Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HÌNH THÀNH TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ MẪU GIÁO 56 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu.

02
03
03
03
03

II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
2. Thực trạng của việc dạy trẻ tính tự lập.
3. Các biện pháp giúp hình thành tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi.
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường và kế hoạch tác động kịp

04
05
06
07

thời.
3.2. Biện pháp 2: Thực hiện làm gương cho trẻ.


3.3. Biện pháp 3: Phân công công việc cho trẻ.
3.4. Biện pháp 4: Rèn luyện mọi lúc mọi nơi và duy trì tính tự lập
của trẻ hàng ngày.
3.5. Biện pháp 5: Kết hợp với gia đình tác động mạnh đến trẻ yếu.
3.6. Biện pháp 6: Khuyến khích kết quả trẻ làm được.
4. Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp trên
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
2. Kiến nghị.

08
09
11
15
16
17
18
19

UBND HUYỆN KRÔNG NÔ
TRƯỜNG MẦM NON SAO MAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:


MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HÌNH THÀNH TÍNH TỰ LẬP CHO
TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
I. MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:

Ngày nay, xã hội chúng ta đang không ngừng phát triển, càng phát triển
bao nhiêu thì con người càng miệt mài vào công việc bấy nhiêu mà ít quan tâm đến
giáo dục con cái. Tôi đã có cơ hội tìm hiểu trên mạng xã hội và được biết những bà
mẹ nước Pháp chăm con rất tốt, dạy con với phương châm: “ Hãy buông tay con
bạn ra”. Đứa trẻ nào cũng có nhu cầu khẳng định mình. Họ dạy con bằng cách để
con tự lập trong mọi hoạt động vừa sức của con nên hầu như những đứa trẻ Pháp
có tính tự lập rất cao, ngoan ngoãn và đặc biệt ít dựa dẫm vào người khác.
Ở Việt Nam, giáo dục con cái đang là vấn đề đáng quan tâm của xã hội,
hầu như cha mẹ ít dành thời gian để dạy con kĩ năng sống, hay là có dạy nhưng
chưa thực sự đúng cách.
Với muôn vàn lý do, một số gia đình đã vô hình tạo cho trẻ thói quen dựa
dẫm cha mẹ và không có khả năng tự lập trong cuộc sống, làm cho trẻ tham gia các
hoạt động trong tập thể không được như những đứa trẻ được rèn luyện đúng cách.
Điều này ảnh hưởng đến nhận thức và tâm lý của trẻ.
Bên cạnh cha mẹ thì cô giáo mầm non cũng có vai trò vô cùng quan trọng
trong giáo dục kĩ năng tự lập ở trẻ tại môi trường tập thể. Giáo viên nếu không tác
động kịp thời cũng sẽ gây cho thế hệ tương lai sự phát triển chậm trễ.
Vì thế, để giúp cho những học sinh lớp tôi và tất cả những đứa trẻ khác có
được một tính tự lập tốt tôi đã nghiên cứu lựa chọn đề tài:“ Một số biện pháp
giúp hình thành tính tự lập cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ” để chia sẻ cho đồng
nghiệp và đặc biệt là phụ huynh cách nuôi dạy con cái cũng như học sinh của
mình.


2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng tính tự lập ở trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp Lá 2 từ đó
chọn lọc các biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục trong nhà trường và gia đình
để tác động hình thành tính tự lập cho trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng là trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Sao Mai xã Tân

