Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

NGÂN HÀNG ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG NHIỆT HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.67 KB, 5 trang )

NGÂN HÀNG ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG
NHIỆT HỌC
Chương 1. Khí lý tưởng
1) Để nghiên cứu chuyển động nhiệt của vật chất người ta dùng :
a/ phương pháp thống kê
b/ phương pháp nhiệt động
c/ nguyên lý thứ 1 nhiệt động học
d/ a và b.
2) Đơn vị đo áp suất trong hệ SI là:
a/ J/m2
b/ N/m2
2
c/ Kg/m
d/ Pa/m2
3) Nhiệt độ là đại lượng vật lý đặc trưng cho mức độ:
a/ chuyển động hỗn loạn của các phân tửb/ chuyển động có trật tự của các phân tử
c/ nóng lên của vật khi có ma sát
d/ vật lạnh đi khi tiếp xúc với nước đá.
4) Quá trình đẳng tích là quá trình có:
a/ nhiệt độ không đổi
b/ áp suất không đổi
c/ công thực hiện bằng không
d/ nhiệt lượng nhận được bằng không
5) Quá trình đọan nhiệt là quá trinh có:
a/ nhiệt độ không đổi
b/ áp suất không đổi
c/ thể tích không đổi
d/ nhiệt lượng không đổi
6) Phương trình trạng thái khí lý tưởng:
a/ P= P0aT
b/ PV= RT


c/ V= V0aT
d/ PV= C
7) Khí được coi là khí lý tưởng:
a/ khi áp suất nhỏ
b/ khi nhiệt độ cao
c/ khi thể tích lớn
d/ a và b
8) Nội năng của khí lý tưởng phụ thuộc vào:
a/ áp suất
b/ nhiệt độ
c/ thể tích
d/ a , b và c
9) Hằng số khí lý tưởng R= J/(Kmol.0K):
a/ 8,31
b/ 8,31.103
c/ 8,48
d/ 8,48.103
10) Bậc tự do của phân tử khí lưỡng nguyên tử i =
a/ 1
b/ 3
c/ 5
d/ 6
11) Quá trình đẳng nhiệt khi:
a/ A= 0
b/ Q= 0
c/ ∆U= 0
d/ T= 0
12) Phương trình trạng thái khí lý tưởng PV = nRT, trong đó n là:
a/ Số phân tử khí trong thể tích V
b/ Số kg khí trong thể tích V

c/ Số mol khí trong thể tích V
d/ Hằng số tuỳ thuộc nhiệt độ T
13) Đối với một khối khí lý tưởng, ta luôn có:
a/ PV/T = const
b/ PV = const
c/ V/T = const
d/ Cả a, b, c đều đúng
14) Khi áp suất của khí không đổi ta có:
a/ PT = const
b/ V/T = const
c/ VT = const
d/ PV = const
15) Hãy tìm câu sai. Nội năng của một khối khí lí tưởng là:
a) tổng động năng của các phân tử khí
b) tổng thế năng tương tác của các phân tử
c) năng lượng tàng trữ bên trong khối khí
d) a và c đều sai
16) Tìm phát biểu sai sau . Khí lí tưởng là khí có các phân tử:
a) luôn chuyển động hỗn loạn
b) luôn tương tác với nhau
c) chỉ tương tác lúc va chạm
d) kích thước rất nhỏ coi như chất điểm
17) Tìm câu sai. Khí lí tưởng là chất khí có các phân tử khí:
a/ luôn chuyển động hỗn loạn

