Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Đăng ký thống kê đất đai và quy hoạch sử dụng đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.5 KB, 19 trang )

o

o

o

o

o

o

Đăng ký thống kê đất đai và quy hoạch sử dụng đất
Thẩm quyền cấp GCN
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ
chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức
nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên
và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt
Nam.
Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu
công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng
đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy


chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng
nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên
và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Trường hợp sử dụng đất được cấp GCN:
Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này
có hiệu lực thi hành;
1

1


o

o

o
o

o
o

o

o

-


o

Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận
tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng
đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp
bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh
chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân,
quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định
giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đã được thi hành;
Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở;
người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất
hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất
chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận
bị mất.
Cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân không có giấy tờ về quyền
SDD:
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có
hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100
của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối
tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp

2

2


o

o
o

o

o

xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có
tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải
nộp tiền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy
định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn
định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp
luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất
không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư
nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối
với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Xác định diện tích đất:
Đất vườn, ao của hộ gia đình, cá nhân được xác định là đất ở phải
trong cùng một thửa đất đang có nhà ở.

Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành trước
ngày 18 tháng 12 năm 1980 và người đang sử dụng có một trong
các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2
và 3 Điều 100 của Luật này thì diện tích đất ở được xác định theo
giấy tờ đó. Trường hợp trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng
đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này chưa
xác định rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được công nhận
không phải nộp tiền sử dụng đất được xác định bằng không quá 05
lần hạn mức giao đất ở quy định tại khoản 2 Điều 143 và khoản 4
Điều 144 của Luật này.
Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ
ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004
và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử
dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà trong giấy tờ đó
ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ
đó.
Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ
ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004
3

3






o

o


o

o

và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử
dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà trong giấy tờ đó
không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định như
sau:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa
phương quy định hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình
phù hợp với tập quán ở địa phương theo số lượng nhân khẩu trong
hộ gia đình;
Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở
tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức
công nhận đất ở tại địa phương;
Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở
tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện
tích thửa đất.
Đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy
định tại Điều 100 của Luật này mà đất đã sử dụng ổn định từ trước
ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì diện tích đất ở được xác định theo
mức quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp đất đã sử dụng ổn
định kể từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì diện tích đất ở được xác
định theo mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định
tại khoản 2 Điều 143 và khoản 4 Điều 144 của Luật này.
Phần diện tích đất vườn, ao còn lại sau khi đã xác định diện tích
đất ở theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 của Điều này thì
được xác định sử dụng vào mục đích hiện trạng đang sử dụng theo
quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.

Việc xử lý, cấp GCN đất có vi phạm pháp luật đất đai
Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công
trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang
bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà
nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng
cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công
trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công
trình mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
4

4


o

o







hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã
lấn, chiếm.
Trường hợp đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà
nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an
toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường
giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công

trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì người đang sử
dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và phải thực
hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất
không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc
doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông
nghiệp, lâm nghiệp thì thực hiện xử lý theo quy định như sau:
Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy
hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao
cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng
đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét giao khoán bảo vệ,
phát triển rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng.
Trường hợp không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng
đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích
bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất;
Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy
hoạch sử dụng đất cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công
cộng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn,
chiếm để giao đất cho chủ đầu tư khi triển khai xây dựng công
trình đó. Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng
cho đến khi Nhà nước thu hồi đất nhưng phải giữ nguyên hiện
trạng sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định;
5

5







o









o

Trường hợp lấn, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo
vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công
trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp lấn, chiếm đất kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến
trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, đang sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định
giao cho nông trường, lâm trường quản lý, sử dụng thì Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh thu hồi đất lấn, chiếm để trả lại cho nông
trường, lâm trường.

Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục
đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép theo quy định
của pháp luật về đất đai mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép thì thực hiện xử lý như sau:
Trường hợp đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho
các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai thì
Nhà nước thu hồi đất trước khi thực hiện dự án, công trình đó.
Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi
Nhà nước thu hồi đất, nhưng phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng
đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định;
Trường hợp đang sử dụng đất không thuộc trường hợp quy định tại
Điểm a Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người đang sử dụng đất được xem xét
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang
mà đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền duyệt, không có tranh chấp thì được Nhà nước
công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quy định; nếu vượt hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy
định thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê.
Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp quy định tại
Khoản 1, Điểm a và Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này mà
6

6










không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định như
sau:
Trường hợp thửa đất có nhà ở thì diện tích đất ở được công nhận theo
quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 20 của Nghị định này;
Trường hợp thửa đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở thì
được công nhận theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản
2 Điều 20 của Nghị định này;
Đối với phần diện tích đất đang sử dụng được xác định là đất nông
nghiệp thì được công nhận quyền sử dụng đất theo chế độ như quy
định đối với trường hợp tại Khoản 5 Điều 20 của Nghị định này;
Người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại
Khoản này phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp
luật.

