Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Xây dựng mô hình dự đoán xu hướng thay đổi của tài khoản tại kho bạc hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 80 trang )

VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là
chính do tác giả thu thập và phân tích.
Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình.

Tác giả

Nguyễn Đăng Đức

HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

1

CNTT 2012 -2014


VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại lớp Cao học Công nghệ thông tin khóa
2012B, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tôi đã được đào tạo và tích lũy
nhiều kiến thức cho bản thân cũng như phục vụ công việc. Đặc biệt là
khoảng thời gian thực hiện đề tài: “Xây dựng mô hình dự đoán xu hướng
thay đổi của tài khoản tại Kho bạc Hà Nội”.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy, Cô Viện Công nghệ thông
tin và Truyền thông –Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong học tập, nghiên cứu và làm luận văn.


Đặc biệt xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS.
Trịnh Anh Phúc, đã dành nhiều thời gian và công sức hướng dẫn tôi thực
hiện và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù bản thân cũng đã rất cố gắng, song với kiến thức còn hạn
chế và thời gian có hạn, luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những
thiếu sót.Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của Quý Thầy, Cô, sự góp ý
của bạn bè và đồng nghiệp nhằm bổ sung hoàn thiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
HàNội, ngày 06 tháng 10 năm 2015
Họcviên

Nguyễn Đăng Đức

HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

2

CNTT 2012 -2014


VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, MÔ HÌNH HOẠT
ĐỘNG, HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI KHO
BẠC NHÀ NƢỚC HÀ NỘI ...............................................................................13

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA KHO BẠC
NHÀ NƯỚC HÀ NỘI TRONG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .....13
1. Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước Hà Nội ..............................13
2. Kho bạc Nhà nước Hà Nội trong hoạt động quản lý Ngân sách Nhà nước
.......................................................................................................................15
II. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
CỦA KBNN HÀ NỘI .......................................................................................17
1. Chương trình TCS( Tax Collection System ) : ..........................................17
2. Chương trình CITAD: ...............................................................................19
3. Chương trình Thanh toán song phương:....................................................19
4. Chương trình Thanh toán điện tử: .............................................................20
5. Hệ thống thông tin quản lý TABMIS( Treasury And Budget Management
Information System ): ....................................................................................21
CHƢƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ CÁC PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG
ĐƢỜNG CONG KHỚP .....................................................................................25
I.GIỚI THIỆU VỀ ĐƯỜNG CONG KHỚP : ..................................................25
II. NỘI SUY ......................................................................................................25
1. Công thức nội suy Lagrange:.....................................................................26
2. Sai số nội suy: ...........................................................................................29
3. Nội suy Spline: ..........................................................................................30
4. Nội suy Spline bậc 3: .................................................................................31
III. HỒI QUY: ..................................................................................................33
1. Hồi quy tuyến tính .....................................................................................33
2. Đường cong khớp bậc cao .........................................................................34
CHƢƠNG 3. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH MATLABVÀ CÁC THUẬT
TOÁN XÂY DỰNG ĐƢỜNG CONG KHỚP .................................................36
I. GIỚI THIỆU VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH MATLAB: ............................36
II. CÁC THUẬT TOÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG CONG KHỚP: ...................37
1. Thuật toán Nội suy Lagrange: ...................................................................37
HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC


3

CNTT 2012 -2014


VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

2.Nội suy Spline bậc ba: ................................................................................38
3. Hồi quy tuyến tính: ....................................................................................38
4. Đường cong khớp bậc cao: ........................................................................39
CHƢƠNG 4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ ĐOÁN XU HƢỚNG THAY ĐỔI
CỦA TÀI KHOẢN TẠI KBNN HÀ NỘI.........................................................40
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN THU, CHI TẠI
KBNN HÀ NỘI: ...............................................................................................40
II. MÔ HÌNH ĐỒ THỊ CÁC ĐIỂM SỐ LIỆU TRÊN MATLAB....................42
1. Đồ thị biểu diễn điểm số liệu theo thời gian: ............................................42
2. Đồ thị biểu diễn điểm số liệu theo đơn vị: ................................................45
2.1 Các điểm số liệu tài khoản Y21 tại KBNN A năm 2012: ....................45
2.2 Các điểm số liệu tài khoản Y21 tại KBNN B năm 2012: ....................46
III. MÔ HÌNH ĐỒ THỊ CÁC ĐIỂM SỐ LIỆU SỬ DỤNG CÁC THUẬT
TOÁN ĐƢỜNG CONG KHỚP: ....................................................................47
1. Đường cong khớp sử dụng công thức nội suy Lagrange:.........................48
1.1 Đường cong khớp sử dụng công thức nội suy Lagrange tương ứng với
tài khoản XX1 theo thời gian: ....................................................................48
1.2 Đường cong khớp sử dụng công thức nội suy Lagrange tương ứng với
tài khoản Y21 theo đơn vị: .........................................................................48
2. Đường cong khớp sử dụng công thức nội suy Spline bậc 3 ......................50
2.1 Đường cong khớp sử dụng công thức nội suy Spline bậc 3 với tài
khoản XX1 theo thời gian: .........................................................................50

