Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA CADIMI (Cd) ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ỐC NHỘNG VOI Pollicaria Rochebruni (Mabille, 1887)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.67 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA CADIMI (Cd)
ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ỐC NHỘNG VOI Pollicaria Rochebruni (Mabille, 1887)

Họ và tên sinh viên

: Vũ Thị Khánh Linh

Lớp

: ĐH3QM2

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hoàng Ngọc Khắc
Cơ quan công tác

: Trường Đại học Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội

HÀ NỘI, THÁNG 03 NĂM 2017
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Tên đề tài:XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA CADIMI (Cd)
ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ỐC NHỘNG VOI Pollicaria Rochebruni (Mabille, 1887)

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Hoàng Ngọc Khắc

Vũ Thị Khánh Linh

HÀ NỘI, THÁNG 03 NĂM 2017
2


MỤC LỤC

3


1. Đặt vấn đề
Quá trình phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ như y tế, du lịch,
thương mại… đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt sự hiện diện
của kim loại nặng trong môi trường đất, đã và đang là vấn đề môi trường được cộng
đồng quan tâm. Sự tích tụ kim loại nặng sẽ ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật,
gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người thông qua chuỗi thức ăn. Đặc biệt là nhóm
kim loại độc bao gồm Hg, As, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, As, Co, Sn,… trong đó Cadimi được
coi là 1 trong 3 kim loại nguy hiểm nhất đối với con người và sinh vật.
Trong Động vật không xương sống, ngành Thân mềm (Mollusca) chỉ xếp sau
ngành Chân khớp (Arthropoda) về số lượng các giống, loài và số lượng cá thể. Các

động vật thuộc ngành Thân mềm thích nghi với những môi trường sống khác nhau cả
nước mặn, nước ngọt và trên cạn. Do đó, chúng không chỉ đa dạng về hình dạng mà cả
cấu trúc bên trong cơ thể. Hiện nay, ngành Thân mềm đã được xác định có khoảng
130.000 loài, trong đó có 35.000 loài hóa đá. Ngành Thân mềm không những giữ vai
trò quan trọng trong các hệ sinh thái mà còn có giá trị kinh tế.
Trong ngành Thân mềm, lớp Chân bụng (Gastropoda) là lớp phong phú nhất,
chiếm khoảng 75 - 80% số loài Thân mềm hiện nay. Lớp này có khoảng 90.000 loài,
trong số này có 15.000 loài hóa đá. Phần lớn Chân bụng sống ở biển, một số sống ở
nước ngọt, trên cạn và một số kí sinh ngoài cơ thể động vật. Đây là lớp duy nhất của
ngành Thân mềm có đại diện sống ở môi trường cạn và thở bằng phổi. Những đại diện
trên cạn sống ở vùng núi, đồng bằng, các hang động, trong đất và trên thực vật.
Ốc cạn là nhóm động vật thân mềm chân bụng sống ở trên cạn, môi trường
sống chủ yếu của nó là đất. Do khả năng di chuyển chậm, do đó ốc cạn ảnh hưởng
nhiều bởi các nhân tố môi trường sống, đặc biệt là những nhân tố trong môi trường
đất, đặc biệt là kim loại nặng trong đất. Để phục vụ cho việc sử dụng ốc nhộng voi Pollicaria Rochebruni làm sinh vật chỉ thị thì cần xác định ảnh hưởng của Cadimi đến
ốc nhộng voi -Pollicaria Rochebruni thông qua một số các đặc điểm về hình thái: hình
dáng, kích thước, màu sắc (vỏ ốc); Sinh lý: sinh sản, hập thụ dinh dưỡng, chức năng
của các bộ phận của ốc và sinh thái: hoạt động của con vật, đi lại, kiếm ăn, tập tính…
Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Xác định ảnh hưởng của Cadimi (Cd) đến một
số đặc điểm sinh học củaốc nhộng voi - Pollicaria Rochebruni (Mabille, 1887)”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu: Xác định ảnh hưởng của Cadimi (Cd) đến một số đặc điểm sinh học
củaỐc nhộng voi -Pollicaria Rochebruni (Mabille, 1887)

4


3. Nội dung nghiên cứu
Thu thập mẫu đất và mẫu Ốc nhộng voi - Pollicaria Rochebruni, xác định các
chỉ số ban đầu về đối tượng nghiên cứu.

Bố trí thí nghiệm, theo dõi và đánh giá ảnh hưởng của Cadimi tới đặc điểm hình
thái của Ốc nhộng voi - Pollicaria Rochebruni.
Bố trí thí nghiệm, theo dõi và đánh giá ảnh hưởng của Cadimi tới đặc điểm dinh
dưỡng của Ốc nhộng voi - Pollicaria Rochebruni.
Bố trí thí nghiệm, theo dõi và đánh giá ảnh hưởng của Cadimi tới đặc điểm sinh
thái của Ốc nhộng voi - Pollicaria Rochebruni.
Bố trí thí nghiệm, theo dõi và đánh giá ảnh hưởng của Cadimi tới đặc điểm sinh
thái của Ốc nhộng voi - Pollicaria Rochebruni.

5


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về Cadimi (Cd)
1.1.1. Khái niệm
Cadimi là kim loại thuộc nhóm IIB (cùng với Zn, Hg). Nó được phát hiện vào
năm 1817 bởi nhà khoa học người Đức. Đây là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ dát
mỏng và dễ mất ánh kim trong môi trường không khí do tạo màng oxit.
Trong tự nhiên, Cd có 8 đồng vị bền tuy nhiên lại là nhân tố kém phổ biến chỉ
chiếm 7,6x10-6% tổng số nguyên tử. Trang thái bền trong môi trường là Cd (2+).
Cd tạo hợp kim với nhiều nguyên tố, cà tồn tại trong các khoáng vật. Chủ yếu
nhất là khoáng Grenokit Cds, đặc biệt Cd hay có mặt trong khoáng vật của Zn. Ngoài
ra, Cd còn là sản phẩm phụ của quá trình tinh luyện của kim loại khác nên gây ra tình
trạng ô nhiễm.
Cd và hợp chất của nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: Cd
dùng trong công nghiệp mạ để chống ăn mòn. Cadimi sunfit dùng trong công nghiệp
chất dẻo, gốm sứ... hay Cadimi stearat còn dùng như một chất làm bền PVC. Cadimi
phosphors dùng làm ống trong vô tuyến, làm đèn huỳnh quang, mà chắn tia X, ống
phát tia Catot...

1.1.2. Tính chất lý – hóa học của Cadimi (Cd)

• Tính chất đơn chất
Trong vỏ trái đất Cd thường tồn tại dưới dạng khoáng vật như Grinolit (CdS),
trong quặng Blende kẽm và Calanin có chứa khoảng 3% Cd. Cadimi nguồn gốc tự
nhiên là hỗn hợp của 6 đồng vị ổn định, trong đó có đồng vị 112Cd(24,07%) và
114
Cd(28,86%).
Cadimi dạng nguyên chất có màu trắng bạc nhưng trong không khí ẩm bị bao
phủ bởi lớp màng oxit nên mất ánh kim, cadimi mềm, dễ nóng chảy, dẻo, có thể dát
mỏng, kéo sợi được. Khi cháy, cadimi cho ngon lửa màu xẫm.
Cadimi là nguyên tố tương đối hoạt động. Trong không khí ẩm Cd bền ở nhiệt
độ thường do có màng oxit bảo vệ.
Cadimi có tác dụng với phi kim: Halogen, lưu huỳnh và các nguyên tố không
kim loại khác như photpho, selen...
6


Do thể điện khá âm nên Cd dễ dàng tác dụng với cả axit không có tính oxi hóa:
Cd + 2H+

 Cd2+ + H2

6Cd + 8HNO3 3Cd(NO3)2 + 2NO2 + 4H2O

• Hợp chất của Cadimi
Ion Cd2+ là một loại ion rất độc, trong tự nhiên tồn tại dưới các dạng muối
halogen CdX2 (với X là Halogen) và Cd(NO3)2.
Ion Cd2+ có khả năng tạo phức với nhiều phối tử khác nhau và thường có số
phối trí đặc trưng là 6.


