1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
=============
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
“Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2008
của Huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An”
Sinh viên thực hiện : HOÀNG THỊ NGA
Lớp : QLA
Khoá : K50
Ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Giáo viên hướng dẫn : TS. ĐOÀN CÔNG QUỲ
Địa điểm thực tập : Phòng Tài nguyên Môi trường
Huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An
Thời gian thực tập : Từ 15/01/2009 đến 15/05/2009
HÀ NỘI - 2009
2
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại độc lập với ý thức của con
người. Đất đai là môi trường sống của toàn xã hội, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Thực tế đất đai là
nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất của mọi ngành sản xuất
nhất là ngành nông nghiệp. Đất là nguồn gốc của mọi quá trình sống và cũng
là nguồn gốc của mọi sản phẩm hàng hoá xã hội. Ông cha ta từ lâu đời đã
nhận thức được giá trị của đất đai qua câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng”.Tuy
vậy đất đai không phải là nguồn tài nguyên vô hạn, nó có giới hạn về số lượng
trong phạm vi ranh giới của quốc gia và vùng lãnh thổ. Nó không thể tự sinh
ra và cũng không thể tự mất đi, mà nó chỉ biển đổi vể chất lượng, nó có thể tốt
lện hoặc xấu đi, điều này phụ thuộc vào quá trình cải tạo và sản xuất trên đất
đai của con người. Nếu được sử dụng hợp lý, đất đai sẽ không bị thoái hoá mà
độ phì nhiêu trong đất ngày càng tăng và khả năng sinh lợi ngày càng cao.
Như vậy đất đai là tư liệu sản xuát cực kỳ quan trọng. Việc quản lý và sử
dụng đất đai được quan tâm, chú ý sẽ làm cho hiệu quả kinh tế thu được trên
mỗi mảnh đất ngày càng cao.
Ở nước ta, nhiều năm trước đây khi chưa nhận thức hết tầm quan trọng
của công tác quản lý và sử dụng đất, việc quản lý quỹ đất còn bị buông lỏng
khiến không đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất đai trong thời kỳ đổi mới. Đã
xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực và sử dụng đất kém hiệu quả ảnh hưởng đến
sự phát triển của xã hội.
Để sử dụng hợp lý và có hiệu quả quỹ đất, từ năm 1945 cho đến nay,
Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật vể quản lý và sử dụng đất:
Từ ngày 01/07/1980 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định 201/CP về việc thống
nhất quản lý ruộng đất và tăng cường thống nhất quản lý ruộng đất trong cả
3
nước. Đến ngày 08/01/1988 Nhà nước ban hành luật đất đai năm 1988 để phù
hợp với những điều kiện trong giai đoạn mới. Ngày 14/07/1993 Luật đất đai
sửa đổi ban hành, luật này thể hiện 5 quyền của người sử dụng đất đó là
quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử
dụng đất. Ngày 11/02/1998 ban hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
luật đất đai. Ngày 26/11/2003 Quốc hội thông qua Luật đất đai 2003. Ngày
01/07/2004 là ngày Luật đất đai có hiệu lực.
Đất nước ta đang trên đà phát triển, quá trình công nghiệp hoá đang diễn
ra mạnh mẽ. Nhu cầu đất đai cho các ngành sản xuất phi nông nghiệp ngày
càng tăng. Trước yêu cầu đó chúng ta cần phải phân bố quỹ đất cho các ngành
một cách hợp lý để đảm bảo sử dụng đất một cách tiết kiệm và có hiệu quả
cao. Để làm được điều đó đất đai cần phải được sử dụng theo quy hoạch của
nhà nước. Một dự án quy hoạch sử dụng đất muốn có tính khà thi cao thì cần
phải xem xét, đánh giá tình trạng sử dụng đất của khu vực lập dự án và thời
gian trước đó.
Huyện Diễn Châu là một huyện phía Bắc của tỉnh Nghệ An có vị trí
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An. Để quản lý sử
dụng đất hợp lý và có hiệu quả thì cần phải tiến hành làm quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cụ thể và chi tiết. Do vậy việc đánh giá tình hình quản lý
và hiện trạng sử dụng đất của Huyện Diễn Châu là hết sức cần thiết.
Trước tình hình cấp thiết đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2008 của Huyện Diễn Châu tỉnh
Nghệ An”.
2. Mục đích và yêu cầu
* Mục đích
- Đánh giá thực trạng về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện
Diễn Châu gây áp lực đối với đất đai
- Nắm được xu thế biến động đối với đất đai và phân tích đúng nguyên
nhân gây ra biến động.
- Điều tra nắm chắc quỹ đất hiện tại của huyện, phân tích sự hợp lý và
4
chưa hợp lý trong việc tổ chức quản lý hiện trạng sử dụng các loại đất, khả
năng chuyển đổi mục đích sử dụng làm căn cứ cho việc lập quy hoạch kế
hoạch sử dụng đất trong tương lai đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành
và mục tiêu và phát triển kinh tế xã hội trong toàn huyện.
* Yêu cầu
- Đánh giá hiện trạng tình hình sử dụng đất phải đúng thực tiễn thể hiện
tính khoa học khách quan, dễ hiểu, dễ làm để thực hiện và mang tính xã hội
hoá cao.
- Phản ánh đầy đủ và chính xác thực trạng sử dụng đất của huyện từ đó
đưa ra phương pháp sử dụng đất một cách đầy đủ, khoa học, hợp lý và hiệu
quả để tăng cường công tác quản lý bảo vệ đất và bảo vệ môi trường
5
PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất
1.1. Tình hình nghiên cứu về đất trên thế giới
Trong thập kỷ gần đây sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới
và sự bùng nổ của dân số đã gây áp lực rất lớn đối với đất đai. Để giảm thiểu
một cách tối đa sự thoái hoá tài nguyên đất do thiếu trách nhiệm và hiểu biết
của con người, đồng thời tạo cơ sở cho những định hướng sử dụng đất theo
quy hoạch và bền vững trong tương lai. Nhận thức được tầm quan trọng của
việc bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nên trên thế giới công
tác nghiên cứu về đất và đánh giá đất đã được thực hiện khá lâu và dần được
chú trọng hơn, đặc biệt đối với các nước phát triển.
