Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Một số biện pháp kỹ thuật quản lý và tối ưu tài nguyên vô tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 114 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn của tôi đƣợc hoàn thành sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu các
nguồn tài liệu sách báo chuyên ngành đáng tin cậy. Chi tiết tài liệu tham khảo đƣợc
liệt kê ở cuối luận văn. Tôi xin cam đoan luận văn này không phải là bản sao chép
của bất cứ công trình nghiên cứu cũng nhƣ các luận văn trƣớc đây. Nếu sai với
những gì đã cảm đoan tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội tháng 10 năm 2015

Nguyễn Tuấn Hiệu

1


LỜI NÓI ĐẦU
Quản lý và tối ƣu tài nguyên vô tuyến trong mạng 4G là một vấn đề hết sức quan
trọng và đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu. Với sự phát triển nhanh chóng của
các dịch vụ băng thông rộng nên yêu cầu về băng thông ngày một tăng. Các nhà
khai thác mạng phải nâng cấp mở rộng mạng lƣới để đáp ứng đƣợc nhu cầu này.
Tuy nhiên việc nâng cấp về thiết bị cũng đạt tới một số giới hạn, do đó đòi hỏi phải
có những biện pháp tối ƣu tài nguyên vô tuyến. Tài nguyên vô tuyến là hữu hạn, do
đó cần phải có những biện pháp để tối ƣu nó. Với sự sự định hƣớng của các thầy cô
tại trƣờng đại học Bách Khoa Hà Nội đặc biệt là sự chỉ bảo của PGS.TS. Phạm
Minh Hà và PGS.TS Nguyễn Hữu Thanh, tôi đã đi vào nghiên cứu và tìm hiểu
những phƣơng pháp để quản lý và tối ƣu tài nguyên vô tuyến mà cụ thể ở đây là tài
nguyên băng thông. Để giải quyết vấn đề này tôi sẽ tìm hiểu một số thuật toán lập
lịch và ánh xạ để có thể sử dụng băng thông một cách hiệu quả hơn. Đồng thời tôi
sẽ mô phỏng những thuật toán mới trong bộ lập lịch và bộ sắp xếp dữ liệu nhằm tối
ƣu hóa tài nguyên vô tuyến. Qua mô phỏng tôi sẽ phân tích kết quả và nêu lên biện
pháp để quản lý và tối ƣu tài nguyên vô tuyến một cách tối ƣu nhất.
Do thời gian nghiên cứu không đƣợc nhiều và giới hạn kiến thức của bản thân nên
chắc chắn luận văn của tôi còn có nhiều thiếu sót. Tôi mong nhận đƣợc sự quan tâm


và góp ý của các thầy giáo, cô giáo và của các bạn để hoàn thiện hơn nữa kiến thức
của bản thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................2
MỤC LỤC ...................................................................................................................3
DANH SÁCH HÌNH VẼ ............................................................................................5
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................7
CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .................................................................................8
Chƣơng 1. Tổng quan mạng 4G ................................................................................13
1.1. Tổng quan mạng 4G .......................................................................................13
1.2. Giới thiệu công nghệ LTE ..............................................................................14
1.2.1. Đặc tính cơ bản của LTE ..........................................................................15
1.2.2. Cấu trúc hệ thống LTE .............................................................................16
1.2.3 Các công nghệ sử dụng trong LTE ............................................................18
1.3. Giới thiệu công nghệ Wimax ..........................................................................22
1.3.1. Tổng quan .................................................................................................22
1.3.2 Đặc tính cơ bản của WiMAX ....................................................................26
1.3.3 Cấu trúc hệ thống của Wimax ...................................................................28
1.3.4. Các kỹ thuật sử dụng trong Wimax ..........................................................34
1.4 So sánh công nghệ Wimax và công nghệ LTE ................................................45
CHƢƠNG 2. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN GIẢI QUYẾT ...........................................46
2.1. Quản lí và tối ƣu tài nguyên vô tuyến.............................................................46
2.1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................46
2.1.2. Một số biện pháp kỹ thuật quản lí và tối ƣu tài nguyên vô tuyến ............47

2.2. Tác động của môi trƣờng tới chất lƣợng kênh................................................55
2.3. Lập lịch sắp xếp dữ liệu ..................................................................................60
2.3.1 Lập lịch ......................................................................................................60
2.3.2. Sắp xếp dữ liệu .........................................................................................66
2.4. Tính công bằng ...............................................................................................71
2.5. Các nhiệm vụ mà đề tài sẽ giải quyết .............................................................72

3


2.5.1. Thuật toán sắp xếp dữ liệu trong LTE ......................................................72
2.5.2 Thuật toán TF-BMA ..................................................................................76
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG CỦA THUẬT TOÁN LẬP LỊCH VÀ
SẮP XẾP DỮ LIỆU ..................................................................................................83
3.1 Mô phỏng trong thuật toán lập lịch và ánh xạ trong LTE ...................................83
3.1.1. Thuật toán lập lịch 2 bƣớc trong LTE [18] ..................................................83
3.1.2 Thuật toán sắp xếp dữ liệu trong LTE [16] ..................................................88
3.1.2.1. Các bƣớc tiến hành ................................................................................88
3.1.2.2. Thông số hệ thống .................................................................................90
3.1.2.4. Kết quả mô phỏng và đánh giá ..............................................................91
3.2. Mô phỏng tối ƣu trong Wimax .......................................................................99
3.2.1. Sơ đồ khối.................................................................................................99
3.2.2. Các bƣớc tiến hành mô phỏng ................................................................100
3.2.3. Tham số mô phỏng của hệ thống ...........................................................103
3.2.4. Kết quả mô phỏng ..................................................................................104
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN, HƢỚNG PHÁT TRIỂN..............................................112