Thành huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp quan sát, khảo sát. Phương pháp trao đổi, trò chuyện. Phương
pháp liệt kê. Phương pháp xử lí tình huống.
5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
Việc hình thành cho trẻ tính tự lập, thì không chỉ riêng đối với trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi mà cần phải rèn luyện cho trẻ càng sớm càng tốt, ngay từ khi nhà trẻ đã
phải hình thành, rèn luyện và phát triển cho trẻ. Nhưng bản thân tôi chỉ xin gói gọn
phạm vi nghiên cứu ở một độ tuổi vì mỗi độ tuổi sẽ có cách giáo dục khác nhau,
nên tôi chọn độ tuổi mà mình đang giảng dạy 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Sao
Mai xã Tân Thành.
II. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Thế giới trẻ thơ đặc biệt là trẻ mầm non rất muôn màu muôn vẻ, thỏa thích
vui đùa cũng là quá trình học tập quan trọng nhất trong giai đoạn đầu nhận biết thế
giới, sự hướng dẫn khéo léo có thể biến quá trình vui chơi của trẻ thành quá trình
phát triển trí tuệ hết sức tự nhiên, giúp trẻ “Học mà chơi, chơi mà học”. Có câu nói
“ Khi bạn bắt cá cho con bạn ăn, chúng sẽ có cá ăn một ngày nhưng nếu bạn dạy
cho con bạn cách bắt cá thì chúng sẽ có cá để ăn cả đời”.Tham gia hoạt động tập
thể đòi hỏi trẻ phải tự nỗ lực rất nhiều, nếu như trẻ không có kĩ năng thì việc thực


hiện là rất khó. Vui chơi chính là một hoạt động tạo nên tính tự lập ở trẻ. Trẻ được
tự mình chơi, là chủ thể chơi không bị ép buộc. Vì vậy, cha mẹ và giáo viên có thể
dựa vào hoạt động vui chơi mà có kế hoạch giáo dục khả năng tự lập cho trẻ theo
định hướng mục tiêu có chủ đích.

Vì vậy, sự tự lập của trẻ sẽ phát triển từ thấp đến cao thông qua những tình
huống nhất định trong thực tế.
Trẻ tự lập khi trẻ có khả năng bộc lộ những hành vi qua những hành động

hằng ngày.
2. Thực trạng của việc dạy trẻ tính tự lập:
* Thuận lợi:
Nhà trường đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt động, phòng học
rộng rãi, thoáng mát, có đủ ánh sáng.
Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn luyện. Sử
dụng vi tính thành thạo.


Các cháu có cùng độ tuổi, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi
những điều mới lạ hấp dẫn.
Phụ trách chuyên môn năng nổ nhiệt tình, nắm vững chương trình mầm non
mới, luôn thường xuyên được đi dự giờ học hỏi đóng góp kinh nghiệm từ chuyên
môn và chị em đồng nghiệp tôi đã học hỏi được một số kinh nghiệm hay trong việc
giáo dục tính tự lập cho trẻ, được phụ huynh giúp đỡ trao đổi thường xuyên về trẻ
nên tôi có cơ hội tìm hiểu kĩ hơn về trẻ.
* Khó khăn:
Ngày nay một số gia đình và nhà trường cũng áp dụng việc giáo dục tính tự
lập cho trẻ nhưng hầu hết mới chỉ đi vào giáo dục hành vi, chưa chú trọng tới giáo
dục khía cạnh nhận thức và thái độ của trẻ.
Đầu năm học trẻ chưa quen nề nếp lớp học, trẻ chưa ý thức cao các hoạt
động tự phục vụ bản thân. Một số gia đình có trẻ là con một, con cưng nên thường
chiều chuộng, nên khả năng tự lập của bé đó không cao so với bé khác.
3. Các biện pháp giúp hình thành tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi:
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường và kế hoạch tác động kịp thời:
Giáo dục khả năng tự lập có ý nghĩa trong mọi giai đoạn hình thành nhân
cách, đặc biệt là lứa tuổi trước tiểu học.
Có thể khẳng định: Trẻ 5-6 tuổi là lứa tuổi cần thiết phải chuẩn bị cho trẻ
khả năng tự lập; giáo dục cho trẻ khả năng tự lập, giúp khả năng tự lập của trẻ phát
triển một cách đúng đắn nhất.

