Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nghiên cứu chọn tạp giống ngô lai cho vùng Tây Bắc Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.01 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






ĐÀO NGỌC ÁNH






NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ LAI CHO
VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM




Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng
Mã số: 62.62.01.11





TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP










HÀ NỘI - 2015
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN KHNN VIỆT NAM





Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Mai XuânTriệu
2. TS. Phan Xuân Hào


Phảnbiện 1:
Phảnbiện 2:
Phảnbiện 3:




Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện
Họp tại Viện Khóa học Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi…… giờ……ngày…….tháng…… năm 2015






Có thể tìm hiểu luận án tại các thư viện:
- Thư viện Quốc gia – Hà Nội
- Thư việnViện Khoa họcNông nghiệp Việt Nam
- Thư viện Viện Nghiên cứu Ngô

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vùng Tây Bắc bao gồm 4 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hoà
Bình. Địa hình vùng Tây Bắc có nhiều sự biến đổi nên các loại cây trồng ở
đây rất đa dạng tùy thuộc chất đất và nguồn cung cấp nước
(Diện tích đất
canh tác của các tỉnh vùng Tây Bắc chủ yếu nhờ nước trời)
. Vì vậy, Cây
ngô với những đặc tính thích nghi rộng, dễ chăm sóc, chịu hạn tốt (Cây ngô
cần lượng mưa ít nhất 500 - 700 mm phân bố đều trong vụ), ít sâu bệnh, chi
phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao. Đã đem lại vị thế số 1 về cho cây ngô cả
về diện tích, lẫn sản lượng tại Tây Bắc. Năm 2013, so với cả nước, diện tích
toàn vùng là 250,9 nghìn ha (chiếm 21,39 %), sản lượng ngô đạt 942,9 nghìn
tấn (chiếm 18,15 %), nhưng năng suất ngô bình quân của toàn vùng Tây Bắc
lại thấp hơn nhiều so với trung bình năng suất của cả nước. Năm 2013, chỉ đạt
76,18 % ( 33,75/44,30 tạ/ha), nguyên nhân dẫn đến năng suất, sản lượng ngô
của Tây Bắc còn thấp so với tiềm năng, do diện tích trồng ngô tại đây phần
lớn không chủ động tưới tiêu và điều kiện sống của người dân ở Tây Bắc còn
khó khăn, nên đầu tư chăm bón hạn chế, chủ yếu dựa vào độ phì nhiêu tự
nhiên, dẫn tới đất đai ngày càng bị thoái hoá nghiêm trọng nhất là khu vực có
độ dốc lớn.

Với điều kiện về đất đai (có diện tích lớn, tập trung) và khí hậu thuận lợi
cho cây ngô sinh trưởng và phát triển. Đã giúp Tây Bắc không những được
biết đến là vùng sản xuất ngô hàng hóa lớn nhất, mà còn là vùng sản xuất hạt
giống ngô lai F1 của Việt Nam. Hàng năm, tại Lạc Thủy- Hòa Bình và Mai
Sơn, Mộc Châu - Sơn La, đã sản xuất ra từ 1.200 - 1.500 tấn hạt giống ngô lai
F 1 các loại (LVN 10, VN 8960, LVN 61, LVN 885, ), trong đó tiêu thụ
trong nước từ 800 - 1.000 tấn chiếm 4 - 5 % lượng giống ngô lai của cả nước.
Còn lại là xuất khẩu sang Lào, Campuchia, Myanma, Trung Quốc.
Sản xuất ngô Tây Bắc ngoài các thuận lợi ra, thì gặp không ít những khó
khăn về điều kiện canh tác, khí hậu (hạn hán đầu vụ; mưa nhiều lúc thu
hoạch; ), tạo điều kiện cho các loại sâu, bệnh hại phát triển. Đặc biệt là các
bệnh về thân, lá, bắp (đốm lá, rỉ sắt, khô vằn và thối bắp), đã làm ảnh hưởng
không nhỏ đến năng suất, chất lượng của hạt ngô được sản xuất ra tại đây.
Để bổ sung thêm các giống mới, phù hợp với điều kiện sản xuất ngô tại
Tây Bắc, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai cho
vùng Tây Bắc Việt Nam”.
2. Mục tiêu:
- Lựa chọn được nguồn vật liệu phù hợp trong chương trình chọn giống
ngô lai cho vùng Tây Bắc- Việt Nam.
- Xác định được 1 - 2 tổ hợp lai triển vọng cho vùng Tây Bắc.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học:
2
- Bước đầu xác định được các vật liệu có khả năng ứng dụng trong tạo
giống ngô lai năng suất cao cho riêng Tây Bắc và các vùng khác trên cả nước.
- Kết quả của đề tài là các dữ liệu khoa học cho các nghiên cứu sau này.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Chọn tạo và xác định được một số dòng (3 - 5 dòng), có khả năng kết
hợp tốt và cho năng suất cao, thích ứng với điều kiện khí hậu của Tây Bắc.
- Tạo được 1 – 2 tổ hợp lai ưu tú có năng suất 8 - 10 tấn/ha, chống chịu

tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất của Tây Bắc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Các giống ngô thụ phấn tự do (giống địa phương, quần thể) và các
giống ngô lai thương mại được nhập nội.
- Các dòng thuần được tạo ra từ các nguồn vật liệu khác nhau.
- Các tổ hợp lai đỉnh, lai luân phiên từ các dòng triển vọng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Thí nghiệm đánh giá vật liệu tạo dòng.
- Thí nghiệm chọn lọc đánh giá dòng.
- Thí nghiệm khảo sát THL đỉnh (Topcross), lai luân phiên (Dialen
cross).
- Thí nghiệm khảo nghiệm tác giả (so sánh các THL triển vọng), khảo
nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống ngô (VCU).

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC

1.1. Tình hình Sản xuất và tiêu thụ ngô thế giới
1.1.1. Tình hình sản xuất ngô thế giới
Ngô cùng với lúa mỳ và lúa nước - ba cây lương thực chính của loài
người đã có sự tăng trưởng liên tục về năng suất và sản lượng trong suốt gần
50 năm qua. Đặc biệt, trong khoảng thời gian này, ngô là cây trồng có tốc độ
tăng cao nhất về hai chỉ tiêu trên. Theo thống kê của Faostat năm 2013, diện
tích ngô toàn thế giới đạt 184,3 triệu ha, năng suất bình quân 55,2 tạ/ha và sản
lượng 1.016,4 triệu tấn. Đây là năm có diện tích, năng suất và sản lượng cao
nhất từ trước tới nay. So với năm 1961, năm 2013 diện tích của ngô tăng
khoảng 78,8 triệu ha, lúa nước 51,4 triệu ha, còn lúa mỳ chỉ tăng 14,2 triệu ha.
Tuy nhiên, nhờ năng suất tăng cao: ngô tăng thêm hơn 35,8 tạ/ha (từ gần 20
tạ/ha lên 55,2 tạ/ha), còn lúa nước là 25,9 tạ/ha (từ 18,7 lên 44,6 tạ/ha) và lúa

mỳ là 21,7 tạ/ha(từ 10,09 lên 32,6 tạ/ha). Sản lượng cả ba cây đều tăng rất cao,
ngô thêm 811,4 triệu tấn, lúa nước là 529,2 triệu tấn và lúa mỳ 490,8 triệu tấn.
1.1.2. Tiêu thụ ngô trên thế giới
Về tỷ lệ sử dụng ngô, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
(USDA), thì niên vụ 2013 - 2014 nguồn cung ngô thế giới có sản lượng là
3
956,67 triệu tấn, thì có đến 556,87 triệu tấn. Ngô được sản xuất và tiêu thụ
nhiều nhất ở Mỹ (30,7%), Trung Quốc (24,25 %) và Brazil (21,2 %), chủ yếu
làm thức ăn gia súc và dùng trong công nghiệp. Mỹ và Brazil cũng là hai nước
dẫn đầu về xuất khẩu ngô trên thế giới, trong khi đó dẫn đầu trong các nước
nhập khẩu là Nhật và Mexico.
Quốc gia có sản lượng nhập khẩu cao nhất thế giới là Nhật Bản với khối
lượng nhập khẩu là 16,1 triệu tấn, tăng 445 nghìn tấn so với niên vụ trước.
Đứng thứ 2 là Mexico với lượng nhập khẩu đạt 10,5 triệu tấn, tăng 2,24 triệu
tấn so với năm ngoái. Tiếp đến là Hàn Quốc với sản lượng nhập khẩu là 8
triệu tấn, giảm 107 nghìn tấn.
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngô tại Việt Nam
1.2.1. Tình sản xuất ngô Việt Nam
Năm 1991, diện tích sử dụng giống ngô lai chưa đến 1% trong tổng số
hơn 400 nghìn ha, năm 2007 giống lai đã chiếm hơn 90% trong tổng số hơn 1
triệu ha diện tích và năng suất ngô Việt Nam đã tăng nhanh liên tục so với
trung bình thế giới. Nếu như năm 1980, năng suất ngô Việt Nam chỉ bằng
35% so với năng suất trung bình thế giới (11/31,5 tạ/ha), năm 1990 bằng 42%
(15,5/36,8 tạ/ha), năm 2000 bằng 63% (27,4/43,2 tạ/ha), năm 2005 bằng
74%,năm 2009 bằng 78% và năm 2013 đã đạt 80,25 %. Năm 1994, sản lượng
ngô Việt Nam vượt qua ngưỡng 1 triệu tấn, năm 2000 vượt ngưỡng 2 triệu tấn
và năm 2013 sản lượng đạt 5.193.500tấn trên diện tích hơn 1.172.500ha và
năng suất trung bình đạt 44,3 tạ/ha
Tiêu thụ ngô Việt Nam
Là nước nông nghiệp nhưng hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu

một lượng ngô lớn, lượng nhập năm sau luôn cao hơn năm trước. 80% ngô
nhập về chủ yếu dùng trong chăn nuôi, còn lại làm bột ngô dùng trong thực
phẩm và số ít sử dụng trong công nghiệp như sản xuất bia, vải, dược. Trong
năm 2012, có hơn 1,6 triệu tấn ngô được nhập khẩu, tăng hơn 66% so với năm
trước đó, năm 2013 nhập gần 2,2 triệu tấn và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014,
nhập khẩu ngô đã là 2.394.081 tấn, trị giá 617.971.247 USD, tăng 148,58% về
lượng và tăng 92,91% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
1.3. Điều kiện tự nhiên, xã hội và sản xuất, tiêu thụ ngô Tây Bắc
1.3.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội Tây Bắc
Điều kiện tự nhiên:
Vùng Tây Bắc bao gồm 4 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hoà
Bình. Có diện tích tự nhiên 37.533,8 km2, chiếm 11,33 % diện tích tự nhiên
của cả nước. Phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, phía Đông
giáp với Đông Bắc và một phần của Vùng Đồ.
vùng Bắc Trung Bộ Địa hình vùng Tây Bắc có nhiều sự biến đổi nên
các loại cây trồng ở đây cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào chất đất và nguồn
cung cấp nước
(Diện tích đất canh tác của các tỉnh vùng Tây Bắc chủ yếu
nhờ nước trời)
.
Vì vậy, Cây ngô với những đặc tính thích nghi rộng, dễ chăm
4
sóc, chịu hạn tốt (Cây ngô cần lượng mưa ít nhất 500 - 700 mm phân bố đều
trong vụ), ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao.
Điều kiện xã hội:
Nguồn lương thực chủ yếu của nhân dân Tây Bắclà lúa nương, ngô.
Việc canh tác tại Tây Bắc chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên, nhờ nước trời
(Trần Bình, 2003)[14]. Do đó năng suất ở đây thường không ổn định, làm ảnh
hưởng không nhỏ tới vấn đề an ninh lương thực. Ngoài ra, còn làm ảnh hưởng
tới quá trình thoái hoá đất, diện tích rừng giảm nghiêm trọng.

