Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh sơn la hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.37 KB, 63 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở TỈNH SƠN LA HIỆN NAY

Thuộc nhóm ngành khoa học: CNDVBC&CNDVLS

Sơn La, tháng 05 năm 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở TỈNH SƠN LA HIỆN NAY

Thuộc nhóm ngành khoa học: CNDVBC&CNDVLS

Sinh viên thực hiện: Vàng Thị Thuyết

Giới tính: Nữ

Dân tộc: Thái


Khoàng Thị Anh

Giới tính: Nữ

Dân tộc: Thái

Quàng Thị Hạnh

Giới tính: Nữ

Dân tộc: Thái

Lớp: K55 ĐHGD Chính trị B

Khoa: Lý luận Chính trị

Năm thứ 3/Số năm đào tạo: 4
Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Vàng Thị Thuyết
Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thanh Thủy

Sơn La, tháng 05 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thàn đề tài nghiên cứu khoa học này,
nhóm nghiên cứu đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô. Với
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, chúng tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành
tới:
Th.S. Nguyễn Thanh Thủy - giảng viên trực tiếp hướng dẫn, cô đã hết lòng giúp
đỡ, động viên nhóm nghiên cứu trong những lúc khó khăn và hướng dẫn chúng tôi rất

chu đáo trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài.
Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo trong khoa Lý luận chính trị, Phòng
nghiên cứu khoa học trường Đại học Tây Bắc. Xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường
đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện về mặt thời gian và công việc để nhóm nghiên cứu
có thể hoàn thành đề tài theo đúng tiến độ.
Sơn La, tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Vàng Thị Thuyết
Khoàng Thị Anh
Quàng Thị Hạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu ....................................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ..................................................................................3
3.1. Mục đích của đề tài ....................................................................................................3
3.2. Nhiệm vụ của đề tài ...................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................3
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................................3
6. Những đóng góp mới của đề tài ...................................................................................3
7. Kết cấu của đề tài ..........................................................................................................4
Chƣơng 1: NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI .......................................................................5
1.1. Khái niệm, đặc điểm của nguồn nhân lực ....................................................................5
1.1.1. Quan niệm Mác – xít về con người ..........................................................................5
1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.....................8
1.1.3. Đặc điểm của nguồn nhân lực ..............................................................................12
1.2. Vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ..................................14

1.2.1. Nguồn nhân lực là điều kiện nền tảng, bắt buộc và không thể thiếu của các hoạt
động kinh tế, xã hội .........................................................................................................14
1.2.2. Nguồn nhân lực là động lực của các hoạt động kinh tế, xã hội ...........................16
1.2.3. Nguồn nhân lực là mục tiêu của các hoạt động kinh tế, xã hội ...........................16
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
NGUỒN NHÂN LỰC Ở TỈNH SƠN LA HIỆN NAY ..............................................18
2.1. Những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội ảnh hưởng đến chất lượng
nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La ........................................................................................18
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................18
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội .....................................................................................19
2.1.3. Về văn hóa - xã hội ...............................................................................................21
2.1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực tỉnh Sơn La hiện nay. .................................................25
2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay ...............................29


2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân trong phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn la hiện
nay ...................................................................................................................................29
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân trong phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay..38
2.3. Một số giải pháp tiếp tục phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La thời gian tới ........43
KẾT LUẬN ....................................................................................................................55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................56


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo
thành thị, nông thôn ........................................................................................................26
Bảng 1.2 : Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo loại hình kinh tế .......27
Bảng 1.3 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo thành thị, nông thôn...........27
Bảng 2.1: Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình
doanh nghiệp ...................................................................................................................30

Bảng 2.2.: Số trường học, lớp học mầm non..................................................................32
Bảng 2.3.: Số giáo viên và học sinh mầm non ...............................................................32
Bảng 2.4.: Số trường học, lớp học phổ thông ................................................................33
Bảng 2.5.: Số giáo viên phổ thông .................................................................................33
Bảng 2.6: Số học sinh phổ thông ....................................................................................33


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của kinh tế tri thức, đòi hỏi mỗi con người
phải được đào tạo trình độ học vấn, năng lực, tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý
thức lao động tốt hơn để có thể đáp ứng những yêu cầu của sự biến đổi khoa học công nghệ hết sức nhanh chóng.
Trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước với những mục
tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, hiện nay, con người và
nguồn nhân lực được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tế nước ta.Với tính cách đó con người vừa là
mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, trong thời đại mới con người phải
hội tụ đủ đức, trí, thể, mỹ.Từ đây mỗi con người dần dần về đúng vị trí là một chủ thể
sáng tạo ra các giá trị, bao gồm các giá trị tinh thần và giá trị vật chất, cho bản thân và
cho xã hội. Vì vậy, vấn đề cốt lõi là phải thực hiện chiến lược giáo dục đào tạo nguồn
nhân lực, phát triển con người một cách toàn diện, đưa con người đạt đến những giá
trị phù hợp với đặc điểm văn hóa và những yêu cầu mới đặt ra đối với con người Việt
Nam để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong thời kỳ quá độ của
nước ta cũng như xu hướng phát triển kinh tế trên thế giới.
Sơn La là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc thiểu số, kinh tế chưa phát triển, là
một tỉnh nghèo nên vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình phát
triển kinh tế- xã hội lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy còn nhiều khó khăn
song đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La luôn đoàn kết, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn
để Sơn La sớm đạt tới trình độ phát triển chung của các địa phương trong cả nước.
Vấn đề đặt ra hiện nay với tỉnh Sơn La là làm thế nào khơi dậy và phát huy sức

mạnh nguồn nhân lực con người như thế nào để tạo động lực cho sự phát triển lực
lượng sản xuất. Trong nền sản xuất hiện đại không chỉ đơn thuần là có sức khỏe, có
kinh nghiệm, mà hơn thế nữa phải có năng lực, có trình độ, phải không ngừng học hỏi,
không ngừng sáng tạo và phải nhanh nhạy nắm bắt những thành tựu mới của nhân loại.
Xuất phát từ lý do trên nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài: Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La hiện nay.

