Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CHO HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.33 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CHO HUYỆN KIM SƠN,
TỈNH NINH BÌNH

Địa điểm thực tập
Người hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp

: Công ty TNHH MTV Dịch vụ Vệ sinh
Công nghiệp G24
: Nguyễn Trọng Thanh
: Nguyễn Thị Hương
: ĐH3CM2

Hà Nội ,tháng 3 năm 2017
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CHO HUYỆN KIM SƠN,
TỈNH NINH BÌNH

Địa điểm thực tập
Người hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp

Người hướng dẫn

Nguyễn Trọng Thanh

2

: Công ty TNHH MTV Dịch vụ Vệ sinh
Công nghiệp G24
: Nguyễn Trọng Thanh
: Nguyễn Thị Hương
: ĐH3CM2

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hương


Hà Nội ,tháng 3 năm 2017
LỜI CẢM ƠN

Để chuẩn bị hành trang tốt nhất cho mỗi sinh viên ra trường, để mỗi sinh

viên không chỉ có kiến thức lý thuyết vững mà còn phải nắm được mọt số kinh
nghiệm thực tế cho công viêc thì hàng năm nhà trường đều có một kì thực tập kéo
dài hơn 2 tháng để đáp ứng yêu càu vè chuẩn bị kiến thức lý thuyết và thực té cho
sinh viên mới ra trường. Được sự nhất trí của lãnh đạo của Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội và được sự đồng ý của lãnh đạo Công ty TNHH
MTV Dịch vụ vệ sinh công nghiệp mà em đã có được một kì thực tập đầy ý nghĩa
và hiệu quả. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường đã tạo diều kiện
cho chúng em có được một kì thực tập thực tế này. Em gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo
Công ty TNHH MTV Dịch vụ vệ sinh công nghiệp G24 là anh Phạm Thanh Tùng,
đồng cảm ơn người hướng dẫn trực tiếp công việc tại công ty là anh Nguyễn Trọng
Thanh.
Trong quá trình thực tập bên cạnh những nhiệm vụ đã hoàn thành, em cũng
không tránh khỏi vẫn có những thiếu xót, rát mong được anh(chị) hướng dẫn và góp
ý để kì thực tập của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn tới quý thầy cô và quý anh chị!

3


MỤC LỤC

4


MỞ ĐẦU

Việt nam đang bước vào thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước,
xã hội phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của con người, song cũng
dẫn tới những vấn đề nan giải như gây ra sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng
cao. Lượng rác thải thải ra từ sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất của con

người ngày càng nhiều,và mức độ gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng
ở nhiều vùng khác nhau.
Ngày nay các vấn đề liên quan đến môi trường đang được các cấp chính
quyền và người dân quan tâm. Môi trường đóng vai trò cực kì quan tọng đối với sự
sống của con người và sinh vật. Cùng với sự phất triển của khoa học kỹ thuật, cuộc
sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu con người ngày càng cao, dẫn đến khối
lượng rác thải ngày càng tăng lên về khối lượng và thành phần rác thải.
Là một thành phố đang phát triển có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền
Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Trong những năm gần đây kinh tế Ninh
Bình liên tục tăng trưởng, liên tục nằm trong nhóm tỉnh đứng đầu miền Bắc. Có
được kết quả như vậy là do những năm gần đây Ninh Bình không ngừng đẩy mạnh
công nghiệp hóa – hiện đại hóa để phát triển kinh tế hơn nữa. Đóng góp vào sự phát
triển kinh tế chung của toàn tỉnh. Những năm gần đây huyện Kim Sơn cũng có bước
chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế. Đó là do Kim Sơn là huyện ven biển thuần khiết
đồng bằng, nên đã đầu tư phát triển kinh tế biển, tạo ra sự đang dạng trong ngành
nghề sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất. Kinh tế ngày càng phát triển, kéo theo
nhu cầu tiêu dùng và sử dụng sản phẩm tăng lên mạnh, làm lượng chất thải sinh
họat phát sinh nhiều, gây ô nhiễm môi trường tăng mạnh. Hiện nay huyện Kim Sơn
vẫn chưa có đầy đủ các biện pháp quản lý chất thải rắn triệt để nên tình trạng người
dân xả rác bừa bãi vẫn diễn ra thường xuyên gây ảnh hưởng xấu đén môi trường và
sức khỏe người dân. Tại một số nơi trong huyện như tại thị trấn Bình Minh, xã
Thượng Kiệm người dân đang tỏ ra rất bức xúc về vấn đề vệ sinh môi trường. Vì
vậy vấn đề quả lý chất thải rắn sinh hoạt đang là một vấn đề cấp thiết hiện nay.

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1.1.