4



DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1. 1 Lộ trình phát triển 4G ................................................................................13
Hình 1. 2. Cấu trúc của LTE .....................................................................................17
Hình 1. 3. Kiến trúc mạng LTE.................................................................................17
Hình 1. 4. Công nghệ đa ăng ten MISO ....................................................................20
Hình 1. 5. Công nghệ đa ăng ten MIMO ..................................................................20
Hình 1. 6. Phối hợp đa điểm......................................................................................22
Hình 1. 7. Mô hình phân lớp trong WiMAX ............................................................29
Hình 1. 8. Quá trình phân loại MAC SDU................................................................31
Hình 1. 9. Định dạng của một TDD frame ................................................................35
Hình 1. 10. Khoảng bảo vệ hạn chế nhiễu ................................................................36
Hình 1. 11. Lựa chọn khoảng dãn giữa những sóng mang .......................................36
Hình 1. 12. Tiền tố vòng CP .....................................................................................37
Hình 1. 13. Phân loại sóng mang con .......................................................................38
Hình 1. 14. Các vùng hoán vị trong OFDMA frame ................................................41
Hình 1. 15. Các dạng Slot theo các chế độ hoán vị...................................................41
Hình 1. 16. Cấu trúc khung của OFDMA .................................................................43
Hình 2. 1. Quy trình lựa chọn tần số động ................................................................49
Hình 2. 2. MISO ........................................................................................................51
Hình 2. 3. MIMO ......................................................................................................52
Hình 2. 4. MS chuyển tới cấu hình mạnh hơn ..........................................................54
Hình 2. 5. Mô hình hệ thống nhiễu đồng kênh .........................................................58
Hình 2. 6. Cách sử dụng quỹ tần số hiệu quả trong mạng tế bào [7] ........................59
Hình 2. 7. Cấu trúc bộ lập lịch và sắp xếp dữ liệu hai chiều trong OFDMA-TDD ..60
Hình 2. 8. Sắp xếp dữ liệu trong thuật toán eOCSA .................................................68
Hình 2. 9. Mô tả thuật toán quét “Bucket” ................................................................69
Hình 2. 10. Mô tả việc quét dọc ................................................................................69
Hình 2. 11. Mô tả việc quét ngang [4] ......................................................................70
Hình 2. 12. Tranh chấp băng thông ở đầu ra [1] .......................................................71
Hình 2. 13. Cấu trúc một khối tài nguyên trong LTE ...............................................72

Hình 2. 14. Khối tài nguyên với 12 sóng mang phụ và 7 OFDM symbols ..............73
Hình 2. 15. Các vùng trống khi sắp xếp các khối dữ liệu vào khung OFDMA ........76
Hình 2. 16. Tranh chấp kênh con giữa hai MS trong khung OFDM-TDD...............77
Hình 2. 17. Bảng các mức điều chế trên các kênh của hai MS .................................79
Hình 2. 18. Xếp dữ liệu khi chỉ có môt MS đạt max trên kênh ................................80
Hình 2. 19. Xếp dữ liệu khi chỉ có hai MS đạt max trên kênh, độ dài dữ liệu nhỏ ..80
Hình 2. 20. TH1 xếp dữ liệu khi chỉ có hai MS đạt max trên kênh. .........................81
Hình 2. 21. TH2 xếp dữ liệu khi chỉ có hai MS đạt max trên kênh. .........................82

5


Hình 3. 1. Số lƣợng khối tài nguyên ngƣời sử dụng tốt nhất[18] .............................86
Hình 3. 2. Thông lƣợng ngƣời sử dụng tốt nhất[18]. ................................................86
Hình 3. 3. Thông lƣợng qua cell[18] .........................................................................87
Hình 3. 4. So sánh tính công bằng của thuật toán so với PF và Round robin[18] ....87
Hình 3. 5. Phân bố ngƣời dùng trong mô phỏng LTE ..............................................91
Hình 3. 6. Mô phỏng thông lƣợng với kiểu phân bố Random[16] ...........................92
Hình 3. 7. Mô phỏng thông lƣợng với kiểu phân bố Cell-Edge[16] .........................92
Hình 3. 8. Mô phỏng thông lƣợng với kiểu phân bố Cell-center[16] .......................93
Hình 3. 9. Thông lƣợng với kiểu phân bố Random với 10 user [16] ........................94
Hình 3. 10 Thông lƣợng với kiểu phân bố Cell-Edge với 10 user [16] ....................94
Hình 3. 11. Thông lƣợng với kiểu phân bố cell-center với 10 user [16] ..................95
Hình 3. 12. Thông lƣợng với kiểu phân bố Random với 50 user [16] ......................95
Hình 3. 13. Thông lƣợng với kiểu phân bố cell-edge với 50 user [16] .....................96
Hình 3. 14. Thông lƣợng với kiểu phân bố cell-center với 50 user [16] ..................96
Hình 3. 15. Tính công bằng với kiểu phân bố Random [16] ....................................97
Hình 3. 16. Tính công bằng với kiểu phân bố Cell-edge [16] ..................................98
Hình 3. 17. Tính công bằng với kiểu phân bố Cell-center [16] ................................98
Hình 3. 18. Sơ đồ khối hệ thống mô phỏng ...........................................................100

Hình 3. 19 Thuật toán mô phỏng hệ thống .............................................................102
Hình 3. 20. Mô hình mô phỏng wimax ...................................................................104
Hình 3. 21. So sánh tính công bằng trong cấp phát băng thông cho từng MS........106
Hình 3. 22. So sánh tính công bằng trung bình trong cấp phát băng thông cho từng
MS ...........................................................................................................................107
Hình 3. 23. So sánh tính công bằng trong cấp phát slot cho từng MS ....................108
Hình 3. 24. So sánh tính công bằng trung bình trong cấp phát slot cho từng MS ..109
Hình 3. 25. Lƣu lƣợng hệ thống ..............................................................................110
Hình 3. 26. Lƣu lƣợng hệ thống trung bình ............................................................110

6


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1. Các thông số vật lý của LTE .......................................................................16
Bảng 2. Tốc độ truyền dẫn của hệ thống OFDM ......................................................39
Bảng 3. So sánh công nghệ Wimax và công nghệ LTE ............................................45
Bảng 4. Ngƣỡng SNR cho các mức điều chế ............................................................55
Bảng 5. Thông số của ngƣời sử dụng trong thuật toán eOCSA ................................67
Bảng 6. Các kí hiệu sử dụng trong thuật toán sắp xếp dữ liệu trong LTE ................74
Bảng 7. Thông số mô phỏng thuật toán lập lịch LTE ...............................................85
Bảng 8. Thông số mô phỏng trong thuật toán sắp xếp dữ liệu LTE[16] ..................90
Bảng 9. Tham số mô phỏng của hệ thống Wimax ..................................................103

