Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam giai đoạnh 2006 đến 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 120 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM







VŨ THỊ PHƯƠNG THẢO



NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH
VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2011




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ










THÁI NGUYÊN, NĂM 2012

Header Page 1 of 120.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM








VŨ THỊ PHƯƠNG THẢO



NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH
VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2011

Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60-31-95


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Như Vân






THÁI NGUYÊN, NĂM 2012

Header Page 2 of 120.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, dựa trên các nguồn
thông tin tư liệu chính thức với độ tin cậy cao và chưa từng được ai công
bố trong bất kì một công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 08 năm 2012.



VŨ THỊ PHƯƠNG THẢO
Học viên cao học khóa 18
Chuyên ngành: Địa lý học
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên







Header Page 3 of 120.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3

LỜI CẢM ƠN !

Là học viên cao học, chúng em luôn được các thầy cô giáo khuyến khích
và tạo điều kiện trong việc học tập nói chung, cũng như trong nghiên cứu
khoa học nói riêng.
Trong quá trình tiến hành đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
thầy giáo, tiến sĩ Vũ Như Vân. Bởi vậy, những dòng đầu tiên mà em muốn
viết là lời cảm ơn chân thành gửi tới thầy.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Địa Lý
trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đã dìu dắt, giúp đỡ, truyền đạt cho em những kiến thức sâu rộng, quý
báu trong suốt thời gian qua.
Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo, tiến sĩ Vũ Như Vân, cùng sự
giúp đỡ, ủng hộ của các thầy cô giáo và tập thể lớp, em đã hoàn thành đề tài này.
Do thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế, đề tài không tránh
khỏi nhiều thiếu sót. Qua đây, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý
kiến của quý thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Vũ Thị Phương Thảo

Header Page 4 of 120.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
i


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục i
Danh mục các chữ viết tắt iii
Danh mục các bảng iv
Danh mục các hình vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Phạm vi nghiên cứu 6
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 6
6. Những đóng góp chính của đề tài 8
7. Cấu trúc luận văn 8
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9
1.1. Cơ sở lí luận 9
1.1.1. Lý luận về năng lực cạnh tranh 9
1.1.2. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 14
1.2. Cơ sở thực tiễn 20
1.2.1. Tổng quan về năng lực canh tranh của cả nước 20
1.2.2. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011 24
1.2.3. Khái quát năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ 26
Header Page 5 of 120.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5

ii

Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH
VÙNG ĐÔNG BẮC GIAI ĐOẠN 2006 – 2011 32
2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh vùng Đông Bắc 32
2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 32
2.1.2. Các nhân tố tự nhiên 33
2.1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội 35
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vùng Đông Bắc
giai đoạn 2006 – 2011 36
2.2.1. Xếp hạng chung chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
của các tỉnh vùng Đông Bắc giai đoạn 2006 – 2011 36
2.2.2. Sự biến động của các chỉ số thành phần trong tổng điểm
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của các tỉnh vùng Đông Bắc 43
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CẤP TỈNH VÙNG ĐÔNG BẮC 74
3.1. Quan điểm chiến lược về ba giải pháp đột phá theo tinh thần
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và sự vận dụng trong
điều kiện vùng Đông Bắc. 73
3.2. Giải pháp không gian lãnh thổ nhằm thu hẹp khoảng cách về
năng lực cạnh tranh giữa các tỉnh vùng Đông Bắc 75
3.2.1. Các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc 76
3.2.2. Các tỉnh miền núi vùng Đông Bắc 83
3.2.3. Tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh cho các tỉnh có PCI
ở nhóm thấp nhất nhằm thu hẹp khoảng cách về năng lực
cạnh tranh giữa các tỉnh vùng Đông Bắc 87
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
Header Page 6 of 120.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



CCHCC Cải cách hành chính công
CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GDP Tổng giá trị quốc nội
KH & ĐT Kế hoạch và Đầu tư
NLCC Năng lực cạnh tranh
PCI Chỉ số Năng lực cạnh trạnh cấp tỉnh
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Uỷ ban nhân dân
VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
CIEM
Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới







