Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

tiểu luận the stury of an hour

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.29 KB, 23 trang )

The Stoy of An Hour – Kate Chopin
Louise – Khát vọng sống tự do mãnh liệt
1. Giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm
Kate Chopin (1851 – 1904) tên thật Katherine O'Flaherty, là tác giả truyện
ngắn và tiểu thuyết người Mỹ. Bà là nhà văn tiên phong ủng hộ nữ quyền trong thế
kỷ XIX, XX. Về Kate Chopin, năm 1915, Fred Lewis Pattee đã bình luận như sau :
“Nhiều sáng tác của Chopin có thể sánh ngang với những tác phẩm kinh điển của
Pháp hoặc Mỹ. Bà đã cho thấy bản sắc riêng của địa phương mình trong nghệ thuật
trần thuật một cách thiên tài”
Từ năm 1950 bà được chú ý vì đã tiên phong trong việc miêu tả cuộc sống
thôn dã của người Hoa Kỳ ở miền Nam nước Mỹ mở đầu cho một khuynh hướng
văn học trong đó có tác giả William Faulkner. Bà cũng được xem là người tiên
phong biểu lộ khát vọng được tự chủ và độc lập của phụ nữ trong mọi lãnh vực
như tư tưởng, tài chính, và bản thân, một nhà văn tranh đấu cho nữ quyền.
Bà có số lượng tác phẩm đồ sộ trong khoảng thời gian viết không dài. Có
nhiều truyện ngắn Kate Chopin viết trong vòng một vài giờ. Tác phẩm được nhiều
người biết đến gồm có: A Pair of Silk Stockings (Đôi Tất Bằng Lụa), A Reflection
(Hồi Tưởng), A Respectable Woman (Người Phụ Nữ Đáng Kính), A Shameful
Affair (Mối Tình Nhục Nhã), At the ‘Cadian Ball (Đêm Khiêu Vũ), Beyond the
Bayou (Qua Khỏi Vùng Đầm Lầy), Desiree’s Baby (Đứa Con của Desiree), Ma’am
Pelagie (Bà Pelagie), Regret (Hối Tiếc),….
The Story of an Hour là một truyện ngắn của Kate Chopin được đăng lần
đầu tiên trên tạp chí Vogue ngày 6 tháng 12 năm 1894 với nhan đề là " The Dream
of an Hour ". Rồi sau đó in lại bởi nhà St. Louis Life vào ngày 5 tháng 1 năm 1895
với nhan đề là The Story of an Hour.


Câu chuyện xoay quanh Louise, người vợ trẻ của Brently Mallard. Nàng bị
bệnh tim vì thế Josephine, chị của Louise, và Richards, bạn của chồng, rất cẩn
trọng khi báo tin cái chết (sai lầm) của Brently trong một tai nạn xe lửa. Tuy nhiên
người ta không thể kiểm soát sự trở về đột ngột của người chồng. Brently Mallard


vì bị trễ chuyến xe lửa nên thoát nạn. Ngay lập tức khi nhìn thấy chồng, Louise ngã
ra chết. Ông bác sĩ gia đình chứng nhận Louise chết vì trái tim nàng không chịu
được sự vui mừng tột độ.
2. Louise với khát vọng sống tự do mãnh liệt
2.1. Lorius với những quy định khắt khe của xã hội đối với phụ nữ ở thế
kỷ XIX
Quyền tự do làm chủ bản thân là quyền căn bản với phụ nữ Tây phương
trong xã hội hiện đại, nhưng vào những năm cuối thế kỷ XIX đòi hỏi được quyền
này là vượt khuôn khổ của xã hội. Giữa thế kỷ XIX, phụ nữ phương Tây đang
tranh đấu để được quyền bầu cử và mãi đến năm 1860 New York mới có luật bảo
vệ quyền người phụ nữ khi lập gia đình, được quyền nuôi con và thừa hưởng tài
sản khi chồng qua đời.
Trước đó phụ nữ hoàn toàn lệ thuộc vào ân huệ của chồng. Họ không có
quyền gì trong tay, thậm chí là cả trong suy nghĩ cho riêng mình. Hàng ngày họ
phải sống trong khổ cực, lệ thuộc vào mọi người, nhất là người chồng. Trong gia
đình chồng, họ phải chịu mọi quyền uy nhà chồng, không có quyền sống tự do,
không có quyền quyết định bất kỳ vấn đề gì, kể cả quyền tự do lựa chọn tình yêu
cho mình. Cuộc sống trở nên tối tăm, ngột ngạt, ức chế. Họ được ví như là con
robot, quanh quẩn ở nhà và chỉ biết sinh con, làm lụng cực nhọc như một cái máy
vô hồn, không được thừa hưởng bất cứ cái gì từ nhà chồng, kể cả quyền được nuôi
nhữn đứa con của mình. Trải qua những quy định khắt khe của xã hội đối với họ,


dần dần hình thành những người phụ nữ luôn luôn cam chịu số phận. Họ không
dám mơ ước một điều gì ngoài việc sống vì người khác và lệ thuộc vào họ. Số
phận của họ bị lệ thuộc vào bàn tay quyền lực của một nửa kia trong cuộc đời.
Trong tác phẩm The story of an hour của Kate Chopin, nhân vật người chị của
Louise, tức Josephine như là đại diện cho những người phụ nữ như vậy. Sống cam
chịu, không đủ tự tin, nghị lực và quyền để quyết định cuộc đời của bản thân –
những người vợ sống ngoan ngoãn theo định kiến xã hội. Những người phụ nữ đó,

theo xã hội mới là người vợ đúng nghĩa.
Thân phận của những người phụ nữ này lại vô cùng nhỏ bé, cuộc đời của họ
long đong, lận đận. Họ phải sống trong một chế độ xã hội lạc hậu, trọng nam khinh
nữ, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội. Vì vậy, những người
phụ nữ như Louise hay Josephine thường không được coi trọng, đồng thời việc làm
của một người vợ thường ít được người chồng cảm thông, dù cho quanh năm lam
lũ vất vả nuôi chồng nuôi con chăm sóc cho gia đình luôn được yên ấm dù mình có
phải chịu thiệt thòi.
Họ là những người phụ nữ có tài có sắc nhưng cuộc đời lận đận, số phận bi
đát, bé nhỏ trong XH, người đàn bà dưới chế độ xã hội mà bản thân mình là bị cái
lễ giáo khắc nghiệt ấy cuốn chặt lấy mình. Người phụ nữ như những nhân vật nữ
trong tác phẩm The story of an hour nói riêng và trong xã hội Mỹ thế kỷ XIX nói
chung đều là những con người với số phận bi đát. Càng đọc, ta càng trân trọng và
hiểu thêm cái bối cảnh xã hội Mỹ lúc bấy giờ. Từ đây ta càng cảm thông sâu sắc
cho số phận người phụ nữ Mỹ xưa, phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh,
tình duyên hẩm hiu, trắc trở.
Do sống trong một xã hội coi thường phụ nữ và luôn bị lễ giáo trói buộc,
không được hoạt động xã hội, chịu nhiều thiệt thòi cả ngoài xã hội cũng như trong
gia đình. Chính vì vậy, người phụ nữ không chỉ chịu thiệt thòi, bất hạnh trong cuộc


sống mà còn đau khổ trong đường tình duyên. Ai cũng biết, cuộc đời cũ, đau khổ
chẳng phải là phần riêng dành cho ai, nhưng những người chịu đựng nhiều hơn cả
vẫn là phụ nữ và nỗi đau của họ bao giờ cũng có khía cạnh chua xót, tái tê riêng.
Phụ nữ, nhất là phụ nữ Á châu, dù sống trong xã hội Tây phương ở thế kỷ XXI vẫn
tự đặt mình trong vòng kềm tỏa vô hình của những quan niệm đạo đức họ đã thấm
nhuần
Do định kiến của xã hội và phần vì sống trong cam chịu, bị lệ thuộc lâu dài
cho nên khát vọng được tự do, suy nghĩ, chọn lựa, và quyết định như nhân vật
Louise trong xã hội ở thế kỷ XIX là một mơ ước thật là to lớn, đầy thử thách.