2.2 Đường cong khớp sử dụng công thức nội suy Spline bậc 3 với tài
khoản Y21 theo đơn vị: ..............................................................................51
3. Đường cong khớp sử dụng công thức hồi quy tuyến tính: ........................53
3.1 Đường cong khớp sử dụng công thức hồi quy tuyến tính với tài khoản
XX1 theo thời gian: ....................................................................................53
3.2 Đường cong khớp sử dụng công thức hồi quy tuyến tính với tài khoản
Y21 theo đơn vị: .........................................................................................53
4. Đường cong khớp sử dụng đường cong khớp bậc cao ..............................55
4.1 Đường cong khớp sử dụng công thức đường cong khớp bậc cao với tài
khoản XX1 theo thời gian: .........................................................................55
4.2 Đường cong khớp sử dụng đường cong khớp bậc cao với tài khoản
Y21 theo đơn vị: .........................................................................................55
IV. XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ ĐOÁN XU HƢỚNG THAY ĐỔI CỦA
TÀI KHOẢN: ..................................................................................................57
1. Xây dựng mô hình dự đoán theo thời gian: ...............................................57
HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

4

CNTT 2012 -2014


VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

1.1 Dự đoán theo thời gian sử dụng công thức nội suy Lagrange: ............59
1.2 Dự đoán theo thời gian sử dụng công thức nội suy Spline bậc 3:........61
1.3 Dự đoán theo thời gian sử dụng công thức hồi quy tuyến tính: ...........62
1.4 Dự đoán theo thời gian sử dụng đường cong khớp bậc cao:................63
2. Xây dựng mô hình dự đoán theo đơn vị: ...................................................64
2.1 Dự đoán theo đơn vị sử dụng công thức nội suy Lagrange .................66

2.1.1 Dự đoán tài khoản Y21 tại KBNN A sử dụng đường cong nội suy
Lagrange ..................................................................................................66
2.1.2 Dự đoán tài khoản Y21 tại KBNN B sử dụng đường congnội suy
Lagrange:.................................................................................................67
2.2 Dự đoán theo đơn vị sử dụng công thức nội suy Spline bậc 3 .............68
2.2.1 Dự đoán tài khoản Y21 tại KBNN A sử dụng nội suy Spline bậc 3:
.................................................................................................................68
2.2.2 Dự đoán tài khoản Y21 tại KBNN B sử dụng nội suy Spline bậc 3:
.................................................................................................................69
2.3 Dự đoán theo đơn vị sử dụng hồi quy tuyến tính .................................70
2.3.1 Dự đoán tài khoản Y21 tại KBNN A sử dụng hồi quy tuyến tính: 70
2.3.2 Dự đoán tài khoản Y21 tại KBNN B sử dụng hồi quy tuyến tính: 71
2.4 Dự đoán theo đơn vị sử dụng đường cong khớp bậc cao .....................72
2.4.1 Dự đoán tài khoản Y21 tại KBNN A sử dụng đường cong khớp
bậc cao:....................................................................................................72
2.4.2 Dự đoán tài khoản Y21 tại KBNN B sử dụng đường cong khớp bậc
cao: ..........................................................................................................73
V. NHẬN XÉT :..............................................................................................74
KẾT LUẬN .........................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................80

HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

5

CNTT 2012 -2014


VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Đồ thị các điểm số liệu tài khoản XX1 theo tháng từ năm 2008 đến 2012
..............................................................................................................................44
Hình 2 : Đồ thị các điểm số liệu tài khoản Y21 KBNN A năm 2012..................46
Hình 3 : Đồ thị các điểm số liệu tài khoản Y21 KBNN B năm 2012 ..................47
Hình 4: Đồ thị các điểm dữ liệu của tài khoản XX1 theo nội suy Lagrange .......48
Hình 5: Đồ thị các điểm dữ liệu của tài khoản Y21tại KBNN Atheo nội suy
Lagrange ...............................................................................................................49
Hình 6: Đồ thị các điểm dữ liệu của tài khoản Y21tại KBNN Atheo nội suy
Lagrange ...............................................................................................................49
Hình 7 : Đồ thị các điểm dữ liệu tài khoản XX1 theo nội suy Spline bậc 3 ........50
Hình 8 : Đồ thị các điểm dữ liệu tài khoản Y21 tại KBNN A theo công thức nội
suy Spline bậc 3....................................................................................................52
Hình 9 : Đồ thị các điểm dữ liệu tài khoản Y21 tại KBNN B theo công thức nội
suy Spline bậc 3....................................................................................................52
Hình 10: Đồ thị các điểm dữ liệu tài khoản XX1 sử dụng hồi quy tuyến tính ....53
Hình 11 : Đồ thị các điểm dữ liệu tài khoản Y21 tại KBNN A theo công thức hồi
quy tuyến tính .......................................................................................................54
Hình 12 : Đồ thị các điểm dữ liệu tài khoản Y21 tại KBNN B theo công thức hồi
quy tuyến tính .......................................................................................................54
Hình 13: Đồ thị các điểm dữ liệu tài khoản XX1 sử dụng đường cong khớpbậc
cao ........................................................................................................................55
Hình 14 : Đồ thị các điểm dữ liệu tài khoản Y21 tại KBNN A theo đường cong
khớp bậc cao .........................................................................................................56
Hình 15 : Đồ thị các điểm dữ liệu tài khoản Y21 tại KBNN B theo đường cong
khớp bậc cao .........................................................................................................56
Hình 16 : Đồ thị dự đoán tài khoản XX1 theo thời gian sử dụng nội suy
Lagrange ...............................................................................................................60
Hình 17 : Đồ thị dự đoán tài khoản XX1 theo thời gian sử dụng nội suy Spline
bậc 3 .....................................................................................................................61