Xuất phát điểm kinh tế của Tây Bắc quá thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém,
đặc biệt là giao thông đường bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế,
xã hội.
1.3.2. Tình hình sản xuất ngô tại Tây Bắc
Dựa vào điều kiện địa hình, khí hậu các nhà khoa học phân đã phân
nước ta thành 8 vùng sinh thái Nông nghiệp. Trong đó vùng sinh thái nông
nghiệp Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam (gồm 4
tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hoà Bình), với tổng diện tích tự nhiên là
3.753,4 nghìn ha, song chỉ có 501,6 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp và là
vùng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhỏ nhất cả nước. Số liệu ở bảng
1.5. cho thấy có sự đối lập về diện tích, sản lượng giữa lúa và ngô của vùng
Tây Bắc so với cả nước. Về diện tích lúa đạt 177,00 nghìn ha chỉ chiếm 2,24
% so với cả nước, ngô ngược lại đạt 250,9 nghìn ha chiếm đến 21,40 % diện
tích của cả nước. Về sản lượng lúa đạt 678,60 nghìn tấn (chiếm 1,54 % so với
cả nước), thì ngô đạt 942,90 nghìn tấn (chiếm 18,16 % của cả nước). Về năng
suất của lúa và ngô, số liệu thống kê cho thấy năng suất bình quân toàn vùng
Tây Bắc còn thấp hơn nhiều so với năng suất bình quân của cả nước, đối với
lúa chỉ đạt 39,43/55,80 tạ/ha (bằng 70,65 %), và ngô đạt 33,75/44,30
tạ/ha(bằng 76,19 %).
CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Vật liệu để chọn tạo dòng thuần
Gồm 25 giống ngô các loại chia làm 3 nhóm gồm: 05 giống ngô địa
phương; 05 giống ngô thụ phấn tự do cải tiến và quần thể; 15 giống ngô lai
nhập nội.
2.1.2. Các dòng thuần được tạo ra từ các nguồn vật liệu khác nhau
Gồm 25 dòng mới được tạo ra từ các vật liệu khác nhau có đời tự tự
phối S6, trong đó có 03 dòng được tạo từ giống địa phương, 04 dòng được tạo

từ giống thụ phấn tự do cải tiến và quần thể, 18 dòng được tạo ra từ giống lai
thương mại và 02 dòng đối chứng là DF2 (Mẹ LVN 10) và IL 9 (Bố LVN
8960) (bảng 2.2):

5
2.1.3. Các dòng triển vọng được lựa chọn đánh giá tại Tây Bắc
Gồm 15 dòng triển vọng, được mã hóa theo kí hiệu từ D1 đến D15 và 02
dòng đối chứng là DF2 (Mẹ LVN 10) và IL 9 (Bố LVN 8960).
Bảng 2.3. Các dòng triển vọng được chọn để tiếp tục đánh giá tại Tây Bắc
TT Mã hóa Dòng TT Mã hóa Dòng
1 D1 D - 30Y87.2 10 D10 D – B9034.2
2 D2 D - DK 5252 11 D11 D - NK 4300
3 D3 D – CP A88 12 D12 D - CP333
4 D4 D - DK 171.1 13 D13 D - B 9698
5 D5 D – CP3Q 14 D14 D - Pop24.1
6 D6 D - B06 15 D15 D - NK 66
7 D7 D - NK 54.1 16 DF 2 (Đ/c 1) Mẹ LVN 10
8 D8 D - CP989 17 IL9 (Đ/c 2) Bố LVN 8960
9 D9 D – DK 414
2.1.4. Các tổ hợp lai đỉnh giữa các dòng triển vọng và cây thử
- 30 Tổ hợp lai giữa 15 dòng (D1 đến D 15) và cây thử (DF2 và IL9);
- 01 giống đối chứng là C919
2.1.5. Các tổ hợp lai luân phiên (Dialen)
- 28 tổ hợp lai giữa các dòng ưu tú gồm: D4, D8, D10, D11, D12, D13, D14
và D15;
- 02 giống đối chứng là C919 và NK 6326.
2.1.6. Các tổ hợp lai triển vọng
- 12 tổ hợp lai triển vọng, có 04 tổ hợp lai đỉnh (D9 x IL 9, D12 x IL 9, D13 x
IL 9 và D14 x IL 9) và 8 tổ hợp lai luân giao (D4 x D8, D4 x D14, D8 x D14,
D10 x D11, D12 x D13 - LVN 255, D12 x D 14, D13 x D 14 và D14 x D 15 -

LVN 26).
- 03 đối chứng là LVN 99, DK 9901 và NK 6326.
2.1.7. Các mồi sử dụng trong phân tích đa dạng di truyền
Thí nghiệm phân tích đa dạng di truyền các dòng ngô thuần sử dụng 17
mồi SSR có kiểu lặp lại đa dạng và nằm trên các NST khác nhau để phân tích
(bảng 2.4).
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: Đánh giá đặc điểm nông học của các vật liệu phục
chương trình chọn tạo giống ngô lai cho vùng Tây Bắc.
- Nội dung 2: Đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đoàn dòng được
tạo ra từ các nguồn vật liệu.
- Nội dung 3: Đánh giá đặc điểm nông sinh học và tính đa hình di
truyền của các dòng triển vọng.
- Nội dung 4:Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng triển vọng thông
qua (lai đỉnh, lai luân phiên).
- Nội dung 5:Thí nghiệm khảo sát, đánh giá các THL triển vọng tại các
6
tỉnh thuộc vùng Tây Bắc.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp phân tích đa dạng di truyền bằng chỉ thị SSR [59].
Phương pháp tách chiết ADN tổng số:
Mỗi dòng lấy 10 - 15 cây đại diện, mỗi cây lấy 1 lá ở giai đoạn 15 ngày tuổi;
ADN tổng số được tách chiết từ các lá non của cây ngô 15 ngày tuổi theo phương
pháp sử dụng CTAB của Saghai-Maroof và cs (1984).
Phương pháp PCR, chạy điện di và nhuộm bạc:
Sản phẩm PCR được điện di trên gel polyacrylamide 4,5% với công suất
60W, nhiệt độ trên gel khoảng 50 - 55
0
C trong thời gian 55 - 60 phút. Sau khi sản
phẩm điện di sẽ được biểu hiện bằng phương pháp nhuộm bạc và đọc số liệu.

2.3.2. Bố trí thí nghiệm đồng ruộng
Thí nghiệm so sánh, đánh giá các dòng và THL được bố trí theo khối ngẫu
nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại. Mỗi dòng, giống được gieo 4 hàng (dài 4 m, rộng
0,6 m).
2.3.3. Chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu theo dõi được tiến hành theo phương pháp đánh giá và thu thập
số liệu của CIMMYT và Viện Nghiên cứu Ngô.
2.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Số liệu được thu thập và xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng
phần mềm quản lý và nghiên cứu thống kê MSTATC (Management ADN Statistical
Research Tool);
- Số liệu được thống kê và xử lý theo hướng dẫn của AMBIONET -
CIMMYT (2004). Dựa vào thang chuẩn phiX174/HinfI, số liệu được đọc theo quy
ước: các alen xuất hiện băng ADN (1), không xuất hiện băng (0) và khuyết số liệu
(9). Kết quả được phân tích bằng chương trình NTSYS pc 2.1. Phân nhóm bằng
phương pháp UPGMA (Unweighted Pair - Group Method with Arithmetical
Averages).
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu
- Đánh giá vật liệu, chọn tạo và đánh giá đa dạng di truyền của các dòng
triển vọng tại Viện Nghiên cứu Ngô (Đan Phượng - Hà Nội và Lạc Thủy -
7
Hòa Bình).
- Các thí nghiệm đánh giá các dòng triển vọng và các THL đỉnh lai luân
phiên tại Chiềng Sung, Mai Sơn, Sơn La.
- Thí nghiệm đánh giá các THL triển vọng tại các tỉnh thuộc vùngTây
Bắc.
23.2. Thời gian nghiên cứu
Các nội dung chính của đề tài thực hiện từ năm 2005 đến năm 2013,
cụ thể:

- Năm 2005 đến 2008, đánh giá vật liệu và tạo dòng thuần;
- Năm 2009 đến 2010, đánh giá đặc điểm nông sinh học và phân tích đa
hình di truyền của các dòng tham gia nghiên cứu trong điều kiện khí hậu của
Tây Bắc;
- Từ năm 2009 - 2014, lai tạo, khảo sát và đánh giá các THL đỉnh và lai
luân phiên; khảo nghiệm giống; xử lý số liệu, viết và hoàn chỉnh luận án.

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số đặc tính nông sinh học chính của các nguồn vật liệu tạo dòng
Để xác định phần nào những đặc điểm chính của các vật liệu trước khi
rút dòng chúng tôi tiến hành đánh giá các vật liệu thông qua các đặc điểm
nông sinh học chính của chúng. Số liệu được trình bầy trong các bảng 3.1, 3.2,
3.3 và 3.4 cho thấy:
3.1.1. Đặc điểm nông sinh học của nguồn vật liệu là giống địa phương
Sau khi đánh giá các vật liệu là các giống ngô địa phương, chúng tôi
thấy có 03 giống là Tẻ Vàng Đồng Văn - Hà Giang, Tẻ Vàng Na Hối - Lào
Cai và Đá Vàng - Mai Sơn - Sơn La có nhiều đặc điểm quý để rút dòng.
3.1.2. Đặc điểm nông sinh học của nguồn vật liệu là giống thụ phấn tự do cải
tiến và quẩn thể
Qua quá trình theo dõi, đánh giá các nguồn vật liệu là các giống thụ
phấn tự do và các quần thể, chúng tôi đã lựa chọn được 03 nguồn gồm Q2,
Pop. 24 và TSB 1, để tiếp tục rút dòng phục vụ chương trình tạo giống.
3.1.3. Đặc điểm nông sinh học của nguồn vật liệu là giống ngô nhập nội:
Trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu này, chúng tôi đã thu thập và
đánh giá 15 giống ngô nhập nội trong chương trình chọn tạo giống ngô lai cho
vùng Tây Bắc. Qua đánh giá trong 02 vụ của năm 2005 cho thấy, các giống lai
thương mai có năng suất cao hơn so với các ngồn vật liệu là giống địa phương,
giống thụ phấn tự do cải tiến và quần thể. Có tỷ lệ hạt/bắp cao > 70 %, cá biệt
một số giống có tỷ đệ đạt trên 80 % như CP A 88, 30Y87, NK 54, DK 5252.

