Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu chuỗi giá trị cà phê chè vùng tây bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC


BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ CHÈ
VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM
MÃ SỐ: B2014 – 25 - 29

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đặng Huyền Trang

Sơn La - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC


BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ CHÈ
VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM
MÃ SỐ: B2014 – 25 - 29

Xác nhận của tổ chức chủ trì

Chủ nhiệm đề tài



(ký, họ tên, đóng dấu)

(ký, họ tên)

Sơn La - 2017


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI
TT

Đơn vị công tác và lĩnh vực chuyên môn

Họ và tên

1

ThS. Đặng Huyền Trang

Trƣờng Đại học Tây Bắc, Kinh tế nông nghiệp

2

PGS.TS. Phạm Văn Khôi

Đại học KTQD, kinh tế nông nghiệp

3

TS.Nguyễn Thị Lan Anh


Trƣờng Đại học Tây Bắc, Tài chính ngân hàng

4

ThS. Đặng Công Thức

Trƣờng Đại học Tây Bắc, Ngân hàng tài chính

5

ThS. Đoàn Thanh Hải

Trƣờng Đại học Tây Bắc, Kế toán

6

ThS. Phạm Thị Vân Anh

Trƣờng Đại học Tây Bắc, Quản trị kinh doanh

7

ThS.Đặng Thị Huyền Mi

Trƣờng Đại học Tây Bắc, Quản trị kinh doanh

8

ThS.Tòng Phƣơng Trang


Trƣờng Đại học Tây Bắc, Kinh tế quốc tế

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ PHÂN
TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN .................................................8
1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị và phân tích chuỗi giá trị ngành hàng nông sản........8
1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị ngành hàng nông sản ........................................................8
1.1.2. Các yếu tố hình thành chuỗi giá trị ngành hàng nông sản ...................................11
1.1.3. Sự cần thiết tham gia chuỗi giá trị ngành hàng nông sản ....................................14
1.1.4. Nội dung phân tích chuỗi giá trị ngành hàng nông sản .......................................16
1.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chuỗi giá trị ngành hàng nông sản ..........................25
1.2. Cơ sở thực tiễn về chuỗi giá trị và phân tích chuỗi giá trị ngành hàng nông sản...29
1.2.1. Bài học 1 - vai trò của tổ chức hỗ trợ kỹ thuật ...................................................29
1.2.2. Bài học 2 - tăng cƣờng liên kết ngang...............................................................32
1.2.3 Bài học 3 - vai trò của doanh nghiệp đầu tàu trong liên kết dọc ..........................34
1.2.4. Bài học 4 - vai trò của Nhà nƣớc trong việc hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị ........35
1.2.5. Bài học 5 - sự đa dạng hóa sản phẩm ...................................................................36
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ CHÈ VÙNG TÂY BẮC
VIỆT NAM .....................................................................................................................39
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc ảnh hƣởng đến chuỗi giá trị và
nâng cao chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc Việt Nam ...........................................39
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ............................................................................39
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội .................................................................................42

2.1.3. Đặc điểm tự nhiên, kỹ thuật của cây cà phê chè vùng Tây Bắc Việt Nam .........43
2.1.4. Đánh giá tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến chuỗi giá trị và
nâng cao chuỗi giá trị cà phê chè của Vùng ...................................................................47
2.2. Thực trạng chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc Việt Nam ................................49
2.2.1. Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê chè vùng Tây Bắc Việt Nam ..49


2.2.2 Mô tả hoạt động của chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc Việt Nam ...............54
2.2.3. Các tác nhân tham gia chuỗi tham gia chuỗi cà phê chè vùng Tây Bắc Việt Nam
.........................................................................................................................................57
2.2.4 . Phân tích kinh tế chuỗi giá trị ..............................................................................63
2.2.5. Phân tích thể chế Nhà nƣớc và hỗ trợ chuỗi giá trị ..............................................69
2.3. Đánh giá về chuỗi giá trị cà phê chè và tác động của nó đến kinh tế - xã hội của
vùng Tây bắc ...................................................................................................................77
2.3.1. Phân tích SWOT chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc ....................................77
2.3.2. Tác động của chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc đến kinh tế - xã hội của
vùng .................................................................................................................................82
CHƢƠNG 3: CHIẾN LƢỢC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI
GIÁ TRỊ CÀ PHÊ CHÈ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM ĐẾN 2020 ...........................85
3.1. Tiềm năng và chiến lƣợc nâng cấp chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc Việt
Nam .................................................................................................................................85
3.1.1. Tiềm năng phát triển cà phê chè vùng Tây Bắc ...................................................85
3.1.2. Chiến lƣợc nâng cấp chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc ...............................86
3.2. Hệ thống giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc Việt
Nam .................................................................................................................................89
3.2.1. Các giải pháp về kỹ thuật .....................................................................................89
3.2.2. Các giải pháp về thị trƣờng ..................................................................................93
3.2.3. Các giải pháp về mối liên kết trong chuỗi............................................................94
3.2.4. Các giải pháp về thể chế chính sách và hỗ trợ .....................................................95
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………...97

KIẾN NGHỊ ....................................................................................................................99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................101


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Số lƣợng phiếu điều tra theo địa bàn, theo đối tƣợng ........................................6
Bảng 1.1: Quy trình lập sơ đồ chuỗi giá trị ....................................................................17
Bảng 1.2: Chức năng, các hoạt động cơ bản trong chuỗi giá trị nông sản ....................18
Bảng 2.1: Nhiệt độ, lƣợng mƣa và độ ẩm không khí trung bình năm tại một số trạm
quan trắc vùng Tây Bắc ..................................................................................................39
Bảng 2.2: Phân loại đất vùng Tây Bắc ...........................................................................41
Bảng 2.3: Diện tích tự nhiên, dân số, mật độ dân số và lực lƣợng lao động vùng Tây
Bắc năm 2015..................................................................................................................42
Bảng 2.4: Phƣơng pháp chế biến cà phê nhân xô ..........................................................44
Bảng 2.5: Giá trị và sản lƣợng cà phê xuất khẩu của Việt Nam ....................................45
Bảng 2.6: Các thị trƣờng xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam...................................46
Bảng 2.8: Sản lƣợng cà phê nhân của vùng Tây Bắc .... Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.2: Diện tích – sản lƣợng cà phê vùng Tây BắcError!