Hình 18 : Đồ thị dự đoán tài khoản XX1 theo thời gian sử dụng hồi quytuyến
tính ........................................................................................................................62
Hình 19 : Đồ thị dự đoán tài khoản XX1 theo thời gian sử dụng nội sử dụng
đường cong khớp bậc cao.....................................................................................63
Hình 20 : Đồ thị dự đoán tài khoản Y21 tại KBNN A sử dụng nội suy Lagrange
..............................................................................................................................66
HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

6

CNTT 2012 -2014


VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Hình 21 : Đồ thị dự đoán tài khoản Y21 tại KBNN B sử dụng nội suy Lagrange
..............................................................................................................................67
Hình 22 : Đồ thị dự đoán tài khoản Y21 tại KBNN A sử dụng nội suy Spline bậc
3 ............................................................................................................................68
Hình 23 : Đồ thị dự đoán tài khoản Y21 tại KBNN B sử dụng nội suy Spline bậc
3 ............................................................................................................................69
Hình 24 : Đồ thị dự đoán tài khoản Y21 tại KBNN A sử dụng hồi quy tuyến tính
..............................................................................................................................70
Hình 25 : Đồ thị dự đoán tài khoản Y21 tại KBNN B sử dụng hồi quy tuyến tính
..............................................................................................................................71
Hình 26 : Đồ thị dự đoán tài khoản Y21 tại KBNN A sử dụng đường cong khớp
bậc cao ..................................................................................................................72
Hình 27 : Đồ thị dự đoán tài khoản Y21 tại KBNN B sử dụng đường cong khớp
bậc cao ..................................................................................................................73


HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

7

CNTT 2012 -2014


VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1:Bảng số liệu thống kê số thu của tài khoản XX1 tại KBNN Hà Nội từ
năm 2008 đến năm 2012 theo từng tháng ............................................................42
Bảng 2: Bảng số liệu thống kê số thu của tài khoản Y21 tại KBNN A năm 2012
theo từng tháng .....................................................................................................45
Bảng 3:Bảng số liệu thống kê số thu của tài khoản Y21 tại KBNN B năm 2012
theo từng tháng .....................................................................................................46
Bảng 4:Bảng số liệu tài khoản XX1 sau khi bỏ 15 điểm số liệu .........................57
Bảng 5:Bảng số liệu KBNN A bỏ số liệu tháng 2,8,10 .......................................65
Bảng 6: Bảng số liệu KBNN B bỏ số liệu tháng 4,7,11.......................................65

HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

8

CNTT 2012 -2014


VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

KBNN

Kho bạc Nhà nƣớc

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

TCS

Tax Collection System

TABMIS

Treasury And Budget Management Information System

HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

9

CNTT 2012 -2014


VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Báo cáo của chính phủ và các bộ ngành, cũng như các phương tiện thông
tin đại chúng, thường có thông tin phản ánh về việc quản lý và sử dụng ngân
sách nhà nước còn kém hiệu quả, lãng phí, việc quản lý thu chi tại các đơn vị còn

nhiều bất cập hạn chế. Việc giải ngân cho các đơn vị còn chậm, thậm chí có
những thời kỳ cao điểm cuối năm do thiếu nguồn nên một số khoản chi phải tạm
thời lùi thời gian thanh toán.
Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều biện pháp tích cực, hữu
hiệu nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực thu, chi
NSNN. Điều đó thể hiện bằng việc Quốc hội đã thông qua Luật NSNN ngày
16/12/2002, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004.Qua thời gian triển khai
thực hiện Luật NSNN (sửa đổi) năm 2002, lĩnh vực quản lý NSNN đã bộc lộ
không những hạn chế từ khâu lập dự toán, chấp hành kế toán và quyết toán
NSNN, làm hạn chế hiệu quả quản lý của các cơ quan chức năng và tác động
tiêu cực đến hiệu quả sử dụng các khoản chi NSNN.
Để khắc phục những vấn đề trên Kho bạc Nhà nước đã đầu tư và xây
dựng nhiều hệ thống thông tin giúp phần giảm thiểu những hạn chế trong việc
quản lý ngân sách nhà nước. Trong quá trình triển khai những hệ thống thông tin
chính vẫn còn một số hạn chế đó là chỉ đáp ứng được những nghiệp vụ chung
nhất của toàn hệ thống, những nghiệp vụ đặc thù phát sinh tại những đơn vị đặc
biệt như Kho bạc Nhà nước Hà Nội những hệ thống thông tin này vẫn còn
những bất cập chưa bao quát được tất cả các nghiệp vụ. Chính vì vậy mà tác giả
đã chọn và nghiên cứu luận văn: “Xây dựng mô hình dự đoán xu hướng thay đổi
của tài khoản tại Kho bạc Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình với mong
muốn đưa ramột mô hình đánh giá những thay đổi của các tài khoản nhằm góp
phần hoàn thiện công tác quản lý nguồn thu, chicủa Kho bạc Nhà nước Hà Nội.

HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

10

CNTT 2012 -2014



VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng hoạt độngthu, chi ngân sách nhà
nước của các đơn vị thụ hưởng ngân sách trong những năm vừa qua; đề tài phân
tích, đánh giá những thay đổi về các khoản thu, chi, từ đó xây dựng mô hình dự
đoán thích hợp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán cho các khoản chi dự kiến
tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội, tránh tình trạng một số thời điểm thiếu nguồn chi
gây ảnh hưởng tới việc giải ngân của các chủ tài khoản trên địa bàn Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Căn cứcác số liệu của KBNN Hà Nội, bao gồm việc lên dự toán, quản lý,
kiểm soát và thanh toán các khoản thu chi NSNN của KBNN Hà Nội;Từ đó xây
dựng mô hình dự đoán xu hướng thay đổi của tài khoản dựa trên các phương
pháp dùng để xây dựng đường cong khớp. Việc xây dựng mô hình dự đoán sẽ
được thực hiện trên ngôn ngữ lập trình MatLab.
Phạm vi nghiên cứu dựa trên số liệu việc quản lý thu chi của KBNN Hà
Nội; thời gian nghiên cứu được tập trung giai đoạn 2008-2012. Đây là giai đoạn
có những biến động mạnh về kinh tế trong nước và việc điều chuyển nguồn
trong nội bộ hệ thống.
4.Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ những số liệu vềthu chi NSNN của KBNN Hà Nội, các phương
pháp xây dựng đường cong khớp để phân tích, đánh giá, tìm ra giải pháp xây
dựng mô hình dự đoán sự thay đổi tài khoản NSNN của KBNN Hà Nội nói riêng
và các đơn vị trực thuộc khác trong thời gian tới. Đề tài nghiên cứu sử dụng tổng
hợp các phương pháp xây dựng đường cong khớp, số liệu khảo sát thực tế, ngôn
ngữ lập trình MatLab…
5. Ý nghĩa khoa học của luận văn:
Trên cơ sở nghiên cứu và hệ thống hóa mô hình dự đoán, luận văn có một
số đóng góp mới như sau:
- Xây dựng lên mô hình đường cong khớp dự đoán sự thay đổi của tài

khoản, đồng thời đưa ra giải pháp nhằm giải quyết nhưng hạn chế về bổ sung
HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

11

CNTT 2012 -2014


VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

nguồnvốn cho chi NSNN để nâng cao hiệu quả chi NSNN và lành mạnh hóa nền
tài chính quốc gia.
- Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý NSNN
6. Kết cấu luận văn
Tên của đề tài: “Xây dựng mô hình dự đoán xu hướng thay đổi của tài
khoản tại Kho bạc Hà Nội”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
đề tài bao gồm 4 chương:
Chƣơng 1: Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ, mô hình hoạt động, hệ thống phần
mềm tại KBNN Hà Nội.
Chƣơng 2: Giới thiệu về Đường cong khớp và các phương pháp xây dựng
đường cong khớp
Chƣơng 3: Ngôn ngữ lập trình MatLab và các thuật toán xây dựng đường cong
khớp.
Chƣơng 4: Xây dựng mô hình dự đoán sự thay đổi của tài khoản tại KBNN Hà
Nội

HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

12


CNTT 2012 -2014


VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆUCHỨC NĂNG,NHIỆM VỤ, MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG,
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC HÀ NỘI
I.CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA KHO
BẠC NHÀ NƢỚC HÀ NỘI TRONG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC
1. Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nƣớc Hà Nội(1):
KBNN Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/04/1990 theo
quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay
là Thủ tướng Chính phủ). Qua quá trình hoạt động và phát triển, hệ thống KBNN
đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò trong nền
kinh tế, trong hệ thống tài chính quốc gia. Để phù hợp với các nhiệm vụ của
KBNN trong từng giai đoạn, Chính phủ đã ban hành Quyết định 108/2009/QĐTTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Quyết định số
362/QĐ-BTC ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
Theo Quyết định số 362/QĐ-BTC ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính thì: “KBNN Hà Nội là tổ chức trực thuộc KBNN, thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và các
quỹ khác của nhà nước được giao theo quy định của pháp luật; thực hiện huy
động vốn cho NSNN, cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái,
trái phiếu theo quy định của pháp luật”.