Nhiều người phụ nữ đã không dám mơ tưởng đến hai chữ “tự do”. Những quyền
đó, nếu họ muốn có được họ sẽ phải chịu sự trừng phạt khắt khe của định kiến xã
hội lúc bấy giờ. Đó chính là thử thách khắc nghiệt mà ít người phụ nữ dám nghĩ và
làm. Hiểu được vấn đề này chúng ta mới thấy được khát khao tự do của nhân vật
Louise trong tác phẩm mãnh liệt biết bao, và hiểu được ý nghĩa của cái kết của tác
phẩm.
2.2. Sự bứt phá khỏi những rào cản của xã hội với khát vọng được sống
tự do của Louise.
2.2.1. Thái độ khi nghe tin chồng mất
Louise được ví như là những cơn gió lạ trong xã hội lúc bấy giờ. Bởi lẽ,
nàng khác hẳn với những người phụ nữ khác- những người phụ nữ cam chịu số
phận, không có khả năng quyết định số phận của mình. Cả câu chuyện đã minh
chứng điều đó. Chúng ta hãy nhìn vào thái độ của cô khi nghe tin chồng mất. Đây
là điểm đầu tiên chứng tỏ rằng ngay từ đầu cô đã mang trong mình khát vọng được
sống tự do, phải chăng do cuộc sống ngột ngạt, bức bí đã giam hãm nàng quá lâu,
để rồi ẩn sâu trong tâm nàng khát vọng được thay đổi cuộc đời mình. Chỉ là nàng
chưa có cơ hội được thể hiện chăng?.


Thông thường lúc bấy giờ, theo quy định của xã hội, trong trường hợp chồng
mất, đáng lẽ ra người vợ phải lấy làm đau khổ lắm “tê điếng cả người” và chắc
chắn sẽ không chấp nhận sự thật này. Điều này có lẽ do họ đã sống quá lệ thuộc
vào người chồng, họ suy nghĩ rằng khi người chồng mất đi, số phận của họ nhất
định sẽ phải chịu cay đắng thêm, họ cảm thấy hoang mang tột độ và khó mà chấp
nhận đó là hiện thực. Đây là một cú sốc rất lớn đối với họ,
Nhưng với Louise thì khác, phải nói là hoàn toàn khác mới đúng lẽ. Nghe tin
dữ chồng mất, hãy xem Louise làm gì? Đầu tiên, Louise khóc òa. Rồi như thể
không chịu được nỗi đau đớn nếu đứng một mình, nàng lao vào vòng tay của người
chị. Phản ứng này xem chừng sôi nổi hơn phản ứng thông thường của phụ nữ thời
bấy giờ. Đáng lẽ, Louise nên có vẻ sững sờ tê tái và khóc trong im lặng cho phù

hợp với thái độ của phụ nữ đương thời cùng ở trong cảnh ngộ. Như vậy Louise đã
có những phản ứng không đúng “quy cách” về cái chết của người chồng. Cô đã
nhận thấy mầm mống tự do khi được thoát khỏi sự áp đặt của người chồng nói
riêng, đàn ông nói chung, và trở nên hứng khởi vì điều đó.
Có lẽ, nhận ra cái nông nổi của mình, nàng đòi được hứng chịu đau buồn
trong yên lặng. Nàng vào phòng riêng và nhất quyết không cho bà chị cùng vào.
Nàng ngồi bất động trên một cái ghế bành hướng ra cửa sổ, yên lặng, thỉnh thoảng
có tiếng khóc rấm rức phát ra từ cổ họng làm rung chuyển nhè nhẹ thân hình. Quan
sát hình dáng nàng, ta nhìn thấy nỗi buồn của người chịu tang. “Đối diện cửa sổ là
một cái ghế bành khá rộng và đầy tiện nghi. Nàng ngồi lún sâu vào ghế, như bị đè
bẹp bởi cơn kiệt sức đã ám ảnh cơ thể và dường như vói tận vào linh hồn của
nàng.”
Hãy thử nghĩ xem, nếu theo suy nghĩ của những người vợ theo đúng nghĩa
của xã hội khi đó – Josephine thì với nỗi đau khó chấp nhận ấy, họ sẽ có những
hành động dại dột mà theo Josephine nghĩ rằng em mình sẽ rất lấy làm đau thương
và sợ sẽ không bao giờ được gặp lại người em của mình đang ngồi giam mình


trong căn phòng kia. Do đó, người chị đã không ngừng đập cửa phòng và gọi
người em. Nhưng Josephine đâu biết rằng, ngay từ khi nghe tin dữ, Louise đã có
những suy nghĩ rất riêng mà những người như Josephine ít ai dám nghĩ tới. Và
chính trong căn phòng kia với một giờ đồng hồ thôi, Louise đã trở thành con người
hoàn toàn mới. Những điều đó, đối với Josephine thật là ngoài khả năng tưởng
tượng.
Như vậy, nghe tin chồng mất, Louise cũng rất đau buồn, một nỗi buồn thấm
tận vào linh hồn của cô. Tuy nhiên, Louise đã thể hiện nỗi buồn theo cách riêng
của mình, cái cách mà ít người vợ dám làm bởi định kiến xã hội. Thế mà Louise đã
dám làm đấy! Đây chính là hành động dũng cảm đầu tiên mà cô thể hiện niềm khát
khao được sống tự do. Có lẽ niềm khát vọng đó đã được hun đúc từ rất lâu rồi. Bởi
dõi theo câu chuyện chúng ta sẽ thấy sự biến đổi tâm trạng rất nhanh của Louise

chỉ trong một giờ đồng hồ. Nàng chỉ cho phép mình đau buồn một chút thôi rồi
nhanh chóng như biến mình thành một con người khác. Biến cái thế giới, khung
cảnh quen thuộc vốn dĩ hàng ngày thành một khung trời mới với nhiều sắc thái thú
vị, vui tươi. Cánh cửa sổ, chiếc ghế bành kia đã khiến cô bước vào thế giới của
chính mình.
2.2.2. Từ nỗi đau tột độ, Louri đã nhanh chóng giải thoát thể xác(sự tự do
về thể xác)
Hãy xem thân thể, ánh mắt Louise khi trong trạng thái đâu buồn: Nàng còn
trẻ, khuôn mặt lặng lẽ thanh tú, những đường nét thể hiện một sự ức chế và thậm
chí có thể là một sức mạnh nào đó trong tâm hồn nàng. Nhưng giờ đây trong đôi
mắt nàng chỉ có ánh nhìn đăm đắm vô hồn, một ánh nhìn như gắn chặt vào một
mảng trời xanh. Đối với nàng, trong trạng thái đau buồn ấy, thân thể nàng cứng đờ,
bất động, ánh mắt vô cảm, nàng không cảm nhận được bất cứ điều gì xung quanh.
Điều này hoàn toàn phù hợp với tâm trạng của một người đang buồn, nhất là đối
với trường hợp của Louise. Nhưng cái thân thể ấy, đôi mắt ấy không giờ lâu trên cơ