7

7


o

o









o








Quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý hành chính nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động hành chính của cơ quan
thực thi quyền lực nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều
hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật,
đó là Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp. Tuy hệ thống các cơ
quan: quyền lực, xét xử và kiểm sát thực hiện quyền lập pháp và
tư pháp không thuộc hệ thống quản lý hành chính nhà nước nhưng
trong cơ chế vận hành của nó cũng có công tác hành chính như
chế độ công vụ, công tác tổ chức cán bộ... và phần công tác này
cũng phải tuân thủ những quy định thống nhất của nền hành chính
nhà nước.
Đặc điểm:
Quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực, tính tổ chức và

tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước có mục tiêu chiến lược, có chương
trình và có kê' hoạch để thực hiện mục tiêu
Quản lý hành chính nhà nước có tính chủ động, tính sáng tạo và
linh hoạt cao
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính dưới luật
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được đảm bảo về
phương diện tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất mà trước hết là bộ
máy cơ quan hành chính.
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính kinh tế, tính
chính trị rõ rệt, tính chuyên nghiệp liên tục, tính thức bậc chặt chẽ
và không mang tính vụ lợi
Chức năng
Chức năng kế hoạch hóa
Chức năng tổ chức
Chức năng điều chình
Chức năng lãnh đạo
Chức năng điều hành
Chức năng phối hợp
Chức năng kiểm tra
8

8


o

o





o

o




o


o



o



-

Quản lý nhà nước về đất đai:
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở
hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc
tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo
quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử
dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.
Mục đích

Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia
Tăng cường hiệu quả sử dụng đất
Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
Yêu cầu
Phải đăng ký, thống Kế đất đầy đủ theo đúng quy định của pháp
luật đất đai ở từng địa phương theo các cấp hành chính.
Nguyên tắc
Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước
Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và quyền
sử dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người
trực tiếp sử dụng
Tiết kiệm và hiệu quả
Đối tượng
Các chủ thể quản lý đất đai và sử dụng đất đai
Đất đai.
Phương pháp
Phương pháp hành chính
Phương pháp kinh tế
Phương pháp tuyên truyền, giáo dục
Công cụ
Công cụ pháp luật
Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
Công cụ tài chính
Quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất
9

9



o









o









Quyền
Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất
Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo
đất nông nghiệp
Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ
đất nông nghiệp
Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử
dụng đất hợp pháp của mình

Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử
dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp
luật về đất đai.
Ngoài ra, tuỳ trường hợp cụ thể người sử dụng đất có thể có các
quyền sau: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,
thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh,
góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất; quyền lựa chọn hình thức giao đất, thuê đất.
Nghĩa vụ:
Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy
định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không,
bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các
quy định khác của pháp luật
Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử
dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
theo quy định của pháp luật
Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
Thực hiện các biện pháp bảo vệ và làm tăng khả năng sinh lợi của
đất
Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại
đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan
Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong
lòng đất
10

10





Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết
thời hạn sử dụng đất.