Bookmark

not

defined.
Bảng 2.9: Thông tin về sản lƣợng và giá cà phê Thóc công ty TNHH sản xuất và
thƣơng mại Cát quế thu mua tại vùng Tây Bắc ..............................................................53
Bảng 2.10: Thị trƣờng xuất khẩu cà phê của Công ty TNHH sản xuất và thƣơng mại
Cát Quế năm 2011 - 2015 ...............................................................................................53
Bảng 2.11. Thông tin chung về cơ sở cung ứng đầu vào ...............................................58
Bảng 2.12. Thông tin chung về hộ gia đình trồng cà phê ..............................................59

Bảng 2.13.: Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc ..................60
Bảng 2.14: Vai trò của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cà phê chè .........................62
vùng Tây Bắc ..................................................................................................................62
Bảng 2.15: Hiệu quả sản xuất của nông dân trồng cà phê vùng Tây Bắc năm 2015 ....64
Bảng 2.16: Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ nông dân tính trên 1000kg quả cà phê,
năm 2015, vùng Tây Bắc ................................................................................................65
Bảng 2.17: Phân tích hiệu quả của ngƣời thu gom cà phê tính trên 1000kg quả cà phê,
năm 2015, vùng Tây Bắc ................................................................................................66
Bảng 2.18: Phân tích hiệu quả sản xuất của cơ sở chế biến tính trên 1000kg quả cà phê,
năm 2015, vùng Tây Bắc ................................................................................................67


Bảng 2.19: Phân tích kinh tế chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc tính trên 1000kg
quả tƣơi ...........................................................................................................................68
Bảng 2.20: Phân tích SWOT khâu cung ứng đầu vào....................................................77
Bảng 2.21: Phân tích SWOT khâu sản xuất ...................................................................78
Bảng 2.22: Phân tích SWOT khâu thu gom ...................................................................79
Bảng 2.23: Phân tích SWOT khâu chế biến ...................................................................80
Bảng 2.24: Phân tích SWOT khâu thƣơng mại, tiêu dùng.............................................81
Bảng 2.25: Ƣớc tính hiệu quả sử dụng lao động trực tiếp của ngành cà phê vùng Tây
Bắc, 2014 ........................................................................................................................83
Bảng 2.26: Đóng góp của hoạt động chế biến cà phê vùng Tây Bắc năm 2014 ...........83
Bảng 3.1: Phân loại đất của vùng Tây Bắc ....................................................................85
Bảng 3.2: Sự thích nghi về khí hậu và đất đai với cây cà phê chè của vùng Tây Bắc ..86


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Diễn biến diện tích canh tác cà phê chè vùng Tây Bắc[2, 10] ..................50
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu diện tích cà phê ..............................................................................51
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu diện tích cà phê ..............................................................................51

kinh doanh .......................................................................................................................51
Biểu đồ 2.4: Diện tích – sản lƣợng cà phê vùng Tây Bắc..........................................51
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu diện tích trồng cà phê các hộ trong mẫu điều tra năm 2014 .........63


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Sơ đồ chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc ................................................54
Hình 2.2: Các sản phẩm chính từ cây cà phê vùng Tây Bắc .........................................55
Hình 2.3: Dòng luân chuyển cà phê chè vùng Tây Bắc .................................................56
Hình 2.4: Dòng luân chuyển chính cà phê chè vùng Tây Bắc .......................................56


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Chuỗi giá trị của ngành hàng Cà phê .................................................................3
Sơ đồ 2: Sơ đồ nghiên cứu thực hiện đề tài......................................................................4
Sơ đồ 1.1: chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp ..............................................................11
Sơ đồ 1.2 : Chiến lƣợc cắt giảm chi phí .........................................................................23
Sơ đồ 1.3: Chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng ...................................................................24
Sơ đồ 1.4: Chiến lƣợc đầu tƣ ..........................................................................................24
Sơ đồ 1.3: Chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng ...................................................................25
Sơ đồ 2.3: Nông dân trồng cà phê và các mối quan hệ trực tiếp ...................................59
Sơ đồ 2.4: Chuỗi giá trị đối với nông dân trồng cà phê vùng Tây Bắc .........................63


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt
CGT


Chuỗi giá trị

DNTN

Doanh nghiệp tƣ nhân

GTNN

Giá trị nông nghiệp

GTNS

Giá trị nông sản

GTGT

Giá trị gia tăng

VA

Value Added - Giá trị tăng thêm/ giá trị gia tăng

IC

Intermediate Comsumption - Chi phí trung gian

GAP
KH&CN
SWOT
TNHH


Good Agricultural Practices
Khoa học và công nghệ
Strengths

(Điểm

mạnh),

Weaknesses

Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức)
Trách nhiệm hữu hạn

(Điểm

yếu),


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cà phê của Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia và vũng lãnh thổ, tổng giá trị
xuất khẩu cà phê năm 2015 đạt 2.589 triệu USD.
Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam bao gồm 4 tỉnh
Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hoà Bình [18] với diện tích tự nhiên trên 3741,5
nghìn ha chiếm 11,3% diện tích cả nƣớc [11]. Từ kết quả chồng xếp bản đồ phân vùng
khí hậu và phân hạng đất đai vùng Tây Bắc có 51.954 ha thích nghi và rất thích nghi
với cây cà phê chè [22]. Trong đó, hai tỉnh Điện Biên và Sơn La có các điều kiện thích
hợp cho cây cà phê chè Sinh trƣởng và phát triển nhƣ khí hậu mát mẻ, nhiệt độ ngày
và đêm chênh lệch lớn [22] tạo nên chất lƣợng nhân cà phê thơm ngon, tính đến 2015