- Cadimi oxit: CdO
CdO rất khó nóng chảy, có thể thăng hoa khi đun nóng. Hơi của nó rất độc,
CdO có các màu từ vàng tới nâu tùy thuộc vào quá trình chế hóa nhiệt.
CdO không tan trong nước và không tan trong dung dịch axit, CdO chỉ tan
trong kiềm nóng chảy.
CdO + 2KOH  K2CdO2 + H2O
Có thể điều chế CdO bằng cách đốt cháy kim loại trong không khí hoặc nhiệt
phân hidroxit hoặc muối cacbonat, nitrat.
Cd(OH)2

 CdO + H2O

CdCO2

 CdO + CO2

- Cadimi hidroxit Cd(OH)2
Cd(OH)2 là kết tủa nhầy ít tan trong nước và có màu trắng. Cd(OH) 2 không thể
hiện rõ tính lưỡng tính, tan trong dung dịch axit, không tan trong dung dịch kiềm mà
tan trong kiềm nóng chảy.
Khi tan trong axit, nó tạo thành muối của cation Cd2+:
Cd(OH)2 +2HCl  CdCl2 + 2H2O
Cd(OH)2 tan trong dung dịch NH3 tạo thành amoniacat.
Cd(OH)2 + 4NH3  {Cd(NH3)4(OH)}2

- Muối của Cd(II)

7



Các muối của halogen (trừ florua), nitrat, sunfat, pelorat và axetat, clorua của
Cd(II) đều dễ tan trong nước, còn các muối sunphat, cacbonat hay ortho photphat và
muối bazo ít tan. Những muối tan khi kết tinh từ dung dịch nước thường ở dạng hidrat.
Trong dung dịch nước các muối Cd2+ bị phân hủy:
Cd2+ + 2H2O  Cd(OH)2 + 2H+
1.1.3.Ảnh hưởng của Cadimi (Cd) đối với môi trường và sinh vật.

- Cadmium được biết gây tổn hại đối thận và xương ở liều lượng cao. Nghiên cứu
1021 người đàn ông và phụ nữ bị nhiễm độc Cd ở Thụy Điển cho thấy nhiễm
độc kim loại này có liên quan đến gia tăng nguy cơ gãy xương ở độ tuổi trên 50. Bệnh
itai-itai là bệnh do sự ngộ độc Cd trầm trọng. Tất cả những bệnh nhân với bệnh này
điều bị tổn hại thận, xương đau nhức trở nên giòn và dễ gãy (Nogawa và cộng sự,
1999).

- Nhiễm độc cadimi sẽ dẫn đến vàng lá, sự héo và tình trạng ngừng phát triển ở
thực vật. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự giảm đáng kể sinh khối vi sinh vật khi
tăng hàm lượng Cd. Nếu hàm lượng Cd quá cao có thể dẫn đến suy giảm số lượng
quần thể và làm mất cân bằng sinh thái trong tự nhiên.
1.1.4. Nguồn gốc phát sinh Cadimi (Cd)
Cadimi hiện diện khắp nơi trong vỏ trái đất với hàm lượng trung bình khoảng
0,1mg/kg -1. Tuy nhiên hàm lượng cao hơn có thể tìm thấy trong các loại đá trầm tích
như đá trầm tích phosphate biển thường chứa khoảng 15mg/kg -1. Hàng năm sông ngòi
vận chuyển một lượng lớn Cd khoảng 15000 tấn đổ vào các đại dương (GESAMP,
1984 trích trong WHO, 1992). Hàm lượng Cd đã được báo cáo có thể lên đến 5mg/kg -1
trong các trầm tích sông và hồ, từ 0,03 đến 1mg/kg -1 trong các trầm tích biển (Korte,
1983 trích WHO, 1992). Hàm lượng Cd trung bình đất ở những vùng không có sự hoạt
động của núi lửa biến động từ 0,01 đến 1mg/kg -1, ở những vùng có sự hoạt động của
núi lửa hàm lượng này có thể lên đến 4,5mg/kg-1 (Korte, 1983 trích WHO, 1992).
Từ sản xuất công nghiệp: lớp mạ bảo vệ thép, chất ổn định PVC, chất tạo màu

trong plastic và thủy tinh, và trong hợp phần của nhiều hợp kim là một trong những
nguyên nhân phóng thích Cd vào môi trường.
Từ phân bón: phân phosphate chứa lượng Cd cao. Sự tập trung của Cd trong
phân phosphate làm tăng từ 0,07 – 10mg/kg Cd trên các mảnh đất màu mỡ.

8


Từ bùn cống rãnh: Bùn chứa Cd từ chất bài tiết của con người, sản phầm thuộc
gia đình chứa Zn và chất thải từ công nghiệp. Hầu hết Cd đều tích lũy trong nước
cống, được thải ra trong suốt quá trình xử lý bùn quánh.
1.1.5. Sự chuyển hóa của Cadimi (Cd) trong tự nhiên

Sơ đồ 1.1. Sự chuyển hóa của Cd trong tự nhiên
Từ sơ đồ trên ta có thể thấy tất cả các chất thải trong tự nhiên đều được chuyển
hóa và tích tụ trở lại môi trường đất. Ốc cạn lại là loài sống chủ yếu trong môi trường
đất với đặc tính di chuyển chậm, nên ốc cạn bị ảnh hưởng nhiều bởi các nhân tố trong
môi trường đất, đặc biệt là kim loại nặng. Và Cadimi (Cd) là kim loại độc hại đứng thứ
3, cho thấy sự ảnh hưởng của Cd lên đời sống sinh vật trong đất rất lớn.
1.1.6. Quy chuẩn về hàm lượng Cadimi (Cd) trong đất
Quy chuẩn QCVN 03 – MT: 2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới
hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất là quy chuẩn mới nhất thay thế
QCVN 03:2008/BTNMT do Tổng cục Môi trường ban hành.
Bảng 1.1. Bảng giới hạn tối đa hàm lượng Cadimi trong tầng đất mặt
Đơn vị: mg/kg đất khô
STT

