Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT viên ngành Địa chất công trình Công ty cổ phần tư vấn Việt Delta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.25 KB, 14 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT

Sinh viên : Hòa Quý Tuấn
Thầy hướng dẫn : Phùng Hữu Hải
Lớp : ĐCCT B –k58
Msv: 1321020239

HÀ NỘI , THÁNG 6 , 2017


MỞ ĐẦU

Thực tập sản xuất là một chuyến đi thực tế của sinh viên ngành Địa chất -công
trình , nó giúp sinh viên áp dụng tốt lý thuyết trên giảng đường vào thực tế . Không
chỉ được học tâp và củng cố kiến thức sinh viên cũng lao vào lao động sản suất để
rèn luyện tay nghề nhằm đạt được trình đọ tương đương căn bản . Căn cứ vào tình
hình thực tế , đồng thời dựa vào mục đích , nhiệm vụ và yêu cầu thực tập sản xuất .
Địa điểm mà nhà trường tìm cho sinh viên địa chất công trình là Công ty cổ phần
tư vấn Việt Delta . Thời gian kéo dài thực tập sản xuất từ ngày 5/6 đến 24/6 . Do
điều kiện của công ty nên trong thời gian thực tập sinh viên đã được chia lam 2
phần :
Phần I : 5/6 -7/6 chuẩn bị các tài liệu liên quan tới chuyến thực tập sản xuất
Phần II : 8/6 -24/6 tiến hành thí nghiệm trong phòng của công ty .
Vì đây là chuyến đi thực tập xản xuất thực tế của mỗi sinh viên Ngành địa
chất công trình nên cần phải khắt khe với mình và đòi hỏi sinh viên phải học cách
quan sát và thực hiện các thí nghiệm một cách thật nghiêm túc .
Với những kiến thức đã học và thí nghiệm của mình tại Công ty cổ phần tư
vấn Việt Delta ở Hoàng Mai -Hà Nội , em nhận thấy mình còn rất nhiều thiếu sót
kính mong các thầy cô đóng góp ý kiến để bài báo cáo của em hoàn chỉnh hơn .
Em xin chân thành cảm ơn !


Hà Nội , ngày 28 tháng 6 năm 2017
Sinh viên thực hiên
Hòa Quý Tuấn


CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
VIỆT DELTA
Tên và địa chỉ của công ty
Tên đầy đủ : Công ty cổ phần đầu tư Việt Delta –Hà Nội
Địa chỉ : Ô 34 , lô BT2 ,ĐTM Pháp Vân Tứ Hiệp –Hoàng Liệt – Hoàng Mai –
Hà Nộ
- Số điện thoại :043.6830844
- Fax : 043.6830844.
2 Lịch sử và cách ngành nghề kinh doanh
A . lịch sử
-Giấy đăng ký kinh doanh số 0103011799 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố
Hà Nội cấp ngày 20 tháng 04 năm 2006.
- Thay đổi lần 3 đăng ký kinh doanh số 0101924745 do Sở Kế hoạch và đầu
tư thành phố Hà Nội cấp ngày 22 tháng 12 năm 2010.
B . các ngành nghề kinh doanh
Thí nghiệm mẫu đất, đá, nước, vật liệu xây dựng và kiểm định xây dựng;
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, các
công trình hạ tầng Kỹ thuật và khu đô thị công nghiệp;
- Trang trí nội - ngoại thất công trình;
- Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc, nội - ngoại thất: đối với công trình xây
dựng dân dụng, công nghiệp;
- Thiết kế quy hoạch khu đô thị, khu công nghiệp;
- Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, kiến trúc nội ngoại thất: đối với công trình
xây dựng dân dụng, công nghiệp;
- Khảo sát trắc địa công trình;

- Khảo sát địa chất công trình;
- Thiết kế các công trình đường bộ;
- Thiết kế kết cấu đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp;
- Tư vấn đấu thầu quy hoạch, quản lý, lập tổng dự toán các công trình dân
dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng;
- Lập dự án đầu tư, tư vấn đầu tư trong lĩnh vực xây dựng (Không bao gồm
dịch vụ thiết kế công trình và tư vấn pháp luật);
- Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư;
- Dịch vụ môi giới bất động sản;
- Tư vấn, đánh giá rủi ro trong lĩnh vực đầu tư;
- Dịch vụ cho thuê xe, máy móc, thiết bị thi công trong lĩnh vực xây dựng;
1
-


- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
- Thu thập, điều tra, khảo sát dữ liệu công trình ngầm
+ Đo vẽ, số hóa bản đồ;
+ Điều tra, thu thập dữ liệu công trình ngầm;
+ Lập bản đồ dữ liệu số, quản lý công trình ngầm.