Từ những năm 50 của thế kỷ XX việc đánh giá khả năng sử dụng đất
được xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm
đất. Công tác đánh giá ngày càng thu hút các nhà khoa học trên thế giới đầu
tư nghiên cứu, nó trở thành một trong những chuyên ngành nghiên cứu không
thể thiếu đối với các nhà quy hoạch, các nhà hoạch định chính sách và các nhà
quản lý trong lĩnh vực đất đai. Sau đây là một số nghiên cứu về đánh giá trên
thế giới:
- Phân loại khả năng thích nghi đất đai có tưới (Inrrigation Land
Suitabiliti Classification) của Cục cải tạo đất đai - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
năm 1951. Phân loại thành 6 lớp, từ lớp có thể trồng được đến lớp có thể
trồng được một cách có giới hạn đến lớp không thể trồng được, bên cạnh đó
yếu tố khả năng của đất cũng được chú trọng trong công tác đánh giá đất ở
Hoa Kỳ do Klingebeil và Montgomery thuộc Vụ bảo tồn đất đai Bộ nông
nghiệp Hoa Kỳ đề nghị năm 1964. Ở đây đơn vị bản đồ đất đai được nhóm lại
đưa vào khả năng sản xuất của một loại cây trồng hay một loại hay một loại
cây tự nhiên nào đó, chỉ tiêu cơ bản để đánh giá là các hạn chế của lớp phủ
thổ nhưỡng với mục tiêu canh tác dự định áp dụng.
6
- Liên xô (cũ) có lịch sử hình thành và phát triển công tác đánh giá đất
từ lâu đời. Năm 1917 việc đánh giá đất gắn liền với công tác địa chính mà tiên
phong là hoạt động của Hội đồng địa chính thuộc Bộ tài sản. Từ năm 1960
việc phân hạng đánh giá đất được thực hiện theo 3 bước:
+ Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng.
+ Đánh giá khả năng của đất.
+ Đánh giá kinh tế đất.
- Để đáp ứng yêu cầu thực tế về công tác đánh giá đất, Tổ chức FAO đã
tập hợp các nhà khoa học trên thế giới cùng nhau hợp tác và nghiên cứu xây
dựng quy trình đánh giá đất đai. Các nhà khoa học này đã tiến hành nghiên
cứu và đưa ra dự thảo đề cương đánh giá đất đầu tiên vào năm 1972, sau đó
được Brinkiman và Smith soạn lại và cho xuất bản năm 1973. Từ bản dự thảo
này cùng với các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học hàng đầu của tổ chức
FAO đã xây dựng nội dung phương pháp đánh giá đầu tiên (A Framewok For
Land Evaluation), công bố năm 1976 Rome.
Phương pháp đánh giá đất của FAO dựa trên cơ sở phân hạng thích hợp
đất đai được thử nghiệm trên nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới đã có
hiệu quả. Qua nhiều năm sửa đổi bổ sung và đúc rút từ kinh nghiệm thực tế
FAO đã đưa ra nhiều tài liệu hướng dẫn cho các đối tượng cụ thể trong công
tác đánh giá đất.
Hiện nay con người đã dần ý thức được tầm quan trọng của công tác
đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất một cách bền vững nên công tác đánh
giá đất đai được thực hiện ở hầu hết các quốc gia và trở thành khâu trọng yếu
trong hoạt động đánh giá tài nguyên đất hay trong quy hoạch sử dụng đất, là
công cụ cho việc quản lý sử dụng đất bền vững ở mỗi quốc gia.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, từ thế kỷ XV những hiểu biết về đất đai bắt đầu được chú
trọng và tổng hợp thành tài liệu quốc gia như: “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi,
các tài liệu của Lê Quý Đôn, Lê Tắc, Nguyễn Bỉnh Khiêm…
Trong thời kỳ Pháp thuộc, để thuận lợi cho công cuộc khai thác tài
nguyên, chúng ta cũng đã tiến hành một số nghiên cứu như:
7
Công trình nghiên cứu : “Đất Đông Dương” do E.M.Castagnol thực
hiện ấn hành năm 1942 ở Hà Nội.
Công trình nghiên cứu: “Vấn đề đất và sử dụng đất ở Đông Dương” Do
E.M.Castagnol tiến hành in ấn năm 1950 ở Sài Gòn.
Công trình nghiên cứu đất đỏ ở Miền Nam Việt Nam do Tkatchenko
thực hiện nhằm phát triển các đồn điền cao su ở Việt Nam.
Từ sau năm 1950, rất nhiều các nhà khoa học Việt Nam như: Tôn Thất
Chiểu, Vũ Ngọc Tuyên, Lê Duy Thước, Cao Liêm, Trương Đình Phú…Và
các nhà khoa học nước ngoài như: V.M.Firdland, F.E.Moorman cùng hợp tác
xây dựng bản đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam (tỉ lệ 1:1.000.000), phân
vùng địa lý thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam, bản đồ đất tổng quát miền Nam
Việt Nam (tỉ lệ 1:1.000.000), tính chất lý, hoá học đất vùng đồng bằng sông
Cửu Long, bản đồ đất Việt Nam (tỉ lệ 1:1.000.000), các nghiên cứu về đất sét,
đất phèn Việt Nam, đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc, bước đầu
nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO. Tuy nhiên, các
công trình này mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu đất trong mối liên quan với các
điều kiện tự nhiên.
Trong nghiên cứu và đánh giá quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt
Nam (Bùi Quang Toản và nhóm nghiên cứu năm 1985), phân loại khả năng
của FAO đã được áp dụng trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, phân lớp
thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 1993 của Tổng cục quản lý ruộng
đất, trong báo cáo này chủ yếu đề cập đến khả năng sản xuất thông qua hệ
thống thuỷ hệ.
Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống cach tác phục vụ cho quy hoạch
sử dụng đất (Viện Quy hoạch và Thiết kế Bộ nông nghiệp năm 1994).
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo quan điểm sinh thái và
phát triển lâu bền là nội dung của đề tài KT 02-09 do PGS-TS Trần An Phong
làm chủ nhiệm năm 1995. Tài liệu này xây dựng trên quan điểm sinh thái và
phát triển lâu bền để đánh giá hiện trạng và khả năng sử dụng đất. Với mục
8
tiêu quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho công tác phát triển
và bảo vệ sức khoẻ con người.
Trong bối cảnh hiện nay, các tác động của con người đối với khai thác
sử dụng đất hoàn toàn bị chi phối bởi yếu tố kinh tế, xã hội. Vì vậy đòi hỏi sự
kết hợp xem xét giữa điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể, từ
đó chỉ ra các biện pháp khả thi trong việc sử dụng tài nguyên đất trên quan
điểm sinh thái và phát triển lâu bền.