Giới thiệu chung
Tên cơ sở thực tập : CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ VỆ SINH CÔNG
NGHIỆP G24
Địa điểm : Số nhà 04, Ngõ 166, Đường Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ,
Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
Đại diện pháp luật: Phạm Thanh Tùng
Tên giao dịch: G24 HIS CO.,LTD
Mã số thuế: 0107361640
Ngày cấp phép: 17/03/2016
Ngày hoạt động : 17/03/2016
Gmail:
1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng
GIÁM ĐỐC
Phạm Thanh Tùng

6

PHÓ GIÁM ĐỐC

PGĐ TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN

Vũ Đức Nhận

Tạ Thị Tâm

PHÒNG KỸ THUẬT

PHÒNG TÀI CHÍNH


PHÒNG KINH DOANH

Nguyễn Chí Hiếu

Lê Thanh Nga

Nguyễn Trọng Thanh


Phòng kinh doanh
Chức năng:

- Tham mưu, giúp đỡ giám đốc về toàn bộ kế hoạch kinh doanh của công ty
- Chịu trách nhiệm về công tác chào đón sản phẩm và dịch vụ của công ty (tư vấn các
thiết bị môi trường, các giải pháp quản lý và xử lý chất thải,…)

- Huy động các nguồn vốn cho công ty : góp vốn, kêu gọi đầu tư, vay vốn thế chấp
- Tìm kiếm, phát triển và mở rộng thị trường
- Phân tích kế hoạch tài chính của công ty
- Xây dựng, phát triển và mở rộng mối quan hệ với khách hàng và các đối tác
- Đề xuất các phương án mũi nhọn, đẩy mạnh sự phát triển của công ty
- Theo dõi sự phát triển của công ty
Nhiệm vụ:

- Xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển hàng tháng, hàng năm cho công ty để trình
giám đốc phê duyệt

- Sau mỗi dự án, mỗi kế hoạch cần làm báo cáo, thống kê các kết quả đạt được từ đó
rút ra điểm hạn chế cần khắc phục và các ưu điểm cần phát huy cho các dự án tiếp
theo


- Thực hiện các kế hoạch dự án mà giám đốc giao cho
- Xây dựng các chiến lược kế hoạch bán hàng như giá cả, các chương trình khuyến
mại, các chương trình quà tặng kích thích sự mua hàng của khách hàng

- Ký kết các hợp đồng cho công ty
- Tìm kiếm khách hàng: Tiếp cận thị trường, tìm nguồn khách hàng mới, chăm sóc
khách hàng cũ

- Thực hiện các chương trình quảng bá thông tin của công ty tới thị trường
- Lập hồ sơ lưu trữ thông tin khách hàng tiềm năng
- Lên kế hoạch và phân công chăm sóc các khách hàng
- Phát triển sản phẩm: Tìm kiếm các nguồn sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của
khách

7


- Chiến lược làm mới sản phẩm đã có: Thay đổi bao bì, lên danh sách các sản phẩm
tặng kèm

- Phối hợp với các phòng ban để hoàn thành các dự án của công ty
- Chịu sự giám sát trực tiếp của giám đốc và tuân thủ các điều lệ của công ty
Phòng kỹ thuật
Chức năng:

- Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, thi công nhằm đảm bảo tiến độ, an
toàn, chất lượng, khối lượng và hiệu quả kinh tế trong toàn công ty;

-


Quản lý sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất
kinh doanh trong toàn công ty.
Nhiệm vụ:

- Xây dựng phương án thi công, phương án kỹ thuật cho các dự án, các loại phương
tiện xe máy thiết bị thi công, các sản phẩm khác để tổ chức thực hiện trong toàn
công ty.

- Kiểm tra, xác định khối lượng, chất lượng, quy cách vật tư, mức hao phí lao động
trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật được duyệt; Xây dựng phương án thi công,
phương án PCCN, phương án an toàn lao động và vệ sinh môi trường đối với các
công trình lớn trọng điểm; Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập và duyệt phương án
thi công, phương án PCCN, phương án an toàn lao động, vệ sinh môi trường đối với
các công trình nhỏ.

- Phối hợp cùng với phòng Kinh doanh, phòng Phát triển dự án lập hồ sơ dự thầu các
công trình công ty tham gia đấu thầu.

- Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong quá trình sản xuất về
mặt kỹ thuật, chất lượng, tiến độ, an toàn lao động, máy móc thiết bị và vệ sinh môi
trường.

- Hướng dẫn và cùng các đơn vị trực thuộc lập hồ sơ nghiệm thu công trình, phối hợp
với chủ đầu tư nghiệm thu bàn giao công trình.

- Quản lý, bảo quản, sửa chữa, điều động toàn bộ xe máy thiết bị thi công trong toàn
Công ty. Lập kế hoạch sửa chữa, mua sắm thiết bị máy móc hàng quý, năm. Phối
hợp cùng phòng Kinh doanh, phòng Tài chính kế toán khoán quản ca xe, máy các
loại tại các đơn vị trực thuộc công ty và các đối tác ngoài công ty.

8


- Trực tiếp tổ chức thi công công trình do Giám đốc Công ty quyết định.
-

Phối hợp với phòng Tổ chức hành chính xây dựng kế hoạch kiểm tra tay nghề, đào
tạo, đào tạo lại, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của công ty.

- Quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, mạng
lưới an toàn viên, vệ sinh viên, lực lượng phòng chống cháy nổ đến các đơn vị trực
thuộc trên phạm vi toàn công ty.

- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch, phương án đổi mới công nghệ, trang thiết bị đáp
ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, các sáng kiến, sáng chế vào sản xuất kinh doanh của công ty.

- Đề xuất với lãnh đạo công ty về các biện pháp tăng cường công tác quản lý nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật và tiến bộ
KHKT vào trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Đình chỉ thi công đối với đội trưởng, cá nhân và công trình khi phát hiện có sự vi
phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý kỹ thuật, an toàn lao động, an toàn
PCCN và báo cáo Giám đốc công ty có biện pháp xử lý kịp thời.