Header Page 7 of 120.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: So sánh giá trị trung vị của điểm số PCI các tỉnh vùng Đông Bắc
với các vùng khác trong cả nước giai đoạn 2006 – 2011 37
Bảng 2.2: Điểm số PCI đã có trọng số của các tỉnh vùng Đông Bắc
giai đoạn 2006 – 2011 38
Bảng 2.3: Xếp hạng PCI các tỉnh vùng Đông Bắc trong cả nước
giai đoạn 2006 – 2011 40
Bảng 2.4: Xếp hạng PCI các tỉnh vùng Đông Bắc trong nội vùng
giai đoạn 2006 – 2011 40
Bảng 2.5: Xếp loại nhóm điều hành của PCI các tỉnh vùng Đông Bắc
giai đoạn 2006 – 2011 41
Bảng 2.6: Top 10 tỉnh thành có điểm số cao nhất cả nước trong chỉ số
Chi phí gia nhập thị trường năm 2011 43
Bảng 2.7: Điểm số Chi phí gia nhập thị trường của các tỉnh
vùng Đông Bắc giai đoạn 2006 - 2011 44
Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu Chi phí gia nhập thị trường của các tỉnh
vùng Đông Bắc qua các năm 45
Bảng 2.9: Điểm số Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất
của các tỉnh vùng Đông Bắc giai đoạn 2006 - 2011 47
Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng
đất của các tỉnh vùng Đông Bắc qua các năm 48
Bảng 2.11: Điểm số Tính minh bạch và tiếp cận thông tin của các tỉnh

vùng Đông Bắc giai đoạn 2006 - 2011 51
Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu Tính minh bạch và tiếp cận thông tin của
các tỉnh vùng Đông Bắc qua các năm 52
Bảng 2.13: Điểm số Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của
nhà nước của các tỉnh vùng Đông Bắc giai đoạn 2006 - 2011 54
Header Page 8 of 120.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8
v

Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu Chi phí thời gian của các tỉnh vùng
Đông Bắc qua các năm 55
Bảng 2.15: Điểm số Chi phí không chính thức của các tỉnh
vùng Đông Bắc giai đoạn 2006 - 2011 57
Bảng 2.16: Một số chỉ tiêu Chi phí không chính thức của các tỉnh
vùng Đông Bắc qua các năm 58
Bảng 2.17: Điểm số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo các tỉnh
vùng Đông Bắc giai đoạn 2006 - 2011 60
Bảng 2.18: Một số chỉ tiêu Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo
các tỉnh vùng Đông Bắc qua các năm 61
Bảng 2.19: Điểm số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của các tỉnh
vùng Đông Bắc giai đoạn 2006 - 2011 63
Bảng 2.20: Một số chỉ tiêu Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của các tỉnh
vùng Đông Bắc qua các năm 64
Bảng 2.21: Điểm số Đào tạo lao động của các tỉnh vùng Đông Bắc
giai đoạn 2006 – 2011 67
Bảng 2.22: Một số chỉ tiêu Đào tạo lao động của các tỉnh
vùng Đông Bắc qua các năm 68
Bảng 2.23: Điểm số Thiết chế pháp lý của các tỉnh vùng Đông Bắc
giai đoạn 2006 – 2011 70
Bảng 2.24: Một số chỉ tiêu Thiết chế pháp lý của các tỉnh

vùng Đông Bắc qua các năm 71
Bảng 3.1: Tổng hợp một số chỉ tiêu đại diện các tỉnh biên giới
vùng Đông Bắc 76
Bảng 3.2: Tổng hợp một số chỉ tiêu đại diện các tỉnh miền núi
vùng Đông Bắc 83
Bảng 3.3: Nhóm các tỉnh có PCI cao của vùng Đông Bắc 87
Bảng 3.4: Nhóm các tỉnh có PCI thấp của vùng Đông Bắc 88
Header Page 9 of 120.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9
vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các chỉ số thành phần trong PCI
của Việt Nam 19
Hình 1.2: Lược đồ 10 tỉnh trong nghiên cứu PCI
vùng Đông Bắc Việt Nam 28
Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện điểm số PCI các tỉnh vùng Đông Bắc
qua các năm 39
Hình 2.2: Kết quả xếp hạng chỉ số PCI các tỉnh vùng Đông Bắc
năm 2006 42
Hình 2.3: Kết quả xếp hạng chỉ số PCI các tỉnh vùng Đông Bắc
năm 2011 42
Hình 2.4: Một số chỉ tiêu Chi phí gia nhập thị trường của các tỉnh
vùng Đông Bắc qua các năm 46
Hình 2.5: Một số chỉ tiêu Tiếp cận đất đai của các tỉnh vùng Đông Bắc
qua các năm 49
Hình 2.6: Một số chỉ tiêu Tính minh bạch của các tỉnh vùng Đông Bắc
qua các năm 53
Hình 2.7: Một số chỉ tiêu Chi phí thời gian của các tỉnh vùng Đông Bắc

