Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên tại trường THCS Nâm Nung”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 26 trang )

SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên
tại trường THCS Nâm Nung”

MỤC LỤC
Nội dung
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận
2.2 Thực trạng
2.3 Các giải pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề
2.3.1. Xây dựng kế hoạch
2.3.2. Nói chuyện truyền thống
2.3.3. Tổ chức các hội thi nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của
đất nước:
2.3.4. Hoạt động tuyên truyền, cổ động:
2.3.5. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
2.3.6. Hoạt động tham quan, chăm sóc khu di tích lịch sử, văn
hóa tại địa phương
2.3.7. Hoạt động thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, gia đình
có công với cách mạng, mẹ việt nam anh hùng tại địa phương
2.3.8. Phương pháp giáo dục truyền thống thông qua chương
trình rèn luyện đội viên
2.4. Kết quả đạt được.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kêt luận
3.2. Kiến nghị


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo viên: Lê Văn Hệ

-1-

Trang
2
3
3
3
3
4
4
6
9
9
9
10
12
12
15
17
19
19
21
21
22
26


THCS Nâm Nung


SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên
tại trường THCS Nâm Nung”

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
- Giáo dục truyền thống là một trong những nội dung cần đặc biệt quan
tâm để giáo dục học sinh. Phải làm cho các em biết và hiểu rõ những trang sử
hào hùng của thế hệ cha anh đi trước, những tấm gương tiêu biểu trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ. Các em phải thấy rõ thế hệ những người đi trước đã làm
những gì để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Từ đó giúp các em bồi
đắp tình cảm lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước, tôn trọng, yêu quí, học
tập và phấn đấu rèn luyện bản thân.
- Đội TNTP Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường, là lực lượng nòng cốt trong phong trào thiếu nhi, giáo dục đội viên trở
thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt, Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh là
mục tiêu hàng đầu của tổ chức Đội. Trong đó hoạt động giáo dục truyền thống
là một trong những hoạt động trọng tâm của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh, nhằm góp phần tích cực và hiệu quả vào việc giáo dục toàn diện cho
đội viên, thiếu nhi thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy.
- Đặc điểm tâm lý, nhận thức của lứa tuổi thiếu niên chưa có khả năng
tự nhận thức, giữ gìn và phát triển các giá trị tốt đẹp của truyền thống do đó
cần được hướng dẫn cụ thể, kiểm tra thường xuyên.
- Đất nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế, văn hoá, xã hội
của khu vực và thế giới ngoài những mặt tích cực thì cũng có rất nhiều mặt
tiêu cực ảnh hưởng đến thế hệ trẻ, đặc biệt là thanh thiếu niên và nhi đồng. Do
vậy công tác giáo dục cho thế hệ trẻ lại càng phải được trú trọng đề cao và có

sự quan tâm hơn nữa.
- Những giá trị truyền thống của dân tộc, nhất là truyền thống cách
mạng cần được bồi dưỡng, giáo dục không ngừng cho các em, qua đó các em
sẽ tự hào về truyền thống cách mạng của cha anh, tự hào là công dân Việt
Nam, yêu đất nước Việt Nam, có ý thức xây dựng đất nước ngày càng giàu
đẹp sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ hằng mong ước.
Giáo viên: Lê Văn Hệ

-2-

THCS Nâm Nung


SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên
tại trường THCS Nâm Nung”

- Nhằm phát huy hơn nữa trong công tác giáo dục truyền thống cho các
em đội viên tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giáo dục
truyền thống cho đội viên, thiếu niên tại trường THCS Nâm Nung”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm ra phương pháp, các hình thức giáo dục truyền thống cho Đội
viên trong nhà trường thông qua các hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Vận dụng những bài học lý luận để xây dựng phương pháp giáo dục
truyền thống ngày càng có hiệu quả giúp cho đội viên phát triển toàn diện
nhân cách. Đồng thời hoạt động của liên đội trong nhà trường ngày một phát
triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Các em đội viên thiếu niên đang học tập tại liên đội trường THCS
Nâm Nung - Krông Nô – Đăk Nông.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin liên quan đến đề tài ( Phụ
trách chi đội, các em thuộc BCH liên, chi đội và các em đội viên trong liên
đội)
- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu các giáo viên và đội viên có liên quan
đến đề tài ( anh chị phụ trách và BCH Đội, Đội viên). Họ đã giải quyết như
thế nào? Mức độ thành công và bài học rút ra như thế nào ?
- Phương pháp tổng hợp tài liệu: Là phương pháp thu thập thông tin
dựa trên những câu trả lời bằng văn bản của nhà trường và liên đội.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp kết hợp lý luận
với thực tiễn tại trường, đem lý luận áp dụng vào thực tiễn để giúp cho công
tác đội ngày càng tốt hơn.
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Các hoạt động Đội, phong trào thiếu nhi của liên đội trường THCS
Nâm Nung - Krông Nô – Đăk Nông và các hoạt động, các hội thi cấp huyện,
của liên đội từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2015 - 2016.

