Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồng bạc lutjanus argentimaculatus (forsskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột tại nha trang – khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.31 MB, 201 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG







NGUYỄN ĐỊCH THANH






NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
SINH SẢN CỦA CÁ HỒNG BẠC Lutjanus
argentimaculatus (Forsskal, 1775) VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ
SỐNG Ở GIAI ĐOẠN CÁ BỘT
TẠI NHA TRANG – KHÁNH HÒA







LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP













NHA TRANG – 2011

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG






NGUYỄN ĐỊCH THANH




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
SINH SẢN CỦA CÁ HỒNG BẠC (Lutjanus
argentimaculatus Forsskal, 1775) VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ

SỐNG Ở GIAI ĐOẠN CÁ BỘT
TẠI NHA TRANG – KHÁNH HÒA


CHUYÊN NGÀNH
NUÔI THỦY SẢN NƯỚC MẶN LỢ
Mã số: 62.62.70.05



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO
2. TS. NGUYỄN HỮU DŨNG







NHA TRANG - 2011
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





NGUYỄN ĐỊCH THANH




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
SINH SẢN CỦA CÁ HỒNG BẠC Lutjanus
argentimaculatus (Forsskal, 1775) VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ
SỐNG Ở GIAI ĐOẠN CÁ BỘT
TẠI NHA TRANG – KHÁNH HÒA


CHUYÊN NGÀNH
NUÔI THỦY SẢN NƯỚC MẶN LỢ
Mã số: 62.62.70.05



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO
2. TS. NGUYỄN HỮU DŨNG









NHA TRANG - 2011
ii




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực
và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

NCS. Nguyễn Địch Thanh




























iii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự đồng ý, hỗ trợ

kinh phí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Khánh Hòa, sự giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện thuận lợi của Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Khánh Hòa, Trường Đại học Thủy sản (nay là Trường Đại học Nha Trang),
Phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ Quốc tế, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Dự án
NUFU. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Xin cảm ơn Công ty TNHH Hoằng Ký, Công Ty TNHH Cương Lan đã tạo điều
kiện cho thuê lồng, hệ thống bể ương, các trang thiết bị cần thiết để triển khai một số
nội dung nghiên cứu cho đẻ và ương nuôi cá bột trong quá trình thực hiện luận án.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Đình Mão, TS. Nguyễn Hữu
Dũng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn
thành luận án.
Xin cảm ơn PGS.TS. Lại Văn Hùng, PGS.TS. Đỗ Thị Hòa, PGS.TS. Nguyễn Hữu
Phụng, PGS.TSKH. Lê Trọng Phấn, TS. Ngô Anh Tuấn, TS. Hoàng Thị Bích Mai, TS.
Lê Anh Tuấn, TS. Lục Minh Diệp, TS. Cái Ngọc Bảo Anh và các đồng nghiệp đã
nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quí báu để luận án hoàn thiện hơn.
Xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, các bạn sinh viên, các thành viên tham
gia đề tài cấp tỉnh: “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc Lutjanus
argentimaculatus (Forsskal, 1775) tại Nha Trang, khánh Hòa”, luôn sẵn sàng động
viên, chia sẻ, và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng, một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả mọi người và
những cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện luận án!







iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG BÁO CÁO ix
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG BÁO CÁO xi
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO xiii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN xv
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ BIỂN 4
1.1.1. Trên thế giới 4
1.1.2. Ở Việt Nam 8
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cá biển 8
1.1.2.2. Tình hình nuôi cá biển thương phẩm 14
1.2. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN
TẠO MỘT SỐ LOÀI THUỘC HỌ CÁ HỒNG LUTJANIDAE 17
1.2.1. Trên thế giới 17
1.2.1.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học một số loài họ cá hồng Lutjanidae. 17
1.2.1.2. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo một số loài họ cá
hồng Lutjanidae 19
1.2.2. Ở Việt Nam 23
1.3. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SẢN XUẤT GIỐNG
NHÂN TẠO CÁ HỒNG BẠC Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775) 24
1.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá hồng bạc 24
1.3.1.1. Hình thái ngoài 24
1.3.1.2. Đặc điểm phân bố 25
1.3.2.3. Đặc điểm dinh dưỡng 25

1.3.2.4. Đặc điểm sinh trưởng 26
1.3.2.5. Đặc điểm sinh sản của cá hồng bạc 27
v

1.3.2. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc 29
1.3.3. Nghiên cứu vai trò của HUFA trong thành phần dinh dưỡng đối với
cá bột cá biển và cá bột cá hồng bạc 35
1.3.4. Sự cần thiết của việc làm giàu và chuyển đổi thức ăn 37
1.3.4.1. Sự cần thiết của việc làm giàu 37
1.3.4.2. Chuyển đổi thức ăn 38
Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 39
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 39
2.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 39
2.4. SƠ ĐỒ KHỐI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 39
2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 41
2.4.1. Số liệu thứ cấp 41
2.4.2. Số liệu sơ cấp 41
2.6. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 41
2.6.1. Đặc điểm hình thái và các chỉ số đo, đếm 41
2.6.2. Đặc điểm sinh trưởng 42
2.6.3. Đặc điểm sinh học sinh sản 43
2.6.3.1. Xác định giới tính 43
2.6.3.2. Xác định tuổi và kích thước thành thục 43
2.6.3.3. Xác định hệ số thành thục 44
2.6.3.4. Xác định sức sinh sản 44
2.6.3.5. Nghiên cứu mô học tuyến sinh dục cá hồng bạc 44
2.7. NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO CÁ HỒNG BẠC 46
2.7.1. Tuyển chọn và nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ 46
2.7.1.1. Tuyển chọn cá bố mẹ 46