Trong Vụ Xuân 2005, năng suất các giống đạt 69,31 - 79,11 tạ/ha, Vụ Thu
Đông đạt 68,63 - 78,42 tạ/ha. Khả năng chống chịu của các giống ở mức khá,
duy nhất chỉ có P.3011, bị nhiễm sâu bệnh nặng ở nhiều chỉ tiêu.
Những điểm cần quan tâm trong quá trình rút dòng là: Năng suất, chất
8
lượng hạt tốt, hình dạng cây thưa thoáng (chịu mật độ cao), ít nhiễm sâu bệnh.
Sau quá trình đánh giá chúng tôi đã lựa chọn 14 giống để phục vụ cho
chương trình chọn tạo dòng tại Tây Bắc.
* Tóm lại: Trong 02 vụ đánh giá các nguồn vật liệu khác nhau phục vụ
chương trình chọn tạo giống ngô lai cho vùng Tây Bắc - Việt Nam, chúng tôi
đã xác định đước 20 nguồn vật liệu có các đặc tính nông sinh học phù hợp với
công tác chọn tạo giống ngô lai gồm: 03 nguồn vật liệu địa phương (tẻ Vàng
Đồng Văn - Hà Giang, tẻ Vàng Na Hối - Lào Cai, Tẻ Vàng Mai Sơn - Hòa
Bình); 03 nguồn vật liệu là giống thụ phấn tự do cải tiến và quần thể (Q2, Pop
24 và TSB 1); 14 nguồn vật liệu là giống ngô lai nhập nội (CP A88, DK 5252,
NK66, B9698, B9034, NK4300, CP 989, CP3Q, DK414, DK171, B.06,
CP333, 30Y87, NK54).
3.2. Kết quả chọn tạo, đánh giá và chọn lọc tập đoàn dòng được tạo từ các
nguồn vật liệu khác nhau
Sau quá trình tự phối từ vụ Thu 2005 đến vụ Thu Đông 2008, chúng tôi
đã tạo được 25 dòng từ các nguồn vật liệu khác nhau gồm: D - TVĐV, D –
TVNH, D – TVMS, D - Q2, D - Pop24.1, D - Pop24.2, D - TSB 1, D – B06, D
– CP A88, D - DK5252, D - NK 66, D - B 9698, D - NK 54.1, D - NK 54.2, D
- B9034.1, D - B9034.2, D - NK 4300, D - DK414, D - CP3Q, D - 30Y87.1, D
- 30Y87.2, D - CP 989, D - CP333, D - DK 171.1 và D - DK 171.2. Các dòng
này tiếp tục được đánh giá, trong điều kiện hai vùng sinh thái Đồng Bằng
Sông hồng và Tây Bắc, để lựa chọn được những dòng phù hợp cho chương
trình chọn tạo giống ngô lai .
Tóm lại: Qua đánh giá các đặc điểm nông sinh học của tập đoàn dòng
được tạo ra từ các vật liệu khác nhau trong điều kiện hai vùng sinh thái Đồng

bằng Sông Hồng (Đan Phượng – Hà Nội) và Vùng Tây Bắc (Lạc Thủy – Hòa
Bình). Chúng tôi thấy, các dòng đều sinh trưởng phát triển tốt ở cả hai vùng
khí hậu. Song tại điểm Hà Nội có phần thuận lợi hơn điểm Hòa Bình, thể hiện
ở các chỉ tiêu về khả năng chống chịu và năng suất của các dòng. Trong khi
đó, việc lựa chọn các dòng phục vụ chương trình chọn tạo giống ngô lai cho
Vùng Tây Bắc, ngoài chỉ tiêu về năng suất, thì khả năng chống chịu của dòng
cũng được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, qua các chỉ tiêu theo dõi các dòng trong
vụ Thu Đông 2008 tại hai vùng sinh thái, chúng tôi đã chọn được 15/25 dòng
có những đặc tính nông sinh học tốt để tiếp tục đánh giá trong điều kiện Tây
Bắc là D - DK 414, D – 9034.2, D – CP A88, D – Pop 24.1, D – CP3Q, D –
B06, D - DK5252, D - NK 66, D - B 9698, D - NK 54.1, D - NK 4300, D -
30Y87.2, D - CP 989, D - CP333 và D - DK 171.1.
3.3. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các dòng triển vọng tại Tây Bắc
Để tiếp tục mô tả, đánh giá 15 dòng (được chọn từ tập đoàn 25 dòng ở
vụ Thu Đông 2008 tại Đan Phượng - Hà Nội và Lạc Thủy - Hòa Bình), tại Tây
Bắc. Trong Vụ Hè Thu 2009 và Hè Thu 2010, chúng tôi tiến hành mã hóa các
dòng với kí hiệu từ D1 đến D15 (Bảng 2.3).
9
3.3.1. Thời gian sinh trưởng của các dòng tham gia thí nghiệm
Qua số liệu bảng 3.10 cho thấy, các dòng đều có thời gian sinh trưởng
ngắn và trung ngày, thời gian từ gieo đến chín giữa các dòng có sự chênh lệch
đáng kể. Hè Thu 2009, thời gian sinh trưởng trung bình của các dòng là
110,46 ngày, trong đó dòng có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là D2 với 102
ngày và dòng có thời gian sinh trưởng dài nhất là D4 với 117 ngày; ở vụ Hè
Thu 2010, thời gian sinh trưởng dài hơn tư 4 - 8 ngày so với vụ Hè Thu 2009,
trung bình giữa các dòng là 116,86 ngày, ngắn nhất gồm D2 (110 ngày), dài
nhất là D6 với 121 ngày. So với đối chứng DF 2 và IL 9 thì đa số các dòng
đều có thời gian sinh trưởng ngắn hơn, chỉ duy nhất có dòng D 6 có thời gian
sinh trưởng là 121 ngày, dài hơn cả hai đối chứng.
3.3.2. Đặc điểm hình thái của các dòng

Đặc điểm hình thái là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá dòng, các đặc
tính này phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu điều kiện bất
thuận và năng suất của dòng.
* Chiều cao cây:
Chỉ tiêu về chiều cao cây cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi các điều
kiện ngoại cảnh như: điều kiện chiếu sáng, nhiệt độ, và chế độ chăm sóc cho
ngô trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Qua theo dõi cho thấy,
chiều cao cây của các dòng có biến đổi ở vụ Hè Thu 2009 cao hơn trong Hè
Thu 2010. Do ở vụ Hè Thu 2009 giai đoạn đầu gặp điều kiện thời tiết thuận
lợi hơn vụ Hè Thu 2010, nên cây ngô sinh trưởng và phát triển tốt.
Số liệu theo dõi ở Bảng 3.11 cho thấy, chiều cao cây của các dòng trong
Hè Thu 2009, biến động từ 74,0 - 139,2 cm và vụ Hè Thu 2010 là 80,4 - 147,2
cm, dòng thấp nhất là D7, với chiều cao tương ứng trong 2 vụ là 74,0 cmvà
80,5 cm và dòng cao nhất là D 12 tương ứng với 139,2 cm và 147,2 cm.
Độ đồng đều ở các dòng rất cao, thể hiện ở chỉ số CV% về chiều cao
cây rất nhỏ. Hè Thu 2009, dòng có CV% biến động nhỏ nhất là D 1 với CV%
= 2,2 % và lớn nhất là D 10 với CV% = 9 %. Vụ Hè Thu 2010 nhỏ nhất là D2,
CV% = 1,8% và lớn nhất vẫn là D 10, CV% = 14 %.
Như vậy, có thể thấy hầu hết các dòng đều thấp cây, ở các thời vụ khác
nhau thì chiều cao cây có sự thay đổi nhưng không lớn (CV% nhỏ). Dòng có
chiều cao cây lớn nhất là D 12 và thấp nhất là D 7.
* Chiều cao đóng bắp:
Số liệu ở Bảng 3.11 cho thấy, chiều cao đóng bắp giữa các dòng có sự
biến động lớn. Trong vụ Hè Thu 2009, chiều cao đóng bắp trung bình giữa các
dòng là 41,15 cm, dòng có chiều cao đóng bắp thấp nhất là D 7 là 22,5 cm và
cao nhất ở D 2 đạt 58,5 cm. Vụ Hè Thu 2010, chiều cao đóng bắp trung bình
giữa các dòng là 48,7 cm, đóng bắp thấp nhất vẫn là D 7 là 26,0 cm, cao nhất
là D 11 đạt 67,6 cm.
Độ đồng đều về chiều cao đóng bắp của các dòng cũng biến động lớn,
nhiều dòng có độ biến động (CV % >10 %), ở vụ Hè Thu 2009 là D3, D4, D7,

10
D8, D10, D12, D13, nhưng đến vụ Hè Thu 2010 chỉ tiêu này có xu hướng ổn
định dần, (CV% > 10 %) chỉ còn ở D 3 với CV% = 10,4 % và D7 với CV% =
10,8%. Sở dĩ có sự ổn định dần này là do sau mỗi đời tự phối, các dòng trở lên
thuần hơn (sau mỗi đời tự phối, tỷ lệ dị hợp giảm dần) và hình thái sẽ ổn đỉnh.
Trong số 15 dòng tham gia thí nghiệm có 3 dòng đạt độ đồng đều rất cao, về
chiều cao đóng bắp trong vụ Hè Thu 2010 là D 1 đạt CV% = 3,8 %, D 11 là
CV% = 2,6 % và D 14 với CV% = 2,4%.
Kết quả theo dõi cho thấy các dòng đều có chiều cao đóng bắp phù hợp
(khoảng 50% so với chiều cao cây), thuận lợi cho quá trình thụ phấn, phòng
trừ sâu bệnh hại, thân cây ngô vững vàng hơn khi gặp điều kiện mưa to, gió lớn.
Dạng hình cây đẹp, có độ đồng đều cao cả chiều cao cây và chiều cao đóng bắp.
Đặc tính hình thái cây của các dòng, phản ánh sự sinh trưởng, phát triển
của chúng và khả năng duy trì cho thế hệ con lai F1. Do đó, các dòng có độ
đồng đều cao về chiều cao đóng bắp, tạo điều kiện thuận lợi cho thụ phấn và
thu hoạch trong quá trình sản xuất hạt lai F1. Đặc biệt, nông nghiệp nước ta
hiện nay đang chuyển dịch theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Do đó,
các giống ngô mới ngoài cho năng suất cao, còn phải có sự đồng đều về mặt
hình thái tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hoá trong quá trình chăm sóc,
thu hoạch và chế biến.
* Số lá:
Lá là một bộ phận quan trọng của ngô, số lá ngô càng tồn tại lâu trên
cây thì hiệu suất quang hợp sẽ tốt hơn, bắp chắc, tỉ lệ hạt trên bắp cao. Qua
theo dõi cho thấy, số lá của các dòng không có sự thay đổi lớn với điều kiện
thời vụ khác nhau.
Trong vụ Hè Thu 2009, số lá của các dòng biến động trong khoảng 16 -
20 lá, các dòng có số lá ít nhất gồm D 6, D 7 và D 10 với 16 - 17 lá, các dòng
có số lá lớn nhất là D 2 và D 4 với 19 - 20 lá; ở vụ Hè Thu 2010, số lá ở các
dòng biến động trong khoảng 16 - 20 lá, dòng có số lá ít nhất là D6, D7, D9,
D10, D13 và D14, các dòng có số lá lớn nhất là D2 và D4 với 19 - 20 lá.