7


CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
AMC


Adaptive Modulation and Coding

ARQ

Automatic Repeat Request

CC

Convolutional Coding

CINR

Carrier - to - Interference - and-Noise Ratio

CQICH

Channel Quality Indicator Channel

CRC

Cyclic Redundancy Checking

CTC

Convolutional Turbo Coding

C/N

Carrier - to - Noise Ratio


DBPC-REQ

Data Buoy Cooperation Panel-Request

DFS

Dynamic Frequency Selection

DIUC

Downlink Interval Usage Code

DLFP

Downlink Frame Prefix

DRR

Deficit Round Robin

EDF

Earliest Deadline First

eOCSA

enhanced One Column Striping with non-increasing Area

FCH


Frame Control Header

FDD

Frequency Division Duplexing

FEC

Forward Error Correction

FFT

Fast Fourier Transform

FRR

Fair Resource Rate

FRS

Fair Resource Scheduling

FUSC

Full Usage of the SubChannels

FWA

Fixed Wireless Access


GMH

General MAC Header

HARQ

Hyprid ARQ

HBR

Header Bandwidth Request

8


ICI

Inter-Channel Interference

IFFT

Inverse Fast Fourier Transform

IR

Incremental Redundancy

ISI

Inter-Symbol Interference


MAC

Media Access Control

MAC-CPS

MAC Common Part Sub-Layer

MAC-CPS

MAC Common Part Sub-Layer

MAC-CS

MAC Service - specific Convergence Sub-Layer

MCS

Modulation and Coding Scheme

MS

Mobile Station

MESH

Multipoint to Multipoint

MSDU


MAC Service Data Unit

OFDM

Orthogonal Frequency Division Multiplexing

OFDMA

Orthogonal Frequency Division Multiple Access

OPUSC

Optional PUSC

PDU

Protocol Data Unit

PF

Proportional Fair

PHS

Payload Header Suppression

PHY

Physical


PMP

Point to Multipoint

PSAM

pilot symbol assisted modulation

PUSC

Partial Usage of the SubChannels

QAM

Quadrature Amplitude Modulation

RNG–REQ

Ranging – Request

RR

Round Robin

RSSI

Received Signal Strength Indicator

SDMA


Space Division Multiple Access

SDU

Service Data Unit

9


SFID

Service Flow Identifier

SNR

Signal to Noise Ratio

SS

Subscriber Station

SSU

Specific Spectrum Users

SOFDMA

Scalable Orthogonal Frequency Division Multiple Access


TDD

Time Division Duplexing

TLV

Type, Length, Value

TUSC

Tile Usage of SubChannels

UCD

Uniform Call Distribution

UIUC

Uplink Interval Usage Code

WBA

WideBand Access

WFQ

Weighted Fair Queuing

WiMAX


Worldwide interoperability of Microwave Access

WRR

Weighted Round Robin

10


PHẦN MỞ ĐẦU
Luận văn tốt nghiệp “Một số biện pháp kỹ thuật quản lý và tối ƣu tài nguyên vô
tuyến” tập trung giải quyết vấn đề quản lý nguồn tài nguyên vô tuyến hiệu quả dựa
vào thông số là lƣu lƣợng mạng và tính công bằng trong cấp phát băng thông, slot
nhờ kỹ thuật OFDMA. Có rất nhiều phƣơng pháp để giải quyết vấn đề quản lý tài
nguyên vô tuyến, ví dụ nhƣ điều khiển công suất, lựa chọn tần số động, yêu cầu lặp
tự động, điều khiển thích ứng, chỉ thị chất lƣợng kênh truyền, các thuật toán lập
lịch, ánh xạ dữ liệu… Với kỹ thuật OFDMA, tôi sử dụng các thuật toán lập lịch và
ánh xạ dữ liệu, theo đó quá trình cấp phát tài nguyên thực hiện theo hai bƣớc: lập
lịch và ánh xạ.
Trong luận văn tôi xin trình bày một số biện pháp để tối ƣu bộ lập lịch và sắp xếp
dữ liệu nhằm nâng cao tốc độ truyền dẫn trong khi đó vẫn đảm bảo tính công bằng
trong cấp phát tài nguyên. Khi dữ liệu của ngƣời dùng tới bộ lập lịch thì tại bộ lập
lịch sẽ có nhiệm vụ chọn ra ngƣời sử dụng phù hợp để truyền, cơ chế để chọn ngƣời
sử dụng này dựa vào các thuật toán ở bộ lập lịch.
Do LTE và Wimax là hai công nghệ khác nhau nên cách lập lịch trong bộ lập lịch
trong hai công nghệ này cũng khác nhau, do đó trong luận văn tôi cũng đánh giá bộ
lập lịch dựa trên hai công nghệ khác nhau này. Bộ lập lịch trong LTE đƣợc đề cập
trong luận văn là bộ lập lịch hai lần. Nó đảm bảo tối ƣu hóa tốc độ truyền dẫn trong
khi đó vẫn đảm bảo đƣợc tính công bằng. Trong khi đó bộ lập lịch trong công nghệ
Wimax tôi xin đề xuất và mô phỏng sử dụng thuật toán FRS. Với thuật toán này sau

khi dữ liệu ngƣời dùng đi qua bộ lập lịch này sẽ đƣợc lựa chọn theo một tiêu chí
riêng để đảm bảo tính công bằng trong khi đó vẫn có tốc độ cao. Vấn đề thứ hai tôi
sẽ đề cập trong luận văn là việc xắp xếp dữ liệu của ngƣời dùng. Do cấu trúc và
kiều đóng khung của LTE và Wimax cũng khác nhau nên trong luận văn tôi cũng
trình bày thuật toán để xắp xếp dữ liệu dựa trên hai công nghệ này. LTE thì dữ liệu
ngƣời dùng đƣợc xắp xếp vào các khối tài nguyên, còn Wimax thì dữ liệu ngƣời
dùng đƣợc xắp xếp và các khe dữ liệu. Đối với việc xắp xếp dữ liệu trong wimax tôi

11


đề xuất thuật toán TF-BMA để cải tiến bộ xắp xếp dữ liệu. Qua mô phỏng sẽ thể
hiện đƣợc sự tối ƣu của thuật toán mới trong tăng thông lƣợng trong khi vẫn đảm
bảo đƣợc tính công bằng.
Tôi xin trình bày luận văn thành 4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quát về WiMAX và các kỹ thuật ứng dụng trong
WiMAX.
Chƣơng 2: Một số biện pháp để quản lý tài nguyên vô tuyến, một số kỹ thuật
lập lịch, ánh xạ sử dụng công nghệ đa truy cập trong WiMAX, LTE. Ngoài các bộ
lập lịch đã có tôi xin đề xuất các bộ lập lịch mới, với ƣu điểm về lƣu lƣợng so với
các bộ lập lịch cũ và ƣu điểm về cấp phát tài nguyên công bằng. Kỹ thuật ánh xạ dữ
liệu cũng là một biện pháp để nâng cao lƣu lƣợng của hệ thống nhờ việc sắp xếp
hiệu quả dữ liệu. Ở đây tôi xin trình bày thuật toán mới kết hợp cùng với thuật toán
quét mành trong việc sắp xếp dữ liệu.
Chƣơng 3. Mô tả các quá trình mô phỏng, các kết quả nhận đƣợc, nhận xét
điểm vƣợt trội của thuật toán mới trong việc lý và tối ƣu tài nguyên vô tuyến.
Chƣơng 4. Một số nhận xét về kết quả đã làm đƣợc và hƣớng phát triển đề
tài.