2.7.1.2. Vận chuyển cá bố mẹ 46
2.7.1.3. Nuôi thuần dưỡng và nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ bằng lồng biển 47
2.7.2. Kích thích cho cá đẻ bằng cách tiêm hormone 49
2.7.3. Vớt, vận chuyển và ấp nở trứng cá hồng bạc 51
2.7.4. Thử nghiệm ương nuôi cá bột mới nở đến cá giống cỡ 3-5cm 53
vi

2.7.4.1. Thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn, độ mặn, mật độ đến tăng
trưởng và tỷ lệ sống của cá bột 53
2.7.4.2. Thử nghiệm ương nuôi cá bột mới nở đến 30 ngày tuổi 57
2.7.4.3. Thử nghiệm ương giống cá hồng bạc giai đoạn từ 30 ngày tuổi
đến cá giống cỡ 3 – 5cm 59
2.8. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU 60
2.8.1. Xác định các yếu tố môi trường 60
2.8.2. Xác định một số chỉ tiêu 60
2.8.3. Phương pháp xử lý số liệu 61
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62
3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ HỒNG BẠC TẠI KHÁNH HÒA 62
3.1.1. Mẫu cá hồng bạc thu mua nghiên cứu 62
3.1.2. Đặc điểm hình thái và vị trí phân loại 63
3.1.2.1. Đặc điểm hình thái 63
3.1.2.2. Vị trí phân loại 66

3.1.3. Đặc điểm sinh trưởng của cá hồng bạc 67

3.1.3.1. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cơ thể 67
3.1.3.2. Chiều dài và khối lượng theo nhóm tuổi 68
3.1.3.3. Tương quan giữa khối lượng và chiều dài với tuổi cá 69
3.1.4. Đặc điểm sinh sản 70


3.1.4.1. Đặc điểm tổ chức học tuyến sinh dục cá hồng bạc 70
3.1.4.2. Cấu trúc tuổi và giới tính 75
3.1.4.3. Tuổi và kích thước thành thục 76
3.1.4.4. Hệ số thành thục 78
3.1.4.5. Sức sinh sản 79
3.1.4.6. Mùa vụ sinh sản 80
3.2. THỰC NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO CÁ HỒNG BẠC 83
3.2.1. Tuyển chọn, vận chuyển và nuôi thuần dưỡng cá hồng bạc bố mẹ 83
3.2.1.1. Tuyển chọn 83
3.2.1.2. Vận chuyển cá hồng bạc bố mẹ 83
vii

3.2.1.3. Nuôi thuần dưỡng 84
3.2.2. Nuôi vỗ thành thục cá hồng bạc bố mẹ và cho đẻ 85
3.2.2.1. Cá hồng bạc bố mẹ tuyển chọn nuôi vỗ 85
3.2.2.2. Theo dõi các yếu tố môi trường 86
3.2.2.3. Kết quả trị một số bệnh thường gặp trên cá bố mẹ 87
3.2.2.4. Kết quả nuôi vỗ thành thục cá hồng bạc bố mẹ 88
3.2.2.5. Thực nghiệm cho cá đẻ nhân tạo 89
3.2.2.6. Theo dõi quá trình phát triển phôi 92
3.2.2.7. Theo dõi cá bột mới nở đến 3 ngày tuổi 95
3.2.2.8. Tỷ lệ sống cá bột đến 3 ngày tuổi 96
3.2.2.9. Chiều dài cá bột cá hồng bạc 97
3.3. THỰC NGHIỆM ƯƠNG NUÔI CÁ HỒNG BẠC GIAI ĐOẠN MỚI
NỞ ĐẾN CÁ GIỐNG CỠ 3 – 5cm 99
3.3.1. Ảnh hưởng của thức ăn, độ mặn, mật độ ương đến tốc độ tăng trưởng và
tỷ lệ sống của cá hồng bạc giai đoạn hết noãn hoàng đến 30 ngày tuổi 99

3.3.1.1. Ảnh hưởng của thức ăn 99
3.3.1.2. Ảnh hưởng của độ mặn 103

3.3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ 105

3.3.2. Kết quả thực nghiệm ương nuôi cá hồng bạc giai đoạn mới nở đến

30 ngày tuổi với quy mô sản xuất 107

3.3.2.1. Chăm sóc và quản lý cá bột 108
3.3.2.2. Theo dõi sự biến đổi hình thái, màu sắc của cá bột 113
3.3.2.3. Tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá 114
3.3.3. Kết quả thực nghiệm ương nuôi cá hồng bạc từ 30 ngày tuổi đến cỡ
giống 3 – 5cm 118

3.3.3.1. Ương giống cá hồng bạc bằng bể xi măng 118
3.3.3.2. Ương giống cá hồng bạc bằng giai trên biển 123
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 130
KẾT LUẬN 130
viii

ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 132
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO 134
PHỤ LỤC a



























ix

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG BÁO CÁO

Bảng số TÊN BẢNG Trang

Bảng 1.1 Tình hình sản xuất giống cá biển ở Việt Nam 12
Bảng 1.2 Các loài cá biển nuôi ở Việt Nam 14
Bảng 1.3 Số lượng lồng và sản lượng cá biển nuôi từ 2001 – 2010 15
Bảng 1.4 Một số chỉ tiêu sinh sản của một số loài cá hồng 19
Bảng 1.5


Quá trình phát triển phôi trứng cá hồng L. kamisa 21
Bảng 1.6 Quá trình phát triển phôi trứng cá hồng L. Stellatus 22
Bảng 1.7 Các giai đoạn phát triển phôi cá hồng bạc 32
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu đo và tỷ lệ giữa các chỉ tiêu 64
Bảng 3.2 So sánh với một số kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. 65
Bảng 3.3 Chiều dài và khối lượng theo tuổi của cá hồng bạc 69
Bảng 3.4 Tỷ lệ đực cái theo nhóm kích thước cá 76
Bảng 3.5 Tuổi và kích thước thành thục của cá hồng bạc 77
Bảng 3.6 Hệ số thành thục của cá hồng bạc 78
Bảng 3.7 Sức sinh sản của cá hồng bạc 79
Bảng 3.8 Kết quả vận chuyển cá hồng bạc bố mẹ 84
Bảng 3.9 Cá hồng bạc bố mẹ được tuyển chọn và nuôi thuần dưỡng 84
Bảng 3.10
Cá hồng bạc bố mẹ tuyển chọn nuôi vỗ thành thục
85
Bảng 3.11 Diễn biến các yếu tố môi trường tại lồng nuôi cá bố mẹ 86
Bảng 3.12 Kết quả nuôi vỗ thành thục cá hồng bạc bố mẹ 88
Bảng 3.13