Chỉ tiêu này được các nhà chọn giống quan tâm trong chọn tạo dòng
cũng như tạo giống lai, các dòng có lá xanh bền được ưu tiên lựa chọn do
chúng có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh, chịu hạn,
đồng thời có hiệu suất quang hợp cao và tích luỹ chất khô tốt, dẫn tới cho
năng suất cao.
* Đường kính thân và rễ chân kiềng:
Đường kính thân, rễ chân kiềng là chỉ tiêu liên quan đến khả năng chống
đổ của cây. Kết quả theo dõi ở bảng 3.13 cho thấy, ở vụ Hè Thu 2009 các dòng
có đường kính thân trung bình là 1,6 cm. Trong đó có 2 dòng có đường kính
thân nhỏ nhất là D6 và D13 chỉ đạt 1,4 cm, lớn nhất là D5 đạt 1,8 cm.
Trong vụ Hè Thu 2010, đường kính thân của các dòng có sự biến đổi
tăng lên, trung bình giữa các dòng là 1,7 cm và dòng D5 vẫn có đường kính
thân lớn nhất với 2,0 cm (Bảng 3.13).
11
Rễ chân kiềng là bộ phận quan trọng đối với cây ngô, rễ mọc quanh đốt
trên mặt đất và sát gốc, giúp cây chống đỡ và bám chặt vào đất. Qua số liệu
theo dõi cho thấy, trong điều kiện vụ Hè Thu 2009 số rễ chân kiềng trung bình
của các dòng là 6,0 rễ/cây, dòng có số rễ nhiều nhất là D8, 12 rễ/cây và ít nhất
là D6 chỉ có 4 rễ/ cây. Ở vụ Hè Thu 2010, các dòng có sự biến động tăng hoặc
giảm so với vụ Hè Thu 2009, số rễ trung bình giữa các dòng đã tăng lên 8,0
rễ/cây. Dòng D6 trong vụ Hè Thu 2009 chỉ có 4 rễ thì trong vụ Hè Thu 2010
tăng lên 8 rễ, dòng D8 trong vụ Hè Thu 2009 có 12 rễ thì ở vụ Hè Thu 2010
chỉ còn 9 rễ, và dòng có số rễ lớn nhất là D7, 11 rễ/cây.
Qua đánh giá cho thấy, các dòng có đường kính thân lớn và có bộ rễ
chân kiềng nhiều, thường có khả năng chống đổ tốt hơn như dòng D3, D5, D7,
D8 và D11.
* Trạng thái bắp và độ hở lá bi:
Trạng thái bắp là một chỉ tiêu được các nhà chọn giống quan tâm nhiều
trong quá trình chọn tạo dòng, giống ngô.
Kết quả theo dõi ở bảng 3.13 cho thấy, trong vụ Hè Thu 2009 điểm về

trạng thái bắp của các dòng dao động từ 1,5 - 3,5 điểm, những dòng có trạng
thái bắp đẹp nhất là D2 đạt 1,5 điểm, và kém nhất là D6 và D 14, 3,5 điểm.
Nhưng ở vụ Hè Thu 2010, trạng thái bắp có sự thay đổi lớn do trong thời gian
chín gặp mưa nhiều đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc đánh giá thí
nghiệm. Số liệu theo dõi Bảng 3.14 cho thấy, trạng thái bắp ở Vụ Hè Thu
2010 của các dòng dao động từ 2 - 4 điểm, dòng có trạng thái đẹp nhất là D2,
D 3 đạt 2,0 điểm, dòng kém nhất là D 12 đạt 4,0 điểm.
Chỉ tiêu này được các nhà chọn tạo giống ngô quan tâm vì ngoài có khả
năng sinh trưởng và phát triển tốt, các dòng phải có trạng thái bắp đẹp như:
bắp dài, đều, hàng hạt thẳng, hạt kín đầu bắp, các chỉ tiêu này thường di
truyền cho thế hệ con lai sau này.
Độ che phủ lá bi cũng là một chỉ tiêu được quan tâm, đặc biệt trong điều
kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Trong điều kiện vụ Xuân Hè và Hè Thu,
tại Tây Bắc giai đoạn thu hoạch ngô vào thời điểm này khí hậu mưa nhiều nên
các dòng hoặc giống bị hở lá bi sẽ dễ bị thối đầu bắp, ảnh hưởng không nhỏ
tới chất lượng và năng suất hạt.
Số liệu trong bảng 3.13 cho thấy, trong cả 2 vụ chỉ tiêu độ hở lá bi ở các
dòng dao động từ 1 - 3 điểm. Đa số các dòng đều có độ che phủ lá bi tốt ở
mức 1 - 1,5 điểm. Duy nhất chỉ có dòng D11 có độ che phủ lá bi kém nhất 2,0
điểm trong Hè Thu 2009 và 1,5 điểm ở vụ Hè Thu 2010.
3.3.3.Khả năng chống chịu của các dòng
Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi tiến hành theo dõi một số loài
sâu, bệnh hại chính như sâu đục thân (Ostrinia nubilalis), bệnh khô vằn
(Rhizoctonia solani), bệnh đốm lá lớn (Helminthosporium turcicum), bệnh rỉ
sắt (Puccinia sorghi).
* Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis):
12
Số liệu ở bảng 3.16 cho thấy, tỉ lệ nhiễm sâu đục thân của các dòng
trong 3 vụ theo dõi là không lớn. Tỷ lệ nhiễm phổ biến của các dòng trong 2
vụ từ 1 - 2 %, trong đó dòng có tỷ lệ nhiễm sâu đục thân nhẹ nhất trong cả 2

vụ là D1 với 1,5 % ở vụ Hè Thu 2009 và 1,2 % ở vụ Hè Thu 2010, dòng có tỷ
lệ nhiễm nặng nhất là dòng D9, với 1,5 % ở vụ Hè Thu 2009 và 3,1 % ở vụ Hè
Thu 2010. Sâu đục thân gây hại làm cho thân ngô bị gãy khi gặp mưa to, gió
lớn. Với mức độ bị hại như trên chưa ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất
lượng của các dòng.
*Bệnh đốm lá lớn(H. Turcicum):
Bệnh đốm lá phát triển ở hầu hết các dòng với mức độ khác nhau, tỷ lệ
nhiễm thấp và không ảnh hưởng nhiều tới năng suất dòng. Mức nhiễm bệnh
trung bình của các dòng trong vụ Hè Thu 2009 là 2,5 điểm, ở vụ Hè Thu 2010
là 2,0 điểm. Kết quả theo dõi Bảng 3.16 cho thấy, ở điều kiện vụ Hè Thu 2009
bệnh đốm lá có phần phát triển mạnh hơn trong điều kiện vụ Hè Thu 2010.
Trong số 15 dòng, thì dòng D 9 bị hại nặng nhất trong cả 2 vụ với 3,5 điểm ở
vụ Hè Thu 2009 và 3 điểm ở vụ Hè Thu 2010. Dòng D5, ở vụ Hè Thu 2010 bị
nhiễm ở mức nhẹ 1,5 điểm, nhưng trong vụ Hè Thu 2009 bị nhiễm nặng hơn
là 3,5 điểm qua đó cho thấy dòng này rất mẫn cảm với sự thay đổi thời tiết.
Bệnh đốm lá lớn, phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm. Vì vậy, để hạn chế
sự lây lan của bệnh, ngoài dùng thuốc có thể sử dụng các biện pháp canh tác
như, làm sạch cỏ dại, vệ sinh đồng ruộng, giữ nước đủ ẩm, bóc các lá bị bệnh.
* Bệnh khô vằn (Rh. Solani):
Bệnh khô vằn cũng phát triển nhiều trong điều kiện nóng, ẩm, nó phụ
thuộc vào bản chất di truyền và thời tiết khí hậu. Kết quả theo dõi cho thấy,
bệnh không phát triển nhiều ở các dòng tham gia thí nghiệm, tỷ lệ nhiễm trung
bình của các dòng trong 02 vụ không lớn, vụ Hè Thu 2010 là 2,78 %, vụ Hè
Thu 2009 là 2,02 %. Dòng bị nhiễm nặng nhất trong vụ Hè Thu 2009 là D3
(4,7%), đặc biệt có dòng D4 hoàn toàn không nhiễm, ở vụ Hè Thu 2010 tỷ lệ
nhiễm ở các dòng ở mức nhẹ hơn, dòng bị nặng nhất là D8 (3,5%), và D4 vẫn
hoàn toàn không nhiễm.
* Khả năng chống đổ gãy:
Số liệu theo dõi ở Bảng 3.16 cho thấy, trong vụ Hè Thu 2009 hầu hết các
dòng đều ít bị đổ, gãy ở mức khá, mặc dù trong vụ này cũng gặp phải một số