Với chức năng trên, theo quyết định số 362/QĐ-BTC ngày 11 tháng 02
năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, thì KBNN Hà Nội có một số nhiệm vụ
chủ yếu sau:
HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

13

CNTT 2012 -2014


VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

- Tập trung, phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN. Thực hiện số
thu cho các cấp ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền. Chi trả và kiểm
soát chi NSNN cho từng đối tượng thụ hưởng theo dự toán đã được duyệt. Khi
phát hiện đơn vị hay tổ chức thụ hưởng kinh phí NSNN có sự vi phạm chế độ
quản lý tài chính nhà nước, thì KBNN Hà Nội được tạm thời đình chỉ thanh toán
và báo cáo với cấp có thẩm quyền để xử lý.
- Kiểm soát, thanh toán, kế toán, quyết toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có
tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN các cấp.
- Kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quỹ dự trữ tài chính nhà nước;
tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ và các khoản tịch thu đưa vào tài sản nhà nước theo
quyết định của cấp có thẩm quyền.
-Tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển dưới hình
thức phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ thông qua thị trường vốn trong
nước.
- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán, giao
dịch bằng tiền mặt, chuyển khoản với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ
giao dịch với KBNN Hà Nội. KBNN Hà Nội mở tài khoản tiền gửi (không kỳ
hạn, có kỳ hạn) tại Ngân hàng Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại quốc doanh

để giao dịch và thanh toán.
- Tổ chức thanh toán, điều hòa vốn và tiền mặt trong hệ thống KBNN Hà
Nội, đảm bảo tập trung nhanh các khoản thu, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh
toán, chi trả của NSNN.
- Tổ chức công tác kế toán, thống kê và báo cáo quyết toán quỹ NSNN,
quỹ dự trữ tài chính nhà nước, tiền và tài sản tạm thu tạm giữ...
Để phù hợp với nhiệm vụ trên, KBNN Hà Nội được tổ chức theo nguyên
tắc tập trung, thống nhất thành hệ thống dọc từ thành phố đến quận huyện và bao
gồm 2 cấp. Cụ thể, ở tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có KBNN tỉnh,
thành phố trực thuộc KBNN (sau đây gọi chung là KBNN tỉnh). KBNN tỉnh
thực hiện kiêm nhiệm vụ của KBNN quận, thị xã nơi đóng trụ sở và được tổ
chức thành 12 phòng nghiệp vụ. Tại các quận, huyện, thị xã có KBNN quận,
HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

14

CNTT 2012 -2014


VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

huyện, thị xã trực thuộc KBNN tỉnh (sau đây gọi chung là KBNN huyện). Các
KBNN huyện là đơn vị cấp cơ sở, được tổ chức thành 4 phòng, (tổ) nghiệp vụ
chủ yếu.
Như vậy, có thể nói Quyết định 362/QĐ-BTC ngày 11 tháng 02 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã nâng cao cơ sở pháp lý, đồng thời còn mở rộng
nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN tỉnh ngày một đầy đủ hơn.
2. Kho bạc Nhà nƣớc Hà Nội trong hoạt động quản lý Ngân sách Nhà
nƣớc(5):


Sơ đồ hoạt động của KBNN Hà Nội trong hoạt động quản lý NSNN
Quản lý cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN là trách nhiệm của
các ngành, các cấp, các cơ quan đơn vị có liên quan đến việc sử dụng NSNN, từ
khâu lập dự toán, phân bổ, cấp phát, thanh toán đến quyết toán chi tiêu NSNN,
trong đó hệ thống KBNN giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Tại điều 56 Luật
NSNN (sửa đổi) đã quy định: “Căn cứ vào dự toán NSNN được giao và yêu cầu
nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi KBNN,
KBNN kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp
HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

15

CNTT 2012 -2014


VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định”; đồng thời, tại
điểm 1, điều 55 Nghị định 60/2003/NĐ-CP cũng quy định “Các đơn vị sử dụng
ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản
tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính và KBNN trong quá
trình thanh toán, sử dụng kinh phí”.
Như vậy, KBNN là “trạm canh gác kiểm soát cuối cùng” được Nhà nước
giao nhiệm vụ kiểm soát trước khi đồng vốn của Nhà nước ra khỏi quỹ NSNN.
Thực hiện nhiệm vụ trên, KBNN chủ động bố trí vốn cho từng đơn vị
KBNN trực thuộc để chi trả đầy đủ, kịp thời và chính xác cho các cơ quan, đơn
vị trên cơ sở dự toán NSNN được duyệt và yêu cầu rút dự toán của đơn vị sử
dụng ngân sách. Bên cạnh đó, KBNN còn thường xuyên cải tiến quy trình cấp
phát, thanh toán như mở rộng hình thức thanh toán điện tử trong nội bộ hệ thống,
cải tiến chế độ kế toán, đưa ứng dụng tin học vào các quy trình nghiệp vụ... Từng

bước thực hiện cấp phát, chi trả trực tiếp cho người được hưởng hoặc cung cấp
hàng hóa, dịch vụ theo tính chất của từng khoản chi NSNN.
Trên cơ sở đó, KBNN thực hiện kiểm tra và hạch toán các khoản chi
NSNN theo đúng, chương, loại, khoản, mục, tiểu mục của mục lục NSNN; đồng
thời cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cần thiết, phục vụ cho công tác chỉ
đạo và điều hành của cơ quan tài chính và chính quyền các cấp. Ngoài ra, KBNN
còn phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính trong việc bố trí, sắp xếp các nhu
cầu chi tiêu, đảm bảo thu, chi NSNN luôn được cân đối, việc điều hành quỹ
NSNN được thuận lợi.
Khi nhận đươc lệnh trả tiền của cơ quan tài chính hay đơn vị thụ hưởng
kinh phí do ngân sách cấp, thì nhiệm vụ của KBNN là trả tiền cho người được
hưởng. Tuy nhiên, nhiệm vụ của KBNN không chỉ có xuất- nhập công quỹ mà
còn có nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN. Với nhiệm vụ này, KBNN chịu trách
nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của việc xuất tiền. Do đó, KBNN phải kiểm tra
việc sử dụng kinh phí NSNN cấp cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, đảm bảo đúng
mục đích, đúng chế độ, định mức chi tiêu của Nhà nước. Sự kiểm tra đó được
KBNN tiến hành thông qua việc xem xét các hồ sơ, tài liệu chi trên các phương
HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