1


b/ luôn tương tác với nhau
c/ chỉ tương tác với nhau lúc va chạm

d/ hoàn toàn tuân theo các định luật thực nghiệm
18) U, V là nội năng và thể tích của một khối khí lý tưởng. Đường thẳng đi qua gốc O trong đồ thị (U, V)
biểu diễn quá trình biến đổi:
a/ Đẳng áp
b/ Đẳng tích
c/ Đẳng nhiệt
d/ Đoạn nhiệt
19) Nội năng là phần năng lượng ứng với sự vận động bên trong của hệ bao gồm:
a/ Động năng chuyển động hỗn loạn các phân tử, động năng và thế năng của nguyên tử trong phân tử.
b/ Thế năng bởi lực tương tác phân tử, năng lượng của lớp vỏ điện tử
c/ cả a và b và cả năng lượng trong nhân
d/ Động năng, thế năng của phân tử, năng lượng của nguyên tử, hạt nhân
20) Năng lượng của hệ gồm:
a/ Động năng ứng với chuyển động có hướng của cả hệ
b/ Thế năng của hệ trong trường lực
c/ Nội năng
d/ Cả a, b, c đều đúng
21) Một khối khí Ni tơ có thể tích 8,3 lít , áp suất 15 at, nhiệt độ 27 0 C. Khối lượng của khối khí là:
a) 1,37 g
b) 0,137 kg
c) 13,7 kg
d) 0,137 g
22) Một bình có thể tích V = 10 −3 m³, chứa khí Hydro có khối lượng m = 2 g, nhiệt độ T =
300 K. Tìm áp suất của khí:
a) 24,93 atm
b) 33 atm
c) 15 atm
d)10 atm
23) Có 10 g khí oxi ở áp suất 3 atm, 10 oC ta xem oxi là khí lý tưởng. Thể tích khí là giá trị nào trong các
giá trị dưới đây:

a/ 27.73 lít
b/ 2.5 lít
c/ 27.75 lít
d/ 0.0024 lít
24) Nội năng của khối khí oxy (xem như khí lý tưởng) chứa trong bình có thể tích V= 10 lít, áp suất p =
10 (

N
) là:
m2

a/ U = 25 J
b/ U = 0.25 J
c/ U = 15 J
d/ U = 0.15 J
25) Trong 1 bình thể tích V= 1,8 lít, áp suất P= 4,9.104 N/m2, nhiệt độ T= 3000K chứa một lượng m= 10-3
kg của một chất khí. Chất khí này là:
a/ Oxy
b/ Hydro
c/ Cacbonic
d/ Nitơ
26) Có 10 kg khí đựng trong 1 bình áp suất 107 N/m2. Người ta lấy từ bình ra 1 lượng khí cho tới khi áp
suất trong bình là 2,5.106 N/m2. Coi nhiệt độ trong bình là không đổi, lượng khí lấy ra từ bình là (kg):
a/2,5
b/ 5
c/ 7,5
d/ 8
27) Có 10 g khí Hydro đựng trong 1 bình áp suất 8,2 at thể tích 20 lít. Nhiệt độ của khối khí là ( 0K):
a/ 39,5


b/387,2

c/ 395

d/ 300

Chương 2. Nguyên lý 1 nhiệt động học
28) Công là dạng:
a/ năng lượng
b/ truyền năng lượng
c/ truyền nhiệt
d/ b và c
29) nhịệt lượng là dạng:
a/ năng lượng
b/ truyền năng lượng
c/ truyền nhiệt
d/ b và c
30) Biểu thức của nguyên lý thứ 1 nhiệt động học:
a/ U= A + Q
b/ ∆U= A + Q
c/ U= A’ + Q’
d/ ∆U= A’ + Q’
31) Câu nào sai:
a/ nhiệt biến hòan tòan thành công
b/ công biến hòan tòan thành nhiệt
c/ công và nhiệt biến đổi cho nhau
d/ công và nhiệt là hàm của quá trình
32) Khái niệm nhiệt độ được đưa ra để đặc trưng cho:
a/ “Độ” nóng của vật
b/ “Độ” lạnh của vật


2


c/ “Độ” nóng, lạnh của vật
d/ Sự chuyển động có trật tự của các phân tử tạo nên vật đó
33) Nhiệt độ có tính chất thống kê là vì:
a/ Nhiệt độ gắn liền với động năng trung bình của chuyển động tịnh tiến của phân tử, có vô số phân tử
trong một chất khảo sát.
b/ Nhiệt độ là đại lượng vật lý có tính cộng được
c/ Nhiệt độ có thể sử dụng được phép tính thống kê
d/ Tất cả đều sai
34) Công, nhiệt:
a/ Công không thể biến thành nhiệt và ngược lại
b/ Công, nhiệt là những hàm trạng thái
c/ Công, nhiệt chỉ xuất hiện trong qúa trình biến đổi trạng thái của hệ
d/ Công, nhiệt là một dạng năng lượng
35) Hệ:
a/ Nhận công, nhiệt – nội năng giảm
b/ Nhận công, nhiệt – nội năng bằng không
c/ Sinh công tỏa nhiệt – nội năng không đổi
d/ Sinh công toả nhiệt – nội năng giảm
36) Chiều truyền nhiệt tự nhiên giữa 2 vật tuỳ thuộc vào:
a/ Nhiệt độ của chúng
b/ Nội năng của chúng
c/ Trạng thái rắn, lỏng, khí của chúng
d/ Áp suất của chúng
37) Hãy tìm câu sai. Công và nhiệt lượng của hệ đều là:
a) hàm số của quá trình biến đổi
b) số đo phần năng lượng trao đổi trong quá trình

