Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BAO CHI VOI DAN CA VI DAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.94 KB, 16 trang )

Báo chí, truyền thông với việc bảo tồn và phát huy di sản dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là một trong những quan điểm cơ bản
xuyên suốt của Đảng theo tinh thần Nghị quyết TW5 (Khóa VIII) đến nay. Thấm nhuần
quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước “Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng
đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao
lưu văn hoá. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền
thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật
thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại”.
Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca chiếm vị
trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, đã được
công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại tại kỳ họp thứ 9 của Ủy
ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ngày
27/11/2014. Trải quan thời gian tồn tại, dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh đang có nguy cơ bị mai
một. Trong thời buổi hiện nay, khi nhịp sống đang ngày một trở nên vội vàng và gấp gáp
theo sự phát triển đi lên của xã hội thì để dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tồn tại được lâu dài,
bền bỉ và đúng như bản chất vốn có của nó là một điều hết sức khó khăn. Đứng trước
thực trạng đó, rất cần thiết có sự vào cuộc và thậm chí là sự vào cuộc quyết liệt của
không chỉ các cấp chính quyền, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa mà còn của mọi
tầng lớp nhân dân, trong đó, đặc biệt là sự vào cuộc của đội ngũ báo chí làm công tác
thông tin, truyền thông.
Hiện nay, chính quyền các cấp, ban ngành đoàn thể liên quan đã có nhiều giải
pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ
Tĩnh. Trong đó nhấn mạnh vai trò của báo chí truyền thông. Thực tế minh chứng báo chí
truyền thong đã góp phần quan trọng vào hiệu quả công tác bảo tồn nguồn di sản này.
Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa vai trò của báo chí truyền thông và nâng cao hơn nữa tính
hiệu quả của việc tuyên truyền công tác bảo tồn và phát huy giá trị Dân ca Ví, Giặm
Nghệ Tĩnh, trong thời gian tời cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về nhiều mặt.
1.Vai trò của báo chí với việc tuyên truyền quảng bá, bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa dân tộc



Hiện nay, cả nước có 838 cơ quan báo in, 67 đài phát thanh, truyền hình, 92 báo,
tạp chí điện tử và 01 hãng thông tấn quốc gia. Tất cả các loại hình báo chí của các cơ
quan, tổ chức, đoàn thể được xây dựng từ Trung ương đến địa phương. Với sự phát triển
mạnh mẽ của lĩnh vực báo chí truyền thông như vậy, báo chí đóng vai trò ngày càng quan
trọng, thiết yếu trong đời sống trong đó có vai trò quan trọng đối với việc truyền bá, bảo
tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Điều này thể hiện ở những phương diện sau:
Thứ nhất: Báo chí truyền thông là phương tiện thông tin nhanh nhạy, kịp thời,
rộng khắp trong công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối
về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương về về
công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc được xem là định hướng trong
công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Nó thể hiện quan điểm của
Đảng, Nhà nước đối với tầm quan trọng của công tác này trong đời sống chính trị của đất
nước. Điều này được thể hiện rất rõ trong các Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp
luật của Nhà nước. Tuy nhiên, để những chủ trương,quan điểm đó của Đảng và Nhà nước
được đi vào sâu rộng trong đời sống nhân dân thì cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền.
Báo chí truyền thông với chức năng thông tin của mình có vai trò rất quan trọng để thực
hiện có hiệu quả công tác đó. Thực tế, trong những năm qua, báo chí đã thể hiện tốt vai
trò truyền tải thông tin, tuyên truyền sâu rộng trong xã hội về những chủ trương chính
sách của Đảng, Nhà nước. Hầu hết các cơ quan báo chí, nhất là các tờ báo Pháp luật đều
có những chuyên mục riêng về chính sách của Đảng, Nhà nước. Một số cơ quan báo chí,
nhất là các tờ báo chuyên về mảng văn hóa đã thường xuyên đưa tin về chuyên mục này,
ví như…..
Sự bùng nổ của internet, báo chí truyền thông ngoài việc truyền thông truyền
thống nay đã có sự thay đổi đa dạng trong công tác truyền thông, đó chính lả truyền
thông internet. Kênh truyền thông này được cập nhập từng phút đã góp phần đẩy mạnh
tốc độ cũng như phạm vi truyền thông các thông tin nói chung, thông tin về chính sách,
chủ trương của Đảng đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa nói riêng.
Nhiều cơ quan nhà nước đã thành lập trang thông tin điện tử để đưa những chính sách của