qua các năm 56
Hình 2.8: Một số chỉ tiêu Chi phí không chính thức của các tỉnh
vùng Đông Bắc qua các năm 59
Hình 2.9: Một số chỉ tiêu Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo
các tỉnh vùng Đông Bắc qua các năm 62
Hình 2.10: Một số chỉ tiêu Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của các tỉnh
vùng Đông Bắc qua các năm 65
Hình 2.11: Một số chỉ tiêu Đào tạo lao động của các tỉnh vùng Đông Bắc
qua các năm 69
Header Page 10 of 120.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10
vii

Hình 2.12: Một số chỉ tiêu Thiết chế pháp lý của các tỉnh vùng Đông Bắc
qua các năm 72
Hình 3.1: Điểm số PCI các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc năm 2011 77
Hình 3.2: Kết quả 9 chỉ số thành phần PCI 2010-2011 của tỉnh Lào Cai 78
Hình 3.3: Kết quả 9 chỉ số thành phần PCI 2010-2011 của tỉnh Cao Bằng .
Hình 3.4: Điểm số PCI các tỉnh miền núi vùng Đông Bắc năm 2011 81
Hình 3.5: Kết quả 9 chỉ số thành phần PCI 2010-2011 của tỉnh Yên Bái 85
Hình 3.6: Kết quả 9 chỉ số thành phần PCI 2010-2011 của tỉnh Bắc Kạn 86


Header Page 11 of 120.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ sau gia nhập WTO năm 2007, môi trường kinh doanh theo nguyên

tắc cạnh tranh ở Việt Nam đến nay đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực
trên phạm vi cả nước cũng như theo các địa phương. Thành tựu nổi bật về
nhận thức cũng như thực tiễn là việc nghiên cứu chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh/thành phố, gọi chung là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI),
góp phần nâng cao chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy phát triển doanh
nghiệp mỗi địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Với việc phân tích
PCI hàng năm, địa phương sẽ nắm bắt được cảm nhận của các doanh nghiệp
tư nhân về cơ chế điều hành kinh tế tư nhân ở địa phương, tìm ra điểm mạnh,
điểm yếu trong công tác điều hành kinh tế cấp tỉnh. Qua đó, các địa phương
sẽ đưa ra giải pháp điều chỉnh đồng bộ và kịp thời.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được các nhà đầu tư sử dụng
làm nguồn tài liệu tham khảo khi đưa ra các quyết định đầu tư và tác động đến
các sáng kiến, chính sách về đầu tư tại địa phương. Trên phạm vi cả nước, với
mục tiêu cung cấp đầu vào cho quá trình ra quyết định và lựa chọn chính sách
của các nhà lãnh đạo Việt Nam, Báo cáo Năng lực cạnh tranh Quốc gia đầu
tiên của Việt Nam (VCR) đã được công bố vào năm 2010, qua đó cung cấp
một cái nhìn tổng thể về nền kinh tế Việt Nam ở cấp vùng cũng như quốc gia.
Trên giác độ quản lý đất nước, vùng được quan niệm là cấp trung gian
giữa quốc gia và các địa phương (cấp tỉnh/thành phố). Trong hệ thống 7 vùng
kinh tế - xã hội ở nước ta, Trung du - miền núi Bắc Bộ là một vùng giàu tiềm
năng phát triển kinh tế - xã hội, có vị trí địa - chính trị quan trọng và ý nghĩa
lịch sử to lớn, đồng thời là địa bàn cư trú của cộng đồng các dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội cho thấy đây vẫn là một vùng
có tốc độ phát triển thấp so với các vùng khác trong cả nước. Vì vậy, việc
Header Page 12 of 120.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12
2

nghiên cứu năng lực cạnh tranh nền kinh tế của các tỉnh trong vùng sẽ góp
phần phản ánh hiện trạng, lý giải nguyên nhân, đồng thời đóng góp một số

