Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG HUYỆN PHÚC THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.73 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Ngọc

BÁO CÁO THỰC
TẬP TỐT NGHIỆP
Lớp: CĐ12KM
MSV: CĐ01200730

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
HUYỆN PHÚC THỌ

Địa điểm thực tập
Người hướng dẫn

: Phòng Tài nguyên Môi trường
huyện Phúc Thọ
: Lê Anh Chiến

Sinh viên thực hiện

: Phan Thị Khánh Huyền

Lớp

: CĐ13KM

MSV


: 1456100262

Phúc Thọ , tháng 4 năm 2017.


MỤC LỤC
* Đối tượng thực hiện chuyên đề:...............................................................................................7
2.3. Nội dung thực hiện chuyên đề.............................................................................................7
2.4. Phương pháp thực hiện chuyên đề.......................................................................................7
2.4.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn......................................................................................7
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại trường, em đã tích lũy được rất nhiều lý thuyết cơ bản,
nhưng đối với phần thực hành em còn nhiều điều cần phải học hỏi và tích lũy, nên việc
tìm hiểu tiếp xúc với thực tế để học hỏi những kinh nghiệm, trang bị kiến thức về nghiệp
vụ chuyên môn là điều rất cần thiết. Do vậy, được sự chấp thuận của nhà trường, ban
lãnh đạo Phòng tài nguyên và môi trường Huyện Phúc Thọ em đã được đến phòng
TN&MT để thực hiện khóa thực tập tốt nghiệp.
Có được kết quả như ngày hôm nay em luôn trân trọng và ghi nhớ công ơn của quý
thầy cô trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội nói chung và Khoa Môi
trường nói riêng đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu của mình cho
bản thân em.
Tuy thời gian thực tập có hạn, kinh nhiệm bản thân còn nhiều hạn chế nhưng các
bác, các cô chú, anh chị ở Phòng tài nguyên và môi trường Huyện Phúc Thọ đã dành
nhiều thời gian nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt cho em những kinh nghiệm thực tế, giúp
em hiểu rõ hơn những kiến thức mà thầy cô đã giảng dạy ở nhà trường và hoàn thành tốt
báo cáo theo đúng thời gian quy định của trường.
Em xin cảm ơn anh Lê Anh Chiến – Phó phòng tài nguyên người trực tiếp hướng
dẫn em ở cơ sở thực tập cùng các anh chị đang công tác tại Phòng tài nguyên và môi
trường Huyện Phúc Thọđã tận tình giúp đỡ cho em hoàn thành khóa thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô và ban lãnh đạo, các cô,

chú, anh, chị Phòng tài nguyên và môi trường Huyện Phúc Thọ nhiều sức khỏe và luôn
hoàn thành nhiệm vụ vì sự nghiệp giáo dục và bảo vệ môi trường của đất nước.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Sinh viên
Phan Thị Khánh Huyền



MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn chuyên đề
Môi trường là nơi con người sống và hoạt động. Vì vậy môi trường đã và đang
là vấn đề được toàn xã hội quan tâm, không còn là vấn đề của mỗi quốc gia mà là vấn
đề của toàn cầu đòi hỏi chúng ta cần phải có hành động nhằm bảo vệ môi trường.
Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã giúp cho nhân
loại đạt được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh
đó tốc độ phát triển KT- XH ngày càng phát càng nâng cao, nền Công nghiệp hóa xã
hội hóa kéo theo sự tăng trưởng kinh tế thúc đẩy sự tiến bộ xã hội nhưng cũng là
nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm về chất lượng môi trường.
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập
- Đối tượng thực hiện: chất lượng môi trường huyện Phúc Thọ.
- Phạm vi thực hiện:
+ Về không gian: tại Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Phúc Thọ - TP Hà
Nội.
Địa chỉ :QL32- Thị trấn Phúc Thọ - Hà Nội
- Phương pháp thực hiện:

+ Thu thập số liệu thông tin
+ Xử lý số liệu bàng phương pháp thông kê
+ Điều tra thực địa…
+ Tham gia hoạt động thực tế
+ Phân tích, tổng hợp các kết quả thu thập được...
3. Mục tiêu và nội dung chuyên đề
- Mục tiêu chuyên đề:
+ Hiểu được công việc của nhân viên trong phòng Tài Nguyên Môi Trường.
+ Nắm được hiện trạng môi trường từ đó dự báo ô nhiễm trong địa bàn huyện
+ Đề xuất giải pháp quản lý môi trường phù hợp.
- Nội dung chuyên đề:

1


+ Tìm hiểu vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực tập ( Phòng
Tài Nguyên Môi Trường huyện Phúc Thọ).
+ Thu thập các dữ liệu về môi trường trong địa bàn.
+ Đánh giá chất lượng môi trường thông qua các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện
hành.
+ Các công tác quản lý môi trường của huyện: đất, nước, không khí.
+ Đưa ra các đề xuất giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường trong địa bàn.

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG

1.1. Vị trí, chức năng
1.1.1. Vị trí

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phúc Thọ là cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ ; chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn
diện của Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên
môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố.
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước để hoạt động.
1.1.2. Chức năng
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
huyện thực hiện quản lý nhà nước về: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoán sản,
môi trường, đo đạc, bản đồ.
1.2. Nhiệm vụ
Phòng Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ như sau:
1. Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực
hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý tài
nguyên và môi trường; kiểm tra việc thực hiện sau khi Ủy ban nhân dân huyện ban
hành.
2. Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng và tổ
chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của xã, thị trấn không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị sử dụng đất, chuyển
quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng
tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân
huyện.
4. Theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về
đất đai; quản lý hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện; hướng
dẫn, kiểm tra việc thực hiện thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai đối với công chức
chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở xã, thị trấn; thực hiện việc lập và quản lý
hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai của huyện.