thể nàng. Điều này hoàn toàn hợp logic, bởi ban đầu người đọc đã cảm nhận được
một cái gì đó rất khác ở cô.
Điều mà khiến cho người đọc ngạc nhiên và cảm thấy thú vị nhất đó là chỉ
trong vòng một giờ đồng hồ, khoảng thời gian quá ngắn ngủi để thay đổi tâm trạng
đối với một người khi có việc buồn trọng đại, cộng với định kiến xã hội đối với
người phụ nữ khi ấy, Louise đã hoàn toàn biến thành một cô gái với sức sống mới.
Louise dần dần thoát khỏi trạng thái đau buồn khi chú ý đến khung cảnh
chung quanh. Những ngọn cây xanh chuyển mình trong mùa xuân, mưa nhẹ như
hơi thở ngon lành trong không gian, tiếng rao hàng, tiếng nhạc vọng xa xa, và tiếng
chim ríu rít; nàng nhìn thấy, nghe thấy, và cảm thấy mùa xuân, biểu tuợng của sự
sống, cái vươn mình của vũ trụ thức tỉnh sau giấc ngủ dài của mùa đông. Sự sống
đầy hy vọng và niềm vui.
Qua mảnh sân trước nhà, nàng có thể nhìn thấy mấy ngọn cây như đang

nhún nhẩy cùng cuộc sống mới của mùa xuân. Mưa như đang phả vào không khí
làn hơi trong trẻo ngọt lành. Người bán hàng rong đang rao hàng dưới phố. Có
tiếng ai đang hát xa xa, những nốt nhạc mơ hồ chạm đến trái tim nàng, bao nhiêu
chim sẻ đang ríu rít ngoài hiên. Về hướng tây đối diện cửa sổ phòng nàng, những
mảng trời xanh thấp thoáng, những đám mây chập chùng tan hợp.
Hãy xem kìa, những gì tưởng chừng rất đỗi bình thường ở ngòa ô cửa sổ kia,
và chỉ cần ngồi trên chiếc ghế bành trong căn phòng mà Louise, dưới con mắt của
cô, cảm nhận bằng cả tâm hồn mình, những âm thanh của cuộc sống được nàng
nghe như những âm điệu của bản nhạc với đầy đủ cung bậc cảm xúc. Ở đó có tiếng
chim hót líu lo hòa quyện với tiếng rao hàng của người bán hàng rong, cộng hưởng
cùng tiếng ai đó đang hát và những âm thanh khác nhữa. Tất cả những âm thanh đó
hợp lại trong trái tim, tâm hồn nàng như là bản tình ca ngọt ngào. Còn cây cối thì
sao, Louise cảm nhận, nhìn thấy những ngọn chồi non, lá non đang đua nhau nảy
nở. Tất cả đang cũng nhún nhảy theo bản nhạc tình ca ngọt ngào ấy. Một vũ điệu


mùa xuân thật sôi động, náo nhiệt. Người bình thường cũng khó có thể mà cảm
nhận được bức tranh thiên nhiên, con người thú vị như thế. Bởi những điều đó là
tất cả những gì hàng ngày vẫn diễn ra, nhưng nếu chúng ta không để ý quan sát để
cảm nhận thì cho dù nó diễn ra trước mắt chúng ta thường xuyên, lên tục thì chúng
ta cũng không bao giờ nhận ra. Phải chăng cuộc sống lam lũ, bức bối, tù túng, khổ
cực, không thân phận của Louise, một số phận quá nhỏ bé, bất hạnh đến nỗi nàng
không buồn nghĩ tới, nhìn tới những gì diễn ra xung quanh mình. Ngày tháng trong
cuộc đời nàng chỉ biết sống lầm lũi, cam chịu khiến nàng trở nên vô cảm với tất cả.
Vậy mà hôm nay, trong lúc này đây nàng đã dần trở thành một con người hoàn
toàn mới. Thân thể Louise giờ đây không còn cơ đứng với ánh mắt vô cảm, vô hồn
với cái nhìn trống rỗng, xa xăm nữa. Cái thân thể ấy dẫn dần giãn ra, thư thái, nhẹ
nhàng hơn, chính cái nhìn, cách cảm nhận đất trời ngoài kia đã làm cho nàng thay
đổi. Thân xác nàng đã hoàn toàn được giải phóng, đã được tự do thoát khỏi tâm trí
của cô. Thân xác cô đã không còn phụ thuộc vào cái tâm trạng đau buồn kia, không

phải lệ thuộc vào ý chí bị thấm nhuần tư tưởng, định kiến xã hội nữa.
Thường thì trong tâm trạng buồn, con người ít khi chú ý những gì xung
quanh hoặc nhìn khung cảnh xung quanh với những mầu sắc ảm đạm, bi thương,
sầu não. Vậy mà, tại sao Louise lại nhìn nhận cảnh vật xung quanh với những gam
màu sáng như vậy. Những gì đang diễn ra ngoài kia cũng giống như thường ngày,
không có gì mới, vậy tại sao thường ngày Louise không cảm nhận được. Hôm nay,
trong lúc nghe tin chồng mất, tại sao nàng lại cảm nhận được tất cả những gì xung
quanh. Từ những hoạt động thường nhật ngoài ô cửa sổ, đến những màu sắc, âm
thanh, cây cỏ dưới cái nhìn, cảm nhận của nàng như mùa xuân đang đến với sức
sống thật mãnh liệt, tươi mới. Phải chăng, có điều gì xảy ra với Louise?
Vâng, người đọc có lẽ cũng cảm nhận được được sự thay đổi trong tâm trạng
của nàng. Mới đây thôi, cô còn đau buồn lắm, nhưng sự đau buồn đó nhanh chóng
biến khỏi thể xác của cô, thay thế vào đó là một niềm vui khó tả, mà theo Louise


cũng không biết gọi tên đó là cái gì, nàng chỉ cảm thấy có một cái gì đó đang dần
dần xâm lấn thân thể nàng, nàng cố lấy tay gạt đi, nhưng không cưỡng lại được sức
mạnh của nó.
Nàng chợt nhận ra niềm vui của mình và điều này làm nàng sợ hãi. Không
sợ hãi sao được, chồng chết mà nàng không buồn thì rõ ràng là tội lỗi hư đốn quá.
Ngoại tình chăng? Không phải. Nàng chợt nhận ra mình được tự do.
Bây giờ ngực nàng đang phập phồng rối loạn. Nàng nhận ra “nó” đang tiến
đến gần để chiếm hữu nàng và nàng cố gắng đẩy lui nó với tất cả ý chí – cũng yếu
đuối bất lực như hai bàn tay trắng mảnh khảnh của cô. Khi Louise không tự kềm
chế, đôi môi hé mở của nàng thoát ra lời thì thầm. Nàng lẩm bẩm lập đi lập lại: “tự
do, tự do, tự do!” Ánh nhìn xa vắng tiếp theo là vẻ khủng khiếp đã biến mất từ
trong mắt nàng. Đôi mắt nàng vẫn giữ nguyên vẻ nhanh nhẹn sáng ngời. Mạch
nàng đập nhanh, dòng máu chảy ấm áp làm thân thể nàng thư giản. Trong đôi mắt
nàng, ánh nhìn đăm đắm vô hồn và cái dáng vẻ thảng thốt kinh hoàng không còn
nữa. Mà là một đôi mắt tinh anh tươi sáng. Mạch đập nhanh, máu chuyển mạnh,

