Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Xử lý tài liệu địa chấn phản xạ 2D phần đất liền cho tuyến X bồn trũng Sông Hồng bằng phần mềm Vista

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.97 KB, 5 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Sinh viên xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của sinh viên. Những kết
quả và các số liệu trong đồ án tốt nghiệp được thực hiện tại Liên đoàn Vật Lý – Địa
Chất, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Đã được sự chấp nhận của Liên đoàn
và của thầy giáo Ks. Trần Quang Trung. Sinh viên hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước nhà trường về sự cam đoan này.

Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Thanh Thúy


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, sinh viên xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới
thầy giáo Ks. Trần Quang Trung, các thầy cô giáo trong Bộ môn Địa vật lý, Ths.
Bùi Minh Thành cùng các cô chú, anh chị cán bộ công tác tại phòng Địa Vật Lý
Biển- Liên Đoàn Vật Lý Địa Chất đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên trong
suốt thời gian thực tập và hoàn thành đồ án.
Sinh viên xin được gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo nhà trường đã tạo điều
kiện tốt để được học tâp và rèn luyện trong thời gian quý giá khi là sinh viên
Trường Đại Học Mỏ – Địa Chất.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức chuyên môn còn hạn chế và thời
gian có giới hạn nên đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Sinh viên rất
mong nhận được sự thông cảm và góp ý thêm của các thầy, các cô cùng độc giả.

Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Thanh Thúy





DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
MVHN : Miền võng Hà Nội.
LK
: Lỗ khoan.
VSP
: Mặt cắt địa chấn thẳng đứng.
TKV
: Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam.
NEDO : Tổ chức phát triển công nghệ và năng lượng mới Nhật Bản.
ĐVL
: Địa vật lý.
PVN
: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam.
PIDC
: Công ty đầu tư và phát triển dầu khí.
PVEP
: Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Việt Nam.
PIDC/PVSC : Công ty đầu tư phát triển dầu khí.
TB – ĐN : Hướng Tây Bắc – Đông Nam.
BĐTK
: Biểu đồ thời khoảng.
ĐGC
: Điểm giữa chung
2D, 3D
: Hai chiều (two dimensions), ba chiều (three dimensions).
PXNL
: Phản xạ nhiều lần.

PX1L
: Phản xạ một lần.
CMP GATHER: Tập hợp điểm giữa chung (common midpoint gather).
CVS
: mặt cắt cộng vận tốc không đổi (constant velocity stack).
S/N
: Tỷ số tín hiệu trên nhiễu (signal noise ratio).


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Khi nghiên cứu cấu trúc bên dưới mặt đất, nhiều phương pháp địa vật lý khác
nhau đã được sử dung: tổ hợp các phương pháp điện, phương pháp phóng xạ,
phương pháp trọng lực, phương pháp từ, phương pháp địa chấn khúc xạ.... Những
phương pháp này thường được áp dụng trong việc xác định cấu trúc, khoanh vùng
và đánh giá các khu vực khoáng sản tiềm năng, tìm kiếm các nguồn tài nguyên ở độ
sâu không lớn. Khi các đối tượng nghiên cứu ở độ sâu lớn ( đến hàng nghìn mét) thì
địa chấn phản xạ là phương pháp mang lại hiệu quả.
Phương pháp địa chấn phản xạ được được sử dụng trong nghiên cứu cấu trúc
địa chất sâu, tìm kiếm khoáng sản rắn có liên quan đến cấu trúc địa chất, đặc biết là
dầu khí. Từ những năm 1960, địa chấn phản xạ còn được áp dụng trong tìm kiếm,
thăm dò khoáng sản trên đất đất liền như than, muối kali...
Bồn trũng Sông Hồng được đánh giá là khu vực có tiềm năng lớn về dầu khí
và khoáng sản, đặc biệt là than. Tại đây, công tác thăm dò địa chấn đã được tiến
hành từ những năm 70 nhằm tìm kiếm các bẫy chứa dầu khí tiềm năng mà không
tập trung nhiều vào các loại khoáng sản rắn ẩn sâu. Ngày nay, cùng với sự phát triển
của xã hội và nền kinh tế, công tác nghiên cứu cấu trúc địa chất khu vực phục vụ
tìm kiếm, thăm dò khoáng sản rắn, đặc biệt là quặng ẩn sâu ngày càng được chú ý
hơn.

Theo kết quả nghiên cứu điều tra địa chất dầu khí thì từ độ sâu 300m trở xuống ở
đồng bằng châu thổ Sông Hồng là một bể than lớn nhất Việt Nam. Để đánh giá
tiềm năng than ở đây, các công tác đo địa chấn 2D cũng đã được tiến hành tuy nhiên
vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công
nghệ, trang thiết bị đo ghi, tài liệu địa chấn thu được ngày càng tốt hơn, đi kèm với
đó công việc xử lý tài liệu địa chấn 2D cũng được chú ý hơn trước. Vì vậy cần phải
có các bước phân tích xử lý thích hợp, phù hợp với các đối tượng điều tra cụ thể để
nâng cao hiệu quả của phương pháp. Hiện tại ở Việt Nam, chưa có một chu trình cụ
thể cho xử lý tài liệu địa chấn phản xạ 2D trên đất liền. Vì vậy, trong đồ án



×