Nghiên cứu về cộng đồng dân cư có ít đại diện trong các
Chi hội Nghề cá ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Maria Cristina Bentivoglio
Huế, Việt Nam
07/2009
DỰ ÁN QUẢN LÝ TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦM PHÁ (GCP/VIE/029/ITA)
VÀ
TỔ CHỨC NÔNG LƯƠNG LIÊN HỢP QUỐC
2
Ảnh bìa: Cảnh quan Đầm Cầu Hai từ thôn Miêu Nha, xã Lộc Điền, Tam Giang – Cầu Hai, Việt
Nam
3
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình viết báo cáo này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều cá nhân khác nhau. Kính gửi
lời biết ơn sâu sắc đến Ủy ban nhân dân các xã, Hội Phụ nữ, và các Chi hội Nghề cá ở Lộc Trì, Vinh
Hiền, Lộc Điền, và Hải Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Tôi cũng chân thành cảm ơn những
người tham gia phỏng vấn ở các thôn mà tôi đến làm việc; cán bộ dự án IMOLA, đặc biệt là Cố V
ấn
trưởng dự án IMOLA-ông Massimo Sarti, ông Baku Takahashi, các phiên dịch gồm Giang, Hoa,
Hoàng và Hương, và cán bộ kỹ thuật. Chân thành cảm ơn Đại diện FAO ở Việt Nam, ông Andrew
Speedy; trợ lý, ông Vũ Ngọc Tiến; và ông Davide Fezzardi đã có những hỗ trợ quý báu cho nghiên
cứu này.
4
Bảng nội dung
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................................... 3
Danh mục từ viết tắt .......................................................................................................................... 6
Danh sách Bảng .................................................................................................................................. 6
Danh sách Hình .................................................................................................................................. 6
1. Tóm lược ......................................................................................................................................... 7
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................................................................ 7
1.2 Những ghi nhận cơ bản ............................................................................................................................................ 7
1.3 Các đề xuất chính ..................................................................................................................................................... 8
2. Giới thiệu ........................................................................................................................................ 9
2.1 Thông tin chung về đầm phá Tam Giang – Cầu Hai ................................................................................................ 9
2.2 Cơ sở lý luận .......................................................................................................................................................... 10
2.3 Phạm vi Nghiên cứu............................................................................................................................................... 11
2.4 Mục tiêu của nghiên cứu ........................................................................................................................................ 11
2.5 Phương pháp .......................................................................................................................................................... 12
3. Kết quả/Ghi nhận ......................................................................................................................... 13
3.1 Thiếu thông tin giữa các thôn và ý thức người dân vẫn còn thấp .......................................................................... 14
3.2 Động lực tác động đến sự tham gia của hội viên còn thấp, đặc biệt là từ các BCH ............................................... 14
3.3 Vai trò tích cực của Hội phụ nữ ............................................................................................................................. 15
3.4 Tổng quan ngắn gọn về các kết quả báo cáo ở bốn xã đến làm việc ...................................................................... 15
3.4.1. Vinh Hiền ...................................................................................................................................................... 15
3.4.2 Lộc Điền ......................................................................................................................................................... 16
3.4.3 Hải Dương ..................................................................................................................................................... 17
3.4.4 Lộc Trì ............................................................................................................................................................ 18
4. Phân tích các xã mà đoàn đến làm việc ...................................................................................... 19
4.1 Xã Vinh Hiền ......................................................................................................................................................... 19
4.1.1 Ý thức về vai trò của CHNC ........................................................................................................................... 19
4.1.2 Ý thức tham gia CHNC của người ngoài hội ................................................................................................. 20
4.1.3 Mong muốn của người ngoài hội tham gia CHNC ......................................................................................... 20
4.1.4 Tính khả thi tham gia các CHNC của người ngoài hội .................................................................................. 20
4.1.5 Dân vạn đò ..................................................................................................................................................... 21
4.1.6 Ngư dân khai thác biển .................................................................................................................................. 21
4.1.7 Thông tin liên lạc và luồng thông tin giữa mọi người .................................................................................... 21
4.1.8 Ý thức về giao quyền khai thác thủy sản ........................................................................................................ 21
4.1.9 Các lý do người dân không tích cực tham gia hoạt động của CHNC ............................................................ 22
4.1.10 Các xung đột hiện tại giữa hội viên và người ngoài hội .............................................................................. 22
4.2 Xã Lộc Điền ........................................................................................................................................................... 23
4.2.1 Thôn Trung Chánh ......................................................................................................................................... 23
4.2.2 Thôn Miêu Nha ............................................................................................................................................... 24
4.2.3 Ngư dân vạn đò .............................................................................................................................................. 25