giải pháp và định hướng phát triển tích cực nhằm cải thiện năng lực cạnh
tranh của các tỉnh trong vùng, nâng cao vị thế của vùng trong cả nước. Hơn
nữa, dưới góc độ địa lý học, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và vùng
kinh tế là những đối tượng của phân ngành địa lý kinh tế - xã hội. Do đó, việc
nghiên cứu và tìm hiểu nội dung của chỉ số này trong một vùng cụ thể sẽ giúp
học viên có cái nhìn sâu sắc, thấu đáo về nền kinh tế - xã hội của một vùng
miền trong hệ thống lãnh thổ cả nước.
Tuy nhiên, Trung du miền núi Bắc Bộ có sự phân hoá không gian lãnh
thổ kinh tế - xã hội rõ nét giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Như GS.
Lê Bá Thảo đã từng nhận xét, Trung Du miền núi Bắc Bộ là một vùng gồm
hai thực thể: Đông Bắc và Tây Bắc. Vì vậy, do sự hạn chế về trình độ và thời
gian nghiên cứu, đề tài chỉ đề cập đến năng lực cạnh tranh nền kinh tế cấp
tỉnh của vùng Đông Bắc.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam
giai đoạn 2006 - 2011”
Đề tài được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Như Vân
và sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa Địa lý, trường Đại học Sư Phạm -
Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thuật ngữ “cạnh tranh” được sử dụng phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh
vực như kinh tế, thương mại, luật chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao; thường
xuyên được nhắc tới trong các sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như
các phương tiện thông tin đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng,
từ nhiều góc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều những khái niệm khác nhau về
Header Page 13 of 120.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13
3

“cạnh tranh”. Rất nhiều các học giả đã đi vào nghiên cứu để tìm ra một khái

niệm chung nhất về “cạnh tranh” nhưng đến nay vẫn chưa có một khái niệm
nào thống nhất.
Trong phạm vi của đề tài, tôi chỉ xin đề cập đến mặt cạnh tranh về kinh
tế. Năm 1980, Michael Porter đã đưa ra khái niệm về cạnh tranh trong kinh
doanh như sau: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là
tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà
doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi
nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có
thể giảm đi.
Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam tồn tại rất nhiều các chỉ số liên quan
đến thuật ngữ “cạnh tranh” như: Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI),
Chỉ số năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI). Việc công bố báo cáo các chỉ số hàng năm giúp ích rất
nhiều cho công tác điều hành kinh tế.
Chỉ số năng lực cạnh tranh không phải là vấn đề mới mẻ và xa lạ đối với
các học giả kinh tế trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Rất nhiều tác giả trên
thế giới đã đi sâu nghiên cứu và đưa ra những học thuyết cạnh tranh nổi tiếng
như: Các học giả của trường phái cổ điển A.Smith, John Stuart Mill, Darwin,
C.Mác và trường phái hiện đại của GS. Michael Porter và GS. Jeffrey Shach
(Đại học Harvard, Hoa Kỳ), cùng nhiều đồng nghiệp khác. Các tác giả thuộc
trường phái hiện đại đã xây dựng được hệ thống thống kê chỉ số năng lực
cạnh tranh toàn cầu và xuất bản các cuốn niên giám hàng năm.
Từ năm 2005 đến nay, hàng năm nước ta đều có báo cáo về năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cùng Dự án
nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
tài trợ thực hiện. Trải qua 7 năm ứng dụng, việc nghiên cứu chỉ số năng lực cạnh
Header Page 14 of 120.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14
4