3



5. Tham gia cùng Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan
trong việc xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương;
tham gia thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp
luật; tham mưu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc phối hợp các cơ quan
có liên quan xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo
quy định của pháp luật.
6. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân
dân huyện về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản (nếu có).
7. Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường
và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định
kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp,
khu du lịch trên địa bàn; hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã, thị trấn quy định về hoạt
động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả.
8. Điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc
thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.
9. Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của Ủy ban nhân dân
huyện.
10. Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi
chính phủ hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
11.Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên
và môi trường, các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy
định của pháp luật.
12. Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực
công tác được giao cho Ủy ban nhân dân huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.
13. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về tài nguyên và môi trường đối với
công chức chuyên môn của xã, thị trấn.
14. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi

ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán
bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân
công của Ủy ban nhân dân huyện.

4


15. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và theo
phân công của Ủy ban nhân dân huyện.
16. Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
tại địa phương theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân huyện giao và theo quy định
của pháp luật.
1.3. Tổ chức bộ máy

Trưởng phòng
Đặng Văn Nghĩa

Phó phòng
Lê Anh Chiến
Phụ trách tổ môi trường
khoáng sản

Phó phòng
Nguyễn Văn Ngà
Phụ trách tổ đơn thư

Phó phòng
Đoàn Văn Quyền
Phụ trách tổ giao đất cho

thuê đất & quy hoạch kế
hoạch cấp giao chứng
nhận

5 chuyên viên
Và 11 hợp đồng

* Các dự án môi trường đã, đang và sẽ thực hiện
- Dự án “ Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Phúc Thọ - thành phố Hà Nội
đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”:
+ Xây dựng quy hoạch môi trường nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các kế
hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện không gây ra các vấn đề suy thoái môi
trường, góp phần để trong tương lai, nhân dân huyện Phúc Thọ được sống trong môi
trường trong sạch và bền vững.

5


+ Xây dựng các chương trình hành động bảo vệ môi trường cho huyện, đề xuất
các giải pháp nhằm thực hiện các nội dung của quy hoạch môi trường được thực hiện
với hiệu quả cao nhất.
- Dự báo một số vấn đề môi trường huyện Phúc Thọ đến năm 2020
+ Dự báo ô nhiễm không khí do giao thông: Nồng độ trung bình các chỉ tiêu để
đánh giá chất lượng không khí như bụi, tiếng ồn... đều gia tăng do quá trình đô thị hóa
trên địa bàn huyện.
+ Dự báo ô nhiễm nước mặt: Do có sự gia tăng đáng kể về dân số, nước thải
sinh hoạt sẽ làm chất lược nước hiện tại còn bị tiếp tục ảnh hưởng do ô nhiễm. Nếu
không có giải pháp quyết liệt và hiệu quả thì vấn đề ô nhiễm nước sẽ gây ảnh hưởng
lớn đến chất lượng nước mặt.
+ Dự báo môi trường khu vực làng nghề chế biến nông sản: Do áp dụng công

nghệ mới trong chế biến nông sản càng ngày càng được chú trọng nước thải và chất
thải rắn sẽ ít đi. Mặt khác, do mở rộng các khu đô thị, thương mại dịch vụ và các loại
hình kinh tế khác hiệu quả hơn, sản xuất làng nghề chế biến nông sản không có khả
năng mở rộng, do vậy môi trường làng nghề hiện tại còn ô nhiễm, nhưng về nguy cơ ô
nhiễm cao hơn vào năm sau là ít xảy ra.
- Quy hoạch phân vùng môi trường huyện Phúc Thọ và các chương trình bảo
vệ môi trường ưu tiên đến năm 2015, định hướng năm 2020
+ Quy hoạch phân vùng môi trường huyện Phúc Thọ.
+ Các chương trình bảo vệ môi trường ưu tiên.
+ Các giải pháp.

6


CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP.

2.1. Đối tượng và phạm vi thực hiện chuyên đề
* Đối tượng thực hiện chuyên đề:
- Rác thải sinh hoạt tại huyện Phúc Thọ.
- Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Phúc Thọ Thành phố
Hà Nội.
* Phạm vi nghiên cứu:
Tại địa bàn huyện Phúc Thọ Thành phố Hà Nội.
2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện chuyên đề
- Địa điểm: Khu vực huyện Phúc Thọ Thành phố Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: được thực hiện từ tháng 12/2015 – 08/2016.
2.3. Nội dung thực hiện chuyên đề
- Đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Phúc Thọ
Thành phố Hà Nội ảnh hưởng đến phát thải rắn.
- Điều tra đánh giá Công tác quản lý chất thải sinh hoạt và chất lựợng môi trường trên

địa bàn huyện Phúc Thọ
- Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải sinh họat và chất luợng môi truờng
trên địa bàn huyện Phúc Thọ Thành phố Hà Nội
2.4. Phương pháp thực hiện chuyên đề
2.4.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
* Phỏng vấn bằng phiếu điều tra
Lập phiếu điều tra, phỏng vấn.
Thành lập bộ câu hỏi đánh giá nhanh, tiến hành phát phiếu điều tra, phỏng vấn
30 phiếu cho cán bộ: công chức - viên chức, 40 phiếu cho người dân và 30 phiếu cho
đối tượng thu gom trực tiếp.
Nội dung điều tra bao gồm:
- Thông tin môi trường được biết đến.
- Thực trạng phân loại, thu gom, quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở địa
phương hiện nay.
7


- Khả năng nhận thức về phân loại và công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở
địa phương.
- Phương pháp điều tra theo bảng hỏi (mẫu phiếu điều tra xem phần phụ lục):
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
* Số liệu thứ cấp:
- Những số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Số liệu về rác thải của một số năm trước.
Nguồn số liệu này được lấy từ các báo cáo thống kê về tình hình kinh tế - xã hội
của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện .
* Số liệu sơ cấp:
Bao gồm các số liệu do công tác điều tra, phỏng vấn như:
+ Các số liệu về thực trạng rác thải.
+ Các số liệu về hiện trạng thu gom rác thải.