4.2.4 Giao tiếp và luồng thông tin giữa mọi người ................................................................................................. 25
4.2.5 Ý thức về giao quyền khai thác thủy sản ........................................................................................................ 26
4.2.6 Tiếp nhận về xung đột sau khi giao quyền khai thác thủy sản ....................................................................... 26
4.2.7 Xung đột giữa hội viên và người ngoài hội .................................................................................................... 26
4.3 Xã Hải Dương ........................................................................................................................................................ 26
4.3.1 Giao tiếp và luồng thông tin giữa mọi người ................................................................................................. 27
4.3.2 Ý thức về giao quyền khai thác thủy sản ........................................................................................................ 27
4.3.3 Xung đột hiện tại và quan điểm của người dân về các xung đột sau giao quyền khai thác thủy sản ............. 27
4.4 Xã Lộc Trì .............................................................................................................................................................. 28
4.4.1 Ý thức về chức năng CHNC ........................................................................................................................... 28
5
4.4.2 Mong muốn tham gia CHNC của người ngoài hội ......................................................................................... 28
4.4.3 Tính khả thi tham gia vào CHNC của người ngoài hội .................................................................................. 28
4.4.4 Người dân vạn đò ........................................................................................................................................... 29
4.4.5 Ngư dân khai thác biển .................................................................................................................................. 29
4.4.6 Thông tin liên lạc và luồng thông tin giữa mọi người .................................................................................... 29
4.4.7 Nâng cao ý thức về giao quyền khai thác thủy sản ........................................................................................ 29
4.4.8 Các xung đột hiện tại và các quan điểm về xung đột sau khi giao quyền khai thác thủy sản ........................ 29
5. Kết luận. ........................................................................................................................................ 30
6. Kiến nghị ....................................................................................................................................... 34
7. Các yêu cầu tiếp theo ................................................................................................................... 39
8. Tham khảo .................................................................................................................................... 40
6
Danh mục từ viết tắt
UBND Ủy Ban Nhân Dân
BCH Ban Chấp Hành
HPN Hội Phụ nữ
IMOLA Dự án quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá
HNC Hội nghề cá
HNCVN Hội nghề cá Việt Nam
Danh sách Bảng
Bảng 1. Tỉ lệ tham gia các CHNC (IMOLA, 2009) ........................................................................... 12
Bảng 2. Tiêu chí và Thông số để đánh giá ......................................................................................... 13
Bảng 3. Chi tiết về xã Vinh Hiền ....................................................................................................... 15
Bảng 4. Tìm hiểu thông tin chi tiết xã Lộc Điền ................................................................................ 16
Bảng 5. Thông tin chi tiết về xã Hải Dương ...................................................................................... 17
Bảng 6. Thông tin chi tiết về xã Lộc Trì ............................................................................................ 18
Bảng 7. Tóm tắt các ghi nhận ở các xã .............................................................................................. 31
Bảng 8. Kết quả của phân tích Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Nguy cơ ..................................... 33
Danh sách Hình
Hình 1. Bản đồ vệ tinh ở Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, Việt Nam: Hải Dương, Lộc Điền, Vinh
Hiền và Lộc Trì .................................................................................................................................... 9
Hình 2. Thảo luận nhóm với HPN và hội viên CHNC ở xã Lộc Trì ................................................. 15
Hình 3. Bản đồ xã Vinh Hiền, Tam Giang – Cầu Hai. Nguồn: Dự án IMOLA ................................ 19
Hình 4. Thảo luận nhóm phụ nữ trong các cuộc phỏng vấn ở xã Vinh Hiền .................................... 20
Hình 5. Nhà của dân vạn đò ở xã Vinh Hiền ..................................................................................... 21
Hình 6. Bản đồ xã Lộc Điền, Tam Giang – Cầu Hai ......................................................................... 23
Hình 7. Lưới được phơi gần phá ở thôn Miêu Nha, xã Lộc Điền ...................................................... 24
Hình 8. Người ngoài hội là ngư dân đầm phá ở xã Lộc Điền ............................................................ 25
Hình 9. Bản đồ xã Hải Dương, Tam Giang – Cầu Hai (nguồn: dự án IMOLA) ............................... 26
Hình 10. Nò sáo ở xã Hải Dương ....................................................................................................... 27
Hình 11. Bản đồ xã Lộc Trì, Tam Giang – Cầu Hai (Nguồn: dự án IMOLA) .................................. 28
Hình 12. Hộ gia đình ngư dân nghèo khai thác biển ở xã Lộc Trì ..................................................... 29
7
1. Tóm lược
1.1 Đặt vấn đề
Dự án Quản lý tổng hợp các hoạt động Đầm phá (IMOLA) được triển khai từ năm 2005 ở tỉnh Thừa
Thiên Huế, Việt Nam. Mục đích chính là “phát triển và thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp đầm
phá, thông qua đồng thuận giữa các bên có liên quan, cân bằng việc sử dụng nguồn lợi đầm phá”
(Báo cáo tiến độ Dự án IMOLA, 2006, tr. 1).
Một trong những hoạt động chính của Dự án IMOLA là hỗ trợ việc thực hiện Quyết định
4260/2005/QD-UBND thông qua thúc đẩy thành lập và/hoặc tăng cường tổ chức CHNC và hỗ trợ
việc phát triển cơ chế đồng quản lý đầm phá (Van Duijn, 2008, tr. 2-3)
1
. Khi xét về mô tả hoạt động
4.3, Dự án thu hút được sự tham gia vào hội của khoảng 75-80% ngư dân.
Theo quyết định 4260/2005/QD-UBND , “UBND huyện sẽ giao quyền khai thác thủy sản cho các
CHNC và vùng mặt nước cụ thể xét về sản lượng, ngư cụ, mùa vụ và loài” (Pomeroy, 2008, tr. 8)”.
Các vấn đề cần sáng tỏ ở đây là sự xuất hiện của các ảnh hưởng tích cực/tiêu cực từ việc giao quyền
khai thác thủy sản đế
n các cá nhân tham gia/không tham gia vào CHNC khi tiếp cận nguồn lợi và
viễn cảnh tương lai của họ.