Đảng, Nhà nước đối với công tác này công khai tới công chúng. Nhờ vậy, công chúng dễ
dàng tiếp cận và định hướng được quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với tầm quan trọng
của di sản văn hóa dân tộc.
Thứ hai, báo chí truyền thông là phương tiện thông tin hiệu quả trong việc tuyên
truyền, thông tin, quảng bá di sản văn hóa dân tộc không chỉ trong nước mà còn đối với
bạn bè thế giới. Từ đó góp phần phát triển kinh tế của địa phương, đất nước.
Cùng với việc thông tin kịp thời các tin tức, sự kiện liên quan đến các di tích lịch
sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, đặc biệt là các di sản văn hóa được UNESCO vinh
danh, báo chí còn phản ánh chân thực, có chiều sâu nét đẹp văn hóa trong các phong tục,
tập quán, các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc; các làn điệu dân ca, dân vũ
đặc sắc; các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc (tuồng, chèo, cải lương, múa
rối nước, ca trù...); các ngành nghề cổ truyền; món ăn ẩm thực; các nghi thức, nghi lễ
truyền thống; các hương ước, quy ước của bản, làng, dòng họ gắn liền với tín ngưỡng,
tâm linh trong đời sống hằng ngày, mang đặc trưng riêng của từng dân tộc, từng dòng họ.
Qua đó, đã góp phần khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy vai trò của đồng bào
các dân tộc trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, làm
cho nét đẹp văn hoá truyền thống lan rộng trong đời sống xã hội.
Ngày nay, du lịch được coi là một trong những phương tiện hàng đầu để trao đổi,
giao lưu văn hóa, là động lực tích cực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản
văn hóa. Do đó, việc thông tin, tuyên truyền, quảng bá về du lịch trên báo chí đã giới
thiệu với người dân ở mọi miền đất nước cũng như bạn bè quốc tế về những di tích lịch
sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các lễ hội truyền thống, các loại hình nghệ thuật
truyền thống, những phong tục, tập quán tốt đẹp của từng dân tộc trong cộng đồng các
dân tộc Việt Nam; giáo dục truyền thống lịch sử và lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê
hương, đất nước, cũng như hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu đối với di sản
văn hoá từ hoạt động du lịch. đồng thời là phương tiện để giới thiệu về hình ảnh của địa
phương thông qua các di sản văn hóa tới các du khách trong và ngoài nước, tạo tiền đề
cho các chiến lược du lịch phát triển góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các di sản văn hóa trên các phương



tiện thông tin đại chúng của tỉnh, đã góp phần tăng tính hấp dẫn của di tích nhằm thu hút
nhiều hơn nữa khách tham quan, đồng thời hướng tới mục tiêu phục vụ phát triển du lịch
bền vững.
Thứ ba, báo chí truyền thông là công cụ truyền thông quan trọng trong việc định
hướng, giáo dục tư tưởng trong xã hội, nâng cao ý thức gìn giữ, phát huy giá trị di sản
văn hóa dân tộc. Điều này thể hiện ở chỗ:
+ Thông qua những thông tin truyền bá những giá trị di sản văn hóa dân tộc của
báo chí truyền thông, giúp nhân dân hiểu được giá trị, lòng tự hào về những di sản văn
hóa dân tộc. Đồng thời truyền bá nét đẹp của giá trị di sản văn hóa dân tộc tới bạn bè
quốc tế. Từ đó, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ di sản văn hóa dân tộc của nhân dân.
Báo chí cũng tham gia rất tích cực trong việc phát hiện, tôn vinh những tài năng có
nhiều công lao phát triển các loại hình nghệ thuật dân tộc, cũng như phát hiện, tôn vinh
những người đang lưu giữ, bảo tồn những loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ
mai một; tôn vinh những cơ quan, tổ chức và cá nhân có những đóng góp quan trọng vào
việc bảo tồn, giữ gìn và phát triển những loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Báo chí cũng tập trung tuyên truyền, phản ánh việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo
tồn di sản văn hóa, khuyến khích sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong
nước và ngoài nước đóng góp kinh phí để tu bổ di tích, hiến tặng hiện vật cho bảo tàng
nhà nước.
Thực tế đã chứng minh, nhiều vụ việc chỉ đến đến được với người dân khi những
người làm báo đưa thông tin ra trước công luận. Cùng với sự bùng nổ của khoa học kỹ
thuật và công nghệ thông tin, thế giới đã gần nhau hơn rất nhiều, với sự hỗ trợ từ internet,
thì gần như ngay lập tức, những thông tin được báo chí đăng tải sẽ đến với người đọc,
người xem trên toàn thế giới cũng như sẽ nhận được sự phản hồi và phản ứng của dư luận
trong xã hội. Điều đó cho thấy, báo chí đang và sẽ tạo nên một sức mạnh mềm rất lớn
trong việc định hướng dư luận xã hội. Thực tế cũng cho thấy, nhiều vụ sai phạm liên quan
đến di sản văn hóa dân tộc... được thông tin đến người dân cũng như cơ quan quản lý
thông qua các bài báo.