đợt mưa gió. Nhưng trong vụ Hè Thu 2010, tỷ lệ đổ gãy của các dòng cao hơn
vụ Hè Thu 2009, do giai đoạn chín sáp gặp phải mưa lớn kéo dài, đã làm cho
một số dòng bị đổ gãy nhưng ở mức nhẹ.
Như vậy, có thể thấy hầu hết các dòng đều có trạng thái cây khá, cây
cứng, bộ rễ phát triển tốt, ít bị đổ gãy. Sở dĩ các dòng có khả năng chống chịu
tốt là do trong quá trình rút dòng, những dòng có khả năng chống chịu kém đã
được loại bỏ liên tục.
3.3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Yếu tố cấu thành năng suất, thể hiện tiềm năng năng suất của các dòng,
13
quyết định năng suất cuối cùng của dòng. Đây là các chỉ tiêu có giá trị cao,
đồng thời có thể truyền lại cho thế hệ con lai.
*Số bắp trên cây:
Là chỉ tiêu luôn được các nhà chọn giống quan tâm trong suốt quá trình
tạo dòng. Thông qua chỉ tiêu này có thể xác định được tiềm năng năng suất,
khả năng chịu mật độ, chịu hạn, Kết quả theo dõi số bắp/cây ở Bảng 3.17
cho thấy, số bắp/trên cây trung bình của các dòng trong vụ Hè Thu 2009 là
1,35 bắp/cây, dòng có số bắp/cây lớn nhất là D6 đạt 1,8 bắp/cây và dòng có số
bắp/cây ít nhất là D9 với 1,1 bắp/cây. Trong vụ Hè Thu 2010, số bắp trung
bình của các dòng có tăng hơn so với vụ Hè Thu 2009, song tỷ lệ tăng lên
không nhiều 0,03 bắp/cây, dòng có số bắp trên cây lớn nhất vẫn là D6 đạt 1,85
bắp/cây và dòng có tỷ lệ này ít nhất là D7 (1,10 bắp/cây).
Như vậy, số bắp/cây của các dòng đều ở mức lớn hơn 1 bắp/cây, đặc
biệt dòng D 6 có tỷ lệ này cao nhất trung bình 2 vụ là 1,82 bắp/cây.
*Chiều dài bắp:
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó quyết định đến năng suất của dòng và
duy trì tính trạng này cho thế hệ con lai về sau. Kết quả theo dõi ở bảng 3.17
cho thấy, chiều dài bắp của các dòng có sự biến động không lớn trong 2 vụ: vụ
Hè Thu 2009, chiều dài bắp trung bình của các dòng là 11,68 cm, dòng D9 có
chiều dài bắp nhỏ nhất là 9,2 cm, dài nhất là D13 đạt 13,5 cm. Trong vụ Hè

Thu 2010, chiều dài bắp trung bình của các dòng không có sự khác biệt nhiều
so với vụ Hè Thu 2010 và đạt 11,37 cm trong đó dòng D8 có bắp ngắn nhất là
(9,8 cm), dòng có bắp dài nhất là D2 đạt 12,8 cm. Hệ số biến động CV% của
các dòng cũng không lớn, trung bình CV% là 2,6 % trong vụ Hè Thu 2010,
các dòng có CV% nhỏ nhất là D4, D5, D8, D10 và D13 (CV% = 2 %), dòng
D3 có CV% lớn nhất, CV% = 3,8 %. Trong vụ Hè Thu 2010, CV% trung bình
giữa các dòng biến đổi không lớn, dòng có CV% nhỏ nhất D4 (CV% = 1,7 %)
và dòng lớn nhất là D14 (CV% = 3,7 %).
Như vậy, các dòng đều có chiều dài bắp trung bình và có độ đồng đều
khá cao biểu hiện ở chỉ số CV% về bắp của các dòng đều ở mức thấp.
* Đường kính bắp:
Hầu hết các dòng đều có đường kính bắp nhỏ, trong vụ Hè Thu 2009,
đường kính bắp trung bình của các dòng là 3,79 cm, trong đó dòng D1 có
đường kính bắp nhỏ nhất chỉ đạt 2,8 cm, và lớn nhất là dòng D7 đạt 4,2 cm.
Trong vụ Hè Thu 2010, đường kính bắp trung bình giữa các dòng có phần
giảm đi một chút với 3,5 cm, dòng lớn nhất là D3 và D6 đạt 3,9 cm. Tất cả các
bắp đều khá ổn định ở các thời vụ, chỉ số CV% thấp: trong vụ Hè Thu 2009,
dòng có có CV % nhỏ nhất là D4, D5, D6 và D11, và lớn nhất là D2 (CV% =
3,4 %); ở vụ Hè Thu 2010, CV% trung bình các dòng là 2,68 %, dòng có
CV% lớn nhất là D8 và D14, nhỏ nhất là D11 có CV% = 1,6 %.
Tóm lại: Từ kết quả theo dõi chiều dài và đường kính bắp của các dòng
cho thấy, các dòng đều có chiều dài bắp từ trung bình đến ngắn, bắp nhỏ, độ
14
đồng đều khá cao. Trong chọn tạo dòng, yếu tố đồng đều về hình dạng bắp
được quan tâm nhiều, bắp đều sẽ dễ dàng trong chế biến sản phẩm (sấy, tẽ ).
* Số hàng hạt/bắp:
Số hàng hạt trên bắp thể hiện tỷ lệ hạt trên bắp cao, chỉ tiêu này ảnh
hưởng khá lớn tới năng suất của dòng. Số liệu theo dõi ở Bảng 3.18 cho thấy,
số hàng hạt/bắp trong 2 vụ không có sự biến động nhiều. Vụ Hè Thu 2009, số
hàng hạt/bắp trung bình của các dòng là 12,04 hàng/bắp, dòng D4 có số hàng

hạt/bắp cao nhất đạt 13,8 hàng, nhỏ nhất là D14, đạt 10,05 hàng/bắp; ở vụ Hè
Thu 2010, số hàng hạt/bắp trung bình là 11,9 hàng/bắp, dòng có số hàng
hạt/bắp lớn nhất là D3 và D9 với 12,6 hàng/bắp, ít nhất ít nhất là dòng D10
với 10,3 hàng/bắp. Hệ số biến động (CV%) về số hàng hạt/bắp của các dòng
trong điều kiện thời vụ khác nhau không có sự biến động nhiều, trong số 15
dòng thì dòng D11 là dòng có độ ổn định cao nhất với CV% = 4,4 % (Hè Thu
2009) và CV% = 5,2 % (Hè Thu 2010). Dòng có độ ổn định kém nhất là dòng
D6 với CV% = 9,3 % vụ Hè Thu 2009, và 10,4 % vụ Hè Thu 2010.
* Số hạt/hàng:
Chỉ tiêu số hạt/hàng ảnh hưởng lớn đến năng suất. Nếu số hạt/hàng cao
thể hiện bắp dài, khả năng kết hạt tốt. Qua số liệu theo dõi ở bảng 3.18, số
hạt/hàng của dòng không có sự biến động lớn. Ở vụ Hè Thu 2009 và Hè Thu
2010, số hạt/hàng của các dòng không có sự biến động nhiều, trung bình có
20,71 hạt/hàng trong vụ Hè Thu 2009, dòng D7 có số hạt/hàng ít nhất là 17,8
hạt/hàng, dòng nhiều nhất là D1 là 23,5 hạt/hàng. Còn ở vụ Hè Thu 2010,
trung bình có 21,51 hạt/hàng, dòng D3 nhiều nhất đạt 24,5 hạt/hàng và D 12
với 24,6 hạt/hàng, trong đó dòng có số hạt/hàng ít nhất là D 7 (18,5 hạt/hàng).
Đồng thời các bắp có độ đồng đều cao ở chỉ tiêu này trong tất cả các dòng.
Kết quả trên chứng tỏ các dòng có số hạt/hàng khá cao, mặc dù chiều
dài bắp không lớn, các bắp kết hạt tốt, hạt kín đầu bắp. Chỉ tiêu số hạt/hàng
không tỷ lệ thuận với chiều dài bắp, nhiều khi bắp dài nhưng tỷ lệ kết hạt kém
dẫn đến số hạt/hàng không cao và ngược lại. Thông qua chỉ tiêu này cũng có
thể nhận xét sơ bộ về khả năng sinh trưởng, phát triển của một dòng nào đó.
Thực tế nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Ngô cho thấy, nhiều dòng có khả
năng kết hạt tốt thì con lai giữa chúng với các dòng khác cũng có khả năng kết
hạt tốt.
*Tỷ lệ hạt/bắp:
Tỷ hạt trên bắp ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của một dòng hoặc một
giống nào đó, tỷ lệ này cao thể hiện bắp kết hạt tốt, hạt chắc, lõi nhỏ, cây sinh
trưởng khoẻ, hấp thụ dinh dưỡng tốt, ít bị sâu bệnh hại. Trong chọn tạo dòng,

giống ngô, chỉ tiêu này rất được quan tâm.
Kết quả ở Bảng 3.19. cho thấy, trong vụ Hè Thu 2009, tỷ lệ hạt/bắp của
các dòng trung bình của các dòng là 73,53 %, dòng có tỷ lệ hạt cao nhất là
dòng D4 với 79,59 %, thấp nhất là D12 chỉ đạt 70,37 %. Trong vụ Hè Thu
2010, tỷ lệ hạt/bắp trung bình là 69,28 %, dòng có tỷ lệ cao nhất là vẫn là D4
15
đạt 79,06 %, thấp nhất dòng D6 chỉ đạt 70,60 %. Các dòng có hạt răng ngựa
hoặc bán răng ngựa thường có tỷ lệ hạt cao hơn các dòng có dạng hạt đá hoặc
bán đá. Tuy nhiên, các nhà chọn giống thường lựa chọn các dòng có hạt dạng
bán đá hoặc bán răng ngựa, tuy có tỷ lệ hạt thấp hơn nhưng chất lượng hạt
thường cao hơn, khi lựa chọn các dòng làm mẹ, các nhà chọn giống hay sử
dụng các dòng trên, còn dòng bố là các dòng có dạng hạt răng ngựa, con lai
giữa chúng sẽ có dạng hạt bán răng ngựa, tỷ lệ hạt/bắp cao, chất lượng hạt tốt.
Bảng 3.19. Tỷ lệ hạt/bắp, P.1000 hạt và năng suất của các dòng triển vọng
(Tổng hợp kết quả thí nghiệm tại Chiềng Sung - Mai Sơn - Sơn La)
Tên
dòng
Tỷ lệ hạt/bắp
(%)
P1000 hạt
(gam)
Năng suất
(tạ/ha)
HT.09 HT.10 TB HT.09 HT.10 TB HT.09 HT.10 TB
D1 72,34 73,26 72,80 242 240 241,0 34,20 38,96 36,58
D2 77,65 78,46 78,06 245 238 241,5 30,55 40,09 35,32
D3 73,62 73,86 73,74 250 245 247,5 15,40 20,58 17,99
D4 79,59 79,06 79,33 260 256 258,0 44,57 48,84 46,71
D5 72,22 73,46 72,84 235 232 233,5 21,20 22,96 22,08
D6 71,15 70,60 70,88 245 245 245,0 20,40 25,90 23,15