Dù có một số biện pháp để thành lập mới và củng cố các CHNC, ước tính vẫn còn khoảng 20%
người dân khai thác và NTTS không tham gia vào các hoạt động của CHNC, gồm các nhóm có điều
kiện khó khăn và cộng đồng nơi họ sinh sống ít tham gia hoặc chưa tham gia vào CHNC hoặc không
hề hoạt động thủy sản. Ngoài ra, có một số ngư dân là hội viên của CHNC nhưng không tham gia
tích cực vào các hoạt động do CHNC tổ chức. Kết quả là những người đó vừa không tham gia hội
vừa bị cô lập trong tiếp cận thông tin. Một số người vì thế trở nên lạc hậu thông tin.
Mục tiêu cụ thể của báo cáo này là xác định khu vực/nhóm trong các xã - những nơi mà đại đa số
người dân không tham gia vào CHNC và cung cấp thông tin về những nhóm ngư dân này. Mục tiêu
chung là nhằm tìm hiểu các yếu tố ngoại cảnh kinh tế
xã hội quyết định đến phạm vi và các tính chất
liên quan đến sự tham gia của ngư dân ở 4 xã vào các CHNC hiện tại và vào các hoạt động diễn ra
trên đầm phá, góp phần thúc đẩy ngư dân tham gia hơn nữa vào các CHNC trong tương lai và vào
các hoạt động sẽ triển khai trong khuôn khổ dự án IMOLA.
1.2 Những ghi nhận cơ bản
Bốn xã chúng tôi đến làm việc có đặc tính đa dạng về cả hoạt động đánh bắt lẫn môi trường xã h
ội.
Một số vẫn chưa biết rõ thế nào là một CHNC và chức năng của CHNC là gì. Kết quả là người dân
không tham gia vào các CHNC, ý thức kém mà gốc rễ là do thiếu tiếp cận thông tin.
Nguyên nhân mà những người này “mù” thông tin vẫn chưa lý giải được. Thời gian khảo sát ngắn
không cho phép chúng tôi hiểu rõ hạn chế và điều kiện của những nhóm nghiên cứu mục tiêu. Từ
các cuộc phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy người dân không am tường về sự tồn tại của các CHNC
dường như sống ở các vùng biệt lập. Một số người được phỏng vấn sống ngoài thôn dường như đến
từ các hộ nghèo với điều kiện sinh hoạt hết sức đạm bạc. Chẳng hạn, người dân vạn đò
2
có vẻ là
1 Hoạt động 4.3 –Thành lập và hỗ trợ các cơ chế quản lý dựa vào cộng đồng thí điểm ở bảy xã.
2
Được gọi là “người dân vạn đò”, chính phủ Việt Nam đã ban hành quy định nhằm tái định cư những hộ dân này và kể
từ năm 2006, một số người dân vạn đò đã nhận được đất ở. Tuy nhiên, một số người vẫn còn sống trên đầm phá.
8
cộng đồng thiệt thòi nhất trong tiếp cận thông tin do họ sống chủ yếu trên sông nước và rất ít tiếp
xúc với các cộng đồng khác. Một số đã được định cư trên đất liền. Mặc dù nhóm nghiên cứu đã thu
xếp nói chuyện với họ và thu thập thông tin, song do thời gian hạn chế nên trong báo cáo này, chúng
tôi không thể phân tích toàn diện các điểm yếu của cộng đồng này và do đó, chưa thể đưa ra các kết
luận liên quan đến vấn đề/nhu cầu chủ yếu của họ.
1.3 Các đề xuất chính
Sau đây là một số đề xuất mà chúng tôi cũng có nêu trong phần Đề xuất của báo cáo này:
1. Tăng cường thông tin liên lạc và chia sẻ thông tin thông qua vận động cộng đồng và các hoạt
động/ hành động nâng cao nhận thức, đặc biệt là thông qua:
a) Xây dựng kế hoạch hành động nhằm phổ biến thông tin;
b) Tổ chức các hội thảo chia sẻ thông tin;
c) Phát tài liệu; và
d) Tổ chức các sự kiện cấp xã.
2. Tiếp cận và thông báo cho những người khó khăn thông qua:
a) Tổ chức các cuộc họp trọng tâm (thí dụ qua mô hình các cửa hàng thông tin và cung ứng sản
phẩm từ NTTS OASIS);
b) Phổ biến thông tin qua các biểu ngữ lớn;
c) Chọn lựa các điểm chính; và
d) Đánh giá và thu hút sự tham gia của ngư dân biển
3. Tăng cường vai trò của các hội viên “đầu sào” nhằm nâng cao nhận thức của họ về CHNC và đưa
họ vào tổ chức
4. Nâng cao hơn nữa vai trò của Hội nghề cá Việt Nam (HNC Việt Nam) và Tỉnh hội nghề cá (Tỉnh
HNC) nhằm củng cố vai trò của các CHNC cơ sở
5. Củng cố kiến thức CHNC và Ban Chấp hành về (1) vai trò/ trách nhiệm; (2) luật pháp và các quy
định áp dụng ở vùng đầm phá
6. Sáng tỏ và xác định các hoạt động khai thác hủy diệt nhằm giảm thiểu xung đột giữa người sử
dụng nguồn lợi và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thông qua:
a) Đưa ra các hướng dẫn về các hoạt động khai thác hủy diệt;
b) Điều tra về sử dụng các hoạt động khai thác mang tính hủy diệt;
c) Tạo ra hệ thống theo dõi thông qua lập danh sách/đăng ký hộ;
d) Nâng cao ý thức về việc sử dụng ngư cụ mang tính hủy diệt; và
e) Tổ chức các ngày phổ biến thông tin.