khiến nàng thấy ấm áp thư thái cả người.
Thân thể của Louise giờ đây như có một dòng điện đang chảy trong cơ thể
nàng, một dòng máu mới chăng, cái dòng máu ấy đã sưởi ấm cơ thể cơ đứng của
cô. Đôi mắt của cô giờ đây đã hoàn toàn thư thái, tinh anh và đầy vẻ sáng ngời.
Thân thể nàng như đang tận hưởng tất cả niềm vui của cuộc sống, một sự thư thái
đến kỳ diệu. Có lẽ đây là lần đầu tiên Louise được biết đến cái cảm giác ấy, và cô
đã rất trên trọng và tận hưởng, đón nhận nó một cách thoải mái nhất.
Đến lúc này, niềm vui, cảm xúc mà Louise cảm nhận được ban đầu mà nàng
chưa biết đó là cảm xúc gì, chưa biết gọi tên nó là cái gì thì lúc này đôi môi của cô


đã gọi được tên cái cảm xúc đó, một cảm xúc mà nàng chưa bao giờ biết đến: Sự tự
do, cái mà trước đây cô chưa bao giờ dám nghĩ đến kể cả trong suy nghĩ. Vậy mà
nàng đã dám nghĩ tới nó và đang dần dần được tận hưởng cái niềm vui của nó,
nàng đã gọi tên nó, nàng không những dám nghĩ mà giờ đây còn dám nói và chắc
chắn cô sẽ dám thực hiện cái mơ ước đó.
Nàng biết mình sẽ buồn khi nhìn thấy xác chồng nằm chắp tay trong quan
tài. Nàng bảo rằng nàng thỉnh thoảng nàng cũng yêu chồng đấy chứ. Kate Chopin
như bóc vỏ củ hành từng lớp một vạch cho độc giả thấy cái mơ ước được tự do,
được giải thoát của nhân vật. Cái mà người ta cho là hạnh phúc lại là cái đã giam
hãm nàng. Louise nghĩ đến chuỗi ngày còn lại sẽ thuộc về nàng. Nàng sẽ không
phải sống vì ai hay cho ai mà chỉ sống vì mình cho mình.
Nàng không ngừng lại để thắc mắc vì sao dường như trong lòng mình có
một niềm vui to lớn đến thế. Lòng nàng quá rộn ràng nên nàng gạt cái thắc mắc ấy
qua một bên như một chuyện không đáng để ý. Làm sao không thắc mắc được chứ
khi mà cái cảm xúc đang chiếm trọn thân thể nàng và đang dần len lỏi vào trong
tâm trí nàng. Một cái gì mà nàng không dễn tả được, nàng cũng muốn biết lắm
chứ. Những cô không có thời gian cho bản thân mình nghĩ đến. Cái cảm xúc đó nó
quá mãnh liệt, đang gạt bỏ hết những suy nghĩ của cô, bắt nàng phải tận hưởng nó.
Điều này minh chứng rằng giờ đây, khát vọng sống tự do, sống cho chính mình

đang bùng cháy trong lòng của Louise. Một khát khao đang dần trở thành hiện
thực. Đã thành hiện thực rồi thì không có lý do gì để nàng phải thắc mắc nữa. Cô
sẵn sàng đón nhận nó. Cái xúc cảm đó đã chiến thắng những suy nghĩ tầm thường
của cuộc sống, thoát ra khỏi định kiến xã hội.
Nàng biết nàng sẽ lại khóc khi nàng nhìn thấy đôi bàn tay của người chồng
quá cố nhân hậu dịu dàng xếp chồng lên nhau; gương mặt ấy không bao giờ có vẻ


được giữ gìn bằng tình yêu của nàng, nó bất động và xám ngoét và chết ngắt. Tuy
nhiên nàng nhìn xa hơn những phút giây cay đắng để thấy chuỗi ngày dài sắp đến
hoàn toàn thuộc về nàng. Và nàng dang rộng hai tay để chào đón tương lai.
Nỗi đau mất chồng, nàng cũng như bao người phụ nữ khác, cũng buồn đau,
bởi tấm lòng thủy chung, nhân hậu của mình. Vậy nên cô sẽ không thể nào cưỡng
lại cảm xúc đau buồn đó khi nghĩ đến cảnh tận mắt nhìn thấy thân xác của chồng
mình. Tuy nhiên, những phút giây cay đắng đó, nhanh chóng biến khỏi tâm trí
nàng. Giờ đây nàng không còn suy nghĩ đến những vấn đề đó. Louise chỉ biết rằng
cuộc đời của cô sẽ bắt đầu từ những phút giây này, những ngày tháng chỉ là của
nàng mà thôi, và nàng cảm thấy thật hạnh phúc. Điều này một lần nữa minh chứng
cho khát vọng được sống tự do, tự quyết định cuộc đời của mình trong lòng Louise
càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Không mạnh mẽ, không khao khát thì làm sao
trong sự kiện buồn như vậy nhưng lòng nàng dường như không để ý đến sự thật
hiện tại đó mà đang tự mình phiêu lưu đến một thế giới chỉ giành cho riêng mình,
làm sao có thể thư thái ngồi trong căn phòng kia tận hưởng hương vị cuộc sống?.
Thể xác là một phần quan trọng của con người, nhìn vào thể xác họ, chúng
ta có thể biết được tâm trạng của họ vui hay buồn, khỏe hay yếu....Sống quen thuộc
dưới ý của chồng, Louise cũng như những người phụ nữ khác cùng thời đã không
thể giải thoát thân thể khỏi những suy nghĩ của định kiến xã hội đã ăn sâu trong
suy nghĩ, tâm trí của họ. Bởi vậy, khi nghe tin chồng mất, ban đầu Louise cũng đau
buồn, một nỗi buồn oằn lên cái thân xác của cô, bất động, vô hồn. Ấy vậy mà, chỉ
trong một vài phút ngắn ngủi thôi, cái thân xác cơ cứng kia đã được thay bằng một

sức sống mới, một dòng máu mới sưởi ấm nó. Cho nó thêm sức sống, nhiệt huyết
của cuộc đời. Cùng cái thân xác đó, nhưng giờ đây nó không lệ thuộc vào những
suy nghĩ của Louise nữa mà biến thành một thân các hoàn toàn mới, tự do tận
hưởng hương vị cuộc đời.