1


2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về con người và nguồn lực con người
dưới những góc độ khác nhau, có thể kể đến:
Đoàn Văn Khải (2005), Nguồn nhân lực con người trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội: tác giả cuốn sách này
đã trình bày một số vấn đề chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên thế giới và
Việt Nam; vai trò của nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa; thực trạng nguồn lực con người ở Việt Nam và những vấn đề đạt ra trước công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; những giải pháp cơ bản nhằm khai thác và phát triển có hiệu
quả nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
hiện nay.
Phạm Minh Hạc chủ biên (1996), “Vấn đề con người trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ”, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội: cuốn sách đề
cập một cách tương đối có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của nguồn lực
con người trong sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phân tích sự qua lại giữa
các nguồn lực: nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ
thuật, vị trí địa lý,... trong đó yếu tố quyết định chính là nguồn lực con người.
Viện thông tin khoa học xã hội (1995), Con người và nguồn lực con người trong
quá trình phát triển, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. Bàn về khái niệm, điều kiện và
tính tất yếu cần phát huy nguồn lực con người.

Nguyễn Như Diện (2003), Con người và nguồn lực con người trong phát triển,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Bàn về quan điểm con người, điều kiện, nguyên nhân
và tính cấp thiết nâng cao nguồn lực con người.
Phùng Thu Hiền (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người với việc
phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, Luận văn thạc
sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đề tài khẳng định
quan điểm của Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người là phát huy tổng hợp các
yếu tố trí, đức, thể, mỹ, kỹ.
Trần Thị Thủy (2002), Nhân tố con người và những giải pháp phát huy nhân tố
con người, Luận án tiến sĩ triết học, Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội, bàn về khái niệm, điều kiện, tính tất yếu và giải pháp phát huy nhân tố con người.

2


Tuy nhên, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về “Nâng cao nguồn nhân
lực trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn la hiện nay”.Do vậy, trong đề này, tác giả
kế thừa những thành quả đã đạt được của những công trình đã nêu trên, nhằm tổng kết
đánh giá đúng thực trạng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh; làm rõ những vấn đề đạt
ra; từ đó đề xuất một số giải pháp có tính định hướng nhằm tiếp tục phát triển, phát
huy và khai thác nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích của đề tài
Tập trung làm rõ thực trạng nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay, từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả và nâng cao, phát huy chất lượng nguồn
nhân lực của tỉnh trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Làm rõ khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện
nay.
- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay

: thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu hạn, chế đó.
- Đưa ra một số giải pháp có tính định hướng cho việc tiếp tục nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát
triển kinh tế - xã hội ở Sơn La hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Đề tài sử dụng chủ yếu các phương pháp sau :
+ Phương pháp phân tích .
+ phương pháp tổng hợp.
+ Phương pháp xử lý số liệu.
+ Phương pháp thống kê.
+ Các phương pháp của CNDVBC và CNDLS
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Làm rõ thực trạng nâng cao nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay
3


- Đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn tới.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu
theo 2 chương, 6 tiết.

4


Chƣơng 1

NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Khái niệm, đặc điểm của nguồn nhân lực
1.1.1. Quan niệm Mác – xít về con người
Ngay từ khi triết học ra đời, vấn đề con người đã trở thành trung tâm, là đối tượng
tranh luận của nhiều nhà tư tưởng, nhiều trường phái triết học khác nhau. Con người là gì?
Bản chất và vai trò của con người trong tiến trình lịch sử ra sao? Các nhà triết học đã lý
giải trên lập trường thế giới quan và phương pháp luận khác nhau và vì vậy đã hình thành
nên những quan niệm khác nhau về con người.
Thời cổ đại, do hạn chế về thế giới quan, về điều kiện lịch sử, do trình độ sản xuất
thấp kém, khoa học chưa phát triển, nên quan niệm về con người của các nhà triết học còn
phiến diện, mang tính thần bí, siêu hình... thường tuyệt đối hóa một mặt, một yếu tố vật
chất hoặc tinh thần nào đó.
Thời kỳ trung cổ ở Phương Tây, do ảnh hưởng nặng nề của thần học, các quan
niệm về con người mất hết ý nghĩa tích cực của nó. Con người được hiểu như là sự sáng
tạo của thượng đế, của đức chúa trời.
Thời kỳ phục hưng và khai sáng được coi như là bắt đầu một thời kỳ mới trong
việc khám phá bản chất con người, quan niệm về con người thường gắn với vai trò của nó
trong xã hội, hướng tới nhu cầu giải phóng con người khỏi thần học, khỏi các điều kiện áp
bức, nô dịch trong xã hội. Nó khẳng định con người cá nhân – cái tôi như một chủ thể.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật siêu hình, các quan niệm về con người chỉ
phản ánh những khía cạnh hạn hẹp, thiếu tính hệ thống.
Chủ nghĩa duy vật Phoiơbắc cũng có những giá trị trong việc xem xét bản chất con
người. Phoiơbắc phủ nhận mọi thứ tôn giáo và thần học về một vị thượng đế đứng ngoài,
sáng tạo ra con người, chi phối cuộc sống con người. Theo ông không phải Thượng đế
sáng tạo ra con người mà chính con người sáng tạo ra Thượng đế theo hình ảnh của mình.
Tuy nhiên, con người trong triết học Phoiơbắc chỉ là con người trừu tượng, phi xã hội,
mang những thuộc tính sinh học bẩm sinh. Do đó, triết học nhân bản của Phoiơbắc vẫn
chứa đựng nhiều yếu tố duy tâm, đặc biệt khi ông cho bản chất của con người là tình yêu
và đề xuất tôn giáo tình yêu.


