Hội đền Trần
Rạng rỡ hào khí "Đông A"
"Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ"
Không biết từ bao giờ câu ca ấy luôn vương vấn
trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt như một
lời nhắc nhở để mỗi dịp tháng ba, tháng tám hàng
năm lại tìm về cội nguồn, cùng hoà mình vào những
lễ nghi trang nghiêm, những lễ hội tưng bừng, tưởng
nhớ Thánh, Mẫu đã có công sáng lập và gìn giữ
vùng đất thiêng này.
Quanh năm, từ tháng giêng đến tháng chạp, trên địa
bàn Nam Định không tháng nào không có lễ hội.
Sớm như hội làng Giáp Tư mở vào ngày hạ nêu
mùng 4 tháng giêng, muộn là những lễ hội đền Din,
hội làng Bái Dương, vùng Nam Trực vào tháng
chạp,... Tuy nhiên, các lễ hội tập trung nhiều hơn cả
vào các tháng nông nhàn (tháng giêng, tháng hai,
tháng tám, tháng chín). Nếu chia theo mùa, thì lễ hội
truyền thống của Nam Định tập trung vào hai mùa
chủ yếu: mùa xuân và mùa thu. Một trong những lễ
hội truyền thống lớn, niềm tự hào của mỗi người dân
Nam Định khi nhớ về cội nguồn dòng giống của các
bậc đế vương và của dân tộc Việt Nam: Lễ hội Đền
Trần.
Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (1232 - 1300)
là nhân vật lịch sử vĩ đại, anh hùng dân tộc. Ngay từ
khi sinh thời và trong suốt 7 thế kỷ qua, Hưng Đạo
Đại vương đã trở thành Đức Thánh Trần trong lòng
dân tộc - Đức Thánh cha trong Việt điện.Theo điều
tra năm 1937, Nam Định có 55 địa điểm thờ Đức
Thánh Trần. Còn theo thống kê năm 1995 của Bảo
tàng tỉnh, Nam Định có 166 địa điểm (đền, điện, phủ,
miếu, đình, chùa) thờ Đức Thành Trần. Trong đó có
2 địa điểm chính là đền Bảo Lộc (xã Mỹ Phúc, Mỹ
Lộc - thờ cùng với thân phụ An Sinh Vương Trần
Liễu) và đền Cố Trạch (thôn Tức Mặc, xã Lộc
Vượng, ngoại thành Nam Định - thờ cùng 14 vị vua
triều Trần).
Đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, chùa Phổ Minh là
cụm di tích lịch sử văn hoá Trần nổi tiếng, tạo lập
ngay trên đất dấy nghiệp cũ của nhà Trần. Quần thể
di tích này được gọi chung là Đền Trần. Trong đó,
đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần, được khởi
dựng từ thời hậu Lê. Đền Cố Trạch thờ Trần Hưng
Đạo, được dựng từ thời Nguyễn.
Theo hồi cố của các bô
lão, vào các năm Tý,
Ngọ, Mão, Dậu, đúng
rằm tháng giêng, trước
sân đền Thượng tổ
chức nghi lễ Khai ấn
với sự tham gia của bảy
làng: Vọc, Lốc, Hậu
Bồi, Bảo Lộc, Kênh,
Bái, Tức Mặc. Các làng
rước kiệu các vị thần về
tụ tập ở đền Thượng để
tế các vua Trần. Nghi lễ
này phản ánh một tập
tục nghi lễ cổ: sau
những ngày nghỉ tết, từ
rằm tháng giêng thì triều đình trở lại làm việc bình
thường. "Khai ấn" là mở đầu ngày làm việc của một
năm mới. Đến nay, nghi thức khai ấn vẫn được giữ
nguyên với những lễ nghi truyền thống, thu hút hàng
vạn người từ khắp mọi miền Tổ quốc về tham quan,
xin ấn mỗi năm với mong muốn một năm mới thành
đạt và phát tài.
Hội đền Trần diễn ra từ ngày 15 đến ngày 20 tháng
tám âm lịch hàng năm. Những năm chẵn hội mở to
hơn năm lẻ. Song không đợi đến chính hội, khách
thập phương đã nô nức về trẩy hội đền Trần. Hành
hương về cội nguồn ai cũng mong muốn điều tốt
lành, thịnh vượng. Trước sân đền phấp phới lá cờ đại
- lá cờ truyền thống với năm màu rực rỡ biểu trưng
cho ngũ hành, hình vuông biểu tượng đất (âm), rìa
tua hình lưỡi liềm biểu tượng trời (dương). Chính
giữa cờ hội thêu chữ "Trần" bằng chữ Hán do hai chữ
Lễ hội truyền thống tưởng
niệm Trần Hưng Đạo
"Đông" và "A" ghép lại.
Lễ hội được cử hành trang nghiêm. Nghi lễ được
diễn ra với các lễ rước từ các đình, đền xung quanh
về dâng hương, tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua
Trần. Lễ dâng hương có 14 cô gái đồng trinh, đội 14
mâm hoa đi vào đền trong tiếng nhạc lễ dâng lên 14
ngai vua. Nghi lễ này là hồi ảnh của cung cách triều
đình phong kiến xa xưa.
Phần hội có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá phong
phú, độc đáo như chọi gà, diễn võ năm thế hệ, đấu
vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, hát văn, múa
bài bông. Theo sử sách, đời vua Trần Nhân Tông, sau
khi chiến thắng giặc Nguyên Mông, nhà vua cho mở
tiệc mừng suốt 3 ngày liền gọi là ‘Thái bình diên
yến". Thái sư Trần Quang Khải đã sáng tác điệu múa
mừng chiến thắng mang tên múa "bài bông" và dạy
cho các ca công của cung đình. Vũ công là những cô
gái xinh đẹp mặc quần áo dân tộc, mỗi người đặt một
chiếc đòn gánh ngắn trên vai, hai đầu quảy hai chiếc
giỏ xếp đầy hoa hoặc hai chiếc đèn lồng bằng giấy.
Người múa còn cầm chiếc quạt phụ họa cho động tác
múa. Múa "bài bông" được chia thành bát dật, lục
dật, tứ dật. Đến thời Nguyễn, những động tác của
điệu múa này đã trở thành quy củ. Ngày nay, phường
Phương Bông, ngoại thành Nam Định vẫn hình thành
đội múa có trình độ điêu luyện. Với hát văn, có
người cho rằng: bắt nguồn từ lối hát chầu thời Trần,
được phổ biến và hoàn chỉnh ở thời Lê Mạt,... Chính
những nét sinh hoạt văn hoá độc đáo này đã tạo cho
hội Đền Trần sức hấp dẫn và cuốn hút du khách thập
phương.
Nhiều năm qua, các cấp, các ngành đặc biệt là ngành
văn hoá - thông tin tỉnh Nam Định đã cố gắng gìn
giữ và phát triển những nét văn hoá đặc trưng nhất
của mỗi lễ hội truyền thống. Mảnh đất Nam Định tự
hào là nơi "mạch nguồn dân tộc", đã sinh ra và nuôi
dưỡng tâm hồn, khí phách của "cha" và "mẹ" nhân
gian. Để mỗi dịp lễ hội, nhân dân cả nước lại được
nồng nhiệt đón chào về với mảnh đất này bởi những
người dân Nam Định chân thành và hiếu khách.
Trang trước | Lên đầu trang | Trang sau