11

11


-

o

o

o





o


o






Khái niệm đất: Đất là vật thể tự nhiên được tạo thành từ quá trình
lịch sử lâu đời dưới tác động bởi 5 yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí
hậu, địa hình và trải qua thời gian, con người.
Các yếu tố hình thành đất và ảnh hưởng
Quá trình phong hóa đá và khoáng vật
Quá trính phong hóa: dưới tác động của những nhân tố bên ngoài
mà trạng thái vật lý, hóa học của đá và khoáng vật trên bề mặt đất
bị biến đổi.
Kết quả: đá và khoáng vật bị phá vỡ thành những mảnh vụn, hòa
tab=n, di chuyển làm cho tồn tại và thành phần hóa học hoàn toàn
bị thay đổi, tạo ra những vật thể vụn xốp.
Các quá trình phong hóa
Phong hóa lý học: Là quá trình làm vỡ vụn đá mà không làm thay
đổi thành phần hóa học của đá đó.
Phong hóa hóa học: là quá trình phân hủy đá và khoáng chất bằng
các phản ứng hóa học, làm cho thành phần khoáng học và thành
phần hóa học thay đổi.
Phong hóa sinh học: là quá trình biến dổi cơ học, hóa học các loại
khoáng chất và đá dưới tác dụng của sinh vật và sản phẩm của
chúng.
Chất hữu cơ và mùn trong đất là toàn bộ hợp chất hữu cơ nằm
trong đất gồm xác sinh vật chưa phân hủy hoặc đã phân hủy.
Nguồn gốc:
Từ tự nhiên: xác sinh vật
Nhân tạo: bón phân hữu cơ
Vai trò
Đối với quá trình hình thành và tính chất đất:
Là dấu hiệu cơ bản phân biệt đất với đá mẹ. Sự tích luỹ của chất
hữu cơ và mùn trong đất gắn liền với sự phát sinh đất.
Biểu thị độ phì nhiêu của đất.

Có tác dụng cải thiện trạng thái kết cấu đất, các keo mùn gắn các
hạt đất với nhau tạo thành những hạt kết tốt, bền vững, từ đó ảnh
hưởng đến toàn bộ lý tính đất như chế độ nước, chế độ khí, chế độ
12

12





o



o

nhiệt, các tính chất vật lý phổ biến của đất, việc làm đất cũng dễ
dàng hơn.
Làm tăng khả năng hấp phụ của đất, giữ được các chất dinh
dưỡng, đồng thời làm tăng tính đệm của đất.
Là kho thức ăn cho cây trồng và vi sinh vật
Có tác dụng duy trì, bảo vệ đất
Các biện pháp bảo vệ, nâng cao:
Bón phân hữu cơ cho đất kết hợp bón vôi
Trồng cây phân xanh
Sử dụng các biện pháp canh tác: cày, bừa, xới xáo, tưới tiêu
Tính chất vật lý của đất
Hạt cơ giới: các hạt đơn đất với hình dạng, kích thước khác nhau
xuất hiện trong quá trình hình thành đất.


13

13


o

14

14


o




o


o







Tính chất các nhóm đất chính

Đất cát: là đất có 80-100% hạt cát vật lý, chủ yếu là hạt thô nên
khe hở thấm nước nhanh, giữ nước kém, nước bốc hơi nhanh.
Đất sét: chứa 50% hạt sét trở lên, chủ yếu là những hạt nhỏ, khe
hở nhỏ, thấm nước chậm , thoát nước chậm, kém thoáng khí.
Đất thịt: có 20-50% hạt sét vật lý, điều hòa được chế độ nước, khí,
nhiệt độ trong đất, điều hòa quá trình sinh học trong đất, thích hợp
với nhiều loại cây trồng.
Kết cấu đất
Là tập hợp các hạt đất có kích thước, hình dạng, độ bền cơ giới và
bền trong nước khác nhau.
Ý nghĩa: Kết cấu đất là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá độ phì nhiêu, là
bộ máy điều tiết chế độ nước, khí, nhiệt độ, dinh dưỡng trong đất.
Keo đất
Khái niệm: là những phần tử rắn có đường kính từ - mm. Chúng
thường lơ lửng trong dung dịch, có thể chui qua giấy lọc và chỉ
quan sát được cấu tạo của chúng bằng kính hiển vi điện tử.
Đặc điểm cấu tạo
Nhân
Ion quyết định thế
Ion bù: ion cố định, ion khuyếch tán
lớp ion khuyếch tánlớp ion khuyếch tán
lớp ion cố định lớp ion cố định
ion
Nhânquyết
Nhân định thế ion quyết định thế



Tính chất
15


15














o
o

o

o
o

Keo đất mang điện tích âm có thể tham gia vào rất nhiều phản ứng
trao đổi và các phản ứng khác
Tính ưa nước, kị nước
Tính tự keo, tán keo
Sự chuyển keo ở trạng thái phân tán sang trạng thái ngưng tụ gọi
là sự tụ keo.