quy mô diện tích trồng cà phê lên tới 15.928 ha trong đó có 11.968 ha cà phê kinh
doanh với sản lƣợng gần 20 nghìn tấn cà phê nhân [1, 2].
Việc đƣa cây cà phê chè vào trồng ở Sơn La, Điện Biên đã và đang góp phần vào
giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Tại những địa
phƣơng có số hộ trồng cà phê cao thì tỷ lệ đói nghèo thấp hơn và ngƣợc lại [20]. Thu
nhập từ 1 ha trồng cà phê chè vùng có năng suất cao lên tới 120 triệu đồng. Đồng thời
việc phát triển các dịch vụ cung ứng đầu vào, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ cà phê góp
phần giải quyết việc làm, nâng cao mức sống dân cƣ.
Mặc dù vùng Tây Bắc đã hình thành chuỗi giá trị về cà phê chè tuy nhiên các tác
nhân tham gia chuỗi còn nhiều yếu kém nhƣ: cơ sở cung ứng cây cà phê giống không
đảm bảo về chất lƣợng từ khâu chọn hạt giống gây ảnh hƣởng đến năng suất và chất
lƣợng cà phê thành phẩm; Ngƣời sản xuất (trồng) cà phê phần lớn là các hộ gia đình
nên quy mô sản xuất nhỏ, việc áp dụng máy móc hiện đại vào sản xuất gặp nhiều hạn
chế, thu hoạch không đúng kỹ thuật; Tác nhân thu gom, chế biến cà phê chủ yếu là các
hộ gia đình còn lại là các đơn vị kinh doanh nhỏ và mỗi địa bàn chỉ có một vài doanh
nghiệp lớn đứng ra thu gom, chế biến và xuất khẩu cà phê. Đặc biệt các doanh nghiệp
trực tiếp xuất khẩu cà phê chè vùng Tây Bắc không có trụ sở sản xuất tại khu vực này
mà thƣờng là các doanh nghiệp ở Hà Nội, Nghệ An, Lâm Đồng…
Để phát triển bền vững cà phê tại Việt Nam nói chung, vùng Tây Bắc nói riêng
việc nghiên cứu chuỗi giá trị về cà phê với việc nghiên cứu chi tiết các thành viên
tham gia, vai trò của các thành viên trong chuỗi và quan trọng là xác định đƣợc sự
1


phân chia lợi ích, ƣu điểm, hạn chế, thời cơ, thách thức của chuỗi giá trị là cơ sở để
xây dựng các giải pháp phát triển ngành hàng cà phê phát triển bền vững.
Xuất phát từ vai trò của chuỗi giá trị trong phát triển nông nghiệp nói chung, chuỗi
giá trị cà phê nói riêng; Xuất phát từ thực trạng những vấn đề đã đƣợc nghiên cứu về
chuỗi giá trị cà phê vùng Tây Bắc. Đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị cà phê chè vùng
Tây Bắc Việt Nam” đƣợc hình thành.

2. Mục tiêu của đề tài
- Xác lập khung phân tích chuỗi giá trị cà phê chè (chức năng chuỗi, tác nhân tham
gia, kênh thị trƣờng tiêu th ụ nội địa và xuất khẩu, hỗ trợ và hậu cần chuỗi, mô hình
phân chia lợi ích trong chuỗi);
- Phân tích, đánh giá đƣơ ̣c thực trạng mô hình chuỗi, chi phí, lơ ̣i nhuâ ̣n và phân chia
lợi ích giƣ̃a các tác nhân trong chuỗi giá tri ̣cà phê vùng Tây Bắc.
- Đề xuất đƣơ ̣c các gi ải pháp và chính sách nâng cấp chuỗi giá trị và phát triển bền
vững chuỗi.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc bao gồm các tác nhân
nhƣ các nhà cung ứng đầu vào, cơ sở trồng cà phê, chế biến, tiêu thụ và các cơ sở cung
cấp dịch vụ phụ trợ. Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu đến sự tác động của các cơ quan
quản lý vĩ mô, các tổ chức xã hội, các đặc điểm tâm lý, tập quán xã hội vùng Tây Bắc
và các ảnh hƣởng của hội nhập nhƣ là các nhân tố tác động đến chuỗi giá trị của ngành
cà phê chè của Vùng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu trên phạm vi các tỉnh có trồng cà phê chè tại vùng Tây
Bắc bao gồm 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên;
Về thời gian: đề tài nghiên cứu tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê
chè vùng Tây Bắc từ năm 2005-2015. Những vấn đề chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây
Bắc tập trung vào năm 2015.
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Trong nghiên cứu này, Chuỗi giá trị nông sản liên quan đến các tác nhân trực
tiếp nhƣ nhà cung ứng vật tƣ đầu vào, ngƣời sản xuất, thƣơng lái địa phƣơng, nhà chế
2


biến, xuất khẩu và các tác nhân gián tiếp nhƣ các cơ quan tổ chức cung cấp dịch vụ

công và khu vực tƣ nhân. Tất cả những tác nhân đó lập thành một chuỗi theo từng sản
phẩm hay nhóm sản phẩm, đồng thời cũng hình thành nên ngành hàng nông sản, trong
trƣờng hợp này là ngành cà phê chè. Áp dụng cách tiếp cận về phân tích ngành hàng
của FAO (2005) và cách tiếp cận đƣợc GTZ thực hiện.
Đầu vào