c) năng lượng chuyển động của các phân tử
d) có đơn vị đo trong hệ SI là jun (J)
38) Một bình kín có thể tích 2,5 lít chứa Hydro ở nhiệt độ 17˚ C và áp suất 15,0.10 3 Pa. Ngườita làm lạnh
Hydro đến nhiệt độ 0˚C. Tính độ biến thiên nội năng của khí Hydro:
a) -5,5 J
b) 3,0 J
c) 0,8 J
d) -0,8 J
39) Một kmol khí được nung nóng đẳng áp từ 17˚C đến 75˚C, khi đó khí hấp thụ một nhiệt lượng 1200
KJ. Tính công mà khí đã thực hiện:
a) 720 KJ
b) 480 KJ
c) 1200 KJ
d) 240 KJ
40) Một kmol khí ở nhiệt độ 300˚K được làm lạnh đẳng tích tới khi áp suất giảm xuống một nửa. Sau đó
được dãn đẳng áp sao cho nhiệt độ của nó ở trạng thái cuối bằng nhiệt độ ban đầu. Tính nhiệt lượng Q
mà khí đã hấp thụ trong cả qúa trình từ đầu đến cuối:
a) 0
b) 1246 KJ
c) 1246 J
d)500 J
41) 16 gam khí Oxy ban đầu ở trạng thái có thể tích V 1 , áp suất P 1 , nhiệt độ T 1 = 27˚C bị nén đẳng nhiệt
đến trạng thái có thể tích V 2 = V 1 / 2, áp suất P 2 . Sau đó khối khí được cho dãn đẳng áp đến trạng
thái có thể tích V 3 như ban đầu . Hãy xác định độ biến thiên nội năng của khối khí giữa hai trạng thái
đầu (1)và cuối (3) của quá trình:
a)3116 KJ
b)3116 J
c)2500J
d)2500 KJ
42) Một bình kín có thể tích 2,5 lít chứa Hydro ở nhiệt độ 27º C và áp suất 15.10³ N/m². Người ta làm

lạnh Hydro đến 0º C. Tính nhiệt lượng mà chất khí đã thải ra (J):
a) 8,5
b) 5,5
c) 8,4
d) 6,5
43) Một kmol khí lý tưởng thực hiện một quá trình đẳng nhiệt ở nhiệt độ T. Sau quá trình này áp suất
giảm đi e lần (e là cơ số của logarit tự nhiên). Biết hằng số khí lý tưởng là R = 8,31.10 3 J/kmol.K.
Nhiệt lượng mà khối khí nhận được trong quá trình này bằng:
a/ RT
b/ 3RT/2
c/ 5RT/2
d/ 0
44) Một kmol khí lý tưởng đơn nguyên tử biến đổi từ trạng thái đầu có áp suất P, thể tích V theo 2 quá
trình liên tiếp là các đoạn thẳng trong giản đồ (P, V): biến đổi từ trạng thái (P, V) đến trạng thái (P,
3V) và từ trạng thái (P, 3V) đến trạng thái (4P, 3V). Biến thiên nội năng của khối khí sau hai quá trình
này bằng:
a/

