Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Báo chí với thương hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.56 KB, 2 trang )

Báo chí với thương hiệu
Một trong những vấn đề doanh nghiệp đặt ra với lãnh đạo TP.HCM trong cuộc tiếp xúc gần đây lại
là thông tin báo chí tác động tiêu cực đến quá trình, nỗ lực xây dựng thương hiệu của doanh
nghiệp. Nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21.6, SGTT ghi lại một số ý kiến xung quanh khúc
mắc này.
Đồng hành làm thương hiệu
Ông Nguyễn Hữu Phụng, tổng giám đốc công ty Thời trang Việt:
Đứng dưới góc độ là một nhà kinh doanh thời trang, tôi rất trân trọng và đánh giá cao những tờ
báo tiên phong trong lĩnh vực mua sắm, giải trí và tiêu dùng. Có thể nói, các tờ báo này đã cùng
song hành với các doanh nghiệp Việt Nam, cùng nhau khai phá thị trường thời trang trong nước
vốn rất mới và chưa định hình phong cách riêng. Chỉ trong vòng 10 năm, thông qua các tờ báo,
giới trẻ Việt Nam đã có được nhiều thông tin, nắm bắt kịp thời những xu hướng tiêu dùng thế giới,
và mở ra thị trường với những nhu cầu mà doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa khai thác hết. Nếu
không có báo chí cổ xuý cho mua sắm, tiêu dùng, tôi e đến lúc này Việt Nam vẫn chưa có những
thương hiệu thời trang riêng như Nino Maxx, Việt Thy, B-Blue, Foci… Qua các hoạt động hỗ trợ
doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, các tờ báo cũng làm cho tên tuổi của mình trở nên nổi bật
hơn. Như hiện nay, nhắc tới tờ SGTT là không thể quên sự gắn bó của báo đồng hành cùng
doanh nghiệp Việt Nam mở thị trường tiêu thụ nội địa…
Thông tin sai ảnh hưởng đến thương hiệu
Ông Phạm Xuân Hồng, tổng giám đốc công ty may Sài Gòn 3:
Giới truyền thông luôn là người bạn đồng hành và tin cậy với doanh nghiệp. Theo tôi, trong thời
gian qua, ngoài những nỗ lực tự thân của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng thương hiệu, báo
chí đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành những thương hiệu mạnh của Việt Nam.
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của báo chí trong quá trình xây dựng thương hiệu. Khi
doanh nghiệp đưa ra một sản phẩm mới, xuất đi một lô hàng mới, báo chí đều thông tin đến người
tiêu dùng. Có thể nói, một mặt nào đó, các phương tiện truyền thông chính là cầu nối để doanh
nghiệp đến với người tiêu dùng dễ dàng hơn. Nhưng cũng có những trường hợp, theo tôi là không
nhiều, báo chí đưa những thông tin sai lệch, làm mất uy tín của doanh nghiệp và gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến thương hiệu của doanh nghiệp đó. Theo tôi, vấn đề là trách nhiệm và cái tâm
của người làm báo để những thông tin đưa ra đúng, chính xác, không gây hiểu lầm dẫn đến hậu
quả xấu cho doanh nghiệp.


Đừng làm thầy bói xem voi
Ông Trần Duy Cảnh, luật sư, điều hành công ty Luật Việt:
Tại sao chúng tôi thường nói với các khách hàng nên chọn cách im lặng là vàng trước một thông
tin trên báo có liên quan đến doanh nghiệp? Bởi vì báo chí chưa dành cho doanh nghiệp một
"khoảng đất" hợp lý để họ có thể phản hồi đầy đủ thông tin và trình bày quan điểm một cách trung
thực. Những đính chính, nếu có, cũng là không thoả đáng bởi diện tích và vị trí quá khiêm tốn so
với bài báo đã đăng. Bởi vì có những lúc đọc, chúng tôi có quyền nghi ngờ về độ trung thực của
bài báo. Rủi ro trong quá trình tác nghiệp là điều khó tránh khỏi, nhưng quan trọng hơn cả là phóng
viên phải có cái tâm và năng lực thẩm định, truyền đạt.
Vì vậy, chúng tôi mong muốn báo chí phải công minh. Khi đề cập đến một doanh nghiệp, một cá
nhân nào đó, báo chí phải khách quan, tránh áp đặt và đưa cảm xúc chủ quan vào bài viết. Có như
thế, báo chí mới không là "thầy bói xem voi".
Cần chữ tâm để xây dựng
Ông Nguyễn Thăng Long, phó tổng giám đốc công ty Nutifood:
Tháng 10.2004, do thông tin sai lệch từ một bài báo mà hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Nutifood đã phải chịu ảnh hưởng rất nghiêm trọng, đặc biệt là gây tâm lý hoang mang cho hàng
triệu người tiêu dùng trên cả nước. Thiệt hại tính được bằng con số là 8 tỉ đồng, tuần đầu tiên việc
sản xuất ở công ty bị đình trệ, doanh thu giảm 70- 80%. Hàng trăm công nhân phẫn nộ bởi họ đã
phải lao động hết mình để cho ra sản phẩm chất lượng... những thiệt hại vô hình là rất lớn nhưng
không thể thống kê. Từ đó đến nay, khi đã có kết quả thanh tra chính thức, công ty chúng tôi vẫn
không hề nhận được lời đính chính hay một lời xin lỗi chính thức. Như vậy, đâu là trách nhiệm của
báo chí?
Mọi vấn đề đều có cách kiểm chứng, các toà soạn báo phải có các chuyên gia tư vấn chuyên trong
từng lĩnh vực và có quy trình kiểm soát, trao đổi thông tin chặt chẽ, nhiều chiều, chứ không thể chỉ
dựa vào nguồn tin phóng viên cung cấp. Chữ Tâm trong nghề cũng phải được mỗi phóng viên xem
trọng, bởi nếu không, phóng viên cũng có thể là nạn nhân từ chính sự thiếu hiểu biết của mình.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×