- Phối hợp với các phòng ban nghiệp vụ khác để cùng hoàn thành nhiệm vụ được
giao.

- Đề nghị lãnh đạo Công ty về việc khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, nâng bậc và
các quyền lợi khác đối với tập thể và các cá nhân thuộc phòng quản lý.

Phòng tài chính – kế toán
Chức năng:

- Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện chế độ kế toán thống kê; Quản lý tài
chính, tài sản theo Pháp lệnh của Nhà nước, Điều lệ và quy chế tài chính của Công
ty;

- Đáp ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
theo kế hoạch; Bảo toàn và phát triển vốn của Công ty và các cổ đông.

- Nhiệm vụ:
- Giúp Giám đốc về công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế, các hoạt động liên
quan đến quản lý tài chính.

- Xây dựng trình Giám đốc và Hội đồng quản trị ban hành quy chế quản lý quản lý tài
chính của Công ty, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện quy chế, đồng thời xây dựng kế
9


hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm của Công ty phù hợp với yêu cầu sản xuất
kinh doanh.

- Đảm bảo nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty, kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của Công ty.

- Tổ chức hạch toán, thống kê kế toán, phản ánh chính xác, đầy đủ các số liệu, tình
hình luân chuyển các loại vốn trong sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ cho các bộ phận kế toán tại các đơn vị trực thuộc,
kiểm tra việc thanh quyết toán các công trình, các sản phẩm, hợp đồng kinh tế,

thanh toán thu hồi công nợ của Công ty.

- Phân tích hiệu quả kinh tế của các dự án, công trình và sản phẩm của Công ty.
- Cân đối kế hoạch tài chính của Công ty, điều hoà các loại vốn trong Công ty, quan
hệ với Tổng công ty, ngân hàng và tài chính, cũng như các cổ đông là pháp nhân để
tạo nguồn vốn phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh khi có nhu cầu.

- Đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành chế độ báo cáo kế toán thống kê của các đơn vị
trực thuộc, thực hiện báo cáo các cơ quan hữu quan khi có yêu cầu.

- Thiết lập và kiện toàn bộ máy kế toán từ Công ty đến cơ sở tinh thông, gọn nhẹ,
đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

- Nghiên cứu và phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác để tập hợp, xây dựng các
đơn giá nội bộ về xây lắp, các loại hình sản xuất kinh doanh khác của Công ty; Xác
lập các phương án giá cả, dự thảo các quyết định về giá cả, phương án khoán cho
các đơn vị trực thuộc và người lao động trình Giám đốc Công ty quyết định.

- Chủ trì trong việc thực hiện định kỳ công tác báo cáo tài chính, kiểm kê, đánh giá
tài sản trong Công ty, kiến nghị thanh lý tài sản vật tư tồn đọng, kém chất lượng,
không có nhu cầu sử dụng.

- Đề xuất kiến nghị với Giám đốc về việc thực hiện các quy chế quản lý tài chính, kế
hoạch tài chính, sử dụng các loại vốn vào sản xuất kinh doanh đảm bảo nâng cao
hiệu quả kinh tế, thực hiện tốt các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, dự thảo đệ trình
phương án phân phối lợi nhuận hàng năm theo Điều lệ của Công ty trình Giám đốc
và Hội đồng quản trị phê duyệt.

- Phối hợp với các phòng chức năng khác về việc khai thác, sử dụng các tài sản, máy
móc, vật kiến trúc của Công ty một cách có hiệu quả nhất.


- Phối hợp với các phòng ban trong Công ty để cùng hoàn thành công việc được giao.
10


- Đề nghị lãnh đạo Công ty: Khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, nâng bậc và các
quyền lợi khác đối với tập thể và các cá nhân thuộc phòng quản lý.
1.3. Các dự án hợp tác
Các dự án đã thực hiện:

- Vệ sinh các căn hộ khu chung cư Thanh Hà, Xa La, Hà Đông
- Lắp đặt hệ thống điện cho các hộ gia đình, khu chung cư Thanh Hà, Xa La, Hà
Đông
Dự án đang thực hiện:

- Lắp đặt hệ thống điện cho công ty TNHH Thương Mại Xây Dựng Công Nghiệp
( đường Tôn Thắng, Phương Khai Quy, Thành Phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc)
Các dự án sẽ làm:

- Lắp đặt hệ thống thoát nước cho công ty TNHH Phương Hiếu (phường Ninh Sơn,
Thành Phố Ninh Bình)

- Cung cấp phương tiện thu gom rác thải tại huyện Kim Sơn, Ninh Bình.

11


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1.


