Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 84 trang )

Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................................................4
CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.................................................................................................................................5
I.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
5
I.2. ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO.
6
I.3. ĐỊA CHẤT THỔ NHƯỠNG.
6
I.3.1. Đặc điểm địa chất chung..................................................................................................................................6
I.3.2. Địa chất công trình...........................................................................................................................................6
I.3.3. Đặc điểm thổ nhưỡng.......................................................................................................................................6
I.4. KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN .
7
I.4.1. Đặc điểm khí tượng, khí hậu.............................................................................................................................7
I.4.2. Đặc điểm Thủy Văn..........................................................................................................................................9
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM DÂN SINH KINH TẾ - XÃ HỘI..........................................................................................16
II.1. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, DÂN SỐ VÀ VẤN ĐỀ ĐỊNH CƯ
16
II.2. LAO ĐỘNG, THU NHẬP
17
II.3. Y TẾ, GIÁO DỤC, SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
17
II.3.1. Y tế:...............................................................................................................................................................17
II.3.2. Giáo dục:.......................................................................................................................................................17
II.4. ĐIỆN, NƯỚC SINH HOẠT & VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
17
II.4.1.Cung cấp điện.................................................................................................................................................17
II.4.2. Cấp nước sinh họat.......................................................................................................................................18
II.4.3. Vệ sinh môi trường........................................................................................................................................18
II.5. CƠ CẤU VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ


18
II.6. HIỆN TRẠNG MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ CHÍNH
18
II.6.1. Nông nghiệp..................................................................................................................................................18
II.6.2. Thuỷ sản........................................................................................................................................................24
II.6.3. Lâm nghiệp....................................................................................................................................................25
II.6.4. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp................................................................................................................25
II.6.5. Giao thông vận tải.........................................................................................................................................25
II.6.6. Dịch vụ..........................................................................................................................................................26
CHƯƠNG III. NGUỒN, TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC..............27
III.1. NGUỒN NƯỚC
27
III.1.1. Nguồn nước sông Hậu.................................................................................................................................27
III.1.2. Nước ngầm...................................................................................................................................................29
III.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC
29
III.2.1. Đối tượng dùng nước...................................................................................................................................29
III.2.2. Yêu cầu về chất lượng nước (CLN)..............................................................................................................29
III.2.3. Nhu cầu nước...............................................................................................................................................30
III.3. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NGÀNH NƯỚC
32
III.3.1. Hệ thống công trình tưới, tiêu......................................................................................................................32
III.3.2. Các công trình khai thác nguồn nước cho các mục tiêu sử dụng khác.......................................................34
III.4. HIỆN TRẠNG TÌNH HÌNH THIÊN TAI DO NƯỚC GÂY RA
35
III.4.1. Lũ lụt, ngập úng...........................................................................................................................................35
III.4.2. Hạn...............................................................................................................................................................35
III.4.3. Sạt lở bờ.......................................................................................................................................................35
III.5. HIỆN TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TNN
36

III.5.1. Các vấn đề về Luật.......................................................................................................................................36
III.5.2. Cơ cấu tổ chức.............................................................................................................................................36
III.5.3. Thực trạng công tác quản lý TNN tại Cần Thơ...........................................................................................38
III.6. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ TNN
38
III.6.1. Những vấn đề trên tòan đồng bằng..............................................................................................................38
III.6.2. Những vấn đề tại Cần Thơ...........................................................................................................................39
CHƯƠNG IV. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.......................................................41
IV.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC.
41
IV.2. ĐIỀU KIỆN TRONG NƯỚC.
41
IV.3. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN T.P CẦN THƠ
41
IV.4. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
42
IV.4.1. Thuận lợi.......................................................................................................................................................42
IV.4.2. Khó khăn.......................................................................................................................................................42

1


Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ
IV.5. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
43
V.5.1. Phát triển kinh tế............................................................................................................................................43
V.5.2. Phát triển xã hội.............................................................................................................................................43
IV.6. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ CHÍNH
43
IV.6.1. Nông nghiệp..................................................................................................................................................43

IV.6.2. Phát triển lâm nghiệp:..................................................................................................................................47
IV.6.3. Lựa chọn phương án phát triển nông lâm nghiệp và NTTS:........................................................................47
IV.6.4. Công nghiệp..................................................................................................................................................49
IV.5.3. Thủy sản........................................................................................................................................................50
IV.6.5. Dân cư và đô thị hoá....................................................................................................................................51
IV.6.6. Giao thông....................................................................................................................................................51
CHƯƠNG V. QUY HOẠCH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TNN-QUY HỌACH THỦY LỢI...........................................52
V.1. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA QUY HOẠCH
52
V.1.1. Mục tiêu chung...............................................................................................................................................52
V.1.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................................................................52
V.1.3. Nhiệm vụ........................................................................................................................................................52
V.2. HƯỚNG TIẾP CẬN
52
V.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN QUY HỌACH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TNN
53
V.3.1. Định nghĩa quản lý tổng hợp TNN.................................................................................................................53
V.3.2. Phương pháp thực hiện quy họach................................................................................................................53
V.4. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỦY LỢI TẠI CẦN THƠ
54
V.4.1. Các nghiên cứu trước năm 1975....................................................................................................................54
V.4.2. Các nghiên cứu sau năm 1975.......................................................................................................................55
V.5. QUY HOẠCH TƯỚI - CẢI TẠO ĐẤT
56
V.5.1. Phân vùng tưới/cấp nước và các trọng tâm cần giải quyết...........................................................................56
V.5.2. Thuận lợi........................................................................................................................................................57
V.5.3. Những vấn đề tồn tại cần giải quyết trong quy hoạch tưới............................................................................57
V.5.4. Các giải pháp kỹ thuật tưới/cấp nước............................................................................................................57
V.5.5. Tạo nguồn......................................................................................................................................................57
V.5.6. Đưa nước vào các khu tưới/cấp nước............................................................................................................58