Thông số

Đất nông

nghiệp

Đất lâm
nghiệp

Đất dân
sinh

Đất công
nghiệp

1

Cd

1.5

3

2

10

1.2. Tổng quan về Ốc cạn
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm chung

9

Đất
thương

mại, dịch
vụ
5


Ốc cạn (land snail) là một tên gọi chỉ chung cho các loài ốc sống trên đất, như
trái ngược với những loài sống ở nước mặn (ốc biển) và nước ngọt (ốc nước ngọt). Ốc
cạn là động vật thân mềm chân bụng có vỏ sống ở trên cạn (những con không có vỏ
được gọi là sên trần). Trong thực tế nhiều trường hợp khó để phân loại vì một số loài
ốc có thể sống được trong hai môi trường cả nước và đất.
Ốc cạn có vỏ cứng bằng đá vôi, tạo thành ống rỗng, cuộn vòng quanh một trục
chính thành các vòng xoắn đặc trưng theo những quy tắc hình học chặt chẽ.
Cơ thể mềm gồm ba phần: chân, thân và đầu có thể co vào giấu kín trong vỏ.
Chân là một khối cơ lớn ở mặt bụng giúp ốc di chuyển. Phần lớn các ốc cạn có một
phổi và hít thở không khí. Tuy nhiên một số ít thuộc những dòng cổ xưa, cấu tạo của
chúng gồm một mang và một nắp mang. Như động vật thân mềm khác, ốc cạn có một
hoặc hai cặp xúc tu trên đầu. Ốc cạn đa dạng về kích thước. Ốc có hình dáng và cấu
tạo thay đổi tuỳ theo môi trường sống. Loài lớn nhất là ốc khổng lồ châu Phi.
Ốc cạn có cơ chân khỏe mạnh. Ốc cạn di chuyển bằng cách trượt dọc trên cơ
chân của chúng, được bôi trơn bằng chất nhầy. Chuyển động này được hỗ trợ bởi các
cơn co thắt cơ dạng sóng di chuyển xuống bụng của bàn chân. Ốc tiết ra chất nhầy bên
ngoài để giữ cho cơ thể mềm mại của chúng khỏi bị khô, chúng cũng tiết ra chất nhầy
từ chân để hỗ trợ trong vận động bằng cách giảm ma sát và giúp làm giảm nguy cơ tổn
thương cơ học từ các vật sắc nhọn.
Ốc cạn có môi trường sống rất đa dạng, một số loài có thể sống cả ở trên cạn và
dưới nước. Ốc cạn sinh sống tại tầng mặt, có độ sâu tối đa khoảng 10cm.
Ốc cạn thường ăn thực vật, tuy nhiên có một số loài là loài ăn thịt săn mồi hoặc
động vật ăn tạp. Các chế độ ăn uống của hầu hết các ốc cạn có thể bao gồm lá, thân, vỏ
mềm, trái cây, rau, nấm và tảo. Một số loài có thể gây hại cho nông nghiệp, cây trồng
và vườn thực vật.

1.2.2. Đặc điểm phân loại
1.2.2.1. Vỏ ốc
Vỏ ốc là một ống rỗng dài chứa cơ thể ốc, cuộn vòng quanh một trục tạo nên các
vòng xoắn. Vỏ ốc có thể lớn, trung bình hay nhỏ. Hình dáng vỏ rất đa dạng có thể là
hình cầu, hình nón, dạng tháp xoắn, hình trụ, dạng con quay, dạng xoắn dài, dạng cuộn
trong… Vỏ có thể dày hay mỏng, chắc chắn hay không, trong suốt hay mờ đục… Vỏ
có màu sắc rất đa dạng, mỗi loài, thậm chí mỗi cá thể trong loài có màu sắc khác nhau.
Màu sắc trên vỏ ốc cạn thường được trang trí ở hầu hết theo kiểu các dãy băng xoắn
màu hẹp hay rộng hay có sọc. Vỏ có thể không có trang trí màu gọi là không màu. Vỏ
có thể đục hay mờ và bóng láng hay xỉn. Dạng trong suốt như một dạng kết hợp giữa
mờ và bóng láng giống như mảnh thủy tinh. Màu sắc cùng với các hoa văn gặp ở hầu
hết các loài ốc cạn có thể đặc trưng cho các taxa bậc giống hay phân giống. Trong
10


cùng một loài, vẫn có sự sai khác đáng kể về màu sắc và hoa văn trên vỏ ốc, nguyên
nhân có thể do môi trường sống, yếu tố mùa trong năm và đáng chú ý là giai đoạn còn
non có nhiều thay đổi so với trưởng thành.
Vỏ thường xoắn hình hoặc xoắn trong một mặt phẳng, có khi có nắp vỏ (vẩy), hoặc
không có nắp vỏ. Vỏ có thể bị tiêu giảm ở nhiều mức độ: Vỏ không chứa đủ phần thân
(giống Carinaria), vỏ bé và một phần bị vạt áo phủ (giống Aplysia), vạt áo phủ kín vỏ
bé ở trong (giống Aplysia, sên trần Limax), vỏ tiêu giảm chỉ còn vụn đá vôi rải rác (sên
trần Arion) hoặc mất hoàn toàn dấu vết của vỏ.
Thông thường vỏ cuộn có thể được mô tả như sau: Dạng chóp dài (elongate tapering) có phía bên vuốt thon rộng cho tới đỉnh. Dạng gần trụ (subcylindric) gần như
dạng cylindric nhưng cạnh bên không song song. Dạng hình trụ (cynlindric) có hình trụ,
các rãnh xoắn gần như vuông góc với cạnh bên và có đỉnh vỏ dày. Dạng nón ôvan (conic ovate) có dạng nón trứng. Dạng gần ôvan (subovate) có dạng gần ôvan, phía bên của vòng
xoắn lồi hơn. Dạng ôvan dài (elongate - ovate). Dạng xoắn ốc dẹt (depressed - heliciform)
có vỏ ngắn nhưng rộng. Dạng xoắn ốc (heliciform) có chiều cao và chiều rộng xấp xỉ
nhau. Dạng xoắn ốc nón (conic - heliciform) cũng giống dạng heliciform nhưng có các
vòng xoắn hình côn nhiều hơn.


Hình 1.1 Cấu tạo ngoài của vỏ ốc cạn
1.2.2.2. Đỉnh vỏ
Đỉnh vỏ là điểm khởi đầu của các vòng xoắn, là nơi hình thành các vòng xoắn
đầu tiên của vỏ (còn gọi là vòng xoắn phôi), các vòng xoắn này thường rất nhỏ và
nhẵn. Đỉnh vỏ có thể nhọn, tù hoặc tầy.
1.2.2.3. Kích thước vỏ

11


Kích thước vỏ là đặc điểm dùng nhiều trong mô tả và nhận dạng các taxon bậc
loài, giống. Các số đo quan trọng về kích thước của vỏ ốc cạn gồm: Chiều cao hay
chiều dài (tính từ đỉnh vỏ đến vành miệng, không tính bờ vành môi), chiều rộng
(khoảng cách rộng ngang lớn nhất), chiều cao tháp ốc, chiều cao và chiều rộng miệng vỏ.
Dựa vào kích thước vỏ có thể phân chia ốc cạn thành: Nhóm kích thước bé (dưới 20mm)
và nhóm kích thước lớn (trên 20mm).
1.2.2.4. Các vòng xoắn
Các vòng xoắn bao gồm các vòng xoắn tính từ đỉnh vỏ tới vòng xoắn cuối
cùng, trừ lỗ miệng. Các vòng xoắn có thể là thuận hay ngược chiều kim đồng hồ, có
nhiều loài ốc xoắn ngược ( ví dụ: Neptunea angulate) và có nhiều loài có cả hai kiểu
xoắn (Amphidromus perversus); tròn đều, phồng lên hay phình ra ở phần dưới. Các
vòng xoắn có khi nhẵn, có khía; gờ dọc, gờ vòng hay gờ hình cánh cung. Trên các
vòng xoắn có thể có hay không có hoa văn trang trí, đường viền có gai hay nốt sần, có
lông hoặc không. Số vòng xoắn của vỏ ốc cũng thay đổi từ con non đến trưởng thành;
ví dụ như số vòng xoắn của ốc sên hoa (Achatina fulica) giai đoạn còn non là 3 - 4
vòng nhưng khi trưởng thành thường có 6 - 7 vòng.
1.2.2.5. Miệng vỏ
Miệng vỏ là nơi vỏ ốc thông với bên ngoài. Ở vùng miệng vỏ có thể phân biệt
bờ trục (bờ trong hay bờ ngoài) và vành miệng ngoài (bờ ngoài hay bờ trên). Có thể