Đối tượng, phạm vi thực hiện chuyên đề thực tập
Đối tượng thực hiện:
Đánh giá về thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp
cho huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Phạm vi thực hiện:
- Về không gian: tại 2 xã: Thượng Kiệm và thị trấn Bình Minh, huyện Kim
Sơn, tỉnh Ninh Bình.
- Về thời gian: Thực hiện từ ngày 26/02/2016 đến ngày 05/03/2017.
2.2. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề
Mục tiêu của chuyên đề
- Mô tả và đánh giá được hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn xã Thượng Kiệm và thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
- Trên cơ sở thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, từ đó đề
xuất một số giải pháp đối với một số vấn đề còn tồn tại, chưa được giải quyết.
- Nâng cao kiến thức, hiểu biết của người dân vè tác hại của chất thải rắn, từ
đó người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường nói chung và quản lý
chất thải rắn nói riêng.
- Góp phần giảm thiểu lượng chất thải rắn phát sinh và quản lý chặt chẽ hơn
lượng chất thải rắn đã, đang và sẽ phát sinh nhằm nâng cao chất lượng đời sống,
góp phần bảo vệ sức khỏe con người và sinh vật. Bảo vệ cảnh quan môi trường
chung trên địa bàn.
Nội dung của chuyên đề

- Điều tra, phân tích hiện trạng phát sinh, phân lại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải rắn sinh hoạt tại xã Thượng Kiệm và Thị trấn Bình Minh của Huyện Kim Sơn,
Tỉnh Ninh Bình.

- Từ tình hình hiện trạng trên bước đầu có những nhận xét, đánh giá về ưu và nhược
điểm trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của khu vực.


- Từ hiện trạng và những đánh giá trên, tiến hành đề xuất một số giải pháp để quản lý
chất thải rắn sinh hoạt tốt hơn và phù hợp hơn trong điều kiện kinh tế xã hội hiện
nay.
12


2.3.

Phương pháp thực hiện chuyên đề
Thu thập bằng số liệu thông tin:

- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng quản lý rác

-

thải sinh hoạt của xã Thượng Kiệm và thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình từ những nguồn đáng tin cậy.
Tham khảo các tài liệu khác trên internet, báo điện tử,… đã công bố chính thức.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: từ các số liệu thu thập được phân
tích thành các dạng bảng, liệt kê số liệu, thông tin, chuyển đổi dữ liệu.
Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các thầy cô ngành môi
trường, các cán bộ môi trường hiện đang công tác trong ngành môi trường, các cán
bộ nhân viên tại cơ sở thực tập là công ty TNHH MTV dịch vụ vệ sinh công nghiệp
G24.

2.4.

Kết quả chuyên đề

2.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Tỉnh Ninh Bình

2.4.1.1.

Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ. Có dãy núi Tam
Điệp chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, làm ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh
Ninh Bình và Thanh Hoá. Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh, giáp với
hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình, phía Nam là biển
Đông.

Địa hình:
13


Địa hình Ninh Bình có hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ
vùng núi Nho Quan, Tam Điệp tới miền đồng bằng Hoa Lư, Yên Khánh rồi thấp dần
ra vùng biển Kim Sơn. Đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, vùng núi chỉ chiếm
khoảng 20% diện tích toàn tỉnh.
Khí hậu:
Ninh Bình nằm trong đới khí hậu gió mùa chí tuyến á đới có mùa đông lạnh
khô. Vùng cũng chịu ảnh hưởng gió mùa và khí hậu ven biển. Khó khăn lớn nhất về
mặt thời tiết đối với sản xuất của Ninh Bình là mùa mưa bão thường xảy ra úng lụt,
ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp. giao thông vận tải và sinh hoạt
của nhân dân.
Thủy văn:
Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình bao gồm hệ thống sông Đáy, sông Hoàng
Long, sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng, sông Vân Sàng, phân bố rộng khắp
trong toàn tỉnh.
Các nguồn tài nguyên:
-


Khoáng sản: Ninh Bình có nhiều loại khoáng sản, nhưng đáng kể nhất là đá vôi, trữ
lượng hàng chục tỉ mét khối và hàng chục triệu tấn đôlômít. Đây là nguồn nguyên
liệu lớn cho sản xuất vật liệu xây dựng và một số hóa chất. Ngoài ra, Ninh Bình còn
có đất sét dùng để sản xuất gạch ngói và than bùn dùng để sản xuất phân vi sinh.

-

Đất: diện tích đất tự nhiên tương đối lớn như: đất phù sa mới, đất phù sa cũ, đất
chua, đất mặn.

-

Rừng: Rừng chiếm diện tích chủ yếu là trong khu Vườn quốc gia Cúc Phương.
Rừng ở đây thuộc loại rừng mưa nhiệt đới điển hình với cấu trúc thảm thực vật
nhiều tầng. Ngoài ra còn một diện tích nhỏ rừng phòng hộ mới triển khai.

2.4.1.2.

Điều kiện kinh tế, xã hội
Tình hình kinh tế:

- Ninh Bình ưu tiên cho việc phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đặc
biệt là xi măng, đá, gạch. Bên cạnh đó, điạ phương còn phát triển đa dạng ngành
kinh tế thuỷ sản, trong đó nuôi thuỷ, hải sản là trọng tâm. Với các khu du lịch, danh
lam thắng cảnh nổi tiếng, đặc biệt khu cố đô Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động, Khu
chùa Bái Đính, Tràng An, quần thể kiến trúc nhà thờ Phát Diệm là thế mạnh của
tỉnh trong phát triển du lịch.