33PV
2

b/

15PV
2

c/

21PV
2


d/

27PV
2

3


45) 0,16 kg khí Oxy được nung nóng từ 500C đến 600C . Tính độ biến thiên nội năng của khối khí trong
quá trình đẳng tích (J), cho R= 8,31.103 J/(kmol.0K):
a/ 520
b/ 1040
c/ 260
d/ 940
46) Nén đẳng nhiệt 3 lít không khí ở áp suất 1 at. Tìm nhiệt lượng tỏa ra (J), biết rằng thể tích cuối cùng
chỉ bằng 1/10 thể tích ban đầu.
a/ 323
b/ 530
c/ 676
d/ 725
47) Hai kmol khí cácbôníc (μ= 44 kg) được nung nóng đẳng áp làm nhiệt độ tăng thêm 50 0. Tính nhiệt
lượng mà khí nhận được (kJ), cho R= 8,31.103 J/(kmol.0K):
a/ 2500
b/ 830
c/ 3320
d/1520
48) Một kmol khí được nung nóng đẳng áp từ 17º C đến 75º C.Tính công mà khí đã thực hiện trong quá
trình:
a) 450 j

b) 480 j
c) 720 kj
d) 480 kj
Chương 3. Nguyên lý 2 nhiệt động học
49) Nguyên lý thứ 2 nhiệt động học:
a/ ∆U= A + Q
b/ không thể chế tạo đươc động cơ vĩnh cửu lọai 1
c/ Q= ∆U + A’
d/ không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu lọai 2
50) Câu nào sai. Hiệu suất của chu trình Các-nô bằng:
a/ A’/Q
b/ 1 – Q’2/Q1
c/ 1 – T2/T1
d/ T2/T1
51) Qúa trình đẳng nhiệt là quá trình :
a) có hiệu suất lớn nhất trong việc biến Q thành A
c) có nội năng không đổi
b) có nhiệt độ không đổi
d) cả a, b, c, đúng
52) Quá trình đẳng nhiệt trong một hệ khí lý tưởng là quá trình trong đó:
a/ Nội năng của hệ không đổi
b/ Entropi của hệ không đổi
c/ Nhiệt lượng của hệ bằng không
d/ Công mà hệ nhận được tỷ lệ với áp suất và thể tích.
53) Quá trình đoạn nhiệt trong một hệ cô lập là quá trình trong đó:
a/ Entropi của hệ không đổi
b/ Hệ nhận một lượng nhiệt từ một vật khác có nhiệt độ lớn hơn
c/ Nhiệt độ của hệ giữ không đổi
d/ Hệ truyền một lượng nhiệt ra môi trường bên ngoài có nhiệt độ nhỏ hơn.
54) Trong quá trình nào dưới đây entropi của hệ không đổi:

a/ Nén thật chậm khối khí được cách nhiệt tốt với bên ngoài.
b/ Làm lạnh khối khí trong xylanh với pittông có thể di chuyển tự do
c/ Nén thật chậm khối khí có tiếp xúc với bình điều nhiệt
d/ Nung nóng khối khí trong bình kín
55) Phát biểu nào sau đây là đúng:
a/ Để nâng cao hiệu suất của một động cơ nhiệt, ta cần chế tạo động cơ không có nguồn lạnh.
b/ Hiệu suất của một máy nhiệt hoạt động theo chu trình carnot là lớn nhất.
c/ Để nâng cao hiệu suất của một động cơ nhiệt, ta nên tăng nhiệt độ nguồn nóng vì cách này dễ hơn
là hạ nhiệt độ nguồn lạnh
d/ Để nâng cao hiệu suất của một động cơ nhiệt, ta có thể giảm nhiệt độ nguồn lạnh vì cách này dễ
hơn.
56) Động cơ nhiệt có thể biến nhiệt thành công trong trường hợp:
a/ Động cơ lấy nhiệt từ một nguồn nhiệt duy nhất.
b/ Động cơ lấy nhiệt của hai nguồn nhiệt có nhiệt độ khác nhau
c/ Động cơ trao đổi nhiệt với hai nguồn nhiệt có nhiệt độ khác nhau
d/ Động cơ nhận nhiệt của nguồn nóng và nhường bớt một phần nhiệt cho nguồn lạnh.
57) Một động cơ nhiệt hoạt động bằng cách lấy nhiệt ở một nguồn có nhiệt độ nào đó và:
a/ Biến đổi tất cả thành công
b/ Biến đổi một phần thành công và thải ra phần còn lại vào một nguồn có nhiệt độ thấp hơn
c/ Biến đổi một số thành công và thải ra số còn lại tại cùng nhiệt độ