7. Tìm hiểu về vai trò Hội Phụ nữ (HPN) và đánh giá triển vọng hợp tác với các CHNC thông qua:
Thông tin về những cộng đồng cụ thể này trong nhiều thập kỷ qua vẫn còn bị hạn chế. Từ trước đến giờ họ đã có nhiều nỗ lực để hòa
nhập họ với các cộng đồng dân cư ổn định hơn thông qua các phương tiện giao quyền và nỗ lực chuyển đổi họ sang các hoạt động
nông nghiệp, và họ không tiếp cận tín dụng hoặc sinh kế thay thế ((Pomeroy, 2008).
9
a) Tìm hiểu về các hoạt động triển vọng; và
b) Đánh giá về khả năng phát triển doanh nghiệp nhỏ
8. Tiến hành các nghiên cứu về cộng đồng người dân vạn đò trong mối quan hệ với dân cư đầm phá
giúp họ định hướng tốt hơn trong điều kiện sống mới
9. Đầu tư nhiều thời gian hơn về nghiên cứu kinh tế, xã hội nhằm đánh giá tốt hơn và xác định nhu
cầu của người dân/đưa ra các ưu tiên
2. Giới thiệu
2.1 Thông tin chung về đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Hình 1. Bản đồ vệ tinh ở Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, Việt Nam: Hải Dương, Lộc Điền, Vinh Hiền và Lộc
Trì
Phá Tam Giang – Cầu Hai thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam, có diện tích 22.000ha với
chiều dài 70km chạy dọc theo bờ biển. Đầm phá mang lại nguồn lực kinh tế và sinh thái quan trọng
góp phần vào phát triển sinh kế cho tổng cộng 300.000 người dân và kinh tế Tỉnh, với 236 thôn ở 31
xã. Các cộng đồng ngư dân sống phụ thuộc vào đầm phá tham gia vào các hoạt động khác nhau, gồm
khai thác, NTTS, giao thông và du lịch; sinh kế trực tiếp hoặc gián tiếp phụ
thuộc vào nguồn lợi tự
nhiên từ vùng ven đầm phá (Tuyển, 2007, tr. 8-12).
Áp lực rất lớn do con người gây ra này ảnh hưởng đáng kể đến hệ đầm phá và nguồn lợi tự nhiên.
Nguồn lợi thủy sản đang bị đe dọa vì khai thác quá mức, ô nhiễm nguồn nước và giảm diện tích bề
mặt do các hoạt động NTTS xâm lấn (Fezzardi D. and Lâm T.T.S., 2006, tr. 23). Điều này đã gây ra
sự biến mất hệ sinh thái có giá trị và vào năm 2004. Việc xây dựng tự phát các ao nuôi tôm và ngư
cụ cố định gây ra khó khăn trong tiếp cận tất cả các khu vực trên đầm phá, (IMOLA, 2006, tr. 3-4).
Thực tế này khiến ngư dân cạnh tranh nhau trong việc sử dụng nguồn lợi nước và đất.
10
Vào tháng 12/2005, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 4260/2005/QD-UBND
về việc ban hành các quy định cấp tỉnh trong việc quản lý khai thác đầm phá. Theo quyết định này,
các cá nhân và hộ gia đình thực hiện các hoạt động khai thác thủy sản ở đầm phá thông qua CHNC ở
cấp thôn, liên thôn hoặc cấp xã (Albisini S., 2006, tr. 9-12). Điều này đã tạo ra một diện mạo pháp lý
mới trong Tỉnh và các CHNC đã được công nhận là đóng một vai trò quan trọng trong đồng quản lý
các hoạt động đầm phá (Siriwardena, S. N. 2007, tr. 3).
Dự án IMOLA, FAO triển khai vào năm 2005 xuất phát từ nhu cầu cần tổng hợp quản lý cấp cơ sở
các nguồn lợi đầm phá với mục tiêu trước mắt “phát triển và thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp
đầm phá, xây dựng thông qua đồng thuận của các bên liên quan, góp phần cân bằng việc sử dụng
nguồn lợi đầm phá” (IMOLA, 2006, tr. 1).
Dự án đã tiếp c
ận giải quyết các vấn đề chính khác như khai thác nguồn lợi cũng như hoạt động xâm
lấn đầm phá, nước thải, quản lý không phù hợp hoặc bùng nổ dịch bệnh, dẫn đến giảm sản lượng
trong NTTS và khai thác; do đó, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh tế địa phương
(Siriwardena S. N., 2007, tr. 3-6).
2.2 Cơ sở lý luận
Một trong những hoạt động chủ yếu của dự án IMOLA là hỗ
trợ thực hiện Quyết định
4260/2005/QD-UBND thông qua tạo điều kiện thành lập và/hoặc củng cố tổ chức cho các CHNC và
hỗ trợ phát triển cơ chế đồng quản lý đầm phá (van Duijn, 2008), quy định ở Hoạt động 4.3 –Thành
lập và hỗ trợ các cơ chế đồng quản lý và/hoặc quản lý dựa vào cộng đồng ở bảy xã. Tính đến 4/2008,
có 33 CHNC và 15 trong số đó tổ chức họp hằng tuần “nhằm thảo luận thực trạng đầm phá và các
chiến lược quản lý” (Pomeroy, 2008, tr. 3 và 11). Liên quan đến mô tả ban đầu của hoạt động 4.3,
dự án có đánh giá chung khoảng 75-80% ngư đầm phá tham gia vào các CHNC.