Giáo viên: Lê Văn Hệ

-3-

THCS Nâm Nung


SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên
tại trường THCS Nâm Nung”

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
- Trong chương trình công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi hàng
năm luôn đưa mục tiêu giáo dục truyền thống lên hàng đầu bằng những

chương trình cụ thể như: chương trình “ Măng non đất nước – Tiếp bước cha
anh”, “ Tự hào truyền thống – Tiếp bước cha anh”. Chính vì vậy giáo dục
truyền thống là họat động không thể thiếu được trong trường học và trong
công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Đối với chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, Đảng ta đã khẳng
định: Giáo dục và đào tạo phải tạo ra những lớp người vừa hồng, vừa chuyên
để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ
nghĩa. Trong đó Đảng ta đã chỉ rõ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ luôn là
một nhiệm vụ quan trọng.
- Giáo dục truyền thống cho đội viên là giúp các em hiểu biết được nội
dung, ý nghĩa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Đảng – Đoàn - Đội, giáo dục
quyền và bổn phận theo luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em; nâng cao sự
hiểu biết quốc tế và khu vực. Góp phần giáo dục toàn diện, hình thành thế
giới quan, nhân cách đúng đắn cho đội viên.
- Để tổ chức tốt cho các em học tập và làm theo truyền thống cách
mạng cần có phương pháp thích hợp với đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh
cụ thể. Mỗi cán bộ phụ trách, cần nhận thức đúng, có biện pháp tổ chức thực
hiện phù hợp để việc giáo dục truyền thống cách mạng đạt được hiệu quả thiết
thực.
- Bản thân Tôi trong quá trình hoạt động Đội đã từng bước lồng ghép
nội dung giáo dục truyền thống trong quá trình tổ chức các hoạt động, các hội
thi và các phong trào. Qua đó Đội viên trong liên đội đã nắm được cơ bản về
những truyền thống tốt đẹp của Đảng, Đoàn, Đội và của đất nước.
- Trong quá trình giáo dục truyền thống cho các em đội viên tôi chú
trọng giáo dục vào các nội dung sau:

Giáo viên: Lê Văn Hệ

-4-


THCS Nâm Nung


SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên
tại trường THCS Nâm Nung”

* Giáo dục truyền thống cách mạng truyền thống yêu nước, chống giặc
ngoại xâm:
- Với truyền thống 4000 năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã
trải qua các cuộc kháng chiến trường kỳ, tạo nên những chiến công hiển hách
Những chiến công của Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn,
Lê Lợi, Quang Trung... mãi là niềm tự hào của dân tộc.
- Đối với Đội viên, cần phải giúp các em hiểu lòng yêu nước một cách
cụ thể. Yêu nước trước hết là yêu làng xóm, quê hương mình; tự hào về dân
tộc Việt Nam, tự hào là người Việt Nam có ý chí tự lực, tự cường, quyết sánh
vai với các cường quốc năm châu.
* Giáo dục truyền thống cần cù trong học tập, lao động và sản xuất:
- Cùng với lòng yêu nước anh dũng, ý chí chiến đấu chống giặc ngoại
xâm là truyền thống cần cù trong lao động, sản xuất của dân tộc ta. Đó chính
là tinh thần quật cường, chống thiên tai, không quản ngại mưa nắng, cần cù
lao động để sản xuất ra của cải vật chất, sản xuất ra lương thực phục vụ kháng
chiến chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.
- Để làm tốt nội dung này, Đội cần tổ chức tốt hoạt động giáo dục với
các nội dung cụ thể như: Giáo dục tình yêu lao động, tôn trọng người lao
động, quý trọng và tiết kiệm trong lao động sản xuất; giáo dục ý thức tự giác
trong học tập và lao động, sản xuất, biết quý trọng thời gian, biết sử dụng hiệu
quả sản phẩm lao động do chính các em làm ra.
* Giáo dục truyền thống nhân đạo:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống “ Lá lành đùm lá rách” “ Thương
người như thể thương thân”, từ bao đời nay truyền thống nhân đạo đã in sâu

và là kim chỉ nam trong mỗi trái tim người Việt. Chính vì thế giáo dục truyền
thống nhân đạo cho các em đội viên cẩn phải thường xuyên được tổ chức.
- Thông qua các hoạt động giáo dục truyền thống sẽ giáo dục, bồi
dưỡng cho thiếu nhi truyền thống “yêu nước thương nòi”, “ lá lành đùm lá
rách.
* Giáo dục truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam:
Giáo viên: Lê Văn Hệ

-5-

THCS Nâm Nung


SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên
tại trường THCS Nâm Nung”

- Là quốc gia có 54 dân tộc anh em, truyền thống đoàn kết giữa cộng
đồng các dân tộc Việt Nam đã được gắn bó hàng ngàn năm trong sự nghiệp
dựng nước, giữ nước.
- Để giáo dục truyền thống đoàn kết, Đội TNTP cần tập trung: Đoàn kết
giữa cộng đồng các dân tộc, trong cộng đồng dân cư, làng xóm và Đoàn kết
trong tổ chức Đội, phát huy sức mạnh tập thể Đội.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
2.2.1. Những thuận lợi trong công tác đội và phong trào thiếu nhi ở
trường THCS Nâm Nung – huyện Krông Nô:
- Xã Nâm Nung là một xã anh hùng cách mạng với khu di tích lịch sử
cấp Quốc gia là Căn cứ kháng chiến B4 – Liên khu IV, là địa điểm Tỉnh ủy
Quảng Đức (cũ) đứng chân trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ; Đây cũng là nơi ghi dấu nhiều chiến công hiển hách, ghi lại
những trang sử hào hùng của đồng bào các dân tộc vùng Nam Tây Nguyên

dưới sự lãnh đạo của Anh hùng dân tộc N’Trang Lơng, của N’Trang Gưh…
Đây chính là truyền thống anh hùng bất khuất của nhân dân xã Nâm Nung, để
từ đó các em thấy được lịch sử hào hùng của dân tộc mà ra sức học tập, rèn
luyện xứng đáng với những hi sinh của các anh hùng liệt sĩ, xứng đáng là
những thế hệ trẻ của xã anh hùng Nâm Nung.
- Nhân dân trong xã phần lớn là người dân tộc thiểu số đã tham gia
kháng chiến và giành được nhiều chiến công, góp phần giải phóng đất nước,
ngày nay họ vẫn đang ra sức lao động phát triển kinh tế làm giàu cho bản thân
và xã nhà, đối với các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá cách mạng
nước ta, nhất là đối với vùng Tây Nguyên, nên giáo dục truyền thống có tầm
quan trọng đặc biệt đối với các em đội viên, giúp cho các em thêm tự hào với
truyền thống dân tộc, có nhận thức đúng đắn tiếp tục phát huy những truyền
thống đó, đào tạo ra thế hệ trẻ có đủ bản lĩnh chính trị.