2. Cơ sở lý luận và pháp lý của đánh giá hiện trạng sử dụng đất
2.1. Cơ sở lý luận của đánh giá hiện trạng sử dụng đất
2.1.1. Khái niệm về đánh giá hiện trạng sử dụng đất
Đất đai là một phần diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm cả các
yếu tố cấu thành môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt trái đất, là tư
liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Theo
FAO (1993): Đất đai là một nhân tố sinh thái bao gồm tất cả các thuộc tính
sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng
và hiện trạng sử dụng đất.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là mô tả hiện trạng sử dụng từng quỹ
đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng). Từ đó rút ra
những nhận định, kết luận về tính hợp lý hay chưa hợp lý trong sử dụng đất,
làm cơ sở để đề ra những quyết định sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao,
nhưng vẫn đảm bảo việc sử dụng đất theo hướng bền vững.
2.1.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiện trạng sử dụng đất
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một bộ phận quan trọng trong việc
đánh giá tài nguyên thiên nhiên. Đối với quá trình quy hoạch và sử dụng đất
cũng vậy, công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một nội dung quan
trọng, là cơ sở để đưa ra những quyết định cũng như định hướng sử dụng đất
hợp lý cho địa phương. Đánh gía hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở khoa học
cho việc đề xuất những phương thức sử dụng đất hợp lý cho địa phương.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất những
phương thức sử dụng đất hợp lý. Việc đánh giá chính xác, đầy đủ, cụ thể hiện
trạng sử dụng đất giúp cho các nhà lãnh đạo, các nhà chuyên môn đưa ra các
9
quyết định chính xác, phù hợp với việc sử dụng đất hiện tại và hướng sử dụng
đất trong tương lai.
2.1.3. Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch
sử dụng đất và quản lý Nhà nước về đất đai.
2.1.3.1. Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch sử
dụng đất.
Hiện nay việc sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch là rất quan trọng,
nó làm cho đất đai được sử dụng hợp lý, có hiệu quả và bền vững. Nhưng để
có một phương án quy hoạch sử dụng đất hợp lý, có tính khả thi thì người lập
quy hoạch phải có sự hiểu biết sâu sắc về hiện trạng sử dụng đất cũng như
điều kiện và nguồn lực của vùng lập quy hoạch. Để đáp ứng được điều đó thì
chúng ta phải thông qua bước đánh giá hiện trạng sử dụng đất. Đánh giá hiện
trạng sử dụng đất giúp cho người lập quy hoạch nắm rõ đầy đủ và chính xác
hiện trạng sử dụng đất cũng như những biến động trong quá khứ để từ đó đưa
ra những nhận định sử dụng đất hợp lý với điều kiện hiện tại và trong tương
lai. Có thể nói đánh giá hiện trạng sử dụng đất là cở sở khoa học cho việc đề
xuất những phương hướng sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả. Vì vậy giữa
đánh giá hiện trạng sử dụng đất có mối quan hệ khăng khít với nhau.
2.1.3.2 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý
nhà nước về đất đai
Trong những năm gần đây do nhu cầu đất đai của các ngành đã làm cho
quỹ đất bị xáo trộn, việc chuyển đổi mục đích sử dụng, hiện tượng lấn chiếm
tranh chấp đất đai xẩy ra thường xuyên đã làm cho công tác quản lý đất đai
gặp nhiều khó khăn. Vì vậy để quản lý chặt chẽ quỹ đất thì cần phải nắm bắt
được các thông tin, dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất. Công tác đánh giá hiện
trạng sử dụng đất giúp cho các nhà quản lý đất đai cập nhật, nắm chắc các
thông tin về hiện trạng sử dụng đất một cách chính xác nhất, giúp cho các
nhà quản lý chỉnh sửa bổ sung những thay đổi trong quá trình sử dụng đất. Vì
vậy có thể nói công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất có một vai trò hết sức
quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước đối với đất đai.
10
2.2. Cơ sở pháp lý của đánh giá hiện trạng sử dụng đất
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là nội dung được quy định tại thông tư
số 30/2004/TT – BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 về việc hướng dẫn lập,
điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và được cụ thể hoá
tại quyết định số 04/2005/QĐ – BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 về việc
ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc
đánh giá hiện trạng phải theo trình tự các bước, việc đánh giá biến động sử
dụng đất phải đánh giá được biến động cho giai đoạn 10 năm về trước.
11
PHẦN THỨ BA
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nội dung
1.1. Nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Diễn
Châu - tỉnh Nghệ An.
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường
+ Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý.
- Điạ hình, địa chất.
- Khí hậu, thuỷ văn, nguồn nước.
+ Tài nguyên thiên nhiên.
- Tài nguyên đất.
- Tài ngụyên nước.
- Tài nguyên khoáng sản.
- Tài nguyên nhân văn.
- Tài nguyên rừng.
- Tài nguyên biển.
+ Đặc điếm cảnh quan môi trường.
Hiện trạng kinh tế - xã hội.
- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Thực trạng và phát triển các ngành kinh tế: khu vực kinh tế nông
nghiệp, khu vực kinh tế công nghiệp, khu vực kinh tế dịch vụ.
- Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư.
- Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội: Giao thông, thuỷ lợi, giáo dục – đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục, thể
thao, năng lượng và bưu chính viễn thông…
- Quốc phòng, an ninh.
- Hiện trạng cấp thoát nước và vệ sinh môi trường
- Đánh giá chung giai đoạn về thực trạng kinh tế xã hội gây áp lực đối
với đất đai.
12
1.2. Nghiên cứu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai huyện
Diễn Châu - tỉnh Nghệ An.
- Đánh giá tình hình quản lý đất đai trên địa bàn theo 13 nội dung quản
lý Nhà nước về đất đai.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất.
+ Hiện trạng sử dụng quỹ đất
+ Hiện trạng sử dụng các loại đất.
- Đánh giá tình hình biến động đất đai huyện Diễn Châu từ năm 2000
đến nay.
- Nhận xét chung về tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai.
1.3. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2008.
+ Mục đích – yêu cầu chỉnh lý xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ Nội dung xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Diễn Châu.
Dựa vào các số liệu, tài liệu bản đồ thu thập được qua việc xử lý, kết
hợp với việc nghiên cứu áp dụng một cách linh hoạt các phương pháp xây
dựng và chỉnh lý hiện trạng sử dụng đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
mọi thông tin cần thiết được biểu diễn trên bản đồ theo đúng quy định về ký
hiệu, màu sắc, kích thước với tỷ lệ thích hợp tạo thành bản đồ.