D7 72,16 75,13 73,65 235 232 233,5 32,00 35,43 33,72
D8 79,23 78,33 78,78 230 226 228,0 30,30 37,94 34,12
D9 72,00 71,06 71,53 225 222 223,5 20,25 25,40 22,83
D10 71,19 73,46 72,33 235 225 230,0 20,67 26,86 23,77
D11 73.53 74,73 74,13 245 241 243,0 27,75 32,19 29,97
D12 70,37 72,93 71,65 240 234 237,0 28,30 35,07 31,69
D13 75,44 75,86 75,65 245 242 243,5 31,20 37,04 34,12
D14 72,57 71,24 71,91 235 228 231,5 30,40 38,33 34,37
D15 74,56 76,21 75,39 235 232 233,5 26,85 36,96 31,91
DF2
(Đ/c1)
77,23 76,33 76,78 220 226 223,0 26,30 27,94 27,12
IL9
(Đ/c2)
71,52 70,86 71,19 235 225 230,0 21,40 22,58 21,99
CV% = 12,2; LSD 0,05 = 2,34 tạ/ha
*Khối lượng 1000 hạt:
Các dòng thuần thường có hạt nhỏ, khối lượng 1000 hạt thấp và năng
suất không cao. Khối lượng 1000 hạt phụ thuộc vào bản chất di truyền của
giống, thời vụ và điều kiện canh tác. Kết quả theo dõi cho thấy, khối lượng
1000 hạt biến động không lớn giữa các dòng và các thời vụ khác nhau. Khối
lượng 1000 hạt trung bình ở vụ Hè Thu 2009 là 240 g, dòng có khối lượng lớn
nhất là D 4 với 260 g, nhỏ nhất là D9 với 225 g. Ở vụ Hè Thu 2010, khối
lượng 1000 hạt trung bình của các dòng là 236 g, nhỏ nhất là vẫn là D9 với
222 g và lớn nhất là D4 với 256 g (Bảng 3.19). Trong chọn dòng, các nhà
chọn tạo thường có xu hướng chọn có kích thước hạt trung bình trở lên, vì nếu
hạt quá nhỏ, sự nảy mầm của hạt sẽ gặp khó khăn trong điều kiện thời tiết
16
không thuận lợi.
Với kết quả theo dõi trên, hầu hết các dòng đều có cỡ hạt trung bình, thể

hiện ở khối lượng 1000 hạt đạt trung bình.
*Năng suất hạt:
Năng suất hạt là chỉ tiêu được các nhà chọn giống quan tâm nhất, đánh
giá năng suất và các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển có ý nghĩa rất lớn cho
việc lựa chọn và sử dụng dòng sau này. Đặc biệt, khi các dòng đã tham gia
vào các cặp lai ưu tú và trở thành những giống lai thương mại, thì chỉ tiêu
năng suất còn có ý nghĩa hơn nữa. Nếu dòng được sử dụng làm bố trong các
cặp lai hoặc sản xuất giống lai thì chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa đóng góp vào
tiềm năng của con lai, còn việc đạt năng suất cao hay thấp không ảnh hưởng
lớn đến quá trình lai tạo và sản xuất giống. Đối với các dòng được sử dụng
làm mẹ thì chỉ tiêu này có ý nghĩa rất lớn, vì năng suất dòng mẹ cũng là hiệu
quả của sản xuất hạt giống, ảnh hưởng đến giá thành hạt giống.
Kết quả theo dõi trong 2 vụ (Bảng 3.19) cho thấy, năng suất của các
dòng tham gia thí nghiệm ở mức khá, ổn định trong các thời vụ khác nhau, đa
số đều cho năng suất cao hơn 02 đối chứng IL9 và DF2. Dòng có năng suất
thấp nhất là D3 trung bình 02 vụ chỉ đạt 25,40 tạ/ha, dòng có năng suất cao
nhất là D4 đạt 46,71 tạ/ha.
Năng suất dòng cao hay thấp ảnh hưởng nhiều đến giá thành hạt giống,
khi dòng đó tham gia vào các giống lai. Do đó, việc chọn tạo được các dòng
thuần không những phải có các đặc điểm nông học tốt, mà còn phải có khả
năng kết hợp cao với nhau. Đây là yêu cầu hết sức khó khăn, vì thường những
dòng có năng suất không cao lại có khả năng kết hợp tốt và ngược lại. Trong
thí nghiệm này, năng suất của một số dòng khá cao, cây sinh trưởng khoẻ, ít
nhiễm sâu bệnh, chịu hạn và chống đổ tốt. Để tìm ra dòng có khả năng kết hợp
cao, chúng tôi tiến hành các phép lai thử (lai đỉnh) để phân tích và tính toán
khả năng kết hợp của các dòng ở chỉ tiêu năng suất hạt khô.
Tóm lại: 15 dòng được chọn để mô tả và đánh giá trong vụ Hè Thu
2009 và Hè Thu 2010 đã xác định được một số dòng phù hợp với điều kiện tự
nhiên và khí hậu của vùng Tây Bắc như: nóng ẩm (do mưa nhiều vào tháng 6 -
tháng 7), chống chịu với các loại sâu bệnh hại, đổ, chịu hạn đầu vụ và cho

năng suất cao. Trong đó các dòng D1, D4, D7, D8, D12, D14 và D 15, có
nhiều triển vọng về năng suất.
3.4. Đánh giá đa dạng di truyền của các dòng bằng chỉ thị phân tử SSR
3.4.1. Kết quả khảo sát các mồi trên các dòng nghiên cứu
Từ kết quả điện di sản phẩm PCR của 22 dòng ngô nghiên cứu với 17
mồi SSR, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu thu được kết quả được trình bày ở
bảng 3.20.
Qua kết quả ở bảng 3.20 cho thấy, mồi phi101049 có số alen xuất hiện
nhiều nhất là 8 alen, tiếp đến là mồi umc1545 có 7 alen, các mồi có số alen ít
nhất là 4 allen. Số alen trung bình thể hiện trên một mồi nghiên cứu ở mức
17
tương đối cao là 5,12 alen, cho thấy các mồi sử dụng phân tích có mức độ đa
hình rất cao.
Bên cạnh đó, giá trị PIC (Polymorphism Information Content) là thước
đo của sự đa dạng alen ở tại một locus. Giá trị PIC ước lượng khả năng phân
biệt của một chỉ thị bằng cách không chỉ dựa vào mô tả số alen ở tại một locus
mà còn mô tả tần suất tương đối của các alen trong quần thể nghiên cứu.
Kết quả trình bày ở bảng 3.20 cho thấy giá trị PIC biến thiên từ thấp
nhất 0,39 (phi223376) đến cao nhất 0,74 (phi101049 và umc1545) và hệ số
PIC trung bình là 0,59. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của
Senior và cs (1998) là 0,59 và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Simith và cs
(1997) là 0,62. Như vậy với hệ số PIC như trên cũng chứng tỏ các mồi sử
dụng cho nghiên cứu có sự đa dạng tương đối cao.
Tỷ lệ khuyết số liệu của các mồi nghiên cứu (bảng 3.20) cho thấy rằng,
tỷ lệ khuyết số liệu dao động từ 0 % đến 9,09 %, tỷ lệ khuyết số liệu trung
bình của các mồi ở mức tương đối thấp là 2,67 % và nhỏ hơn 15 % theo
khuyến cáo của AMBIONET - CIMMYT. Như vậy, số liệu của các mồi
nghiên cứu được sử dụng phân tích đảm bảo có độ tin cậy cao.
3.4.2. Kết quả đánh giá độ thuần di truyền của các dòng nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu tỷ lệ dị hợp và tỷ lệ khuyết số liệu của các dòng

được thể hiện tại bảng 3.21 cho thấy: 17 mồi nghiên cứu đều có khả năng gắn
vào ADN hệ gen của các dòng tham gia nghiên cứu và được nhân bằng phản
ứng PCR, tỷ lệ khuyết số liệu dao động từ 0,00 - 11,74 % và tỷ lệ khuyết trung
bình của các mồi là 3,74 %. Theo hướng dẫn của AMBIONET – CIMMYT
[12], tỷ lệ khuyết số liệu nhỏ hơn 15 % là đảm bảo độ tin cậy cho phép tiến
hành các bước xử lý số liệu tiếp theo (số liệu bảng 3.21). Như vậy, tỷ lệ khuyết
số liệu của các dòng đều nằm trong khoảng cho phép và số liệu thống kê sau
khi điện di sản phẩm PCR của 22 dòng ngô thuần là đáng tin cậy và được sử
dụng cho việc tính toán các hệ số quan tâm khác.
Trong thí nghiệm, việc đánh giá tỷ lệ dị hợp tử của các dòng được căn
cứ vào sự xuất hiện các băng ADN là sản phẩm của phản ứng PCR trên gel
điện di theo từng locus SSR. Nếu xuất hiện 1 băng ADN (1 alen) thì locus đó
là đồng hợp tử; nếu xuất hiện 2 băng ADN (2 alen khác nhau/locus) thì locus
đó là dị hợp tử.
Kết quả bảng 3.21 cho thấy, tỷ lệ dị hợp tử thay đổi từ 0 đến 6,67 %.
Như vậy, tất cả 15 dòng đánh giá và 7 dòng tham khảo có độ thuần di truyền
cao, phù hợp với số thế hệ tự phối của các dòng. Bước tiếp theo chúng tôi sử
dụng phần mềm NTSYS để xử lý số liệu và thông qua đó phân tích mối quan
hệ di truyền giữa các dòng nghiên cứu.
3.4.3. Đa dạng di truyền của các dòng triển vọng
Ngoài các thông tin về nguồn gốc vật liệu và nguồn gốc địa lý của các
dòng, thì thông tin đa dạng di truyền của tập đoàn dòng là rất quan trọng đối
với các nhà chọn giống, giúp tăng khả năng dự đoán chính xác các cặp dòng
18
cho ưu thế lai cao về tính trạng mong muốn, đặc biệt là năng suất hạt.
Kết quả phân tích đa dạng di truyền cho thấy, hệ số tương đồng di truyền
(GS) giữa các cặp dòng biến động từ 0,29 - 0,82 (tương ứng với khoảng cách di
truyền (GD) là 0,18 - 0,71). Như vậy, các dòng tham gia nghiên cứu đều có sự
cách biệt di truyền khá cao, do đó rất có ý nghĩa trong công tác tạo giống ngô
lai vì khoảng cách di truyền giữa các dòng có mối tương quan dương với năng

suất hạt, khả năng kết hợp riêng và ưu thế lai trung bình.
Từ kết quả về độ tương đồng di truyền chúng tôi sử dụng chương trình
NTSYS để phân nhóm theo phương pháp UPGMA để thấy rõ hơn nữa mối quan
hệ di truyền của các dòng. Thông qua sơ đồ quan hệ di truyền của 22 dòng được
phân tích dựa trên 17 chỉ thị phân tử SSR (hình 3.2) cho thấy: Ở hệ số tương
đồng 0,29 có thể phân các dòng ngô nghiên cứu thành 2 nhóm chính gồm:
Nhóm chính I: Gồm 13 dòng nghiên cứu (D7, D10, D11, D2, D3, D4,
D5, D8, D12, D13, D14, D15, D1) và 5 dòng tham khảo (DF9, DF4, IL9,
CML161, C9491). Trong nhóm chính I các dòng có thể chia thành 3 nhóm
phụ ở hệ số tương đồng tương đương 0,35 bao gồm:
Nhóm phụ 1: gồm 3 dòng nghiên cứu (D7, D10, D13) và dòng tham
khảo DF9.
Nhóm phụ 2: Gồm 8 dòng nghiên cứu (D2, D3, D4, D5, D8, D12, D11,
D14,) và 4 dòng tham khảo (DF4, IL9, CML 161, C9491).
Nhóm phụ 3: Có 02 dòng nghiên cứu D1 và D15
Nhóm chính II: Gồm 2 dòng nghiên cứu (D9, D6) và 2 dòng tham khảo
(CST73, DF2).
Căn cứ vào kết quả phân nhóm di truyền dựa vào 17 locus SSR trên kết
hợp với kết quả đánh giá về đặc điểm nông sinh học các dòng nghiên cứu tiến
hành thiết kế sơ đồ lai giữa các dòng thuộc các nhóm với nhau để chọn ra
những tổ hợp lai cho ưu thế lai cao nhất vì ưu thế lai chịu sự chi phối mạnh
bởi sự khác biệt di truyền giữa 2 dạng bố mẹ. Vì vậy, việc phân nhóm dòng
dựa trên hệ số đa dạng di truyền được xác định bằng chỉ thị phân tử là một
trong những cơ sở quan trọng để định hướng cho công tác lai tạo.
3.5. Kết quả đánh giá KNKH của các dòng thông qua lai đỉnh
15 dòng được đánh giá KNKH chung bằng thí nghiệm lai đỉnh với 2 cây
thử: cây thử 1 (T1) là dòng DF2 (Mẹ của giống ngô lai LVN 10); cây thử 2
(T2) là dòng IL 9, là dòng bố của giống ngô lai VN 8960. Đây là 2 cây thử
được rút ra từ 2 giống có nguồn gốc khác nhau đã tham gia vào nhiều tổ hợp
lai triển vọng và là thành phần làm bố, mẹ của hai giống ngô thương mại đang