Giáo viên: Lê Văn Hệ

-6-

THCS Nâm Nung


SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên
tại trường THCS Nâm Nung”

KHU CĂN CỨ CÁCH MẠNG B4 XÃ NÂM NUNG

- Đối với việc tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống nói riêng và
công tác Đội nói chung của liên đội có những điều kiện thuận lợi:

Giáo viên: Lê Văn Hệ


-7-

THCS Nâm Nung


SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên
tại trường THCS Nâm Nung”

+ Được sự quan tâm và chỉ đạo xâu sát của Hội đồng đội huyện Krông
Nô, Ban chấp hành Đoàn xã Nâm Nung, chi bộ Đảng, Ban giám hiệu nhà
trường THCS Nâm Nung, các đoàn thể trong nhà trường.
+ Các anh chị phụ trách chi đội nhiệt tình, thường xuyên tổ chức và
hướng dẫn đội viên chi đội mình tham gia các hoạt động Đội.
+ Ban chỉ huy liên, chi đội nhiệt tình, năng nổ; đội viên, thiếu niên
hăng hái tham gia các hoạt động đội và các hội thi do nhà trường và liên đội
tổ chức.
+ Được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Hội phụ huynh học sinh nhà
trường trong các hoạt động của Liên Đội.
- Năm học 2013-2014 liên đội trường THCS Nâm Nung đạt liên đội
vững mạnh cấp Huyện, giáo viên tổng phụ trách đội giỏi cấp huyện. Đây được
xem như là một động lực lớn để thầy và trò tiếp tục phấn đấu. Năm học 2014
– 2015 toàn trường có 10 lớp với 350 học sinh, nề nếp học sinh ổn định, đa
phần các em đều ngoan và có ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện.
Trước thực tế của nhà trường và tình hình của địa phương như đã nêu trên,
bản thân tôi càng thấy rõ trách nhiệm của mình đối với công tác giáo dục, đặc
biệt là giáo dục truyền thống cho các em đội viên.

LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS NÂM NUNG
Giáo viên: Lê Văn Hệ


-8-

THCS Nâm Nung


SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên
tại trường THCS Nâm Nung”

2.2.2. Những khó khăn trong công tác đội và phong trào thiếu nhi ở
trường THCS Nâm Nung – huyện Krông Nô:
- Xã Nâm Nung là một xã có điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc
đầu tư hỗ trợ của địa phương còn hạn chế.
- Liên đội của trường THCS Nâm Nung đóng trên địa bàn là một xã
vùng ba, địa hình phức tạp, giao thông đi lại cách trở, học sinh ở xa trường …
cuộc sống của nhân dân chưa ổn định. Do đó nhiều gia đình ít quan tâm tới
việc học tập của con em mình, giao phó lại cho nhà trường.
- Cơ sở vật chất của liên đội còn thiếu thốn, chưa có phòng truyền
thống đội, phương tiện phát thanh tuyên truyền hạn chế....ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng của công tác giáo dục truyền thống cho đội viên.
- Đối tượng học sinh: Phần lớn học sinh là con em đồng bào dân tộc
thiểu số, kinh tế gia đình chưa phát triển, ngoài việc đi học các em còn là
những lao động chính trong gia đình, thường xuyên nghỉ học để phụ giúp gia
đình.
- Các em là người dân tộc thiểu số về khả năng học tập còn hạn chế,
nhiều em thờ ơ, chưa nhiệt tình trong các hoạt động tập thể, gia đình của các
em ở xa, đường sá đi lại chưa thuận tiện nên ảnh hưởng đến việc tập hợp và
triển khai các hoạt động giáo dục truyền thống mang tính tập trung và quy mô
lớn.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:

2.3.1. Xây dựng kế hoạch:
- Ngay từ đầu năm học dưới sự chỉ đạo của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà
trường, HĐĐ huyện Krông Nô, bản thân giáo viên TPT Đội phải lên kế hoạch
chương trình hoạt động chi tiết, cụ thể và phù hợp với thực tế của Liên Đội:
Giáo dục truyền thống thông qua tìm hiểu, chăm sóc khu căn cứ cách mạng
B4, thăm và tặng quả các gia đình có công với cách mạng nhân ngày thành
lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, ngày thương binh liệt sĩ 27/7. Tổ
chức các hội thi, các hoạt động ngoại khóa, các buổi nói chuyện truyền thống,
các chương trình phát thanh măng non... qua đó kết hợp, lồng ghép và tổ chức
Giáo viên: Lê Văn Hệ

-9-

THCS Nâm Nung


SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên
tại trường THCS Nâm Nung”