Mặc dù đã có các biện pháp nhằm xây dựng và củng cố các CHNC, vẫn còn một bộ phận người dân
không thật sự tham gia vào các hoạt động của CHNC và tỉ lệ trung bình là 20%. Tỉ lệ 20% dân số
này, đặc biệt là các cộng đồng chịu thiệt thòi, có ít thành viên tham gia hoặc không tham gia vào các
CHNC và không nằm trong tổ chức của các CHNC hiện tại. Một số ngư dân đã là hội viên của
CHNC, song vì những lý do khác nhau đã không tham gia tích cực vào các hoạt động mà CHNC tổ
chức.
Một số người dân được phỏng vấn trong chuyến công tác thực địa là người dân vạn đò sống trên
thuyền và dựa hoàn toàn vào khai thác thủy sản quy mô nhỏ (Fezzardi & Thu Sửu, 2006, tr. 5). Họ
được gọi là “dân vạn đò”. Trên thực tế trong nhiều thế kỷ qua vẫn chưa có thông tin đầy đủ tổng hợp
về cộng đồng này. Điều đáng chú ý ở đây là trong quá trình nghiên cứu của nhóm, đây là cộng đồng
cung cấp thông tin quan trọng giúp chúng tôi hiểu được đời sống xã hội ở làng quê và văn hóa của
người dân.
Quyết định 4260/2005/QD-UBND chỉ ra rằng “các huyện đã giao quyền cho các CHNC và diện tích
mặt nước cụ thể xét về trữ lượng, ngư cụ, mùa vụ và loài” (Pomeroy, 2008, tr. 11-12) nghĩa là những
ai tham gia vào hoạt động thủy sản phải là hội viên CHNC mới có thể tiếp cận giao quyền khai thác
thủy sản. Do đó, ngư dân nào không tham gia vào CHNC sẽ không được hưởng công bằng từ giao
quyền. Điều này có nghĩa là trong tương lai không xa diện tích mặt nước sẽ được phân chia thành
các vùng nhỏ cho phép người dân có một diện tích phù hợp để tiến hành khai thác.
Vào thời điểm giao quyền, diện tích mặt nước sẽ được phân chia và giao cho các tổ chức ngư dân,
thí dụ CHNC. Điều này cũng tương tự đối với ngư dân NTTS lẫn khai thác. Nghiên cứu chỉ ra rằng
11
động cơ chủ yếu thúc đẩy người dân tham gia vào CHNC là nếu không, họ sẽ bị khai trừ khỏi giao
quyền khai thác thủy sản.
2.3 Phạm vi Nghiên cứu
Mỗi trong bốn xã điểm có một hoặc nhiều hơn các CHNC phụ thuộc vào các hoạt động thủy sản;
chẳng hạn, các CHNC chuyên hoạt động khai thác nhiều hơn NTTS. Mặc dù vì nhiều lý do khác
nhau, cần củng cố hơn nữa các CHNC song người ta đã nhận ra tầm quan trọng của các CHNC trong
quản lý tổng hợp đầm phá. Chính quyền cấp xã cũng thấu hiểu việc thực hiện các hoạt động quản lý
đầm phá thông qua các CHNC (Pomeroy, 2008).
Mặc dù dự án đã thành công khi tỉ lệ tham gia hội nghề cá cao đến 80% ở phần lớn các CHNC mà
dự án hỗ trợ nhưng cần nghiên cứu về 20% còn lại và liệu có mối quan hệ nào chăng đến một cộng
đồng đặc biệt nào đó (th
ường là nhóm người thiệt thòi như dân vạn đò). Cũng nên đánh giá các ảnh
hưởng tiêu cực/tích cực của việc giao quyền khai thác thủy sản lên cuộc sống của người dân. Trong
quá khứ, một bộ phận những cộng đồng này, đặc biệt là người dân vạn đò, từng là ưu tiên của nhiều
nỗ lực nhằm hòa nhập họ với cộng đồng dân cư có đất ở và hướng h
ọ vào hoạt động nông nghiệp.
Tuy thế, họ vẫn vấp phải khó khăn trong tiếp cận tín dụng hoặc các sinh kế thay thế (Pomeroy,
2008).
Ngoài ra, nghiên cứu này sẽ là một hoạt động bổ sung cho hỗ trợ của dự án IMOLA cho các CHNC
và đồng quản lý đầm phá thông qua tìm hiểu một bộ phận dân số trọng điểm với thành phần tham gia
chi hội quá ít/hoặc chưa tham gia, đặc biệt là các nhóm bị thiệt thòi về xã hội.
Nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp thông tin cho cộng đồng ngư dân ở đầm phá Tam Giang với thành
viên cộng đồng chưa tham gia/hoặc ít tham gia vào các CHNC, nhằm dự đoán được khả năng hòa
nhập xã hội và xác định các biện pháp can thiệp cần thiết trên phương diện văn hóa và truyền thống.
Đây là một nghiên cứu có ý nghĩa cần được tiến hành trước khi giao quyền khai thác thủy sản mà dự
án có kế hoạch thực hiện trong 2009-2010.
Vì dự án IMOLA tập trung chủ yếu vào việc quản lý các hoạt động thủy sản đầm phá, vì thế một bộ
phận ngư dân làm nghề khai thác biển không được dự án chủ đích vận động. Do đó, họ không được
đề cập trong báo cáo này.