được trồng phổ biến là LVN 10 và VN 8960. Cả 2 đều có những đặc tính quý
như hình dạng đẹp, cây sinh trưởng khỏe, cho năng suất khá và ít nhiễm sâu
bệnh. Qua phân tích đa dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử (SSR) tập đoàn
dòng của Viện Nghiên cứu Ngô cho thấy, 2 dòng này có độ thuần rất cao và
nằm ở 2 nhóm ưu thế lai khác nhau. Do đó, lai đỉnh ngoài tác dụng xác định
khả năng kết hợp của dòng, còn hy vọng phát hiện được một số tổ hợp lai có
19
triển vọng giữa các dòng và cây thử. Thí nghiệm đánh giá các đặc tính nông
sinh học của các tổ hợp lai đỉnh được thực hiện trong vụ Hè Thu 2009.
3.5.1. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai
Qua số liệu cho thấy, đa số các tổ hợp lai đều có khối lượng 1000 hạt
tương đương hoặc lớn hơn đối chứng C919 với 320 g. Có 13/30 THL có khối
lượng 1000 hạt là nhỏ hơn đối chứng C919.
Tỷ lệ hạt/bắp của các tổ hợp lai qua theo dõi cho thấy rất ít tổ hợp có tỷ
lệ hạt lớn hơn đối chứng C919. Đối với cây thử T1, chỉ có các tổ hợp đi với
dòng T1 gồm: D2 x T1 là 83,82 % và D9 x T1 là 82 % có tỷ lệ hạt lớn hơn đối
chứng, với cây thử T2 duy nhất có tổ hợp D14 x T2 (81,82%).
Năng suất: Số liệu bảng 3.25 cho thấy, có tới 8/30 tổ hợp lai có năng
suất vượt hơn so với đối chứng C919. Trong đó, có 4 tổ hợp có năng suất vượt
đối chứng ở mức có ý nghĩa là D9 x T2 đạt 99,48 tạ/ha, D12 x T2 đạt 109,28
tạ/ha, D13 x T2 đạt 103,12 tạ/ha và D14 x T2 đạt 105,7 tạ/ha.
3.5.5. Đánh giá khả năng kết hợp về năng suất qua lai đỉnh
Từ kết quả hình 3.3 cho thấy, cây thử T2 có KNKH chung cao hơn T1,
và cũng chứng tỏ việc chọn cây thử là khá chính xác, tức là đảm bảo các cây
thử ở các nhóm ưu thế lai khác nhau. Giá trị KNKHC của các dòng biến dộng
rất lớn từ - 14,415 đến 17,145; các dòng D4, D8, D10, D11, D12, D13, D14
và D15 có giá trị KNKHC dương, đặc biệt là D8, D11, D12 và D15 có giá trị
dương và cao hơn hẳn. Từ kết quả này cùng với kết quả đánh giá đa dạng di
truyền của các nguồn dòng và kết quả theo dõi các đặc điểm nông học của các
dòng có thể chọn được các dòng phù hợp để tiến hành bước lai thử quan trọng

hơn, đó là lai luân phiên.
Thông qua lai đỉnh cũng có thể biết được giá trị KNKH riêng của dòng
và các cây thử. Kết quả theo dõi được trình bày trong bảng 3.27 cho thấy, giá
trị KNKH riêng cao nhất được biểu hiện ở các công thức lai giữa cây thử 1 với
các dòng D1, D2, D3, D4; cây thử 2 với các dòng D8, D10, D11, D12, D13 và
D14. Thông qua kết quả này ,có thể dự đoán được một số cặp lai triển vọng
giữa các dòng với các cây thử.
Tóm lại: Qua đánh giá các đặc điểm nông sinh học và khả năng kết hợp
của các dòng triển vọng, chúng tôi chọn ra 8 dòng ưu tú nhất gồm: D4, D8,
D10, D11, D12, D13, D14 và D15 để tiến hành lai luân phiên.
3.6. Kết quả đánh giá KNKH của các dòng thông qua lai luân phiên
Khả năng sử dụng các dòng được chọn và đánh giá trong điều kiện sinh
thái của vùng Tây Bắc thông qua biểu hiện của các tổ hợp lai luân phiêncủa 08
dòng. Khảo sát tổ hợp lai trong 02 vụ: Xuân Hè và Thu Đông năm 2010 cùng
với 02 đối chứng là C919 và NK 6326. Thí nghiệm được thực hiện tại Chiềng
Sung, Mai Sơn, Sơn La và Lạc Thủy – Hòa Bình. Kết quả của thí nghiệm
được trình bày dưới đây:
Đường kính bắp: Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy, trong vụ Xuân Hè
2010 các tổ hợp lai có đường kính dao động từ 4,15 - 5,31 cm, so với đối
20
chứng thì có đa số các tổ hợp lai đều có đường kính bắp tương đương vớ đối
chứng C919 (4,71 cm) và NK 6326 (4,51 cm).
Số hàng hạt: So với hai đối chứng C919 và NK 6326, thì số hàng hạt của
các THL đều tương đương. Nhưng có 5/28 THL có số hàng hạt cao hơn hẳn cả
hai đối chứng là D4 x D10; D4 x D13; D8 x D11; D10 x D13; D13 x D14.
Số hạt/hàng: Các THL có số hạt/hàng dao động từ 33,0 - 39,8 hạt/hàng,
phần lớn các THL có số hạt/hàng nhiều hơn so với đối chứng C919 và NK 6326.
Tỷ lệ hạt: Đa số các THL đều có tỷ lệ hạt > 80 % tương đương và lớn
hơn đối chứng C919 và NK 6326, đây là chỉ tiêu rất quan trọng và tương quan
thuận với năng suất. Qua đánh giả chỉ tiêu này, chúng tôi thấy có tới 9/28 THL

có tỷ lệ hạt lớn hơn đối chứng là D4 x D12, D4 x D15, D8 x D13, D8 x D15,
D10 x D12, D10 x D14, D11 x D14, D12 x D13, D13 x D15.
Năng suất: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong chọn tạo giống và
được quan tâm nhất, qua đánh giá chỉ tiêu năng suất hạt chúng tôi thấy, chỉ có
THL D14 x D15 đạt 89,60 tạ/ha, cho năng suất có ý nghĩa so với đối chứng,
đây cũng là THL có nhiều đặc điểm nổi trội về các chỉ tiêu về hình thái cây,
khả năng chống chịu.
Tóm lại: Qua đánh giá các đặc tính nông, sinh học của 28 THL luân
phiên trong vụ Xuân Hè và Thu Đông 2010, chúng tôi đã lựa chọn được 8/28
THL có các đặc điểm sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu khá đối với các
điều kiện môi trường của Tây Bắc và cho năng suất cao hơn so với đối chứng,
đặc biệt có THL D14 x D15 cho năng suất cao hơn hẳn so với đối chứng ở
mức có ý nghĩa, THL này sau đó đã được lựa chọn và gửi khảo nghiệm quốc
gia với tên mới là LVN 26.
3.6.4. Kết quả đánh giá ưu thế lai thông qua các tổ hợp lai luân phiên
Ưu thế lai về tính chín sớm: Qua số liệu ở bảng 3.31, cho thấy giá trị
Hmp dao động - 6,98 % đến 1,10 %. Có tới 21/28 THL có thời gian sinh trưởng
sớm hơn bố mẹ của chúng từ 1 - 6 ngày, chỉ có 7/28 THL có giá trị Hmp 0,00
đến 1,10 %.
Ưu thế lai chiều cao cây: Số liệu liệu bảng 3.31, cho thấy Hbp biến động
từ 64,57 - 199,15 %. Có 16/28 THL có giá trị Hbp > 100 %, dao động từ
(100,15 - 199,15 %), còn lại 12/28 THL có giá tri Hbp < 100 %, dao động trong
khoảng (64,57 - 98,45 %). Qua các số liệu trên, có thể thấy các THL đều có ưu
thế lai về chiều cao cây vượt hơn hẳn bố mẹ của chúng.Với giá trị Hs so với
giống C919, cho thấy có 12/28 THL có chiều cao cây thấp hơn đối chứng C919
(các THL có Hs = - 12,90 %đến - 1,29 %). Còn lại 16/28 THL có chiều cao cây
lớn hơn đối chứng C919 (các THL có Hs = 0,40 đến 14,44 %).
Ưu thế lai về chiều dài bắp: Qua bảng 3.32, cho thấy các THL đều có
chiều dài bắp vượt hơn so với bố mẹ của chúng giá trị Hbp biến động từ 24,71 -
62,86 %. Có 17/28 THL có chiều dài bắp lớn hơn đối chứng giá trị Hs biến