V.5.7. Đưa nước lên mặt ruộng/khu vực dùng nước................................................................................................58
V.5.8. Công trình giữ nước mặt ruộng/ao................................................................................................................58
V.5.9. Các phương án tưới/cấp nước.......................................................................................................................58
V.6. QUY HOẠCH TIÊU NƯỚC
58
V.6.1. Thời điểm yêu cầu tiêu nước..........................................................................................................................58
V.6.2. Các chỉ tiêu tính tiêu......................................................................................................................................59
V.6.3. Tính hệ số tiêu:...............................................................................................................................................59
V.6.4. Giải pháp tiêu.................................................................................................................................................60
V.6.5. Phân vùng tiêu nước......................................................................................................................................61
V.6.6. Biện pháp công trình......................................................................................................................................61
V.6.7. Các phương án tiêu úng.................................................................................................................................61
V.7. QUY HOẠCH KIỂM SÓAT KHAI THÁC LŨ
61
V.7.1. Tình trạng lũ...................................................................................................................................................61
V.7.2. Phân vùng kiểm sóat lũ (Dân sinh – Kinh tế, sản xuất).................................................................................62
V.7.3. Yêu cầu, tiêu chuẩn kiểm sóat, phòng chống lũ.............................................................................................62
V.7.4. Các giải pháp kiểm soát, phòng chống lũ......................................................................................................63
V.8. QUY HOẠCH CẤP NƯỚC CHO DÂN SINH-CÔNG NGHIỆP
64
V.9. QUY HOẠCH BẢO VỆ PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM, CẠN KIỆT NGUỒN NƯỚC
64
V.9.1. Phòng chống ô nhiễm, nguồn nước................................................................................................................64
V.9.2. Phòng chống bồi lắng, xói lở.........................................................................................................................65
V.9.3. Phòng chống cạn kiệt.....................................................................................................................................65
V.10. CÁC PHƯƠNG ÁN QUY HỌACH ĐỀ XUẤT
66
V.10.1. Một số nguyên tắc cơ bản............................................................................................................................66
V.10.2. Các phương án đề xuất................................................................................................................................66
V.10.3. Kết quả tính tóan thủy lực các phương án...................................................................................................67

V.11. KHỐI LƯỢNG, GIÁ THÀNH CÁC PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT
70
V.11.1. Các căn cứ....................................................................................................................................................70
V.11.2. Các tiêu chuẩn tính toán..............................................................................................................................70
V.11.3. Khối lượng giá thành các phương án đề xuất..............................................................................................71
CHƯƠNG VI. HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA PHƯƠNG ÁN ĐỀ NGHỊ CHỌN............................................73

2


Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ
VI.1. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN
VI.2. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN

73
73

CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.............................................................................................74
VII.1. DỰ BÁO, NHẬN DẠNG & ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH
74
VII.1.1. Dự báo, nhận dạng các tác động................................................................................................................74
VII.1.2. Đánh giá tác động các phương án..............................................................................................................75
VII.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG
77
VII.2.1. Tóm tắt các tác động chính.........................................................................................................................77
VII.2.2. Các giải pháp giảm thiểu............................................................................................................................77
CHƯƠNG VIII: CÁC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH ĐỀ XUẤT VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN.......................................79
VIII.1. NGUYÊN TẮC CHUNG
79
VIII.2. CÁC DỰ ÁN ĐỀ XUẤT, SẮP XẾP THEO THỨ TỰ ƯU TIÊN

79
VIII.2.1. Dự án xây dựng các kè chống sạt lở bờ, bảo vệ dân cư............................................................................79
VIII.2.2. Dự án kiểm soát lũ các vườn cây ăn trái Phong Điền...............................................................................79
VIII.2.3. Dự án kênh cấp II......................................................................................................................................79
VIII.2.4. Dự án quy hoạch giảm thiểu, phòng/chống ngập khu đô thị T.p Cần Thơ................................................79
VIII.2.5. Dự án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi các nông trường sông Hậu, Cờ Đỏ...............................................79
VIII.2.6. Dự án quản lý tổng hợp nước thải, chất thải rắn......................................................................................79
VIII.3. CÁC CÔNG TRÌNH ĐỀ XUẤT, SẮP XẾP THEO THỨ TỰ ƯU TIÊN
80
VIII.4. PHÂN KỲ ĐẦU TƯ
80
VIII.5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................................................................................83
BẢN ĐỒ BẢNG BIỂU...........................................................................................................................................................84

3


Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ

MỞ ĐẦU.
“Cần Thơ gạo trắng nước trong…” câu ca cũ làm gợi nhớ một thời, khi mà nước ngọt còn
được xem như là một tài nguyên bất tận ở đây. Giờ đây, khi mà sông Mekong đã được liệt kê vào
danh mục 10 con sông có nguy cơ cạn kiệt, nền kinh tế của các nước trong khu vực nói chung và
của đồng bằng sông Cửu Long, nói riêng đang phát triển với tốc độ khá cao, nhu cầu và mâu thuẫn
về dùng nước của các ngành, các địa phương ngày càng tăng mạnh, khả năng gây ô nhiễm nguồn
nước ngày càng lớn; các biến động khí hậu tòan cầu đang làm cho tần suất xẩy ra các vấn đề về
thiên tai ngày một dày hơn thì câu ca xưa không còn đúng nữa và nước đã trở thành vấn đề không
của riêng ai.

Nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cạnh sông Hậu, một trong hai
nhánh chính của sông Mekong, với các thế mạnh về tài nguyên đất đai, về điều kiện Văn hoá, Xã
hội, Giao thông hàng không, thủy bộ…, Thành phố Cần Thơ (T.p Cần Thơ) được xem là trung tâm
Kinh tế, Văn hóa và Chính trị của Đồng bằng. Hiện nay, sau khi được Nhà nước công nhận là thành
phố trực thuộc Trung ương, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố đã có nhiều thay đổi
lớn lao so với những năm trước. Sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu Kinh tế, tốc độ phát triển đô thị,
công nghiệp, dịch vụ và du lịch, đang đòi hỏi ngày càng cao về các dịch vụ cung cấp nước.
Các hoạt động phát triển Kinh tế, Xã hội bên cạnh các tác động tích cực cũng đã đồng thời
làm suy giảm nghiêm trọng môi trường thiên nhiên nói chung và môi trường nước nói riêng. Cần
Thơ hiện đã, đang phải đối mặt với một số vấn đề, đó là: tình hình lũ lụt hàng năm, vấn đề ô nhiễm
nguồn nước từ thượng nguồn, từ các khu công nghiệp, các khu dân cư tập trung, nguy cơ mặn trên
sông Hậu lên cao và việc thiếu, không đồng bộ, xuống cấp của hệ thống công trình thủy lợi hiện tại,
chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của các đối tượng sử dụng nước; chức năng, quyền
hạn và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý nguồn nước mặt chưa rõ ràng cũng đang là một vấn đề cần
được xem xét.
Các vấn đề liên quan đến quản lý và phát triển TNN các lưu vực sông thuộc T.p Cần Thơ
đang càng ngày càng trở nên nóng bỏng. Để khai thác, sử dụng và bảo vệ tốt nguồn nước, vấn đề
đặt ra cho các cơ quan, những người làm công tác quản lý là làm thế nào để khai thác sử dụng tốt
nguồn tài nguyên nước trong các lưu vực sông phục vụ tốt, có hiệu qủa các mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội, mà vẫn đảm bảo được sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, thoả mãn được nhu
cầu hiện tại mà không ảnh hưởng lớn gây hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ tương lai. Quy hoạch
Quản lý tổng hợp TNN các lưu vực sông, với trọng tâm là Quy hoạch Thủy lợi là một công cụ hữu
hiệu để có thể thực hiện được các yêu cầu đó.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác Quy hoạch trong vấn đề quản lý TNN, UBND
thành phố đã giao cho sở NN&PTNT tiến hành triển khai thực hiện “Quy hoạch Quản lý tổng hợp
Tài nguyên nước các Lưu vực sông thuộc Thành phố Cần Thơ” và tháng 10/2006 được sự chấp
thuận của sở, Chi cục Thủy lợi T.p Cần Thơ đã thông qua đề cương và ký hợp đồng với Viện Quy
hoạch Thủy lợi miền Nam thực hiện Quy hoạch này.
Báo cáo “Quy hoạch Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước các Lưu vực sông thuộc Thành phố
Cần Thơ” nhằm mục tiêu đưa ra được những giải pháp và công trình trình chủ yếu, đảm bảo việc

khai thác sử dụng hợp lý, công bằng, có hiệu quả tài nguyên nước trên toàn lưu vực, xác định
những vấn đề cơ bản cần giải quyết, những vùng hoặc tiểu lưu vực cần lập quy hoạch chi tiết và
những công trình ưu tiên đưa vào nghiên cứu tiền khả thi hoặc khả thi, đáp ứng được các nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội của từng giai đoạn. Quy hoạch quản lý TNN cũng nhằm đưa ra các giải
pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước, khôi phục nguồn nước.
Báo cáo bao gồm phần mở đầu, kết luận, phụ lục, bảng biểu và 8 chương, với 81 trang.

4


Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ

CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.
I.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có vị trí địa lý vào
khoảng từ 105020’ đến 105070’ Kinh độ Đông và từ 9 080’ đến 10030’ Vĩ độ Bắc. Thành phố được
giới hạn bởi: Sông Hậu về phiá Đông Bắc, tỉnh Kiên Giang về phiá Tây, Tỉnh Hậu Giang về phiá
Nam và tỉnh An Giang về phiá Tây Bắc. Tổng diện tích tự nhiên toàn T.p là 140.100 ha, được chia
thành 8 đơn vị hành chính: 4 quận và 4 huyện. Vị trí TP Cần Thơ trong ĐBSCL như sau:
Hình 1. Vị trí TP Cần Thơ

5


Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ

I.2. ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO.
Nhìn chung, địa hình T.P Cần Thơ thuộc diện thấp và khá bằng phẳng. Cao độ trung bình biến
thiên trong khoảng 0.6 – 0.80 m (so với mực nước biển) và có thể chia ra hai vùng như sau:



Vùng I (Vùng Ven sông): được giới hạn bởi sông Hậu, kênh Cái Sắn, kênh Bốn Tổng; kênh
Đứng; kênh Bà Đầm Trà Et, có cao độ biển đổi từ 0.6 – 1.0 m, hướng dốc chính từ Đông
sang Tây. Các khu vực có nền địa hình cao (từ 1.0 – 1.5 m ) là giải đất nằm dọc bờ sông
Hậu, quốc lộ I và QL 90, các khu vực thấp, có cao độ biển đổi từ 0.5 – 0.7m gồm nông
trường Sông Hậu, phía Đông rạch Cần Thơ thuộc các xã Giai Xuân, Tân Thới, Thới An và
phía Đông kênh 4000.