- Trong những nằm gần đây, kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức cao. Ninh

14


Bình cũng là một trong những tỉnh có vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam. Với
quy mô dân số là hơn 900 nghìn người, Ninh Bình đang nằm trong “thời kỳ dân số
vàng”, là lợi thế không nhỏ để cung cấp nguồn lao động, thuận lợi trong quản lý và
không gây sức ép lớn đối với phát triển kinh tế. Với nguồn nhân lực dồi dào, chất
lượng khá là một lợi thế để phát triển kinh tế, nhất là đối với các ngành, lĩnh vực thủ
công mỹ nghệ và công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động.
Thực trạng phát triển cơ sợ hạ tầng

- Ninh Bình có 3 hệ thống đường giao thông, gồm đường bộ, đường thủy và đường
sắt. Hệ thống giao thông đường bộ gồm có quốc lộ 1A, 10, 45, 12B với tổng chiều
dài trên 110 km; tỉnh lộ gồm 19 tuyến và các đường chính của thành phố Ninh
Bình và thị xã Tam Điệp với tổng chiều dài hơn 293,6 km; huyện lộ dài 79 km và
đường giao thông nông thôn 1.338 km. Cùng với, đường cao tốc Bắc - Nam đang
xây dựng sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh trong phát triển, đặc biệt là du lịch. Hệ thống
đường thuỷ gồm 22 tuyến sông trong đó Trung ương quản lý 4 tuyến (sông Đáy,
sông Hoàng Long, sông Vạc và kênh nhà Lê) với tổng chiều dài gần 364,3 km. Có 3
cảng chính do trung ương quản lý là cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc và cảng K3
(thuộc nhà máy nhiệt điện Ninh Bình) cũng đã được nâng cấp. Hàng loạt các bến
xếp dỡ hàng hoá, ụ tàu, khu neo tránh tàu thuyền nằm trên các bờ sông và cửa sông,
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa
bàn tỉnh có chiều dài 19 km với 4 ga (ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Gềnh và Đồng
Giao), thuận lợi trong vận chuyển hành khách và hàng hoá, nhất là vận chuyển vật
liệu xây dựng. Hệ thống đường sắt cao tốc đang được quy hoạch, thiết kế, khi đi vào
hoạt động sẽ tạo thuận lợi lớn trong phát triển của tỉnh.

- Hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt là cáp quang, Internet đã được nâng cấp toàn
diện trong thời gian qua, tạo bước đột phá phục vụ phát triển. Đây là các hạng mục

hạ tầng kỹ thuật rất quan trọng cần được quan tâm trong tương lai.

2.4.1.3. Đánh giá chung
Thuận lợi

- Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đang có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh,
tạo điều kiện thuận lợi giao lưu thông thương hàng hoá với các địa bàn trong tỉnh và
trong cả nước. Trong thời gian tới huyện được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp
nhiều công trình hạ tầng cơ sở, mở rộng, phát triển đô thị và tiếp nhận các dự án phát
triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch…

- Là huyện có địa hình bằng phẳng, khí hậu thuận lợi phù hợp với nghề trồng lúa
15


nước. Bên cạnh đó ngành chăn nuôi cũng có điều kiện phát triển. Nông nghiệp phát
triển thuận lợi.

- Kim Sơn có lực lượng lao động dồi dào, các làng nghề cói, đan lát truyền thống vẫn
được duy trì và ngày càng mở rộng là nguồn lực quan trọng thúc đẩy kinh tế của
huyện phát triển, hơn thế nữa trình độ dân trí ngày được nâng cao, thuận lợi cho
việc tiếp thu khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất.
Khó khăn
Lực lượng lao động chủ yếu của huyện là lực lượng lao động nông nghiệp,
trình độ chưa cao, nên trong thời kì hội nhập quốc tế sẽ vấp phải những khó khăn
nhất định về phát triển kinh tế, quản lý nhân khẩu do người dân dời làng xóm lên
thành phố làm thêm.

2.4.2. Thực trạng phát sinh rác thải sinh hoạt tại xã Thượng Kiệm và Thị trấn Bình
Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Là một trong 4 tỉnh (Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) nằm trong
lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Nình Bình đang cùng với các tỉnh này góp phần biến lưu
vực sông Nhuệ - Đáy trở thành một trong ba lưu vực sông đang bị ô nhiễm nghiêm
trọng nhất nước ta. Bãi chôn lấp lộ thiên Thung Quèn Khó, xã Đông Sơn có diện
tích 6 ha đang phải tiếp nhận toàn bộ rác thải thu gom được của cả tỉnh bao gồm rác
thải sinh hoạt và cả rác thải công nghiệp. Chất thải rắn công nghiệp dự đoán đến
năm 2030 là 59.325 tấn/năm. Một lượng lớn chất thải rắn sinh hoạt từ hơn 900
ngàn người dân đã và đang ngày càng khiến cho môi trường trong tỉnh ngày càng có
nguy cơ bị ô nhiễm hơn.

2.4.2.1. Nguồn gốc phát sinh
Chất thải rắn phát sinh trên địa bàn xã Thượng Kiệm và Thị trấn Bình Minh
được phát thải từ các nguồn chính sau:

Khu dân cư
Trường học
16


Chất thải rắn

Công sở, cơ
quan

Dịch vụ

Chợ

2.4.2.2.