phân biệt góc trên và góc dưới lỗ miệng vỏ. Hình dạng lỗ miệng thay đổi; có thể xiên,
bầu dục, hình thoi, hình thang, hình ôvan, hình bán nguyệt, hình quả lê… Bờ viền của
miệng là môi, được chia thành bốn khu vực: Bên ngoài môi, gốc môi (basa lip), trụ
môi (columellar lip) và môi trong vách (parietal lip). Trong hầu hết các vỏ, môi trong
vách không phân biệt, được tách rời hay nối liền đi trước vòng xoắn và chỉ với một lớp
mỏng có thể chai. Phía ngoài và gốc môi trong đặc thù có thể dày, loe ra hay cuộn lại.
Miệng có thể một hay nhiều hơn các mấu chìa ra gọi là răng, tên của nó có thể tùy theo
vị trí của chúng. Gờ vành miệng ngoài có thể liên tục hay ngắt quãng ở bờ trụ. Lỗ
miệng có nắp miệng hay không.
1.2.2.6. Trụ ốc và lỗ rốn
Trụ ốc là do các vòng xoắn chập lại với nhau tạo nên. Trụ ốc có thể rỗng và mở ra
ngoài gần miệng tạo thành lỗ rốn, có khi trụ ốc lại đặc không tạo lỗ rốn. Lỗ rốn có thể rộng
hay hẹp, có thể nông hay sâu. Trong phân loại và nhận dạng, có thể phân biệt các dạng lỗ
rốn: Dạng đóng (Camaenidae), dạng vết lõm (Cyclophoridae, Bradybaenidae, Euconulidae,
Trochomorphidae, Plectopylidae). Ngoài ra, tỷ lệ giữa kích thước lỗ rốn so với chiều rộng
vỏ cũng là đặc điểm rất có giá trị chẩn loại.
12


Lỗ rốn được hình thành do trụ ốc rỗng và mở ra ngoài gần miệng vỏ, có khi trụ
ốc không rỗng vì thế vỏ không có lỗ rốn. Trong định loại và nhận dạng, có thể phân
biệt 3 dạng lỗ rốn: Dạng đóng, dạng vết lõm và dạng mở (rộng hoặc hẹp). Ngoài ra, tỷ
lệ giữa kích thước lỗ rốn so với chiều rộng vỏ là đặc điểm rất có giá trị chẩn loại.

Hình 1.2 Hình dạng các kiểu lỗ rốn
1.2.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái học của ốc cạn
Trên thế giới hiện nay, đặc điểm sinh học và sinh thái học của ốc cạn ngày càng
được chú ý nghiên cứu, đặc biệt là những loài có giá trị thực tiễn và những loài thường
xuyên gây hại. Riêng ở Việt Nam, vấn đề sinh học và sinh thái học của ốc cạn mới
bước đầu nghiên cứu trong thời gian gần đây của Vermeulen và Maassen (2003),

Nguyễn Xuân Đồng và ctv. (2005), Đỗ Văn Nhượng và ctv. (2010 - 2012), Đỗ Đức
Sáng (2013). Các loài ốc cạn phân bố rộng ở nhiều dạng địa hình và sinh cảnh khác
nhau. Trên môi trường cạn, ốc và sên trần thường ưa sống ở những nơi ẩm ướt, giàu
mùn bã thực vật, rêu và tảo. Kích thước cơ thể của ốc cạn dao động trong khoảng
tương đối lớn, từ một hoặc vài mm (ở họ Vertiginidae, Euconulidae) đến hàng chục cm
(Camaena, Achatina, Amphidromus). Phần lớn các loài ốc cạn trong lớp Mang trước
thường đơn tính, trong khi ở phân lớp Có phổi thì lưỡng tính. Đối với các loài ốc cạn
đơn tính, ít có sự sai khác về hình thái ngoài giữa con đực và con cái, tỷ lệ đực cái
trong quần thể cũng thường ít dao động. Như tỉ lệ đực cái của hai loài ốc núi
Cyclophorus anamiticus và Cyclophorus martensianus trong quần thể là 1:1. Trong
sinh sản chúng giao phối và thụ tinh, trứng được đẻ thành từng đám trong các hốc đá,
khe đá, quanh rễ cây hoặc trứng được đẻ rải rác khắp bề mặt đất. Giai đoạn ấu trùng
thu gọn trong trứng và khi nở thành con non. Ốc cạn thường sinh sản không liên tục
mà theo mùa, trứng có dạng hình cầu nhưng kích thước và màu sắc khác nhau tùy
thuộc vào kích thước cơ thể và môi trường sống. Trứng của loài Cyclophorus
martensianus đạt 4,5 mm, của loài Camaena vanbuensis đạt 8,5 mm. Màu sắc của vỏ
ốc cạn và thân đôi khi có sai khác tương đối rõ giữa con non và con trưởng thành.
Trong số các môi trường sống, rừng tự nhiên, rừng trên núi đá granit, đá vôi có nhiều
yếu tố thuận lợi cho ốc cạn sinh sống, tầng thảm mục dày, độ ẩm cao, có nhiều khe đá
13


ẩm ướt, hàm lượng canxi cao giúp hình thành lớp vỏ. Vào mùa mưa, các hoạt động
kiếm ăn, sinh sản diễn ra mạnh hơn, trong khi đó, với mùa lạnh và khô, do môi trường
sống không thuận lợi (về nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn,...) chúng có thời kỳ ngừng hoạt
động (ngủ đông). Nhiều loài trong nhóm ốc Có phổi, lỗ miệng không có nắp miệng
được bít kín bằng một màng được làm bằng chất nhày do chúng tiết ra. Đặc điểm phân
bố theo vành đai độ cao của ốc cạn phụ thuộc vào điều kiện sống như nhiệt độ, độ ẩm,
thức ăn, nguyên liệu tạo lớp vỏ. Ở vùng núi, phần lớn các loài ốc cạn tập trung phân bố
(cả số lượng loài và số lượng cá thể trong mỗi loài) ở khu vực chân núi và sườn núi,