5


Tóm lại những sai lầm, thiếu sót chủ yếu trong nhận thức triết học về bản chất con
người của các hệ thống triết học trước Mác là do xuất phát từ lập trường duy tâm hoặc từ
phương pháp siêu hình trong cách xem xét các vấn đề con người.
Mác và Ăngghen đã vượt qua tất cả quan niệm trừu tượng về con người và đưa ra
một cách tiếp cận mới về con người: Con người hiện thực. “Đó là cá nhân hiện thực, là
hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ
thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động vật chất của họ sáng tạo ra”[5, 17].
Để đi tới nhận thức con người hiện thực, Mác và Ăngghen đã lấy hoạt động thực
tiễn của con người làm điểm xuất phát. Chính từ trong thực tiễn mà con người có quan hệ
với tự nhiên (nhận thức, cải tạo tự nhiên), mà các quan hệ xã hội của con người được hình
thành. Thông qua thực tiễn, con người làm biến đổi đời sống hiện thực xã hội, đồng thời
làm biến đổi chính bản thân mình. Từ đó con người làm nên và sáng tạo ra nền văn hóa
của nhân loại.
Với cách tiếp cận con người hiện thực – con người thực tiễn, triết học Mác – xít
quan niệm:
Thứ nhất: Con người là một thực thể thống nhất biện chứng giữa mặt sinh học và
mặt xã hội.
Xét về nguồn gốc, con người là sản phẩm tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên. Cho
nên, con người không tách rời tự nhiên là một bộ phận của giới tự nhiên. Như F. Ăngghen
đã nhận xét: “Bản thân chúng ta – với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc chúng ta là thuộc
về giới tự nhiên” [6, 218], chính vì vậy, con người có những nhu cầu tự nhiên giống như ở
động vật như ăn, uống, sinh sản, tự vệ...
Tuy nhiên, điều cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất
quyết định bản chất con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người và thế
giới loài vật là phương diện xã hội của nó. Triết học Mác xem xét con người một cách
toàn diện, cụ thể trong toàn bộ tính hiện thực của nó, mà trước hết là lao động sản xuất ra

của cải vật chất. “Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói
chung bằng tất cả cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng sự phân biệt với
súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế
con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình” [3, 29]
Thông qua hoạt động sản xuất vật chất; con người đã làm thay đổi, cải biến giới tự
nhiên: “ con người chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ
6


giới tự nhiên”.[4, 137]
Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động
sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con người. Thông qua hoạt
động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời
sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy; xác lập các quan hệ xã hội.
Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng
thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng người.
Với phương pháp duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng quan hệ giữa mặt sinh
học và mặt xã hội trong mỗi con người là thống nhất. Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự
nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài
vật. Nhu cầu sinh học phải được “ nhân hóa ” để mang giá trị văn minh con người, và đến
lượt nó, nhu cầu xã hội không thể thoát ly khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học. Hai mặt trên
thống nhất với nhau, hòa quyện với nhau để tạo thành con người viết hoa, con người tự
nhiên - xã hội.
Thứ hai: trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan
hệ xã hội.
C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra vai trò của các mối quan hệ xã hội trong việc
tạo nên bản chất con người. Trong luận cương về Phơiơbắc, C.Mác viết: “... bản chất con
người không phải là cái trừu tượng, cố hữu của những cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện
thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”[3, 11]. Với quan niệm
đó, Mác chỉ ra rằng: bản chất con người không phải là trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện,

hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch
sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động
thực tiễn của mình, con người tạo ra những những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và
phát triển cả về thể lực và tư duy trí tuệ. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó (
như quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại, quan hệ chính trị, kinh tế; quan hệ cá nhân, gia
đình, xã hội...) con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình.
Thứ ba: con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử.
Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người.
Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới hưu sinh.
Song điều quan trọng hơn cả là, con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội. C.Mác

7


khẳng định “xã hội sản xuất ra con người với tư cách là con người như thế nào thì nó
cũng sản xuất ra xã hội như thế” [2, 130]
Với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự
nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội.
Trái với thế giới loài vật chỉ dựa vào những điều kiện có sẵn trong tự nhiên. Con người
thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo
lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình.
Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Con
người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân
con người. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện vừa là phương thức để làm biến
đổi đời sống và bộ mặt xã hội.
Như vậy, triết học Mác – xít không dừng lại ở điều khẳng định rằng, con người là
sản phẩm của lịch sử, mà còn tiến lên khẳng định vị thế của con người là chủ thể của lịch
sử. Con người đóng vai trò chủ thể sáng tạo lịch sử thông qua các hoạt động cải tạo thế
giới bằng hoạt đó, con người sáng tạo ra lịch sử xã hội và sáng tạo ra chính mình.
1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thứ nhất, khái niệm về nguồn nhân lực
Một quốc gia muốn phát triển thì phải có các nguồn lực của sự phát triển kinh tế
như : tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người,... trong các nguồn
lực đó, nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định đối với sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Một nước cho dù có tài
nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có con người
có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt
được sự phát triển như mong muốn.
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhằm thực
hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Đảng ta luôn xác
định: Con người Việt Nam có truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng
văn hóa, giáo dục, có khả năng bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan
trọng nhất - nguồn năng lực nội sinh. Vậy nguồn nhân lực là gì?
Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề cốt lõi
của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Đặc biệt trong thời đại ngày
nay, đối với các nước đang phát triển, giải quyết vấn đề này đang là yêu cầu được đặt
8