12



Chƣơng 1. Tổng quan mạng 4G
1.1. Tổng quan mạng 4G
Ngành công nghệ viễn thông đã chứng kiến những phát triển ngoạn mục trong
những năm gần đây. Khi mà công nghệ mạng thông tin di động thế hệ thứ ba 3G
chƣa có đủ thời gian để khẳng định vị thế của mình trên toàn cầu, ngƣời ta đã bắt
đầu nói về công nghệ 4G (Fourth Generation) từ nhiều năm gần đây. Thế nhƣng,
nói một cách chính xác thì 4G là gì? Liệu có một định nghĩa thống nhất cho thế
hệ mạng thông tin di động tƣơng lai 4G? Có nhiều định nghĩa khác nhau về 4G,
có định nghĩa theo hƣớng công nghệ, có định nghĩa theo hƣớng dịch vụ. Đơn
giản nhất, 4G là thế hệ tiếp theo của mạng thông tin di động không dây. 4G là
một giải pháp để vƣợt lên những giới hạn và những điểm yếu của mạng 3G. Thực
tế, vào giữa năm 2002, 4G là một khung nhận thức để thảo luận những yêu cầu
của một mạng băng rộng tốc độ siêu cao trong tƣơng lai mà cho phép hội tụ với
mạng hữu tuyến cố định. 4G còn là hiện thể của ý tƣởng, hy vọng của những nhà
nghiên cứu ở các trƣờng đại học, các viện, các công ty nhƣ Motorola,
Qualcomm, Nokia, Ericsson, Sun, HP, NTT DoCoMo và nhiều công ty viễn
thông khác với mong muốn đáp ứng các dịch vụ đa phƣơng tiện mà mạng 3G
không thể đáp ứng đƣợc.

Hình 1. 1 Lộ trình phát triển 4G

13


1.2. Giới thiệu công nghệ LTE
Hệ thống 3GPP LTE, là bƣớc tiếp theo cần hƣớng tới của hệ thống mạng không
dây 3G dựa trên công nghệ di động GSM/UMTS, và là một trong những công nghệ
tiềm năng nhất cho truyền thông 4G. Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) đã định

nghĩa truyền thông di động thế hệ thứ 4 là IMT Advanced và chia thành hai hệ
thống dùng cho di động tốc độ cao và di động tốc độ thấp. 3GPP LTE là hệ thống
dùng cho di động tốc độ cao. Ngoài ra, đây còn là công nghệ hệ thống tích họp đầu
tiên trên thế giới ứng dụng cả chuẩn 3GPP LTE và các chuẩn dịch vụ ứng dụng
khác, do đó ngƣời sử dụng có thể dễ dàng thực hiện cuộc gọi hoặc truyền dữ liệu
giữa các mạng LTE và các mạng GSM/GPRS hoặc UMTS dựa trên WCDMA. Kiến
trúc mạng mới đƣợc thiết kế với mục tiêu cung cấp lun lƣợng chuyển mạch gói với
dịch vụ chất lƣợng, độ ƣễ tối thiểu. Hệ thống sử dụng băng thông linh hoạt nhờ vào
mô hình đa truy cập OFDMA và SC-FDMA. Thêm vào đó, FDD (Frequency
Division Duplexing) và TDD (Time Division Duplexing), bán song công FDD cho
phép các UE có giá thành thấp. Không giống nhƣ FDD, bán song công FDD không
yêu cầu phát và thu tại cùng thời điểm. Điều này làm giảm giá thành cho bộ song
công trong UE. Truy cập tuyến lên dựa vào đa truy cập phân chia theo tần số đơn
sóng mang (Single Carrier Frequency Division multiple Access SC-FDMA) cho
phép tăng vùng phủ tuyến lên làm tỷ số công suất đỉnh trên công suất trung bình so
với OFDMA. Thêm vào đó, để cải thiện tốc độ dữ liệu đỉnh, hệ thống LTE sử dụng
hai đến bốn lần hệ số phổ cell so với hệ thống HSPA Release 6. 3GPP đặt ra yêu
cầu cao cho LTE, bao gồm giảm chi phí cho mỗi bít thông tin, cung cấp dịch vụ tốt
hơn, sử dụng linh hoạt các băng tần hiện có và băng tần mới, đơn giản hóa kiến trúc
mạng với các giao tiếp mở và giảm đáng kể năng lƣợng tiêu thụ ở thiết bị đầu cuối.
Các mục tiêu của công nghệ này là:
Tốc độ đỉnh tức thời với băng thông 20Mhz
Tải lên 50Mbps
Dung lƣợng dữ liệu truyền tải trung bình của một ngƣời dùng trên 1Mhz so
với mạng HSDPA Rel.6.
Tải lên gấp 2 đến 3 lần
Tải xuống gấp 3 tới 4 lần.
Hoạt động tối ƣu với tốc độ di chuyển của thuê bao là 1-15km/h. Vẫn hoạt
động tốt với tốc độ 15-120Km/h. Vẫn duy trì đƣợc hoạt động khi thuê bao di
chuyển với tốc độ từ 120-350Km/h

Các tiêu chí trên phải đảm bảo trong bán kính vùng phủ sóng 5km, giảm chút
ít trong phạm vi tới 30km. Từ 30-100Km thì không hạn chế.
Độ dài băng thông linh hoạt: có thể hoạt động với các băng tần 1.25Mhz,
1.6Mhz, 10Mhz, 15Mhz và 20Mhz cả chiều lên và chiều xuống, Hỗ trợ cả
hai trƣờng hợp băng lên và băng xuống bằng nhau hoặc không.