2.4 Mục tiêu của nghiên cứu
Mục tiêu chung của nghiên cứu này là tìm hiểu về các yếu tố kinh tế - xã hội quyết định mức độ và
bản chất tham gia của bộ phận dân cư ít tham gia hoặc chưa tham gia vào các hoạt động/hệ thống
đầm phá của các chi hội ở bốn xã, nhằm đảm bảo sự tham gia của họ trong tương lai hoặc các hoạt
động trong khuôn khổ dự án IMOLA.
Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu:
1. Tìm hiểu về thực trạng/cấu trúc của nhóm ngư dân với ít đại diện hoặc không có đại diện
trong CHNC;
2. Đánh giá tình hình sinh kế của nhóm ngư dân với ít đại diện hoặc không có đại diện trong
CHNC gồm tình hình kinh tế và tài chính;
3. Đánh giá quan điểm của người dân địa phương về chức năng của các CHNC; và
4. Điều tra các ảnh hưởng tích cực/ tiêu cực của giao quyền đối với các nhóm ngư dân với ít đại
diện hoặc không có đại diện trong các CHNC
12
Mục đích là có thể tiên đoán và xác định những can thiệp có thể về triển vọng giao quyền khai thác
thủy sản.
Bảng 1. Tỉ lệ tham gia các CHNC (IMOLA, 2009)
3
Tỉ lệ tham gia vào các CHNC thể hiện trong Bảng 1 là tài liệu chính dựa vào đó mà nhóm nghiên
cứu đánh giá và thẩm định số liệu.
2.5 Phương pháp
Thời gian đi thực địa tổng cộng là 12 ngày kể cả hai ngày công tác ở mỗi xã trọng tâm, cụ thể:
• xã Vinh Hiền;
• xã Lộc Điền;
• xã Hải Dương; và
• xã Lộc Trì
Ở mỗi xã, mỗi nhóm gồm một chuyên gia quố
c tế (tác giả), một phiên dịch, và một cán bộ kỹ thuật
của dự án IMOLA. Để có tổng quan về các xã, phỏng vấn bán cấu trúc, cả thông qua cá nhân và thảo
luận nhóm, được tiến hành với đại diện của UBND xã, HPN và các CHNC. Thảo luận nhóm với
người ngoài hội được UBND xã và CHNC tổ chức ở UBND xã trong thời gian thảo luận diễn ra ở
các thôn.
Thông tin về tỉ lệ người chưa tham gia vào các CHNC được thu thập qua các cuộc phỏng v
ấn với
CHNC và UBND xã.
Nhằm hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, các thông tin thu thập sẽ được tóm tắt tuân theo các tiêu chí
cụ thể để có thể mô tả tốt hơn các kết quả chính. Mô hình sau đây được xây dựng với mục đích mô
tả chi tiết các ghi nhận chủ yếu. Các tiêu chí được giải thích ở đây.
Mong muốn:
3
Tỉ lệ tham gia ở một số xã vượt quá 100%. Điều này cho thấy có người từ các khu vực khác hoặc xã khác tham gia
vào CHNC đó.
13
Sẵn lòng và chấp nhận cam kết tìm hiểu về chức năng của CHNC và tham gia vào các hoạt động của
CHNC, điều này phụ thuộc vào động cơ của người được vận động và chia sẻ thông tin song có thể bị
ảnh hưởng bởi môi trường mà họ đang sinh sống;
Tính khả thi: có khả năng thu hút sự tham gia vào các hoạt động của CHNC. Điều này liên quan
đến điều kiện sống và tài chính, trình độ giáo dục, và môi trường hơn là động cơ/ mối quan tâm.
Ý thức:
Ý thức là kiến thức mà con người tự mình tiếp nhận hoặc thông qua các phương tiện thông tin. Cho
dù người dân vẫn chưa ý thức cao về sự hiện diện của CHNC/ chức năng của CHNC hay không,
không thể xét họ vào một trong hai tiêu chí trên vì không có tiêu chí nào phù hợp. Nghèo ý thức làm
hạn chế khả năng phân tích và tìm hiểu nguyên nhân; quan trọng hơn hết là do thiếu tiếp nhận thông
tin mà người dân vẫn còn đứng ngoài CHNC.
Đối với mỗi tiêu chí, một số chỉ tiêu được đưa vào bảng dưới đây:
Bảng 2. Tiêu chí và Thông số để đánh giá
Tiêu chí Thông số
Mong muốn
Mức độ: động cơ, quan tâm, vận động, giáo dục, tiếp nhận các
khích lệ
Tính khả thi
Mức độ nghèo (thí dụ: giáo dục, thu nhập), vị trí (thí dụ: các vùng
xa, vùng chưa biết đến hoặc chưa thể tiếp cận), các hạn chế về
mặt thể chất (thí dụ: khuyết tật)
Ý thức
Được thông báo/ý thức; tiếp cận thông tin, trình độ giáo dục và
khả năng biết chữ
3. Kết quả/Ghi nhận
Sau 12 ngày công tác thực địa, đã có những ghi nhận khác nhau về 4 xã chúng tôi đến làm việc, cụ
thể là hoạt động thủy sản và môi trường xã hội. Ở mỗi thôn, số người chưa tham gia vào hội đã đuợc
chúng tôi phản ánh trong tài liệu. Tuy nhiên, phải làm sáng tỏ i) số người chưa tham gia CHNC là
tương đối và vẫn chưa thể khẳng định chính thức, và ii) số người chưa tham gia CHNC có thể còn
sót vì một số sống ở nhiều thôn khác nhau mà chúng tôi không thể đến làm việc được.