ra hết sức bức xúc, vì nó vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược xuyên suốt
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.
“Nguồn lực con người” hay “nguồn nhân lực”, là khái niệm được hình thành
trong quá trình nghiên cứu, xem xét con người với tư cách là một nguồn lực, là động
lực của sự phát triển: Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước gần đây đề
cập đến khái niệm nguồn nhân lực với các góc độ khác nhau.
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là
kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng
để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng” .
Việc quản lý và sử dụng nguồn lực con người khó khăn phức tạp hơn nhiều so
với các nguồn lực khác bởi con người là một thực thể sinh vật - xã hội, rất nhạy cảm

với những tác động qua lại của mọi mối quan hệ tự nhiên, kinh tế, xã hội diễn ra trong
môi trường sống của họ.
Theo David Begg: “Nguồn nhân lực là toàn bộ quá trình chuyên môn mà con
người tích luỹ được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập trong tương
lai. Cũng giống như nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực là kết quả đầu tư trong quá
khứ với mục đích đem lại thu nhập trong tương lai.
Theo GS.TS Phạm Minh Hạc: “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao
động của một nước hoặc một địa phương, tức nguồn lao động được chuẩn bị (ở các
mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó, tức là những
người lao động có kỹ năng (hay khả năng nói chung), bằng con đường đáp ứng được
yêu cầu của cơ chế chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa,hiện đại hóa.
Theo TS Nguyễn Hữu Dũng: “Nguồn nhân lực được xem xét dưới hai góc độ
năng lực xã hội và tính năng động xã hội. Ở góc độ thứ nhất, nguồn nhân lực là nguồn
cung cấp sức lao động cho xã hội, là bộ phận quan trọng nhất của dân số, có khả năng
tạo ra giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Xem xét nguồn nhân lực dưới dạng tiềm
năng giúp định hướng phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo không ngừng nâng cao
năng lực xã hội của nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ.
Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở dạng tiềm năng thì chưa đủ. Muốn phát huy tiềm năng đó
phải chuyển nguồn nhân lực sang trạng thái động thành vốn nhân lực, tức là nâng cao
tính năng động xã hội của con người thông qua các chính sách, thể chế và giải phóng
9


triệt để tiềm năng con người. Con người với tiềm năng vô tận nếu được tự do phát
triển, tự do sáng tạo và cống hiến, được trả đúng giá trị lao động thì tiềm năng vô tận
đó được khai thác phát huy trở thành nguồn vốn vô cùng to lớn.
Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một tổ chức, một địa
phương, một quốc gia trong thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội (thể lực, trí lực,
nhân cách) và tính năng động xã hội của con người thuộc các nhóm đó, nhờ tính

thống nhất mà nguồn lực con người biến thành nguồn vốn con người đáp ứng yêu
cầu phát triển.
Nguồn nhân lực, theo cách tiếp cận mới, có nội hàm rộng rãi bao gồm các yếu
tố cấu thành về số lượng, tri thức, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tính năng
động xã hội, sức sáng tạo, truyền thống lịch sử và văn hoá.
Như vậy, các khái niệm trên cho thấy nguồn lực con người không chỉ đơn thuần
là lực lượng lao động đã có và sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thể chất, trí tuệ,
tinh thần của các cá nhân trong một cộng đồng, một quốc gia được đem ra hoặc có khả
năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội.
Khái niệm “nguồn nhân lực” (Human Resoures) được hiểu như khái niệm
“nguồn lực con người”. Khi được sử dụng như một công cụ điều hành, thực thi chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi
lao động, có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao
động - hay còn được gọi là nguồn lao động. Bộ phận của nguồn lao động gồm toàn bộ
những người từ độ tuổi lao động trở lên có khả năng và nhu cầu lao động được gọi là
lực lượng lao động.
Như vậy, xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có những khái niệm khác
nhau về nguồn nhân lực nhưng những khái niệm này đều thống nhất nội dung cơ bản:
nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Con người với tư cách là
yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất giữ vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ bản và nguồn
lực vô tận của sự phát triển không thể chỉ được xem xét đơn thuần ở góc độ số lượng
hay chất lượng mà là sự tổng hợp của cả số lượng và chất lượng; không chỉ là bộ phận
dân số trong độ tuổi lao động mà là các thế hệ con người với những tiềm năng, sức
mạnh trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.
Vì vậy, có thể định nghĩa: Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng
con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức 10


tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động
vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội.

Với tư cách là tiềm năng lao động của mỗi vùng, miền hay quốc gia thì nguồn
nhân lực là tài nguyên cơ bản nhất.
Thứ hai, khái niệm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Đối với cá nhân người lao động thì: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” là gia
tăng giá trị con người, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kĩ
năng nghề nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có những năng lực và
phẩm chất mới cao hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế xã hội.
Đối với tổ chức, doanh nghiệp: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” chỉ việc
thực hiện một số hoạt động nào đó dẫn đến sự thay đổi về chất lượng nguồn nhân lực
tăng lên so với chất lượng nguồn nhân lực hiện có. Đó là sự tăng cường sức mạnh, kĩ
năng hoạt động sáng tạo của năng lực thể chất, năng lực tinh thần của lực lượng lao
động lên trình độ nhất định để lực lượng này có thể hoàn thành được nhiệm vụ đặt ra
trong những giai đoạn phát triển của một quốc gia, một tổ chức, doanh nghiệp.
Thể lực: là yêu cầu đầu tiên đối với người lao động, đây là điều kiện tiên quyết
để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện thiết yếu để chuyền tải tri thức vào hoạt
động thực tiễn, biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Trong điều kiện cách mạng khoa
học công nghệ, hàm lượng tri thức trong sản phẩm lao động chiếm tỷ trọng lớn thì yêu
cầu về sức khỏe tâm thần càng cao bởi nó là cơ sở của năng lực tư duy, sáng tạo. Tuy
nhiên, một thực tế hiện nay là thể lực của người lao động Việt Nam tuy có tăng so với
trước nhưng vẫn còn khá thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Người lao
động Việt Nam có tầm vóc nhỏ bé, sức khỏe yếu vì thế gây ảnh hưởng không nhỏ đến
quá trình lao động đặc biệt là khi xuất khẩu lao động. Do đó, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực là thực sự cần thiết để cải thiện tình trạng này.
Trí lực: Người lao động phải có năng lực thu thập xử lí thông tin, khả năng
sáng tạo, áp dụng những thành tựu khoa học, biến những tri thức thành kĩ năng lao
động nghề nghiệp thể hiện qua trình độ tay nghề, mức độ thành thạo chuyên môn nghề
nghiệp, trong xu thế toàn cầu hóa, người lao động cần phải biết chủ động tham gia hội
nhập quốc tế,… Có một thực tế hiện nay là một bộ phận lao động Việt Nam có bằng
cấp cao nhưng không làm được việc hoặc làm việc không hiệu quả, bằng cấp Việt
Nam không có giá trị khi mang ra nước ngoài, do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân

11


lực để chất lượng nguồn nhân lực tương xứng với bằng cấp là việc làm cần thiết. Nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực để tạo ra nguồn nhân lực đủ mạnh về tri thức chuyên
môn, tay nghề, kĩ năng sẽ tạo ra năng suất, hiệu quả lao động cao hơn, đem lại nhiều
giá trị hơn cho doanh nghiệp và xã hội.
Tâm lực: thể hiện qua tác phong, thái độ, ý thức làm việc,… Một tồn tại lâu nay
của lao động Việt Nam là ý thức, tác phong làm việc chưa cao, còn tình trạng nhiều
lao động chưa có tác phong công nghiệp, giờ “cao su”, vi phạm kỉ luật lao động,
không có ý thức bảo vệ tài sản chung, tham ô, tham nhũng, trốn việc, làm việc riêng
trong thời gian lao động,… Điều này gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp,
khiến các doanh nghiệp nước ngoài e ngại khi có ý định đầu tư vào Việt Nam. Do vậy,
cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để nguồn nhân lực Việt Nam không chỉ mạnh
về trí lực, thể lực mà còn đảm bảo tâm lực.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là hoạt động cần thiết đối với mỗi tổ chức,
doanh nghiệp. Để làm được việc đó, tổ chức doanh nghiệp cần tập trung nâng cao trình
độ học vấn, chuyên môn, tay nghề thông qua đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và đào
tạo lại; nâng cao thể lực thông qua chăm sóc sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động; nâng
cao tinh thần, trách nhiệm trong công việc thông qua các kích thích vật chất và tinh
thần, tạo điều kiện về môi trường làm việc để người lao động phát huy hết khả năng,
đem hết sức mình nhằm hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
1.1.3. Đặc điểm của nguồn nhân lực
Qua nghiên cứu khái niệm nguồn lực con người, chúng ta có thể đưa ra những
đặc điểm cơ bản của nguồn lực con người như sau :
Thứ nhất, “nguồn nhân lực ” được biểu hiện ra là lực lượng lao động, là nguồn
lao động ( đội ngũ hiện có và sẽ có ). Bên cạnh đó, khi đề cập đến nguồn lực con
người còn nói đến quy mô và tốc độ tăng trưởng dân số của một địa phương, một số
quốc gia trong một thời kỳ nhất định; tức là phản ánh cơ cấu dân cư và phân bố , sắp
xếp nguồn lao động trong các ngành và các lĩnh vực kinh tế khác nhau, giữa các vùng

miền của đất nước.
Thứ hai, “Nguồn nhân lực” phản ánh chất lượng dân số của lực lượng lao động,
biểu hiện ra ở hiện tại và còn đang tiềm tàng. Tuy nhiên, chất lượng của nguồn lực con
người luôn có mối quan hệ biện chứng với số lượng. Khi nguồn lực con người có chất
lượng cao nhưng số lượng hạn chế, cơ cấu không phù hợp sẽ rất khó khăn cho sự phát
12


triển kinh tế - xã hội. Ngược lại, dân số đông, tăng nhanh nhưng trình độ thấp thì rất
khó khăn cho việc sử dụng có hiệu quả, và còn tạo sức ép lớn do sự nảy sinh các vấn
đề xã hội.
Thứ ba, “nguồn nhân lực” được coi là nguồn lực nội tại và cơ bản nhất, đặc biệt
nhất trong hệ thống các nguồn lực của sự phát triển kinh tế và xã hội. Nếu các nguồn
lực khác khi sử dụng, khai thác không những không được tái tạo mà ngày càng cạn
kiệt, thì nguồn lực con người, mà bộ phận cốt lõi là trí tuệ, lại có tiềm năng vô tận
càng khai thác, sử dụng càng tạo ra giá trị cao hơn. Nó có khả năng tái tạo, phục hồi và
tự đổi mới. Nguồn sức mạnh to lớn đó ngoài việc biểu hiện ở khía cạnh thể lực còn thể
hiện ra ở trí lực, niềm tin, ý chí . Điều quan trọng hơn là ở sự gắn kết biện chứng giữa
hai yếu tố sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của mỗi cá nhân và sự cộng hưởng
của sự liên kết cộng đồng xã hội, được biểu lộ ra ở hiện tại và trong tương lai.
Thứ tư, “nguồn nhân lực” còn bao hàm cả sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau
giữa các yếu tố cấu thành nó cũng như sự tác động qua lại lẫn nhau giữa nó với các
nguồn lực khác và môi trường xung quanh. Hay có thể thấy nó biểu hiện thông qua ba
mối quan hệ chính: Quan hệ với thiên nhiên, quan hệ với xã hội, quan hệ với chính
mình.
Thứ năm, “nguồn nhân lực” còn chỉ ra rằng: con người được xem xét với tư cách
là một nguồn lực, nguồn lực nội tại, cơ bản trong hệ thống các nguồn lực của sự phát
triển xã hội. Sức mạnh của nguồn lực con người thể hiện ở sức mạnh thể lực, trí lực,
niềm tin, ý chí... Ở sự thống nhất biện chứng giữa các sức mạnh vật chất và sức mạnh
tinh thần của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng, không chỉ trong hiện tại mà còn ở