Đối với mọi phụ huynh và giáo viên cần phải sớm biết được khả năng tự lập
của trẻ, tôn trọng tất cả những biểu hiện tự lập của trẻ, song song với những biện
pháp tác động đúng đắn thì chắc chắn sẽ tạo điều kiện phát triển khả năng tự lập
của bản thân trẻ.
Tiếp thu sự hướng dẫn từ người lớn ở trẻ nhỏ là rất khác nhau, có trẻ chỉ cần
nhìn qua cách hướng dẫn một lần là có thể làm được nhưng có trẻ đến hai, ba lần


vẫn chưa làm được, rồi đợi chờ người lớn làm giúp, đó không phải trẻ không làm
được mà do trẻ có tính ỷ lại không cố gắng nỗ lực.
Vì vậy, cần phải xác định trẻ ở mức độ tiếp thu nào để có mục tiêu tác động
kịp thời. Đối với trẻ 5 tuổi lớp tôi, chương trình học đang áp dụng Bộ chuẩn phát
triển trẻ năm tuổi, trong đó có một số chuẩn và chỉ số liên quan đến việc giáo dục
cho trẻ được sự tự lập như:
Chỉ số 5: Tự mặc và cởi được áo, quần;
Chỉ số 16: Tự rửa mặt chải răng hàng ngày…
Tôi cũng áp dụng những chỉ số này cho tất cả trẻ và có thể nâng cao hơn nữa
với những trẻ có kĩ năng tốt hơn.
Qua từng chủ đề và kế hoạch trong năm, giáo viên lựa chọn và áp dụng để
giáo dục cũng như rèn luyện cho trẻ tính tự lập.

Bé tự mặc áo


Bản thân tôi đã xây dựng cho trẻ môi trường lớp học với nhiều tình huống
hấp dẫn tạo ra sự hứng thú và ham muốn được tự mình làm, để trẻ có cơ hội thực
hành các kĩ năng tự lập cho bản thân.
Môi trường vui chơi ngoài trời cũng được tôi lựa chọn để giúp trẻ có được
sự tự lập cao:
Ví dụ: Khi trẻ đang chơi mà không may bị ngã nhẹ, cô giáo không nên chạy

lại đỡ trẻ ngay, cô nên khuyến khích trẻ, trẻ có thể tự đứng dậy không cần đợi cô
hay cha mẹ tới đỡ, hoặc có thể bạn khác thấy bạn mình ngã có thể chạy lại đỡ bạn
lên, đỡ bạn lại chỗ cô.
Bên cạnh đó, gia đình cũng phải xây dựng cho trẻ những ý thức tự lập ngay
từ sớm như: Trẻ tự chuẩn bị đồ để đi học, trẻ tự đi lấy sữa, trẻ... Hãy xây dựng môi
trường thân thiện cho trẻ.
Đối với những trẻ yếu, tôi sẽ cho trẻ thực hành nhiều hơn và hỏi trẻ nhiều
hơn. Cả giáo viên và gia đình nên xác định được kế hoạch tác động đến trẻ bằng
việc giáo dục cho trẻ những kĩ năng tự lập đó là kĩ năng tự phục vụ bản thân, kĩ
năng giữ gìn vệ sinh, kĩ năng hỗ trợ người khác.
Hãy kiên nhẫn với trẻ, đừng bao giờ có ý nghĩ thấy trẻ làm chậm rồi mình
làm giúp cho nhanh, đó là ý nghĩ và hành động sai lầm.
3.2. Biện pháp 2: Thực hiện làm gương cho trẻ:
* Cô làm gương: Hàng ngày trẻ đến lớp, phần lớn thời gian trong ngày trẻ
được sinh hoạt và học tập cùng cô. Vì vậy vai trò của cô giáo rất quan trọng trong
việc hình thành những thói quen, nề nếp cho trẻ, cô là tấm gương cho trẻ noi theo.
Ví dụ: Khi đến lớp cô giáo xếp xe máy của mình thẳng hàng lối, cất gọn
gàng dép, túi xách, mũ, khi trẻ đến thấy cô xếp gọn gàng trẻ sẽ xếp gọn gàng theo.
Trong giờ học, khi học xong cô cất gọn gàng đồ dùng của trẻ vào đúng nơi quy
định.