2.2.3. Tự do về thể xác đến khát vọng tự do về tâm hồn(phần này đã hoàn
thiện nhé)
Thể xác và tâm hồn là hai phần gắn bó khăng khít, không thể tách rời của
con người. Khi con người cảm thấy tự do về thể xác nhưng không cảm nhận được
tự do về tâm hồn thì sự “tự do” đó chưa đạt đúng ý ngĩa và giá trị của nó. Vậy nên
Kate Chopin sau khi để nhân vật được tận hưởng những phút giây tự do thân thể đã
để cho nhân vật Louise được phiêu lưu, tận hưởng niềm hân hoan của người được
tự do trong tận sâu tâm hồn. Chính điều này thể hiện Louise đã thực sự tự do và
thực sự được sống trong tự do, sống đúng với bản thân mình.
Đến đây, chúng ta phải hiểu rõ, cặn kẽ về hai chữ tự do hay là giải thoát để
thấy được Louise có thực sự đã giải thoát về cả thể xác lẫn tâm hồn hay không.
Giải là cởi mở mọi sự trói buộc. Thoát là vượt ra ngoài vòng trói buộc một cách tự
do tự tại. Giải thoát là cởi mở tất cả xiềng xích trói buộc, giam hãm con người, để
tâm hồn và thể xác hòa điệu cùng vũ trụ bao la một cách tự do tự tại. Để được dễ
hiểu và gần gũi hơn, chúng ta có thể tạm dùng danh từ tự do thay cho giải thoát.
Sống trên cõi đời, ai mà không yêu chuộng tự do, loài người đấu tranh cũng
vì hai chữ “tự do”, nhất là đối với người phụ nữ bị trói buộc, giam hãm trong lế lối,
quy tắc khắt khe của xã hội. Hãy tưởng tượng xem nếu bạn là người sanh trưởng
nơi thôn dã, bạn có thích giam hãm suốt đời mình dưới nếp nhà tranh ấm cúng,
trong lũy tre làng thân yêu mãi chăng? Hay bạn ước mơ có ngày sẽ bước chân ra
khỏi cổng làng, vượt lên đỉnh núi cao chót vót, nhìn con sông bạc uốn quanh, thửa
ruộng vàng mơ rợn sóng. Và một buổi chiều xuân mát mẻ, bạn đứng trên bãi cát
trắng phau, lặng nhìn những đợt sóng xanh gầm thét, rượt đuổi nhau trên mặt trùng
dương bát ngát, những cánh buồm trắng đang nhấp nhô ở chân trời mờ đục. Chắc

là bạn không thích đóng khung kiến thức, mà muốn phóng tầm mắt nhìn khắp nước
non để mở rộng chân trời tri thức.


Hoặc bạn là người trưởng thành nơi đô thị, bạn có thỏa mãn suốt đời mình
cứ khuôn trong gian nhà nóng bức, quanh quẩn chỉ trong vòng thành phố nghẹt
người ấy không? Hẳn là không. Bạn đã ôm mộng một ngày nào đó sẽ đạp gió tung
mây để góp mặt cùng mọi người trên khắp năm châu thế giới.
Bạn là một thanh niên, có bao giờ bạn muốn đời mình bị lệ thuộc vào kẻ
khác. Nếu vô phước đã bị, bạn đã có hoài bão một ngày kia bạn sẽ thoát khỏi và rồi
vĩnh viễn không bị lệ thuộc vào ai. Đó là bạn đã có hoài vọng giải thoát sự lệ thuộc
của cá nhân vậy. Hơn thế nữa, chắc nhiều khi bạn cũng mơ tưởng phải làm sao cho
thể xác hoàn toàn tự do, tâm hồn khoáng đãng, không còn bị một sự chi phối nào
cả. Thế bạn không có mộng giải thoát là gì ?
Nói như vậy để thấy rằng, những người phụ nữ như Louise, sống trong xã
hội như thế, bị kìm hãm như thế thì ắt hẳn khát vọng tự do, được giải thoát chính
bản thân mình nó to lớn biết bao, cháy bỏng biết nhường nào. Để rồi khi có cơ hội,
Louise không chấp nhận chỉ giải thoát thân thể của cô mà tận sâu trong tâm trí của
cô, trong suy nghĩ, trong tâm an của cô tất thảy phải cùng hòa điệu với cái thể xác
thư thái kia. Tâm hồn của cô phải được tận hưởng niềm vui tươi, say mê của cảm
giác được giải thoát. Chỉ có như thế nàng mới thực sự trở thành một con người
hoàn toàn mới. Thực tế câu chuyện cho thấy cùng với ánh mắt trong trẻo, tinh
nghịch, cùng với trái tim đang rộn rang nhịp đập, nàng Louise đã tận hưởng những
phút giây đẹp nhất của cuộc đời nàng trong bản tình ca mùa xuân thật đẹp.
Trước giải thoát phần thể xác. Chúng ta không nên hoàn toàn ỷ lại vào ai.
Người sống chỉ biết ỷ lại là người mất tự chủ. Khi ta mong nhờ ai một điều gì, nếu
người ấy bảo ta làm một vài việc không thích ý, nhưng vì để được việc mình, ta
buộc lòng cũng phải làm. Đó mới nhờ một việc thôi, còn mất tự do như vậy,
phương chi những kẻ tất cả đều trông cậy vào người khác, thì khác nào khúc gỗ,
mặc tình ai lăn đâu thì lăn, chặt, cưa gì cũng được. Để sống một cuộc đời tự do, tự

tại ta phải tự lực tự cường.


Về mặt tâm hồn, các bạn nên ý thức rằng: “Không ai cởi mở được cho ta,
chúng ta phải tự cởi mở lấy.” Phần thể xác chúng ta còn không thể ỷ lại được,
phương chi về tâm hồn lại tế nhị hơn, mà đem phó thác cả cho những người khác
sao? Nếu chúng ta chỉ biết trông cậy vào một nghị lực của một ai đó cứu rỗi để
được giải thoát, khác nào kẻ leo núi ôm theo hòn đá to, mong nhờ sức nặng của
hòn đá sẽ đưa lên tận đỉnh núi, chúng ta phải nhận trách nhiệm chính tự mình giải
thoát.
Muốn tâm hồn, thân xác được tự do, cần phải tiêu diệt phiền não, loại bỏ
những suy nghĩ tầm thường, thoát ra khỏi ngoài khuôn khổ, định kiến của xã hội.
Có lắm người đòi hỏi tự do, mong cầu giải thoát, mà cứ đòi hỏi nơi người khác,
hoặc đôi khi chà đạp tự do của người ta để mình được tự do. Sao ta không quay lại
bản thân ta, tâm hồn ta để đòi hỏi mong cầu, có phải thích hợp, xác thực và chắc
chắn không?
Hãy xem Louise đã làm gì để thực hiện khát khao cháy bỏng là được sống tự
do, sống cho chính mình?. Cần phải nói rằng, niềm khát khao đó, từ lâu đã tiềm ẩn
trong tâm trí của cô, có điều nó chưa có dịp lan tỏa ra, cộng với sự hạn chế, bị quy
định bởi xã hội nên mặc dù có mong ước đó nhưng đối với nàng điều đó thật xa
vời. Để rồi, chỉ trong vòng một giờ đồng hồ, chỉ vài phút giây đau buồn, cô đã tận
hưởng trọn vẹn niềm vui được sống tự do là như thế nào. Đó chính là ý chí, nghị
lực của chính bản thân nàng, bản thân cô muốn thoát ra khỏi xiềng xích đó, và cô
đã làm được. Điều này cho thấy một nghị lực phi thường trong con người nhỏ bé
kia. Người chị của Louise từng rất lo sợ, thậm chí lo sợ người em sẽ làm điều gì
dại dột trong căn phòng kia kh nghe tin dữ. Nhưng chúng ta hãy nhìn xem, tự nàng
đã thay đổi chính nàng.
Giây phút này trở đi, nàng sẽ không còn sống vì ai cho ai, cô sẽ không phải
phục tùng, không phải lụy ai nữa, không ai có thể ngăn cản nàng điều gì nữa. Tình