Khả năng hấp phụ
Nhờ keo có tỷ diện lớn và keo có một lớp ion mang điện bao bọc
quanh keo, nó có thể giữ được các ion trái dấu xung quanh nó , đó
chính là cơ sở để tạo tính hấp phụ của đất
Ngoài ra, khả năng hấp phụ của đất còn thể hiện thông qua việc
hút thức ăn của cây trồng và vi sinh vật, khả năng giữ các hạt vật
chất nhờ các khe hở nhỏ, các bờ gồ ghề hoặc giữ lại cho đất những
phần tử chất kết tủa, hay những phân tử khí, lỏng khác. Do đó ý
nghĩa của hấp phụ là khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng và
điều hòa dinh dưỡng cho cây trồng.
Tính chất hóa học cơ bản của đất
Phản ứng chua
Đất có phản ứng chua khi trong đất chứa nhiều cation H+ và .
Nồng độ của 2 loại cation trên quyết định mức độ chua của đất
Nguyên nhân:
Khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa tạo ảnh hưởng đến quá trình
phong hóa đá tới lớp phủ thực vật và hoạt động của sinh vật
Sinh vật: Trong quá trình hoạt động của mình, rễ cây, vi sinh vật
không ngừng giải phóng ra C02. Khí này hòa tan trong nước tạo
axit gây chua cho đất.
Con người: khi canh tác, thực vật lấy đi 1 lượng các chất kiềm mà
không trả lại cho đất, làm đất bị chua.
Các loại độ chua:
Độ chua tiềm tàng: là độ chua gây nên bởi những ion và những
ion khác đặc biệt là trong dung dịch.
Độ chua trao đổi: là độ chua của đất được xác định khi cho đất tác
dụng với 1 dung dịch muối trung tính.
16

16



o





o
o
o
o










o

Độ chua thủy phần: là độ chua lớn hơn 1’ vì nó bao giờ cả H+
trong độ chua hoạt tính, H+ và Al3 trong độ chua trao đổi và ion
H+, Al3+ hút bám trên bề mặt keo đất
Phản ứng đệm
Tính đệm của đất là khả năng của đất có thể chống lại sự thay đổi
pH khi có một lượng axit hay bazo nhất định tác dụng vào đất.

Cơ chế đệm: khả năng đệm của đất được… bởi sự hấp phụ trao
đổi:
Nguyên nhân:
Trong đất có chứa các hợp chất muối có khả năng trung hòa axit
làm cho pH của đất được ổn định, đây là cơ chế đệm một chiều
Trong đất có chứa các axit hữu cơ
Trong đất luôn diễn ra các hoạt động trao đổi cation nên xảy ra các
phản ứng đệm
Do tác động của Al3+ di động trong đất.
Phản ứng oxy hóa khử
Phản ứng oxy hóa khử là quá trình diễn ra phổ biến trong đất, Nó
có vai trò quan trọng với độ phì của đất.
Là quá trình kết hợp với oxy hoặc mất H.
Các chất oxi hóa là những chất nhận điện tử. Quá trình chất oxi
hóa nhận điện tử gọi là quá trình khử
Các chất khử là những chận cho điện tử. Quá trình chất khử cho
điện tử gọi là quá trình oxi hóa.
Các yếu tố ảnh hưởng
Được quyết định bởi nồng độ oxi tự do trong đất và oxi hòa tan
trong dung dịch đất.
Phụ thuộc vào độ ẩm.
Phụ thuộc vào cây trồng và mật độ cây trồng.
Phụ thuộc vào các biện pháp canh tác.
Độ phì nhiêu của đất
Là khả năng của đất đảm bảo những điều kiện thích hợp cho cây
trồng đạt năng suất và ổn định. Độ phì nhiêu của đất mới chỉ là
khả năng của đất, khả năng này có biến thành hiện thực hay không
17

17



o






o
o





còn phụ thuộc vào người sử dụng, cây trồng và những điều kiện
ngoại cảnh khác.
Các chỉ tiêu đánh giá độ phì:
Tầng đất dày
Giàu đạm, lân, kali và cân đối chất dinh dưỡng
Có chế độ nước và độ pHthích hợp
Không chứa chất độc hại
Đất tơi xốp, có kết cấu
Tập đoàn vi sinh vật có lợi phát triển mạnh
Các dạng độ phì nhiêu: thiên nhiên/tiềm tàng/hiệu lực/nhân tạo/
kinh tế
Biện pháp nâng cao độ phì nhiêu:
Thủy lợi cải tạo đất: tưới cho đất hạn, tiêu cho đất úng, ruửa cho
đất mặn, đất phèn

Bón phân cải tạo đất
Làm đất, cải tạo đất
Chế độ canh tác

18

18


19

19



×