Thành phẩn chất thải rắn sinh hoạt
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế đang ngày càng phát triển nhanh
chóng, đặc biệt là các ngành công nghiệp, dịch vụ. Cùng với đó là sự gia tăng dân
số, bùng nổ dân số càng khiến cho khối lượng rác tăng nhanh đáng kể, thành phần
rác ngày càng đa dạng.
Tại xã Thượng Kiệm và Thị trấn Bình Minh đều mang đặc điểm của vùng
sản xuất nông nghiệp nên thành phần rác thải sinh hoạt có tỷ lệ hữu cơ cao. Xã
Thượng Kiệm có nghề làm nông nghiệp chiếm đa số hơn, ngoài ra có nghề phụ là
đan lát nên thành phần rác thải có tỷ lệ hữu cơ dễ phấn hủy cao hơn Thị trấn Bình
Minh. Tại thị trấn Bình Minh, dịch vụ và cơ quan công sở nhiều hơn nên có lượng
vỏ đồ hộp, đồ nhựa và thủy tinh cao hơn, có thể đem đi tái chế.
Từ thành phần các loại chất thải ta có thể thấy rằng nếu đầu tư tái chế thì ta
đã giảm được chất thải hữu cơ dễ phân hủy nhờ biện pháp sản xuất phân vi sinh
phục vụ sản xuất nông nghiệp tại nhà máy xử lý CTR Tam Điệp và nhà máy xử lý
chất thải rắn Ninh Bình đi vào hoạt động từ tháng 6/2014. Các chất thải có thể tái
chế có thể nhập cho các công ty sản xuất giấy trên địa bàn, kim loại có thể thể nhập
lại cho công ty cán thép Tam Điệp,…Nhờ vậy có thể giảm sức ép cho bãi chôn lấp.

2.4.2.3.

Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh
Chỉ tiêu
17

Điểm điều tra


Xã Thượng Kiệm

TT Bình Minh


Lượng rác thải bình quân (kg/hộ/ngày)

1,7

1,3

Lượng rác thải bình quân (kg/người/ngày)

0,5

0,38

Số nhân khẩu

6.653

4.024

Số hộ

1.946

1.177

3.308,2

1.530,1

Tổng lượng rác thải bình quân (kg/ngày)


Nhìn vào bảng trên ta thấy: khối lượng rác thải sinh hoạt tại 2 xã của Kim
Sơn khá chênh lệnh. Tại Thị trấn Bình Minh, lượng rác lại ít hơn ở một xã như
Thượng Kiệm. Điều này có được là do ở Thượng Kiệm, ngoài những chất thải
chung mà mỗi vùng sản xuất nông nghiệp đều có, địa bàn xã Thượng Kiệm còn có
thêm nghề đan lát các sản phẩm từ cói, bèo bồng nên lượng rác của họ tăng thêm
cũng chỉ là các phế phẩm từ cói và bèo bồng, chúng là những chất thải hữu cơ. Có
thể nhận thấy lượng rác ở Kim Sơn không lớn như các đô thị lớn ở Việt Nam. Tuy
nhiên nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ thì tình trạng ô nhiễm môi trường do
người dân xả rác bừa bãi sẽ là một vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới.

18


2.4.2.4. Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Thượng Kiệm và thị trấn Bình
Minh của huyện Kim Sơn.

2.4.2.4.1. Cơ cấu và tổ chức quản lý rác thải tại Ninh Bình

UBND Ninh Bình

Công ty Môi trường và Công trình đô thị

UBND phường, xã

Hộ gia đình, cơ quan, nơi công cộng

Đội vệ sinh cấp xã

Tổ chức quản lý rác thải tại Ninh Bình

Một số văn bản pháp luật đang được áp dụng tại tỉnh Ninh Bình

- Luật BVMT được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 và có hiệu lực từ
ngày 10 tháng 01 năm 1994. Nay đã được thay thế bằng Luật BVMT năm 2014
được Quốc hội thông qua chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

- Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với những
mục tiêu cụ thể là tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt đạt 90%, xử lý và tiêu huỷ 60% chất
thải nguy hại và 100% chất thải y tế cơ quan chủ trì và triển khai thực hiện là Bộ
TN&MT.

- Chỉ thị số 23/2005/CT - TTg ngày 21 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ
về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp;

- Thông tư Liên tịch số 01/2001/TTLT - BKHCNMT - BXD ngày 18 tháng 1 năm
19


2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm,
xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn;

- Nghị định 59/2007/NĐ - CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về Quản lý
chất thải rắn;

- Thông tư số 24/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng : Hướng dẫn việc tổ chức triển
khai đầu tư xây dựng Khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh

- Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND tỉnh Ninh Bình kỳ họp thứ III – khóa VIII, ngày
15 tháng 12 năm 2011 về ban hành quy định danh mục về mức thu và quản lý, sử
dụng các khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;


- Kế hoạch số 24/KH-UBND Huyện Kim Sơn về tăng cường công tác quản lý vệ sinh
môi trường và nước sạch;