Cá hồng bạc bố mẹ tuyển chọn cho đẻ 90
Bảng 3.14

Các giai đoạn phát triển phôi cá hồng bạc 94
Bảng 3.15

Quan hệ giữa nhiệt độ nước với thời gian mở miệng, hết noãn
hoàng và giọt dầu sau khi nở

95
Bảng 3.16

Diễn biến các yếu tố môi trường trong các nghiệm thức thức ăn
99
Bảng 3.17 Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bột cá hồng bạc ở các nghiệm thức

ảnh hưởng của thức ăn
100
Bảng 3.18
Diễn biến các yếu tố môi trường ở các nghiệm thức độ mặn
104
Bảng 3.19 Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bột cá hồng bạc trong các nghiệm
x

thức ảnh hưởng của độ mặn 104
Bảng 3.20 Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bột cá hồng bạc trong các
nghiệm thức ảnh hưởng của mật độ
106
Bảng 3.21

Các yếu tố môi trường bể ương nuôi cá bột cá hồng bạc 112
Bảng 3.22

Tăng trưởng của cá bột cá hồng bạc giai đoạn 3 - 30 ngày tuổi 115
Bảng 3.23

Các yếu tố môi trường bể ương giống cá hồng bạc 120
Bảng 3.24

Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá hồng bạc ương bằng bể xi măng 121
Bảng 3.25


Các yếu tố môi trường giai ương giống cá hồng bạc 125
Bảng 3.26

Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá hồng bạc ương bằng giai 127



















xi

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG BÁO CÁO

Hình số TÊN HÌNH Trang

Hình 1.1 Lồng nuôi cá biển thương phẩm 16

Hình 2.1 Phân bố cá hồng bạc ở vùng biển Khánh Hòa 39
Hình 2.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 40
Hình 2.3 Các chỉ số đo trên thân cá 41
Hình 2.4 Vảy cá bơn 4 tuổi 43
Hình 2.5 Đá tai cá tuyết 5 tuổi, 6 tuổi và cá bơn 6 tuổi 43
Hình 2.6 Thức ăn cho cá bố mẹ 47
Hình 2.7 Vớt thu trứng cá hồng bạc 51
Hình 2.8 Đóng túi nylon, vận chuyển trứng cá hồng bạc 51
Hình 2.9 Sơ đồ cung cấp thức ăn ở các nghiệm thức thí nghiệm 53
Hình 2.10 Bể nuôi luân trùng (Brachionus plicatili) 55
Hình 3.1

Cá hồng bạc tại vùng biển Khánh Hòa 63
Hình 3.2 Đồ thị tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá hồng bạc 68
Hình 3.3

Đồ thị tương quan giữa tuổi và khối lượng cá hồng bạc 70
Hình 3.4 Đồ thị tương quan giữa tuổi và chiều dài cá hồng bạc 70
Hình 3.5 Buồng trứng cá hồng bạc giai đoạn IV 71
Hình 3.6 Noãn bào cá hồng bạc giai đoạn II 72
Hình 3.7

Noãn bào cá hồng bạc giai đoạn III

72
Hình 3.8

Noãn bào cá hồng bạc giai đoạn IV

73

Hình 3.9 Tuyến sinh dục đực cá hồng bạc ở

giai đoạn IV 74
Hình 3.10 Tinh sào cá hồng bạc giai đoạn III

74
Hình 3.11

Tinh sào cá hồng bạc giai đoạn IV 75
Hình 3.12

Thành phần nhóm tuổi cá hồng bạc khai thác tại Khánh Hòa 75
Hình 3.13

Giải phẫu cá hồng bạc đực 79
Hình 3.14 Các giai đoạn tuyến sinh dục cá hồng bạc năm 2005, 2006 81
Hình 3.15 Các giai đoạn tuyến sinh dục cá hồng bạc năm 2007 và 3 năm ng/c 82
Hình 3.16

Vận chuyển cá bố mẹ 84
Hình 3.17 Lồng nuôi cá hồng bạc bố mẹ 85
Hình 3.18 Kiểm tra độ thành thục cá hồng bạc bố mẹ 88
xii

Hình 3.19
Lồng cho đẻ cá hồng bạc
89
Hình 3.20

Kiểm tra trứng và tiêm kích dục tố cho cá đẻ 90

Hình 3.21 Biểu đồ kết quả cho đẻ cá hồng bạc 91
Hình 3.22

Các giai đoạn phát triển phôi cá hồng bạc 93
Hình 3.23 Giai đoạn phôi hoàn chỉnh và cá bột mới nở 93
Hình 3.24 Tỷ lệ sống cá bột cá hồng bạc 1, 2, 3 ngày tuổi 97
Hình 3.25 Chiều dài cá cá bột cá hồng bạc mới nở, 1, 2, 3 ngày tuổi 98
Hình 3.26

Cá bột cá hồng bạc 1, 2, 3 ngày tuổi 98
Hình 3.27 Cá hồng bạc 8 và 30 ngày tuổi 100
Hình 3.28 Tăng trưởng của cá bột cá hồng bạc trong các nghiệm thức thức ăn 101
Hình 3.29 Tỷ lệ sống của cá bột cá hồng bạc ở các nghiệm thức thức ăn 103
Hình 3.30 Tỷ lệ sống của cá bột cá hồng bạc ở các nghiệm thức độ mặn 105
Hình 3.31 Tỷ lệ sống của cá bột cá hồng bạc ở các nghiệm thức mật độ 107
Hình 3.32