yêu không quan trọng bằng quyền tự do, được làm chủ bản thân, cuộc sống và
những ước vọng của riêng mình. Tại sao Louise lại nghĩ vậy, bởi trong tâm trí của
cô, dù sao đi nữa nàng cũng đã từng yêu chồng – thỉnh thoảng. Thường thường thì
nàng không yêu. Điều này thì có ảnh hưởng cái gì đâu chứ. Tình yêu, một điều bí
ẩn, có thể mang đến gì cho nàng khi nàng được sở hữu quyền tự chủ cá nhân mà
nàng chợt nhận ra đây là một mong muốn mãnh liệt nhất trong lòng nàng! “Tự do!
Cả thể xác lẫn tâm hồn!” Nàng tiếp tục thầm thì.
Tình yêu chỉ thực sự có ý nghĩa khi hai người thực sự yêu thương nhau, tôn
trọng nhau. Nhưng tình yêu của nàng – dù là thỉnh thoảng đối với chồng lại bị
giam hãm, ức chế chính bản thân cô. Bởi vậy, đối với cô, nó chẳng có ý nghĩa gì
cả, nó không thể là lý do khiến cho cô ngưng nghĩ đến khát vọng đang cháy bỏng
trong lòng cô, một khát khao tự do, và chỉ có niềm khát khao duy nhất đó mà thôi!.
Nàng sẽ không sống vì ai hay cho ai trong những ngày sắp đến. Nàng sẽ chỉ
sống cho chính mình. Sẽ không ai có thẩm quyền để uốn nắn ý chí nàng bằng sự
kiên nhẫn thật bền bỉ đầy mù quáng mà người ta, cả đàn ông lẫn đàn bà, tin là họ
có quyền áp đặt sở thích riêng tư của họ lên đồng loại. Hành động áp đặt kềm chế
này cho dù có cố tình độc ác hay không thì tội của nó cũng không giảm đi khi nàng
quan sát nó thật rõ ràng.
Thân xác nàng, tâm hồn nàng giờ đây đã hòa quyện làm một, cùng tận
hưởng cảm giác của cuộc sống đầy tự do, tự tại. Mới hôm qua nàng còn nghĩ sao
cuộc đời dài dằng dặc, cô không tìm thấy niềm vui trong đó, sống như một cái máy
thì giờ đây Louise lại mong ước những ngày tháng sắp tới sao cho dài mãi, không
có ngày kết thúc. Tự bản thân cô sẽ quyết định cuộc đời, suy nghĩ, hành động của
mình trong thời gian tới kể từ phút giây này. Biết bao nhiêu dự định, ước mơ mà cô
sẽ làm và sẽ thực hiện, chỉ mình cô thôi.


“Khát vọng chính là nguồn động lực có sức mạnh vô biên, tiềm tàng bên
trong mỗi con người. Động lực này được thể hiện qua những hoạt động không ngơi

nghỉ, để con người không bao giờ từ bỏ ước mơ, không bao giờ khuất phục trước
hoàn cảnh.” - Keith D. Harrell
Khát vọng là yếu tố quan trọng, là động lực chủ yếu thúc đẩy con người đi
tới không ngừng. Khát vọng giúp chúng ta đứng dậy, tiếp tục bước đi mỗi khi
chúng ta có suy nghĩ bỏ cuộc, đầu hàng. Một khi ngọn lửa khát vọng trong bạn
bùng cháy mãnh liệt thì sẽ chẳng có rào cản nào, chẳng có ai có thể làm bạn chùn
bước cả.
Nếu thất sự có khát vọng mạnh mẽ, quyết tâm thực hiện cho bằng được
những ước mơ của mình, thì chắc chắn bạn sẽ thành công, bất kể hoàn cảnh có khó
khan đnế thế nào đi chăng nữa.
Khát vọng là ngọn lửa nung nấu lòng hăng say, nhiệt tình, là động lực tiếp
sức cho sự phấn đấu không mệt mỏi. Đằng sau bất cứ một thành công vĩ đại nào
cũng là một ngọn lửa khát vọng đang hừng hực bùng cháy. CHính khát vọng trong
tâm hồn sẽ chéo lái, sẽ đưa con người tiến nhanh hơn đến thành quả, mục đích, ước
mơ của mỗi người. Khát vọng cũng giúp chúng ta vượt qua những giới hạn chật
hẹp, những trở ngại trong cuộc sống để vững vàng tiến về phía trước.
Niềm khát khao cháy bỏng được sống tự do cho chính mình từ lâu đã chảy
trong con người Louise, và giờ đây nó đã thành hiện thực. Cô mong muốn, khát
khao được sống đến cháy bỏng với biết bao đam mê, hào hứng, đầy nhiệt huyết.
Chính khát vọng đó đã khiến nàng cảm thấy phấn khích, trân trọng những giây
phút tự do, thoải mái và mong cái cảm xúc đang hiện hữu trong những phút giây
này sẽ kéo dài mãi mãi “Trí tưởng tượng của nàng chạy hỗn loạn về những ngày
sắp đến. Những ngày mùa xuân, và những ngày mùa hạ, và những tất cả các thứ


ngày sẽ là của riêng nàng. Nàng khấn thầm rằng cuộc đời sẽ dài mãi mãi. Mới hôm
qua nàng còn rùng mình sợ rằng cuộc đời sẽ quá dài”.
Louise tại sao lại chỉ muốn sống tự do cho riêng mình thôi? Cái tự do đó liệu
có ích kỷ không. Xin thưa rằng, điều đó hoàn toàn không! Bởi lẽ, đối với nàng,
cuộc đời của cô đã trải qua biết bao cay đắng của số phận, nàng đã phải chịu biết

bao hi sinh, khổ đau, tủi phận chỉ vì người khác, vì cái định kiến khắt khe của xã
hội. Không có lý do gì để ngăn cản cô mong muốn khát khao đucợ sống những
ngày tháng cho riêng mình. Sống chỉ riêng mình thôi, bởi lẽ khi đó nàng mới
không bị lệ thuộc vào bất cứ ai, không bị ai chi phối tâm trí cũng như trói buộc
thân xác của cô. Ước mơ, khát khao đó hoàn toàn chính đáng đối với một con
người, nhất là những người phụ nữ trong xã hội Mỹ thế kỷ XIX mà Louise như là
đại diện cho họ. Họ hoàn toàn xứng đáng được sống như vậy.
Như vậy, trong một giờ đồng hồ ngắn ngủi nhưng Louise đã được tận hưởng
những phút giây, giá trị của cuộc sống tự do. Cái tự do đó, là niềm khát khao âm ỉ
cháy trong lòng cô từ lâu, để rồi nàng phải tự đấu tranh với chính bản thân mình để
vượt qua sự hạn chế của xã hội lúc bấy giờ đối với người phụ nữ ở nước Mỹ. Hẳn
cô đã phải khó khan lắm, ý chí và nghị lực lắm để thực hiện ước mơ của mình. Sự
giải thoát về thể xác, đặc biệt là về tâm hồn mới là những phút giây tự do thực sự
của cuộ đời Louise. Quá trình tự thân vận động để được tận hưởng hương vị cuộc
sống của chính mình từ trong suy nghĩ, hành động để khiến cho cái thân xác và tâm
hồn khô cứng, không cảm xúc trở nên thư thái, ấm áp cho tới một tâm hồn đồng
điệu với thân xác kia hòa mình trong bản nhạc mùa xuân với cảm xúc tinh tế nhất
là Louise đã vượt qua chính bản thân mình, vướt qua rào cản xã hội. Đó là những
người phụ nữ can đảm, dám sống và dám khát vọng, dám thể hiện bản thân mình –
điều mà đối với xã hội Mỹ khi đó cực lực lên án, phê phán gay gắt.