+ Kết quả xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Diễn Châu.
1.4. Nghiên cứu tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất huyện Diễn
Châu - tỉnh Nghệ An.
1. Tiềm năng đất đai
- Khái quát tiềm năng quỹ đất đai
- Tiềm năng đất đai để phát triển các ngành
+ Tiềm năng đất đai cho phát triển nông lâm nghiệp
+ Tìêm năng đất phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
+ Tiềm năng phát triển giao thông vận tải
+ Tiềm năng phát triển ngành du lịch
2.Quan điểm sử dụng đất huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An
3. Định hướng sử dụng đất huyện Diễn Châu giai đoạn 2009-2020
- Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020
- Định hướng sử dụng các loại đất chính đến năm 2020
13
2. Phương pháp nghiên cứu.
2.1. Phương pháp chuyên khảo, điều tra thu thập hệ thống thông tin số
liệu liên quan đến đề tài
Đây là phương pháp điều tra tài liệu, số liệu trong phòng, thu thập các tài
liệu liên quan đến hiện trạng sử dụng đất.
Gồm 2 phương pháp:
- Điều tra ngoại nghiệp: Đi thực tế để quan sát, đo đếm, tìm hiểu các yếu tố.
- Điều tra nội nghiệp: Tiến hành thu thập số liệu
+ Thu thập số liệu về tự nhiên, kinh tế, xã hội.
+ Thu thập số liệu theo bản đồ nông hoá thổ nhưỡng.
+ Thu thập số liệu theo mẫu biểu thống kê đất đai hàng năm.
+ Thu thập số liệu về tình hình sử dụng các loại đất.
+ Thu thập số liệu theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất các thời kỳ.
+ Thu thập số liệu theo bản đồ địa chính.
+ thu thập số liệu theo bản đồ địa hình.
+ Thu thập số liệu theo bản đồ ranh giới hành chính 364/CT.
+ Thu thập số liệu theo bản đồ ranh giới giải thửa 299-TTg.
+ Thu thập số liệu về dân số, lao động, về tình hình sản xuất các loại cây trồng.
Các tài liệu số liệu thu thập được ở đây là tài liệu số liệu cơ bản để
đánh giá hiện trạng sử dụng đất.
2.2. Phương pháp điều tra thực địa
Sau khi đã thu thập tài liệu số liệu điều tra ở trong phòng có liên quan
đến đề tài sẽ tiến hành đi thực địa, khảo sát bổ sung các thông tin ngoài thực
địa để chuẩn hoá số liệu, tài liệu đã thu thập được
2.3. Phương pháp thống kê, phân tích
Dùng để thống kê xử lý các hệ thống số liệu để phân tích đánh giá nhận
định tình hình.
2.4. Phương pháp minh hoạ bằng bản đồ.
Đây là phương pháp dùng để thể hiện thông tin qua dạng thu nhỏ của
thửa đất, cơ cấu sử dụng đất cũng như quy hoạch sử dụng đất
14
PHẦN THỨ TƯ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường.
1.1. Điều kiện tự nhiên.
1.1.1 Vị trí địa lý.
Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh
Nghệ An, có tổng diện tích tự nhiên là 30504,67 ha; với 39 đơn vị hành
chính gồm 38 xã và 1 thị trấn, có toạ độ địa lý từ 18
0
51
'
31
''
đến 19
0
11
'
05
''
vĩ độ
Bắc; 105
0
30
'
13
''
đến 105
0
39
'
26
''
kinh độ Đông. Có phạm vi ranh giới như sau:
Phía Bắc: Giáp huyện Quỳnh Lưu;
Phía Nam: Giáp huyện Nghi Lộc;
Phía Đông: Giáp biển Đông;
Phía Tây: Giáp huyện Yên Thành;
Huyện nằm trên trục giao thông Bắc - Nam là nơi tập trung của nhiều
tuyến giao thông quan trọng như: quốc lộ 1A, quốc lộ 7A, quốc lộ 48, tỉnh lộ
538 cùng tuyến đường sắt Bắc - Nam. Ngoài ra với 25 km bờ biển cùng nhiều
bãi cát đẹp là tiềm năng to lớn của huyện trong khai thác thế mạnh du lịch,
đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Thị trấn Diễn Châu là trung tâm kinh tế - văn
hoá - chính trị của huyện, cách thành phố Vinh 33 km về phía Bắc.
Với những lợi thế trên, Diễn Châu có điều kiện để phát huy tiềm
năng về đất đai cũng như các nguồn lực khác cho phát triển tổng hợp các
ngành kinh tế - xã hội như nông, lâm nghiệp, thuỷ hải sản và du lịch - dịch
vụ trên địa bàn huyện nói riêng và toàn tỉnh Nghệ An nói chung.
1.1.2 Địa hình, địa chất.
Diễn Châu có thể chia thành 3 dạng địa hình chính: Vùng đồi núi, đồng
bằng và cát ven biển.
* Vùng đồi núi: được chia thành 2 tiểu vùng:
+ Tiểu vùng núi thấp Tây Nam: Chủ yếu là núi thấp (bình quân độ cao
200 - 300 m), đỉnh Thần Vũ cao nhất 441 m. Đây là địa bàn có độ dốc bình
quân trên 15
0
, chỉ khoảng 20 % diện tích có độ dốc bình quân dưới 15
0
.
+ Tiểu vùng đồi cao Tây Bắc: Gồm các dải đồi ở Diễn Lâm, Diễn Đoài
có độ cao từ 80 m đến dưới 150 m. Đa phần diện tích có độ dốc từ 15 - 20
0
.
15
Nhìn chung đặc điểm địa hình vùng đồi núi chủ yếu thích hợp cho phục
hồi và phát triển lâm nghiệp hoặc nông lâm kết hợp.
* Vùng đồng bằng:
Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao 0,5 - 3,5 m.
Địa hình thấp dần theo hình lòng chảo, khu vực thấp nhất thuộc các xã Diễn
Bình, Diễn Minh, Diễn Nguyên, Diễn Thái, Diễn Cát, Diễn Hoa. Độ cao địa
hình vùng thấp trũng từ 0,5 - 1,7 m và thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ.
Đây là khu vực sản xuất lương thực trọng điểm của huyện.
* Vùng cát ven biển: Phân bố ở khu vực ở phía Đông quốc lộ 1A kéo
dài từ Diễn Hùng đến đền Cuông (Diễn Trung). Độ cao địa hình của vùng từ
1,8 - 3 m. Đây là địa bàn dễ chịu tác động của triều cường khi có bão gây
ngập mặn.