Sơ đồ cung cấp thức ăn cho cá bột cá hồng bạc theo ngày tuổi
109
Hình 3.33

Thụ tinh nhân tạo trứng hầu cho cá bột ăn 111
Hình 3.34

Phân cỡ cá
113
Hình 3.35

Cá bột cá hồng bạc 3, 7, 10 và 15 ngày tuổi
114

Hình 3.36

Đồ thị tăng trưởng chiều dài của cá bột 3- 30 ngày tuổi
116
Hình 3.37

Biểu đồ biểu thị tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ngày
116
Hình 3.38

Tỷ lệ sống của cá bột cá hồng bạc 30 ngày tuổi
117
Hình 3.39

Bể ương giống cá hồng bạc 118
Hình 3.40 Sơ đồ chăm sóc và quản lý bể ương giống 119
Hình 3.41

Đồ thị tăng trưởng chiều dài của cá hồng bạc ương bằng bể xi măng

122
Hình 3.42

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ngày của cá hồng bạc ương bằng bể xi
măng

122
Hình 3.43

Lồng, giai ương giống cá hồng bạc 123

Hình 3.44 Sơ đồ chăm sóc và quản lý giai ương giống 124
Hình 3.45

Đồ thị tăng trưởng chiều dài trung bình của cá ương bằng giai 126
Hình 3.46

Biểu đồ tăng trưởng tuyệt đối ngày của cá ương bằng giai 128
Hình 3.47

Đồ thị tăng trưởng chiều dài trung bình của cá ương bằng bể và giai

128
xiii

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
- ARA: Arachidonic acid (20:4n-6)
- AUD: Australia Dollar (Đô la Úc)
- CC: Chloride cells (tế bào Chloride)
- DGR: Daily Growth Rate (tốc độ tăng trưởng đặt trưng % ngày)
- DHA: Docosahexaenoic acid (22:6n-3)
- DLG: Daily Length Growth (tốc độ tăng trưởng chiều dài ngày)
- DO: Dissolved Oxygen (Oxy hòa tan)
- ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
- EDTA: Ethylene Diamine Tetra Acetic
- EMDEC: Eastern Marine Fisheries Development Center (Trung tâm Phát triển
Thủy hải sản miền Đông) (Thái Lan)
- EPA: Eicosapentaenoic Acid (20:5n-3)
- EU: European Union (Liên minh châu Âu)
- FCR: Feed Conversion Ration (hệ số chuyển hóa thức ăn)
- GĐ: Giai đoạn

- GnRH: Gonadotropin Releasing Hormone
- GSI: Gonado somatic Index (hệ số thành thục)
- H (cm): Height (chiều cao)
- HCG: Human Chorionic Gonadotropin
- HSI: Hepato somatic index (chỉ số khối lượng gan)
- HUFA: Highlyunsaturated fatty acids (các a xít béo không no có 4-6 nối đôi
trong mạch carbon)
- IFA: Intensively Fished Areas (khu vực nuôi cá thâm canh)
- IU: International Unit – UI: Uité Internationale (đơn vị quốc tế)
- JICA: Japan International Cooperation Agency (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật
Bản)
- KDT: Kích dục tố
- LHRHa: Luteinizing Hormone Releasing Hormone analogue
- L (cm): Length (chiều dài toàn thân)
- MIMP: Mafia Island Marine Park (công viên biển đảo Mafia)
- MUFA: Monounsaturated fatty acids (các a xít béo không no có một nối đôi)
xiv

- N-Artemia: Nauplius của Artemia
- NICA: National Institute of Coastal Aquaculture (Viện Nghiên cứu NTTS ven
biển quốc gia) (Thái Lan)
- NPK: Phân bón hỗn hợp đạm, lân và kali
- NRD-INVE: Thức ăn tổng hợp NRD của công ty INVE (Bỉ)
- NT: Nghiệm thức
- NTTS: Nuôi trồng thủy sản
- NUFU: The Norwegian Programme for Development Research and
Education (Dự án Chương trình phát triển nghiên cứu và giáo dục của Nauy)
- ppm: part per million (phần triệu)
- ppt: part per thousand (phần ngàn)
- PUFA: Polyunsaturated fatty acids (các xít béo không no có ít nhất 2 nối đôi

trong mạch carbon)
- SEAFDEC: Southeast Asian Fisheries Development Center (Trung tâm Phát
triển Thủy sản Đông Nam Á) (Philippines)
- SFA: Saturated fatty acids (các a xít béo no)
- TLS: Tỷ lệ sống
- TLCA: Tỷ lệ cho ăn
- TLTT: Tỷ lệ thành thục
- TLTt: Tỷ lệ thụ tinh
- TLN: Tỷ lệ nở
- TN: Thí nghiệm
- TLĐ: Tỷ lệ đẻ
- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
- TSD: Tuyến sinh dục
- UBND: Ủy ban nhân dân
- UP: Công ty TNHH Uni-President Việt Nam
- USD: United States Dollar (Đô la Mỹ)
- VIFEP: Vietnam Institute of Fisheries Economics and Planning (Viện Kinh tế
và Quy hoạch Thủy sản Việt Nam)
- W (kg): Weight (khối lượng thân)
- WQC-22A: Water Quality Checker – 22A (máy kiểm tra chất lượng nước)
xv

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
TÓM TẮT: Cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775) tự nhiên ở vùng
biển Khánh Hòa có tuổi thành thục là 3
+
. Chiều dài 48,84