3. Cái kết – khẳng đỉnh một lần nữa niềm khát khao thay đổi số phận,
khát khao được sống tự do, tự thay đổi vận mệnh của mình.
Bà Mallard chết " của niềm vui mà giết chết, tại sao bà Mallard chết vì
niềm vui mà giết chết ? Những lời này mang ý nghĩa hoàn toàn ngược lại, hơn là
họ đọc được trên câu chữ. Chúng tôi hiểu, các bác sĩ đã khẳng định sai về nguyên
nhân cái chết của Louise. Họ nghĩ rằng cô ấy chết vì hạnh phúc khi nhìn thấy
chồng mình một lần nữa – điều này đã ăn sâu vào nếp suy nghĩ của những con
người trong xã hội Mỹ ở thế kỷ XIX. Họ nghĩ rằng, đối với nỗi đau thương tột độ

của người đàn bà mất chồng (nhưng không dám tin đó là sự thật) thì khi chồng họ
trở về bình an thì có lẽ và đương nhiên là rất vui mừng, và mững đến nỗi như các
bác sỹ kết luận: mừng quá mà chết!. Thực tế có phải vậy không? Cái kết này khiến
cho người đọc phải suy nghĩ nhiều vấn đề. Vấn đề quan trọng nhất là chúng ta phải
hiểu được ý nghĩa thực sự về cái kết này của Louise.
Trước hết, theo tôi, đây là một cái kết thật bất ngờ, bất ngờ quá đổi đối với
người đọc, thậm chí là khó nghĩ tới. Bởi theo đầu câu chuyện, người đọc đã tin
rằng người chồng mất là sự thật. Richards đã cẩn thận chờ thư điện tín tới mới dám
đi báo tin cho Louise. Ấy vậy mà kết thúc câu chuyện, người chồng đã trở về nhà
bình an trong sự ngỡ ngàng của mọi người, giống như sự ngỡ ngàng của độc giả.
Tại sao Kate Chopin lại để cho ông chồng Louise trở về bình an chứ không phải đã
chết thật sự vì vụ tai nạn đường sắt đó?
Thứ hai, điều bất ngờ tiếp theo và có lẽ đáng nói nhất là cái chết của nàng
Louise. Mới đây thôi, người ta đang thấy một Louise yêu đời, tươi mới, sẵn sàng
đón nhận những những ngày tháng phía trước một cách chủ động, hào hứng. Đang
trong tâm trạng đó, tại sao khi vừa nhìn thấy chồng mình trở về nàng lại chết? Có
đúng như những kết luận của các bác sỹ: vui quá mà chết chăng?
Nói về vấn đề thứ nhất, tác giả cho ông chồng Louise sống lại là một tình
huống đắt giá. Bởi, theo suy nghĩ của tôi, sự kiện trọng đại này sẽ minh chứng,


khẳng định niềm khát khao, ý chí, nghị lực thực hiện một ước mơ cao đẹp của nhân
vật Louise. Đó là ước mơ một cuộc sống tự do trong vận mệnh cuộc đời mình.
Thực tế đã minh chứng điều đó. Louise đã chấp nhận một sự thực rằng chồng nàng
đã chết thật sự, trong những phút giây đau buồn ban đầu, cô đã nhanh chóng thay
đổi tâm trạng, suy nghĩ tích cực, sẵn sàng đón nhận những ngày tháng mà mới
ngày hôm qua nàng tháy sao mà dài dằng dặc thì giờ đây đối với nàng thật có ý
nghĩa, cô khao khát được sống và sẽ chỉ sống cho bản thân mình. Và trong suy
nghĩ của nàng, có lẽ những ngày tháng thật sự hạnh phúc, những tháng ngày của
nàng mới thật sự bắt đầu từ bây giờ. Thế mà, trong cái hoàn cảnh đó, chồng nàng

lại trở về bình an, sự trở về của chồng Louise cũng không ngăn cản được ước mơ
được tự do của cô, thế nên khi chồng cô trở về, hơn ai hết cô ý thức được những
ngày tháng tiếp theo của mình sẽ chẳng có gì thay đổi, vẫn tiếp tục sống mà không
ra sống dưới ý chí, quyền lực của người chồng như những ngày tháng trước đây
của cô. Cô đã chọn cái chết.
Cô chọn chứ không phải chết còn hơn là sống một lần nữa dưới ý của chồng,
đặc biệt là sau khi trải qua sự tự do, thậm chí chỉ trong một giờ trong một chiếc ghế
bành thoải mái ở phía trước của cửa sổ mở này khiến cô cảm thấy hạnh phúc và tự
do đã khiến cô ấy hiểu được cảm giác của mình, và đó là những giờ thực sự duy
nhất của cuộc đời mình.
Một giờ đồng hồ, chỉ một giờ đồng hồ Louise được nếm trải, cảm nhận tất cả
những điều thú vị ở ngoài ô cửa sổ kia. Ô cửa sổ tuy nhỏ nhưng nàng đã kịp cảm
nhận được tất cả những gì đang diễn ra ngoài kia, cô như được hòa mình với thiên
nhiên, cỏ cây hoa lá, những âm thanh tươi vui của muôn thú, của những hoạt động
thường nhật của cuộc sống sao mà vui đến lạ thường, lòng nàng như mùa xuân đã
về với thiên nhiên. Những cảm xúc mà trước đây nàng chưa bao giờ cảm nhận hay
nhìn thấy được. Chính những điều đó giúp nàng nhận ra được những giá trị tốt đẹp
của cuộc sống. Biết trân trọng cuộc sống và quyết tâm khẳng định giá trị, ước mơ


của mình. Nàng dự tính biết bao nhiêu điều, mơ ước biết bao nhiêu thứ trong
những ngày tháng mà nàng nghĩ sẽ là của riêng cô. Vậy nên nàng đã chọn cái chết
chứ không phải là nàng nghĩ mình thà chết con hơn sống với chồng như những
tháng ngày vừa qua. Một giờ đồng hồ ngắn ngủi nhưng cũng quá đủ đối với những
người phụ nữ luôn khát khao được sống cho chính mình như cô. Nàng đã thực hiện
được cái ước mơ đó, nó đã thành hiện thực tuy ngắn ngủi biết bao.
Tóm lại, cái kết của câu chuyện giúp người đọc hiểu rõ được giá trị cao cả
của tác phẩm hơn. Khẳng định một lần nữa ý chí, quyết tâm khát khao một ước mơ
được sống cho mình, tự do quyết định cuộc đời, số phận của mình mà không phải
lệ thuộc vào thế lực khác của Louise – cũng như những người phụ nữ cùng cảnh