CHƯƠNG II. QUÁ TRÌNH THỰC TẬP SẢN XUẤT

PHẦN I
NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU TRONG PHÒNG
1

Tiêu chuẩn Việt Nam 2683 : 2012
Đất đá xây dựng – Phương pháp lấy mẫu, vận chuyển, lựa chọn mẫu thí


nghiệm.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung về công tác lấy mẫu, vận
chuyển, lựa chọn và bảo quản mẫu đá dùng cho các thí nghiệm ở trong phòng thí
nghiệm để xác định các chỉ tiêu cơ lý và thạch học.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho công tác lấy mẫu đá để thí nghiệm trong các
giai đoạn khảo sát đánh giá nền đá, vật liệu đá xây dựng cho công trình thủy lợi và
công trình đê điều phòng chống thiên tai.
2

Tiêu chuẩn TCVN 9153: 2012
Công trình thủy lợi – Phương pháp chỉnh lý kết quả thí nghiệm mẫu đất.
Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp chỉnh lý thống kê các đặc trưng vật lý

và cơ học của mẫu đất trong khảo sát địa chất công trình nhằm tính các giá trị tiêu
chuẩn và giá trị tính toán cần thiết để thiết kế và thi công cho công trình thủy lợi.


Quy định chung của tiêu chuẩn:
-

Chỉnh lý thống kê tiến hành đối lập với tập hợp ngẫu nhiên các giá trị chỉ
tiêu cơ lý của đất, xác định trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài hiện
trường. Đôi với tập hợp mà trong đó các chỉ tiêu biến đổi có quy luật
(thường theo độ sâu) thì chỉnh lý thông skee nhằm xác định các thông số
của phương trình biểu diễn mối quan hệ tuyến tính hoặc tuyến tính từng

3

-


đoạn của giá trị đó.
Các chỉ tiêu thí nghiệm trong phòng chỉnh lý thống kê phải được các định

-

cùng một phương pháp.
Phương pháp chỉnh lý thống kê sử dụng trong tiêu chuẩn tuần theo luật

-

phân phối chuẩn.
Số lượng chỉ tiêu thí nghiệm mẫu đất cho một tập hợp thống kê không ít

hơn 6.
Công tác khoan thăm dò
Mục đích: Xác định địa tầng, đặc điểm địa chất khu vực khảo sát và lấy các

loại mẫu thí nghiệm (đất, đá).
Phương pháp thực hiện: Công tác khoan được tiến hành bằng phương pháp
khoan xoay, kết hợp hạ ống chống và bơm rửa (tuần hoàn thuận) bằng dung dịch
Bentonite. Sử dụng loại máy khoan chuyên dụng, đặc tính của máy khoan phù hợp
yêu cầu kỹ thuật công tác khoan với năng lực chiều sâu khoan (có lấy mẫu) trong
phạm vi chiều sâu khảo sát.
Đường kính khoan: Φ110mm ÷Φ91mm
Quy trình nêu lên cách giữ gìn và bảo quản thiết bị khoan, những công việc
cần phải thực hiện trong quá trình khoan lấy mẫu, những sự cố thường gặp phải và
biện pháp xử lý. Những ghi chép mô tả ở hiện trường.


PHẦN 2

THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG
I

Mở đầu
Mẫu ở hiện trường về được chia thành 2 loại: mẫu nguyên trạng và mẫu

không nguyên trạng
1

Đối với mẫu nguyên trạng:
Mẫu từ hiện trường về có hình lập phương, được bọc trong ống nhựa có

nilon bao kín bên ngoài. Khi mở mẫu, ta dùng dao đầu nhọn khứa lớp nhựa và
nilon ra khỏi mẫu. Lưu ý không được làm rách phiếu mẫu.
Đưa mẫu đất vào dao vòng( tùy yêu cầu xác định những chỉ tiêu cụ thể mà ta
có những loại dao vòng có đường kính khác nhau). Mẫu đất cần gọt sơ bộ để có
kích thước gần bằng kích thước dao vòng và sao cho chỉ cần một lực ấn nhẹ trên
dao, mẫu đất có thể lấp kín thể tích trống của dao. Sauk hi lấy mẫu đất vào dao
vòng, phải gạt bằng mặt trên và mặt dưới theo mép dao. Những chỗ lõm trên mặt
cần phải được lấp đầy bằng đất của dao.
Đặt mẫu vào giữa hai tấm kính để tránh sự bốc hơi nước. Lưu ý khi chuẩn bị
mẫu thí nghiệm cần hạn chế tới mực tối đa sự tổn thất lượng nước do bốc hơi và
các va chạm có thể gây ra biến dạng cho mẫu đất.
2

Đối với mẫu không nguyên trạng:
Mẫu đem về từ hiện trường được đựng trong các túi nilon, mẫu là đất rời.