được các nội dung của hoạt động " Giáo dục truyền thống". Cho các em đội
viên.
2.3.2. Nói chuyện truyền thống:
- Mời các đồng chí lão thành cách mạng, các cựu chiến binh… kể
chuyện hoặc đối thoại với đội viên nhân dịp ngày thành lập Quân đội nhân
dân Việt Nam 22/12, nhân dịp thành lập huyện Krông Nô 09/10, ngày giải
phóng hoàn toàn miền nam thống nhất đất nước 30/4.
- Tổ chức sinh hoạt truyền thống vào lễ chào cờ, sinh hoạt dưới cờ hoặc
các buổi sinh hoạt đội bằng các hình thức như hùng biện, trả lời câu hỏi, ngoại
khóa…
- Đây là phương pháp giáo dục truyền thống mang lại hiệu quả cao vì

các em đội viên được trực tiếp nghe các nhân chứng lịch sử, những người đã
trải qua những năm tháng hào hùng của dân tộc. Hoạt động này vừa mang ý
nghĩa chào mừng các ngày lễ lớn vừa giáo dục cho đội viên truyền thống yêu
nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống đấu tranh của quân và dân ta trong
các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
- Để thực hiện được hoạt động giao lưu nói chuyện truyền thống TPT
Đội thực hiện các bước sau:
+ Tham mưu với chi bộ, Ban Giám Hiệu nhà trường xin ý kiến chỉ đạo
để thực hiện nội dung nói chuyện.
+ Xây dựng kế hoạch tổ chức nói chuyện truyền thống, chuẩn bị một
số câu hỏi để giao lưu giữa các cựu chiến binh với học sinh.
+ Tham mưu xin ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy xã, hội đồng nhân dân xã,
ủy ban nhân dân xã để cử những thành viên trong hội cựu chiến binh xã về
tham gia nói chuyện truyền thống.
+ Thông báo tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh về nội dung nói
chuyện truyền thống, nhắc nhở học sinh tham gia đầy đủ, nghiêm túc sinh để
buổi nói chuyện diễn ra thật ý nghĩa có tính giáo dục.
2.3.3. Tổ chức các hội thi nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất
nước:
Giáo viên: Lê Văn Hệ

- 10 -

THCS Nâm Nung


SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên
tại trường THCS Nâm Nung”

- Thi đua là một trong những việc làm quan trọng, nhằm đề cao và kích

thích hoạt động của đội viên và tập thể đội. Thi đua làm cho mỗi đội viên và
tập thể đội không thoả mãn với những gì mình mình đạt được, không ngừng
vươn lên giành kết quả cao hơn. Như vậy thi đua lành mạnh sẽ tạo nên sẽ tạo
nên một sức mạnh tổng hợp làm cho tổ chức Đội hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình.
- Căn cứ vào những ngày lịch sử có ý nghĩa như ngày thành lập Đội
TNTP (15 - 05), ngày thành lập Đoàn TNCS (26 - 03), ngày thành lập Đảng
cộng sản Việt Nam (3 - 2) ... gắn với mỗi đợt phát động chủ đề, chủ điểm của
Đội, của nhà trường tôi sẽ tổ chức phát động các hội thi để chào mừng.
- Tổ chức giáo dục truyền thống cách mạng thông qua hình thức các hội
thi là một trong những hình thức giáo dục đạt được hiệu quả cao. Qua các hội
thi các em được học mà chơi, chơi mà học, các em sẽ thi đua để đạt kết quả
cao trong hội thi. Như vậy sự thành công của hội thi cũng chính là sự thành
công trong việc tổ chức giáo dục cho các em.
- Các hội thi mang tính giáo dục truyền thống cao trong năm học là:
+ Tổ chức hội thi kể chuyện “ Chúng em kể chuyện Bác Hồ” chào
mừng ngày sinh nhật Bác, và thi kể chuyện về các anh hùng trong hai cuộc
khánh chiến chống Pháp và Mỹ nhân ngày thành lập Quân đội nhận nhân Việt
Nam ( 22/12/1944).
+ Tổ chức diễn đàn “ Chúng em tiến bước lên Đoàn” và “Hội trại
truyền thống” nhân ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
+ Tổ chức hội thi “ Báo tường đẹp””Vở sạch chữ đẹp” chào mừng
ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

Giáo viên: Lê Văn Hệ

- 11 -

THCS Nâm Nung



SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên
tại trường THCS Nâm Nung”

Thi vở sạch chữ đẹp và thi kể chuyện Bác Hồ
- Trong các hội thi, cuộc thi thì bản thân tôi phải chủ động từ mọi phía:
tham mưu với Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi, cuộc thi: Đố
vui để học, rung chuông vàng, đấu trường một trăm, em yêu lịch sử Việt Nam,
theo dòng lịch sử, Em yêu biển đảo Việt Nam…lập bảng dự trù kinh phí. Khi
được sự đồng ý, tán thành của Ban giám hiệu và các thành viên thì tôi bắt đầu
tuyên truyền sâu rộng đến phụ trách chi đội và toàn thể đội viên về ý nghĩa
của hội thi, tính thiết thực và mức độ giáo dục thông qua hội thi. Chuẩn bị
mọi cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ cho hội thi; phân công nhiệm vụ cụ
thể cho từng thành viên, nhắc nhở thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành.
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin nên các hội thi rất sinh
động được học sinh yêu thích và nhiệt tình tham gia.
- Triển khai đôn đốc tập luyện, kiểm tra tiến độ thực hiện của các chi
đội, lớp sao; tiến hành duyệt chương trình cho thật chu đáo theo kế hoạch.
Đặc biệt phải quán triệt cho được ý thức tham gia, có đánh giá, nhận xét và
bảo lưu thành tích tập thể, cá nhân để cuối năm học bình xét thi đua.
2.3.4. Hoạt động tuyên truyền, cổ động:

Giáo viên: Lê Văn Hệ

- 12 -

THCS Nâm Nung


SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên

tại trường THCS Nâm Nung”