4,36cm và khối lượng là
2,27 ± 0,40 kg/con. Hệ số thành thục của cá đực từ 0,06 đến 1,60%. Cá cái, hệ số

thành thục ở giai đoạn II từ 0,11- 0,35%. Giai đoạn III từ 0,22-1,14%. Giai đoạn IV từ
0,80-5,67%. Sức sinh sản của cá cái tương đối lớn và tỷ lệ thuận với hệ số thành thục.
Sức sinh sản tuyệt đối từ 583.209 trứng đến 4.857.650 trứng/cá cái. Sức sinh sản tương
đối từ 165,98 trứng/g đến 603,72 trứng/g khối lượng thân cá. Mùa vụ sinh sản của cá
hồng bạc từ tháng 4 đến tháng 9.
Tuyển chọn, nuôi thuần dưỡng cá bố mẹ đạt tỷ lệ sống 76,36%, khối lượng 2,0 –
8,5 kg/con. Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ với mật độ 3,08 kg/m
3
lồng. Cho ăn cá mối,
cá ngân, cá sơn, tôm, mực tươi. Khẩu phần thức ăn 3 đến 5% khối lượng thân. Cho ăn
bổ sung các loại vitamin B, C, và E liều lượng 100 – 150mg/kg cá bố mẹ, 5 ngày/lần.
Tỷ lệ cá bố mẹ thành thục năm 2010 đạt 100%. Cho cá đẻ bằng cách tiêm HCG kết
hợp LHRHa hoặc tiêm riêng HCG. Liều lượng tiêm 1.500UI HCG + 20μg LHRHa/kg
cá, cho đẻ lần tiếp theo tiêm liều thấp hơn 1.200UI HCG + 20μg LHRHa/kg cá. Khi cá
đã đẻ lần đầu, những lần cho đẻ sau, chỉ tiêm một loại kích dục tố HCG liều lượng
1.200UI, 1.000UI và 800UI, cá vẫn đẻ tốt. Tỷ lệ cá đẻ 37,50 - 83,33%, tỷ lệ thụ tinh
70,15 - 78,62% và tỷ lệ nở 79,86 - 97,68%.
Kết quả thí nghiệm ương cá bột từ 1 – 30 ngày tuổi: cho ăn trứng hầu, luân trùng,
N-Artemia làm giàu bằng DHA-Selco; độ mặn 25 – 30ppt và mật độ 40 – 60 con/lít
cho tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và tỷ lệ sống cao nhất.
Cá bột cá hồng bạc 3 ngày tuổi có chiều dài trung bình 2,85 ± 0,03mm, sau 17
ngày ương đạt 5,63 ± 1,45mm. 30 ngày đạt 17,20 ± 3,88mm. Tỷ lệ sống 12,60 –
14,10%.
Ương cá giống trong bể xi măng từ cỡ 17 – 22mm, sau 42 ngày cá đạt chiều dài 49
– 72mm, trung bình 59,43 ± 8,54mm. Tỷ lệ sống 38,55 – 46,30%. Ương bằng giai
trên biển cá đạt chiều dài 49 – 75mm, trung bình 61,80 ± 8,68mm. Tỷ lệ sống 55,78 –
58,58%.
Từ khóa: Cá hồng bạc, cá bố mẹ, cá bột, cá giống, sinh học sinh sản, sinh sản nhân
tạo, thức ăn, độ mặn, mật độ, tăng trưởng, tỷ lệ sống, ương cá bột, ương cá giống.


xvi

ABSTRACT:
The result on reproductive biology characteristic for silver red snapper
Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775) was examined in the coastal water of
Khanh Hoa province. The 1
st
maturity age of this species are 3
+
. The total length and
body weight are 48.84 ± 4.36 cm and 2.27 ± 0.40 (kg/individuals), respectively. The
gonado somatic index (GSI) of male are ranged from 0.06 to 1.6%. This figure for
female in stage II is 0.11 to 0.35%; and increases in the stage III (0.22 to 1.14%) and
stage IV (0.08 to 5.67%). The fecundity of female is quite big and it’s directly
proportional to the GSI. The absolute and relative fecundity are 583.209 to 4.857.650
eggs/individuals and 165.98 to 603.72 eggs/g body weights, respectively. The
spawning season of silver red snapper is from April to September.

The broodstocks were selected and acclimatized with survival rate and body
weight of 76.36% and 2.0 to 8.5 kg/individual, respectively. They were conditioned
with density of 3.08 kg/m
3
cage. They were fed by fresh fish, shrimp and cuttle-fish
with ration of 3-5% body weight. Vitamins such as vitamin B, C and E were
supplemented with dose of 100 – 150 mg/kg body weight of broodstocks every 5 days.
The mature rate accumulated to 2010 was 100%. Broodstocks were stimulated to
spawn by injecting HCG combined with LHRHa or HCG separately. The injected
doses were 1,500UI HCG + 20μg LHRHa/kg and these doses were reduced to 1,200UI
HCG + 20μg LHRHa/kg in the next spawning time. When broodstocks were the first
time spawned, HCG was only used to inject with dose of 1,200UI, 1,000UI and 800UI

for the next time but they spawned very good. Spawning, fertilizing and hatching rates
were 37.50 – 83.33%, 70.15 – 78.62 and 79.86 – 97.68%, respectively.
The experimental results on red snapper larvae from day 1 to day 30 after
hatching showed that larvae obtained a highest of growth rate and survival rate when
fed oyster’s eggs, rotifers, N-Artemia enriched with DHA-Selco at salinity of 25 – 30
‰, density of 40 – 60 larvae per liter.
The total average length of red snapper larvae at 3, 17 and 30 day-olds post-
hatching was 2.85 ± 0.03 mm, 5.63 ± 1.45 mm and 17.20 ± 3.88 mm, respectively. The
survival rate 12.60 – 14.10% varied from after 30 days of nursing.
Red snapper juveniles were reared in the concrete tanks with total length of 17 –
22 mm. After 42 days of rearing, the total length of juveniles reached 49 – 72 mm,
average value of 59.43 ± 8.54 mm and survival rate was 38.55 – 46.30 %. Meanwhile,
xvii

these figures of juveniles when reared in the hapa sea were 49 – 75 mm of total length
with average value of 61.80 ± 8.68 mm and survival rate was 55.78 – 58.58%.
Key words: Red snapper, broodstocks, larvae, juveniles, biological reproduction,
artificial reproduction, food, salinity, density, growth, survival rate, larvae rearing,
juveniles rearing.