Bé tự dọn đồ chơi và cất dép gọn gàng
Trong mọi hoạt động sinh hoạt, học tập cô luôn là tấm gương trong việc giữ
gìn sạch sẽ môi trường lớp học, không vứt rác bừa bãi, bỏ rác vào đúng nơi quy
định, thấy rác thì nhặt bỏ sọt rác xong rồi rửa tay.
Thường xuyên cùng trẻ làm những công việc như lau dọn đồ chơi, nhổ cỏ
nhặt rác sân trường. Tặng trẻ một số câu khen ngợi “ Con đã lớn thật rồi”.
Khi được giúp cô trẻ thấy mình đã lớn đã làm được việc có ích, thích được
làm việc, từ đó hình thành cho trẻ một thói quen, nề nếp giữ vệ sinh chung, khi

thấy những điều cần phải làm thì trẻ sẽ làm và không cần phải đợi người khác nhắc
nhở.
* Gia đình làm gương cho trẻ: Gia đình cũng cần phải làm gương cho trẻ,
trong mọi hoạt động của gia đình cần phải cẩn thận, ngăn nắp gọn gàng, luôn ý
thức được việc trẻ đang noi gương người lớn. Ví dụ: Khi thay quần áo xong bố mẹ
nên cất gọn gàng để trẻ noi theo, không bừa bộn tránh tình trạng trẻ bắt chước
theo...


* Theo gương bạn bè: Ví dụ: “ Bạn Anh Thơ hôm nay đã làm được một
việc rất tốt đó là khi thấy bạn Phương Trân bị chảy máu cam bạn ấy đã chạy giúp
cô lấy nước cho bạn , lấy đệm gối cho bạn nằm, động viên bạn cố lên, cô rất vui vì
bạn Anh Thơ đã làm được những việc đáng khen như vậy, cô mong rằng các con sẽ
giống như bạn ấy, khi đó không chỉ có cô mà bố mẹ và tất cả mọi người đều khen
ngợi các con đấy”.
Giáo viên thấy việc tốt của trẻ nên tuyên dương trước lớp để cả lớp làm
gương và học tập theo.
3.3. Biện pháp 3: Phân công công việc cho trẻ:
Giáo dục trẻ mẫu giáo trong lao động tự phục vụ đối với trẻ nhỏ như vệ sinh
cá nhân, ăn mặc, vệ sinh cá nhân, giúp người lớn làm những công việc vừa sức...
đó là những biện pháp tốt nhất để hình thành khả năng tự lập cho trẻ.
Nếu trẻ đã biết lao động phục vụ thì trẻ sẽ không dựa dẫm vào ai khác, trẻ sẽ
làm một cách tự tin. Điều này thể hiện qua: Việc trẻ thấy rằng mình có thể tự làm
được những công việc vừa sức với mình mà trẻ trở nên tự tin hơn nhiều trong các
công việc, trẻ sẽ có ý thức vượt qua mọi khó khăn một cách nhanh nhất và đạt kết
quả tốt nhất mà không cần ai giúp đỡ.
Vì vậy, cần hình thành kỹ năng kỹ xảo và thói quen tự phục vụ là điều ý
nghĩa to lớn đối với cuộc sống cũng như tính tự lập của trẻ.



Bé trực nhật
Cô giáo có thể tạo công việc để phân công cho các bé, cho bé phụ giúp cô
trong giờ ăn: Lấy ghế, khăn ăn, với trẻ lớn hơn có thể giúp cô kê bàn, chia bát
thìa… giúp cô trải chiếu, lấy chăn gối, đệm chuẩn bị giờ ngủ. Cô thường xuyên
phân công và theo dõi trẻ trực nhật, nói rõ vai trò của người trực nhật. Người thực
hiện nhiệm vụ trực nhật phải làm chu đáo và có trách nhiệm với việc được phân
công. Tổ trực nhật trong giờ học sẽ lấy đồ dùng phát cho các bạn, học xong cả lớp
sẽ cùng nhau dọn dẹp và vệ sinh lớp. Rèn cho trẻ thói quen ý thức được tinh thần
trách nhiệm để trẻ không khỏi bỡ ngỡ, làm hành trang khi trẻ vào tiểu học.
Tự lập luôn đi kèm với tư duy của trẻ. Luôn luôn tạo ra cho trẻ những kiến
thức, kĩ năng mới để trẻ có thể thực hành, trải nghiệm những kĩ năng, kĩ xảo để
phát triển và rèn luyện tính tự lập cũng như tư duy hàng ngày cho trẻ.
Hãy để trẻ hiểu được trách nhiệm của mỗi người trong gia đình, từ đó trẻ
cũng ý thức được trách nhiệm của mình.