+ Các số liệu về công tác quản lý tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
2.4.3. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải
* Phương pháp xác định khối lượng rác thải được thu gom: tiến hành theo dõi
việc tập kết rác thải tại các điểm tập kết rác thải của từng , xã thị trấn để đếm số xe đẩy
tay chứa rác trong một ngày, tuần và trong tháng. Các xe đẩy tay được chở đến điểm
tập kết vào đúng giờ quy định và cho lên xe chở rác chuyên dùng của các công ty môi
trường. Với phương pháp đếm số xe và cân để xác định thành phần, tỷ lệ rác thải sẽ
giúp biết được khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày. Do lượng rác thải thường là ổn
định từ các nguồn thải, rất ít bị biến động. Nên tiến hành xác định khối lượng và sau
đó tính trung bình.
* Phương pháp xác định lượng rác thải bình quân/người/ngày và thành phần
rác thải tại các xã, thị trấn:
- Đối với rác hộ gia đình và khu dân cư: mỗi xã lựa chọn ngẫu nhiên khoảng 07
hộ để theo dõi được thuận lợi và dễ dàng. Việc lựa chọn các hộ theo tiêu chí cân đối về
tỷ lệ giữa các hộ là công nhân, viên chức (50%); hộ kinh doanh, buôn bán (40%); hộ
làm nghề khác (10%). Trên cơ sở số liệu điều tra của từng UBND các xã, thị trấn về tỷ
lệ nghề nghiệp của người dân trên địa bàn.
+ Tiến hành phát cho các hộ 2 túi màu khác nhau để phân loại rác ngay tại
nguồn và để rác thải lại để cân.
8


+ Đến từng hộ gia đình thí điểm cân rác vào giờ cố định trong ngày 1lần/ngày.
+ Số lần cân rác của mỗi hộ gia đình lặp lại 3 lần/tháng (cân trong 4 tháng).
Giữa các ngày cân rác trong tuần, trong tháng có sự luân chuyển để cân được vào các
ngày đầu tuần, giữa tuần, cuối tuần trong tháng. Rác sau khi thu gom, cân thô được đổ
vào xe thu gom vào các điểm tập trung rác của từng phường, xã.
+ Từ kết quả cân thực tế rác tại các hộ gia đình, tính được lượng rác thải trung
bình của 1 hộ/ngày, và lượng rác thải bình quân/người/ngày.
+ Phân loại rác tập trung tại bãi rác khu dân cư tiến hành phân loại rác trong 1

tháng, mỗi tuần 2 lần vào 2 ngày cố định trong tuần thu gom, cân trọng lượng rác thải
vô cơ, hữu cơ quy thành tỷ lệ % trọng lượng.
+ Nếu xã nào được thu gom rác thải tập trung thì tiến hành đếm số xe đẩy tay
chở rác trong ngày, tháng. Sau đó ước tính khối lượng trung bình lượng
rác/ngày/tháng, sẽ biết được lượng phát sinh và thu gom.
+ Nếu , xã nào chưa tổ chức thu gom rác: sau mỗi lần họp chợ, khi rác được thu
gom thành đống thì tiến hành cân và tính khối lượng trung bình/ngày/tháng.
- Đối với rác tại các cơ quan công sở, trường học: Do các đặc điểm nghề nghiệp
và tính chất công việc, nên thành phần là khá giống nhau. Đầu tiên tiến hành điều tra
về số lượng các cơ quan, trường học, ở các phường, xã các thông tin về: số nhân viên,
số học sinh, sinh viên, số cán bộ giáo viên, loại hình sản xuất, đặc thù rác thải của cơ
quan, trường học. Sau đó căn cứ vào quy mô, lượng người của từng nhóm công sở,
trường học để ước tính khối lượng rác thải cho những nhóm có đặc điểm tương tự nhau:
lựa chọn một số cơ quan, trường học (mẫu giáo, tiểu học, trung học, UBND) và sau đó
cân thí điểm rồi tính trung bình lượng rác/ngày/tháng hoặc tiến hành đếm các xe thu
gom (nếu có thể). Rồi ước tính khối lượng rác được thu gom, phát sinh và sau đó tính
trung bình lượng rác/ngày/tháng.
* Phương pháp xác định thành phần rác thải: Căn cứ vào đặc điểm chung của
các xã, thị trấn ta chọn các điểm tập kết rác tại 02 xã và 01 thị trấn để phân loại rác,
rồi cân từng thành phần sau đó tính tỷ lệ. Mỗi xã ta cân và phân loại thí điểm tại 1
điểm tập kết.
3.4.4. Phương pháp dự đoán lượng rác thải phát sinh và lượng rác đượcthu gom
của huyện
Dự đoán lượng rác thải phát sinh và lượng rác được thu gom của huyện Phúc
Thọ đến năm 2020 dựa theo biến động dân số của huyện và lượng rác thải bình quân
theo đầu người (tính theo tiêu chuẩn dự báo của Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự).
9