16

CNTT 2012 -2014


VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

diện như dự toán NSNN được duyệt; thẩm quyền chuẩn chi; các chế độ, tiêu
chuẩn, định mức chi của Nhà nước,... Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện
thấy đơn vị, tổ chức kinh tế hay cơ quan Nhà nước sử dụng kinh phí ngân sách
cấp không đúng mục đích, không có hiệu quả hoặc không đúng chế độ của Nhà

nước, thì KBNN sẽ từ chối cấp phát, thanh toán. Như vậy, trong quá trình cấp
phát, thanh toán, KBNN không thụ động thực hiện theo các lệnh của cơ quan tài
chính, đơn vị sử dụng ngân sách một cách đơn thuần, mà hoạt động tương đối
độc lập và có sự tác động trở lại đối với các cơ quan, đơn vị đó. Thông qua đó,
KBNN đảm bảo cho quá trình quản lý, sử dụng công quỹ quốc gia được chặt chẽ,
đặc biệt là việc mua sắm, sửa chữa, xây dựng,... Vì vậy, KBNN không những
hạn chế được tình trạng lãng phí, thất thoát, tiêu cực, mà còn đảm bảo cho việc
sử dụng NSNN đúng mục đích, hợp pháp, tiết kiệm và có hiệu quả. Đồng thời
KBNN góp phần kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, đảm
bảo sự ổn định lưu thông tiền tệ.
Thông qua việc cấp phát, thanh toán các khoản chi của NSNN, KBNN
còn tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình chi NSNN qua KBNN theo
từng địa bàn, từng cấp ngân sách và từng loại chi chủ yếu, rút ra những kết quả
đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, KBNN cùng với các cơ
quan hữu quan nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế thanh toán, chi trả và kiểm soát
chi NSNN qua KBNN.

II. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH CỦA KBNN HÀ NỘI
1. Chƣơng trình TCS(Tax Collection System) :
Chương trình quản lý thu thuế giữa Kho bạc, Thuế, Hải quan và các đơn
vị ủy nhiệm thu là các Ngân hàng thương mại. Chương trình TCS là một phần
trong hệ thống quản lý thu ngân sách của Kho bạc Nhà nước có kết nối đến các
đơn vị thu ngân sách nhà nước khác là Thuế, Hải Quan. Các đơn vị trên sau khi
thống nhất, đồng bộ số liệu giữa các cơ quan với nhau đã đưa chương trình TCS
vào sử dụng như một chương trình thu ngân sách chung của 3 đơn vị. Chương
HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

17


CNTT 2012 -2014


VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

trình TCS là một phần trong những chương trình ứng dụng có giao tiếp với hệ
thống thông tin quản lý ngân sách nhà nước TABMIS.

Các Kho bạc nhà nước tỉnh, huyện ủy nhiệm cho các Ngân hàng thương
mại thực hiện thu các khoản thu. Các đơn vị thực hiện các giao dịch điện tử dựa
trên chương trình TCS được triển khai tại KBNN, Thuế, Hải quan.Cuối ngày các
Ngân hàng thương mại gửi bảng kê điện tử, kèm chứng từ giấy về KBNN, Hải
HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

18

CNTT 2012 -2014


VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

quan, Thuế để đối chiếu giữa các đơn vị.Sau khi việc đối chiều các chứng từ
được hoàn tất, chứng từ điện tử TCS được đẩy vào hệ thống TABMIS qua phân
hệ quản lý thu, sau đó theo tỷ lệ phân chia phân bộ các khoản thu đến các cấp
ngân sách.
2. Chƣơng trình CITAD:
Thực hiện các giao dịch điện tử của KBNN tỉnhvới Ngân hàng Nhà nước.

Các KBNN tỉnh trong quá trình thực hiện thanh toán bù trừ với các Ngân
hàng thương mại sẽ thực hiện các giao dịch điện tử qua chương trình CITAD của

Ngân hàng Nhà nước. Các bút toán trên chương trình Tabmis sau khi được hạch
toán trên hệ thống Tabmis được chuyển sang chương trình Giao diện thanh toán
liên ngân hàng, từ chương trình Giao diện thanh toán liên ngân hàng chứng từ
được hoàn thiện sau đó đẩy vào chương trình Citad của Ngân hàng nhà nước.
3. Chƣơng trình Thanh toán song phƣơng:
Thực hiện các giao dịch điện tử giữa các KBNN quận, huyện và các Ngân
hàng thương mại. Thông qua chương trình Thanh toán song phương các KBNN
quận, huyện có thể giao dịch với các ngân hàng thương mại trong quá trình thực
hiện các giao dịch điện tử liên ngân hàng, việc thực hiện các giao dịch điện tử

HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

19

CNTT 2012 -2014


VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

này cũng được đối chiếu giữa 2 bên. Các giao dịch điện tử trên chương trình
Thanh toán song phương đều được chuyển vào hệ thống TABMIS.