Ví dụ: Khi mẹ đi làm về xách theo đồ ăn, mỗi người một việc bố dắt xe cất
cho mẹ, chị cất giỏ xách giúp mẹ, bé sẽ xách đồ ăn vào bếp giúp mẹ, mẹ sẽ đi thay
đồ vào nấu ăn. Khi mẹ nấu ăn có thể nhờ bé lấy đồ giúp mẹ bằng các cách gợi hỏi
để thử trẻ chứ không yêu cầu trẻ làm ngay cho mẹ. Cần nhờ bé làm nhiều lần để
tập thói quen cho trẻ, nhưng chú ý khi trẻ mệt thì không nên ép trẻ vì tự lập dựa
trên sự yêu thích lao động, nếu ép trẻ quá sẽ có thể gây áp lực cho trẻ.
Do đó muốn giáo dục khả năng tự lập trước hết cần phải làm sao cho trẻ có
sự yêu thích lao động; phải thúc đẩy trẻ tham gia vào lao động, tập lao động trong
cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
4.4. Biện pháp 4: Rèn luyện mọi lúc mọi nơi và duy trì tính tự lập của
trẻ hàng ngày:
Muốn hình thành một hành động cho trẻ thì dễ nhưng việc hình thành thói
quen cho trẻ thì rất khó, người ta nói: Muốn có thói quen thì phải gieo hành động,
chính thói quen sẽ gieo lên tính cách và số phận con người. Đó là điều mỗi giáo

viên và cha mẹ cần thuộc làm lòng. Và muốn thói quen hình thành ở trẻ thì cha mẹ
và cô giáo cần: Rèn luyện cho trẻ nhiều lần, có những biện pháp khen thưởng,
khích lệ, động viên, không ép buộc trẻ.
Mỗi bài học giáo viên nên cho trẻ tập làm những kĩ năng tự lập thông qua
giáo dục hay các trò chơi, qua các tiết học.
Như tiết MTXQ: chủ đề bản thân các bộ phận trong cơ thể trẻ sẽ học được
cách tự giữ gìn và bảo vệ cơ thể mình không ỉ lại vào mọi người. Trong tiết tình
cảm kĩ năng xã hội có rất nhiều đề tài để rèn luyện kĩ năng tự lập cho trẻ, ở mỗi
chủ đề đều có một nội dung khác nhau: chủ đề : Gia đình: Dạy trẻ biết tự chăm sóc
bản thân; hay dạy trẻ những kĩ năng bảo vệ môi trường, kĩ năng khi không có
người lớn ở nhà, dạy trẻ kĩ năng trực nhật giáo viên thông qua các tình huống cho
trẻ thực hành luôn kĩ năng trực nhật trước lớp như: quét nhà, lau kệ, dọc đồ chơi,
xếp ngay ngắn kệ dép….


Bé trực nhật
Ví dụ: Đưa vào các hoạt động học để rèn tính tự lập cho trẻ
“Hoạt động: Bé cùng tìm hiểu trực nhật
- Vậy trực nhật như thế nào ?
- Để biết được chi tiết của từng công việc trực nhật sau đây cô sẽ giới thiệu cụ
thể với lớp mình một số công việc như sau :
- Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về công việc trực nhật ở trường.
* Hình ảnh số 1 : Bé giúp cô quét nhà
- Bạn đang làm công việc gì đây ?
- Công việc quét nhà thì cần có những dụng cụ gì nào ?
- Cách thực hiện như thế nào ?
- Mời một bạn lên thực hiện công việc quét nhà cho cô và các bạn cùng xem
nào.
* Hình ảnh số 2 : Bé giúp cô lau kệ và sắp xếp đồ dùng
- Bạn đang làm công việc gì đây ?