Đôi khi người dân chưa hiểu tường tận thế nào là một CHNC, vai trò của hội. Đây là nguyên nhân
chính cản trở họ tham gia vào CHNC xuất phát từ thiếu ý thức và do không tiếp cận được thông tin.
Lý do mà những người này không tiếp cận được thông tin vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng. Thời gian
ngắn không cho phép nhóm nghiên cứu hiểu rõ những hạn chế và điều kiện của nhóm mục tiêu.
Phỏng vấn cho thấy phần lớn người dân không ý thức về sự tồn tại của CHNC dường như sống ở các
vùng cô lập.
Thông thường ở ngoài xã, một số người dân được phỏng vấn có vẻ nghèo hơn người khác với điều
kiện sống rất cơ bản. Thí dụ, người dân vạn đò, dường như là bộ phận chịu thiệt thòi nhiều nhất xét
về khả năng tiếp cận thông tin do họ sống lênh đênh trên sông nước và ít giao thiệp với người khác.
Mặc dù một bộ phận đã định cư trên đất liền, và nhóm đã có cơ hội tiếp xúc một số người, song do
thời gian hạn chế, nghiên cứu này không thể xác định tất cả các mặt yếu trong cộng đồng dân cư
trọng tâm và do đó, chỉ đưa ra các kết luận về các vấn đề chủ yếu/nhu cầ
u của cộng đồng ngư
nghiệp.
14
Nâng cao ý thức không nên chỉ tiếp cận người ngoài hội mà cả các cộng đồng nhằm đảm bảo và
củng cố các hoạt động đồng quản lý trên đầm phá.
3.1 Thiếu thông tin giữa các thôn và ý thức người dân vẫn còn thấp
Từ các cuộc phỏng vấn, dường như thành phần tham gia chủ yếu vào các CHNC là dân làng, cán bộ
địa phương hoặc đại diện cho cộng đồng. Người dân từ một số thôn khá cách biệt như Hiền Hòa 2 ở
xã Vinh Hiền, bị biệt lập hơn vì họ là cộng đồng dân vạn đò (sẽ được định cư trên đất liền), dường
như ít được thông tin hơn và không ý thức về sự tồn tại, vai trò của CHNC và các quy chế khác áp
dụng ở đầm phá; và không có cơ hội tham gia các hoạt động khác.
Trong khi thông tin chia sẻ và sự hiện diện của UBND xã dường như không hiệu quả ở các thôn,
phỏng vấn cho thấy có giữa cộng đồng có sự gắn kết chặt chẽ và chia sẻ đời sống xã hội. Một số
người, đặc biệt là phụ nữ, dường như hiểu biết sâu sắc về văn hóa xã hội của thôn, có được sự
ngưỡng mộ và tín nhiệm của nhiều người khác. Dù nghèo, một số đóng góp đáng kể cho kinh tế gia
đình; họ không chỉ tham gia vào các hoạt động ngư nghiệp mà còn tổ chức các hoạt động kinh tế
khác (như mở hàng quán, quán cà-phê, buôn bán ở chợ). Những người này có thể là nhân tố chính để
phổ biến thông tin trong nhóm trọng tâm.
3.2 Động lực tác động đến sự tham gia của hội viên còn thấp, đặc biệt là từ các
BCH
Nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù các thành viên CHNC và BCH đặc biệt ý thức tầm quan trọng
vai trò của họ trong việc thuyết phục và phổ biến thông tin đến mọi người, song họ thường không
hành động. Một số phỏng vấn với thành viên BCH cho thấy CHNC và BCH có khả năng thông
báo và thuyết phục mọi người. Vì nhiều lý do khác nhau, họ cho rằng việc vận động người ngoài
tham gia vào hội viên là quan trọng, đặc biệt nó mang lại lợi ích vì nó sẽ mang đến ảnh hưởng
cho CHNC xét về hệ thống đồng quản lý và ở phương diện quản lý bền vững đầm phá. Mặt khác,
phỏng vấn trực tiếp (giữa hội viên CHNC và người ngoài hội) cho thấy những người này ít cam
kết phổ biến thông tin cho người ngoài hội vì i) họ còn nhiều công việc khác chứ không chỉ là
công tác hội; ii) họ không có động lực làm việc với tư cách là BCH do không có thù lao dù họ đã
cam kết trước đó. Điều này đã được các thành viên của BCH đề cập khi họ
cho rằng họ vừa phải
tham gia các hoạt động thủy sản và cùng lúc đó phải đảm đương vị trí trong CHNC mà không có
thù lao. Họ cũng nói rằng không có đủ nguồn lực tài chính và con người để phát triển các hoạt
động mới. Thí dụ quan điểm của họ về nỗ lực phổ biến thông tin về CHNC cho người dân trong
thôn là hợp lý.
15
3.3 Vai trò tích cực của Hội phụ nữ
Hình 2. Thảo luận nhóm với HPN và hội viên CHNC ở xã Lộc Trì
HPN là tổ chức do Nhà nước quản lý sử dụng ngân sách Nhà nước; có sự khác biệt giữa CHNC và
HPN. Đây là một trong những nhóm có tổ chức nhất ở vùng đầm phá, có kinh nghiệm và biết cách
thức hỗ trợ phụ nữ. HPN thông báo cho hội viên biết về quy chế và các vấn đề pháp lý nhằm hạn chế
các xung đột về giới. HPN còn phổ biến thông tin về các sinh kế thay đổi và khả năng phát triển
doanh nghiệp nhỏ vì hội viên có thể đăng ký thủ tục vay và hưởng một số ưu đãi đặc biệt. Hội cũng
tổ chức các sự kiện hàng tháng ở các thôn. Ở 4 xã chúng tôi đến làm việc, hội viên HPN khi tham
gia phỏng vấn ở xã Lộc Trì đã chính thức báo cáo tỉ lệ phụ nữ tham gia vào HPN rất cao, trung bình
khoảng 90% dân số. Thậm chí ở vùng hẻo lánh, những hộ nghèo cũng được thông báo hoặc tạo điều
kiện tham gia vào các hoạt động của HPN.