I. Xác định các đặc trưng tính chất vật lý của đất.



1. Xác định độ ẩm của đất:
Khái niệm
Độ ẩm của đất (W) là lượng nước chứa trong đất đá và khối lượng đất đá khô
tuyệt đối.
Độ ẩm trọng lượng được biểu diễn bằng phần trăm (%) , là tỉ số giữa khối
lượng của nước chứa trong đất và khối lượng của đất khô:
W=(%) (1)
Trong đó: mw – khối lượng nước chứa trong đất, gam;
ms– khối lượng đất khô, gam;
Độ ẩm thể tích cũng được biểu diễn bằng %, là tỷ số giữa thể tích nước trong
đất và thể tích toàn bộ khối đất:
Wv =(2)

Trong đó : Vv – thể tích nước chứa trong đất, cm3
Vđ– thể tích toàn bộ khối đất, cm3
Độ ẩm tự nhiên là lượng chứa của nước trong lỗ rỗng của đất tại thế nằm tự
nhiên.
Ý nghĩa sử dụng
Độ ẩm tự nhiên của đất là chỉ tiêu tính chất vật lý quan trọng, quyết định độ
ền và ứng xuất của đất dưới tải trọng công trình, đặc biệt đối với đất lạo sét khi tính
chất của chúng thay đổi mạnh phụ thuộc vào lượng nước chứa trong đất.
Độ ẩm còn là chỉ tiêu trực tiếp được sử dụng để tính toán nhiều chỉ tiêu khác
như khối lượng thể tích khô, độ bão hòa, độ sệt…


1

Phương pháp xác định:
Phương pháp phổ biến nhất được xem là tiêu chuẩn là phương pháp sấy khô,


cân. Bản chất của phương pháp sấy khô xác định độ ẩm của đất là làm mất toàn bộ
lượng nước chứa trong lỗ rỗng của đất bằng cách sấy khô ở nhiệt độ 105 2oC và
sau đó xác định lượng nước trong đất cũng như khối lượng khô của đất bằng cân.
Mỗi mẫu thí nghiệm được tiến hành không ít hơn 2 lần xác định song song,
đặc biệt cần ít nhất 3 lần đối với đất bùn hoặc than bùn. Sai số về độ ẩm giữa 2 lần

-

xác định song song phải ≤ 10%.
Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm:
Tủ sấy có thể điều chỉnh nhiệt độ đến 300 độ
Cân kỹ thuật có độ chính xác 0,01g
Bình hút ẩm
Hộp nhôm
Rây, cối sứ đầu bọc cao su.
Khay men phơi đất.
2
Chuẩn bị thí nghiệm
Chọn 2 hộp nhôm có nắp đã biết trước khối lượng m, lâu sạch sấy khô
Đặt một lượng vừa đủ mẫu đất ướt vào hộp nhôm. Đậy nắp và cân trên cân kỹ
thuật để xác định khối lượng của hộp đất ướt trong hộp, m1
3
Thí nghiệm
Đặt hộp đã mở nắp chứa đất ướt vào tủ sấy khô đến khối lượng không đổi, tức
là sấy cho đến khi khối lượng giữa 2 lần cân sau cùng là nhỏ nhất
Khi đất đã khô hoàn toàn lấy hộp chứa đất đã sấy ra khỏi tủ sấy, đậy nắp lại
và đặt vào bình hút ẩm để làm nguội mẫu đất chừng 45 phút. Cân trên cân kỹ thuật
xác định khối lượng của hộp chứa đất khô, m2
4