Vùng II (Vùng Trung Tâm): tiếp giáp với vùng I tới ranh của TP Cần Thơ và Kiên Giang
có cao độ biến đổi từ 0.5 – 0.1m, hướng dốc chính từ Bắc - Nam, và từ Đông - Tây, nơi cao
nhất là vùng Thạnh An, Thạnh Thắng, nông trường Cờ Đỏ, Thới lai, Đông Tân Hiệp, có cao
độ từ 0,7 - 1,0m.

I.3. ĐỊA CHẤT THỔ NHƯỠNG.
I.3.1. Đặc điểm địa chất chung.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nói chung và khu vực TP Cần Thơ, nói riêng được
hình thành bởi các loại trầm tích nằm trên nền đá gốc Mezoic xuất hiện từ độ sâu gần mặt đất ở
phía Bắc đồng bằng cho đến khoảng 1.000 m ở gần bờ biển. Các dạng trầm tích có thể chia thành
những tầng chính sau:


Tầng Holocene (Q IV): mằn trên mặt, thuộc loại trầm tích trẻ, bao gồm sét và cát. Thành
phần hạt từ mịn đến trung bình.



Tầng Pleitocene (Q I-III): có chứa cát sỏi lẫn sét, bùn với trầm tích biển.




Tầng Pliocene (N 2): có chứa sét lẫn cát hạt trung bình.



Tầng Miocene (N 1): có chứa sét và cát hạt trung bình.

I.3.2. Địa chất công trình.
Các công trình thủy lợi và hạ tầng cơ sở phần lớn được xây dựng trên tầng Holocene nơi có các
trầm tích mềm yếu. Tầng này có hàm lượng sét cao, lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, thường ở trạng thái
bão hòa nước nên khả năng chịu tải kém. Các chỉ tiêu cơ bản về địa chất công trình được trình bày
trong bảng sau:
Bảng 1 Các chỉ tiêu địa chất công trình của đất ở vùng nghiên cứu.
Dày
Độ sệt
C
Góc
HST(k)
C
Lớp
(m)
B
kg/cm2
ma sát
mm/ngày
(kg/cm2)
Lớp 1
7
0.7

0.05
4
10
0.04
Lớp 2
15
0.5
0.03
9
10
0.35
Lớp 3
3
0.5
0.02
15
10
0.21
Lớp 4
0.7
0.05
16
10
0.30
Nguồn: báo cáo khảo sát địa chất Viện QH Thủy lợi miền Nam thực hiện (H.S.T là hệ số
thấm mm/ngày đêm. C là hệ số dính kết).
I.3.3. Đặc điểm thổ nhưỡng.
Đất đai TP Cần Thơ gồm 3 nhóm chính: Đất phù sa, đất phèn và đất bị xáo trộn. Chi tiết các
loại đất chính cho ở bảng sau:


6


Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ
Bảng 2. Các loại đất TP Cần Thơ
Đơn vị: (ha)
Diện tích
Số

Tên đất
TT
hiệu
(ha)
(%)
19.625
14,01
I Đất phèn
355
0,25
I.1 Đất phèn tiềm tàng
355
0,25
1 Đất phèn tiềm tàng sâu
SP2
19.270
13,75
I.2 Đất phèn hoạt động
3.167
2,26
1 Đất phèn hoạt động nông, phèn nhiều

SJ1
16.103
11,49
2 Đất phèn hoạt động sau, phèn trung bình
SJ2
93.494
66,74
II Đất phù sa
Đất
phù
sa
được
bồi
1.960
1,40
1
Pb
33.939
24,23
2 Đất phù sa chua phát triển – glay
Pg
4.885
3,49
3 Đất phù sa phát triển có tầng loang lổ đỏ vàng
Pf
18.163
12,96
4 Đất phù sa đang phát triển có đốm rỉ
P(f)
34.547

24,66
5 Đất phù sa đang phát triển có đốm rỉ - glay
P(f)g
19.768
14,11
III Đất khác
19.768
14,11
1 Đất líp
Vp
7.209
5,15
2 Đất sông rạch
Tổng cộng
140.096
100
(Nguồn: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp tài liệu biên soạn năm 2005 tỷ lệ
1/100.000)


Đất phù sa: có diện tích 93.494 ha chiếm 66,74 % diện tích tự nhiên, phân bố dọc ven sông
Hậu, cách sông từ 8 đến 20 km với chiều dài khoảng 75 km. Đất phù sa tập trung nhiều nhất
ở huyện Thốt Nốt (37439 ha). Đây là loại đất tốt, hàng năm được ngập nước, bồi đắp thêm
hàm lượng phù, không có các loại độc tố gây hại cho cây trồng, cho phép đa dạng hoá cây
trồng ở mức cao. Nền đất này đã được khai thác trên 200 năm và trong bộ tính thuế đất
nông nghiệp, được phân loại I.



Đất phèn: có diện tích 19.625 chiếm 14,01 % diện tích tự nhiên, đứng thứ 2 sau đất phù sa.

Đất phèn ở Cần Thơ do đã được khai thác lâu năm, được tưới tiêu khá tốt, được lũ bồi đắp
phù sa hàng năm nên hầu hết đều ở dạng đất phèn nhẹ (đất phèn nặng chỉ chiếm 2,26%),
nồng độ độc tố thấp, tầng Jarosite nằm sâu trên 50cm, nên ít ảnh hưởng đến cây trồng.