Thu gom

Sản xuất

Chế biến

Thƣơng mại

Tiêu dùng

Sản xuất

Nhà
cung
cấp đầu
vào

Ngƣời
trồng
cà phê

Thu
gom


Cơ sở
chế
biến

Ngƣời
tiêu
dùng
nội địa

Ngƣời bán
lẻ

Xuất
khẩu
- Cán bộ khuyến nông
- Phòng NN
- Sở Nông nghiệp
- Chƣơng trình/ Dự án
- Viện/ Trƣờng

Trung tâm
thƣơng mại

xúc

Hiệp hội cà phê ca cao Viêt Nam (VICOFA)

Ngân hàng

Sơ đồ 1: Chuỗi giá trị của ngành hàng Cà phê


3

tiến


Từ cách tiếp cận nghiên cứu, cách thức nghiên cứu đề tài đƣợc thực hiện theo sơ
đồ tổng quát sau:
Tình hình nghiên cứu
chuỗi giá trị ở Việt

Cơ sở lý thuyết về

Đặc điểm kinh tế,

chuỗi giá trị

xã hội và ngành
hàng cà phê vùng

Nam và trên thế giới

Tây Bắc

Khung phân tích chuỗi giá trị
cà phê chè

Mô hình chuỗi giá trị cà phê chè
vùng Tây Bắc
- Sơ đồ chuỗi

- Các tác nhân tham gia chuỗi
- Phân tích kinh tế chuỗi
- Phân tích phân phối trong

chuỗi
...
Phân tích SWOT chuỗi giá trị cà
phê chè vùng Tây Bắc

Xác định chiến lƣợc, đề xuất các giải
pháp nâng cấp và phát triển bền vững
chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc
Sơ đồ 2: Sơ đồ nghiên cứu thƣ ̣c hiện đề tài
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
4.2.1.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp trong đề tài đƣợc thu thập thông qua số liệu đƣợc công bố trong
niên giám thống kê của các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình gồm:
- Số liệu về diện tích tự nhiên, cơ cấu sử dụng đất, dân số, lao động
4


- Số liệu về diện tích trồng cây cà phê, diện tích cây cà phê cho thu hoạch, sản
lƣợng cà phê nhân.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng dữ liệu của phòng Nông nghiệp huyện Mƣờng Ảng,
sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên, Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La và các công trình nghiên
cứu trong nƣớc và trên thế giới về chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp đƣợc đăng tải
trên Internet, xuất bản thành sách....
4.2.2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Các phương pháp được đề tài sử dụng trong thu thập các dữ liệu thứ cấp gồm:

(1)

Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia đƣợc nhóm nghiên cứu sử dụng

trong bƣớc phân tích sơ bộ giúp nắm đƣợc tổng quan về chuỗi sơ đồ chuỗi, xác định sơ
bộ các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc. Cụ thể các
chuyên gia đƣợc phỏng vấn gồm:
+ Cán bộ phòng NN&PTNT huyện Mƣờng Ảng, sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên;
+ Cán bộ phòng NN&PTNT huyện Mai Sơn, Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La;
+ Một số hộ nông dân giỏi, thƣơng lái có tiếng trên địa bàn huyện Mai Sơn,
huyện Thuận Châu và thành phố Sơn La thuộc tỉnh Sơn La.
+ Một số cán bộ từng làm việc cho công ty cà phê và cây ăn quả Sơn La.
+ Phỏng vấn 2 doanh nghiệp thu mua cà phê xuất khẩu tại vùng Tây Bắc
(2) Phƣơng pháp điều tra khảo sát
Nhóm nghiên cứu sử dụng gồm 6 phiếu câu hỏi đƣợc thiết kế cho 6 nhóm đối
tƣợng tác nhân tham gia CGT cà phê chè của vùng Tây Bắc. Trƣớc khi tiến hành điều
tra trên diện rộng, nhóm tiến sử dụng phiếu câu hỏi điều tra thử nghiệm mỗi đối tƣợng
5 phiếu và tiến hành xem xét, điều chỉnh phiếu cho phù hợp.
* Đối tượng điều tra
Qua kết quả phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên
cứu, sử dụng cách tiếp cận chuỗi giá trị đƣợc GTZ thực hiện đã xác định các tác nhân
tham gia vào chuỗi bao gồm 5 tác nhân tham gia trực tiếp: các cơ sở cung ứng đầu
vào, ngƣời trồng cà phê (sản xuất), thu gom, cơ sở chế biến, ngƣời bán lẻ, tiêu dùng cà
phê (tiêu dùng nội địa, xuất khẩu) cà phê và 01 nhóm tác nhân hỗ trợ bao gồm các
ngân hàng, cán bộ quản lý Nhà nƣớc ở địa phƣơng,
* Địa bàn điều tra, quy mô mẫu

