối tiếp ý tưởng của cha, ông,
Lý Thánh Tông đã có ý định sáng lập phái Thiền Thảo đường với nhiều nét của phương
Nam, nhưng không thành. Dần dần hình thành một sự hòa hợp giữa Phật giáo và Nho giáo.
Lý Nhân Tông đã khuyên thiền sư Mãn giác: ''bậc chí nhân hiện thân giữa cõi đời phải tế
độ chúng sinh... chẳng những đắc lực về thiền định và trí tuệ mà cũng có công giúp đỡ nhà
nước”. Văn bia chùa Linh Xứng cũng có đoạn: “Ôi! sinh nuôi ta, không ai lớn hơn vua, cha
cho lên phải tôn kính...".
Ý tưởng của các vua Lý được các vua đầu thời Trần tiếp nhận và thực hiện. Trần Thái
Tông, một ông vua đã từng xông pha nơi chiến trận, suốt đời ghi nhớ câu nói của quốc sư
Phù Vân: "Phàm đã làm vua của thiên hạ phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của
mình, phải lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình'', nhưng không quên sùng
Phật. Trong ''Thiền tông chỉ nam'' ông đã nói lên sự kết hợp đạo với đời, "Đạo Phật không
chia nam bắc, đều có thể tu cầu. Tính người có hiền ngu, đều cùng được giác ngộ, vì vậy,
đại giáo của đức Phật là phương tiện để mở lòng mê muội, là con đường soi rõ lẽ tử sinh.
Còn trách nhiệm nặng nề của tiên thánh là đặt mực thước cho tương lai, nêu khuôn phép
cho hậu thế". Hòa nhập Phật và Nho giáo vào cùng một đích chung của công cuộc ổn định
xã hội. ''Tam giáo đồng nguyên'' là như vậy.
Phát triển tư tưởng đó của ông mình và dựa vào lí thuyết của Tuệ Trung thượng sĩ (Trần
Tung), Trần Nhân Tông đã dựng nên dòng Phật Đại Việt với tên gọi Trúc Lâm. Xuất phát
từ giáo lí Thiền Tông, dòng Phật Trúc Lâm lấy sự gắn liền giữa ''tâm" và ''Phật'', ''Phật ở
trong lòng'' làm hạt nhân.
Bài ''Phật tâm ca'' của Tuệ Trung thượng sĩ có đoạn:
Phật, Phật, Phật bất khả biến
Tâm, Tâm, Tâm bất khả thuyết
Nhược tâm sinh thời thị Phật sinh Nhược Phật diệt thời thị tâm diệt Diệt tâm tồn Phật thị
xứ vô
Diệt Phật tồn tâm hà thời yết
(Nghĩa là phật không thể biến được Tâm không thể nói được tâm
Tâm sinh thì Phật cũng sinh
phật diệt ắt tâm cũng mất
Không đâu tâm diệt mà còn phật
Chẳng lúc nào Phật diệt mà còn tâm)
Trần Nhân Tông cũng nói:
''Chỉn Bụt là lòng, sá ướm hỏi đòi cơ Mã tổ"
Từ đó mà có quan niệm, ''lấy tâm truyền tâm, không dùng văn tự", "Phật ở trong lòng, lòng
lặng lẽ và sáng suốt, đó chính là chân Phật", nghĩa là ''giác ngộ được bản tâm'' có thể thành
Phật. Một khi lòng đã giác ngộ, thanh tĩnh thì cũng
''Chẳng còn bị thử, tranh nhân chấp ngã
Trần duyên rũ hết, thị phi chẳng nề ...
Thân này chẳng quản bữa đói bữa no
Công danh chẳng trọng, phú quý chẳng màng…
(Trần Nhân Tông)
Và lúc ấy, dù là vua quan, đại thần, thừa tướng hay quốc sư, cư sĩ đều có thể thành phật.
Tóm lại, Thiền Trúc Lâm lấy sự giác ngộ trong lòng làm gốc, mong muốn đưa Phật đến
mọi nhà, mọi người đồng thời cũng gắn Phật với cuộc sống thực tại, với vận mệnh dân tộc.