1



MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, tình hình nuôi tôm ở nước ta đã và đang gặp một số khó
khăn. Môi trường ô nhiễm, dịch bệnh lây lan ngày càng nghiêm trọng, khó kiểm soát,
và quản lý. Để góp phần cải thiện và phát triển ổn định nghề nuôi trồng thủy sản ở
Việt Nam, cần nghiên cứu phát triển đa dạng hóa các đối tượng nuôi, các hình thức
nuôi, luân canh xen vụ và tận dụng hệ thống ao đìa nuôi tôm đang bỏ hoang đưa vào
nuôi cá biển. Do đó việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm các
loài cá biển có giá trị kinh tế là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay.
Mặt khác, nước ta có bờ biển dài hơn 3.260km, có nhiều đảo tạo nên nhiều vùng
biển, eo biển, vũng vịnh kín gió, nhiều đầm phá rộng lớn, rất thuận lợi cho việc phát
triển nuôi cá biển. Đặc biệt là nuôi cá biển bằng lồng. Tuy nhiên, nghề nuôi cá biển chỉ
mới đóng góp một phần nhỏ (dưới 1%) so với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của
nghề cá nói chung. Nguyên nhân chủ yếu là chúng ta chưa tập trung nghiên cứu các
đối tượng cá nuôi nước lợ mặn. Nghề nuôi cá biển ở nước ta hiện nay chủ yếu là thu
gom và nuôi giữ sống bằng lồng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để xuất khẩu.
Các loài cá kinh tế đã và đang được nuôi, mặc dù đã nghiên cứu sản xuất giống nhân
tạo, nhưng số lượng chưa nhiều, chủ yếu lấy giống từ tự nhiên và nhập ngoại. Số
lượng và chất lượng không ổn định, chưa có quy trình nuôi cụ thể cho từng loài. Do đó
việc sản xuất giống số lượng nhiều, cung cấp ổn định cho sự phát triển nuôi cá biển
bền vững lâu dài sẽ còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn.
Bên cạnh việc quy hoạch và định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững,
nghề nuôi cá biển ở nước ta bắt đầu có những bước phát triển đáng kể. Nhiều loài cá
có giá trị kinh tế đã và đang được nghiên cứu nuôi như: cá mú (Epinephelus spp), cá
giò (Rachycentron canadum), cá hồng (Lutjanus erythropterus) cá hồng Mỹ
(Scyaenops ocellatus), cá chẽm (Lates calcarifer), cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca
waigiensis) cá cam (Seriola spp),…Một số đối tượng đã được đưa vào sản xuất trên
qui mô lớn, góp phần vào việc tăng sản phẩm xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
nội địa. Các loài thuộc họ cá sơn biển (Centropomidae) mà điển hình là cá chẽm (Lates
calcarifer) đã được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau. Hiện đã có qui trình

sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm hoàn thiện.
Cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775) là loài phân bố tương đối
rộng. Trên thế giới, cá hồng bạc phân bố dọc theo bờ biển các nước như: Ấn Độ,


2


Srilanca, vịnh Bengal, Bắc Australia, New Guinea, Indonesia, Philippine, Malaysia,
Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản… Ở Việt Nam, cá hồng bạc phân bố vùng
biển các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên
Giang. Nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng biển các tỉnh Nam Trung bộ từ Đà Nẵng
đến Bình Thuận và quần đảo Trường Sa. Giống như một số loài cá mú, cá chẽm mõm
nhọn, cá hồng bạc cũng là loài cá rạn, sống chủ yếu ở những vùng biển có đáy rạn đá
san hô, nhiều rong biển (Nguyễn Hữu Phụng, Lê Trọng Phấn, 1995). Cá hồng bạc có
giá trị kinh tế cao, cỡ cá 600g đến 1,5kg/con, giá bán cá sống 120.000 đến
150.000đ/kg. Cá hồng bạc còn được xuất khẩu sang thị trường các nước: Trung Quốc,
Đài Loan, Nhật Bản…và tiêu thụ mạnh trong thị trường nội địa. Tuy vậy ở Việt Nam
hiện nay, những nghiên cứu về loài cá này chưa nhiều.
Để cá hồng bạc trở thành đối tượng nuôi chính ở vùng nước lợ và nuôi lồng trên
biển cùng với các loài cá biển có giá trị kinh tế khác, cần phải tập trung nghiên cứu
nhiều vấn đề. Trong đó nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống nhân
tạo là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, nhằm đáp ứng nhu cầu con giống
cho nuôi thương phẩm, góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá biển ở Việt Nam phát triển
trong những năm tới, thực hiện theo quyết định: "Quy hoạch phát triển nuôi cá biển
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020" phê duyệt ngày 08 tháng 07 năm 2011
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, tôi được Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý
cho thực hiện đề tài luận án:
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồng bạc Lutjanus

argentimaculatus (Forsskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ
lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang, Khánh Hòa”

 MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN
Luận án nghiên cứu xác định, bổ sung các dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học
sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus
(Forsskal, 1775).