tính đa dạng giảm rõ rệt ở khu vực đỉnh núi. Các sinh cảnh tự nhiên như rừng, núi đá
vôi, hang động,... có rất nhiều yếu tố thuận lợi cho ốc cạn sinh sống. Ngược lại, môi
trường tác nhân như nương rẫy, khu dân cư, đất trồng trên nền rừng, đất trồng cây lâu
năm, đất trồng cây ngắn ngày,... tính đa dạng sinh học giảm đi do tác động của con
người thường theo hướng bất lợi cho sinh vật, nhiều đặc tính của môi trường bị biến
đổi. Phân bố của ốc cạn giữa sinh cảnh tự nhiên và nhân tác có sự khác nhau rõ rệt. Sự
phát tán của ốc cạn thường mang tính chủ động, chúng di chuyển và mở rộng khu vực
sống và tìm môi trường thích hợp để sinh sống. Một số loài phát tán thụ động nhờ con
người như loài ốc sên hoa (Achatina fulica), loài có vùng phân bố gốc là Ethiopi
nhưng lại rất phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Trong tự nhiên, các loài ốc cạn thường
hoạt động mạnh vào ban đêm. Khẳng định này cũng được quan sát thấy trong điều
kiện nuôi thí nghiệm đối với 2 loài ốc Cyclophorus anamiticus và Cyclophorus
martensianus, một số cá thể hoạt động cả ban ngày khi môi trường nuôi được tưới
nước làm tăng độ ẩm hoặc có mưa liên tục. Thức ăn của hầu hết các loài ốc cạn là thực
vật, mùn bã, rêu, tảo, nấm,… chúng sử dụng lưỡi bào (radula) để cạo và cuốn thức ăn
vào miệng. Lưỡi bào (radula) là cấu trúc đặc trưng của lớp Chân bụng (Gastropoda),
đó là một tấm bằng kitin hoặc prôtêin lát trên thành dưới thực quản. Mặt trên lưỡi bào
có nhiều dãy răng kitin. Radula hình thành từ bao lưỡi. Khi phần phía trước của radula
bị mòn do thường xuyên cạo và cuốn thức ăn, bao lưỡi hình thành phần sau để thay
thế. Co duỗi cơ s giúp lưỡi bào thò ra, cạo và cuốn thức ăn vào miệng.
Cách sắp xếp của các dãy răng trên bề mặt lưỡi bào đặc trưng cho loài Thân
mềm Chân bụng và được sử dụng như một đặc điểm chẩn loại có giá trị. Cấu trúc của
lưỡi bào liên quan đến chế độ dinh dưỡng (cách lấy thức ăn, loại thức ăn, bề mặt môi
trường,…). Bên cạnh đó, một số ốc cạn (Họ Succinea) và sên trần có thể là vật chủ của
các loài ký sinh trùng (Sán lá Leucochloridium paradoxum) trong cơ thể ốc, ấu trùng
miracidium của sán được giải phóng khỏi trứng và chuyển thành sporocyst (chứa các
sán non) ký sinh trong gan nhưng phân nhánh trong đôi râu của ốc, các nhánh của
sporocyst với các vành đen và đốm được lọ rõ trên đôi râu ốc, khi râu hoạt hoạt động
14



trông giống ấu trùng của côn trùng nên dễ làm cho chim (vật chủ chính thức) nhầm và
ăn. Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Đồng và ctv. về hai loài ốc núi
Cyclophorus anamiticus và Cyclophorus martensianus chưa phát hiện thấy loài ký sinh
và vi sinh vật gây bệnh, điều này thuận lợi cho việc phát triển chúng để làm nguồn
thực phẩm.
1.3. Đặc điểm củaỐc nhộng voi - Pollicaria rochebruni

Hình 1.3. Pollicaria rochebruni (Mabille, 1887)
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ trung bình, dạng thon dài hơi mập. Vỏ ốc dầy và
chắc chắn, có màu nâu trắng hoặc nâu sẫm. Đỉnh vỏ hơi nhọn. Xoắn phải với 6 vòng
xoắn được tách nhau bởi các rãnh xoắn rõ ràng, vòng xoắn cuối phình to chiếm 2/3
chiều cao vỏ ốc. Mức độ phát triển của các vòng xoắn không đều. Miệng vỏ tròn, trên
vành miệng dày lên tạo nên thành miệng khá dày. Không có lỗ rốn.
Nhận xét: Ốc nhộng voi - Pollicaria rochebruni là loài khá phổ biến chúng
thường phân bố ở các vùng núi đá vôi, số lượng cá thể thu được nhiều. Sống dưới lớp
lá rụng, hoạt động mạnh khi có độ ẩm cao. Có giá trị kinh tế, dùng làm thực phẩm cho
người, thành phần thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ.
1.4. Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của kim loại nặng đến một số đặc điểm sinh
học của Ốc cạn
Việc nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến môi trường sống của ốc cạn mới
đây cũng đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm và đi sâu vào tìm hiểu, đặc
biệt là mối quan hệ giữa chúng với môi trường đất, một số vấn đề đang được các nhà
khoa học nghiên cứu như mối quan hệ giữa kim loại nặng trong đất và hình thái của ốc
cạn, mối quan hệ giữa kim loại nặng trong đất và sinh sản của ốc cạn, mối quan hệ
15


giữa kim loại nặng trong đất và sự tích tụ hàm lượng kim loại nặng trong cơ thể ốc
cạn...

Năm 2006, Kurt Jordaens và cộng sự đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số
kim loại nặng đến hình thái của vỏ ốc. Kết quả cho thấy hàm lượng kim loại nặng
trong đất có ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như thành phần các chất trong vỏ của ốc,
những nơi nào có hàm lượng kim loại nặng trong đất cao thì vỏ của ốc cạn ở nơi đó
chứa hàm lượng Pb và Zn cao. Năm 2009, Otitoloju và cộng sự đã nghiên cứu về sự
tích luỹ kim loại nặng (Cu, Pb) trong ốc sên khổng lồ (Archachatina marginata). Kết
quả cho thấy sự tiếp xúc và tích lũycác kim loại nặng gây ra các loại bệnh cho ốc như
biến đổi tế bào gan khi nhiễm Cu, viêm ống gan khi nhiễm Pb,… Sự kết hợp các đặc
điểm hình thái, bệnh lý, phân tích sự tích tụ kim loại nặng,... có thể coi là công cụ sử
dụng để cảnh báo sớm các vấn đề ô nhiễm môi trường.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Địa chỉ: số 42 ngõ 261 Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội
Nhiệt độ, độ ẩm: Có nhiệt độ trung bình năm 23˚C, độ ẩm trung bình 84,6%.
Diện tích: 25m2
Điều kiện để nuôi ốc: Thiết kế tấm chắn và quây khu vực nuôi sau đó thắp bóng
đèn tỏa nhiệt 20W vào những hôm trời có sương lạnh buổi sáng hay những ngày trời
chuyển rét để tạo nhiệt độ thích hợp cho ốc di chuyển và kiếm ăn. Trong điều kiện đất
khô, nhiệt độ ngoài trời trên 30 độ ta có thể dùng bình phun sương để cấp ẩm cho đất.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Các mẫu ốc cạn được thu định tính và định lượng vào mùa khô (tháng 04 năm
2017), với thời gian thu mẫu ốc: Từ ngày 15/03/2017 đến ngày 02/04/2017. Cụ thể như
sau:
Bảng 2.1. Địa điểm, thời gian, tọa độ, độ cao ở KVNC
STT

Địa điểm

Thời gian


Độ cao (m)

1

Ngọc Sơn

15/03/2017

100 - 200

2

Đông Cư

25/03/2017

100 - 220

3

Tam Đảo

30/03/2017

90 - 180

4

La Hiên


02/042017

100 - 200

2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
16

Ghi chú


- Đối tượng nghiên cứu:

+ Ốc nhộng voi - Pollicaria rochebruni
+ Kim loại Cadimi (Cd)
- Phạm vi nghiên cứu: Hà Nội
2.4. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương tiện nghiên cứu
Dụng cụ và các thiết bị sử dụng phục vụ cho nghiên cứu bao gồm: Xẻng nhỏ
dùng để đào đất, găng tay, túi nilon đựng mẫu, giấy dán nhãn, sàng rây kích thước 38mm, thùng xốp, thước dây, máy định vị GPS, máy ảnh, bút chì, bút mực, sổ ghi
chép…Dụng cụ sử dụng để bố trí thí nghiệm: thùng xốp, bóng đèn tỏa nhiệt 20w, bình
phun sương, đất nông nghiệp, thức ăn…Dụng cụ phân tích bao gồm: thước kẹp, kính
lúp, cân tiểu li…

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu
2.4.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

+ Thu thập các tài liệu khoa học, cơ sở về Ốc nhộng voi - Pollicaria rochebruni và sự
ảnh hưởng của hàm lượng Cadimi trong đất đến đặc điểm sinh học của Ốc Ốc nhộng
voi - Pollicaria rochebruni
+ Tham vấn các chuyên gia có những hiểu biết nhất định về Ốc nhộng voi tại địa phương

2.4.2.2.

để hiểu rõ hơn về đặc điểm loài và có sự đánh giá khách quan về Ốc nhộng voi.
Phương pháp nghiên cứu thực địa

a. Vật liệu, dụng cụ và hóa chất
+ Dụng cụ đựng mẫu (hộp nhựa, túi nilon có mép bấm)
+ Khung mẫu 50x50cm, dây nhựa, sàng rây mẫu các loại có kích thước thay đổi từ 1mm
+
+
+
b.

đến 10mm (1; 5 và 10mm)
Xẻng xúc đất, kẹp gắp, thước kẹp đo kích thước
Nhãn, bút lông dầu, bút chì, bản đồ của khu vực lấy mẫu
Kính lúp cầm tay, kính lúp để bàn
Phương pháp quan sát và ghi chép và chụp ảnh.
Quan sát bằng mắt thường các đặc điểm về sinh cảnh sống về các thông tin như:
nhiệt độ, độ ẩm, độ cao, thảm mục… của ốc cạn. Ghi chép đầy đủ các thông tin về thời
gian, đặc điểm thời tiết, địa điểm thu mẫu, mẫu vật vào sổ ghi chép thực địa. Tiến hành
chụp ảnh thực địa, ảnh thực địa phải phản ánh được các nội dung nghiên cứu như các
loại sinh cảnh điển hình, các loại thảm thực vật, các loại địa hình, các tính chất đặc biệt
của khu vực nghiên cứu, các mẫu đang hoạt động sống, các loại cây là thức ăn hoặc
các dấu vết thức ăn của ốc cạn, các vị trí tập trung nhiều mẫu sống và chết. Ảnh được
lưu giữ và có ghi chép đầy đủ về thời gian, địa điểm chụp.
17


c. Phương pháp thu mẫu ốc

- Thu mẫu ốc định tính
Mẫu định tính được thu ở các sinh cảnh khác nhau trong khu vực nghiên cứu.
Mẫu vật được bắt trực tiếp bằng tay hoặc nhờ dụng cụ hỗ trợ.
Mẫu định tính được thu ở phạm vi rộng hơn so với mẫu định lượng và mục đích
bổ sung thành phần loài cho mẫu định lượng. Vì vậy khi thu mẫu cần lưu ý không bỏ
sót thành phần loài, thu tất cả các loại mẫu với mọi kích thước, từ con non đến con
trưởng thành (kể cả mẫu đã chết chỉ còn lại vỏ).
Các bước được tiến hành như sau :
+ Đối với mẫu có kích thước lớn nhặt bằng tay hoặc dùng các dụng cụ như cặp
để thu.
+ Đối với các mẫu nhỏ phải dùng sàng có mắt lưới cỡ 5mm bằng kim loại để
sàng các lá mục, bên dưới sàng được hứng bằng tấm nilon sáng màu hoặc giấy trắng.
Nếu có ốc nhỏ bám dưới lá mục, khi sàng mẫu sẽ rơi xuống và có thể dùng kính lúp
cầm tay hoặc nhìn bằng mắt để nhặt mẫu.
+ Đối với các mẫu ốc nhỏ lẫn trong đất hoặc mùn ở các kẽ đá hoặc trong hang,
có thể sử dụng phương pháp cho đất hoặc thảm mục vào chậu nước để mẫu nổi lên và
vớt lấy mẫu.
Tất cả các vị trí thu mẫu định tính đều được bảo quản trong các túi nilon riêng
có ghi ký hiệu cẩn thận theo sinh cảnh hay vị trí quy ước của người thu mẫu

d. Phương pháp thu mẫu đất

2.4.2.3.

+ Lấy mẫu đất theo TCVN 5297: 1995 tiêu chuẩn về Chất lượng đất – Lẫy mẫu
– Yêu cầu chung.
+ Xác định 3 địa điểm lấy mẫu khác hoàn toàn nhau, tại mỗi địa điểm lấy 2 mẫu
đất với các tầng độ sâu tương ứng là 0 – 5cm và 5 – 20 cm. Trên nhãn mẫu và
trong sổ lấy mẫu phải ghi rõ vị trí và ngày lấy mẫu, số hiệu mặt cắt tầng và độ sâu lấy
mẫu, kể cả tên gọi của đất.

Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

a. Phương pháp phân tích mẫu vật
Phân loại ốc dựa vào hai dấu hiệu cơ bản:
Đặc điểm hình thái ngoài: đỉnh vỏ, các vòng xoắn, rãnh xoắn, lỗ rốn, trụ ốc,
màu sắc, hoa văn trang trí trên vỏ ốc... Kích thước của vỏ: chiều cao, chiều rộng. Các
kích thước này thường được thể hiện bằng số đo hay tỷ lệ của chúng, dễ nhận biết, dễ
so sánh phân biệt các quần thể của loài hay nhóm loài trên vỏ.
Hình thái giải phẫu bên trong: đặc điểm hình thái giải phẫu nội quan cũng là các
đặc điểm có giá trị trong phân loại, nhất là cơ quan sinh sản. Đối với ốc cạn cơ quan
sinh sản rất phức tạp vì sự liên quan của chúng đến các hình thức sinh sản như đơn

18


tính, lưỡng tính, thụ tinh trong, cơ quan sinh dục phụ như cơ quan giao phối (penis),
ngoài ra còn thêm hình thái cấu tạo của lưỡi bào (radula).
Nhìn chung các đặc điểm hình thái ngoài thường được sử dụng nhiều hơn các
đặc điểm hình thái giải phẫu vì nó rất dễ sử dụng, không đòi hỏi các dụng cụ phức tạp
và kỹ năng giải phẫu tỷ mỷ như đối với các loài cơ thể có kích thước bé.