14


Để đạt đƣợc mục tiêu đó sẽ có rất nhiều kĩ thuật đƣợc áp dụng, trong đó nổi bật
là OFDMA, kỹ thuật anwgten MIMO. Ngoài ra hệ thống sẽ chạy hoàn toàn trên
nền IP và hỗ trợ hai chế độ FDD và TDD.

1.2.1. Đặc tính cơ bản của LTE
- Hoạt động ở băng tần: 700 MHz-2.6 GHz.
- Tốc độ:


DL : 100Mbps( ở BW 20MHz)



UL: 50 Mbps với 2 anten thu một anten phát.

- Độ trễ: nhỏ hơn 5ms
- Độ rộng BW linh hoạt :1,4 MHz; 3 MHz; 5 MHz; 10 MHz; 15 MHz; 20 MHz. Hỗ
trợ cả 2 trƣờng họp độ dài băng lên và băng xuống bằng nhau hoặc không.
- Tính di động: Tốc độ di chuyển tối ƣu là 0-15 km/h nhƣng vẫn hoạt động tốt với
tốc độ di chuyển từ 15-120 km/h, có thể lên đến 500 km/h tùy băng tần.
- Phổ tần số:



Hoạt động ở chế độ FDD hoặc TDD



Độ phủ sóng từ 5-100 km



Dung lƣợng 200 user/cell ở băng tần 5MHz.
Chất lƣợng dịch vụ :



Hỗ trợ tính năng đảm bảo chất lƣợng dịch vụ QoS.



VoIP đảm bảo chất lƣợng âm thanh tốt, trễ tối thiểu thông qua mạng UMTS.

- Liên kết mạng:
• Khả năng liên kết với các hệ thống UTRAN hiện có và các hệ thống không
thuộc 3GPP cũng sẽ đƣợc đảm bảo.


Thời gian trễ trong việc truyền tải giữa E-UTRAN và UTRAN/GERAN sẽ
nhỏ hơn 300ms cho các dịch vụ thời gian thực và 500ms cho các dịch vụ
còn lại.


15


Kỹ thuật truy cập

UL

DTFSOFDM(SCFDMA)

DL

OFDMA

Băng thông

1.4MHz, 3 MHz , 5 MHz, 10 MHz, 15
MHz, 20 MHz

TTI tối thiểu

1ms

Khoảng cách sóng mang con

15KHz

Chiều dài CP

Ngắn


4.7µs

Dài

16.7µs

Điều chế

QPSK, 16QAM, 64QAM

Ghép kênh không gian

1 lóp cho UL/UE
4 lớp cho DL/UE
Sử dụng MU-MIMO cho UL và DL
Bảng 1. Các thông số vật lý của LTE

1.2.2. Cấu trúc hệ thống LTE
Mục đích chính của LTE là tối thiểu hóa số node. Vì vậy, ngƣời phát triên đã chọn
một cấu trúc đơn node. Trạm gốc mới phức tạp hơn NodeB trong mạng truy nhập
vô tuyến WCDMA/HSPA, và vì vậy đƣợc gọi là eNodeB (Enhance Node B).
Những eNodeB có tất cả những chức năng cần thiết cho mạng truy nhập vô tuyến
LTE, kể cả những chức năng liên quan đến quản lý tài nguyên vô tuyến.
Giao diện vô tuyến sử dụng trong E-UTRAN bây giờ chỉ còn là SI và X2. Trong đó
SI là giao diện vô tuyến kết nổi giữa eNodeB và mạng lõi. SI chia làm hai loại là
Sl-U là giao diện giữa eNodeB và SAE -GW và Sl-MME là giao diện giữa eNodeB
và MME. X2 là giao diện giữa các eNodeB với nhau.

16



Hình 1. 2. Cấu trúc của LTE
Nhiều các mục tiêu ngụ ý rằng một kiến trúc phắng là cần thiết, kiến trúc phẳng với
ít nút tham gia sẽ làm giảm độ trễ và cải thiện hiệu suất. Bắt đầu từ phiên bản 7,
3GPP đã phát triển ý tƣởng đƣờng hầm trực tiếp cho phép mặt phẳng ngƣời dùng bỏ
qua SGSN
Phiên bàn 6

Phiên băn 7

Phiên bản 8
Đƣờng hầm

Phiên bản 8
Đƣờng hám trực tiệp

Hình 1. 3. Kiến trúc mạng LTE
Kiến trúc mạng LTE đƣợc thiết kế với mục tiêu hỗ trợ lƣu lƣợng chuyến mạch gói

17


với tính di động linh hoạt, chất lƣợng dịch vụ (QoS) và độ trễ tối thiểu. Một phƣơng
pháp chuyến mạch gói cho phép hỗ trợ tất cả các dịch vụ bao gồm cả thoại thông
qua các kết nối gói. Kết quả là trong một kiến trúc phẳng hơn, rất đơn giản chỉ với
2 loại nút cụ thế là nút B phát triển (eNB) và phần tử quản lý di động/cổng
(MME/GW). Điều này hoàn toán trái ngƣợc với nhiều nút mạng trong kiến trúc
mạng phân cấp hiện hành của hệ thống 3G. Một thay đổi lớn nữa là phần điều khiển
mạng vô tuyến (RNC) đƣợc loại bỏ khỏi đƣờng dữ liệu và chức năng của nó hiện
nay đƣợc thành lập ở eNB. Một số ích lợi của một nút duy nhất trong mạng truy

nhập là giảm độ trễ và phân phổi của việc xử lý tải RNC vào nhiều eNB. Việc loại
bở RNC ra khỏi mạng truy nhập có thế một phần do hệ thống LTE không hồ trợ
chuyến giao mềm.