1.1.3. Khí hậu.
Diễn Châu chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với
một mùa nóng, ẩm, lượng mưa lớn (từ tháng 4 đến tháng 10) và một mùa khô
lạnh, ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Những đặc điểm chính của
khí hậu thời tiết như sau:
* Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao 23,4
0
C, phân hóa theo mùa
khá rõ nét (cao nhất 40,1
0
C và thấp nhất 5,7
0
C). Đặc trưng theo mùa thích hợp
cho việc bố trí cơ cấu cây trồng đa dạng.
Tổng tích ôn lớn hơn 8.000
0
C, cho phép phát triển nhiều vụ cây trồng
ngắn ngày trong năm.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu nhiệt độ trong năm của huyện Diễn Châu
Chỉ tiêu Cả năm
Mùa nóng
(tháng 4 - 10)
Mùa lạnh
(tháng 11 - 3)
-
Nhi
ệt độ b
ình quân (
0
C)
23,4
25
-
27
18
-
Trung bình t
ối cao (
0
C)
-
29
-
32
20
-
Trung bình t
ối thấp (
0
C)
-
24
-
26
12
-
13
-
T
ối cao tuyệt đối (
0
C)
40,1
40,1
-
-
T
ối thấp tuyệt đối (
0
C)
5,7
-
5,7
* Chế độ mưa,lượng bốc hơi, độ ẩm không khí:
16
+ Diễn Châu có lượng mưa bình quân 1.690 mm/năm nhưng phân bố
không đều: Thời kỳ mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa
chỉ chiếm khoảng 11% lượng mưa cả năm. Đây là thời kỳ gây khô hạn
trên những chân đất cao. Mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10) lượng mưa
chiếm tới 89% cả năm, tập trung vào các tháng 8, 9, 10 dễ gây úng ngập
ở những khu vực trũng thấp.
+ Lượng bốc hơi bình quân của vùng 986 mm/năm. Các tháng 12, 1, 2
và lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa từ 1,9 đến 2 lần gây khô hạn trong vụ
đông xuân. Các tháng 4, 5, 6 lượng bốc hơi tuy không lớn nhưng là thời kỳ có
nhiệt độ cao và gió tây nam khô nóng, gây hạn trong vụ xuân hè.
+ Độ ẩm không khí bình quân cả năm 85%, thời kỳ độ ẩm không khí
thấp tập trung vào mùa khô và những ngày có gió Tây Nam khô nóng (độ ẩm
không khí có thể xuống tới 56%) hạn chế khả năng sinh trưởng của cây trồng.
* Chế độ gió, bão:
+ Hứng chịu tác động của 2 hướng gió chủ đạo: Gió mùa Đông Bắc và
gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau kèm theo nền nhiệt độ thấp gây rét lạnh. Gió Tây Nam xuất hiện từ
trung tuần tháng 4 tới đầu tháng 9 với tần suất 85% số năm, kèm theo khô
nóng, độ ẩm không khí thấp, mỗi đợt kéo dài 10 - 15 ngày.
+ Diễn Châu là địa bàn thường chịu tác động đáng kể của bão (bình
quân mỗi năm có 1 đến 8 cơn bão đổ bộ vào đất liền ở Nghệ An).
1.1.4. Thủy văn, nguồn nước.
Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn huyện khá dày gồm sông Bùng,
sông Vếch Bắc, kênh Nhà Lê,… trong đó quan trọng nhất là sông Bùng.
Chế độ nước của các sông phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm, mùa
mưa nước các sông lên cao gây ngập úng cục bộ các khu vực ven sông
và mùa khô nước các sông xuống thấp gây hiện tượng xâm nhập mặn
khu vực cửa sông. Do phần lớn các sông chảy qua địa hình cao dốc, tốc
độ dòng chảy mạnh nên khả năng tích nước kém.
17
Chế độ thủy triều ở huyện là nhật triều và bán nhật triều không đều.
Thời kỳ triều dâng thường trùng vào thời điểm có bão gây tác hại đối với khu
vực ven biển.
1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất huyện Diễn Châu tỷ lệ
1/25.000, không tính diện tích đất chuyên dùng, đất ở, sông suối, mặt nước
chuyên dùng và núi đá, toàn huyện có 9 nhóm đất chính, được chia ra 14 đơn vị
đất như sau:
* Cồn cát trắng: (Cc)
Diện tích 1.345 ha (chiếm 4,41% diện tích tự nhiên của huyện). Được
phân bố tập trung ở các xã Diễn Hùng, Diễn Trung. Loại đất này có thành
phần cơ giới thô, phản ứng chua (pH
KCL
<4,5), hàm lượng hữu cơ và dinh
dưỡng thấp, mùn tổng số dưới (1%); đạm tổng số (<0,05%); lân và kali dưới
(5 mg/100g đất), tổng cation trao đổi thấp (CEC <5 meq/100g đất).
Nhìn chung loại đất này kém phì nhiêu nhất, ít sử dụng cho nông nghiệp,
chủ yếu sử dụng cho lâm nghiệp (trồng rừng phòng hộ để chống cát bay)
* Đất cát biển: (C)
Diện tích 8.618 ha (chiếm 28,26% diện tích tự nhiên của huyện). Được
phân bố tập trung ở các xã ven biển từ Diễn Hùng đến Diễn Trung. Đất cát
biển có phản ứng ít chua (pH
KCL
5,35 ở tầng mặt). Dung tích hấp thu (CEC)
thấp < 5 meq/100g đất. Nhìn chung đất cát biển có độ phì nhiêu thấp, song lại
thích hợp cho việc trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như, khoai,
lạc, đỗ, vừng, dâu tằm … và có thể trồng cây ăn quả như dừa, cam, chanh.
* Đất mặn nhiều: (Mn)
Diện tích 442 ha (chiếm 1,45% diện tích tự nhiên của huyện), được
phân bố ở địa hình thấp ven biển, ven sông chưa thoát khỏi ảnh hưởng của
thủy triều nên thường bị ngập. Đất có thành phần cơ giới thường là thịt trung
bình đến thịt nặng, phản ứng trung tính hoặc ít chua (pH
KCL
5 - 7); hàm lượng
chất hữu cơ khá cao (mùn thường trên 2%), đạm tổng số từ 0,1 - 0,15, lân
tổng số nghèo (dao động từ mg/100g đất)
18
* Đất mặn trung bình: (M)
Diện tích 48 ha (chiếm 0,16% diện tích tự nhiên của huyện). Phân bố ở
địa hình vàn, vàn cao, đất có phản ứng chua (pH
KCL
> 5,5 ở tất cả các tầng),
hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở lớp đất mặt khá tương ứng là (1,75% và
0,125%). Đất có thành phần cơ giới là thịt trung bình, tỷ lệ các cấp hạt sét có
xu hướng tăng theo chiều sâu.