Đất xáo trộn (đất líp, thổ cư....): có diện tích 19.768 ha chiếm 14,11 % diện tích tự nhiên,
phân bố tại cả 4 huyện và 4 quận nội thành; đây là quỹ đất rất quý cho việc trồng cây lâu
năm…

I.4. KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN .
I.4.1. Đặc điểm khí tượng, khí hậu.
1. Nhiệt độ không khí.
Nhiệt độ trung bình hàng năm cao, thay đổi từ 26,5-27,3 0C (trung bình là 27,00 C). Nhiệt độ
bình quân tháng thay đổi từ 25,0-28,50C. Tháng IV nóng nhất, nhiệt độ bình quân từ 27,6 –28,4 0C.
Tháng I lạnh nhất, nhiệt độ bình quân từ 24,9 –25,20C.
2. Độ ẩm không khí.
Độ ẩm tương đối trung bình năm từ 82-85%. Tháng IX, X độ ẩm tương đối trung bình cao nhất
85-90%, tháng I,II độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất 79-82%. Chênh lệch độ ẩm trung bình
giữa tháng lớn nhất và nhỏ nhất là 13%, độ ẩm tăng dần từ biển vào đất liền.
7


Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ
3. Gió.
Thành phố Cần Thơ chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa; trong năm có 2 mùa gió: Đông Bắc
(từ tháng XI đến tháng IV) trùng với mùa khô và Tây Nam (từ tháng V đến tháng X), trùng với mùa
mưa.



Gió mùa Đông Bắc có thành phần chính là gió hướng Đông, chiếm 50-70% số lần xuất hiện
trong tháng, tốc độ gió trung bình tháng lớn nhất 3,0-3,0 m/s (tháng II), tốc độ gió tức thời
lớn nhất 21,0 m/s;



Gió mùa Tây Nam với thành phần chính là gió hướng Tây, chiếm từ 40-50% số lần xuất
hiện trong tháng. Tốc độ gió trung bình tháng lớn nhất 1,8 m/s, tốc độ gió tức thời lớn nhất
là 24,0 m/s.

4. Bốc hơi (ống Piche).
Lượng bốc hơi (đo bằng ống Piche) trung bình năm trong tỉnh khá lớn, đạt khoảng 1.000 mm
(Cần Thơ 917 mm, Rạch Giá 1.164 mm, Sóc Trăng 878 mm). Mùa khô, bốc hơi lớn, đạt giá trị lớn
nhất vào tháng III, khoảng 110-120 mm (Rạch Giá 123 mm, Cần Thơ 110 mm, Sóc Trăng 122
mm). Mùa mưa, lượng bốc hơi nhỏ, thấp nhất là tháng X, từ 50-70 mm.
5. Đặc điểm nắng.
Số giờ nắng trung bình khá cao, bình quân cả năm là 7.2 giờ/ngày. Tháng II-IV có số giờ nắng
cao nhất (trung bình 8-10 giờ/ngày), tháng VIII-X có số giờ nắng trung bình thấp nhất từ 5-6
giờ/ngày.
6. Đặc điểm mưa.
Mưa có ý nghiã cực kỳ quan trọng không những cho sản xuất nông nghiệp, mà còn cho đời
sống của nhân dân.
a. Đặc diểm mưa năm
Lượng mưa năm trung bình tương đối lớn (1.600-2.000 mm). Tại Tân Hiệp 1.875 mm, Rạch
Giá 2.116 mm, Cần Thơ 1.566 mm, Đại Ngãi 1.826 mm, Phụng Hiệp 1.680 mm, Sóc Trăng 1.829
mm, Vị Thanh 1.825 mm. Lượng mưa năm gỉam dần từ phía biển Tây vào trong đất liền.
Số ngày mưa trung bình nhiều năm khá cao, biến đổi khá đều trong tỉnh, trung bình năm từ
125-135 ngày (Tại Tân Hiệp 131 ngày, Cần Thơ 124 ngày, Đại Ngãi 127 ngày, Phụng Hiệp 126
ngày và Vị Thanh 135 ngày)
b. Đặc điểm mưa mùa

Mùa mưa bắt đầu từ tháng V-XI, trùng với thời kỳ gió mùa Tây Nam, lượng mưa mùa mưa
chiếm trên 90% lượng mưa năm.
Bảng 3. Tỷ lệ mưa mùa so với lượng mưa năm một số vị trí
Mùa mưa (V-XI)
Mùa khô (XII-IV)
Xbq
Vị trí
(mm)
X(mm)
Tỉ lệ (%)
X(mm)
Tỉ lệ (%)
Long Xuyên
1477
1334
90,3
143
9,7
Tân Hiệp
1875
1748
93,2
127
6,8
Cần Thơ
1566
1470
93,9
96
6,1

Vị Thanh
1825
1679
92,0
146
8,0
Đại Ngãi
1826
1788
97,9
38
2,1
Phụng Hiệp
1680
1590
94,6
90
5,4
Sóc Trăng
1829
1711
93,5
118
6,5
Trong mùa mưa, lượng mưa trung bình tăng dần từ tháng V (trên dưới 200 mm, với trên 10
ngày mưa), các tháng VII-X lượng mưa lớn nhất (trong đó tháng IX,X có lượng mưa lớn hơn, trên
dưới 300 mm với số ngày mưa từ 19-20 ngày). Qua tháng XI lượng mưa trung bình giảm nhiều,
nhìn chung chỉ còn trên dưới 150 mm, với số ngày mưa từ 11-15 ngày.
c. Mưa với tình hình ngập úng
8



Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày thường xảy ra đồng bộ trên toàn vùng (tham khảo Bảng 2.3).
Trong mùa mưa, hàng tháng thường xảy ra từ một đến hai trận mưa lớn (trên 50 mm/ngày) đặc biệt
là vào tháng VII. Đây là thời kỳ khá nguy hiểm cho lúa Hè Thu, do mới gieo xạ được 15-20 ngày,
dễ bị chết do ngập úng.
Mưa lớn không những chỉ xảy ra đồng thời trong vùng mà còn xẩy ra liên tục trong một số
ngày, vì vậy mưa 5 ngày max thường (khoảng 80%) bao mưa 3 ngày max và mưa 1 ngày max (mưa
3 ngày cũng bao mưa 1 ngày max).
Theo kết quả điều tra trên 500 hộ sản xuất nông nghiệp tại các huyện ngọai thành, tình hình
ngập úng tại Cần Thơ có thể tóm tắt như sau:


Giai đọan tháng VIII:có mức ngập phổ biến từ 0,2 – 0,5m.



Giai đọan tháng X: có mức ngập phổ biến từ 0,5m – 1,0m; riêng khu vực Bắc Cái Sắn có
độ ngập lên tới 1,5m.

I.4.2. Đặc điểm Thủy Văn.
1. Đặc điểm hệ thống sông ngòi, kênh rạch.
Thành phố Cần Thơ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch các cấp khá dày đặc, sơ bộ có thể chia
thành các nhóm sau:
a. Sông rạch tự nhiên.


Sông Hậu: là ranh giới phía Đông Bắc của T.P. Đoạn thuộc TP Cần Thơ dài gần 60 km, mặt
sông rộng bình quân từ 1500 đến 2000m, sâu từ 14 đến 18m. Sông có nguồn nước ngọt

phong phú quanh năm, chất lượng nước khá tốt, là nguồn nước chính, đóng vai trò chủ đạo
trong việc cấp nước tưới, sinh hoạt, công nghiệp... cho TP Cần Thơ. Sông đồng thời cũng là
trục tiêu chính, có nhiệm vụ tiêu nước mưa và lũ cho TP. Lưu lượng mùa lũ trên sông từ
1800 đến 2000 m3/s; vào các tháng kiệt nhất còn khoảng 300 đến 400 m3/s.



Sông Cần Thơ nằm ở phía Nam TP Cần Thơ , có vai trò rất quan trọng trong việc dẫn nước
cũng như giao thông thủy đối với các vùng sâu và vùng xa sông Hậu.

Các rạch lớn tự nhiên hình thành do quá trình vận chuyển nước mưa, lũ và vận động của
thủy triều được nối với sông Hậu gồm: Rạch Bình Thủy, Trà Nóc, Ô Môn, Cái Củi, Cái
Dầu; các rạch này có cửa rộng từ 50 đến 300m, cao độ đáy từ -4.0 đến -10.0m; tổng chiều
dài sông rạch tự nhiên trong vùng khoảng 310 km. Các rạch này cùng với sông Hậu, sông
Cần Thơ tạo thành một mạng lưới quan trọng trong việc phân phối, cấp/tiêu thoát nước cũng
như giao thông thủy của tỉnh.
b. Hệ thống kênh trục/ kênh cấp I.




Hệ thống kênh trục phân bố khá đều ở TP Cần Thơ, trung bình khoảng 4-5km có một kênh.
Theo thứ tự từ phía Bắc xuống có các kênh sau: Rạch Giá Long Xuyên, Kênh Tròn, Cái
Sắn, KH1, KH3, Thốt Nốt, Thơm Rơm, KH5, Ô Môn, Thị Đội, KH7, KH8, KH9, Xà No.
Ngoài ra còn có một số kênh như kênh Đứng, kênh Ven Lộ... Các kênh này có chiều dài
khoảng từ 30 đến 60km, bề rộng từ 10 đến 30m, độ sâu đáy khoảng từ -2.0 đến -5.0m. Mỗi
kênh trục có hàng chục kênh nhánh nối vào. Tổng chiều dài hệ thống kênh trục khoảng trên
300 km.




Hệ thống kênh cấp I nối với các kênh rạch chính hiện có trên 60 kênh với tổng chiều dài
khoảng 350 km. Mặt kênh rộng từ 14 đến 16m, cao độ đáy phổ biến tư -1.0 đến -2.0m, hệ
thống kênh cấp I có nhiệm vụ dẫn nước tưới từ kênh trục tới kênh cấp II và mặt ruộng, nhận
nước tiêu từ mặt ruộng và kênh cấp II tới kênh rạch chính.

c. Hệ thống kênh cấpII.
9


Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ
Theo thống kê, TP Cần Thơ hiện có khoảng 800 km kênh cấp II, mật độ trung bình khoảng
11m/ha. Mặt kênh cấp II thường rộng từ 6 đến 8m, cao độ đáy từ 0.0 đến - 2.0m. Chiều dài mỗi
kênh chỉ từ 1.5 đến 5km;
d. Hệ thống kênh cấpIII.
Là hệ thống kênh gắn liền với mặt ruộng, hàng năm được nhân dân tự duy tu, nạo vét. Toàn
tỉnh có khoảng 750 kênh cấp II, với chiều dài khoảng 1000 km, mật độ trung bình khoảng 8m/ha.
Mặt kênh rộng 2-3m, cao độ đáy từ 0.0 đến -0.5m.
2. Đặc điểm thủy văn dòng chảy
Chế độ thủy văn dòng chảy trên hệ thống sông, kênh thuộc TP Cần Thơ chịu sự chi phối của
dòng chảy sông Mekong (thông qua sông Hậu), thủy triều biển Đông, mưa nội vùng và hệ thống hạ
tầng cơ sở. Trong đó, tổ hợp sự giao tranh giữa ảnh hưởng của chế độ dòng chảy thượng nguồn
sông MeKong và chế độ triều Biển Đông chi phối mạnh nhất. Các yếu tố ảnh hưởng tùy theo thời
gian, không gian và hiện trạng các công trình hạ tầng cơ sở mà tác động lên từng nơi, từng lúc khác
nhau.
a. Thủy triều biển Đông
Triều biển Đông thuộc loại bán nhật triều không đều, biên độ triều lớn (3.00-3.50 m); mực
nuớc chân triều dao động lớn (1.60-3.00 m), mực nước đỉnh triều dao động nhỏ (0.80-1.00 m). Thời
gian duy trì mực nước cao dài hơn thời gian duy trì mực nước thấp, đường mực nước bình quân
ngày nằm gần với đường mực nước đỉnh triều.