Hình 2.1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của vỏ ốc cạn
(theo Perez, K.E., Cordeiro, J.R., 2008)

b. Phương pháp định loại mẫu vật
Mẫu vật được quan sát và định danh dưới kính lúp có độ phóng đại thay đổi từ
20 –70 lần (thị kính 10, vật kính x2, x4, x7). Việc định danh dựa vào tài liệu hướng
dẫn với các thông số chính về hình dạng và cấu trúc của vỏ, bao gồm: hình dạng, số
lượng vòng xoắn, hoa văn, màu sắc và các chi tiết hiện diện trên bề mặt các vòng
xoắn. Đo kích thước mẫu vật bằng thước kẹp: chiều cao, đường kính, chiều cao tháp

ốc, dài miệng, rộng miệng.
Phương pháp định loại ốc cạn: Phân loại các loài theo mô tả của Bavay &
Dauzenbeg (1912), Alexander Sysoev (2009), Schileyko (2011), Hendricks, Paul
(2012), Thomas E Burke (2013), Nantarat N (2014), Siriboon T (2014) và một số tác
giả khác.
Hệ thống phân loại được sắp xếp theo Poppe và Tagaro (2006) đối với phân lớp
ốc Mang trước (Prosobranchia), riêng các loài ốc cạn thuộc phân lớp ốc có phổi
(Pulmonata) được xác định dựa theo tài liệu tu chỉnh của Schileyko (2011).
c. Xử lý mẫu đất



Xử lý mẫu đất và bảo quản
19


+ Xử lấy sơ bộ:mẫu đất lấy ở bốn thùng xốp rồi nhặt sạch sỏi đá, xác thực vật,
…Sau đó hong khô trên giấy trắng đã ghi rõ ký hiệu mẫu, đặt lên bàn gỗ phơi trong
nhà tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
+ Giã và rây đất:

• Lấy đất đã hong khô, nhặt sỏi đá, xác thực vật còn sót.
• Cho đất vào cối sứ, nghiền đất và rây đất với kích thước khác nhau: 0,25mm, 1mm,



2mm.
Cho mẫu vào túi nilon sạch đã ghi ký hiệu mẫu.
Đất sau khi rây qua các kích thước khác nhau được sử dụng cho việc phân tích các chỉ


-

tiêu.
Xử lý mẫu ốc
Tất cả các mẫu được ghi đủ các thông tin ngày tháng, mẫu của các thùng nào,
người xử lý mẫu.

• Xác định hệ số khô kiệt của đất
-

Quy trình phân tích
Tất cả các mẫu ở các thùng mẫu đều xác định hệ số khô kiệt với quy trình như sau:
Chuẩn bị cốc nhôm sấy ở 1050C đến khối lượng không đổi.
Cho cốc vào bình hút ẩm, để ở nhiệt độ phòng (tối thiểu 45 phút).
Cân chính xác khối lượng cốc (mo).
Dùng thìa cân 10g đất khô không khí vào cốc, cân khối lượng cốc và đất (m1).
Cho cốc đựng đất vào tủ sấy ở nhiệt độ 1050C đến khối lượng không đổi.
Lấy cốc đựng mẫu để vào bình hút ẩm (ít nhất 45 phút).Xác định khối lượng (m2).

Tính kết quả
K=
m0: khối lượng cốc.
m1: khối lượng cốc và khối lượng đất khô không khí.
m2: khối lượng cốc và khối lượng đất khô kiệt.
• Phân tích mẫu đất, xác định hàm lượng kim loại nặng Cadimi
Dụng cụ

-

Cân phân tích.

Bếp đun.
Giấy lọc.
Các dụng cụ thủy tinh.
Hóa chất

- Dung dịch .
- Dung dịch 30%.
Quy trình tiến hành
- Cân chính xác 1g mẫu đất khô vào cốc chịu nhiệt.
20


- Thêm 10ml 1:1 trộn đều và đun mẫu ở nhiệt độ 955 0C trong 10 - 15 phút (chú
ý không làm mẫu bắn ra ngoài).
- Để nguội mẫu, thêm tiếp 5ml đặc, đun đến gần cạn. Lặp lại quá trình này cho
đến khi không còn khí màu nâu thoát ra, đun tiếp cho đến khi dung dịch gần cạn
(<1ml).
- Để nguội mẫu, thêm 2 ml nước và 3ml 30%, đun đến khi không thấy sủi bọt
khí. Lặp lại quá trinh này, cuối cùng đun cạn đến còn khoảng 5ml ở nhiệt độ 955 0C.
- Lọc mẫu bằng giấy lọc. Chuyển mẫu vào bình định mức 50ml, tráng rửa cốc
và định mức đến vạch.
- Đo dịch lọc trên máy AAS.
Tính kết quả
(mg/kg đất)
Trong đó: khối lượng kim loại
: khối lượng đất
K: hệ số khô kiệt
2.4.2.4.

Quy trình xác định ảnh hưởng của Cadimi đến một số đặc điểm của Ốc cạn

Kế thừa “ Quy trình xác định ảnh hưởng của Cadimi (Cd) đến một số đặ
điểm sinh học của Ốc cạn”từ báo cáo thực tập đã làm để định hướng được rõ những
công việc cần phải làm từ tổng quan đến chi tiết để “Xác định ảnh hưởng của Cadimi
(Cd) đến một số đặ điểm sinh học của Ốc nhộng voi -Pollicaria Rochebruni

21


Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy trình xác định ảnh hưởng của Cadimi đến một số đặc điểm sinh
học của Ốc cạn

Lấy mẫu
Lấy mẫu ốc

Lấy mẫu đất

Xử lý và bảo quản mẫu

Xử lý và bảo quản mẫu

Phân tích các chỉ số
sinh học ban đầu

Phân tích mẫu đất

Tách mẫu

Bố trí thí nghiệm

Chia ô thí nghiệm


Theo dõi, chăm sóc và ghi chép,
thu thập số liệu

Phân tích tổng hợp,
viết báo cáo

Bước 1. Lấy mẫu

• Lấy mẫu ốc
Mẫu định tính được thu ở các sinh cảnh khác nhau trong khu vực nghiên cứu.
Mẫu vật được bắt trực tiếp bằng tay hoặc nhờ dụng cụ hỗ trợ.
Các bước được tiến hành như sau :
+ Đối với mẫu có kích thước lớn nhặt bằng tay hoặc dùng các dụng cụ như cặp
để thu.
+ Đối với các mẫu nhỏ phải dùng sàng có mắt lưới cỡ 5mm bằng kim loại để
sàng các lá mục, bên dưới sàng được hứng bằng tấm nilon sáng màu hoặc giấy trắng.
22


Nếu có ốc nhỏ bám dưới lá mục, khi sàng mẫu sẽ rơi xuống và có thể dùng kính lúp
cầm tay hoặc nhìn bằng mắt để nhặt mẫu.
+ Đối với các mẫu ốc nhỏ lẫn trong đất hoặc mùn ở các kẽ đá hoặc trong hang,
có thể sử dụng phương pháp cho đất hoặc thảm mục vào chậu nước để mẫu nổi lên và
vớt lấy mẫu.
Tất cả các vị trí thu mẫu định tính đều được bảo quản trong các túi nilon riêng
có ghi ký hiệu cẩn thận theo sinh cảnh hay vị trí quy ước của người thu mẫu
• Xử lý và bảo quản mẫu ốc
Các mẫu ốc sống được để trong các túi chống nóng, thoáng, có các thông tin
hiện trường kèm theo (ngày tháng, tọa độ, sinh cảnh, người thu, ghi chú khác) mẫu.