Tính toán kết quả
Độ ẩm W của đất tính theo công thức sau:
W = , % (3)
Trong đó: m – khối lượng của hộp nhôm, g


m1 - khối lượng của hộp nhôm chứa đất ướt, g
m2 - khối lượng của hộp nhôm chứa đất khô, g
Giá trị trung bình cộng của các kết quả tính toán được từ thí nghiệm song
song là độ ẩm của đất thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm song song là độ ẩm của đất
thí nghiệm. Kết quả các lần thí nghiệm song song không được sai khác nhau quá
2%. Nếu không đạt yêu cầu này, thí nghiệm thêm các lần khác.
II. Phương pháp xác định thành phần hạt.
Thành phần hạt của đất được biểu thị bằng tỷ lên phần trăm tính theo khối
lượng đất khô tuyết đối của các nhóm hạt có kích thước khác nhau trong đất:
Quy trình thí nghiệm khi phân tích thánh phần hạt bằng phương pháp rây
1
1

Phương pháp rây khô
Quy trình thí nghiệm
Sau khi cân được mẫu đại diện đem phân tích, đổ mẩu đất vào rây trên cùng

và lắc bằng tay hoặc bằng máy qua bộ sàng tiêu chuẩn.
Từng nhóm hạt còn lại trên rây, bắt đầu từ rây trên cùng được đổ vào cối sứ
và nghiền thêm bằng chày có đầu bọc cao su, sau đó lại sàng qua chính rây đó cho
đến khi đạt yêu cầu
Cân riêng từng nhóm hạt còn lại trên các rây và lọt xuống ngăn đáy. Lấy
tổng khối lượng của tất cả các nhóm hạt và sao sánh với khối lượng mẫu đất trung
bình để lấy phân tích.

2

Tính toán kết quả thí nghiệm
Hàm lượng của mỗi nhóm hạt (P) biểu diễn bằng phần trăm, được tính theo

công thức:


P= (17)
Trong đó: mh – khối lượng nhóm hạt
m– khối lượng mẫu trung bình lấy để phân tích, gam
Biểu diễn kết quả thí nghiệm bằng độ thị đường cong tích lũy thành phần
hạt, tính toán hệ số không đều hạt.

III. Các đặc trưng về tính chất cơ học của đất.
1

Xác định nén lún của đất bằng nén một trục không nở hông
Khi đất chịu tác dụng của tải trọng nén mà không có khả năng nở hông, độ

lỗ rỗng của đất giảm đi và đất bị biến dạng lún. Nếu đất bão hòa nước, đồng thời
với sự giảm lỗ rỗng, nước chứa trong lỗ rỗng bị thoát ra ngoài. Như vậy quá trình
nén lún của đất dưới tải trọng nén chính là quá trình giảm thể tích lỗ rỗng trong đất
cùng với quá trình thoát nước chứa trong lỗ rỗng ra ngoài và quá trình này được
gọi là quá trình cố kết. Khi nghiên cứu tính nén lún vào tải trọng tác dụng và sự
phụ thuộc của biến dạng theo thời gian tác dụng của tải trọng không đổi.
1

Chuẩn bị mẫu
Đưa mẫu đất cần thí nghiệm vào dao vòng, cần hạn chế chấ thấp nhất sự tổn


thất lượng nước do bốc hơi và các va chạm có thể gây biến dạng cho mẫu đất.
Lau sạch dao vòng có mẫu đất rồi cân trên cân kỹ thuật với độ chính xác đến
0,01g để xác định khối lượng thể tích và khối lượng của đất trước khi nén.
Lắp dao vòng có mẫu vào hộp nén.


Cân bằng hệ thống gia tải bằng đối trọng và đặt hộp đúng vào điểm truyền
lực. Lắp đồng hồ đo biến dạng và điều chỉnh kim đồng hồ về vị trí “0” sau khi tin
chắc các mối tiếp xúc đã tốt bằng cách giảm tải trọng đủ nhỏ cỡ 0,01 daN/cm2.
Làm bão hòa mẫu đất. Trong thời gian bão hòa mẫu, phải hãm không cho đất
nở và phải theo dõi số đọc ở đồng hồ đo biến dạng. Dùng bông ướt phủ lên mẫu để
khỏi bị khô.
2

Tiến hành thử
Gia tải và theo dõi biến dạng của mẫu
Tăng tải trọng lên mẫu theo dự định.
Cấp tải trọng ban đầu nên lấy nhỏ hơn cấp áp lực bản thân của mẫu đất.
Số lượng cấp áp lực nên nhiều hơn 4-5 cấp cho mỗi mẫu nén.
Mỗi cấp áp lực tác dụng lên mẫu đc giữ cho đến khi biến dạng lún đạt ổn