4. Chƣơng trình Thanh toán điện tử:
Thực hiện các giao dịch thanh toán điện tử giữa các KBNN trên toàn hệ thống.
Việc thực hiện các khoản thu, chi hộ giữa các KBNN được thực hiện qua chương
trình này.

HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

20


CNTT 2012 -2014


VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

5. Hệ thống thông tin quản lý TABMIS( Treasury And Budget Management
Information System ):
Hiện tại KBNN Hà Nội đang sử dựng hệ thống thông tin quản lý ngân
sách là hệ thống TABMIS. Qua các mục trên ta có thể thấy các chương trình đều
có liên thông đến Hệ thống thông tin quản lý Tabmis, đây là là phần lõi trung
tâm quan trọng nhất, bao quát tất cả các nghiệp vụ liên quan đến quản lý ngân
sách nhà nước tại KBNN Hà Nội.

TABMIS được xây dựng với các chức năng: phân bổ ngân sách, quản lý
mục lục ngân sách và hệ thống tài khoản, quản lý chi, cam kết chi, quản lý thu,
quản lý ngân quỹ,… được phân ra thành các phân hệ sau:
- Phân hệ sổ cái: Đây là phân hệ trung tâm của hệ thống, thực hiện ghi
chép, hạch toán tất cả các khoản thu, chi theo mục lục NSNN trên cơ sở hệ thống
tài khoản kế toán thống nhất theo 11 dãy mã đã được cài đặt sẵn, đảm bảo phản
ánh đầy đủ thông tin theo các yêu cầu quản lý khác nhau.
- Phân hệ phân bổ ngân sách: Quản lý các danh mục tổ hợp tài khoản sử
dụng để phân bổ ngân sách, các mã dự toán, mã tổ chức dự toán, các loại giao
HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

21

CNTT 2012 -2014



VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

dịch dự toán; Quản lý các quy trình tạo và nhập dự toán vào hệ thống, phân bổ
và điều chỉnh dự toán; Quản lý các quy trình đóng sổ cuối năm, bao gồm: xử lý
số dư, chuyển số dư dự toán, báo cáo số liệu thu, chi ngân sách, mở sổ cho niên
độ ngân sách tiếp theo...
- Phân hệ quản lý thu: Thực hiện ghi chép số thu NSNN theo mục lục
ngân sách, điều tiết cho từng cấp ngân sách; ghi nhận số vay nợ và một số thông
tin chi tiết của các giao dịch thu khác trước khi chuyển bút toán tổng hợp vào sổ
cái.
- Phân hệ quản lý cam kết chi: Thực hiện giữ dự toán ngân sách để đảm
bảo cho việc thực hiện hợp đồng đã được đơn vị ký kết. Đây là quy trình rất mới,
do đó cần phải tiến hành một loạt công việc như: xây dựng cơ sở pháp lý cho
việc quản lý cam kết chi, theo dõi quản lý danh mục nhà thầu, phân loại các
nghiệp vụ cam kết chi...
- Phân hệ quản lý chi: Thực hiện quản lý, theo dõi, hạch toán các khoản
chi NSNN (gồm cả chi thường xuyên, chi đầu tư, cấp phát kinh phí uỷ quyền, chi
trả nghĩa vụ nợ); hạch toán thanh toán Liên Kho bạc; hạch toán chi từ tài khoản
tiền gửi; thu hồi tạm ứng; xử lý cuối kỳ kế toán...
- Phân hệ quản lý ngân quỹ: Thực hiện dự báo dòng tiền; theo dõi quản
lý vốn tập trung; ghi nhận lãi, phí ngân hàng và đối chiếu số liệu thanh toán, theo
dõi các tài khoản đặc trưng.( Phân hệ này hiện nay vẫn chưa triển khai tại
KBNN Hà Nội)
Chúng ta có thể thấy hệ thống TABMIS có 6 phân hệ quản lý, trong đó
phân hệ quản lý ngân quỹ với dự báo luồng tiền, quản lý nguồn vốn, theo dõi các
tài khoản vẫn chưa được triển khai tại KBNN Hà Nội. Để có thể xây dựng mô
hình dự báo sự thay đổi của tài khoản chúng ta sẽ phải làm việc với bảng số liệu
sổ cái tài khoản ở phân hệ sổ cái. Bảng số liệu sổ cái chứa thông tin về tất cả các
tài khoản,bao gồm tất cả các thay đổi về tài khoản sau khi đã được người có
thẩm quyền phê duyệt.

HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

22

CNTT 2012 -2014


VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Bảng số liệu sổ cái tài khoản :
Đơn vị: đồng
ma_tk

muc

co_ck

no_ck

ngay

201.05.01002

361003

0

20090100

291.02.03.002


163600000

0

20090100

291.02.03.003

100000000

0

20090100

ma_quy ma_nguon …

…………..
Cột “ma_tk”

: phản ánh số tài khoản

Cột “mục”

: phản ánh tài khoản thuộc mục nào

Cột “co_ck ”

: phản ánh số tiền tài khoản nhận vào


Cột “no_ck”

: phản ánh số tiền xuất ra

Cột “ngay”

: phản ánh ngày tài khoản được hạch toán

Cột “ma_quy”

: phản ánh mã quỹ của tài khoản

Cột “ma_nguon”

: phản ánh mã nguồn của tài khoản

….
Trong bảng sổ cái tài khoản chúng ta có 4 cột là ma_tk, co_ck, no_ck,
ngay là những cột phản ánh số liệu chúng ta sẽ sử dụng trong việc xây dựng mô
hình dự đoán sự thay đổi của tài khoản. Việc khoanh vùng số liệu sử dụng trên
bảng sổ cái sẽ được thực hiện theo từng tài khoản riêng biệt, và tiến hành theo
dõi tài khoản theo từng tháng. Việc theo dõi tài khoản theo từng tháng dựa trên
yêu cầu về mặt báo cáo của KBNN theo tháng lên cấp trên.
Qua khái quát chung về hệ thống thông tin tại KBNN Hà Nội chúng ta có
thể thấy là hệ thống thông tin tại KBNN Hà Nội chưa có một hệ thống, chương
trình nào có thể dự đoán sự thay đổi của các tài khoản trong hệ thống tài khoản
NSNN. Các báo cáo trên các chương trình cũng chỉ mang tính chất báo cáo theo
các chỉ tiêu đặt ra. VD: báo cáo theo chương ngân sách, báo cáo theo các loại kế
hoạch, báo cáo thu, báo cáo chi… Tất cả các báo cáo này cũng chỉ là những báo
cáo liệt kê, tính toán dựa trên những số liệu theo từng ngày cụ thể, không có một

cái nhìn khái quát chung về những tài khoản đặc trưng NSNN. Việc thực hiện
HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

23

CNTT 2012 -2014


VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

các báo cáo kiểu dạng như : tổng số thu theo các tháng, tống số thu theo các
năm… các cán bộ nghiệp vụ đều phải chạy các báo cáo chi tiết, sau đó nhặt số
liệu của từng tháng, từng năm thống kê lại rồi mới xây dựng lên báo cáo chung
theo các năm. Chính điều này dẫn đến tình trạng trong quá trình xử lý nghiệp vụ,
một số ngân hàng thương mại không đáp ứng kịp ngay lập tức như cầu tiền mặt
của một số Kho bạc nhà nước. Chính vì vậy việc xây dựng một mô hình dự đoán
xu hướng thay đổi của các tài khoản theo thời gian là việc rất cần thiết trong việc
tạo lên một cái nhìn tổng quát về các tài khoản NSNN, hạn chế tình trạng thiếu
nguồn chi cuối năm, thiếu tiền mặt để thanh toán cho các đơn vị tại những thời
điểm nhạy cảm.
Như vậy từ bảng số liệu sổ cái ta luôn có một phương pháp dự đoán xu
thế của cột dữ liệu “co_ck” tương ứng với một tài khoản cố định ở cột “ma_tk”
theo trục thời gian. Tác giả quyết định sử dụng phương pháp đường cong khớp
dùng để dự đoán xu thế này. Trong chương sau, tác giả trình bày về phương
pháp đường cong khớp.

HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

24


CNTT 2012 -2014


VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

CHƢƠNG 2
GIỚI THIỆU VỀ CÁC PHƢƠNG PHÁP
XÂY DỰNG ĐƢỜNG CONG KHỚP
I.GIỚI THIỆU VỀ ĐƢỜNG CONG KHỚP(6) :
Đặt vấn đề :
Giả sử cần tính xấp xỉ hàm f(x) không biết rõ công thức, tuy nhiên bằng
thực nghiệm ta xác định được giá trị f(x) tại n+ 1 điểm rời rạc.
Fi = f(xi) i = 0,1,…,N
Cho bộ dữ liệu { (xi,fi), I = ̅̅̅̅̅} }, cần tìm cách xấp xỉ hàm f(x) bởi một hàm
p(x) sao cho khoảng cách giữa chúng trên bộ dữ liệu nhỏ nhất có thể.
Ta có 2 phương pháp để xây dựng đường cong khớp với dữ liệu(curve fitting):
- Phương pháp Nội suy (Interpolation): đòi hỏi hàm xấp xỉ p(x) phải đi qua
các điểm dữ liệu
- Phương pháp hồi quy (Regression): dùng tiêu chí bình phương bé nhất:
cho trước dạng f(x) có tham số, ta phải điều chỉnh các tham số này bằng
cách cực tiểu nó theo tiêu chí nào đó.

II. NỘI SUY
Nội suy là vấn đề xây dựng lại một hàm qua các điểm xác định trước.
Những điểm này được xác định thông qua thực nghiệm hoặc tính toán. Phép nội
suy của các điểm dữ liệu có thể được thực hiện với đa thức, hàm hữu tỷ hoặc với
chuỗi Fourier.
Định nghĩa: Hàm p(x) nội suy bộ dữ liệu {(xi,fi), i = ̅̅̅̅̅} nếu thực hiện các
điều kiện sau
Pi = fi, i = 0,1,…,N


HV: NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC

25

CNTT 2012 -2014


×