3


 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
 Ý nghĩa khoa học
Luận án đã thu được các dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản và kỹ
thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775)
tại Khánh Hòa, phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo kỹ thuật sản xuất giống cá
biển.
 Ý nghĩa thực tiễn
+ Luận án nghiên cứu thành công kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc,
cung cấp các chỉ tiêu kỹ thuật trong việc nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ, cho cá đẻ,
ương cá bột, ương cá giống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu sản xuất giống nhân
tạo các loài cá hồng ở Việt Nam.
+ Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc, cung cấp cho nuôi thương
phẩm, nhằm thực hiện chủ trương đa dạng hóa các đối tượng nuôi và góp phần
đẩy mạnh nghề nuôi cá biển ở Việt Nam.


 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA LUẬN ÁN:
1. Một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồng bạc
2. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá hồng bạc
3. Kỹ thuật ương nuôi cá bột mới nở đến cá giống cỡ 3-5cm

 ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN:
1. Nghiên cứu bổ sung các dẫn liệu về một số đặc điểm sinh học, đặc biệt là
đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồng bạc trong tự nhiên và trong điều
kiện nuôi dưỡng tại Khánh Hòa.
2. Công trình đầu tiên tại Việt Nam thành công trong việc nghiên cứu nuôi vỗ
thành thục cá bố mẹ, và sinh sản nhân tạo cá hồng bạc
3. Công trình đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức
ăn, độ mặn, mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá hồng bạc giai
đoạn mới nở đến 30 ngày tuổi và kỹ thuật ương nuôi cá bột, cá giống đối
tượng này.




4


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ BIỂN
1.1.1. Trên thế giới
Nghề nuôi cá biển trên thế giới tuy mới phát triển vào những năm 80 của thể kỷ
XX, nhưng đã đạt được những kết quả khả quan và trở thành hướng mới rất quan trọng
để phát triển nghề cá thế giới nói chung và của từng quốc gia có biển nói riêng.
Hiện nay trên thế giới nghề nuôi cá biển phát triển mạnh nhất ở Tây Bắc Âu, Địa
Trung Hải, Nam Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương.

+ Khu vực Tây Bắc Âu: Đây là khu vực đứng đầu thế giới về nuôi cá biển cả về
sản lượng, trình độ khoa học công nghệ, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường, đối
tượng nuôi chủ yếu là cá hồi đại dương (Salmo salar).
- Nauy là nước đang dẫn đầu thế giới về nuôi cá biển. Vào đầu thập kỷ 80 của thế
kỷ XX, Nauy đã chọn chiến lược mũi nhọn phát triển là nuôi cá biển phục vụ xuất
khẩu. Tập trung nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo, chế biến thức ăn công nghiệp,
nghiên cứu các công nghệ nuôi tăng sản, cách phòng, chữa bệnh cho cá nuôi và các
biện pháp bảo vệ môi trường. Thiết kế chế tạo các thiết bị nuôi cá công nghiệp như hệ
thống lồng biển, các hệ thống trại ương cá giống, các máy móc cơ khí hóa và tự động
hóa phục vụ nuôi cá. Sản lượng cá hồi nuôi của Nauy 3 thập kỷ gần đây tăng rất
nhanh. Hiện nay Nauy chiếm 65% sản lượng cá hồi đại dương nuôi và chiếm 33%
tổng sản lượng nuôi tất cả các loại cá hồi trên thế giới. Hình thức nuôi chủ yếu bằng
lồng biển hoặc nuôi trong các bể bê tông xây sát biển. Năng suất đạt khoảng 10kg/m
3

lồng trong một vụ nuôi. Cá thương phẩm khối lượng từ 2 – 4kg/con. Nghề nuôi cá biển
của Nauy trở thành lĩnh vực sản xuất rất lớn và đạt hiệu quả cao. Năm 2010, sản lượng
cá biển nuôi của Nauy hơn 1 triệu tấn, trong đó hơn một nửa là cá hồi, còn lại là cá
tuyết, cá bơn và cá thu. Năm 2010, xuất khẩu cá hồi Nauy đạt mức cao kỷ lục 31,4 tỉ
Krone Nauy, tức 5,4 tỉ USD, tăng 1,39 tỷ USD so với năm 2009. Chỉ trong tháng
12/2010, xuất khẩu cá hồi Nauy đạt tổng cộng 0,63 tỉ USD, mức cao kỷ lục trong một
tháng. Về khối lượng, so với năm 2009, xuất khẩu cá hồi năm 2010 là 784.000 tấn
tăng thêm 73.000 tấn.[79]
- Anh Quốc đứng thứ 2 về nuôi cá hồi. Nghề nuôi cá hồi của Anh chủ yếu ở vùng
biển thuộc Scotland. Hình thức nuôi công nghiệp, đạt trình độ cơ giới hóa và tự động
hóa rất cao. Tất cả các cơ sở nuôi cá hồi đều được trang bị máy tính ngay từ thập kỷ 80