Loại đất này hiện đang trồng 2 vụ lúa, những nơi cao trồng thêm một vụ
khoai lang hoặc một vụ lúa mùa, những nơi trũng nên sử dụng theo phương thức
lúa cá.
* Đất mặn ít: (Mi)
Diện tích 691 ha (chiếm 2,27% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố ở
địa hình cao hơn đất mặn trung bình nên mực nước ngầm thường thấp. Đất có
thành phần cơ giới thịt trung bình hoặc thịt nặng, một số ít có cơ giới cát pha,
thịt nhẹ. Đất có phản ứng chua (pH
KCL
4 - 5,5); hàm lượng mùn từ (1 - 2%),
đạm tổng số nghèo từ (0,05 - 0,1%), lân tổng số nghèo (dao động từ 0,05 -
0,1%), kali tổng số nghèo - trung bình (0,05 - 0,25%);
* Đất phù sa không được bồi, không có tầng glây và loang lổ: (P)
Diện tích 6.735 ha (chiếm 22,09% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố
ở các xã Diễn Yên, Diễn Trường, Diễn Xuân, Diễn Đoài …, đất có thành phần
cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng. Đất có phản ứng chua (pH
KCL
4,41 ở tầng
mặt) và ít có sự thay đổi giữa các tầng. Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số
nghèo, hàm lượng mùn từ (1,28 - 2,28%) kali tổng số dễ tiêu rất nghèo. Lượng
canxi và magiê trao đổi rất thấp. Dung tích hấp thu (CEC) thấp.
Loại đất này hiện đang trồng 2 vụ lúa có năng suất cao nhất của huyện,
những nơi có địa hình cao không chủ động về nguồn nước tưới nên trồng hoa
màu và cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, khoai, lạc hoặc luân canh lúa màu.
* Đất phù sa Glây: (Pg)
Diện tích 1.870 ha (chiếm 6,13% diện tích tự nhiên của huyện), phân
bố chủ yếu ở các xã Diễn Yên, Diễn Trường, Diễn Đoài, Diễn Hạnh, Diễn
Liên, … Đất được hình thành từ những sản phẩm phù sa trong điều kiện yếm
khí, đã hình thành nên tầng glây từ mức độ trung bình đến mạnh. Đất có thành
19
phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, có phản ứng chua (pH
KCL
4,75 ở tầng mặt),
hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở lớp đất mặt giàu tương ứng (2,47% và
0,179%), lân tổng số ở lớp đất mặt giàu (0,114%). Loại đất này hiện đang sử
dụng trồng lúa, nhưng năng suất còn thấp.
* Đất phù sa ngập úng: (Pj)
Diện tích 1.600 ha (chiếm 5,25% diện tích tự nhiên của huyện), phân
bố dọc theo sông Bùng. Đất hình thành trong điều kiện địa hình thấp trũng
nước đọng thường xuyên và lâu ngày. Đất có phản ứng chua (pH
KCL
4,53 ở
tầng mặt), hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở lớp đất mặt giàu, xuống sâu
các tầng dưới hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số vẫn ở mức khá thấp. Dung
tích hấp thu (CEC) trung bình.
Loại đất này hiện nay chủ yếu trồng lúa, để sử dụng có hiệu quả loại
đất này nên sử dụng mô hình canh tác lúa + cá.
* Đất đỏ vàng trên đá sét: (Fs)
Diện tích 4.354 ha (chiếm 14,28% diện tích tự nhiên của huyện). Đất
được hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá mẹ phiến sét, đất có màu đỏ
vàng, vàng đỏ là chủ đạo. Đất có phản ứng chua (pH
KCL
4,23 - 4,31 ở lớp đất
mặt), hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở lớp đất mặt từ trung bình đến giàu
(1,65 - 3,51%). Kali dễ tiêu ở lớp đất mặt từ (7,3 - 11,2 mg/100g đất), ở các
tầng dưới nghèo, lượng can xi magiê trao đổi thấp.
Hiện tại loại đất này đang trồng cây hoa màu và cây lâu năm.
* Đất vàng nhạt trên đá cát: (Fq)
Diện tích 303 ha (chiếm 0,99% diện tích tự nhiên của huyện). Đất được
hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá cát, cấu trúc của đất thường là hạt
rời rạc. Phản ứng của đất chua ít (pH
KCL
4,63 ở tầng đất mặt). Hàm lượng hữu
cơ và đạm tổng số ở lớp đất mặt rất nghèo (0,93 - 0,072%). Lượng Cation trao
đổi trong đất rất thấp.
* Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước: (Fl)
Diện tích 122 ha (chiếm 0,40% diện tích tự nhiên của huyện).
* Đất xám bạc màu
Đất được hình thành trên nền đất ferralit, trên các loại đá mẹ khác
20
nhau: như đá phiến sét, đá biến chất, đá sa thạch,… được con người khai phá
thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước. Đất có phản ứng chua (pH
KCL
4,42 ở
lớp đất mặt). Lân tổng số ở lớp đất mặt trung bình (0,061%), ở các tầng dưới
nghèo. Lân dễ tiêu rất nghèo ở các tầng đất. Kali tổng số trung bình, kali dễ
tiêu nghèo. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, tỷ lệ sét vật lý dao động
trong khoảng 30 - 40%.
.* Đất xám bạc màu trên phù sa cổ: (B)
Diện tích 1.395 ha (chiếm 4,57% diện tích tự nhiên của huyện), phân
bố ở xã Diễn Lâm,… Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa cổ thường
phân bố ở khu vực địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du đồi núi.
Đất có phản ứng chua (pH
KCL
4,9 ở tầng mặt). Hàm lượng hữu cơ và đạm
tổng số ở lớp đất mặt nghèo tương ứng là (0,85 - 0,065%), càng xuống sâu
các tầng dưới hàm lượng hữu cơ càng giảm. Lân và kali tổng số rất nghèo.
Loại đất này rất thích hợp trồng các loại cây hoa màu và cây công
nghiệp ngắn ngày.