dạng tiềm năng. Là một nguồn lực, cũng như các nguồn lực khác ( tài nguyên thiên
nhiên, vốn, công nghệ...) con người tạo ra sức mạnh và tham gia vào quá trình thúc
đẩy sự phát triển của một quốc gia, dân tộc. Song, so với các dạng nguồn lực khác,
nguồn lực con người là một dạng nguồn lực đặc biệt, có nó các nguồn lực khác mới
phát huy được tác dụng và có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển xã hội. Tính đặc
biệt thể hiện: Đây là một dạng nguồn lực có sức mạnh tự thân. Sức mạnh tự thân có
được là nhờ sự kết hợp giữa các yếu tố khách quan và nhân tố chủ quan của mỗi người
để tạo nên sức mạnh của cộng đồng. Quá trình sử dụng nguồn lực không bao giờ cạn
kiệt vì nó có khả năng tự phục hồi, khả năng tự tái sinh. Đây cũng là dạng nguồn lực
có ý thức, có khả năng trí tuệ, do đó những giá trị mà nó đem lại vô cùng to lớn nếu
13


biết phát huy hợp lý. Mặt khác, đây cũng là dạng nguồn lực mở, sự dồi dào hay cạn
kiệt về nguồn lực phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chủ quan, khả năng phát huy và sử
dụng của các tổ chức hay cá nhân đối với nguồn lực.
Qua đây có thể thấy rằng, nguồn lực con người có cấu trúc đặc biệt. Nó được
xem xét đến với tư cách vừa là khách thể đồng thời cũng là chủ thể của quá trình phát
triển kinh tế - xã hội. Khi nói con người là chủ thể, trước hết bằng trí tuệ, khả năng tư
duy của chính mình, con người có khả năng khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực khác phục vụ cho nhu cầu và mục đích của mình. Hơn nữa, con người còn làm cho
các nguồn lực ngày càng phong phú và đa dạng. Đứng trên phương diện là khách thể,
con người trở thành đối tượng khai thác, sử dụng sức lao động cả về thể lực và trí lực
nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Vì thế, con người vừa là chủ thể, vừa là động
lực, vừa là mục tiêu của quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
1.2. Vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội
Con người không chỉ là chủ thể của tự nhiên mà còn là chủ thể cải biến tích cực
của tự nhiên và xã hội. Đồng thời, con người là điểm khởi đầu và kết thúc của mọi quá
trình lịch sử. Nguồn lực con người đóng vai trò là yếu tố quan trọng nhất trong lực
lượng sản xuất của xã hội, là lực lượng sản xuất quyết định nhất của xã hội.

1.2.1. Nguồn nhân lực là điều kiện nền tảng, bắt buộc và không thể thiếu của
các hoạt động kinh tế, xã hội
Kinh tế gia nổi tiếng William Petty đã từng khẳng định rằng, lao động là cha, đất
đai là mẹ của mọi của cải vật chất. C.Mác cho rằng, con người là yếu tố số một của lực
lượng sản xuất. Câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung. Nhà
tương lai Mỹ Avill Toffer nhấn mạnh vai trò của lao động trí thức, theo ông ta “Tiền
bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử
dụng không những không mất đi mà còn lớn lên”. [60.131].
Theo đó, ngày nay trong bối cảnh khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp. Do vậy, nguồn nhân lực có chất lượng là nguồn nhân lực chính quyết định quá
trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực, nguồn lao động là
nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác.
Như mọi hoạt động sáng tạo khác, lao động trí tuệ với tư cách là một yếu tố cấu
thành của nguồn lực con người muốn được phát huy cũng cần có môi trường xã hội
thích hợp. Cả môi trường tự nhiên lẫn môi trường xã hội thích hợp. Cả môi trường tự
14


nhiên lẫn môi trường xã hội đều có tác động lớn đến việc phát huy tính năng động của
con người. Nó có khả năng tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại khó khăn cho
nguồn lực con người. Mặt khác, có thể khẳng định sự tồn tại với tư cách là một nguồn
lực đóng vai trò quyết định các quá trình lịch sử, kinh tế và xã hội. Vai trò này không
chỉ đúng trong các xã hội trước đây, mà còn đúng trong quá trình phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Để đánh giá được đầy đủ vai trò của nguồn lực con người cần đặt nó trong mối
quan hệ với các nguồn lực khác.
Sự tồn tại bền vững và phát triển theo con đường tiến bộ của bất cứ quốc gia nào
bao giờ cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn
vốn đã được tích lũy trong nước và nguồn vốn tranh thủ từ nước ngoài, khả năng làm
chủ và sử dụng có hiệu quả các thành tựu của khoa học và công nghệ,...Tuy nhiên, các