tranh cấp tỉnh đã thu được những kết quả khả quan thúc đẩy sự phát triển của
khu vực kinh tế tư nhân.[1] - [7]
Về Báo cáo Năng lực cạnh tranh Việt Nam (VCR), năm 2009, Phó Thủ
tướng Hoàng Trung Hải đề nghị Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) và
Học viện Năng lực Cạnh tranh Châu Á của Singapore (ACI) phối hợp xây
dựng Báo cáo NLCT Quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Giáo sư Michael
E.Porter tham gia vào dự án này với vai trò là Chủ tịch Hội đồng Tư vấn
Quốc tế của ACI và thông qua sự tham gia chỉ đạo về mặt chuyên môn của
nhóm cộng sự nghiên cứu của ông tại Học viện Chiến lược và NLCT, Đại học
Harvard, trong quá trình xây dựng báo cáo. Báo cáo này đã được công bố vào
cuối tháng 11 năm 2010.
Cùng với việc đề xuất nghiên cứu về năng lực cạnh tranh nói chung, của
một số viện nghiên cứu và các nhà khoa học, Đảng và Nhà nước ta sớm nhận
thấy tầm quan trọng của việc xây dựng luật về cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trường có sự điều tiết của nhà nước, định huớng xã hội chủ nghĩa. Luật cạnh
tranh đã được công bố ngày 14/12/2004 (Số 23/2004/L-CTN). Theo đó,
doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo
hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh. Việc cạnh tranh phải được
thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà
nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của
người tiêu dùng và phải tuân theo các qui định của luật này. Luật cạnh tranh
qui định kiểm soát hành vi hạn chế kinh doanh; Hành vi cạnh tranh không
lành mạnh; Cơ quan quản lí cạnh tranh, hội đồng cạnh tranh; Điều tra, xử lí
vụ việc cạnh tranh. Điều khoản thi hành Luật cạnh tranh cũng qui định trường
hợp điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam kí kết hoặc gia nhập có qui
định khác với qui định của Luật này thì áp dụng qui định của điều ước quốc tế
đó. [9].
Header Page 15 of 120.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15
5


Xét trên góc độ địa lý học, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là đối
tượng của chuyên ngành địa lý kinh tế và có thể nghiên cứu để phục vụ việc
học tập và giảng dạy về địa lý doanh nghiệp, địa phương, và các phân ngành
hay hoạt động kinh tế. Nhận thức tầm quan trọng của nghiên cứu năng lực cạnh
tranh nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế các doanh nghiệp và địa phương, các
nhà địa lí đã vận dụng trong nghiên cứu vùng Đông Bắc, coi đó là hướng đi
hợp lý và cần thiết. [12].
Tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy đây là lĩnh vực khoa học và thực tiễn mới
mẻ, cần được nghiên cứu sâu hơn, trên các khía cạnh kinh tế cũng như khía
cạnh địa lí kinh tế - xã hội nhằm góp phần đổi mới phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu Địa lí Việt Nam vì mục đích đổi mới và phát triển.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Tìm hiểu nội dung và cách tiếp cận địa lý trong nghiên cứu năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh của một địa bàn lãnh thổ cụ thể là vùng Đông Bắc; kết
hợp so sánh chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giữa các tỉnh trong
vùng và đánh giá tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế của toàn vùng;
từ đó định hướng một số giải pháp nhằm nâng cao NLCC cấp tỉnh của vùng
Đông Bắc.
3.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan các nguồn thông tin tư liệu có chọn lọc, phân tích, tách lọc
và tổng hợp tài liệu có liên quan đến những vấn đề lý luận và thực tiễn của
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, từ đó vận dụng vào nghiên cứu các địa phương
của vùng Đông Bắc giai đoạn 2006 - 2011.
- Dựa trên các nguồn tài liệu định tính và định lượng, so sánh được PCI
giữa các tỉnh trong vùng, đánh giá hiện trạng, giải thích nguyên nhân, đề xuất
một số giải pháp và phương hướng phát triển cho các tỉnh trong vùng.
Header Page 16 of 120.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16