định.
Theo dõi biến dạng lún trên đồng hồ đo biến dạng dưới mỗi cấp tải trọng
ngay sau 15s tăng tải. Khoảng thời gian đọc biến dạng lún lần sau được lấy gấp đôi
so với lần đọc trước 15-30s-1-2-4-8-15-30 phút- 1-2-3-6-12-24 giờ kể từ lúc bắt
đầu thí nghiệm cho đến khi đạt độ ổn định quy ước hoặ theo trật tự định trước phù
hợp với mục đích thí nghiệm. Khi không cần đọc tốc độ lún có thể đọc biến dạng
ứng với mỗi cấp tải trọng ở các thời điểm 10,20,30 phút; 1,2,3,4 giờ cho đến khi
đạt độ ổn định quy ước.

Sau khi đạt ổn định lúc ở cấp cuối cùng, tháo hộp và lấy dao vòng có đất ra
khỏi hộp nén.


Xác định khối lượng thể tích và độ ẩm của mẫu đất sau khi nén bằng cách
cân dao vòng có đất ẩm và đo thể tích mẫu đất, sau đó sấy khô toàn bộ mẫu, đem
cân lại trên cân kỹ thuật với độ chính xác tới 0,01g để tìm khối lượng khô. Độ ẩm
và khối lượng thể tích được xác định bằng phương pháp cân.
Nếu cân xác định biến dạng khôi phục của đất, tiến hành dỡ tải lần lượt từng
cấp cho đến cấp cuối cùng và lấy số đọc trên đồng hồ biến dạng.
3



Tính toán các đặc trưng biến dạng lún
Vẽ các đường cong nén lún.
Tính toán hệ số nén lún a (m2/N hay cm2/daN), theo công thức

a= (20)
Trong đó: en-1 – hệ số rỗng ở cấp tải trọng thứ (n-1)
en – hệ số rỗng ở cấp tải trọng thứ n
Pn-1 – áp lực nén thẳng đứng cấp (n-1), N/m2
Pn – áp lực nén thẳng đứng cấp n, N/m2
Kết quả tính toán được biểu diễn chính xác đến 108 m2/ N ( 0,001 cm2/daN)


Tính toán chỉ số nén lún Cc theo công thức:
Cc = (21)




Tính toán môđun biến dạng En-1n ( N/m2)
En-1n = (22)




Tính toán hệ số cố kết đứng Cv
Theo phương pháp D.Taylor
Cv = (23)


Trong đó: 0,848 – yếu tố thời gian ứng vớ mức độ cố kết thấm U=90%
H- chiều cao của mẫu, cm



T90 – thời gian ứng với 90% cố kết thấm, xác định được như trên.
Phương pháp A.Casagrande
Cv = (24)

Trong đó: 0,197 – yếu tố thời gian ứng với mức độ cố kết thấm U=50%



H- chiều cao của mẫu, cm
T50 – thời gian ứng với 50% cố kết thấm, xác định được như trên.
Tính hệ số thấm
Hệ số thấm của đất dưới mỗi cấp áp lực , Kp (cm/s), được tính:
Kp = (25)


Trong đó:
�n – khối lượng riêng của nước, lấy bằng 0,001 kg/ cm3
a –Hệ số nén lún của đất trong khoảng áp lực thí nghiệm, cm2/daN
etb – hệ số rỗng trung bình trong khoảng áp lực thí nghiệm
etb = (26)


KẾT LUẬN
Sau 20 ngày thực tập tại : Công ty cổ phần Viet Delta , được sự giúp
đỡ chỉ bảo tận tình của ban lãnh đạo và các cán bộ trong công ty, đợt thực
tập sản xuất cảu em đã kết thúc tốt đẹp. Em đã có thêm kiến thức chuyên
môn và những kinh nghiệm quý báu trong thực tế sản xuất, đến nay em
đã hoàn thành báo cáo thực tập. Để đạt được kết quả như vậy , em xin
chân thành cám ơn nhà trường , các thầy cô trong bộ môn cùng toàn bộ
các cán bộ nhân viên trong công ty đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện
thuận lợi nhất để em hoàn thành tốt đợt thực tập và báo cáo thực tập.
Tuy nhiên do trình độ hạn chế nên báo cáo của em không tránh khỏi
những sai sót .Em rất mong được sự thông cảm và góp ý của thầy cô và
các bạn !
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội , Ngày 28,tháng 6, năm 2017



×