* Đất dốc tụ: (D)
Diện tích 41 ha, chiếm 0,13% diện tích tự nhiên của huyện. Đất được
hình thành do các sản phẩm phong hóa từ trên đồi núi bị nước mưa cuốn trôi
xuống lắng đọng ở những thung lũng nhỏ dưới chân đồi núi. Đất có phản ứng
chua (pH
KCL
4,0 - 4,6). Hàm lượng hữu và đạm tổng số từ nghèo đến trung
bình. Kali tổng số và dễ tiêu nghèo.
Loại đất này hiện đang sử dụng trồng lúa nước.
* Đất xói mòn trơ sỏi đá: (E)
Diện tích 1.557 ha (chiếm 5,11% diện tích tự nhiên của huyện). Đất
phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau như sa thạch, phiến thạch sét, granit.
Đất xói mòn trơ sỏi đá có phản ứng chua, các chất dinh dưỡng rất nghèo. Đây
là loại đất rất xấu, năng lực sản xuất kém. Những vùng đồi thấp, ít dốc <25
0
còn lớp đất có thể trồng dứa hoặc nông lâm kết hợp, những vùng đồi cao hơn
đang có lớp cây tự nhiên cần có biện pháp bảo vệ và tiến hành trồng cây gây
rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc hạn chế xói mòn rửa trôi đất.
21
Bảng 2: Diện tích, cơ cấu các loại đất huyện Diễn Châu
Loại đất Ký hiệu
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
1. Cồn cát trắng Cc 1.345 4,41
2. Đ
ất cát biển
C
8.618
28,26
3. Đ
ất mặn ít
Mi
691
2,27
4. Đất mặn trung bình M 48 0,16
5. Đất mặn nhiều Mn 442 1,45
6. Đất phù sa không được bồi không có tầng glây P 6.735 22,09
7. Đ
ất ph
ù sa Glây
Pg
1.870
6,13
8. Đ
ất ph
ù sa ng
ập úng
Pj
1.600
5,25
9. Đ
ất đỏ v
àng trên đá sét
Fs
4.354
14,28
10. Đ
ất v
àng nh
ạt tr
ên đá cát
Fq
303
0,99
11. Đ
ất xám bạc m
àu trên phù sa c
ổ
B
1.3
95
4,57
12. Đ
ất đỏ v
àng bi
ến đổi do trồng lúa n
ư
ớc
Fl
122
1,57
13. Đ
ất thung lũng do sản phẩm dốc tụ
D
41
0,13
14. Đ
ất xói m
òn tr
ơ s
ỏi đá
E
1.557
5,11
(Nguồn:Theo kết quả điều tra đất năm 2001 - Viện Quy hoạch và TKNN)
1.2.2. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt quan trọng nhất trên địa bàn huyện được cung cấp bởi
hệ thống sông ngòi và lượng mưa hàng năm. Tuy nhiên khả năng sử dụng
nguồn nước mặt cho tưới không lớn. Do hệ thống sông thường dốc và ngắn
nên trong mùa mưa nước thường tập trung nhanh và thoát nước chậm thường
gây úng ngập cho các vùng trũng ven sông, vào mùa khô, mực nước thấp lại
bị nhiễm mặn khá sâu nên hạn chế đáng kể khả năng sử dụng nước cho sản
xuất nông nghiệp, sinh hoạt đời sống của nhân dân.
Tuy chưa được thăm dò khảo sát toàn diện nhưng qua số liệu thu thập
được cho thấy nguồn nước ngầm của huyện cũng khá dồi dào. Mức độ nông,
sâu thay đổi tùy theo địa hình và lượng mưa trong mùa, thường vùng đồng
bằng và ven biển có mực nước ngầm nông, vùng đồi núi nước ngầm sâu hơn
và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô. Chất lượng nước ngầm nhìn chung khá tốt, có
22
thể sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên ở khu vực ven biển thường
bị nhiễm mặn về mùa khô, do thuỷ triều lên.
Hiện nay, nhiều hộ gia đình trong huyện đang sử dụng nguồn nước
ngầm mạch nông ở độ sâu 4 - 10 m để phục vụ cho sinh hoạt, lưu lượng nước
0,7 - 1,8 lít/s. Qua khoan thăm dò khảo sát sơ bộ cho thấy lượng nước ngầm
tương đối dồi dào, phân bố theo từng thành tạo hệ địa chất.
1.2.3. Tài nguyên rừng
Toàn huyện hiện có 412 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt đang được khoanh
nuôi bảo vệ. Những năm gần đây diện tích rừng trồng đã được đầu tư phát
triển với quy mô 2.718 ha. Cây trồng chủ yếu là thông, tràm hoa vàng, keo tai
tượng và bạch đàn, phi lao. Diện tích rừng của huyện chủ yếu là rừng tự nhiên
và rừng trồng phòng hộ.
1.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của huyện nghèo về chủng loại, ít về trữ
lượng. Theo kết quả khảo sát sơ bộ, khoáng sản chính của huyện là Titan;
phân bố chủ yếu dọc theo bờ biển. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có
một số loại đá phục vụ cho xây dựng, tương đối phong phú như vỏ sò, đất
sét, đá sa, phiến thạch, Trữ lượng nguồn vật liệu xây dựng đảm bảo cho
nhu cầu sử dụng của địa phương.
1.2.5. Tài nguyên biển và ven biển
Với 25 km bờ biển và ngư trường khá rộng, nguồn lợi thủy hải sản khá
phong phú và đa dạng, tốc độ sinh trưởng nhanh, sinh sản quanh năm rất
thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng. Theo điều tra của các nhà hải
dương học, trong vùng biển Diễn Châu có khoảng 267 loài cá, thuộc 90 họ,
trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao, 20 loài tôm và nhiều loài nhuyễn thể
khác như sò; mực,… Trữ lượng cá đáy ở khu vực này khoảng 9.000 tấn, cá
nổi khoảng 8.000 tấn, trữ lượng tôm khoảng 100 tấn, trữ lượng mực khoảng
600 - 700 tấn. Đây là nền tảng lớn để phát triển các trung tâm nghề cá ở khu
vực ven biển của huyện.
1.2.6. Tài nguyên nhân văn
Trải qua chiều dài lịch sử đấu tranh xây dựng và phát triển nhân dân
23
trong huyện luôn đoàn kết đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm, đóng
góp nhiều công sức cùng nhân dân cả nước giành được thắng lợi vẻ vang
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Ngày nay trong công cuộc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện Diễn Châu luôn thể hiện
tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, cần cù sáng tạo trong lao động, sản xuất.
Đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt kinh tế - văn hóa - xã
hội. Kế thừa những thành quả đã đạt được, tranh thủ thời cơ, phát huy truyền
thống vốn có, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện đang vững bước tiến vào
thế kỷ XXI, cùng với tỉnh Nghệ An và cả nước vượt qua những khó khăn thách
thức thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
1.2.7. Cảnh quan môi trường.
Nét đặc biệt của huyện là vừa có núi, có sông, có đồng, có biển; cùng
với khu di tích Đền Cuông, với những thắng cảnh đẹp được thiên nhiên ưu đãi
- lịch sử hào hùng - con người nhân ái, tất cả đã hòa quyện, đi vào thi ca sử
sách để tạo nên cho nơi đây một bức tranh tổng thể hùng vĩ và sống động.
Hiện tại tình trạng ô nhiễm đất, nước, không khí của huyện chưa nhiều,
điều kiện môi trường ở Diễn Châu khá thuận lợi đối với đời sống của dân cư và
phát triển sản xuất. Đến nay toàn huyện đã có 31/39 xã quy hoạch được bãi rác
thải tập trung, nhưng mới chỉ có 6 xã đã xây dựng . Tuy nhiên, có một số nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường của huyện đó là:
- Nguồn gây ô nhiễm từ sản xuất: Trong sản xuất nông nghiệp, do
người dân quá lạm dụng trong việc sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu đã
gây nên sự ô nhiễm trực tiếp tới nước, đất và môi trường không khí, ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái, gây hại cho các vi sinh vật trong đất dẫn đến
làm giảm qúa trình phân huỷ chất hữu cơ và giảm độ phì của đất.
- Nguồn gây ô nhiễm về dân sinh: Đó là những chất thải từ vật nuôi, từ
sinh hoạt hàng ngày của nhân dân chưa được xử lý kịp thời. Đặc biệt hệ thống
tiêu thoát nước còn thiếu, nước thải sinh hoạt đổ ra hầu như ngấm trực tiếp
xuống đất.
24
Để phát triển bền vững và đảm bảo sức khoẻ cho người dân, trong thời
gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Chú
trọng phát triển hệ thực vật xanh, có chính sách khuyến khích nhân dân thay
đổi nếp sống sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong từng thôn, xóm và cộng
đồng.
Ngoài những tác động của con người, thiên nhiên và hậu quả của chiến
tranh cũng gây ra những áp lực đối với vấn đề môi trường. Do địa hình bị chia
cắt, lượng mưa tương đối lớn, độ che phủ của hệ thực vật còn thấp nên đất đồi
núi, đặc biệt là đất trống đồi núi trọc, luôn bị rửa trôi bề mặt, làm cho đất bị
chai cứng, chua, nghèo chất dinh dưỡng và xói mòn trơ sỏi đá trở thành hoang
trọc. Hiện tượng lũ lụt, nắng nóng xâm nhập thuỷ triều vẫn thường xẩy ra đã
làm cho một số diện tích đất bị sạt lở, ngập úng, khô hạn, nhiễm mặn gây
khó khăn trong sản xuất và đời sống. Vì vậy cần phải dự kiến trước các biện
pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển
bền vững các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên môi trường sinh thái trong
khu vực.
1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và cảnh
quan môi trường.
Qua quá trình điều tra khảo sát các điều kiện tự nhiên và các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường của huyện Diễn Châu, có thể kết
luận về những thuận lợi và khó khăn của huyện như sau:
*Thuận lợi:
- Huyện Diễn Châu có vị trí địa lý khá thuận lợi nằm trên trục đường
chính vào thành phố Vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế,
văn hoá và tiêu thụ sản phẩm.
- Thời tiết khí hậu, nguồn nước tưới dồi dào thuận lợi cho việc phát
triển nông nghiệp, đa dạng hoá các loại cây trồng vật nuội.
- Địa hình, địa mạo, vị trí huyện tương đối bằng phẳng rất thuận lợi cho
mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ. Mặc dù
còn có một số ít đồng chiêm trũng nhưng nhờ biện pháp thuỷ lợi kịp thời nên
năng suất lúa ổn định. Nhân dân có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến,
25
ứng dụng khoa học kỹ thuật để đưa các giống lúa mới và đảm bảo cả số lượng và
sản lượng cây trồng làm tăng hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Nguồn nguyên vật liệu như: Cát, sỏi, đá, có trữ lượng lớn thuận lợi
cho ngành khai thác nguyên vật liệu xây dựng.
- Hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ tương đối phát triển sẽ
góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các ngành kinh tế, nhất là với
ngành tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống, giao thông vận tải…
- Nhân dân trong huyện cần cù, chịu khó, ham học hỏi ,sáng tạo, đoàn
kết. Với nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm, ý thức hướng tới sản xuất
hàng hoá…. Và luôn chịu ảnh hưởng tiếp thu văn minh đô thị.
- Cũng phải kể đến cảnh quan môi trường có núi, sông, có đồng, có
biển, cùng với khu di tích Đền Cuông, với những thắng cảnh đẹp được thiên
nhiên ưu đãi - lịch sử hào hùng – con người nhân ái trên địa bàn huyện tạo ra
một thế mạnh cho huyện về di tích và dịch vụ, thương mại.
* Khó khăn:
- Mặc dù nhiều thuận lợi, song cũng chính điều kiện tự nhiên cũng tạo
ra không ít khó khăn cho việc phát triển kinh tế của huyện.
- Yếu tố đầu tiên phải kể đến là điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt
và phức tạp đã gây nhiều trở ngại cho phát triển sản xuất, điển hình là các trận
bão lũ (bình quân mỗi năm có 1 đến 8 cơn bão đổ bộ vào đất liền ở Nghệ An)
đã gây nên hiện tượng ngập úng, làm nhiễm mặn vùng diện tích ven các cửa
sông ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Hoặc nhiệt độ cao, gió lào, hạn
hán kéo dài, cũng gây ảnh hưởng không nhỏ vào sản xuất, sinh hoạt cuả người
dân địa phương.
- Địa hình nửa miền núi nửa đồng bằng phức tạp đặc biệt địa hình của
vùng miền núi tương đối dốc, độ che phủ rừng thấp nên bị rửa trôi xói mòn
mạnh gây nên hiện tượng đất bị bạc màu xói mòn trơ sỏi đá.
- Diện tích rừng còn thấp (Chỉ chiếm 24.17% tổng diện tích tự nhiên).
Chủng loại cây nghèo nàn, độ che phủ nhỏ đang được khoanh nuôi bảo vệ.
Rừng mới chỉ thực hiện được một phần chức năng phòng hộ, bảo vệ chống
xói mòn, bảo vệ môi sinh.