Những năm qua, các cơ quan truyền thông đã tích cực, chủ động truyền tải những
văn bản quy phạm pháp luật, những kiến thức về di sản, làm cho công chúng có ý thức
bảo tồn, gìn giữ di tích, đấu tranh bài trừ, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, những hành vi
xâm hại di sản văn hóa
+ Báo chí truyền thông có vai trò quan trọng trong việc phát hiện những sai lệch
trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, nhằm ngăn chặn kịp thời
những hành vi làm tổn hại đến di sản văn hóa dân tộc.
Bên cạnh việc tuyên truyền giá trị của các di sản văn hóa, báo chí thông tin những
mặt trái, những nguy cơ đe dọa hủy hoại môi trường tài nguyên di sản văn hóa; kêu gọi
cộng đồng bảo vệ, giữ gìn giá trị của di sản văn hóa cũng như sự ứng xử của con người
đối với công tác bảo vệ môi trường cảnh quan xung quanh di sản văn hóa.
Thực tế những năm qua cho thấy, hầu hết các báo, đài đều xây dựng chuyên trang,
chuyên mục về đề tài văn hoá, trong đó ít nhiều đề cập đến nội dung bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hoá, đồng thời cũng phê phán, lên án mạnh mẽ những hành vi xâm hại
đến di sản văn hoá. Nhờ có báo chí phát hiện, lên tiếng kịp thời mà chính quyền, các cơ
quan quản lý về văn hóa quan tâm hơn đến việc bảo vệ, đầu tư phục hồi những di tích bị
hư hỏng, xuống cấp hoặc bị mất hiện vật, cũng như những vụ việc xâm hại đến di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Báo chí cũng lên tiếng phê phán mạnh mẽ những
hiện tượng lợi dụng lễ hội truyền thống để hoạt động mê tín, dị đoan, đồng thời tuyên
truyền, giải thích, hướng dẫn nhân dân tham gia lễ hội một cách lành mạnh, bài trừ các tệ
nạn xã hội trong các lễ hội văn hóa.
Nhờ những thông tin kịp thời và đa chiều về các sự kiện, hoạt động liên quan đến
di tích văn hóa của các nhà báo đã giúp cho công chúng có cái nhìn toàn diện hơn về giá
trị các di sản, giúp những người làm công tác quản lý về văn hóa có thêm thông tin hữu
ích để bảo vệ và phát huy giá trị Di sản. Di tích lịch sử, văn hóa lại kêu cứu!; Di tích
quốc gia hơn 300 tuổi có nguy cơ đổ sập; Qua miền di sản: Tiếng 'kêu cứu' từ lòng đất”;
Cận cảnh chùa Trăm Gian ngàn tuổi "mới tinh”; Thảm họa trùng tu di tích… Đó chỉ là
số ít trong số hàng trăm bài báo viết về thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Việt

Nam trong thời gian qua.


+ Báo chí truyền thông tuyên truyền về những tấm gương, mô hình điển hình
trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc nhằm truyền bá, nhân
rộng tính hiệu quả trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong
nhân dân và các cơ quan tổ chức có liên quan tới công tác này.
Thứ tư: Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc đấu tranh bảo vệ các giá trị
truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc trước sự tấn công, du nhập của các trào lưu văn
hóa, lối sống phương Tây xa lạ với truyền thống văn hóa dân tộc; tuyên truyền, giáo dục
lòng yêu nước, tình đoàn kết, tính nhân văn, nhân đạo, cách ứng xử nhân ái giữa con
người với con người đối với các thế hệ người Việt Nam.
Thứ năm: báo chí còn chủ động góp phần vào việc xây dựng, hoàn thiện các chủ
trương, chính sách cũng như luật pháp liên quan đến di sản văn hóa. Thông qua tính phản
biện của mình, báo chí không chỏ tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà
nước mà còn có những phản biện khách quan về cơ chế quản lý di sản văn hóa, qua đó
góp phần hoàn thiện công tác quản lý bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.
Tóm lại: Trong xu thế bùng nổ thông tin truyền thông hiện nay, khi mà nhu cầu
thông tin trở thành vấn đề thiết yếu không thể thiếu trong đời sống thì báo chí truyền
thông có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng, trong đó vai trò của báo chí về việc bảo tồn,
phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc được xem là một trong những vai trò không
thể thiếu. Tốc độ thông tin nhanh nhạy của thời đại công nghệ thông tin, báo chí truyền
thông đã cập nhập nhanh nhạy, kịp thời những vấn đề nóng, bức thiết của công tác bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc tới công chúng một cách nhanh nhất. Sự đa
dạng trong thông tin truyền thông đối với công tác này đã minh chứng báo chí không chỉ
có vai trò đơn thuần là truyền tải thông tin tới công chúng mà quan trọng là vai trò định
hướng, giáo dục dư luận đối với việc nâng cao ý thức chung tay thực hiện tốt công tác
bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số cơ quan báo chí chưa thực sự
quan tâm đến chủ đề này mà chạy theo những tin, bài về văn hóa “thời thượng” giật gân,