- Lau kệ thì cần có những dụng cụ gì nào ?
- Chúng ta sẽ lau kệ như thế nào nhỉ ?
- Ai giỏi lên thực hiện lại công việc lau kệ nào ?
* Hình ảnh số 3 : Bé giúp cô lau lá và tưới nước cho cây.
- Bạn đang làm công việc gì đây ?
- Để tưới nước, lau lá cây thì cần có gì nào ?
- Mời một bạn lên thực hiện công việc
* Hình ảnh thứ 4: Bé xếp và lau bàn ăn
- Các bạn ấy đang làm công việc gì ?
- Các bạn ấy làm gì trước, sau đó bạn làm gì nữa nào ?
+ Cô mở rộng thêm một số hình ảnh về công việc trực nhật như : Trải chiếu,
gối khi đi ngủ, sắp xếp kệ dép…
* Giáo dục: Các bạn ơi trực nhật thường xuyên là đã góp phần bảo vệ môi
trường, giữ cho môi trường sống chúng ta luôn luôn sạch đẹp, đồ dùng luôn ngăn
nắp và gọn gàng hơn. Không những thế trực nhật là cùng nhau hợp tác, chia sẽ
công việc, giúp đỡ người khác và cũng thể hiện được những khả năng của bản thân
mình nữa. Vì thế các bạn phải thường xuyên tham gia vào công việc trực nhật, cố
gắng hoàn thành công việc mà các bạn đã đảm nhận và nhớ rửa tay sau khi trực
nhật nhé các bạn.
* Trò chơi : Pha nước chanh
* Hoạt động: Bé vui trực nhật
* Bảng phân công lịch trực nhật của bé
- Cô giới thiệu bảng theo dõi bảng phân công lịch trực nhật của các tổ.
- Cô cho trẻ quan sát và ghi nhớ nhiệm vụ ở bảng phân công trực nhật
- Cô giao nhiệm vụ trực nhật của tổ.
- Người thực hiện nhiệm vụ trực nhật phải làm việc chu đáo và có trách nhiệm
với những công việc được phân công



- Cô cho các tổ bàn bạc về công việc trực nhật của mình trong ngày hôm nay.
- Cô cùng làm với trẻ, vừa làm vừa trò chuyện với trẻ, giúp trẻ hiểu và hứng
thú với công việc mình làm.
- Sau khi các tổ hoàn thành công việc, cô cùng các bạn ra sân trường nhặt rác
vào thứ 4 hàng tuần.
- Cô tạo điều kiện để trẻ luôn được thực hiện công việc " trực nhật" tự phục
vụ.
- Cô nhận xét công việc của từng tổ động viên khuyến khích trẻ”.
Hãy tạo cho trẻ trách nhiệm trẻ nên làm và sự thích thú với những công việc
đó, như vậy mới hình thành được tính tự lập ở trẻ một cách tích cực nhất và tạo
được nhiều thói quen cho trẻ.

Bé chơi tưới cây
Trong mọi hoạt động vui chơi, khi được cô giáo hướng dẫn trẻ có ý thức chú
ý, thì lần sau trẻ có thể làm chủ trò để dẫn dắt vào quá trình chơi, định hướng mục
đích chơi và chơi có kết quả. Hay khi tới nhạc báo hiệu thể dục trẻ sẽ tự lấy dụng
cụ xếp hàng đợi cô mà không cần cô nhắc nhở.


Hàng ngày, thời gian ở với cô rất nhiều, nên cô cần tạo cho trẻ một môi
trường thân thiện, cô vừa là cô, vừa là bạn. Thông qua các hoạt động hàng ngày,
khi đi dạo ngoài trời, ở mọi lúc, mọi nơi cô luôn luôn động viên khuyến khích trẻ
tích cực tự phục vụ bản thân.
3.5. Biện pháp 5: Kết hợp với gia đình tác động mạnh đến trẻ yếu:
Trao đổi với các bậc cha mẹ trong giờ đón trẻ, trả trẻ, để cha mẹ trẻ ý thức
được khả năng của con mình khi trên lớp, từ đó có biện pháp kết hợp giáo dục tốt
giữa nhà trường và gia đình.
Gia đình phải tạo cơ hội cho bé thấy được những việc làm tốt của bé, sau đó
giải thích cho bé hiểu và động viên bé cố gắng lần sau tốt hơn, nếu bé yếu thì hãy