- Thông qua chương trình phát thanh măng non của liên, chi đội các
bạn đội viên sẽ được tuyên truyền và tìm hiểu về các ngày lễ lớn trong năm.
- Đối với nội dung này tôi sẽ cùng với đội phát thanh măng non, ban
chỉ huy liên đội cùng tìm đọc những bài báo, những quyển sách, những mẩu
chuyện, trên các phương tiện thông tin....nói về ngày lịch sử những ngày lễ
lớn trong năm, về Bác Hồ kính yêu, về các tấm gương anh hùng liệt sĩ tiêu
biểu. Sau đó Tổng phụ trách Đội sẽ cùng với các em lựa chọn những nội dung
phù hợp viết thành bài tuyên truyền rồi phát thanh nhân các ngày lịch sử trọng
đại đó. Đội phát thanh măng non thực hiện 03 lượt/tuần vào các ngày thứ 2, 4,
6 và các tiết sinh hoạt đội, từ đó các em đội viên hiểu được lịch sử của các
ngày lễ lớn, thấy được trách nhiệm của bản thân đối với lịch sử hào hùng của
dân tộc, ra sức thi đua học tập, rèn luyện vì tương lai của nước nhà.
2.3.5. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
- Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất phong phú,
theo từng chủ điểm hàng tháng đều mang tính giáo dục truyền thống cao. Hơn
nữa hoạt động này tạo cho đội viên tính tự giác, sáng tạo và chủ động, các em
sẽ tự thể hiện sự hiểu biết, những khả năng của mình trước tập thể lớp, vì thế
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mang lại hiệu quả giáo dục rất cao.
Chính vì thế trong chủ điểm của từng tháng nên lồng ghép một nội dung giáo
dục truyền thống để các em tìm hiểu và học tập. Bản thân trong các năm làm
công tác đội đã lồng ghép vào chủ điểm từng thành những nội dung giáo dục
truyền thống như sau:
Tháng 9: Truyền thống nhà trường
- Tổ chức tìm hiểu về truyền thống trường THCS Nâm Nung, để các
em học sinh nắm rõ hơn về lịch sử phát triển của nhà trường, cơ cấu tổ chức
bộ máy nhà trường.
- Thi tìm hiểu về an toàn giao thông (tìm hiểu về luật an toàn giao
thông đường bộ, các biển báo giao thông, thi đóng tiểu phẩm về an toàn giao

thông). Từ đó nâng cao ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông cho các
em học sinh.
Giáo viên: Lê Văn Hệ

- 13 -

THCS Nâm Nung


SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên
tại trường THCS Nâm Nung”

Tháng 10: Chăm ngoan học giỏi
- Tổ chức thi đố vui để học (Trả lời các câu hỏi về tự nhiên, xã hội, các
câu hỏi đố vui dân gian).
- Cho các chi đội tìm hiểu về các kinh nghiệm trong học tập, gương
sáng trong học tập và rèn luyện, các chi đội thành lập các nhóm, các câu lạc
bộ, cán sự bộ môn để cùng nhau học tập ngày càng tốt hơn.
- Giao lưu ca hát về thầy cô và mái trường mến yêu cho các chi đội.
Tháng 11: Tôn sư trọng đạo
- Tổ chức đêm văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 tới
các chi đội, lồng ghép các tiểu phẩm ca ngợi công ơn thầy cô, tình cảm thầy
trò.
- Tổ chức hội thi báo tường, vở sạch chữ đẹp chào mừng ngày nhà giáo
Việt Nam 20/11
- Hùng biện về chủ đề tôn sư trọng đạo cho các chi đội để giúp các em
tự tin bày tỏ ý kiến, những lời tri ân tới thầy cô giáo.
Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
- Phát động phong trào ủng hộ, thăm và tặng quà cho các gia đình có
công với cách mạng tại xã Nâm Nung.

- Thi kể chuyện về các tấm gương anh hùng trong hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
- Tổ chức giao lưu, nói chuyện truyền thống gữa các cựu chiến binh với
học sinh.
- Tổ chức chăm sóc khu căn cứ cách mạng B4 qua đó giáo dục cho các
em về truyền thống vẻ vang của quân và dân xã Nâm Nung trong thời kỳ đấu
tranh bảo vệ đất nước.
Tháng 1+ 2: Mừng Đảng – Mừng Xuân
- Thi tìm hiểu về các phong tục tập quán của nước ta và các nước trên
thế giới nhân dịp chào mừng năm mới.
- Phát động quyên góp ủng hộ, tặng quà cho học sinh nghèo nhân dịp
tết.
Giáo viên: Lê Văn Hệ

- 14 -

THCS Nâm Nung


SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên
tại trường THCS Nâm Nung”

- Tổ chức giao lưu văn nghệ ca ngợi quê hương, đất nước, mừng Đảng,
mừng xuân mới cho các chi đội.
- Tổ chức ngoại khóa Em yêu lịch sử Việt Nam về Đảng cộng sản Việt
Nam và Đảng bộ xã Nâm Nung.
Tháng 3: Tiến bước lên Đoàn
- Tổ chức hái hoa dâng chủ tìm hiểu ngày quốc tế phụ nữ (8 - 3)
- Tổ chức ngày hội trò chơi dân gian chào mừng ngày thành lập Đoàn
26/3.

- Tìm hiểu lịch sử ngày thành lập đoàn 26/3 và tìm hiểu về các tấm
gương Đoàn viên, Đội Viên trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm và xây
dựng tổ quốc.
Tháng 4: Hòa bình hữu nghị
- Nghe tuyên truyền về lịch sử, văn hóa, các vấn đề tôn giáo, chiến
tranh, khủng bố, môi trường...của nước ta và các nước trên thế giới.
- Tổ chức ngày hội công nhận chuyên hiệu các em đội viên, tạo sân
chơi bổ ích và thu hút đội viên tham gia.
- Rung chuông vàng tìm hiểu về lịch sử ngày giải phóng hoàn toàn
miền Nam thống nhất đất nước ( 30/04/1975).
Tháng 5: Bác Hồ kính yêu
- Thi tìm hiểu và trả lời câu hỏi về lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh
15/5.
- Giao lưu chúng em kể chuyện Bác Hồ với chủ đề “ Bác Hồ với thiếu
nhi” cho các chi đội.
- Tham gia hội diễn văn nghệ chào mừng sinh nhật Bác Hồ kính yêu do
các cấp tổ chức.
2.3.6. Hoạt động tham quan, chăm sóc khu di tích lịch sử, văn hóa
tại địa phương:

Giáo viên: Lê Văn Hệ

- 15 -

THCS Nâm Nung


SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên
tại trường THCS Nâm Nung”


Các đội viên thăm quan học tập tại khu cách mạng B4

Các đội viên lớp 9A2 dọn vệ sinh khu tưởng niệm B4
- Thăm viếng và dọn dẹp, vệ sinh tại khu di tích căn cứ địa cách mạng
Nâm Nung là một hoạt động thực tế hết sức có ý nghĩa trong việc giáo dục
truyền thống cách mạng cho đội viên. Các em được đến nơi thiêng liêng nhất,
nơi an nghỉ cuối cùng của những người chiến sĩ cách mạng đã không ngại hy
Giáo viên: Lê Văn Hệ

- 16 -

THCS Nâm Nung


SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên
tại trường THCS Nâm Nung”

sinh sương máu của mình để đấu tranh bảo vệ đất nước. Hoạt động này có
một ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục
truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta cho các em.
- Để thực hiện nội dung này cần căn cứ vào những nội dung sau:
+ Căn cứ theo chủ đề, chủ điểm của từng tháng để lên kế hoạch thực
hiện.
+ Căn cứ vào ngày lễ quan trọng như ngày thành lập Quân đội nhân
dân Việt Nam (22/12), ngày thành lập Đảng (3/2), ngày giải phóng hoàn toàn
miền Nam thống nhất đất nước (30/4) ...
- Việc thăm viếng khu di tích Nâm Nung là một trong những hoạt động
quan trọng cần được tổ chức thường xuyên nhất là trong những ngày lịch sử
trọng đại của đất nước. Qua đó giúp các em có những việc làm thiết thực đối
với những liệt sĩ, những người có công lao to lớn trong sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ tổ quốc từ đó sẽ bồi đắp tình cảm, lòng kính yêu, lòng biết ơn cho các
em. Các em sẽ theo gương các thế hệ cha anh đi trước không ngừng phấn đấu,
học tập và rèn luyên.
2.3.7. Hoạt động thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, gia đình
có công với cách mạng, mẹ việt nam anh hùng tại địa phương:
- Nhân dân ta có rất nhiều truyền thống quý báu, một trong những
truyền thống quí báu đó là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Việc tổ
chức cho các em thăm, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công
với cách mạng có một ý nghĩa giáo dục to lớn và là một hoạt động thiết thực
để giáo dục các em. Việc này cần được thực hiện thường xuyên nhất là vào
những ngày lễ lớn của dân tộc. Bởi qua những việc làm tuy nhỏ của các em
như thăm, tặng quà, dọn nhà cửa, vườn tược nhưng nó thật sự lại rất thiết thực
và có ý nghĩa to lớn bởi nó thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn của các em đối
với những thế hệ cha anh đi trước.
- Xã Nâm Nung là xã anh hùng do đó có các mẹ Việt Nam anh hùng và
các gia đình có công với cách mạng sinh sống, liên đội đã tổ chức các hoạt
động thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách nhân các dịp lễ lớn.
Giáo viên: Lê Văn Hệ

- 17 -

THCS Nâm Nung


SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên
tại trường THCS Nâm Nung”

Thăm gia đình có công với cách mạng bà H’ Vinh thôn Joc
Ju


Thăm gia đình có công với cách mạng ông Y Nhang thôn
R’Cập
- Tôi đã thực hiện hoạt động này cụ thể như sau:
Giáo viên: Lê Văn Hệ

- 18 -

THCS Nâm Nung


SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên
tại trường THCS Nâm Nung”

+ Trong Đại hội liên đội tôi đưa nội dung thăm hỏi, tặng quà gia đình
chính sách, gia đình thương binh liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng trong xã vào
chỉ tiêu của chương trình “ Tự hào truyền thống – Tiếp bước cha anh” và là
một chỉ tiêu quan trọng mà các chi đội cần thực hiện. Sau đó đưa ra đại hội
liên đội để các em thống nhất đưa vào nghị quyết của đại hội.
+ Tham mưu với chi bộ, ban giám hiệu nhà trường, Công đoàn, chi
đoàn thống nhất hình thức và cách tổ chức giúp đỡ.
+ Phối hợp với Ban thương binh xã hội và ban văn hóa xã để lấy danh
sách những gia đình chính sách, gia đình thương binh liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh
hùng rồi lựa chọn, phân công các chi đội thăm hỏi, giúp đỡ.
+ Triển khai rộng rãi đến toàn thể phụ trách chi đội thông qua cuộc họp
hội đồng sư phạm; triển khai cho các em học sinh thông qua sinh hoạt đầu
tuần, sinh hoạt Đội.
+ Phối hợp với chi đoàn, phụ trách chi đội thực hiện những nội dung đề
ra theo chủ đề chủ điểm của năm học.
- Việc thăm hỏi giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình có công với
cách mạng, thương binh liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng được tôi đặc biệt quan

tâm và có những hình thức tổ chức thực hiện cụ thể phù hợp với lứa tuổi của
các em. Đây là việc làm không những có ý nghĩa giáo dục to lớn với các em
học sinh mà nó còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc.
2.3.8. Phương pháp giáo dục truyền thống thông qua chương trình
rèn luyện đội viên:
- Ở bậc học THCS đội viên rèn luyện ở hai cấp là sẵn sàng và trưởng
thành. Đây là chương trình rèn luyện xuyên suốt của đội viên từ lớp 6 đến
lớp 9 vì vậy giáo dục truyền thống đội viên trong hoạt động này mang lại hiệu
quả rất cao.
- Bản thân TPT Đội phải có kế hoạch ngay từ đầu năm học dựa vào kế
hoạch của hội đồng đội cấp trên để đề ra kế hoạch sẽ cho đội viên rèn luyện
những chuyên hiệu gì trong năm học? thời gian triển khai và công nhận? Nội