Dân số của huyện đến năm (x) được dự đoán theo công thức sau:


 P ±V 
N t = N 0 1 +

100



t

(1)

Trong đó:Nt : Dân số dự báo sau t năm
N0

: Dân số ở năm hiện trạng
P

: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

V

: Tỷ lệ tăng dân số cơ học

t

: Số năm dự báo

(P ± V = R)
R: Tỷ suất tăng dân số bình quân (dựa theo tỷ suất tăng dân số bình quân trên cả

nước để đưa ra tỷ suất tăng dân số bình quân của huyện Phúc Thọ).
Dựa vào lượng rác thải tính theo bình quân trên đầu người ở Thành thị và Nông
thôn (tính theo tiêu chuẩn dự báo của Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự), sẽ đưa ra được
lượng rác thải phát sinh mà ta dự đoán.
3.4.5. Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý số liệu
Từ các số liệu thu thập được tổng hợp xử lý bằng world, excel.
3.4.6. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến của thầy cô, những người có liên quan, ý kiến đóng góp của
cán bộ phòng tài nguyên môi trường huyện.
2.5. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚC THỌ
Đến nay, các loại chất thải rắn chưa được phân loại nên tỷ lệ các thành phần
chưa thể thống kê được. Tuy nhiên, có thể đánh giá dựa vào đặc điểm của từng khu
vực như sau: Phúc Thọ là một huyện ngoại thành Hà Nội kinh tế phát triển dựa chủ
yếu vào nông nghiệp nên chất thải chủ yếu là chất thải sinh hoạt, vật liệu xây dựng,
chất thải công nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít.
Việc thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt chỉ tập trung tại các trung tâm của
huyện, và do Công ty môi trường đô thị Sơn Tây đảm nhiệm. Theo thống kê, tỷ lệ thu
gom chất thải chỉ thị đạt khoảng 60 – 70%. Việc thu gom chất thải chưa đạt hiệu quả
cao là do đặc điểm dân cư thưa thớt, rải rác, rác thải tại đây chủ yếu do dân cư tập
trung tại vườn rồi đốt hoặc ủ làm phân bón gây ô nhiễm môi trường.
Theo thống kê, trung bình mỗi ngày tại địa phương phát sinh khoảng 90 tấn rác
thải sinh hoạt hiện tại mới chỉ thu gom được 60/ngày, việc thu gom còn rất hạn chế,
ảnh hưởng không nhỏ tới mỹ quan và môi trường.
10


Hiện nay có ba phương pháp xử lý chất thải được áp dụng chủ yếu ở Phúc Thọ
là: xử lý bằng chôn lấp, xử lý bằng phương pháp đốt.Trong đó, phương pháp xử lý
chất thải sinh hoạt bằng đốt là phương pháp phổ biến. Hiện tình trạng đem đổ bỏ ở các

bờ ao, sông, hồ hoặc vứt bừa bãi tại những nơi công cộng, …
Hiện trạng chất lượng môi trường
2.5.1. Hiện trạng chất lượng môi trường đất
2.5.2 Hiện trạng chất lượng nước
Tại làng mỹ nghề Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ khó có thể chịu nổi bởi cái mùi
kinh khủng bốc lên từ con kênh chảy qua xã: mặt kênh khô cong, bao nhiêu rác rưởi bị
dồn ứ lại một chỗ. Mùi xú uế bốc lên ghê nhất là từ đây. Các mương bên cạnh, nước
cũng đen ngòm, bốc mùi hôi thối từ khoảng tháng 9 năm trước cho đến tháng 3 năm
sau (mùa cao điểm làm nghề miến dong, làm bánh kẹo tại các xã phía thượng nguồn).
Năm 2012, Viện Khoa học Công nghệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) đã về lấy
khoảng 30 mẫu nước ở sông, ao, hồ, giếng, xét nghiệm. Nước thải ở đây có thông số
COD vượt 1,07 lần, BOD5 vượt 1,38 lần so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp. COD vượt 5,3 lần và BOD5 vượt 4,6 lần so với Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt.
Đầu năm nay, đoàn kiểm tra của huyện Phúc Thọ cũng về xã lấy mẫu nước
sinh hoạt tại một số hộ dân ven sông kiểm tra. Kết quả, các chỉ số ô nhiễm thấp nhất là
từ 30-40% và cao nhất lên tới 100-150%.
2.5.3 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí
2.5.4 Hiện trạng chất thải rắn
Khối lượng
chất thải
sinh hoạt
(tấn/năm)

Diện tích

Dân số

(km2)


( người)

Xã Võng Xuyên

122,4

4615

827

2

Xã Cẩm Đình

375,15

15707

1530

3

Xã Hát Môn

329,6

11534

1943


4

Xã Long Xuyên

509,79

9800

1628

5

Xã Ngọc Tảo

267,87

10486

1045

6

Xã Phúc Hòa

328,00

8300

1459


7

Xã Phụng
Thượng

192,25

5021

918

STT

Tên xã, thị trấn

1

11

Khối lượng
chất thải công
nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp
(tấn/ năm)

7000


Khối lượng
chất thải

sinh hoạt
(tấn/năm)

Khối lượng
chất thải công
nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp
(tấn/ năm)

Diện tích

Dân số

(km2)

( người)