1.2.3 Các công nghệ sử dụng trong LTE
1.2.3.1 Tổng hợp sóng mang
OFDMA về bản chất là sự kết hợp của FDMA và TDMA: Ngƣời dùng đƣợc cấp
phát động các sóng mang con (FDMA) trên các khe thời gian khác nhau (TDMA).
Những ƣu điểm của OFDMA bắt đầu với những ƣu điểm của OFDM đơn ngƣời
dùng trong việc giảm thiểu hiệu ứng đa đƣờng và phân tập tần số. Thêm nữa,
OFDM/OFDMA là một kỹ thuật đa truy nhập mềm dẻo có thể phù hợp với nhiều
ngƣời dùng trong một dải rộng các ứng dụng, tốc độ dữ liệu và yêu cầu QoS khác
nhau. Bởi vì đa truy nhập đƣợc thực hiện trên miền số, trƣớc khi thực hiện biến đổi
IFFT nên có thể cho sự cấp phát băng thông động và hiệu quả. Điều này cho phép
những thuật toán lập lịch gói phức tạp trên miền thời gian và tần số có thể đƣợc tích
hợp vào để phục vụ tốt nhất tập hợp ngƣời dùng.Truy cập phân chia theo tần số trực
giao (OFDMA) là công nghệ đa sóng mang phát triển từ công nghệ OFDM, ứng
dụng nhƣ một công nghệ đa truy cập. Đƣợc diễn tả nhƣ ở biểu đồ dƣới đây,
OFDMA hỗ trợ các nhiệm vụ của các nhóm sóng mang con đối với các thuê bao
nhất định. Mỗi một nhóm sóng mang con đƣợc biểu thị nhƣ một kênh con
(subchannel), và mỗi thuê bao đƣợc chỉ định một hoặc nhiều kênh con để truyền
phát dựa trên mỗi yêu cầu cụ thể về lƣu lƣợng của mỗi thuê bao.
OFDMA có một số ƣu điểm nhƣ khả năng linh hoạt tăng và thông lƣợng và tính ổn
18


định đƣợc cải tiến. Bằng việc ấn đinh các kênh con cho các thuê bao cụ thể, việc
truyền phát từ một số thuê bao có thể xảy ra đồng thời mà không cần sự can thiệp
nào, do đó sẽ giảm thiểu tác động nhƣ ảnh hƣởng đa truy nhập- MAI (multiple
access interference). Hơn nữa, hiện tƣợng các kênh con cho phép tập trung công

suất phát qua một số lƣợng các song mang con ít hơn. Kết quả này làm tăng số
đƣờng truyền dẫn đến tăng phạm vi và khả năng phủ sóng. Đối với đa truy cập
OFDMA, các kênh con có thể đƣợc tạo thành từ cả các sóng mang con liên tục
(contiguous subcarriers) cũng nhƣ các songmang con giả ngẫu nhiên (subcarriers
pseudorandomly) đƣợc phân phối qua phổ tần số. Các kênh con đƣợc tạo thành sử
dụng phân phối sóng mang con cho phép nhiều hơn, điều này rất có lợi cho các ứng
dụng di động.

1.2.3.2. Công nghệ đa ăng ten
Công nghệ anten có thể dùng để cải thiện truyền dẫn theo hai cách – sử dụng công
nghệ phân tập và sử dụng các hệ thống anten và các công nghệ chuyển mạch tiên
tiến. Các công nghệ này có thể cải thiện tính co dãn và tỉ số tín hiệu trên tạp âm
nhƣng không bảo đảm phát dẫn sẽ không bị ảnh hƣởng của nhiễu.
Phân tập thu và phát
Các lƣợc đồ phân tập đƣợc sử dụng để lợi dụng các tín hiệu đa đƣờng và phản xạ
xảy ra trong các môi trƣờng NLOS. Bằng cách sử dụng nhiều ăng ten (truyền
và/hoặc nhận), fading, nhiễu và tổn hao đƣờng truyền có thể đƣợc làm giảm. Phân
tập truyền sử dụng mã thời gian không gian STC. Đối với phân tập nhận, các công
nghệ nhƣ kết hợp tỷ lệ tối đa (MRC) mang lại ƣu điểm của hai đƣờng thu riêng biệt.
Về MISO (nhiều đầu vàomột đầu ra).

19


MISO
Hình 1. 4. Công nghệ đa ăng ten MISO
Mở rộng tới MIMO, sử dụng MIMO cũng sẽ nâng cao thông lƣợng và tăng các
đƣờng tín hiệu. MIMO sử dụng nhiều ăng ten thu và/hoặc phát cho ghép kênh theo
không gian. Mỗi ăng ten có thể truyền dữ liệu khác nhau mà sau đó có thể đƣợc giải
mã ở máy thu. Đối với OFDMA, bởi vì mỗi sóng mang con là các kênh băng hẹp

tƣơng tự, fading lựa chọn tần số xuất hiện nhƣ là fading phẳng tới mối sóng mang.
Hiệu ứng này có thể sau đó đƣợc mô hình hóa nhƣ là một sự khuếch đại không đổi
phức hợp và có thể đơn giản hóa sự thực hiện của một máy thu MIMO cho
OFDMA.

MIMO
Hình 1. 5. Công nghệ đa ăng ten MIMO

1.2.3.3. Relay (trạm chuyển tiếp)
Từ việc xem xét quĩ đƣờng truyền, việc triển khai các giải pháp chuyến tiếp khác
nhau nhằm giảm khoảng cách máy phát và máy thu xuống và cho phép tăng tốc độ
20


số liệu. Các bộ lặp đơn giản sẽ khuếch đại và chuyến đi các tín hiệu tƣơng tự thu
đƣợc. Khi đƣợc cài đặt, các bộ lặp liên tục chuyến đi tín hiệu thu đƣợc mà không
quan tâm đến có thiết bị đầu cuối trong vùng phủ sóng của nó hay không. Những bộ
lặp nhƣ vậy không hiển thị đối với cả các thiết bị đầu cuối và trạm gốc. Tuy nhiên,
có thể xem xét các cấu trúc bộ lặp cao cấp hơn, chẳng hạn sơ đồ trong đó mạng có
thế điều khiển công suất truyền của bộ lặp, chẳng hạn, chỉ tích cực bộ lặp khi ngƣời
sử dụng hiện diện trong khu vực đƣợc điều khiến bởi bộ lặp nhằm tăng tốc độ số
liệu cung cấp trong khu vực. Các báo cáo đo đạc bố sung từ các thiết bị đầu cuối có
thế cũng đƣợc xem xét nhƣ là phƣơng tiện hƣớng dẫn mạng mà trong đó các bộ lặp
đƣợc bật lên. Tuy nhiên, việc điều khiển tải truyền dẫn và lập biểu thƣờng nằm ở
trạm gốc và vì vậy, các bộ lặp thƣờng trong suốt từ khía cạnh di động.
Nút trung gian cũng có thế giải mã và tái hóa bất kì số liệu thu đƣợc, ƣu tiên
chuyến tiếp nó đến ngƣời sử dụng đƣợc phục vụ. Đây thƣờng đƣợc xem là chuyển
tiếp giải mã hóa và truyền tiếp. Khi nút trung gian giải mã hóa và tái mã hóa khối số
liệu thu đƣợc thì tạo ra trễ đáng kể, lâu hơn độ dài khung con LTE lms. Tuy nhiên,
các nút chuyển tiếp không truyền tiếp các tạp âm và sự thích nghi tốc độ có thế