Giáo viên: Lê Văn Hệ

- 19 -

THCS Nâm Nung


SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên
tại trường THCS Nâm Nung”

dung rèn luyện của các chuyên hiệu ra sao? Sau đó tham mưu với Ban Giám
Hiệu nhà trường để triển khai thực hiện kế hoạch rèn luyện cho đội viên.
- Sau khi đã triển khai, TPT cần phối kết hợp với nhiều thành phần
trong nhà trường để hướng dẫn rèn luyện, kiểm tra và công nhận chương trình
rèn luyện đội viên cho các em học sinh. Những thành phần đó là phụ trách chi
đội, ban chỉ huy chi đội, giáo viên bộ môn và các bộ phận trong nhà trường.
Tổ chức ngày hội công nhận chuyên hiệu hàng năm nhân sự kiện lịch sử trọng

đại của dân tộc.
2.4. Kết quả đạt được:
- Thông qua các chương trình phát thanh măng non, sinh hoạt dưới cờ
đa số đội viên nắm được lịch sử, ý nghĩa các ngày lễ lớn của đất nước như
ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 03/02/1930, ngày thành lập Đoàn
thanh niên công sản Hồ Chí Minh ( 26/03/1931), ngày thành lập Đội TNTP
Hồ Chí Minh ( 15/05/1941), ngày sinh Bác Hồ kính yêu ( 19/05/1890), ngày
giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/04/1975), ngày quốc
khánh (02/09/1945)…,
- 100 % Đội viên thuộc và thực hiện tốt “ Năm điều Bác Hồ dạy”.
- Đa số Đội viên có ý thức “ Học thực chất – Thi thực chất” nghiêm túc
trong thi cử, có động cơ và phương pháp học tập tốt.
- 100 % Đội viên thực hiện tốt nội quy của nhà trường, của chi đội và
liên đội.
- 100 % Đội viên tham gia tích cực và có hiệu quả trong các hoạt động
giáo dục truyền thống, các hội thi, phong trào “ Kế hoạch nhỏ”, “ Uống nước
nhớ nguồn”, “ Đền ơn đáp nghĩa”, “Vòng tay bè bạn”, “Giúp bạn đến trường,
hướng tới tương lai”
- Trong năm học đã tổ chức được 02 đợt nói chuyện truyền thống giữa
các cựu chiến binh và học sinh vào dịp kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân
dân Việt Nam 22/12, và ngày giải phóng hoàn toàn miền nam 30/4.

Giáo viên: Lê Văn Hệ

- 20 -

THCS Nâm Nung


SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên

tại trường THCS Nâm Nung”

- Tổ chức hội thi báo tường, vở sạch chữ đẹp giải nhất lớp 9A1, giải nhì
8A1, giải ba 9A2, 6A1… Tham gia thi chúng em kể chuyện Bác Hồ cấp
huyện đạt giải ba.
- Đã tổ chức thăm, ủng hộ và tặng quà cho 10 gia đình có công với cách
mạng, mỗi suất trị giá 500 ngàn đồng vào dịp 22/12 và dịp tết nguyên đán.
- 100 % Đội viên của liên đội tham gia có hiệu quả các hội thi, các
phong trào do cấp trên, nhà trường và liên đội tổ chức.
- Các chi đội tham gia tích cực các hoạt động xã hội, dọn vệ sinh 05 lần
khu cách mạng B4, 05 lần dọn nhà cho các gia đình có công với cách mạng.
Được chính quyền đánh giá cao.
- 100 % đội viên tham gia rèn luyện các chuyên hiệu, đã công nhận
được 105 đội viên đạt chuyên hiệu sẵn sàng, 70 đội viên đạt chuyên hiệu
trưởng thành.
- Qua hoạt động giáo dục truyền thống đã góp phần tích cực vào việc
thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”
do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
- 10/10 chi đội đạt vững mạnh. Hoàn thành tốt các kế hoạch do liên đội
tổ chức.
- Liên đội đạt vững mạnh cấp huyện được tỉnh Đoàn Đăk Nông tặng
Bằng khen.

Giáo viên: Lê Văn Hệ

- 21 -

THCS Nâm Nung



SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên
tại trường THCS Nâm Nung”