Xã Phương Độ

410,57

13878

2137

10800

9

Xã Sen Chiểu


411,10

15843

2807

5668

10

Xã Tam Hiệp

493,57

10135

1681

11

Xã Tam Thuấn

200,83

4000

710

12


Xã Thanh Đa

284,42

8500

1078

13

Xã Thọ Lộc

328,50

6500

1129

14

Xã Thượng Cốc

553,17

10142

2935

15


Xã Tích Giang

444,09

7500

1249

16

Xã Trạch Mỹ
Lộc

619,80

13257

1979

17

Xã Vân Nam

830,27

16800

2658


18

Xã Vân Phúc

761,90

11295

2358

19

Xã Xuân Phú

320,00

9620

1703

20

Xã Hiệp Thuận

450.3

8325

1204


20

Xã Liên Hiệp

325.6

7132

1323

20

Xã Hiệp Thuận

448,84

9615

1705

Tổng

8245,16

201908

32576

STT


Tên xã, thị trấn

8

1500

24968

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phúc Thọ)

12


2.6. Ảnh hưởng ô nhiễm lên sức khỏe con người
2.6.1. Ảnh hưởng ô nhiễm đất:
Là yếu tố chính là một trong những vấn đề lớn kể từ khi, nó ảnh hưởng đến
sức khỏe của trẻ em. Thiệt hại cho não trong giai đoạn phát triển của trẻ em cũng là kết
quả của ô nhiễm chì. Thủy ngân có trách nhiệm làm hư hại thận. Chức năng của gan bị
ảnh hưởng rất nhiều bởi cyclodiene, một loại thuốc trừ sâu. Thuốc trừ sâu được biết là
thâm nhập vào chuỗi thực phẩm và cản trở sức khỏe của tất cả các yếu tố sống của
chuỗi thức ăn đi vào.
Môi trường không khí

Bụi, CH 4
NH 3, H2S
Rác thải
- Sinh hoạt
- Sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp...)
- Thương nghiệp
- Tái chế


Qua đường
hô hấp
Nước mặt

Nước ngầm

Môi trường đất

Ăn uống, tiếp xúc
qua da

Qua chuỗi
thức ăn

Người, động vật

2.6.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống,
con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen
còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen
0,1mg/l.
Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni,
Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete

13


(MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất
cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về

đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ,
thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo
quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa.
Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy
trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp
với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các
loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các
loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết,
viêm xương, thiếu máu.
Theo một cán bộ thuộc Trạm Y tế xã Võng Xuyên , trung bình mỗi năm xã có
khoảng 50 ca tử vong, trong đó khoảng hơn chục ca ung thư, còn lại chưa xác định rõ.
Cụ thể năm 2011 có 49 ca tử vong (14 ca ung thư), năm 2013 có 54 ca tử vong (18 ca
ung thư) và từ đầu năm đến nay có 59 ca tử vong (gần chục ca ung thư). Đa số là bệnh
ung thư phổi, vòm họng, dạ dày và một số trường hợp ung thư đại tràng, gan, tụy. Điều
đáng lo lắng là, những ca chết vì ung thư ở đây đều đang ở độ tuổi còn trẻ, chỉ khoảng
40 tuổi, nhiều gia đình có 4-5 người chết vì ung thư.
2.6.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí
Vấn đề sức khỏe do ô nhiễm không khí chủ yếu là liên quan đến đường hô hấp.
Viêm phế quản và hen suyễn là một số trong những vấn đề lớn, và nhìn chung làm
giảm chức năng phổi cũng là kết quả của ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí làm
giảm mức năng lượng và chịu trách nhiệm cho chóng mặt, đau đầu, các vấn đề tim
mạch, rối loạn neurobehavioral và thậm chí chết sớm trong trường hợp nặng. Các chất
đặc trưng gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
Tiếp xúc với bụi trong thời gian dài thì bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ
hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấ: ho ra đờm, ho ra máu, khó thở...
SO2 và NO2 là chất kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành axit
(HNO3, H2SO3, H2SO4). Các chất khí trên vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan
vào nước bọt rồi vào đường tiêu hóa, sau đó phân tán máu tuần hoàn.
H2S xâm nhậm vào cơ thể sẽ bị oxy hóa thành sunfat. Dấu hiệu nhiễm độc cấp
tính: buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mắt có biểu hiện phù mi, viêm kết mạc

nhãn cầu, tiết dịch mủ và giảm thị lực. Nếu thường xuyên tiếp xúc sẽ gây nhiễm độc