6

4. Phạm vi nghiên cứu
- Về lý luận: Nghiên cứu nội dung năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của
vùng Đông Bắc về: hiện trạng, nguyên nhân và định hướng phát triển.
- Về phạm vi không gian: Về cơ cấu hành chính - lãnh thổ, vùng Đông Bắc
bao gồm 11 tỉnh. Tuy nhiên, theo đánh giá, xếp hạng của VCCI thì tỉnh Quảng
Ninh được xếp vào vùng Đồng bằng Sông Hồng. Như vậy, phạm vi nghiên cứu
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vùng Đông Bắc chỉ bao gồm 10 tỉnh: Hà Giang,
Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn,
Bắc Giang, Phú Thọ.
- Về phạm vi thời gian: Giai đoạn 2006 - 2011.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm
5.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống và tổng hợp
Bản thân mỗi vùng là một hệ thống do nhiều phần tử cấu thành, có bản
chất, có chức năng khác nhau, hình thành và hoạt động theo các quy luật khác
nhau nhưng giữa chúng có quan hệ tương tác chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau.
Theo quan điểm này, vùng Đông Bắc sẽ được xem xét như một tổng thể hoàn
chỉnh. Trong đó các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và con người có quan hệ
hữu cơ với nhau và ảnh hưởng đến các chỉ số thành phần của CPI các tỉnh
trong vùng, cũng như ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của toàn vùng.
Đồng thời quan điểm này cũng đặt vùng Đông Bắc trong mối quan hệ với
Trung du miền núi Bắc Bộ và toàn hệ thống lãnh thổ của cả nước. Vì vậy, các
định hướng phát triển của vùng phải phù hợp với các chính sách và lợi ích
quốc gia.
5.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Mọi sự vật, hiện tượng địa lí đều tồn tại và phát triển trên một không
gian lãnh thổ nhất định. Từ quan điểm này, khi nghiên cứu năng lực cạnh
Header Page 17 of 120.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17
7

tranh cấp tỉnh của vùng Đông Bắc, ta cần thấy ảnh hưởng của sự khác biệt về
địa lý giữa các tỉnh trong phạm vi của vùng đến các kết quả nghiên cứu.
5.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Sự hình thành và phát triển của vùng nói riêng, hệ thống lãnh thổ nói chung
là một quá trình lịch sử và luôn luôn có sự vận động, phát triển. Sự phát triển của
vùng mang tính kế thừa. Hiện trạng phát triển của các tỉnh trong vùng ở hiện tại
là kết quả của quá trình phát triển trong lịch sử đồng thời là cơ sở, căn cứ cho
phát triển trong tương lai của vùng. Vì vậy, khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh của vùng Đông Bắc cần phải nghiên cứu trong thời gian từ quá khứ đến
hiện tại và trong tương lai.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin: tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn
tài liệu khác nhau (sách, báo, nghị quyết, báo cáo, internet ) để có được nguồn
thông tin liên quan đến vấn đề năng lực cạnh tranh nền kinh tế của vùng Đông
Bắc năm 2010.
5.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: từ những nguồn tài
liệu phong phú, đa dạng đã thu thập được cần phải phân tích, tổng hợp và chắt
lọc thông tin để rút ra những kết luận khoa học cần thiết.
5.2.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: đây là phương pháp cần
thiết trong quá trình nghiên cứu vì có rất nhiều số liệu cần hệ thống, liệt kê và
xử lý để phục vụ đề tài.
5.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ: đây là phương pháp đặc trưng trong
nghiên cứu địa lý và hết sức cần thiết khi đối tượng nghiên cứu ở đây có liên
quan đến yếu tố không gian của một vùng lãnh thổ xác định.
5.2.5. Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng phổ biến
trong quá trình nghiên cứu nhằm so sánh những điểm giống và khác nhau
Header Page 18 of 120.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18
8

giữa các tỉnh, từ đó đánh giá được những điểm yếu và điểm mạnh, tìm ra định
hướng phát triển phù hợp cho các tỉnh trong vùng.
6. Những đóng góp chính của đề tài
- Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc những vấn đề liên quan đến hướng
nghiên cứu, luận văn làm sáng tỏ thêm về cơ sở lí luận và thực tiễn của năng lực
cạnh tranh nền kinh tế và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, vận dụng chúng
vào việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vùng Đông Bắc Việt Nam
giai đoạn 2006 - 2011.
- Đánh giá hiện trạng, lý giải nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh của vùng Đông Bắc giai đoạn 2006 - 2011.
- Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh nền kinh tế của vùng Đông Bắc trong tương lai.
- Luận văn là nguồn tư liệu tham khảo giúp sinh viên, học viên tìm hiểu
tốt hơn các khía cạnh của nền kinh tế địa phương được nghiên cứu.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận; danh mục bảng biểu, hình vẽ; tài
liệu tham khảo , phần nội dung của luận văn được trình bày theo ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Những nhân tố ảnh hưởng và thực trạng năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh vùng Đông Bắc giai đoạn 2006 - 2011.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vùng
Đông Bắc.