5



- Tại tỉnh Điện Biên: năm 2015 diện tích trồng cà phê tại huyện Mƣờng Ảng
chiếm 82,5% diện tích toàn tỉnh do đó tại tỉnh Điện Biên lựa chọn huyện Mƣờng Ảng
đƣợc lựa chọn để điều tra. Tại huyện Mƣờng Ảng, diện tích cà phê tại xã Ẳng Nƣa,
Ẳng Cang, Ẳng tở chiếm 60% diện tích toàn huyện, phần diện tích còn lại phân bố trên
7 xã, thị trấn. Do đó nhóm đề tài lựa chọn 3 xã Ẳng Nƣa, Ẳng Cang và Ẳng Tở để
thực hiện điều tra.
- Tại tỉnh Sơn La: Diện tích trồng cà phê tại tỉnh tập trung chủ yếu trên địa bàn
huyện Mai Sơn (30%), huyện Thuận Châu (27%), thành phố Sơn La (37%) nên cả ba
địa phƣơng đƣợc chọn để điều tra.
+ Tại thành phố Sơn La, lựa chọn xã Hua La với diện tích cà phê chiếm 19%;
+ Tại huyện Mai Sơn lựa chọn xã Chiềng Ban với diện tích cà phê chiếm 33%
toàn huyện;
+ Tại huyện Thuận Châu diện tích cà phê đƣợc phát triển rộng trên 21 xã, nhóm
đề tài lựa chọn xã Muổi nọi là xã có diện tích cây cà phê lớn nhất chiếm 9% diện tích
toàn huyện.
Bảng 1: Số lƣợng phiếu điều tra theo địa bàn, theo đối tƣợng
Địa phƣơng

Số phiếu điều tra

Diện tích
(ha)

(1)

(2)

(3)

(4)


(5)

(6)

Điện Biên

4135,6 20 50

15

20

20

10

Sơn La

11.793 20 60

25

25

20

15

Ghi chú:

(1) Cơ sở cung ứng đầu vào

(4) Cơ sở chế biến, sơ chế

(2) Hộ nông dân trồng cà phê

(5) Đơn vị xuất khẩu, ngƣời bán lẻ, ngƣời tiêu dùng

(3) Cơ sở thu gom

(6) Dịch vụ hỗ trợ, cán bộ quản lý

(3) Thảo luận nhóm
Đại diện của các tác nhân tiềm năng trong chuỗi đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên và
đƣợc mời tham gia thảo luận nhóm để thấy đƣợc điểm mạnh điểm yếu, thời cơ, thách
thức trong từng nhóm tác nhân và trong toàn chuỗi.
4.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Dữ liệu sau khi đƣợc thu thập đƣợc nhập vào excel và sử dụng phần mềm SPSS
trong quá trình phân tích, thống kê mô tả về các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị
cà phê chè vùng Tây Bắc.
6


5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài
được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị và phân tích chuỗi giá trị
ngành hàng nông sản.
Chƣơng 2: Thực trạng chuỗi giá trị cà phê chè vùng Tây Bắc Việt Nam.
Chƣơng 3: Chiến lƣợc và giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cà phê chè

vùng Tây Bắc Việt Nam.

7


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN
1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị và phân tích chuỗi giá trị ngành hàng nông sản
1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị ngành hàng nông sản
1.1.1.1. Khái niệm ngành hàng nông sản
Theo bách khoa toàn thƣ, ngành hàng là một hệ thống được xây dựng bởi các
tác nhân và các hoạt động tham gia vào sản xuất, chế biến, phân phối một sản phẩm
và bởi các mối quan hệ giữa các yếu tố trên cũng như với bên ngoài.
Theo Fabre: “Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế (hay các
phần hợp thành các tác nhân) quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối
cùng”.
Nhƣ vậy, ngành sản phẩm nói chung là tập hợp các tác nhân (hay các bộ phận
hợp thành của các tác nhân) kinh tế quy tụ trực tiếp vào việc đƣa ra một sản phẩm cuối
cùng.
Ngành sản phẩm nông nghiệp (hay còn gọi là ngành hàng nông sản) là tập hợp
các tác nhân (hay các phần hợp thành của tác nhân) kinh tế, có đóng góp trực tiếp hay
gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế biến hay tiêu thụ một sản phẩm cuối cùng của
trồng trọt hoặc chăn nuôi. Nói cách khác, ngành sản phẩm nông nghiệp là sự bao quát
từ đầu đến cuối một dãy các tác nhân và các hoạt động kinh tế tham gia vào việc sản
xuất, chế biến, lƣu thông và tiêu dùng một nông sản nào đó.
Mối quan hệ giao dịch giữa các tác nhân đƣợc thực hiện thông qua các quan hệ
thị trƣờng, làm xuất hiện dòng tiền tệ đối ứng ngƣợc chiều với dòng lƣu chuyển các
sản phẩm vật chất của ngành. Ngƣời ta có thể phân chia ngành sản phẩm nông nghiệp
thành các bộ phận ứng với các giai đoạn khác nhau của quá trình tái sản xuất, gọi là
các "đoạn" của ngành sản phẩm.

1.1.1.2 Khái niệm chuỗi giá trị và chuỗi giá trị ngành hàng nông sản
* Khái niệm chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị có thể đƣơ ̣c hiểu theo nhiều quan điểm nhƣ:
Porter (1985) cho rằng công cụ quan trọng của doanh nghiệp để tạo ra giá trị lớn
hơn dành cho khách hàng chính là chuỗi giá trị [8]. Về thực chất, đây là một tập hợp
các hoạt động nhằm thiết kế, sản xuất, bán hàng, giao hàng và hỗ trợ sản phẩm của
doanh nghiệp. Chuỗi giá trị bao gồm 9 hoạt động tƣơng ứng về chiến lƣợc tạo ra giá trị
8