Trân Nhân Tông được xem là vị tổ thứ nhất của Phật Trúc Lâm. Người kế tục là sư Pháp
Loa và sau đó là sư Huyền Quang…
Tuy nhiên công cuộc xây dựng một nhà nước theo mô hình Hán- Đường, việc tiếp xúc
thường xuyên với nền văn minh Trung Hoa và sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc đã
không cho phép Phật giáo- dù là phái Trúc Lâm, phát triển thành quốc giáo. Các vua quan
nhà Trần sau thời Nhân Tông đã xa dần Phật giáo.
Giáo dục và Nho giáo:
Từ đầu công nguyên, chính quyền đô hộ đã du nhập chữ nho, mở trường dạy học trên đất
Âu Lạc. Nhưng với quan niệm đó là công cụ đồng hoá của giai cấp thống trị ngoại tộc,
nhân dân ta đã chống lại. Cho đến thế kỉ X, tuy chữ Hán đã trở thành chữ viết chính thức
nhưng số người biết chữ, biết Nho học còn ít ỏi. Các nhà sư thường là lớp trí thức quan
trọng bên cạnh các viên chi hậu, viên ngoại lang. việc xây dựng nhà nước theo mô hình
phương Bắc trở thành tất yếu thì Nho học cũng ngày càng có vai trò quan trọng.
Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu ở kinh thành, đắp tượng Khổng Tử,
Chu Công, tứ phối và 72 người hiền của đạo Nho, cho thái tử ra đó học. Giáo dục Nho học
chính thức được thiết lập. Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi Minh kinh đầu tiên. Người đỗ
đầu là Lê Văn Thịnh (người Già Bình- Bắc Ninh) được đưa vào cung dạy thái tử rồi sau
đó, được cử làm quan (thăng dần hết chức thái sư). Năm 1076, nhà Lý đã mở kì thi viết,
toán và luật để chọn người làm lại viên và năm 1195 mở kì thi tam giáo đầu tiên. Tuy
nhiên, giáo dục Nho học dưới thời Lý chưa phát triển. Với mong muốn tăng nhanh trình độ
học vấn của quan chức, ngay từ năm 1232, nhà Trần đã mở khoa thi đầu tiên của triều đại
mình.
Năm 1247, nhà Trần đặt lệ lấy Tam khôi (3 người đỗ đầu: Trạng nguyên, Bảng nhãn,
Thám hoa) và quy định cứ 7 năm mở 1 khoa thi.
Năm 1255, vua Trần đặt lệ lấy 2 trạng nguyên: 1 kinh (cho các tỉnh phía bắc) 1 trại (cho
Thanh Hoá- Nghệ An) để khuyến khích việc học tập của các lộ phương Nam. Năm 1275 lệ
này bị bãi bỏ vì thấy không cần thiết nữa.
Năm 1804, nhà nước quy định ra nội dung thi 4 trường:
Trường l: Thi ám tả cổ văn
Trường 2: Thi kinh nghi, kinh nghĩa, thơ, phú.
Trường 3: Thi chế, chiếu, biểu
Trường 4: Thi đối sách
Sau đó mở kì thi Đình để phân hạng cao thấp các thái học sinh.
Năm 1396, nội dung thi 4 trường được quy định lại
Trường 1: Thi kinh nghĩa
Trường 2: Thi thơ phú
Trường 3: Thi chế, chiếu, biểu.
Trường 4: Thi văn sách
Kỳ thi Hương ở địa phương cũng bắt đầu được tổ chức. Các sách học chính cũng được
quy định: Ngũ kinh, Tứ thư, Bắc sử…
Những người đỗ đạt được bổ vào các chức ở viện Hàn lâm, các, cơ quan hành khiển, sung
vào các phái bộ sứ thần hay tiếp sứ Trung Quốc. Dần dần họ trở thành một bộ phận quan
trọng trong bộ máy nhà nước, đặc biệt ở thời Trần Nhiều người trong số đó đã đóng góp
quan trọng vào công cuộc ngoại giao cũng như chính trị, như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi,
Nguyễn Trung Ngạn, Phạm sư Mạnh, Lê Quát...