2.4.2.4.2. Thực trạng quản lý và thu gom rác thải tại thị trấn Bình Minh và xã Thượng
Kiệm
Tại thị Trấn Bình Minh
Rác thải dã được thu gom, tuy nhiên hiệu quả thu gom chưa thực sự cao và
chưa được quản lý chặt chẽ do sự phát triển kinh tế và các hoạt động của người dân.
Cảnh quan đô thị đang dần bị gảm xuống.
Tại xã Thượng Kiệm
Trên địa bàn xã đã có tổ thu gom rác để thu gom rác thải cho toàn xã. Tuy
nhiên do địa bàn nông thôn, diện tích đất nông nghiệp lớn, thói qune của người dân
nông thôn nên khó quán lý chặt chẽ và chưa thu gom được hiệu quả như mong đợi.
Tần xuất thu gom chưa thực sự được quản lý nghiêm ngặt.
Thực trạng thu gom: Trên địa bàn đã có những xe thu gom đẩy tay hoạt động
với tần xuất 1 lần/ngày hoặc 2 ngày/lần. Tuy nhiên hiệu quả thu gom chưa thực sự
cao, chưa được quản lý nghiêm ngặt. Mỗi xe đẩy tay có 1 công nhân thu gom với
các trang thiết bị đơn giản như: áo bảo hộ lao động, ủng, gang tay, khẩu trang. Các
công nhân ở đây được trả công theo tháng. Các xe đẩy thu gom sẽ được tập kết lại
và cho vào các xe tải lớn để mang rác đi xử lý tại nhà máy chất thải rắn Tam Điệp
hoặc đến bãi chôn lấp.
Ngoài ra do chưa quản lý chặt chẽ mà người dân vẫn có thói quen để rác
không đúng nơi quy định, hình thành những bãi đổ rác nhỏ tự phát ở quanh khu vực
và lân cận.
20


2.4.2.4.3. Những hạn chế trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Kim
Sơn, Ninh Bình.


- Chưa có hệ thống quản lý chất thải chung, đồng bộ tới tất cả các xã, thị trấn trong
huyện.

- Việc áp dụng các văn bản pháp luật trong công tác quản lý và xử lý rác thải chưa
phát huy được trong thực tế, chưa áp dụng các hình phạt đối với người đổ rác không
đúng nơi quy định. Tuy nhiên sau khi bắt giữ lại chưa có biện pháp răn đe để làm
gương cho các đối tượng khác.

- Chưa thực sự đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện.
- Việc thu gom đã có nhưng chưa thực sự đồng bộ, rõ ràng và chưa được quản lý
nghiêm ngặt, đều đặn.

- Ý thức của người dân chưa cao, vẫn còn hiện tượng đổ rác không đúng quy định
làm mất mỹ quan, tăng thêm sự vất vả của công nhân thu gom.

21


- Việc phân loại rác tại nguồn chưa được triển khai đúng cách và hiệu quả nên rác
thải vẫn được đổ chung lại một chỗ gây khó khăn cho công tác thu gom, vận chuyển
và xử lý cuối cùng.

- Rác thải chưa được thu gom và xử lý toàn bộ trên toàn địa bàn, vẫn còn một số khu
vực chưa được thu gom, hoặc thu gom không đạt yêu cầu, thậm chí việc vứt rác bừa
bãi gây thành những bãi rác tự phát nhỏ lộ thiên vừa gây mất mỹ quan vừa gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng dến sức khỏe người dân và nhũng sinh vật tại khu
vực ô nhiễm.
2.4.3. Đề xuất một số biện pháp cho công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn xã
Thượng Kiệm và Thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Việc giảm thiếu các thành phần không mong muốn trong sản xuất, sinh
hoạt, tận dụng nguồn nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất là một mục tiêu rất
quan trọng trong công tác quản lý chất thải rắn. Vì vậy các biện pháp quản lý chất
thải rắn đều hướng đến: giảm thiếu tại nguồn, trong sản xuát áp dụng những biện
pháp sản xuất sạch hơn để giảm lượng chất thải rắn và nâng cao chất lượng sản
phẩm, trong sinh hoạt và y tế ưu tiên sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên liệu, tránh
lãng phí và phát sinh nhiều chất thải. Trong xử lý ưu tiên những biện pháp dễ thực
hiện, tiết kiệm chi phí và hiệu quả.
2.4.3.1.

Phân loại chất thải rắn tại nguồn
Về lâu dài, để phát triển bền vững cần phải tính toán đến giải pháp phân loại
rác tại nguồn, tái chế chất thải… để biến rác thải thành tài nguyên. Phân loại rác tại
nguồn mang lại nhiều lợi ích như: giảm khối lượng rác thải sinh hoạt phải chôn lấp;
giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước rỉ rác, ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt;
tái chế các loại rác thải như nylon, thủy tinh, nhựa, giấy, kim loại, cao su... Để thực
hiện được các giải pháp trên, các cơ quan quản lý cần có cơ chế khuyến khích các
cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình phân loại rác tại nguồn; có cơ chế phát triển
các cơ sở sản xuất thực hiện dịch vụ thu gom, tái chế, đốt và chôn lấp, sản xuất
phân compost (phân hữu cơ được xử lý từ rác)…Rác thải sau khi phân loại sẽ được
tiến hành sử dụng và xử lý vào những mục đích khác nhau: loại nào đem đi tái chế,
loại nào đem đi ủ, loại nào đem di chôn lấp,…
Tuy nhiên, dân số trên địa bàn đa số là nông dân và công nhân nên có thể
chưa có đầy đủ các kiến thức về cách thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn nên
địa phương cần có các buổi tập huấn hoặc các chỉ dẫn về cách phân loại rác thải.
22


Ví dụ: Phát cho mỗi hộ gia đình một bảng mẫu về hướng dẫn cách phân loại
rác thải như sau:

Loại

1. Rác hữu cơ

Nguồn gốc

Ví dụ

– Các vật liệu làm từ giấy

– Các túi giấy, giấy bìa,
giấy vệ sinh

– Có nguồn gốc từ các sợi

– Vải, len,…

– Thực phẩm thừa đã qua sử dụng

– Vỏ rau củ quả, thức
ăn…

– Các loại sản phẩm, vật liệu
– Vỏ hộp, hàng rào,…
được chế tạo từ sắt
2.