14


mãn tính: suy nhược, rối loạn hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, mất ngủ, viêm phế quản mãn
tính....
2.7. Nguyên nhân gây ô nhiễm
2.7.1. Ô nhiễm nguồn nước măt, nước ngầm:
Các hộ gia đình và làng nghề thường sử dụng nguồn nước ngầm vào sản xuất
cũng như sinh hoạt. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước ngầm đang khai thác với mức độ
lớn. Hầu hết các biện pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm thiếu đồng bộ.
Các hộ sản xuất làm nghề phân tán; các hộ có quy mô sản xuất nhỏ, tự phát,
diện tích chật hẹp; việc sản xuất xen lẫn sinh hoạt gây nhiều bất cập trong công tác bảo
vệ môi trường. Do nằm xen lẫn trong khu dân cư, hầu hết các chất thải sản xuất đều
được thải chung với đường cống thoát nước thải sinh hoạt của làng không qua xử lý.
Bên cạnh đó trình độ công nghệ tại các làng nghề là công nghệ sản xuất thủ
công, cần nhiều sức lao động với kỹ thuật thấp và ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng
chủ yếu đang chuyển từ giai đoạn sản xuất thủ công sang sản xuất bán cơ giới. Ngoài
ra, nguồn vốn đầu tư cho xử lý môi trường tại các làng nghề rất hạn chế do đặc thù của
sản xuất làng nghề nguồn vốn nhỏ. Do vậy các hộ sản xuất trong làng nghề không đủ
kinh phí để đầu tư các hệ thống xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng của làng nghề. Hạ
tầng làng nghề còn chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thoát nước thải; trong khi việc
nâng cấp của cơ sở hạ tầng đều theo hướng tự phát nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất tại
các làng nghề như hệ thống điện, đường giao thông… chưa chú trọng đến việc đầu tư
xây dựng hệ thống xử lý môi trường để đảm bảo phát triển bền vững.
Tổng lượng nước thải tại làng nghề khoảng 4 triệu m 3/năm tập trung chủ yếu tại
các làng nghềTam Hiệp, Hiệp Thuận,Tam Thuấn. Toàn bộ lượng nước trên chưa qua
xử lý được xả thải vào hệ thống kênh tiêu và chay vào sông Hồng và sông Đáy. Chất
lượng nước thải có đặc điểm là nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ cao hơn tiêu chuẩn

nước thải công nghiệp từ vài chục đến vài trăm lần. Vì vậy, đã gây ảnh hưởng suy
thoái, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là vào vụ sản xuất từ tháng 11 đến tháng
3 hàng năm, gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đời sống của
nhân dân; làm suy thoái môi trường nước sông, sông Đáy.
2.7.2 Hoạt động nông nghiệp- chăn nuôi:
- Hoạt động nông nghiệp:
Việc sử dụng tràn lan các loại thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc trừ
cỏ… trong quá trình trồng trọt ngày càng gia tăng. Theo kết quả khảo sát trên địa bàn
huyện cho thấy trung bình lượng thuốc BVTV được sử dụng là 500 ÷ 600 gam
15


thuốc/lần phun/ha. Trong đó, số lần phun thuốc BVTV trên lúa đều khoảng 4 lần/vụ.
Do đó có thể tính được lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong năm 2012 đối
với lúa trên địa bàn huyện là:
1550,02 ha x 4 lần phun x 500 ÷ 600 gam thuốc/lần phun/ha = 3,1- 3,7 tấn.
Như vậy, lượng thuốc Bảo vệ thực vật được sử dụng hàng năm đối với lúa là
khoảng 3,1-3,7 tấn. Theo ước tính, lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật thường chiếm
khoảng 10% tổng lượng thuốc tiêu thụ (Báo cáo môi trường Quốc gia 2011), như vậy
hàng năm ở huyện Phúc Thọ có khoảng 0,31- 0,37 tấn bao bì được thải ra trong quá
trình sản xuất lúa. Ngoài ra, lượng thuốc BVTV còn sót lại trong các bao bì cũng cần
được quan tâm.
Để tăng năng suất cây trồng, người ta thường sử dụng các loại phân hoá học
như: đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O). Nhưng trong các loại phân vô cơ, đáng chú ý
nhất là phân N, một loại phân mang lại hiệu quả quan trọng nhất cho năng suất cây
trồng, tuy nhiên nó cũng rất dễ gây ô nhiễm cho môi trường đất do tồn dư của nó do sử
dụng với liều lượng cao. Khi bón N, cây sử dụng tối đa 30% lượng phân bón vào đất.
Còn lại, phần thì vị rửa trôi làm mất đi, phần còn lại trong đất sẽ gây ô nhiễm đất.
Lượng N tồn dư trong đất dạng NO2 dễ bị rửa trôi xuống sông, suối hoặc trực tiếp đi
xuống nước ngầm gây ô nhiễm nước ngầm. Theo mức cho phép của WHO, nước ngầm

chứa > 45 mg/l NO3-, không thể dùng làm nước uống. Quá trình nitrat hoá làm tăng
tính chua của môi trường đất do trong đất tồn tại HNO3.
Một số phân bón hoá học khác gây ô nhiễm môi trường đất như phân lân. Phân
super lân thường có 5% axít tự do (H 2SO4), làm cho môi trường đất chua. Trong các
loại phân lân cũng còn chứa một lượng các kim loại nặng khác như As, Cd, Pb cũng là
nguyên nhân làm tích luỹ các kim loại này trong đất. Các phân hoá học khác hầu hết là
các dạng muối (NH4SO4, KCL, K2SO4, KNO3…) của các axít, do đó khi bón vào đất
làm cho đất chua.
Nguồn phân hữu cơ gây ô nhiễm đất có thể do cách sử dụng, nguồn sử dụng
để chế biến. Phân chuồng nếu không được ủ đúng kỹ thuật, như nông dân sử dụng
phân tươi (phân chuồng, phân bắc) ngâm ủ, nông dân sử dụng tưới trên cây trồng chứa
rất nhiều các vi sinh (Coliform, E.coli, Clostridium perfingens, Streptococcus,
Salmonella, Vibrio cho lera), ký sinh trùng (giun đũa) trong sản xuất nông nghiệp, đặc
biệt là trên rau làm cho rau không an toàn, gây độc cho người sử dụng. Sử dụng nhiều
phân hữu cơ trong điều kiện yếm khí, quá trình khử chiếm ưu thế, sẽ tạo ra nhiều axít
hữu cơ làm đất chua, đồng thời tạo ra nhiều chất độc H2S, CH4, CO2.