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
- Giáo dục truyền thống cho Đội viên sẽ thúc đẩy công tác Đội và
phong trào thiếu nhi trong trường học ngày càng phát triển, từng bước khẳng
định vị trí, vai trò của tổ chức Đội trong nhà trường. Từ hoạt động giáo dục
truyền thống, đội viên được tiếp thu những giá trị truyền thống tốt đẹp, những
tấm gương tiêu biểu của tập thể và cá nhân, từ đó các em thấy vinh dự là
người đội viên, để kế tục những giá trị tốt đẹp của truyền thống và tạo ra
những thành tích mới. Bản thân các em Đội viên sẽ biết tôn trọng yêu quý học
tập và phấn đấu rèn luyện bản thân mình trở thành những con ngoan, trò giỏi,
công dân tốt.
- Hơn nữa qua quá trình giáo dục truyền thống cho Đội viên, bản thân
Tổng phụ trách cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức, hướng
dẫn và giáo dục Đội viên. Đồng thời cũng tìm ra được một cách khoa học
nhất các phương pháp công tác đội của mình, tiếp thu được những phương
pháp mới, cách hướng dẫn Đội viên tham gia các phong trào Đội ngày càng
hiệu quả và thiết thực. Qua đó từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
quá trình đào tạo đội viên thành người công dân có ích cho đất nước sau này.
- Qua quá trình bản thân làm công tác Đội và quá trình thực hiện đề tài
trên, theo tôi để làm tốt công tác giáo dục truyền thống cho đội viên, mỗi giáo
viên khi được đảm nhận vai trò công tác đội trong trường học cần phải:
- Chủ động và tích cực trong việc tham mưu với chính quyền địa
phương, Chi bộ, Ban Giám Hiệu nhà trường, linh hoạt trong việc triển khai và
thực hiện kế hoạch giáo dục đã đề ra. Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận liên
quan trong việc thực hiện kế hoạch.
- Phải phát huy vai trò của phụ trách chi đội ( GVCN). Đây là một lực
lượng để định hướng, hướng dẫn các em cán bộ Đội xây dựng và thực hiện kế

hoạch giáo dục phù hợp với chi đội mình.
- Phát huy tính sáng tạo, chủ động của BCH liên, chi đội, đặc biệt là tạo
điều kiện cho các em tự quản trong mọi hoạt động.
Giáo viên: Lê Văn Hệ

- 22 -

THCS Nâm Nung


SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên
tại trường THCS Nâm Nung”

- Luôn đổi mới nội dung, hình thức giáo dục để tạo sự hứng thú, tính
khám phá, sự lĩnh hội cái mới ở các em Đội viên.
- Sử dụng có hiệu quả thời gian chào cờ đầu tuần, sinh hoạt Đội, hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, phát thanh măng non để giáo dục đội viên.
- Sau mỗi hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng cần đánh giá
được hiệu quả của hoạt động tác động đến đội viên. Rút kinh nghiệm về cách
tổ chức, thiết kế, thể hiện trong hoạt động thực tiễn, khen thưởng, động viên
kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích, nhắc nhở những điều cần tránh.
- Với các hoạt động giáo dục truyền thống nêu trên, các em sẽ trở thành
những tuyên truyền viên nhỏ tuổi trong gia đình, trong anh em họ hàng và
nhân dân trong thôn.
3.2. Kiến nghị:
3.2.1. Đối với Hội đồng đội các cấp:
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống mang tính
quy mô như các hội thi tìm hiểu lịch sử Đoàn, Đội, Bác Hồ kính yêu..., các
cuộc vận động, các phong trào mang tính giáo dục cao như: Về nguồn, Đền
ơn đáp nghĩa....

- Cần tạo điều kiện giúp đỡ, nâng cao nghiệp vụ cho Tổng phụ trách.
Đồng thời nên tổ chức các cuộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các Tổng
phụ trách của các liên đội trong toàn huyện để Tổng phụ trách có điều kiện
học hỏi và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.
3.2.2. Đối với Ban Giám Hiệu nhà trường:
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí cho liên đội tổ chức các
hoạt động giáo dục truyền thống nói riêng và công tác Đội nói chung để cho
các em được hoạt động, từ đó các em sẽ từng bước nhận thức đầy đủ và đúng
đắn về những giá trị truyền thống tốt đẹp của đất nước. Đồng thời phải kịp
thời động viên khen thưởng những cá nhân và tập thể đạt thành tích cao trong
các hoạt động.
3.2.3. Đối với phụ trách chi đội:

Giáo viên: Lê Văn Hệ

- 23 -

THCS Nâm Nung


SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên
tại trường THCS Nâm Nung”

- Phải thường xuyên phối hợp cùng với Tổng phụ trách Đội để giáo dục
và tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống cho Đội viên mà chi đội mình
phụ trách.
- Thường xuyên nâng cao kỹ năng nghiệp vụ công tác đội qua các tài
liệu, Internet và các buổi tập huấn kỹ năng đội...
- Cần quan tâm đến từng cá nhân đội viên, phát huy kịp thời những em
có năng khiếu hoạt động đồng thời giúp đỡ những em còn hạn chế trong sinh

hoạt tập thể.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã có được trong quá trình làm
nhiệm vụ giáo viên Tổng phụ trách Đội. Tôi đã cố gắng tìm hiểu nhiều biện
pháp khác nhau để giáo dục truyền thống cho đội viên song bên cạnh đó còn
có thiếu sót, mong các bạn đồng nghiệp góp ý, xây dựng để hoạt động giáo
dục truyền thống cho Đội viên nói riêng và công tác Đội, phong trào thiếu nhi
trong nhà trường nói chung ngày càng hiệu quả hơn đồng thời thúc đẩy phong
trào Đội ngày càng phát triển.
Nâm Nung, ngày 10 tháng 11 năm 2016

Giáo viên thực hiện

Lê Văn Hệ

Giáo viên: Lê Văn Hệ

- 24 -

THCS Nâm Nung


SKKN: “Một số biện pháp giáo dục truyền thống cho đội viên, thiếu niên
tại trường THCS Nâm Nung”

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Người phụ trách thiếu nhi cần biết ( Nhà xuất bản Thanh niên)
2. Hướng dẫn thực hiện chương trình rèn luyện Đội viên
3. Sổ tay phụ trách Đội.
4. Tài liệu tập huấn giáo viên – Tổng phụ trách Đội ( HĐĐ tỉnh Đăk
Nông)

5. Sổ tay đội viên ( HĐĐ tỉnh Đăk Nông)
6. Các tài liệu liên quan trên internet
--------------------------------------------------------------------

Giáo viên: Lê Văn Hệ

- 25 -

THCS Nâm Nung


×