cố gắng giải thích kết hợp cho bé thực hiện nhiều lần thì bé sẽ có kĩ năng và làm
tốt hơn.
Ví dụ: khi nhặt rau mẹ sẽ nhờ bé giúp, bé không biết thì mẹ sẽ làm mẫu để
bé làm theo. Thường xuyên nhờ bé làm các việc nhẹ nhàng, từ đó kĩ năng của bé
được nâng cao, bé sẽ không còn yếu hơn các bạn nữa. Chú ý dạy trẻ càng sớm
càng tốt, không nên sợ bé bị đau hay bé làm sẽ hư cái này cái kia.


Bé tập nhặt rau
Một số trẻ được nuông chiều như: Bắt bố mẹ bế từ trên giường xuống khi
ngủ dậy, không bế thì khóc, không lấy đồ dùng và chải răng cho trẻ thì trẻ sẽ lăn ra
ăn vạ, ăn cơm phải bà đút mới chịu ăn… Những thói quen xấu này sẽ ảnh hưởng
xấu đến con bạn, hãy có biện pháp cứng rắn như ra điều kiện.
3.6. Biện pháp 6: Khuyến khích kết quả trẻ làm được:


Bé được cắm cờ
Người lớn chúng ta trong mọi hoạt động nếu có sự động viên khích lệ từ mọi
người thì chắc rằng ai cũng có được niềm tin và nghị lực. Trẻ nhỏ cũng vậy trong
mọi hoạt động trẻ luôn cần có sự động viên khen ngợi của cô và gia đình, khen
ngợi cần được xem như hành động công nhận trẻ đã hoàn thành công việc của
mình khi được giao cho dù chúng không được hoàn thiện, hãy đưa ra những nhận
xét tích cực sau mỗi việc trẻ làm để trẻ có cảm giác mình sẽ làm nhiều việc tốt hơn
nữa để mọi người khen ngợi mình.
Nhưng chú ý hạn chế việc dùng những từ khen ngợi quá nhiều cho một hành
động đơn giản, thay vào đó là những lời động viên tích cực như: Cô cảm ơn con,
con đã làm rất tốt… Ngoài ra nên tặng cho trẻ những lời khen như: “Nếu con ăn
giỏi cô sẽ cho con cắm cờ hay con ăn giỏi mẹ sẽ cho con đi chơi nhà bà ngoại”.
Bạn không nên dùng tiền hay điện thoại để thu hút trẻ.
4. Kết quả đạt được khi áp dụng các biệp pháp trên:

* Kết quả từ phía trẻ.


Sỉ số học sinh lớp Lá 2: 27 cháu. Trẻ đều được cô giáo và cha mẹ tạo mọi
điều kiện khuyến khích khơi dậy tò mò, phát triển trí tưởng tượng, mạnh dạn, tự
tin. Rèn luyện khả năng sẵn sàng học tập chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Trẻ có
thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện khả năng tự lập, thông qua các hoạt
động hàng ngày trong cuộc sống của trẻ. Ngoài ra, trẻ được rèn luyện các kĩ năng
vận động tinh, vận động thô, tính tự tin thông qua các hoạt động năng khiếu vẽ, thể
dục. Trẻ luôn có kết quả tốt trong học tập thông qua bảng đánh giá trẻ ở lớp sau
mỗi giai đoạn, cuối độ tuổi và kết quả qua kiểm tra đánh giá kết quả sau mỗi chủ
đề với từng trẻ đều đạt kết quả tốt.
STT

Nội dung
Giai đoạn 1

1

Nề nếp lớp học

2

Hoạt động tự phục

3

vụ bản thân
Vai trò của trẻ


Đạt
20

TL
74

19

%
70

20

%
74

trong các hoạt động
4

tiết học
Ý thức của trẻ
trong mọi hoạt


7

TL
26

8


%
30

7

%
26

%
18

66,6
%

Giai đoạn 2

Đạt
27

TL
100


0

TL
0

27


%
100

0

0

27

%
100

0

0

0

0

%
9

33,3
%

%
27


100
%

động

* Kết quả từ phía giáo viên và nhà trường :
Chú ý đến cá nhân và nhóm trong các hoạt động giúp trẻ mạnh dạn, tự tin
trong mọi hoạt động.