dành cho khách hàng, trong đó, chia ra 5 họat động chính (cung ứng đầu vào, quá trình
sản xuất, phân phối sản phẩm, marketing - bán hàng và dịch vụ) và 4 hoạt động hỗ trợ
(quản trị tổng quát, quản trị nhân sự, phát triển công nghệ và hoạt động thu mua). Các
sản phẩm trải qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo một thứ tựkết nối giữa ngƣời sản
xuất và ngƣời tiêu dùng và tại mỗi hoạt động thì sản phẩm đó gia tăng thêm một số giá
trị. Nhƣ vậy, chuỗi giá trị theo quan điểm của Porter tập trung tìm ra lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp.
Theo quan điểm của Kaplinsky và Morris (2001), khi nói đến chuỗi giá trị là nói
đến một loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ
lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối
tới ngƣời tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Tiếp đó, một chuỗi giá trị
tồn tại khi tất cả những ngƣời tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị
trong toàn chuỗi [5].
Một chuỗi giá trị cho bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ bao gồm các hoạt
động từ nghiên cứu và phát triển, qua nguồn cung cấp nguyên liệu và sản xuất, đến
ngƣời tiêu dùng cuối cùng và hơn thế nữa vứt bỏ và tái chế. Tất cả những hoạt động
này tạo thành một chuỗi kết nối ngƣời sản xuất với ngƣời tiêu dùng và mỗi hoạt
động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng. Xem chuỗi giá trị nhƣ là một trình
tự liên tiếp của các quá trình dịch chuyển từ việc cung cấp các đầu vào cụ thể sản xuất,
chế biến và marketing một sản phẩm cho đến khi tiêu thụ.

Nhƣ vậy, theo các quan điểm trên chúng ta có thể hiểu chuỗi giá trị là một loạt
các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp đầu vào, sản
xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng.
Trong chuỗi giá trị có các “khâu” chúng ta có thể mô tả cụ thể bằng các “hoạt
động” để thể hiện rõ các công việc của khâu. Bên cạnh các chức năng chuỗi giá trị
chúng ta có “tác nhân”. Tác nhân là những ngƣời thực hiện các chức năng trong chuỗi,
ví dụ nhƣ nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất, nông dân sản xuất lúa, thƣơng lái vận
chuyển hàng hóa, v.v. Bên cạnh các tác nhân chuỗi giá trị chúng ta còn có các “nhà hỗ
trợ chuỗi giá trị”. Nhiệm vụ của các nhà hỗ trợ chuỗi là giúp phát triển của chuỗi bằng
cách tạo điều kiện nâng cấp chuỗi giá trị.
* Chuỗi giá trị nông nghiệp (GTNN)

9


Áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào trong ngành sản xuất nông nghiệp, có thể
hiểu chuỗi GTNN là tập hợp các hoạt động từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng cuối
cùng gồm các tác nhân sau: (i) Ngƣời sản xuất (Ngƣời trồng trọt; ngƣời chăn nuôi;
ngƣời nuôi trồng thủy sản; ngƣời đánh bắt thủy sản); (ii) Ngƣời chế biến; (iii) Ngƣời
kinh doanh. Đây là những tác nhân trực tiếp tham gia vào chuỗi giá trị. Quan hệ của
các tác nhân này dựa trên dòng thông tin, dòng hàng hóa (dịch vụ) và dòng tiền trên
chuỗi. Sự vận động của chuỗi giá trị còn chịu tác động bởi các tác nhân và yếu tố bên
ngoài chuỗi nhƣ hệ thống cung ứng, hoạt động marketing, hệ thống luật pháp, cung
cầu hàng hóa.
Đƣợc xem nhƣ một chuỗi hoạt động làm gia tăng giá trị trong sản xuất nông
nghiệp đƣợc thực hiện bởi các cá nhân và tổ chức khác nhau. Nói một cách đơn giản,
các sản phẩm nông nghiệp ở dạng sản phẩm thô ban đầu sẽ đƣợc thu mua, xử lý, phân
phối, tinh lọc, bao gói, tiếp thị và đƣợc bán thông qua các cơ sở kinh doanh nông
nghiệp. Chuỗi hoạt động này sẽ cho phép các đối tác tham gia chuỗi giá trị hoạch định
chiến lƣợc kinh doanh, liên kết và tổ chức hợp đồng với nhau và cùng thu lợi nhuận từ

những giá trị gia tăng.
Nghiên cứu chuỗi giá trị nói chung, chuỗi giá trị đối với ngành hàng nông sản nói
riêng có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển ngành hàng sản phẩm vì nó giúp
các doanh nghiệp và tổ chức đánh giá đƣợc năng lực cạnh tranh cũng nhƣ nhận dạng
và nâng cao vị trí của doanh nghiệp, tổ chức, hay ngành của mình trong chuỗi giá trị
toàn cầu. Hiện nay phân tích chuỗi giá trị đang là một chủ đề trong những vấn đề đƣợc
sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và nhiều quốc gia trên
thế giới.
*Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp
Sơ đồ thể hiện các hoạt động sản xuất/kinh doanh (khâu), các tác nhân chính
trong chuỗi và những mối liên kết của họ. Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là vẽ một sơ
đồ về hiện trạng của hệ thống chuỗi giá trị. Thể hiện qua sơ đồ chuỗi giá trị dƣới đây:

10


Cung cấp
đầu vào

Sản xuất

Sơ chế

Thu gom

Hoạt động
Tác nhân

 Giống
 Phân bón

 Thuốc BVTV
 Lao động
nghèo

 Làm đất
 Gieo rau
 Chăm sóc
 Thu hoạch

 Thu gom
 Vận chuyển

Các nhà

Nông

dân, Ngƣời thu

cung cấp

Tổ

HT, gom

đầu tƣ đầu

HTX

 Làm sạch
 Đóng gói


Thƣơng mại

 Bán sỉ
 Bán lẻ

Tiêu dùng

Trong
nƣớc

Nhà sơ chế

Ngƣời bán sỉ,
ngƣời bán lẻ
Xuất
khẩu

v o

Chính quyền địa phƣơng, ngân hàng, các Sở/ngành liên quan,…

Ghi chú:
o
o
o
o

Các giai đoạn sản xuất/khâu:
Các tác nhân chính thực hiện các khâu trong chuỗi:

Ngƣời tiêu dùng cuối cùng:
Nhà hỗ trợ chuỗi giá trị:

Sơ đồ 1.1: Chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp
1.1.2. Các yếu tố hình thành chuỗi giá trị ngành hàng nông sản
1.1.2.1. Giá trị gia tăng của ngành nông sản
Trong phân tích chuỗi giá trị ngành nông sản giá trị gia tăng (VA) không chỉ xem
xét trong từng cơ sở kinh doanh (từng tác nhân) mà còn xem xét cho một nhóm tác
nhân và cho cả ngành nông sản. Về bản chất, VA trong phân tích chuỗi giá trị ngành
nông sản dù xem xét dƣới góc độ nào cũng đƣợc biểu diễn bằng công thức sau:
VA = P - CI
Trong đó: VA là giá trị gia tăng (giá trị tăng thêm), P giá trị sản phẩm sản xuất
ra hay dịch vụ đƣợc thực hiện, CI là chi phí trung gian (giá trị tiêu dùng trung gian).
Tuy nhiên tính VA trong phân tích chuỗi giá trị ngành nông sản, nhất là VA của nhóm
11


tác nhân và của ngành nông sản cần có những quy tắc tính toán để đảm bảo độ chính
xác và đồng nhất.
Trong phân tích chuỗi giá trị ngành nông sản, VA là dấu hiệu quan trọng để
nhận biết trạng thái hoạt động của từng tác nhân, của nhóm tác nhân và của ngành. Bởi
vì, VA nói lên nguồn gốc của của cải tăng thêm của từng tác nhân và của ngành nông
sản xét theo phạm vi quốc gia. VA cũng cho biết nguyên nhân của trạng thái tốt xấu
của từng tác nhân, của ngành nông sản, cho phép phân biệt VA bên trong tác nhân và
VA quốc gia. Vì vậy, trong tài khoản sản xuất của các tác nhân và của ngành sản phẩm
VA là tiêu chí cuối cùng cần phải đƣợc tính toán.
1.1.2.2. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng nông sản
Trong chuỗi GTNN, các bên tham gia chính là các tác nhân hoạt động trên mọi
cấp độ của chuỗi, bao gồm những ngƣời sản xuất, ngƣời sơ chế, ngƣời thu mua, các
công ty chế biến, các đại lý vận tải, ngƣời phân phối, tiêu thụ, và đại diện của các đơn

vị hỗ trợ, các trƣờng, viện… những ngƣời đóng vai trò thúc đẩy chuỗi.
Quá trình vận hành của chuỗi từ khâu sản xuất đến ngƣời tiêu dùng bao gồm một
tập hợp liên tiếp các hoạt động kinh tế của các tác nhân, hay là sự luân chuyển liên tục
các luồng vật chất qua từng tác nhân, mà ở từng khâu, mỗi tác nhân lại tạo ra giá trị và
những sản phẩm khác nhau và sản phẩm cuối cùng đến tay ngƣời tiêu dùng là sự hợp
thành của tất cả những hoạt động kinh tế đó. Nhƣ vậy, mỗi tác nhân đều tạo ra sản
phẩm riêng của mình. Trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng, sản phẩm của mọi tác
nhân khác chƣa phải là sản phẩm cuối cùng của chuỗi mà chỉ là kết quả hoạt động kinh
tế, là đầu ra của quá trình sản xuất của từng tác nhân. Mỗi tác nhân có những hoạt
động kinh tế riêng, đó chính là chức năng của nó trong chuỗi. Một tác nhân có thể có
một vài chức năng. Các tác nhân đứng sau thƣờng có chức năng hoàn thiện sản phẩm
của các tác nhân đứng kề nó hay sản phẩm của các tác nhân trƣớc là chi phí trung gian
của các tác nhân kề sau nó [19]. Và giá trị hàng hóa của các tác nhân kế tiếp ngày càng
tăng. Chỉ có sản phẩm của tác nhân cuối cùng trƣớc khi đến tay ngƣời tiêu dùng mới là
sản phẩm cuối cùng của chuỗi và khi đó chức năng của tác nhân cuối cùng ở từng khâu
kết thúc.
Nói chung các tác nhân có thể tham gia vào khâu đầu cũng nhƣ khâu cuối cùng
của chuỗi, nghĩa là có thể tham gia cả vào lĩnh vực nghiên cứu, phát triển sản phẩm,

12


sản xuất ra sản phẩm, cung cấp một số bộ phận nào đó của sản phẩm và tham gia phân
phối và tiêu thụ.
Tuỳ theo trình độ phát triển của mỗi nền sản xuất và lƣu thông hàng hóa, tính
chất của sản phẩm (có thể tiêu dùng ngay hay phải qua chế biến), vị trí của ngƣời tiêu
dùng cuối cùng trên thị trƣờng (trong vùng hay ngoài vùng, trong nƣớc hay ngoài
nƣớc) mà số lƣợng các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị của sản phẩm đó có khác
nhau. Sản phẩm nông sản có thể trực tiếp tới tay ngƣời tiêu dùng dƣới hình thức bán lẻ
tại đồng ruộng, ở các làng cá, ao cá, trang trại chăn nuôi… hoặc bán lẻ trực tiếp ở các