16


- Hoạt động chăn nuôi: Với số lượng hầm biogas hiện có đã xử lý được khoảng
12,2% lượng phân thải ra từ chăn nuôi gia súc. Như vậy, còn khoảng 87,8% lượng
phân chưa được xử lý. Ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, việc xử lý chất thải chưa được chú
trọng. Chỉ một phần nhỏ được sử dụng làm phân bón, một phần khác được dùng trực
tiếp tưới cho hoa màu và nuôi cá hoặc thải ra các khu vực xung quanh. Việc xây dựng
hầm biogas gặp khó khăn vì kinh phí xây dựng các công trình khí sinh học khá cao nên
không phù hợp với thu nhập của người dân. Kết quả nghiên cứu Phúc Thọ cho thấy
các hình thức xử lý chất thải rắn chăn nuôi hiện nay chủ yếu với 4 hình thức chính: (1)
Ủ phân; (2) hầm biogas; (3) thải trực tiếp vào hệ thống cống thoát nước; (4) thải ra
vườn hoặc ao hồ xung quanh.

Hình thức xử lý

Áp dụng (%)

Làm phân

29,3 %

Làm hầm biogas

12,2%

Chảy vào hệ thống cống
thoát nước

21,9%

Chảy vào vườn, ao hồ

36,6%

Điều đáng quan tâm là khoảng 85,5% số hộ không áp dụng bất kỳ hình thức xử
lý chất thải chăn nuôi nào mà để thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước, thải ra vườn
hay ao hồ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngay cả khi được xử lý bằng hầm
biogas, các chất thải còn lại và nước thải ra từ hầm biogas vẫn chưa được xử lý triệt để
hoặc tận dụng làm phân bón mà thường được xả thải trực tiếp vào môi trường tự
nhiên.
2.7.3 Ô nhiễm không khí do môi trường sống:
- Khoảng một phần ba dân số trong huyện vẫn sử dụng các chất hữu cơ như
phân động vật, mùn cưa, gỗ, than củi, rơm rạ, vỏ trấu v.v. làm nhiên liệu để đun nấu,

sưởi ấm và chiếu sáng. Nguồn nhiêu liệu này được gọi là chất đốt sinh khối và việc sử
dụng các nhiên liệu này đã gây ô nhiễm môi trường không khí trầm trọng.
- Hoạt động giao thông- vận tải: nguyên nhân chính là do sự gia tăng về số
lượng xe ô tô, mô tô, xe máy; chất lượng nhiên liệu vẫn còn thấp so với các nước trong
khu vực; mô tô, xe máy đang lưu hành chưa được kiểm soát khí thải; đa số người dân
không hiểu rõ tác hại của khí thải và tác dụng của bảo dưỡng, sửa chữa đến giảm khí
thải độc hại và tiết kiệm tiêu hao nhiên liệu. Theo báo cáo môi trường quốc gia năm
17


2007, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm 70%. Xét theo các nguồn
thải gây ô nhiễm trên toàn quốc, hoạt động giao thông đóng góp khoảng 85% lượng
CO, 95% VOCs. Phát thải chủ yếu từ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là CO,
HC, BOx (đối với động cơ xăng) và PM, NOx (đối với động cơ diesel).
- Trong quá trình đô thị hóa, công trình xây dựng mọc lên hàng loạt, hoạt động
duy tu, sửa chữa, làm mới cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống… được tăng cường và vì
thế phát sinh rất nhiều bụi, gồm cả bụi nặng và bụi lở lửng. Vào buổi sáng hay chiều,
nếu đi trên những trục đường chính của huyện, cứ nhìn lên cao là có thể thấy rõ một
lớp bụi lơ lửng trong không khí.
- Hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp cũng góp phần
gia tăng lượng khói bụi đáng kể. Nguồn ô nhiễm công nghiệp chủ yếu do quá trình đốt
nhiên liệu và quá trình xử lý nguyên liệu thô thải ra rất nhiều khí độc và sau đó đi qua
các ống khói của các nhà máy tuôn vào bầu không khí. Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm
này còn do nguyên liệu, khí thải bị bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất
sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải, được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông
gió.
2.7.4. Các lò nung và chế biến hợp kim
Trong quá trình sản xuất và chế biến các kim loại như đồng, ni-ken, kẽm, bạc,
cobalt, vàng và cadmium, môi trường bị ảnh hưởng nặng bởi các chất thải như:
hydrofluor, sunfua-dioxit, nitơ-oxit khói độc cũng như các kim loại nặng như chì,

arsen, chrom, cadmium, ni-ken, đồng và kẽm. Một lượng lớn axít-sunfuaric được sử
dụng để chế biến. Chất thải rắn độc hại cũng gây hại đến môi trường, người dân hít thở
các chất độc hại này hoặc chúng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm.
Hàm lượng nước thải của nghành công nghiệp này có chứa xyanua (CN -) vượt đến 84
lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH 3 vượt 83 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô
nhiễm nặng nề đến các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
2.7.5. Quản lý chất thải rắn
- Nhiều xã vẫn chưa quy hoạch được điểm tập kết rác, các trạm trung chuyển
do không được sự đồng tình và ủng hộ của người dân. Nhiều điểm nằm ngay trên trục
các đường chính gây ách tắc giao thông và ô nhiễm trầm trọng .
- Nước rỉ từ các hầm ủ và bãi chôn lấp có tải lượng ô nhiễm chất hữu cơ rất cao
( thông qua chỉ số BOD và COD) cũng như các kim loại nặng như Cu , Zn, Pb, Al ,Fe,
Cd , Hg và cả các chất như P ,N, … cũng cao. Nước rỉ này sẽ ngấm xuống đất gây ô
nhiễm đất và nước ngầm.