câu khách, những phát ngôn “sốc” về văn hóa... tác động xấu đến các giá trị truyền thống
tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Không ít phóng viên, biên tập viên do kiến thức, sự hiểu biết


về văn hóa dân tộc còn hạn chế nên khi viết các tin, bài về chủ đề văn hóa dân tộc đã
thông tin sai lệch. Vô hình trung, họ đã “tiếp tay” cho việc làm mai một di sản văn hóa
dân tộc, làm lu mờ bản sắc văn hóa dân tộc. Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông
đã xử lý nghiêm khắc một số cơ quan báo chí theo quy định của Luật Báo chí, đình bản
một số tờ báo, thu hồi thẻ nhà báo đối với một số phóng viên đã có những bài viết hoặc
cho đăng những bài viết về chủ đề văn hóa vi phạm đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ
tục của dân tộc, bị dư luận xã hội phê phán, lên án mạnh mẽ.
Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc là trách nhiệm của tất cả các
ngành, các cấp và của toàn thể nhân dân ở trong nước cũng như người Việt Nam ở nước
ngoài, trong đó có trách nhiệm rất lớn của báo chí.
2. Báo chí truyền thông với bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví,
Giặm Nghệ Tĩnh
- Báo chí truyền thông truyền tải thông tin về quan điểm, chủ chương, chính sách
của các cơ quan, tổ chức đối với công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
Nhận thức sâu sắc về vai trò, giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Dân ca, Ví,
Giặm Nghệ Tĩnh đối với đời sống tinh thần của nhân dân. Trong thời gian qua, báo chí
truyền thông đã có nhiều bài viết, tin tức truyền tải thông tin về quan điểm, chủ trương,
chính sách của UBND Tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Sở VHTT Tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Theo
đó, báo chí truyền thông đã truyền tải thông điệp của các cơ quan, tổ chức với quan điểm
xem trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví,
Giặm. Mặt khác, báo chí cũng truyền tải chủ trương, chính sách của cơ quan chính quyền
xuống tận cơ sở, Báo chí vừa tuyên truyền, giải thích vừa góp phần hướng dẫn, tổ chức
việc thực hiện các chủ trương, đường lối chỉ đạo của các cơ quan nhà nước để người dân
nắm được tinh thần chỉ đạo của chính quyền, từ đó giúp toàn thể nhân dân nhận thức, có
hành vi đúng đắn về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Dân

ca, Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Ta có thể kể đến các bài viết: bảo tồn văn hóa phi vật thể cần
chính sách phù hợp; Nghệ An hoan nghênh các ý tưởng để bảo tồn phát huy giá trị Dân
ca Ví, Giặm; Cho ý kiến đề án “bảo vệ và phát huy giá trị Dân ca Ví, Giặm đến năm


2030”; Bàn về cơ chế chính sách bảo tồn và phát huy dân ca ví, Giặm; Triển khai
chương trình hỗ trợ CLB dân ca trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca
Ví, Giặm tại dịa phương; Tôn vinh những Nghệ nhân, tập thể, cá nhân có thành tích xuất
sắc trong công tác bảo tồn và xây dựng hồ sơ Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; Tăng cường
công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh dân ca, Ví, Giặm Nghệ Tĩnh giai đoạn 2014 –
2020;… Chủ trương, quan điểm của cơ quan chính quyền là vấn đề cốt lõi, có ý nghĩa
quan trọng, bởi lẽ, đó được xem là tư tưởng chỉ đạo của cấp trên, sự thi hành của chính
quyền cấp dưới triển khai xuống tận người dân là thực hiện trên tinh thần chỉ đạo của
lãnh đạo đối với từng vấn đề cụ thể. Trong công tác chỉ đạo, quản lý của mình, lãnh đạo
hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh luôn đề cao công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
Dân ca, Ví, Giặm. Nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện công tác này được triển khai sâu rộng
trong tỉnh, đó là nhờ vai trò một phần của công tác truyền thông thông tin báo chí.
- Tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
rộng rãi tới công chúng trong nước và quốc tế
Tuyên truyền, quảng bá có sức mạnh rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả của bất
kỳ vấn đề gì. Di sản văn hóa phi vật thể Dân ca, Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là một sản phẩm
văn hóa rất đặc trưng của người dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Trong quá trình tồn
tại, trải qua thời gian, di sản văn hóa này có nguy cơ bị mai một. Do đó, để nhân dân,
trước hết là nhân dân hai tỉnh Nghệ Tĩnh và nhân dân cả nước, xa hơn nữa là bạn bè quốc
tế biết đến giá trị, tầm quan trọng của loại hình nghệ thuật văn hóa này góp phần thực
hiện tốt công tác bảo tồn và phát triển thì công tác tuyên truyền, quảng bá không thể
thiếu. Sức mạnh quảng bá, tuyên truyền của báo chí là điều không thể chối bỏ. Nhiều nhà
báo đã nhận thức sâu sắc trách nhiệm của người nhà báo trong công tác bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, trong đó có di sản văn hóa phi vật thể Dân ca, Ví,
Giặm Nghệ Tĩnh. Do đó, trên thực tế chúng ta thấy, nhiều cơ quan báo chí truyền thông