HPN có kiến thức sâu về đời sống văn hóa xã hội ở các thôn và rút ngắn khoảng cách trong cộng
đồng, vận động mọi người qua các chiến dịch thông tin bằng các chiến lược khác nhau do HPN
Trung Ương cung cấp và phát triển ở cấp địa phương mỗi năm. Chúng tôi đề xuất tìm hiểu các hoạt
động tiềm năng mà phụ nữ có thể thực hiện nhằm tạo ra sức mạnh phát triển kinh tế
ở vùng đầm phá.
3.4 Tổng quan ngắn gọn về các kết quả báo cáo ở bốn xã đến làm việc
Các mục sau tóm tắt các ghi nhận theo xã cho thấy số người chưa tham gia vào các CHNC hiện tại ở
mỗi xã đến làm việc. Con số báo cáo được xem là số liệu không chính thức vì chỉ được người phỏng
vấn cung cấp. Kết quả được phân tích chi tiết trong báo cáo sau:
3.4.1. Vinh Hiền
Bảng 3. Chi tiết về xã Vinh Hiền
Tên nhóm Số người chưa tham gia vào hội
Thôn Hiền Hòa 2 250
- Ngư dân đầm phá (chủ yếu là khai thác di động) 249
- Người NTTS 1
Thôn Hiền Vân 1, 2, và 3 130
- Ngư dân đầm phá (chủ yếu là khai thác di động) 30
- Người NTTS 100
Tổng số người chưa tham gia vào CHNC 380
(dân vạn đò) 80-130
16
Từ Bảng 3, đại bộ phận người ngoài hội sử dụng ngư cụ di động và sống chủ yếu ở thôn Hiền Hòa 2
(thôn vạn đò). Số hộ ở xã Vinh Hiền là 1.917 hộ phân bố ở bảy thôn. Một phần ba phụ thuộc vào các
hoạt động liên quan đến đầm phá. Một phần lớn dân số sống phụ thuộc vào các hoạt động khai thác
biển. “Các hộ còn lại sống dựa vào nông nghiệp và các hoạt động khác (thí dụ thợ nề, buôn bán,
chăn nuôi gia cầm) gồm cả lao động làm ăn xa. Những hộ gia đình sống phụ thuộc vào đầm phá
đang đối mặt với các ảnh hưởng tiêu cực vì sinh kế của họ bị ảnh hưởng bởi các thảm họa thiên
nhiên và thu nhập của họ không ổn định. Phần lớn trẻ em trên 14 tuổi đều bị ép buộc vào Sài Gòn để
kiếm sống” (Bùi Đức Bé, Nguyễn Thị Kim Loan, 2007, tr. 2).
Tổng quan về bộ phận dân cư không tham gia vào CHNC ở xã Vinh Hiền
Một số người dân trong xã tham gia vào các CHNC với số lượng rất ít hoặc là những hội viên thiếu
tích cực. CHNC và UBND xã báo cáo là khoảng 30% hội viên NTTS và 20% ở các CHNC đầm phá
là hội viên thụ động. Họ thường không tham gia vào các hoạt động do CHNC tổ chức hoặc đang
ngưng nộp phí hội viên. Một số khác hiện là hội viên nhưng lại thuyết phục người khác (hội viên lẫn
người ngoài hội) không tham gia vào các hoạt động của CHNC. Lý do chính khiến những hội viên
này thiếu năng động là xung đột cá nhân, các vấn đề tình cảm hoặc không có lợi ích tức thì từ việc
tham gia.
CHNC cho rằng trách nhiệm này một phần thuộc về chính quyền địa phương. Sự quản lý của họ
không giúp cho ngư dân hiểu rõ về nhiệm vụ của các CHNC và họ cũng không cố gắng để giảm
thiểu các xung đột có ảnh hưởng xấu đến các hoạt động đồng quản lý và các quy chế trong tương lai
trên vùng đầm phá.
3.4.2 Lộc Điền
Bảng 4. Tìm hiểu thông tin chi tiết xã Lộc Điền
Tên nhóm Số người ngoài hội
Thôn Trung Chánh 45
- Ngư dân đầm phá (chủ yếu là khai thác di động) 30
- Người NTTS 10
Thôn Miêu Nha 34
- Ngư dân đầm phá (chủ yếu là khai thác di động) 30
- Người NTTS 15
Người dân vạn đò 30
Tổng số người chưa tham gia vào CHNC 120
Đại đa số người dân tham gia vào các CHNC là người NTTS và người đánh bắt quy mô nhỏ sử dụng
ngư cụ di động. Tỉ lệ người ngoài hội được tóm tắt như sau:
• Ở thôn Trung Chánh, 10% ngư dân không phải là hội viên và đại đa số họ là ngư dân đầm
phá
• Ở thôn Miêu Nha, 20% chưa tham gia hội. Đại đa số là ngư dân quy mô nhỏ