động từ 0,58 đến 20,47 % và có 9/28 THL có chiều dài bắp ngắn hơn đối chứng
C919 (Hs = - 14,04 đến -1,75 %). Có 02 THL chiều dài bắp tương đương đối
21
chứng C919 (Hs = 0,0 %) là D10 x D15, D14 x D15.
Ưu thế lai về đường kính bắp: Số liệu tại bảng 3.32, cho thấy giá trị Hbp
= 15,28 đến 56,06 %, đồng nghĩa với các THL đều có đường kính bắp vượt
hơn hẳn so với bố mẹ của chúng. Với giá trị Hs (1,37 - 12,74 %), thì có 14/28
THL (chiếm 50 %) có đường kính bắp lớn hơn so với đối chứng C919 và
13/28 THL (Hs= -11,89 đến - 1,27 %), có đường kính bắp nhỏ hơn so với đối
chứng. Duy nhất có THL D4 x D8 có đường kính bắp tương đương với đối
chứng C919.
Ưu thế lai về số hàng hạt/bắp: Số liệu theo dõi bảng 3.33 cho thấy, số
hàng hạt/bắp của các THL đều lớn hơn bố mẹ của chúng, thể hiện ở giá trị
Hbp = 1,15 đến 48,42 %. Đối với giá trị Hs thì có 3 THL có số hàng hạt lớn
hơn hẳn so đối chứng C919 với Hs > 20 %, là THL D10 x D13 (20,59 %), D11
x D12 (23,53 %) và D13 x D14 (20,59 %).
Ưu thế lai về số hạt/hàng: Số liệu tại bảng 3.33, Hbp của các THL dao
động từ 52,68 đến 100 %, có thể thấy số hạt/hàng của các THL đều lớn hơn so
với bố mẹ của chúng. Với giá trị Hs = - 4,29 đến 13,71 %, có tới 17/28 THL
(Hs > 1 %) có số hạt/hàng lớn hơn so với đối chứng C919.
Ưu thế lai về P.1000 hạt: Số liệu bảng 3.34 cho thấy, giá trị Hs = 16,05
đến 39,90 %, có nghĩa tất cả các THL đều có trọng lượng 1000 hạt lớn hơn so
với bố, mẹ của chúng. Đối với Hs so với đối chứng C919, thì có 20/28 THL
có trọng lượng 1000 hạt nhỏ hơn so với đối chứng C919.
Ưu thế lai về năng suất: Số liệu bảng 3.34 cho thấy, năng suất của các
THL đều cao hơn rất nhiều so với bố mẹ của chúng, giá trị Hbp của các THL
từ 67,76 đến 196,99 %. Có tới 17/28 THL (chiếm 60,7 %), có năng suất cao
hơn bố mẹ của chúng trên 100 %.
Qua giá trị Hs của các THL cho thấy, chỉ có 8/28 THL (chiếm 28 %) có
năng suất vượt hơn so với đối chứng C919 và NK 6326 là D4 x D8, D4 x D14,

D8 x D 14, D10 x D11, D12 x D13, D12 x D14, D13 x D14 và D14 x D15.
Tóm lại: Các giá trị đánh giá ưu thế lai giữa bố mẹ với các THL, cũng
như các THL với các giống thương mại đã góp phần làm rõ hơn nữa tính vượt
trội của các THL nói chung so với bố mẹ của chúng và nói riêng so với giống
lai thương mại. Đặc biệt là giá trị về năng suất, qua đánh giá giá trị Hs đã cho
thấy có 8/28 THL có năng suất vượt đối chứng C919 và NK 6326, trong đó có
các THL vượt trội hơn hẳn là D12 x D13 và D14 x D15.
3.6.5. Đánh giá KNKH về năng suất qua lai luân phiên
Sau khi đánh giá các đặc tính nông sinh học và khả năng kết hợp của các
dòng, chúng tôi lựa chọn được 08 dòng có nhiều đặc tính tốt phù hợp với điều
kiện của Tây Bắc để tiến hành lai luân phiên.
22
Từ kết quả (ở bảng 3.35) cho thấy, dòng D14 vừa có KNKH chung cao
vừa có phương sai KNKH riêng cao, đây là một dòng có nhiều đặc điểm nông
sinh học tốt, rất dễ dàng cho sản xuất hạt lai; một số cặp lai có giá trị KNKH
riêng cao như D10 x D11, D12 x D13 và D14 x D15 đây cũng là các THL có
năng suất cao nhất trong thí nghiệm khảo sát các THL luân phiên. Các THL
D12 x D13 và D14 x D15 được chọn đưa vào thí nghiệm so sánh, khảo
nghiệm giống tại Viện Nghiên cứu ngô, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất
ngô Sông Bôi và Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng và
phân bón Quốc gia.
Từ bảng 3.35 cho thấy, dòng D14 có giá trị khả năng kết hợp chung
(7,136) và phương sai KNKH riêng (58,117), cao nhất trong các dòng thí
nghiệm (Dòng D14 vừa có thể sử dụng làm cây thử tốt trong chọn tạo dòng và
tham gia vào các cặp lai đơn cụ thể.
Kết quả tính năng suất trung bình của các tổ hợp lai luân phiên cho thấy,
các tổ hợp lai D10 x D11; D12 x D13 và D14 x D15 cho năng suất cao nhất
trong thí nghiệm. Tổ hợp lai D14 x D15 có năng suất cao nhất (89,6 tạ/ha),
được tạo ra từ 2 dòng có nhiều đặc điểm quí, có khả năng kết hợp chung và
phương sai khả năng kết hợp riêng cao. Tổ hợp lai D14 x D15 được chọn đưa

vào các thí nghiệm khảo nghiệm cơ sở với tên mới là LVN 26.
3.7. Kết quả thí nghiệm so sánh các tổ hợp lai triển vọng
Trên cơ sở các thí nghiệm khảo sát các tổ hợp lai đỉnh và tổ hợp lai luân
phiên, chúng tôi đã lựa chọn được 4 THL đỉnh và 8 THL luân phiên, đây là
những THL triển vọng có nhiều đặc điểm nổi trội về sinh trưởng, phát triển và
cho năng suất cao (trong đó THL D12 x D 13 được đặt tên là LVN 255 và D
14 x D15 là LVN 26), để tiến hành thí nghiệm so sánh giống tại các địa
phương thuộc vùng Tây Bắc trong 02 vụ (Xuân Hè 2011 và Thu Đông 2011)
với 03 đối chứng là LVN 99, DK 9901 và NK 6326.
Tại Hòa Bình: Số liệu theo dõi ở bảng 3.36 cho thấy, năng suất của các
THL dao động từ 68,40 - 97,09 tạ/ha tương đương các đối chứng của thí
nghiệm, trong đó chỉ duy nhất LVN 26 cho năng suất cao hơn hẳn cả 3 đối
chứng ở mức có ý nghĩa P ≥ 0,95.
Tại Sơn La: Số liệu theo dõi ở bảng 3.37 cho thấy, đa số các THL của
thí nghiệm đều sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất ở mức khá, tương
đương với các đối chứng LVN 99, DK 9901 và NK 6326. Nhưng chỉ có 5/12
THL có năng suất cao hơn hẳn cả 03 đối chứng ở mức có ý nghĩa là D12x IL
9, LVN 255, D4 x D8, D12 x D 14 và LVN 26. Trong đó các THL D12 x IL
9, D4 x D8 và LVN 26 ngoài cho năng suất cao lại có các đặc điểm nổi trội
với các đặc tính chống chịu với các điều kiện tại địa phương.
Tại Lai Châu: Số liệu theo dõi ở bảng 3.38, cho thấy hầu hết các THL
đều cho năng suất thấp hơn và tương đương đối chứng, chỉ có duy nhất LVN
26 cho năng suất cao hơn đối chứng ở mức có ý nghĩa P ≥ 0,95, với năng suất
bình quân cả 2 vụ là 78,57 tạ/ha.
23
Tại Điện Biên: Số liệu bảng 3.39, cho thấy 5/12THL có năng suất cao
hơn đối chứng NK 6326 (đối chứng có năng suất cao nhất 67,14 tạ/ha). Nhưng
chỉ có LVN 26 cho năng suất cao hơn hẳn ở mức có ý nghĩa P ≥ 0,95 so với
giống DK 9901.
Qua đánh giá các thí nghiệm tại Tây Bắc, chúng tôi thấy có 02 THL có

nhiều đặc tính nông sinh học và cho năng suất cao là LVN 255 và LVN 26.
Trong đó, LVN 26 đã gửi khảo nghiệm quốc gia từ vụ Đông 2012 và LVN
255 được tiếp tục đưa vào các thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Ngô và đã gửi
khảo nghiệm VCU từ vụ Xuân 2014.
3.8. Khảo nghiệm tác giả, khảo nghiệm VCU giống ngô lai LVN 26
3.8.1. Kết quản khảo nghiệm tác giả giống ngô lai LVN 26
Trong năm 2012, trên cơ sở các vùng của khảo nghiệm VCU, chúng tôi
tiến hành khảo nghiệm sản xuất giống ngô lai LVN 26 tại 4 vùng sinh thái
phía Bắc gồm các tỉnh Hà Nội, Nghệ An, Cao Bằng và Sơn La. Cho thấy,
LVN 26 có nhiều đặc điểm nổi trội ngắn ngày, chịu hạn và cho năng suất cao
tại các điểm thí nghiệm.
* Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống ngô lai LVN 26:
Hà Nội: Vụ Xuân 2012, LVN 26 cho năng suất đạt 76,23 tạ/ha, vượt đối
chứng NK 67 (66,91 tạ/ha) ở mức có ý nghĩa và vượt năng suất của NK 4300
(73,61 tạ/ha) nhưng ở mức chưa tin cậy. Trong vụ Thu LVN 26 đạt 63,76
tạ/ha, cao hơn năng suất 02 đối chứng NK 67 (60,59 tạ/ha) và DK 9901 (58,86
tạ/ha).
Sơn La: Cả trong 02 vụ LVN 26 đều cho năng suất cao hơn đối chứng
nhưng ở mức không tin cậy. Vụ Xuân LVN 26 cho năng suất đạt 89,62 tạ/ha
cao hơn năng suất 02 đối chứng là NK6326 (83,49 tạ/ha) và DK 9901 (86,36
tạ/ha). Trong vụ Thu Đông LVN 26 có năng suất cao hơn NK 6326 là 4,70 %
và DK 9901 là 6,48 %. tạ/ha).
Cao Bằng: Vụ Xuân 2012,LVN 26 cho năng suất vượt hơn hẳn cả 02
đối chứng NK 4300 và DK 9955 ở mức có ý nghĩa. Năng suất của LVN 26 đạt
72,17 tạ/ha, vượt 02 đối chứng NK 4300 (21,62 %) và DK 9955 (21,99 %). Ở
vụ Thu Đôngtại Cao Bằng LVN 26 vẫn đạt năng suất cao hơn các đối chứng,
nhưng ở mức có ý nghĩa với giống DK 9955 là 15,36 %.
Nghệ An: LVN 26 đạt năng suất 60,24 tạ/ha, cao hơn đối chứng NK 66
ở mức có ý nghĩa, vượt 35,13 %. So với B.06, LVN 26 cho năng suất vượt
9,51 % và giống DK 9955 thì LVN 26 chỉ vượt 3,19 %, nhưng DK 9955 dài

ngày hơn LVN 26 tới 05 ngày. Như vậy, so với 03 đối chứng tại Nghệ An thì
LVN 26 có năng suất vượt hơn hẳn đối chứng NK 66 và tương đương với 02
đối chứng B.06 và DK 9955. Vụ Thu Đông, năng suất của LVN 26 vẫn đạt
mức cao, so với các giống đối chứng NK 66 và DK 9955. Trong đó, cao hơn
đối chứng NK 66 ở mức có ý nghĩa là 13,43 %.
3.8.2. Kết quả khảo nghiệm Quốc gia
* Thời gian sinh trưởng: LVN 26 thuộc nhóm chín trung bình, so với các

×