đã có những bài viết về di sản văn hóa này: Ví giặm ấm tình người Nghệ ở Thủ đô, vẻ đẹp
của Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; Về quê Bác nghe dân ca ví giặm; Làn điệu dân ca ví giặm thu
hút khách tham dự Lễ hội văn hóa phương Đông; Ấn tượng du ca Việt trên xứ Nghệ; Hãy
cùng chúng tôi quảng bá kho báu này; Thể hát Giặm; Thể hát Ví; Thể hát hò; Về miền


đất hát; Nương vào câu ví; Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh nâng tầm lan tỏa….Nhiều cơ quan
báo chí truyền thông, nhất là báo chí, truyền hình hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh mở chuyên
trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin để giới thiệu cái hay cái đẹp của di sản
văn hóa này. Thông qua đó, hình ảnh, giá trị của di sản Dân ca, Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được
truyền bá rộng rãi tới công chúng. Nhờ sức mạnh của công tác truyền thông, quảng bá
của báo chí, Dân ca, Ví, Giặm Nghệ Tĩnh không chỉ ở trong khuôn khổ “ao làng” hai tỉnh
Nghệ Tĩnh mà vươn ra tận bạn bè thế giới. Điều quan trọng là giới trẻ, thế hệ tương lai có
thêm sự hiểu biết, lòng tự hào về nguồn di sản này, từ đó nâng cao ý thức trong việc bảo
vệ di sản, học tập và bảo tồn, phát huy giá trị di sản ấy trường tồn mãi mãi.
- Báo chí truyền thông góp phần truyền thông vinh danh di sản văn hóa vật thể
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong công tác xét duyệt là di sản văn hóa phi vật thể được
UNESCO công nhận.
Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca chiếm vị
trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã được
công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại tại kỳ họp thứ 9 của Ủy
ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ngày
27/11/2014. Có được vinh dự này là sự đóng góp, nỗ lực không mệt mỏi của toàn thể cán
bộ, nhân dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và các cơ quan liên quan, trong đó, không thể
không kể đến vai trò của báo chí truyền thông. Bởi lẽ, trong quá trình nộp hồ sơ xét duyệt
để UNESCO công nhận, báo chí truyền thông đã đẩy mạnh hoạt động tuyền truyền,
quảng bá hình ảnh, giá trị di sản văn hóa này, đẩy mạnh truyền thông để người dân bình
chọn cho di sản văn hóa phi vật thể dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, có thể kể đến loạt bài
Quá trình lập hồ sơ đề cử Ví, Giặm à di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại;
Dân ca ví giặm chính thức được UNESCO vinh danh; Họp báo về Lễ vinh danh về dân

ca ví giặm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân
loại; Kế hoạch liên tịch về tổ chức Lễ đón bằng của UNESCO vinh danh dân ca ví giặm
Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại; Thông cáo báo chí Vinh
danh Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.;
Rà soát lại công tác chuẩn bị cho Lễ vinh dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNSECO


công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại…Những bài báo đó là sức
mạnh tinh thần, thúc đẩy nhanh quá trình xét duyệt công nhận của UNESCO.
- Báo chí vinh danh những tấm gương, cách làm điển hình trong việc lưu truyền,
bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
Việc lưu truyền cho thế hệ sau biết và yêu thích, tự hào về di sản văn hóa phi vật
thể dân ca Ví, Giặm được xem là yếu tố cốt lõi trong côn tác bảo tồn và phát huy giá trị di
sản này. Trong công tác đó, đóng góp của những cá nhân, tập thể điển hình giữ vai trò
quan trọng. Báo chí truyền thông đã có nhiều bài viết, đưa tin vinh danh những tấm
gương của các cá nhân, tập thể với những nỗ lực, đóng góp của họ trong việc lưu truyền
dân ca Ví, Giặm đối với lớp trẻ hiện nay. Ví như bài viết: Để trao truyền vốn dân ca cho
thế hệ trẻ; CLB dân ca Đồng Chiêm; Những nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực văn hóa dân
gian; Cô giáo Đặng Anh Thương với tấm lóng yêu dân ca ví giặm; Người vì câu ví truyền
đời;....
Việc phát hiện, vinh danh những tấm gương ấy không chỉ ghi nhận công lao của
họ mà còn góp phần nâng cao ý thức, lòng tự hào, biết ơn của thế hệ trẻ đối với những
con người, tập thể ấy và đối với loại hình di sản này. Cũng thông qua điều này, báo chí đã
góp phần nhân rộng những tấm gương điển hình, những cách làm có hiệu quả trong công
tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
- Báo chí phê phán những việc làm ảnh hưởng đến công tác bảo tồn, phát huy di
sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
Bên cạnh việc tuyên truyền, quảng bá về di sản văn hóa Dân ca Ví, Giặm đến công
chúng thì nhiều bài báo đã có sự phản biện đối với công việc bảo tồn phát huy di sản này.
Qua đó góp phần làm trong sạch hơn môi trường quản lý di sản, cụ thể là di sản văn hóa

phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, phát huy mặt tích cực, hạn chế những yếu kém,
ngăn chặn kịp thời nhiều vụ việc sai trái trong việc bảo vệ di sản văn hóa Dân ca, Ví,
Giặm.
- Báo chí truyền thông tuyên truyền, quảng bá các hoạt động nhằm bảo tồn, phát
huy di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh


Hiện nay, chính quyền các cấp cùng nhân dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã tổ
chức rất nhiều hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đặc trưng của tỉnh
mình như: Chương trình Dạy hát dân ca trên sóng Phát thanh - Truyền hình, đưa Dân ca
Ví, Giặm vào trường học, nhất là các trường phổ thông cơ sở được quan tâm và ngày
càng phát triển. Năm 1985, Trường Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An đã tổ chức biên soạn
giáo trình giảng dạy dân ca Nghệ Tĩnh và một số làn điệu dân ca các miền. Năm 1996,
ngành Văn hóa đã phối hợp Đài Phát thanh - Truyền hình 2 tỉnh hàng tháng mở chuyên
mục Dạy hát dân ca trên sóng Phát thanh - Truyền hình (chủ yếu là Ví, Giặm) với sự
tham gia giảng dạy của nhiều nghệ sỹ, nhạc sỹ, nghệ nhân như: Thanh Lưu, Danh Cách,
Phan Thành, Đình Bảo, Lệ Thanh, Tiến Dũng, Hồng Lựu. Từ năm 1999, ngành Văn hóa
đã phối hợp ngành Giáo dục - Đào tạo, Đài Phát thanh - Truyền hình 2 tỉnh tổ chức phong
trào “Thi tìm hiểu và hát dân ca trong trường học”. Tổ chức tập huấn cho giáo viên các
trường. Biên tập và xuất bản 2 tập sách “Dân ca đặt lời mới” và” Đưa dân ca vào trường
học“, cung cấp nhiều băng đĩa hát dân ca để làm tài liệu cho các trường, để đẩy mạnh
phong trào thi đua sôi nổi học hát dân ca, thi hát dân ca giữa các lớp, các trường trong
huyện và trong tỉnh. Những hoạt động ấy được báo chí truyền thông tuyên truyền rộng
rãi trong nhân dân nhằm nhân rộng những mô hình ấy.
- Báo chí truyền thông chủ động đưa ra những giải pháp góp phần bảo tồn, phát
huy di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc nói chung, di sản văn hóa phi
vật thể Dân ca, Ví, Giặm nói riêng là trách nhiệm của toàn dân, trong đó có báo chí
truyền thông. Thực tế nhiều bài báo đã chủ động đưa ra những giải pháp thiết thực góp
phần bảo tồn di sản này. Ta có thể kể đến các bài viết như: Bảo tồn và phát triển dân ca,

ví giặm Nghệ Tĩnh đăng trên báo điện tử Nghệ An; Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân
ca trong xã hội đương đại của Nguyễn Duy đăng trên báo Nhân dân; Bảo tồn và phát huy
hơn nữa giá trị di sản dân ca, ví giặm của Nguyệt Hà đăng trên báo điện tử Chính phủ
nước CHXHCN Việt Nam; Để ví giặm trường tồn; Bảo tồn Ví, Giặm không hề khó…
Những bài viết ấy đã góp phần không chỉ nâng cao nhận thức trong nhân dân mà còn góp
phần giúp các cơ quan chức năng có thêm kiến thức, tư liệu, giải pháp thực hiện tốt hơn