ngộ trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ.
4. Khát vọng sống tự do của Lorius là khát vọng sống tự do của phụ nữ
Mỹ thế kỷ XIX
Sự hạn chế của xã hội với những định kiến khắt khe đối với những người
phụ nữ đã lam cho cuộc sống của họ bị lệ thuộc vào những người khác. Họ không
có quyền quyết định vận mệnh cuộc đời của họ. Từ thực tế đó, bên cạnh việc họ ý
thức được những quy định của xã hội về thân phận của mình nhưng hơn bao giờ
hết họ vẫn khát khao, mơ ước một cuộc sống mà sống cho ra sống. Biết rằng điều
đó rất khó thực hiện được trong thực tế lúc bấy giờ. Nhưng những suy nghĩ, ước
mơ, những quyết định của Louise về sự thay đổi cuộc sống, về tự quyết định vận
mệnh cuộc sống của họ, khẳng định bản thân, để thấy rằng mình vẫn tồn tại, tồn tại
có ý nghĩa tích cực có lẽ đòi hỏi người phụ nữ phải can đảm đấu tranh cho quyền
lợi của mình. Một sự đổi thay mang tính lịch sử. Những ước mơ của Louise là
niềm khát khao cháy bỏng trong mỗi người phụ nữ như những ngọn đuốc chờ bùng
cháy, tỏa sáng.
Hai chữ “tự do” đúng nghĩa đối với người phụ nử ỡ Mỹ thế kỷ XIX sẽ là rất
khó khăn để đạt được, nhưng họ đã dám và vẫn luôn khát khao mơ ước có được


nó, mong muốn được xã hội công nhận sự tồn tại của một nửa thế giới. Kate
Chopin đã xây dựng nhân vật Louise như là đại diện cho một nửa kia dám nói lên
tiếng nói của họ trong xã hội, đòi quyền tự do, quyền được tôn trọng, tự quyết
định, khẳng định cuộc đời, số phận của họ. Nhiều số phận, nhiều cá nhân khác
nhau, riêng biệt nhưng họ chỉ có một tiếng nói chung cho mình, một tiếng nói duy
nhất mà Kate Chopin đã nói giúp họ. Kate Chopin đã thấu hiểu nỗi đau, hiểu được
cảnh ngô, hiểu được những bất hạnh, khổ đau, những ước mơ, khát vọng của
những người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ. Bà đã đấu tranh cho quyền của nữ
giới, troong đó có quyền của chính bản thân mính.
Biết là khó thực hiện được trong thực tế khi đó, nhưng chắc chắn họ vẫn
không ngừng mơ ước về một xã hội tốt đẹp hơn, một xã hội biết xem trọng quyền

của nữ giới. Họ mơ ước về một tương lai sáng hơn, đẹp hơn. Một ước mơ mà trong
xã hội đó, họ thậm chí không được quyền nghĩ tới!.Họ sằn sáng thay đổi cuộc sống
sao cho đúng nghĩa, giống như Louise chỉ trong vòng một giờ đồng hồ, nàng đã
bước sang một thế giới, một cuộc sống hoàn toàn khác. Một cuộc đời thật tươi đẹp,
có ý nghĩa.
Tiểu kết
Tự do vừa là bản chất tự nhiên, vừa là khát vọng thường trực của mỗi người.
Ai cũng yêu tự do, ai cũng khao khát tự do. Tự do mạnh mẽ và vĩ đại ở chỗ tìm
kiếm nó trở thành bản năng sống còn của con người. Càng thiếu tự do, con người
càng khao khát tự do, giống như sự thèm muốn bị thôi thúc bởi cơn khát khi không
có nước. Chính vì thế, không một con người nào yên phận sống trong sự nô dịch
của người khác và không một dân tộc nào cam chịu sống trong sự kìm kẹp của dân
tộc khác. Các cuộc kháng chiến chính là để giải phóng con người ra khỏi sự nô
dịch và kiềm toả. Sự mãnh liệt của khát vọng tìm kiếm tự do là một trong những
tiêu chuẩn để đo đạc sự lành mạnh của một dân tộc.


Tuy phụ nữ Mỹ ở thế kỷ XIX chiếm đa số trong dân số, nhưng họ thường bị
đối xử như một nhóm thiểu số- được giao cho một vị trí sau cùng trong trật tự xã
hội, bị khước từ không được tham gia vào sự nghiệp và quyền lực trong lĩnh vực
công cộng và về “bản chất” được nhìn nhận là phụ thuộc, mềm yếu và dễ qui phục.
Mặt khác, không giống như các nhóm thiểu số, phụ nữ không sống cùng nhau
trong một “khu riêng”, mà phân tán qua các khu vực, các nhóm giai cấp và xã hội
và thường chia sẻ sự gần gũi và thân thiết với “những người áp bức” họ hơn là giữa
bản thân họ. Bất cứ một cố gắng nào muốn tìm hiểu kinh nghiệm của phụ nữ, thì
tất nhiên là vừa phải nắm bắt được tính riêng biệt, lại vừa nắm bắt tính đa dạng của
họ. Trong quá trình lịch sử, do sự quản lý về mặt xã hội đối với phụ nữ, nên họ
được nhìn nhận là “tất cả đều giống nhau”, trong khi những hoạt động cá nhân và
những câu chuyện riêng tư của họ thì lại rất khác nhau.
Những hạn chế đó của lịch sử xã hội Mỹ khi đó càng thôi thúc cho đấu tranh

đòi quyền bình đẳng về giới tính. Phụ nữ muốn họ được đối xử công bằng và muốn
được xã hội nhìn nhận họ với vai trò quan trọng trong xã hội. Bởi vậy, họ không
ngừng mơ ước, khát khao được sống tự do, được giải thoát khỏi những định kiến
bất công của xã hội đối với cuộc đời của họ.
Kate Chopin đã thấu hiểu tất cả điều đó, bà đau với nỗi đau của họ nhưng
không cam chịu số phận, bà đã lên tiếng đấu tranh cho quyền được sống, quyên
bình đẳng cho họ. Bằng việc nghệ thuật trần thuật, miêu tả tải tình, sâu sắc, bà đã
xây dựng hình tượng nhân vật Louise như là đại diện cho biết bao số phận người
phụ nữ trong xã hội xưa.
Người đọc cảm nhận sâu sắc những bất công xã hội đối với người phụ nữ,
cảm nhận được bi kịch vô lý mà xã hội áp đặt lên cuộc sống của họ. Nhưng hơn
hết, chúng ta thấy được một Louise với niềm khát khao cháy bỏng về một ước mơ
được sống đúng nghĩa, sống sao có giá trị. Điều đó quả lả xa vời, và quá khó khan


đối với những người phụ nữ như nàng. Thế nhưng không cam chịu chấp nhận số
phận, ngọn lửa khát khao vẫn cháy âm ỉ trong họ.
Trong một giờ đồng hồ, người đọc cảm nhận được nhiều cung bậc, nhiều
tâm trạng, cảm xúc khác nhau của nhân vật chính. Từ từ, nhẹ nhàng và được đẩy
lên cao trào đỉnh điểm của cung bậc cảm xúc mãnh liệt. Cái xúc cảm ấy cứ ngày
càng mạnh mẽ, quyết liệt. Nó mạnh mẽ, cháy bỏng tới mức không có gì xen kẽ, len
lõi trong tận suy nghĩ, tâm hồn của người phụ nữ đầy nghị lực phi thường kia. Kết
thúc câu chuyện, một lần nữa khẳng định, minh chứng cho những giá trị của tự do
đối với người phụ nữ lúc bấy giờ, dù chỉ được sống trong những phút giây ngắn
ngủi. Hơn nữa, càng khẳng định nghị lực, quyết tâm, ý chí được khát khao cháy
bỏng tự do quyết định cuộc đới của mình.




×