đƣợc thực hiện một cách riêng rẽ cho mỗi kết nối.
Đổi với các bộ lặp, tồn tại nhiều tùy chọn khác nhau phụ thuộc vào các tính năng
đƣợc hồ trợ nhƣng ở mức cao, có thế phân biệt hai tầng khác nhau, dựa trên việc
truyền tiếp đƣợc thực hiện ở lớp 2 (chuyển tiếp lớp 2) hay lớp 3 (chuyến tiếp lớp 3).
Mặc dù giống nhau ở nhiều điếm cơ bản (trễ, không khuếch đại tạp âm), giải pháp
self backhauling không yêu cầu bất kì nút, giao thức hoặc giao diện mới nào đế
chuẩn hóa bởi vì các giải pháp đang tồn tại đƣợc tái sử dụng và do đó có thế đƣợc
ƣa chuộng hơn trên các kĩ thuật cùng chức năng L2 của chúng

1.2.3.4. Coordinated Multipoint (Phối hợp đa điểm)
Mục tiêu về số liệu đỉnh của LTE-Advance yêu cầu sự cải thiện đáng kể về tỉ lệ tín
hiệu trên tạp âm và can nhiễu SINR ở thiết bị đầu cuối. Ở mạng hiện tại, nhiều
anten nằm phân tán về mặt vật lý kết nối đến một đơn vị xử lý băng gốc trung tâm
đƣợc sử dụng nhằm đem lại hiệu quả về chi phí. Mô hình triển khai thu phát đa
điểm phối hợp với quá trình xử lý băng gốc ở một nút đơn. Ở đƣờng xuống, nó chỉ
ra sự phối hợp truyền dẫn từ đa điểm truyền dẫn.

21


Hình 1. 6. Phối hợp đa điểm

1.3. Giới thiệu công nghệ Wimax
1.3.1. Tổng quan
o Giới thiệu chung
WiMAX (Worldwide Interoperability of Microwave Access) là hệ thống truy nhập
toàn cầu bằng sóng viba, nó đƣợc nghiên cứu, phát triển và chuẩn hóa theo IEEE
802.16 Wireless Metropolitan Area Network (WMAN) của tổ chức IEEE (Institude
of Electrical and Engineers). WiMAX hứa hẹn sẽ là công nghệ giải quyết đƣợc các
vấn đề về truyền dẫn không dây băng rộng trong tƣơng lai. Ngày nay thông tin liên

lạc là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống con ngƣời, và con ngƣời ngày
càng đòi hỏi nhiều dịch vụ đa dạng hơn. Để có thể đáp ứng đƣợc các dịch vụ này thì
hệ thống cần phải có một băng thông rộng và phải đảm bảo chất lƣợng dịch vụ. Nhƣ
chúng ta đã biết, một số giải pháp chủ yếu để có đƣợc truy cập Internet băng rộng
tốc độ cao hay đƣợc sử dụng ngày nay là sử dụng các kết nối nhƣ đƣờng truyền T1,
hay đƣờng dây thuê bao số DSL. Tuy nhiên nhƣợc điểm của những cơ sở hạ tầng
mạng dùng dây này là chi phí triển khai đắt đối với những vùng nông thôn và các
nƣớc phát triển, đặc biệt những giải pháp này còn gặp phải khó khăn đối với những
nơi có địa hình hiểm trở và phức tạp. Những trở ngại trên đã thúc đẩy các nhà sản
xuất, các doanh nghiệp đề xuất một chuẩn truy cập Internet băng rộng mang tính

22


chất dự phòng với môi trƣờng truyền dẫn là kênh vô tuyến. Chuẩn IEEE 802.16 ra
đời cung cấp những đặc tả về các lớp PHY và lớp MAC cho giao diện vô tuyến,
đồng thời đặt ra những quy định, tham số cho việc yêu cầu cấp phát băng thông và
phân hoạch gói cho các lớp dịch vụ.
WiMAX do WiMAX forum tạo ra, và chuẩn 802.16 chính thức đƣợc công bố vào
ngày 8 tháng 4 năm 2002. Diễn đàn này cũng miêu tả WiMAX là: "tiêu chuẩn dựa
trên kỹ thuật cho phép truyền dữ liệu không dây băng thông rộng giống nhƣ với cáp
và DSL". Tại phiên họp của Hội đồng thông tin vô tuyến 2007 (RA-07) của Liên
minh viễn thông thế giới (ITU), đƣợc tổ chức tại Gennève - Thụy Sĩ từ ngày 1519/10/2007, đã thông qua việc bổ sung giao diện vô tuyến OFDMA TDD WMAN
vào họ giao diện vô tuyến IMT-2000 (thƣờng vẫn đƣợc biết dƣới tên 3G). Chuẩn
IMT-2000 hiện có 5 giao diện vô tuyến CDMA Direct Spread Spread (thƣờng đƣợc
biết dƣới tên WCDMA), CDMA Multi-Carrier (thƣờng đƣợc biết dƣới tên CDMA
2000), CDMA TDD, TDMA Single-Carrier, FDMA/TDMA. Sau khi đƣợc bổ sung,
chuẩn giao diện OFDMA TDD WMAN sẽ là chuẩn giao diện vô tuyến thứ 6 của họ
IMT-2000. Chuẩn WMAN sẽ hỗ trợ các dịch vụ truy nhập không dây băng rộng tới
các tòa nhà, chủ yếu thông qua ăng ten ngoài trời tới các trạm phát sóng cơ sở.