yếu tố đó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng chứ không phải là những yếu tố có tính tự
thân để tạo ra các giá trị. Giá trị của chúng chỉ thực sự bộc lộ khi có tác động của con
người. Bởi con người không chỉ tồn tại với tư cách là chủ thể của các mục tiêu phát
triển, quá trình phát triển. Các vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố có
ảnh hưởng trực tiếp đên sự phát triển của đất nước. Nhưng thực tế cho thấy, chúng phụ
thuộc vào những khả năng khai thác, phát huy của con người.
Sở dĩ nguồn lực con người đóng vai trò quyết định đến các quá trình phát triển
kinh tế và xã hội, trước hết là do năng lực sáng tạo trí tuệ của bản thân con người và
cộng đồng người theo chiều hướng tiến bộ của lịch sử. Do đó, nguồn lực con người
phải được được nhìn nhận trong môi trường của quá trình phát triển xã hội.
Nói cách khác, nguồn lực con người không cần chỉ được nhìn nhận về mặt tự
nhiên, mà còn được nhìn nhận về mặt xã hội. Để con người sống tự do, hạnh phúc và
có điều kiện trong bản thân nguồn lực cần phải được khơi dậy và thể hiện ở mức tối
ưu. Ngược lại, nếu không coi trọng yếu tố xã hội, sã xuất hiện những vấn đề xã hội
tiêu cực, kìm hãm khả năng hoạt động sáng tạo của con người và nguồn lực con người.
Con người với trí tuệ, năng lực hoạt động sáng và sức mạnh cải tạo tự nhiên, xã
hội, cải tạo chính bản thân con người, là nguồn lực không bao giờ cạn kiệt, có khả
năng phục hồi và tự tái sinh ra chính nó, phát huy và tạo ra nguồn lực khác. Tính vô
hạn của con người biểu hiện ở chỗ nó có khả năng không chế tái sinh về mặt sinh học
mà còn tự đổi mới không ngừng, phát triển về chất lượng. Vì thế, nếu chăm sóc, bồi
15


dưỡng và khai thác nguồn lực con người một cách hợp lý, hiệu quả của con người thì
tri thức của con người “có tính khai thác không bao giờ hết”. Chính vì vậy, con người
là “nguồn lực của mọi nguồn lực”.
1.2.2. Nguồn nhân lực là động lực của các hoạt động kinh tế, xã hội
Khi đề cập đến vai trò của nguồn lực con người là một trong những động lực
quan trọng nhất của hoạt động kinh tế, xã hội là chủ yếu nói đến sức mạnh thể chất và
khả năng lao động sáng tạo của con người. Khả năng sáng tạo là nguồn tiềm năng vô

tận của con người. Bởi vì, khi chúng ta càng sử dụng nó càng phát triển và phong phú
hơn. Để thúc đẩy kinh tế phát triển cần phải trú trọng hơn nữa nguồn lực con người,
coi nó như nguồn lực nội sinh, là động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển đáp ứng
yêu cầu của đất nước.
Con người với tất cả năng lực và phẩm chất tích cực của mình bao gồm: trí tuệ,
kinh nghiệm, kỹ năng, tính năng động sáng tạo, niềm tin và ý chí... thì tự mình có thể
trở thành động lực của sự phát triển xã hội nói chung. Hiện nay, đối với tỉnh Sơn La
nói riêng, Việt Nam nói chung, sự thành công phụ thuộc chủ yếu vào việc hoạch định
đường lối, chính sách cũng như tổ chức thực hiện của chủ thể lãnh đạo và quản lý,
nghĩa là phụ thuộc vào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
1.2.3. Nguồn nhân lực là mục tiêu của các hoạt động kinh tế, xã hội
Nguồn lực con người với tư cách là mục đích của sản xuất đồng thời là động lực
của sản xuất. Trong mọi phương thức sản xuất xã hội, sản xuất cái gì? sản xuất như thế
nào? Và sản xuất với ai? suy cho cùng đều phục vụ nhu cầu của con người. Vì vậy,
nhu cầu của con người trở thành tác nhân vô cùng quan trọng kích thích sản xuất. Đây
chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền sản xuất phát triển.
Nhu cầu của con người rất đa dạng, bao gồm nhiều mức độ khác nhau, phát triển
từ thấp đến cao. Có nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, nhu cầu trước mắt và lâu
dài, nhu cầu cống hiến và hưởng thụ,…. Các nhu cầu ấy quan hệ chặt chẽ và chi phối
mạnh mẽ các hoạt động xã hội, kể cả hành vi của con người (trước hết là người lao
động) trong quan hệ với tự nhiên, xã hội và trong bản thân mỗi con người.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, mục tiêu
hàng đầu là vì con người trên cơ sở đẩy mạnh phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm đáp ứng
nhu cầu và phát triển nhu cầu mới của mọi người, thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau.
Chỉ trên cơ sở đó mới sử dụng, khai thác, phát huy được vai trò nguồn lực con người.
16


Nguồn lực con người không chỉ cần được nhìn nhận về mặt tự nhiên mà còn
được nhìn nhận về mặt xã hội. Để con người sống tự do, hạnh phúc, có điều kiện thuận

lợi nhất để con người hoạt động sáng tạo, thì tính năng hoạt động trong nhân tố con
người trong bản thân nguồn lực cũng được khơi dậy và thể hiện ở mức tối đa. Ngược
lại, nếu quên đi yếu tố xã hội hoặc yếu tố xã hội trong bản thân con người và cộng
đồng người không được quan tâm một cách thỏa đáng cũng sẽ là nhân tố tác động tiêu
cực và kìm hãm khả năng hoạt động sáng tạo của con người và nguồn lực con người.
Nếu so sánh với các nguồn lực tự nhiên nếu chậm được khai thác và sử dụng có thể giá
trị của nó vẫn còn giữ nguyên hoặc có thể tăng thêm giá trị theo thời gian. Nhưng nếu
nguồn lực về con người chậm được phát huy hoặc phát huy không có hiệu quả thì
không chỉ làm tổn thương đến chính nguồn lực mà còn là nhân tố kìm hãm sự phát
triển của xã hội. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy có hiệu quả nguồn lực con
người thì còn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia hay cộng đồng có thể
căn cứ vào các mục tiêu và định hướng phát triển mà đưa ra các giải pháp phù hợp.
Trong bất cứ thời đại nào nguồn lực con người vẫn là nguồn lực của mọi nguồn
lực. Điều kiện đất nước ta hiện nay lại càng chứng minh vai trò của nguồn lực con
người và sự cần thiết phải phát huy nguồn lực con người. Dưới tác động của cơ chế
kinh tế mới – kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đặt ra những thách
thức và nếu không có lập trường vững vàng rất dễ bị đánh mất mình… Hơn nữa, do
chưa có biện pháp thích đáng trong bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ nguồn lực con người
làm cho tình trạng chảy máu chất xám ở nước ta xảy ra rất trầm trọng, hàng năm lực
lượng lao động có trình độ cao tiếp tục sang các nước học và định cư, lực lượng lao
động trong nước thì bị kìm hãm nhiều khi không phát triển được. Tỉnh Sơn La đang có
những vấn đề nóng bỏng lien quan trực tiếp đến cách thức, biện pháp sử dụng, đãi ngộ,
phát huy nguồn lực con người
Vì vậy, để có thể phát huy tốt nguồn lực con người trong sự phát triển kinh tế xã hội, chúng ta cần phải nắm được những yếu tố tác động đến nguồn lực con nười từ
đó có phương hướng và chính sách cụ thể, phù hợp với từng địa phương, vùng, miền
nhằm tạo ra điều kiện tốt nhất để người lao động phát huy được khả năng, trí tuệ và có
đóng góp lớn nhất vào sự phát triển của kinh tế - xã hội.