Rác vô cơ

– Các vật liệu, sản phẩm làm – Chai, lọ, bóng

bằng thủy tinh
đèn,…
– Các vật liệu không cháy ngoài – Gạch, gốm, sứ
kim loại, thủy tinh

- Thùng màu xanh lá cây dùng để chứa rác hữu cơ, có thể phân huỷ như:
thực phẩm thừa, cành cây, lá cây....
- Thùng màu đỏ nằm giữa để chứa rác vô cơ có thể tái chế được, rác không
thể phân huỷ được như nilon, thuỷ tinh vỡ....
- Thùng màu vàng dùng để chứa các chất độc hại, nguy hiểm, cần thu gom
để xử lý riêng. Khi rác thải là chất độc hại có dịch lỏng thì lấy nút cao su nút lại lỗ
nhỏ.

23


2.4.3.2.

Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn
trên địa bàn
Hiện nay trên địa bàn chỉ có một phần địa bàn và lượng rác được thu gom đạt
yêu cầu, bên cạnh đó vẫn còn nhiều làng xóm chưa có được hệ thống thu gom rác
thải nên lượng rác chưa được thu gom vẫn còn nhiều. Vì vậy mà cần bổ sung thêm
các phương tiện thu gom như: xe đẩy tay 3 bánh, xe ép rác trọng tải nhỏ và trung
bình. Mở rộng phạm vi thu gom, tần xuất thu gom. Tiến hành phân công trách
nhiệm cho mỗi tổ chức (cá nhân) quản lý một khu vực nhất định. Tiến hành lập kế
hoạch về số lượng xe thu gom, nhân công, thời gian thu gom trong ngày/tuần, tần
xuất thu gom,…Để nâng cao hiệu quả cẩn áp dụng dây chuyền công nghệ sau vào
thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn.
Đề xuất dây chuyền công nghệ:


.

Rác từ hộ dân đã dược phân loại

Xe đẩy tay

Xe ép rác

Bãi chôn lấp

24

Ủ vi sinh


Thuyết minh: Chát thải sinh hoạt sau khi phát sinh sẽ được người dân thu
gom và phân loại trong những chiếc túi hoặc thùng màu khác nhau. Những túi
(thùng) màu khác nhau đó để phấn biệt các loại chất thải rắn khác nhau (chất thải
hữu cơ, vô cơ, chất thải có thể tái chế, chất thải nguy hại,…). Sau đó chất thải sẽ
được tạm lưu một ngày trong những chiếc thùng trong 1 ngày. Đến chiều các xe thu
gom sẽ đi qua khu dân cư để thu gom rác thải bằng xe đẩy tay. Những chiếc xe đẩy
tay sau khi đã thu gom đầy rác sẽ được đẩy đến nơi tập kết rác thải của địa bàn tại
những điểm hẹn. Tại đây rác thải sẽ được cẩu lên những chiếc xay ép rác thể tích 9 ;
12 15. Những chiếc xe ép rác này sẽ có nhiệm vụ chở rác thải đến vị trí bãi chôn lấp
để tiến hành xử lý chất thải sinh hoạt. Tại bãi chôn lấp chất thải nào có thể đem đi ủ
vi sinh thì cho vào khu ủ vi sinh, chất thải nào cần chôn lấp thì cho vào bãi chôn
lấp.
Tuy nhiên để thực hiện được điều trên thì tài chính là mọt vấn đề cần được
giải quyết. Để nâng cao hiệu quả thu gom và giải quyết vấn đề tài chính để thực

hiện thu gom, địa bàn có thể thực hiện những giải pháp sau: thu phí môi trường trên
mỗi nhân khẩu, xin ngân sách từ các cơ quan ở trên (tỉnh, huyện). Khi vấn đề tài
chính được giải quyết thì các vấn đề còn lại về thu gom trở nên dẽ dàng hơn.
Cách thực hiện: các cơ quan có thể cử người trong cơ quan quản lý trực tiếp
công tác thu gom chất thải rắn; cho người dân trực tiếp tham gia vào công tác thu
gom chất thải rắn (có trả công) hoặc tổ chức đấu thầu để kí hợp đồng chọn một
doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đứng ra chịu trách nhiệm thu gom chất thải rắn
cho khu vực.
2.4.3.3.

Biện pháp tái chế
Sau khi đã phân loại chất thải rắn thành những loại khác nhau như: rác hữu
cơ, rác cô cơ, nhựa, kim loại, … thì tiến hành tái chế những loại rác có thể tái chế.
Nhựa: có thể đem bán cho các cơ sở nấu và tạo hình nhựa cũ thành những đồ
vật nhựa mới.
Kim loại: có thể đem bán cho các cơ sở nấu kim loại, các xưởng sản xuất đồ
kim loại.
Giấy: có thể mang bán cho các công ty sản xuất giấy trên địa bàn để tái chế
và tiết kiệm nguồn nguyên liệu cho sản xuất giấy.
Các loại thủy tinh, cao su, nilon,.. có thể đem bán cho các cơ sở sản xuất
chuyên biệt để tái chế.

25


×