• Lấy mẫu đất
Xác định 3 địa điểm lấy mẫu khác hoàn toàn nhau, tại mỗi địa điểm lấy 2 mẫu
đất với các tầng độ sâu tương ứng là 0 – 5cm và 5 – 20 cm. Trên nhãn mẫu và trong sổ
lấy mẫu phải ghi rõ vị trí và ngày lấy mẫu, số hiệu mặt cắt tầng và độ sâu lấy mẫu, kể
cả tên gọi của đất.

• Xử lý mẫu đất và bảo quản
+ Xử lấy sơ bộ:mẫu đất lấy ở bốn thùng xốp rồi nhặt sạch sỏi đá, xác thực vật,
…Sau đó hong khô trên giấy trắng đã ghi rõ ký hiệu mẫu, đặt lên bàn gỗ phơi trong
nhà tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
+ Giã và rây đất:

• Lấy đất đã hong khô, nhặt sỏi đá, xác thực vật còn sót.
• Cho đất vào cối sứ, nghiền đất và rây đất với kích thước khác nhau: 0,25mm, 1mm,



2mm.
Cho mẫu vào túi nilon sạch đã ghi ký hiệu mẫu.
Đất sau khi rây qua các kích thước khác nhau được sử dụng cho việc phân tích các chỉ
tiêu.
Bước 2. Quy trình tiến hành

- Đối với mẫu Ốc để bố trí thí nghiệm theo dõi phải cùng loài và được phân loại theo:

-

Kích thước (chiều cao, chiều rộng), hình dáng, màu sắc. Phải là những con ốc có sự
tương đồng về kích thước, hình dáng, màu sắc thì mới có thể dễ dàng so sánh và nhận
biết được sự thay đổi của chúng khi sống trong các môi trường đất có hàm lượng

Cadimi (Cd) khác nhau. Mẫu ốc phải được đánh dấu ký hiệu trên thân ốc để dễ dàng
theo dõi cũng như ghi chép vào sổ tay.
Phân tích hàm lượng Cd trong 3 mẫu đất đã thu về: mục đích để xác định mẫu đất nào
có thể dùng được, là mẫu đất có hàm lượng Cd chưa vượt QCVN 03-MT: 2015 (Quy
định về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất) đối với đất nông nghiệp
để tiến hành cho thêm hàm lượng Cd thích hợp vào trong đất.
23


Bảng 2.1. Bảng nông độ Cadimi (Cd) trong 4 mẫu đất
Thùng
1
2
3
4
Hàm lượng
Mẫu trắng
0,75
1,5
3
Cd (mg/kg
đất khô)
• Mẫu trắng: là mẫu đất tự nhiện ko cho thêm bất kỳ hóa chất nào.
• Quy chuẩn VN 03MT: 2015 quy định về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng
trong đất, hàm lượng Cd đối với đất nông nghiệp là 1,5 mg/kg đất khô. Vì vậy lựa
chọn các mốc là 0,75 mg/kg, 1,5 mg/kg, 3 mg/kg có hàm lượng Cd cách biệt nhau
hoàn toàn để so sánh được sự ảnh hưởng của Cd đến một số đặc điểm sinh học của Ốc
nhộng voi.
• Vì Cd ko tan trong đất nên ta sử dụng CdCl2.2H2Ođể dễ dàng tan trong đất với nồng
độ Cd tương ứng vào từng mẫu đất.

Bước 3. Bố trí thí nghiệm
Bảng 2.2. Bảng dụng cụ hóa chất cần mua
STT
1

Tên dụng cụ, hóa chất
Thùng xốp (40x50cm)

Số lượng
4 (chiếc)

2

Bóng đèn vàng 20w

1 (chiếc)

3

Bình phun sương

1 (chiếc)

4

Đất nông nghiệp

40 (kg)

5


Thuốc diệt dán, diệt chuột

4 (gói)

6
7

2 chiếc
0,5kg

8

Tấm lưới
Thức ăn (lá cây mục, lá
cây trai lý…)
CdCl2. 2H2O

9

Một số dụng cụ khác

24

100g

Mục đích
Tạo môi trường sống có không
gian rộng để ốc di chuyển tìm
kiếm thức ăn.

Duy trì nhiệt độ thích hợp để Ốc
sinh trưởng và phát triển
Duy trì độ ẩm phù hợp để Ốc sinh
trưởng và phát triển
Tạo bề dầy lớp đất từ 7 – 12cm.
Là loại đất ẩm nhiều mùn phù
hợp để Ốc sinh trưởng, phát triển
và có hàm lượng Cadimi trong
đất dưới QCVN 03MT:2015/BTNMT đối với đất
nông nghiệp.
Bảo vệ Ốc không bị dán, chuột ăn
mất
Để ốc không bò ra ngoài
Nguồn lương thực cho Ốc
Thêm vào trong 4 thùng xốp
được bố trí như nhau về mọi điều
kiện với hàm lượng Cd là khác
nhau.
Phục vụ cho quá trình nuôi ốc,
tạo cho ốc có điều kiện sống gần


STT

Tên dụng cụ, hóa chất

• Sơ đồ thí nghiệm

Số lượng


Mục đích
giống ngoài thiên nhiên nhất

Tổng quan về điều kiện sống của Ốc cạn
Ốc cạn có môi trường sống rất đa dạng, một số loài có thể sống cả ở trên cạn và
dưới nước. Ốc cạn sinh sống tại tầng mặt, có độ sâu tối đa khoảng 10cm. Ốc cạn
thường được tìm thấy ở nhưng nơi ẩm ướt, vùng tối nên chúng ta có thể thấy nó khi
trời nhiều mây, có sương, mưa hoặc vào ban đêm.
Trong tự nhiên, ốc cạn ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Ốc cạn thường ăn thực
vật, tuy nhiên có một số loài ăn thịt hoặc ăn tạp. Thức ăn của hầu hết các loài ốc cạn
bao gồm lá, thân, vỏ mềm, cây cải, rau muống, cây khoai lang - đó là lý do tại sao ốc
cạn được gọi là loài gây hại vườn.
Hoạt động của ốc cạn rất khác biệt với các loài khác, nó bị ảnh hưởng bởi
những yếu tố khách quan bên ngoài, ví dụ như nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh sáng,
điều kiện đất và nguồn cung cấp thức ăn.
Hoạt động của ốc cạn tăng lên khi nhiệt độ vào khoảng dưới 21 oC và kéo dài tới
30oC. Độ ẩm ảnh hưởng đến hoạt động của ốc cạn do chất nhầy của ốc có chứa đến
98% là nước. Ở nhiệt độ cao thì hoạt động của ốc cạn bị hạn chế vì thiếu nước.
Ánh sáng cũng ảnh hưởng đến hoạt động của ốc cạn. Nó sẽ đi chuyển đến nơi
nó cảm thấy râm mát. Chúng chui trong vỏ ốc suốt ngày và chỉ khi trời tối chúng mới
ra ngoài kiếm ăn.
Do ốc cạn sống chủ yếu trên bề mặt đất hoặc dưới lòng đất khoảng 10cm chỉ
một số ít sống trên thực vật nên ít nhiều bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường đất đến sự
sinh trưởng và phát triển của loài.
Ốc cũng thường được dùng để đánh giá ô nhiễm kim loại nặng vì chúng đã
được định dạng rõ ràng, dễ nhận dạng, có kích thước vừa phải, số lượng nhiều, dễ tích
tụ chất ô nhiễm, có đời sống tĩnh tại và có khả năng sống dài.
Sơ đồ 2.2. Bố trí thí nghiệm nuôi ốc

25



×