17



Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN
LỰC Ở TỈNH SƠN LA HIỆN NAY
2.1. Những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội ảnh hƣởng đến chất
lƣợng nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý, diện tích.
Sơn La là tỉnh miền núi cao ở phía Tây Bắc, có diện tích 14.125 km². Phía Bắc
giáp tỉnh Lai Châu, Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía Tây giáp
tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Lào. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính (1 thành phố, 11 huyện).
b. Đặc điểm địa hình
Sơn La gồm ¾ là đồi núi và cao nguyên, có độ cao trung bình 600 - 700m so với
mặt biển. Địa hình của tỉnh Sơn La chia thành những vùng đất có đặc trưng sinh thái
khác nhau. Sơn La có hai cao nguyên: Mộc Châu và Nà Sản. Cao nguyên Mộc Châu
có độ cao trung bình 1.050 m so với mực nước biển, mang đặc trưng của khí hậu cận
ôn đới, đất đai màu mỡ phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây chè, cây ăn quả các loại,
chăn nuôi bò sữa cùng các loại gia súc ăn cỏ và phát triển du lịch. Cao nguyên Nà Sản
có độ cao trung bình 800 m, chạy dài theo trục quốc lộ 6, đất đai phì nhiêu thuận lợi
cho phát triển cây mía, cà phê, dâu tằm, xoài, nhãn, dứa…
Sơn La có địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97 % diện tích đất tự nhiên thuộc lưu vực
sông Đà, Sông Mã. Tỉnh Sơn La nằm trên quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, cách
Hà Nội 320km, là tỉnh nằm sâu trong nội địa, có hai cửa khẩu quốc gia với nước bạn
Lào là Chiềng khương và Lóng sập, vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa chính trị.
c. Khí hậu
Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng
ẩm, mưa nhiều. Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh, hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu
cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Cao nguyên Mộc
Châu rất phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp

với cây rừng nhiệt đới quanh năm.

18


Khí hậu Sơn La chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ trung
bình năm là 21,40C (trung bình tháng cao nhất 270C, tháng thấp nhất 160C). Lượng
mưa trung bình hàng năm 1.200 - 1.600 mm, độ ẩm không khí bình quân là 81%.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Sơn La có 11 huyện, 1 thành phố và 204 xã, phường, thị trấn. Các huyện và thành
phố: thành phố Sơn La, huyện Thuận Châu, huyện Mường La, huyện Bắc Yên, huyện
Phù Yên, huyện Yên Châu, huyện Mai Sơn, huyện Sông Mã, huyện Sốp Cộp, huyện
Mộc Châu, huyện Vân Hồ, huyện Quỳnh Nhai. Tính đến năm 2014 dân số Sơn La
khoảng 1.1699.600 người, mật độ dân số là 80 người/km2.
Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc anh em chung sống, trong đó dân tộc Thái chiếm
54%, dân tộc Kinh 18%, dân tộc Mông 12%, dân tộc Mường 8,4%, dân tộc Dao 2,5%,
còn lại là các dân tộc: Khơ Mú, Xinh Mun; Kháng, La Ha, Lào, Tày và Hoa.Nhìn
chung đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân trong những năm gần đây
đã được cải thiện đáng kể. Phong tục tập quán của các dân tộc được bảo tồn và phát
huy cùng với việc du nhập các giá trị văn hóa mới, hiện đại. Các hủ tục lạc hậu, mê tín
dị đoan đang dần được xóa bỏ.
Nằm ở vị trí đầu nguồn của hai con sông lớn: sông Đà và sông Mã, Sơn La
không chỉ là địa bàn phòng hộ xung yếu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và hai công trình
thuỷ điện lớn nhất nước, mà còn là địa bàn có tiềm năng, lợi thế để phát triển rừng
nguyên liệu với quy mô trên 20 vạn ha, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến lâm sản và sản xuất giấy, bột giấy.
Ngoài tiềm năng để phát triển một số cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi
gia súc ăn cỏ, phát triển rừng nguyên liệu, Sơn La còn có nhiều lợi thế để phát triển
nhiều loại cây, con khác có giá trị kinh tế cao như dâu, tằm, cà phê, chè, rau sạch, hoa,
cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thú quý hiếm với quy mô công nghiệp. Mỗi

năm, Sơn La thu hoạch 18 - 20 vạn tấn ngô, đậu tương - nguồn nguyên liệu chủ yếu
cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.
Tiềm năng phát triển của sản phẩm nông - lâm nghiệp, hàng hoá như trên là tiền
đề để Sơn La có thể phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông - lâm sản như chế
biến chè, sữa, cà phê, tơ tằm, thịt, giấy, thức ăn gia súc…tham gia vào thị trường trong
nước và xuất khẩu.

19


×