5



của thế kỷ XX. Tổng thể tích các lồng nuôi cá đạt 7,3 triệu m
3
. Mức tăng sản lượng
gần đây đạt rất cao, trung bình 10% năm. Năng suất nuôi trung bình đạt 9,5kg/m
3
lồng
trong một vụ nuôi. Cá thương phẩm 2 – 2,5kg/con. Sản lượng năm 2009 là 144.000
tấn, đến năm 2020, người nuôi cá hồi ở Xcốtlen có thể tăng sản lượng lên mức
200.000 tấn.
Ngoài ra nghề nuôi cá biển cũng đang phát triển mạnh ở Iceland, Ireland, Đan
Mạch, Hà Lan và Phần Lan. Các đối tượng nuôi chủ yếu là cá hồi, cá bơn, cá tuyết, cá
thu. Trong tương lai nghề nuôi cá biển ở Tây Bắc Âu được coi là hướng mới đầy triển
vọng. [31], [79]
+ Khu vực Địa Trung Hải: là khu vực nuôi cá vược (chẽm) châu Âu lớn nhất thế
giới. Đến cuối thế kỷ XX, sản lượng cá vược nuôi ở đây đã đạt 100 nghìn tấn. Ngoài
cá vược là chủ lực, nhiều nước đã phát triển nuôi cá hồi, cá tầm gốc Nga, cá ngừ vây
xanh, cá chình và cá rô Phi, nhưng chỉ chiếm 3% sản lượng.
Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Tây Ban Nha là các nước đang dẫn đầu về nuôi cá biển
ở khu vực này. Các quốc gia Hồi giáo như: Ai Cập, Tuynidi, Ma Rốc, Xiri…mãi tới
năm 1994 – 1995 mới bắt đầu tiến hành nuôi cá biển, nhưng chỉ sau 2 năm đã đạt sản
lượng vài nghìn tấn cá vược/mỗi nước.
- Năm 1986, Hy Lạp mới bắt đầu thí nghiệm nuôi hai loài cá vược Địa Trung Hải
đang có nhu cầu rất cao ở thị trường Italia, Pháp, Đức, Tây Ban Nha…Hai đối tượng
được chọn nuôi là cá vược châu Âu (Dicentrachus labrax) và cá tráp vàng (Sparus
aurata) theo tỷ lệ tương ứng là 52% và 48%. Hình thức nuôi công nghiệp bằng lồng
biển, thức ăn tổng hợp chất lượng cao, phòng trừ bệnh tốt nên sản lượng tăng nhanh.
Năm 2007, Hy Lạp đã trở thành quốc gia nuôi cá biển lớn nhất khu vực Địa Trung Hải
và dẫn đầu Châu Âu về sản xuất cá vược, sản lượng đạt 98 nghìn tấn. Nuôi cá vược
nhanh chóng trở thành lĩnh vực sản xuất mũi nhọn của nghề cá Hy Lạp. Xuất khẩu đạt

490 triệu USD năm 2007.
- Nghề nuôi cá vược ở Italia cũng phát triển rất nhanh, đạt 26,5 nghìn tấn năm 2010,
đứng thứ 3 ở khu vực Địa Trung Hải. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có sản lượng cá vược
nuôi đứng thứ 2 ở khu vực Địa Trung Hải (năm 2010 đạt 40 nghìn tấn). Nghề nuôi cá
vược của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển cả ở Địa Trung Hải và Hắc Hải. Công nghệ nuôi đạt
trình độ cao, phương thức nuôi công nghệp bằng lồng biển. Năm 2010 sản lượng cá


6


vược nuôi của Pháp đạt 15 nghìn tấn. Tây Ban Nha 19 nghìn tấn . Ngoài ra họ còn
nuôi nhiều loài khác như cá hồi, cá bơn, cá ngừ vây xanh.
Các quốc gia Hồi giáo Bắc Phi như Ai Cập, Tuynidi, Ma Rốc, Angiêri cũng đang rất
quan tâm phát triển nuôi cá biển, đặc biệt là cá vược. [79]
+ Khu vực Nam Mỹ: Gần đây, phong trào nuôi cá biển ở khu vực Nam Mỹ phát
triển rất nhanh. Đặc biệt là Chile, chỉ sau một thời gian ngắn đã trở thành quốc gia
nuôi cá biển hàng đầu Tây Bán Cầu và đứng thứ 2 thế giới.
- Từ cuối thập kỷ 80 thế kỷ XX, Chile đã coi nuôi cá biển là hướng quan trọng
không kém gì khai thác. Chỉ sau một thời gian ngắn, công nghiệp nuôi cá hồi lớn
mạnh, sản lượng cá hồi nuôi năm 2010 (khoảng 400 nghìn tấn). Điều kiện tự nhiên của
Chile rất lý tưởng cho việc phát triển nuôi cá hồi. Hệ thống các đầm, các eo ngách ven
biển rất thuận lợi để xây dựng các trại sản xuất cá giống; vùng nước ven bờ khá trong
sạch, có điều kiện nhiệt độ lý tưởng cho việc nuôi tăng sản cá hồi bằng lồng. Chile
cũng có công nghiệp bột cá lớn thứ 2 thế giới, cung cấp đầy đủ bột cá chất lượng cao
cho công nghiệp sản xuất thức ăn tổng hợp phục vụ nuôi cá. Chile đã mạnh dạn nhập
khẩu công nghệ nuôi cá biển tiên tiến nhất của Nauy, Nhật Bản, Canada, Mỹ…Năm
2010, Chile xuất khẩu lượng cá hồi tươi đóng thùng trị giá 1,5 tỉ USD, hơn 240 nghìn
tấn. Gần đây phong trào nuôi cá biển ở các nước Peru, Argentina…cũng phát triển rất
nhanh. [31]

+ Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: Những năm gần đây, nghề nuôi cá biển
khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã có những bước phát triển khả quan.
- Ngay từ những năm 50 – thế kỷ XX, Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu sinh sản
nhân tạo cá biển. Đầu tiên là cá đối mục, sau đó là cá bơn, cá tráp đỏ, cá giò, cá mú
Từ những năm 80 đến giữa những năm 90 – thế kỷ XX, đã cho sinh sản nhân tạo thành
công trên 40 loài, thuộc 14 họ. Trong đó sản xuất chủ yếu họ cá hồng Lutjanidae, cá
mú Serranidae và họ cá nục heo Coryphaenidae Ba họ có số lượng giống sản xuất ít
hơn là họ cá tráp Sparidae, cá sạo Pomadasyidae và cá đù Sciaenidae, sản xuất đại trà
con giống cung cấp cho nghề nuôi thương phẩm cá biển khoảng 20 loài. Trung Quốc là
quốc gia có sản lượng cá biển nuôi cao nhất trong khu vực. Cả nước hiện có trên 700
ngàn lồng, đối tượng nuôi trên 50 loài. Trung Quốc đã nghiên cứu thiết kế 4 loại lồng
nuôi cá biển sâu tránh sóng gió, kết quả năng suất bình quân đạt 14,4 kg cá/m
3
lồng.

×