chợ nông thôn, thành phố; và cũng có thể phải trải qua nhiều tác nhân nhƣ: thu gom
sản phẩm, chế biến, ngƣời bán buôn, ngƣời bán lẻ, ngƣời tiêu dùng,..
Mặt khác trong chuỗi GTNN, sự tham gia trực tiếp vào chuỗi có thể ở công
đoạn sản xuất, tạo ra các sản phẩm thô (tƣơi sống) hoặc công đoạn chế biến [6]. Quá
trình tạo ra giá trị gia tăng ở hai công đoạn này rất khác nhau. Sản phẩm mỗi một lần
trải qua một công đoạn trong chuỗi là một lần thay đổi quyền sở hữu. Mỗi lần thay đổi
quyền sở hữu đi theo nó là một lần bổ sung thêm giá trị vào sản phẩm. Nếu chỉ dừng
lại ở công đoạn tạo ra sản phẩm thô (tƣơi sống) thì giá trị gia tăng rất thấp và thấp hơn
nhiều so với sản phẩm qua công đoạn chế biến.
Do đặc điểm của ngành nông nghiệp, đối tƣợng sản xuất là các sinh vật, chúng
chịu ảnh hƣởng của quy luật sinh học (quá trình sinh trƣởng và phát triển của sinh vật)
và quy luật tự nhiên (môi trƣờng đất, nƣớc, khí hậu,..) nên có nhiều rủi ro. Chính vì
vậy, kết quả sản xuất không ổn định, năng suất lao động rất thấp, khả năng đầu tƣ rất
hạn chế,... ảnh hƣởng đến hiệu quả của sản xuất. Trong khi đó, tham gia công đoạn chế
biến là những nhà đầu tƣ có vốn và mục đích sản xuất kinh doanh làm sao tối đa hóa
đƣợc lợi nhuận.
Sự chia sẻ lợi ích giữa hai công đoạn sản xuất và công đoạn chế biến thƣờng khó
khăn và luôn mang những mâu thuẫn, đôi khi là đối kháng, bất hợp tác, đặc biệt phổ
biến hầu hết các chuỗi giá trị nông sản nói chung. Sự hợp nhất giữa hai nhóm công
đoạn nói trên tạo ra mối liên kết dọc, là điều kiện tiên quyết của sự hình thành và phát
triển chuỗi GTNS. Trong trƣờng hợp chuỗi GTNS mang tính toàn cầu thì hai công
đoạn này phải đƣợc tổ chức rất chặt chẽ để tạo nên mối liên kết dọc giữa sản xuất với
chế biến công nghiệp, điều này là vô cùng khó vì nhà chế biến thƣờng không quan tâm
tới sự hài lòng hay không hài lòng của ngƣời nông dân đã cung cấp nguyên liệu cho mình.
13


Sự tham gia trực tiếp vào chuỗi GTNS sẽ gặp phải trở ngại lớn về khả năng liên
kết với các tác nhân ở công đoạn chế biến. Chính vì vậy, cùng với việc nâng cao hiệu
của từng tác nhân tham gia vào chuỗi GTNS thì vấn đề chính cần xác định là những

hoạt động và thành phần nào của chuỗi đƣợc phối hợp và gia tăng giá trị cho hàng hoá.
Điều quan trọng là phải xác định đƣợc ai đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi GTNN, ai
sẽ phối hợp và thúc đẩy toàn bộ chuỗi [6].
Tóm lại, Các tác nhân tham gia chuỗi GTNN là các tác nhân thực hiện những
chức năng cơ bản của chuỗi giá trị mà điển hình là nông dân, các DN chế biến nhỏ và
vừa, các nhà bán buôn và các nhà bán lẻ, các nhà xuất khẩu, có một điểm chung là tại
một khâu nào đó trong chuỗi giá trị, họ sẽ trở thành ngƣời chủ sở hữu của sản phẩm
(nguyên liệu thô, bán thành phẩm hay thành phẩm); Và các DN, các cơ quan nhà nƣớc,
các cơ quan chuyên biệt của ngành nhƣ các viện nghiên cứu, viện công nghệ,... có
quan hệ với một chuỗi giá trị nhƣ các nhà cung cấp dịch vụ vv..
1.1.3. Sự cần thiết tham gia chuỗi giá trị ngành hàng nông sản
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất bao gồm nhiều hoạt động sản xuất
cụ thể có tính chất tƣơng đối khác nhau nhƣng có mối liên quan chặt chẽ với nhau nhƣ:
trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và các dịch vụ nông nghiệp... Khi trình độ lực lƣợng sản
xuất thấp kém, các hoạt động sản xuất cụ thể nói trên chƣa có sự tách biệt rõ ràng,
thậm chí còn lồng vào nhau. Trong điều kiện nhƣ vậy, khối lƣợng sản phẩm sản xuất
ra còn ít với chất lƣợng thấp và chủ yếu đáp ứng nhu cầu thị trƣờng nhỏ hẹp. Ngày
nay, dƣới tác động mạnh mẽ của sự phát triển lực lƣợng sản xuất và phân công lao
động xã hội làm cho các hoạt động sản xuất đƣợc chuyên môn hóa ngày càng cao. Các
hoạt động chuyên môn hóa trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và dịch vụ nông nghiệp có
trình độ và quy mô phát triển tùy thuộc nhu cầu thị trƣờng và mỗi hoạt động lại dựa
trên nền tảng nhất định về cơ sở vật chất kỹ thuật và phƣơng pháp công nghệ, tạo nên
những ngành chuyên môn hóa hẹp có tính chất độc lập tƣơng đối nhƣ: công nghiệp chế
biến, cơ khí chế tạo máy móc nông nghiệp, công nghiệp sản xuất thức ăn cho chăn
nuôi, công nghiệp sản xuất phân bón cho trồng trọt...
Tuy vậy, do đặc điểm của sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp, tính
liên kết vốn có của các hoạt động nuôi trồng, chế biến và dịch vụ lại đòi hỏi phải gắn
bó các ngành chuyên môn hóa hẹp đó trong một thể thống nhất, ở trình độ cao hơn
mang tính liên ngành. Chính vì vậy các ngành, các doanh nghiệp muốn thành công
14



×