Phạm vi của nó có thể lên tới 50 km và cho phép ngƣời sử dụng đạt tới kết nối băng
rộng ngay cả trong đƣờng truyền NLOS với bán kính 8 km. Đã có khá nhiều công
nghệ băng rộng không dây ra đời, nhƣng cho tới nay, chƣa có một công nghệ không
dây băng rộng nào hƣớng tới mục tiêu cung cấp tổng hợp các giải pháp truy nhập
cho mạng MAN một cách tối ƣu nhƣ WiMAX.
Fixed WiMAX là công nghệ mạng thích hợp cho những thiết bị truy cập mạng cố
định tại chỗ, hoặc có thể di chuyển từ nơi này qua nơi khác nhƣng trong quá trình di
chuyển thì không truy cập đƣợc mạng (nếu di chuyển chậm thì vẫn có thể truy cập).
Công nghệ này đƣợc định nghĩa qua chuẩn IEEE 802.16-2004 (bản chính thức)
Mobile WiMAX là một giải pháp không dây băng rộng cho phép hội tụ cả mạng
băng rộng cố định và di động sử dụng một công nghệ truy cập băng rộng chung và

23


một kiến trúc mạng mềm dẻo. Công nghệ mạng hỗ trợ cho các ứng dụng di động,
cho phép các thiết bị có thể di chuyển với một tốc độ cao trong khi đang truy nhập
mạng. Mobile WiMAX dựa trên chuẩn 802.16e (đƣợc hợp chuẩn vào năm 2005).
Chuẩn 802.16e đƣợc định nghĩa dựa trên chuẩn 802.16d-2004 và có thêm nhiều đặc
tính mới ƣu việt hơn hỗ trợ cho tính năng di động, công nghệ anten mới nhất cũng
đƣợc cập nhật vào chuẩn 802.16e.

o Các chuẩn trong Wimax
- IEEE 802.16 – 2001
Chuẩn IEEE 802.16 đƣợc hiệp hội IEEE chính thức công bố vào năm 2001. Nhiều
ý tƣởng cơ bản của 802.16 đƣợc dựa trên bản đặc tả truyền dữ liệu qua giao diện
cáp (DOCSIS – Data Over Cable Service InterfaceSpecification) do sự giống nhau
giữa môi trƣờng cáp lai fiber-coxial (HFC) và môi trƣờng truy cập vô tuyến băng
rộng (BWA). IEEE 802.16 hoạt động trên phổ tần số từ 10 đến 66 GHz và do đó
phù hợp hơn với các ứng dụng tầm nhìn thẳng (LOS). Với bản chất sóng ngắn,

chuẩn này không phù hợp với môi trƣờng đô thị do tính không tầm nhìn thẳng
(NLOS) gây ra bởi mái nhà và cây cối.
-IEEE 802.16a - 2003
Đây là phiên bản mở rộng đầu tiên của chuẩn IEEE 802.16 cho phép sử dụng
băng tần đăng ký và không đăng ký trong khoảng từ 2 GHz đến 11 GHz. Hầu hết
các nhà sản xuất thƣơng mại đều quan tâm đến những dải tần không đăng ký. Tại
những tần số thấp cho phép tín hiệu có thể đâm xuyên qua các chƣớng ngại vật, và
do đó không yêu cầu một tầm nhìn thẳng giữa các trạm SS và trạm BS. Phiên bản
này cho phép triển khai mạng dạng lƣới (mesh), ở đó các trạm SS có thể đóng vai
trò là các điểm chuyển tiếp tín hiệu bằng cách truyền thông tin từ trạm BS tới các
trạm SS khác không nằm trên đƣờng truyền trực tiếp tới trạm BS đó.
- IEEE 802.16c – 2002
Phiên bản mở rộng này bao gồm các đặc tả cho phép công nghệ của các hãng khác
nhau có thể phối hợp hoạt động với nhau trên băng tần đăng ký từ 10 GHz đến 66

24


GHz. Phiên bản này xác định ra những đặc điểm bắt buộc và lựa chọn để việc triển
khai và hoạt động thông suốt trở nên rõ ràng và dễ dàng hơn. Phiên bản này cũng
giải quyết một số vấn đề về đánh giá hiệu năng, kiểm tra hệ thống, đi sâu vào các
tham số cụ thể của hệ thống và bổ sung sự hỗ trợ cho các anten MIMO.
- IEEE 802.16d – 2004
Phiên bản mở rộng này thƣờng đƣợc biết đến với tên gọi “Fixed WiMAX”
(WiMAX cố định), là sự kết hợp của các chuẩn IEEE 802.16a và IEEE 802.16c
cùng một số sự thay đổi khác. Chuẩn mở rộng này hỗ trợ cả hai phƣơng thức truyền
song công là truyền song công phân chia theo tần số (FDD) và truyền song công
phân chia theo thời gian (TDD). Hệ thống sử dụng phƣơng thức điều chế là OFDM
256 - FFT. Một trong những điểm nổi bật của phiên bản mở rộng này là sự ghép nối
của các đơn vị giao thức dữ liệu (PDU – Protocol Data Unit) với các đơn vị dịch vụ

dữ liệu (SDU – Service Data Unit) làm giảm tải cho lớp MAC. Phiên bản này cũng
cung cấp một cải thiện đáng kể cho các cơ chế hỏi vòng, cho phép các SS có thể
đƣợc hỏi vòng độc lập hay theo từng nhóm. Phiên bản này còn cho phép đính kèm
bản tin yêu cầu băng thông trong gói tin dữ liệu (piggybacking) nhằm làm giảm
xung đột và quá tải hệ thống.
- IEEE 802.1e – 2006
Phiên bản mở rộng này thƣờng đƣợc biết đến với tên gọi “Mobile WiMAX”
(WiMAX di động) do đã thêm những đặc tả để hỗ trợ tính diđộng mà các phiên bản
trƣớc chƣa đề cập tới. Phiên bản này đƣa raphƣơng pháp điều chế, đa truy nhập sử
dụng công nghệ OFDMA chophép các tín hiệu có thể đƣợc chia thành nhiều kênh
con khác nhau (kênhcon hóasubchannelization) nhằm giảm thiểu nhiễu đa đƣờng.
Khác với cơ chế đa truy cập OFDM-TDMA tại mỗi khe thời gian mỗi ngƣời dùng
đƣợc cấp phát toàn bộ sóng mang con, ở cơ chế đa truy cập OFDMA mỗi ngƣời
dùng đƣợc cấp phát một số sóng mang con khác nhau trong những khoảng thời gian
khác nhau (trong cả hai miền thời gian và tần số). Theo những mô tả trong chuẩn
này thì hệ thống có thể hỗ trợ các thiết bị di động với vận tốc lên tới 100 km/h.
- IEEE 802.16f – 2005

25


×