4


d/ Biến đổi một số thành công và thải ra số còn lại tại nhiệt độ cao hơn
58) Chiều tự nhiên của truyền nhiệt là từ một nguồn ở nhiệt độ cao tới nguồn ở nhiệt độ thấp bất kề nhiệt
lượng chứa bên trong các nguồn. Sự kiện này chứa trong nội dung của:
a/ Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học
b/ Nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học
c/ Định luật bảo toàn năng lượng

d/ Định luật bảo toàn Entropi
59) Công sinh ra của động cơ nhiệt:
a/ Bằng hiệu số nhiệt năng lấy vào và nhiệt năng thải ra
b/ Bằng với công của một động cơ Carno hoạt động ở cùng nhiệt độ vào và ra
c/ Chỉ tuỳ thuộc nhiệt độ vào
d/ Chỉ tuỳ thuộc nhiệt độ ra.
60) Hãy tìm câu đúng. Phát biểu nguyên lý 2 nhiệt động học :
a) nhiệt độ không thể tự động truyền từ nơi thấp đến cao
b) nhiệt lượng không thể truyền từ nơi nhiệt độ thấp đến nơi nhiệt độ cao
c) nhiệt không thể truyền từ nơi nhiệt độ thấp đến nơi nhiệt độ cao
d) nhiệt lượng không thể tự động truyền từ nơi nhiệt độ thấp đến nơi nhiệt độ cao
61) Một động cơ nhiệt lý tưởng chạy theo chu trình Các-nô nhả cho nguồn lạnh 80% nhiệt lượng mà nó
thu được từ nguồn nóng. Nhiệt lượng thu được trong một chu trình là 1,5 kcal. Tính hiệu suất của chu
trình.
a/ 0,2
b/ 0,4
c/ 0,6
d/ 0,7
62) Một động cơ nhiệt lý tưởng chạy theo chu trình Các-nô nhả cho nguồn lạnh 80% nhiệt lượng mà nó
thu được từ nguồn nóng. Nhiệt lượng thu được trong một chu trình là 1,5 kcal. Tính công mà động cơ
sinh ra (kcal)
a/ 0,1
b/ 0,2
c/ 0,3
d/ 0,5
63) Một máy nhiệt họat động theo chu trình Carnot (Cac-nô) thuận nghịch nhận nhiệt ở nguồn có nhiệt độ
127oC và tỏa nhiệt ở nguồn có nhiệt độ -73oC. Hiệu suất của nó là (%):
a/ 50
b/ 48
c/ 52

d/ 54
64) Một máy nhiệt hoạt động theo chu trình Carnot (Các-nô) thuận nghịch có hiệu suất bằng 20% và tỏa
nhiệt ở nguồn nhiệt có nhiệt độ 127oC. Nhiệt độ nguồn nóng máy nhiệt bằng:
a/ 227oC
b/ 215oC
c/ 239oC
d/ 251oC
65) Một động cơ nhiệt lí tưởng làm việc theo chu trình Các –nô . Nhiệt độ của nguồn nóng là 127˚C ,
nguồn lạnh là 27˚C. Nhiệt lượng mà tác nhân nhận của nguồn nóng trong một chu trình là 600 calo.
Tính công thực hiện trong một chu trình:
a)600 calo
b)150 calo
c) 450 calo
d) 300 calo
66) Một khối khí hai nguyên tử thực hiện chu trình gồm các quá trình:12 là đẳng tích, 23 là đẳng nhiệt,
31 là đẳng áp. Nhiệt độ khối khí ở trạng thái 1 làT 1 = 300K. Thể tích khối khí ở trạng thái 3 là V 3 =
3V 1 . Tìm công thức tính hiệu suất của chu trình:
a) η =1- Q 12 /(Q 23 +Q 31 )

b) η =1- Q 31 /(Q 12 +Q 23 )

c) η =1- Q 23 /(Q 12 +Q′ 31 )
d) η =1- Q′ 31 /(Q 12 + Q 23 )
67) Khi thực hiện chu trình Các nô thuận nghịch, khí sinh công 8600 j và nhả cho nguồn lạnh nhiệt lượng
là 2,5 kcal. Hiệu suất của chu trình là:
a) 34,4%
b) 50%
c) 25,5%
d) 45%


5



×