Header Page 19 of 120.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19
9

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Lý luận về năng lực cạnh tranh
Thuật ngữ “cạnh tranh” và “năng lực cạnh tranh” được sử dụng phổ
biến, thường xuyên được nhắc tới trên các diễn đàn kinh tế cũng như trên
các phương tiện thông tin đại chúng, thu hút được sự quan tâm của giới
nghiên cứu và được phân tích từ nhiều góc độ khác nhau.
Điểm lại lý thuyết cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lịch sử có
thể thấy hai trường phái tiêu biểu: Trường phái cổ điển và trường phái hiện
đại. Trường phái cổ điển với các đại biểu tiêu biểu như A.Smith, John
Stuart Mill, Darwin và C.Mác đã có những đóng góp nhất định trong lý
thuyết cạnh tranh sau này. Trường phái hiện đại với hệ thống lý thuyết đồ
sộ gồm 3 quan điểm tiếp cận: Tiếp cận theo tổ chức ngành với đại diện là
trường phái Chicago và Harvard; Tiếp cận tâm lý với đại diện là Meuger,
Mises, Chumpeter, Hayek thuộc trường phái Viên; Tiếp cận “cạnh tranh
hoàn hảo” phát triển lý thuyết của Tân cổ điển.
Hiện nay, còn nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên
các cấp độ khác nhau. Cụ thể:
1.1.1.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia.
Đây là một khái niệm phức hợp, bao gồm các yếu tố vĩ mô, đồng thời
cũng bao gồm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cả nước.
Cạnh tranh quốc gia được phản ánh qua một loạt các chỉ tiêu và được
nghiên cứu ngày càng nhiều từ những năm 1970 - 1980. Nổi tiếng là những

công trình của nhà kinh tế học Michale Poster với nhiều công trình về cạnh
Header Page 20 of 120.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20
10

tranh nói chung, trong một số lĩnh vực và của một số nước quan trọng như
Nhật Bản, Mỹ, Tây Âu, v.v…
Năng lực cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là năng lực của một nền
kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định
kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân. Một số tổ chức quốc tế
(như diễn đàn kinh tế thế giới WEF, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
OECD, Viện phát triển quản lý IMD ở Lausanne, Thụy Sỹ v.v.) tiến hành
điều tra so sánh và xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của các nền kinh tế
trên thế giới. Các nhà đầu tư quốc tế thường tham khảo các xếp hạng này làm
căn cứ để lựa chọn địa điểm đầu tư. Vì vậy, các xếp hạng đó có ý nghĩa quan
trọng đối với các chính phủ và doanh nhân.
1.1.1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay vẫn chưa
được hiểu một cách thống nhất. Dưới đây là một số cách tiếp cận cụ thể về
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý.
Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và
mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm
khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ
hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh
nghiệp. Cách quan niệm này có thể gặp trong các công trình nghiên cứu
của Mehra (1998), Ramasamy (1995), Buckley (1991), Schealbach (1989)
hay ở trong nước như của CIEM. Cách quan niệm như vậy tương đồng với
cách tiếp cận thương mại truyền thống đã nêu trên. Hạn chế trong cách
quan niệm này là chưa bao hàm các phương thức, chưa phản ánh một cách
bao quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.

Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu
trước sự tấn công của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách
Header Page 21 of 120.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21
11

năng lực của Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế
về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới. CIEM cho rằng: năng lực
cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác
đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy
mang tính chất định tính, khó có thể định lượng.
Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố
sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều
kiện cạnh tranh quốc tế. Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thước
đo duy nhất về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn
với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế
cạnh tranh. Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm cho rằng: năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các
lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu cũng có ý kiến tương
tự: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh
tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh,
chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.
Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp với năng lực kinh doanh. Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn chưa được hiểu thống nhất. Để có thể
đưa ra quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù hợp, cần lưu ý
thêm một số vấn đề sau đây:

Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối
cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong nền kinh tế
thị trường tự do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và
Header Page 22 of 120.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22
12

năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối
thủ cạnh tranh; trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh
trên cơ sở tối đa hoá số lượng hàng hóa nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở
thị phần; còn trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, cạnh tranh đồng
nghĩa với mở rộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệp phải cạnh tranh
không gian, cạnh tranh thị trường, cạnh tranh tư bản và do vậy quan niệm
về năng lực cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới.
Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng tranh đua, tranh
giành của các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các
yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng không
gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới.
Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được
phương thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền
thống và những phương thức hiện đại - không chỉ dựa trên lợi thế so sánh
mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào quy chế.
Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp như sau: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy
trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng
lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi
ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.
Cạnh tranh doanh nghiệp là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với
nhau. Các doanh nghiệp tranh giành một đối tượng khách hàng. Một doanh
nghiệp được coi là có sức cạnh tranh là doanh nghiệp có khả năng giành,

duy trì và mở rộng thị phần để có lợi nhuận cao.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì
và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường
cạnh tranh trong nước. Một doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều
Header Page 23 of 120.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23
13

sản phẩm và dịch vụ, vì vậy người ta còn phân biệt năng lực canh tranh của
doanh nghiệp với năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.
1.1.1.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được đo bằng thị phần của
sản phẩm hay dịch vụ cụ thể trên thị trường.
Tuy nhiên, ba cấp độ: năng lực cạnh tranh quốc gia; năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp và năng lực canh tranh của sản phẩm, dịch vụ có
quan hệ qua lại mật thiết với nhau, chế định và phụ thuộc lẫn nhau. Một
nền kinh tế có năng lực cạnh tranh quốc gia cao phải có nhiều doanh
nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, ngược lại để tạo điều kiện cho doanh
nghiệp có năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh của nền kinh tế phải
thuận lợi, các chính sách kinh tế vĩ mô phải rõ ràng, có thể dự báo được,
nền kinh tế phải ổn định; bộ máy nhà nước phải trong sạch, hoạt động có
hiệu quả có tính chuyên nghiệp.
Mặt khác, tính năng động, nhạy bén trong quản lý doanh nghiệp cũng
là một yếu tố quan trọng, vì trong cùng một môi trường kinh doanh có
doanh nghiệp rất thành công trong khi doanh nghiệp khác lại thất bại. Năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp được đo thông qua lợi nhuận, thị phần của doanh nghiệp, thể
hiện qua chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Là tế bào của nền kinh
tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo cơ sở cho năng lực cạnh tranh
quốc gia.

Đồng thời, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng thể hiện qua
năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh.
Doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay một số sản phẩm, dịch vụ có
năng lực cạnh tranh.
Hiện nay, chưa có một lý thuyết nào hoàn toàn có tính thuyết phục về
vấn đề này, do đó không có lý thuyết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh. Tuy
Header Page 24 of 120.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24
14

nhiên, hai hệ thống lý thuyết với hai phương pháp đánh giá được các quốc
gia và các thiết chế kinh tế quốc tế sử dụng nhiều nhất: Phương pháp thứ
nhất do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thiết lập trong bản Báo cáo cạnh
tranh toàn cầu; Phương pháp thứ hai do Viện Quốc tế về quản lý và phát
triển (IMD) đề xuất trong cuốn Niên giám cạnh tranh thế giới. Cả hai
phương pháp trên đều do một số GS Đại học Harvard như Michael Porter,
Jeffrey Shach và một số chuyên gia của WEF như Cornelius, Mache
Levison tham gia xây dựng.
1.1.2. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
1.1.2.1. Khái niệm chỉ số PCI
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được xây dựng từ năm 2005
là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam và Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam do Cơ quan Phát
triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID/VNCI) tài trợ. Kể từ khi công bố, PCI được
sử dụng như một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá công tác quản
lý, điều hành kinh tế trên 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam dựa trên cảm
nhận của khu vực kinh tế tư nhân.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được xây dựng với mục tiêu
giúp lý giải nguyên nhân tại sao một số tỉnh thành của đất nước lại tốt hơn
các tỉnh thành khác về sự phát triển năng động của khu vực kinh tế dân

doanh, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế. Bằng cách thực hiện điều tra
mới đối với doanh nghiệp dân doanh để tìm hiểu về sự đánh giá của doanh
nghiệp đối với môi trường kinh doanh ở địa phương; kết hợp dữ liệu điều
tra với các số liệu so sánh, thu thập được từ các nguồn chính thức về điều
kiện ở địa phương, chỉ số PCI cho điểm các tỉnh theo thang điểm 100.
Năm 2005, chỉ số tổng hợp này bao gồm chín chỉ số thành phần, mỗi
chỉ số thành phần lý giải khá nhiều sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa
Header Page 25 of 120.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25

×