Trong nhân dân, Nho học cũng từng bước phát triển. Ban đầu các nhà chùa là nơi dạy học
chữ nho, các sách kinh sử. Về sau, nhiều nhà nho, nhiều thái học sinh không làm quan, ở
nhà dạy học. Một trong những người thầy giáo xuất sắc hồi ấy là Chu Văn An.
Sự phát triển của giáo dục Nho học đã góp phần phổ cập Nho giáo trong nhân dân với các
quan niệm về tam cương, ngũ thường, trung quân. Truyền thống tôn sư trọng đạo cũng
hình thành. Tuy nhiên, Nho giáo phổ biến chủ yếu trong tầng lớp quan lại, các nho sĩ. Nhân
dân chỉ tiếp nhận những gì gần gũi với họ, góp phần củng cố những tục lệ cổ truyền của
họ. Vì vậy mà sứ thần nhà Nguyên sang Đại Việt vào cuối thế kỉ XIII đã nhận xét:
Hạ tục kiêu phù thạm
Trung Hoa lễ nhạc vô
(Nghĩa là “Tục dân rất nông nổi, không lễ nhạc Trung Hoa”)
Giữa thế kỉ VIV, nhà nho Lê Quát nhận xét “ta từng dạo xem núi sông dấu chân đi hằng
nửa thiên hạ mà tìm nhà học và văn miếu thì chẳng thấy đâu”.
Vì vậy, nảy sinh cuộc đấu tranh phê phán Phật giáo trong giới nho sĩ. Từ cuối thế kỉ XIII,
Lê Văn Hưu đã phê phán nhà Lý quá tôn sùng Phật giáo “tiêu phí của và sức dân vào việc
thổ mộc”. Sang thể kỉ XIV, Trương Hán Siêu viết bài kí tháp Linh Tế núi Dục Thúy (Ninh
Bình) cho là "Phật giáo mê hoặc chúng sinh... phá hoại di luận, hao phí của cải, nườm
nượp mà đi, nhung nhúc mà theo, ít kẻ không phải là yêu ma gian tà" Bất bình vì lắm kẻ
"Trốn việc quan đi ở chùa", nhiều vị sư sa đọa, ông viết ở bài văn bia chùa Khai Nghiêm:
"một bọn giảo hoạt gian ngoan, mất hết cả bản ý khổ hạnh, không hư, chỉ ham chiếm đoạt
được vườn xinh, cảnh đẹp, để nhà cửa lộng lẫy như vàng ngọc"
Tình hình đó buộc Hồ Quý Ly, năm 1396 phải ra lệnh sa, thải bớt tăng đồ, ai chưa đến 50
tuổi đều phải hoàn tục. Đồng thời, tư tưởng Nho học "gắn liền học với hành" của Chu An
cũng nổi lên làm cơ sở cho nhà Hồ chống lại những quan điểm gò bó của Tống nho Địa vị
của Nho giáo dần dần được nâng cao. Đạo giáo du nhập và Đại Việt, đến đây nhanh chóng
hòa vào các tín ngưỡng cổ truyền của nhân dân hoặc chuyển hoá sang Phật giáo.
- Văn học - nghệ thuật:
+ Tình hình xã hội và sự phát triển của giáo dục đã góp phần quan trọng tạo nên một nền
văn học phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Điều đáng tiếc là hiện nay số thơ văn
đương thời còn lại rất ít Từ thế kỉ X nhà sư Ngô Chân Lưu đã viết nên những bài thơ đầy
cảm xúc
Vạn trùng sơn thủy thiệp thương tang
Cửu thiên quy lộ trường
Tình thảm thiết, dối ly thưởng
Phan luyến sứ linh lang
(nghĩa là: Muôn trùng non nước mênh mang, Đường xa bao dặm trường, Tình lưu luyến,
chén đưa đường, Nhớ vị sứ lang)