công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Dân ca, Ví, Giặm. Việc chủ động đưa ra những
giải pháp ấy của báo chí truyền thông thể hiện tinh thần trách nhiệm của người làm công
tác truyền thông trong việc định hướng, giáo dục ý thức trách nhiệm của
Cuối cùng, báo chí truyền thông cũng đang góp phần vào việc khai thác giá trị di
sản văn hóa phi vật thể Dân ca, Ví, Giặm Nghệ Tĩnh để phục vụ cho phát triển kinh tế du
lịch của hai tỉnh Nghệ Tĩnh với mục tiêu là giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa và lòng
tự hào, tình yêu quê hương đất nước, giới thiệu cho khách du lịch trong nước và quốc tế
về lịch sử, văn hoá, nét đẹp nhân văn của Nghệ An và Hà Tĩnh. Từ đó góp phần làm tăng
thêm lợi ích kinh tế cho xã hội, cho cho người dân Nghệ An và Hà Tĩnh. Hạn chế thấp
nhất những tác động xấu từ hoạt động du lịch đối với di sản văn hoá phi vật thể Dân ca
Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Với nhiệm vụ định hướng dư luận, báo chí truyền thông đã truyền
tải thông điệp là khai thác các tài nguyên văn hóa phục vụ du lịch phải gắn liền với công
tác bảo tồn tính đa dạng, gìn giữ các giá trị của di sản. Phát triển du lịch phải vì mục tiêu
văn hóa. Đồng thời, việc bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
phải thu hút ngày càng nhiều khách tham quan, hướng tới phục vụ ngày càng tốt hơn các
đối tượng đến tham quan nghiên cứu, du lịch và cộng đồng tham gia bảo tồn di sản này.
Như vậy, trong thời gian qua, báo chí đã thực hiện tương đối tốt vai trò của mình
đối với việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh di sản văn hóa Dân ca, Ví Giặm. Số lượng
và chất lượng các bài viết cũng khá đa dạng và phong phú, phản ánh nhiều mặt của công
tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Điều này
khẳng định báo chí truyền thông đã góp phần quan trọng vào công tác truyền thông bảo
tổn và phát huy giá trị nguồn di sản này. Báo chí với vai trò và chức năng của mình đang

cùng các cấp, các ngành và toàn thể người dân hướng tới xây dựng tỉnh nhà văn minh,
giàu đẹp, quyết tâm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Dân ca Ví, Giặm theo đúng mục
tiêu mà Đảng ta đã đề ra, đó là: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc; Gắn kết chặt chẽ hơn với phát triển kinh tế xã hội; Làm cho văn hóa thấm
sâu và mọi lĩnh vực đời sống xã hội; Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người
Việt Nam; Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế; Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên,


sinh viên, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản
lĩnh văn hóa Việt Nam; Đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng,
kháng chiến, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, phát huy
với kế thừa và phát triển, giữ gìn di sản Dân ca Ví, Giặm với phát triển kinh tế du lịch,
tinh thần tự nguyện, tính tự quản của nhân dân trong xây dựng văn hóa.
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền việc bảo tồn và phát huy giá trị
Vị Giặm Nghệ Tĩnh trên báo chí
Việc di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví , Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công
nhận là văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại thì công tác bảo tồn và phát huy giá trị
của di sản này càng được đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết. Báo chí với vai trò của mình
đối với công tác bào tồn và phát huy giá trị di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, trong thời
gian qua đã có đóng góp không nhỏ để thực hiện tốt công tác này. Tuy nhiên, bên cạnh
những mặt tích cực, thực tế cũng cho thấy công tác tuyên truyền việc bảo tồn và phát huy
giá trị Ví, Giặm Nghệ Tĩnh vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Vậy làm thế
nào để trong thời gian tới báo chí truyền thông có thể chung tay thực hiện có hiệu quả
thiết thực hơn nữa đối với việc tuyên truyền quảng bá hình ảnh, giá trị nguồn di sản này,
bài viết xin được đưa ra một số giải pháp cụ thể:
- Về phía cơ quan chức năng: các cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý nhà nước về văn
hóa cần tăng cường sự chỉ đạo, định hướng và cung cấp thông tin để báo chí tuyên
truyền, quảng bá, giới thiệu để nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của các
ngành, các cấp và của người dân đối với việc bảo tồn, giữ gìn, khai thác và phát huy giá

trị tốt đẹp của các di sản văn hóa dân tộc trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong các cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Trung
ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, các ban, bộ, ngành
Trung ương và địa phương liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, khách
quan cho báo chí những vấn đề, vụ việc liên quan đến lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
được dư luận xã hội quan tâm để kịp thời tuyên truyền, định hướng.
- Nhóm giải pháp về nội dung truyền thông:


+ Hiện nay, đa số báo chí truyền thông chỉ tập trung tuyền truyền giá trị văn hóa phi
vật thể Dân ca, Ví, Giặm một cách đơn thuần bằng những tin, bài viết. Nội dung còn
nghèo nàn, thiếu tính hấp dẫn, chưa thu hút bạn đọc. Đa số ở dạng bài đưa tin về các hoạt
động bảo tồn giá trị di sản của cơ quan chức năng, nhân dân hai tỉnh Nghệ Tĩnh. Hình
thức thể hiện chưa sinh động, chưa có sự đa dạng. Vì vậy, trong thời gian tới các cơ quan
báo chí truyền thông phải thường xuyên đổi mới nội dung thông tin, tuyên truyền, quảng
bá, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người xem, người nghe hình thành nhận thức, thái
độ và hành vi ứng xử văn hóa đối với di sản dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh.
+ Cần nhấn mạnh chức năng phản biện của báo chí: Hiện nay, đa số các bài báo
thường tập trung vào khen là chính, những bài báo mang tính phản biện rất ít. Bài báo
mang tính phản biện khoa học bao giờ cũng có tính thuyết phục cao, đồng thời nó gợi mở
cho người đọc nhiều vấn đề phải suy ngẫm. Thiết nghĩ, trong thời gian tới báo chí truyền
thông cần nhấn mạnh chức năng phản biện của mình, đó là sự phản biện về cơ chế chính
sách của cơ quan chức năng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
Dân ca Ví, Giặm. Qua sự phản biện khoa học sẽ giúp các cơ quan quản lý có những
thông tin, cách nhìn nhận về công tác chỉ đạo của mình trong lĩnh vực bảo tồn giá trị di
sản này. Ngoài ra phương thức bảo tồn cũng cần lắm sự phản biện của báo chí truyền
thông, thông qua sự phản biện của các nhà báo chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan, tổng
thể hơn về thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ
Tĩnh. Từ đó, có những phương thức, định hướng, cách làm tốt, khoa học mang lại hiệu
quả cao hơn.