18


- Trình độ dân trí chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tại nên trạng xả
rác , chấp hành quy định bảo về môi trường còn ở mức độ thấp làm cho công tác thu
gom rác gặp không ít khó khăn.
- Nguồn vốn cho công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân
tham gia công tác thu gom, vận chuyển rất hạn chế nên việc tiếp cận với thông tin,
thiết bị mới không đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Mặt khác, kinh phí duy trì
bảo dưỡng các thiết bị, nhà xưởng không được quan tâm nhiều dẫn đến tình trạng
xuống cấp nhanh không đáp ứng được việc thu gom và xử lý chất thải.
Diện tích
bãi chôn
lấp
(km2)


Tên xã, thị
trấn

Hiệu
suất thu
gom (%)

1

Xã Võng Xuyên

90

2

Xã Cẩm Đình

70

0.27

3

Xã Hát Môn

60

1.52


4

Xã Long Xuyên

60

0.28

5

Xã Ngọc Tảo

50

6

Xã Phúc Hòa

70-80

0.29

7

50

9.18

8


Xã Phụng
Thượng
Xã Phương Độ

10-20

2.37

9

Xã Sen Chiểu

10-20

0.3

10

Xã Tam Hiệp

80-90

0.09

11

Xã Tam Thuấn

80-90


0.21

12

Xã Thanh Đa

70-80

0.39

13

Xã Thọ Lộc

70-80

0.3

STT

19

Ghi chú
Rác thu gom đến bãi tập kết, Công
ty MTĐT Sơn Tây đến chở đi
Rác thu gom đến bãi tập kết, Công
ty MTĐT Sơn Tây đến chở đi
Rác thu gom đến bãi tập kết, Công
ty MTĐT Sơn Tây đến chở đi
Rác thu gom đến bãi tập kết, Công

ty MTĐT Sơn Tây đến chở đi
Rác thu gom đến bãi tập kết, Công
ty MTĐT Sơn Tây đến chở đi
Rác thu gom đến bãi tập kết, Công
ty MTĐT Sơn Tây đến chở đi
Rác thu gom đến bãi tập kết, Công
ty MTĐT Sơn Tây đến chở đi
Thành lập đội vệ sinh môi trường,
thu gom đến bãi chôn lấp
Thành lập đội vệ sinh môi trường,
thu gom đến bãi tập kết
Thành lập đội vệ sinh môi trường,
thu gom đến bãi chôn lấp
Thành lập đội vệ sinh môi trường,
thu gom đến bãi chôn lấp thuộc khu
vực Đồng Gáo
Thành lập đội vệ sinh môi trường,
thu gom đến bãi chôn lấp
Thành lập đội vệ sinh môi trường,


STT

Tên xã, thị
trấn

Hiệu
suất thu
gom (%)


Diện tích
bãi chôn
lấp
(km2)

14

Xã Thượng Cốc

70-80

0.25

15

Xã Tích Giang

70-80

16

Xã Trạch Mỹ
Lộc

60-70

17

Xã Vân Nam


60-70

18

Xã Vân Phúc

60-70

19

Xã Xuân Phú

80

0.54

20

Xã Hiệp Thuận

70-80

0.57

21

Bệnh viện Đa
Khoa

Ghi chú

thu gom đến bãi chôn lấp
Thành lập đội vệ sinh môi trường,
thu gom đến bãi tập kết, HTX
Thựơng Cốc đến chở đi
Thành lập đội vệ sinh môi trường,
thu gom đến bãi chôn lấp, HTX
Thựơng Cốc đến chở đi
Thành lập đội vệ sinh môi trường,
thu gom đến bãi chôn lấp, KTX
Thựơng Cốc đến chở đi
Thành lập đội vệ sinh môi trường,
thu gom đến bãi chôn lấp
Thành lập đội vệ sinh môi trường,
thu gom đến bãi chôn lấp
Thành lập đội vệ sinh môi trường,
thu gom đến bãi chôn lấp
Thành lập đội vệ sinh môi trường,
thu gom đến bãi chôn lấp

100

( Nguồn: Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Phúc Thọ- thành phố Hà Nội
đến năm 2015, định hướng 2020)
2.8. Đề xuất phương án dự báo, ngăn ngừa và khắc phục ô nhiễm
Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình CHN, HĐH hiện nay là yêu cầu
cấp thiết đặt ra đối với cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh
nghiệp và của mọi công dân. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, những năm
qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi
trường, điển hình là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị
(Khoá IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Chỉ thị

số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41NQ/TW của Bộ Chính trị; Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); các nghị định của Chính
phủ hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường... Các chỉ thị, nghị quyết, văn bản
pháp quy này đi vào cuộc sống đã bước đầu tạo ra một số chuyển biến tích cực trong

20


hoạt động bảo vệ môi trường, song vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng được đòi hỏi của
thực tiễn.
Để cải thiện chất lượng môi trường, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp
chủ yếu sau đây:
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó
những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình sự) phải thực sự đủ mạnh
để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống
quản lí môi trường trong các nhà máy theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức
giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con
người.
Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi
trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên
môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường ,
nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi
trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ
thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.
Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp,
các làng nghề, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các
xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan,
thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua, gây khó khăn
cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói riêng. Đối với các khu công
nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống

thu gom, xử lí nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời
thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.
Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác
động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham
mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp
giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa
lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực
hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ
chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những
quy hoạch và dự án đó.
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn
huyện nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật
21


bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ
và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một
cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.

22


×