* Kết quả từ phía phụ huynh:
Các bậc phụ huynh đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo
trong việc dạy trẻ các kĩ năng, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông
qua bảng tin dành cho cha mẹ, bảng đánh giá trẻ ở lớp. Phụ huynh hay chia sẻ và
trao đổi với cô đạt 100%.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Ngay từ khi mới sinh ra tạo hóa đã ban tặng cho trẻ hai tay và bộ não. Tay là
để làm việc, bộ não là để suy nghĩ.
Bản thân tôi luôn mong muốn rằng những đứa trẻ của đất nước mình sẽ
không chỉ là những đứa trẻ ngoan, học giỏi mà còn phải biết cách sống tốt và tồn
tại tốt trong xã hội ngày càng phát triển này, để khi ra ngoài xã hội các em có được
sự tự tin, tự trọng không dựa dẫm vào một ai khác. Điều đó thôi thúc tôi phải làm
sao và làm như thế nào để những bậc cha mẹ và cô giáo như tôi biết dạy con tính tự
lập, sống bằng đôi tay của mình ngay từ nhỏ, tôi tin rằng được rèn luyện ngay từ
thủa ấu thơ chắc chắn những đứa trẻ của chúng ta sẽ có một nền tảng nhân cách tốt
cho tương lai.
Giáo viên và gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tính
tự lập cho trẻ. Bên cạnh đó, cần lưu ý một số điều tránh khi hình thành cho trẻ tính
tự lập như sau :

Không dọa nạt trẻ : Mỗi lần chúng ta dọa nạt trẻ là đã làm cho trẻ sợ hãi và
ghét chúng ta, sự đe dọa k giúp trẻ tốt lên mà chỉ có tác dụng ngược lại.
Không bao bọc trẻ một cách thái quá sẽ làm trẻ yếu đuối, đánh giá đúng khả
năng của trẻ.


Không yêu cầu trẻ phục tùng theo ý người lớn ngay lập tức vì sự phục tùng
một cách thái quá không tạo cho trẻ tính tự lập. Trẻ mất đi sự tự giác, và khi được
người lớn yêu cầu thì mới thực hiện.
2. Kiến nghị :
Nhà trường tạo điều kiện thêm các trang thiết bị hiện đại cho giáo viên phục
vụ việc giảng dạy cho trẻ.
Khuyến khích giáo viên đăng kí viết sang kiến kinh nghiệm để giáo viên
trong trường học hỏi lẫn nhau.
Cần trang bị đầy đủ vật chất, đồ dùng dạy học cho cô và trẻ.
Địa phương thường xuyên quan tâm tới những mặt hạn chế của nhà trường,
lớp học để có biện pháp giúp đỡ. Giáo viên cần yêu nghề, yêu trẻ, luôn nâng cao
tay nghề về chuyên môn và nghiệp vụ để thực hiện tốt việc nuôi dưỡng , chăm sóc,
giáo dục trẻ.
Tích cực học tập, học hỏi để nâng cao trình độ tay nghề.
Chịu khó sưu tầm, nghiên cứu để tìm hiểu các kĩ năng sống để có phương
pháp giáo dục phù hợp.
Kết hợp với phụ huynh để có biện pháp giáo dục trẻ một cách tốt nhất ở gia
đình và nhà trường.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi đưa ra còn nhiều hạn chế mong được
các cấp lãnh đạo bổ sung và cộng nhận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tân Thành, ngày 1 tháng 10 năm 2016
Người viết


Trương Thị Huyền


Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRƯỜNG MẦM NON SAO MAI
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Tân Thành, ngày … tháng … năm …..
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÒNG GD & ĐT KRÔNG NÔ
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………, ngày … tháng … năm …..
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG




×