+ Đẩy mạnh hơn nữa việc thông tin, tuyên truyền, quảng bá về di sản dân ca Ví,
Giặm kết hợp với du lịch trên báo chí nhằm giới thiệu với người dân ở mọi miền đất nước
cũng như bạn bè quốc tế về loại hình nghệ thuật truyền thống này cũng như hạn chế đến
mức thấp nhất những tác động xấu đối với di sản văn hoá phi vật thể từ hoạt động du lịch.
Thông qua việc tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu di sản dân ca Ví, Giặm làm cho bạn bè
quốc tế thấy được những đóng góp to lớn của nền văn hóa Việt Nam vào kho tàng văn
hóa nhân loại, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc trong giao lưu, hội nhập
về văn hóa với các quốc gia, dân tộc trên thế giới.


+ Báo chí phải tích cực trong việc phát hiện, tôn vinh những cơ quan, tổ chức, cá
nhân có nhiều công lao lưu giữ, bảo tồn những làn điệu Ví, Giặm có nguy cơ mai một.
Đồng thời tập trung tuyên truyền, phản ánh việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tồn
di sản dân ca Ví Giặm, khuyến khích sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và cá nhân
trong nước và ngoài nước đóng góp kinh phí bảo tồn, phát huy di sản quý báu này.
- Giải pháp về đội ngũ làm công tác báo chí truyền thông: Viết về mảng bảo tồn di
sản văn hóa phi vật thể Dân ca, Ví, Giặm mang tính đặc thù riêng biệt. Nhà báo không
chỉ phải có kiến thức chung về chuyên ngành báo chí mà còn phải có kiến thức về công
tác bảo tồn và có sự hiểu biết, tình yêu đối với Dân ca Ví, Giặm. Do vậy, đội ngũ cán bộ
quản lý, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí cần được trang bị đầy đủ những
kiến thức, hiểu biết cơ bản về các di sản văn hóa dân tộc nói chung, di sản dân ca Ví
Giặm nói riêng. Các cơ quan báo chí cần tăng cường phối hợp với cơ quan quản lý về văn
hóa, các cơ quan nghiên cứu về văn hóa, các hội văn hóa - nghệ thuật chuyên ngành, các
chuyên gia đầu ngành về văn hóa - nghệ thuật để tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng cho
đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên những kiến thức cơ bản về dân ca Ví
Giặm. Có như vậy, chất lượng bài viết mới có tính chiều sâu, tạo nên sự hấp dẫn cho
người đọc.
Kết luận: Di sản văn hóa dân tộc nói chung, di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví,
Giặm nói riêng là giá trị lịch sử, tinh thần to lớn của dân tộc Việt Nam. Trải qua thời gian,
với những nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau di sản Văn hóa Dân ca, Ví,

Giặm có nguy cơ bị mai một. Bởi vậy, bảo tồn và phát huy giá trị di sản này là trách
nhiệm của mọi người, trong đó có báo chí truyền thông. Báo chí truyền thông không chỉ
đơn thuần truyền tải thông tin nguồn di sản này lan tỏa sâu rộng trong quần chúng nhân
dân, xa hơn nữa là vươn tới bạn bè quốc tế. Điều quan trọng nhất đó vài vai trò định
hướng của báo chí truyền thông. Thông qua công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về
di sản Dân ca, Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, báo chí đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao
ý thức trách nhiệm, niềm tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước đối với làn điệu
Dân ca Ví, Giặm. Từ đó, nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản
Dân ca Ví, Giặm. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về nguồn di sản


này trên báo chí, trong thời gian tới chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về nội
dung, hình thức, cơ chế và đội ngũ những người viết về mảng truyền thông giá trị di sản
Dân ca Ví, Giặm.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Thanh Bình, Báo chí góp phần thúc đẩy văn hóa phát triển.
2. Báo chí và văn hóa, Kỷ yếu Hội thảo văn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập, Hà
Nội, ngày 22/2/2012



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×