Một chu kỳ triều trung bình 15 ngày, trong đó có 1 kỳ triều cường và 1 kỳ triều kém. Mực
nước bình quân 15 ngày đạt giá trị cao nhất vào tháng XII, I, thấp nhất vào tháng VI, VII.
Triều biển Đông truyền rất sâu vào sông Hậu trong mùa kiệt, ảnh hưởng vượt qua Tân Châu và
Châu Đốc, lan truyền vào hầu hết các kênh rạch của TP. Ngay cả trong mùa lũ, phần lớn diện tích
của TP Cần Thơ vẫn nằm trong vùng ảnh hưởng của thủy triều.
b. Chế độ thủy văn sông Mekong, sông Hậu
Dòng chảy trên lưu vực sông Mekong được phân thành hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng XII –
V và mùa lũ từ tháng VI-XI
Mùa khô lượng nước chỉ chiếm 10-15% tổng lượng nước trong năm, trong đó các tháng III-IV
có lưu lượng kiệt nhất. Vào tháng VI, khi lũ sông Mekong bắt đầu lên, nước từ sông chính theo
sông Tonlesap chảy ngược vào Biển Hồ. Thời gian chảy ngược duy trì đến cuối tháng IX, đầu tháng
X, khi lũ trên sông chính vượt qua đỉnh cao nhất trong năm. Từ tháng X, XI, nước từ Biển Hồ bắt
đầu chảy ra sông chính, bổ sung cho dòng chảy vào đồng bằng cuối mùa lũ và suốt cả mùa kiệt.
Trên sông Hậu (đoạn Long Xuyên - Đại Ngãi), chịu ảnh hưởng đồng thời của dòng chảy thượng
nguồn và triều biển Đông mạnh, nên mực nước mùa kiệt tăng. Đường mực nước bình quân tăng
dần từ Đại Ngãi lên thượng lưu và đạt đỉnh cao ở khu vực Ô Môn, sau đó giảm nhẹ lên phía Long
Xuyên. Vì vậy, khoảng thời gian tháng I,II mực nước bình quân đỉnh triều trên sông Hậu (từ cửa
sông Ô Môn đến sông Cần Thơ) thường cao hơn mặt ruộng từ 20-30 cm. Một số nơi ven sông Hậu
thuộc các huyện Ô Môn, Châu Thành, Phong Điền có khả năng tưới tự chảy vào lúc đỉnh triều.
Xu thế chung mực nước bình quân ở sông Tiền cao hơn ở sông Hậu. Kết qủa lưu lượng thực đo
cho thấy khoảng 33% lưu lượng sông Mekong đựợc chuyển từ sông Tiền sang sông Hậu (mùa kiệt).
Phía trên Vàm Nao, mực nước trung bình tại Tân Châu cao hơn Châu Đốc từ 0.20-0.30 m, phía
dưới Vàm Nao mực nước bình quân tại Chợ Mới trên sông Tiền và Long Xuyên trên sông Hậu
chênh nhau không nhiều (0.01-0.02 m).
Do có nước ngọt từ thượng nguồn liên tục bổ sung về nên mực nước bình quân ở sông Hậu cao
hơn mực nước bình quân ở phía biển Tây, đặc điểm này có ý nghiã quan trọng trong việc phát triển
các kênh trục tạo nguồn dẫn nước từ sông chính vào sâu trong nội đồng.
Mùa lũ từ tháng VI-XI , chiếm 85-90% tổng lượng nước hàng năm, lớn nhất là các tháng VIIIIX; Hàng năm thường từ tháng VII, tại Châu Đốc mực nước đã gia tăng mạnh, cùng với mưa nội
đồng làm ngập lụt ở khu vực đầu nguồn. Khoảng từ (15-31)/VIII, mực nước tại Châu Đốc đạt trên
10



Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ
3.00 m (chiếm khoảng 56% số năm quan trắc). Như vậy, trung bình khoảng 2 năm có 1 năm lũ
tháng VIII đạt mức trên 3m tại Châu Đốc; đoạn từ Long Xuyên đến Cần Thơ
Lũ cao nhất trong năm thường xảy ra thời gian từ hạ tuần tháng IX đến trung tuần tháng X
(20/IX-10/X), với tần suất lớn hơn vào thượng tuần tháng X. Mực nước lũ cao nhất tại Châu Đốc là
4.90 m (năm 2000), Long Xuyên 2.67 m (1961), Cần Thơ 1.92 m (năm 1961). Trung bình 2 năm
có 1 năm lũ vượt qúa báo động cấp III ở Châu Đốc. Chênh lệch mực nước lũ nhiều năm tại Châu
Đốc là 2.24 m. Thời gian duy trì mực nước trên 3.00 m tại Châu Đốc khoảng 3 tháng, đối với năm
lũ lớn và 2 tháng đối với năm lũ trung bình. Thời kỳ lũ lớn, cường suất lũ lên từ 3-4 cm/ngày trên
dòng chính và 2-3 cm/ngày trong nội đồng. Từ tháng XI trở đi lũ bắt đầu rút với cường suất từ 2-4
cm/ngày.
Theo số liệu mực nước lũ tại Tân Châu và Châu Đốc có thể phân làm 3 thời kỳ: Đầu mùa lũ
(VII-VIII), lũ lớn (IX-X) và lũ rút (XI-XII).
- Thời kỳ đầu mùa lũ
Hàng năm, thông thường từ tháng VII, mực nước tại Châu Đốc gia tăng nhanh cộng với mưa
nội đồng lớn, tình hình ngập lụt bắt đầu xảy ra trên ĐBSCL nói chung, Nước lũ tập trung ở dòng
chính vì vậy cường xuất lũ lên trong thời kỳ này lớn. Cường xuất lũ lên tại Châu Đốc (trên sông
Hậu) trung bình 4-5 cm/ngày cuờng xuất lũ lớn nhất từ 10-20 cm/ngày (trong tháng VII và VIII).
Kết qủa phân tích số liệu mực nước lũ trạm Châu Đốc (1961-2004) cho thấy trong khoảng thới
gian 15-31/VIII, khả năng mực nước lũ trên 3.0 m chiếm 56%. Như vậy, trung bình khoảng 2 năm
có 1 năm lũ lên sớm (trên 3.0 m) bất lợi cho vụ lúa Hè Thu (Bảng 4). Cũng nhận thấy rằng do thời
gian tryền lũ nên lũ bắt đầu ảnh hưởng vùng T.P Cần thơ khá muộn vào giữa đến cuối tháng IX, bởi
vậy ta có thể chủ động thu hoạch lúa Hè Thu.
Bảng 4. Khả năng xuất hiện H > = 3.0 m và 3.5 m trạm Châu Đốc (1961-2004)
Đơn vị: %
Cấp H

Tr. 15/VIII


15-31/VIII

01-15/IX

16-30/IX

Sau 01/X

Cộng

3.0-3,5 m
3
41
29
12
9
94
Trên 3.5 m
0
15
35
9
24
82
Ghi chú: Trạm Châu Đốc có 2 năm Hmax < 3.0 m (1977 & 1988) và 6 năm Hmax < 3.5 m.
- Thời kỳ lũ lớn nhất trong năm
Biến đổi mực nước lũ tại hạ lưu sông Mekong nói chung, đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu
(Tân Châu và Châu Đốc ) nói riêng, không những có liên quan đến lũ thượng nguồn sông Mekong
mà còn có quan hệ mật thiết với tình hình mưa khu vực. Sự biến đổi mưa hàng năm ở đây có liên

quan với tình hình hoạt động của gío mùa Tây Nam, hoạt động của áp thấp nhiệt đới và bão biển
Đông đổ bộ vào miền Trung và Nam Trung bộ. Những năm lũ lớn, đặc biệt là những năm lũ kép
(1961,1978, 1991 và lũ 2000 ) là kết qủa tổ hợp các yếu tố bất lợi đó.
Tại Châu Đốc (trên sông Hậu) đỉnh lũ thường xuất hiện từ hạ tuần tháng IX đến trung tuần
tháng X, khả năng xuất hiện nhiều nhất vào thượng tuần tháng X (Bảng 5). Cường xuất lũ lên tại
Châu Đốc trung bình 4 đến 5 cm/ngày. Khi lũ tràn qua biên giới vào vùng TGLX, cường suất lũ chỉ
còn 2 đến 3 cm/ngày.
Bảng 5. Khả năng xuất hiện đỉnh lũ (%) ở một số nơi (1961-2004)
Tháng IX
Tháng X
Tháng
Tháng
Vị trí
VIII
XI
Tổng 01-10 11-20 21-30 Tổng 01-10 11-20 21-31
Tân Châu
6
38
3
10
25
56
36
14
6
0
Châu Đốc
3
32

3
10
19
61
30
19
12
4
Lg. Xuyên
2
18
0
4
14
75
25
32
18
5


Mực nước lũ trung bình nhiều năm tại Châu Đốc 3.72 m, Long Xuyên 2.40 m.



Mực nước lũ cao nhất tại Châu Đốc là 4.90 m (2000), tại Long Xuyên là 2.63 m (2000).
Mực nước lũ thấp nhất tại Châu Đốc là 2.82 m (1988), tại Long Xuyên là 2.12 m (1988).
11



Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ
Biến đổi mực nước lũ cao nhất trong nhiều năm tại Châu Đốc là 2.18 m, tại Long Xuyên là
0.51 m.
Khả năng xuất hiện lũ ứng với các cấp mực nước tại Châu Đốc như sau: dưới 3.5 m là 13%,
từ 3.5-4.0 m là 32%, từ 4.0-4.5 m là 42% và trên 4.5 m là 13% như vậy có đến 87% số năm
có mực nước lũ bằng hoặc lớn hơn 3.5 m. Điều này cũng có nghĩa là ĐBSCL nói chung,
vùng Thành phố Cần Thơ nói riêng thường bị ngập lũ hàng năm.
- Thời kỳ lũ rút (XI-XII)
Từ tháng XI trở đi là khoảng thời gian lũ xuống. Cuờng độ lũ xuống tại Châu Đốc trung bình 2
đến 4 cm/ngày. Thời gian duy trì các cấp mực nước ứng với năm lũ lớn, lũ nhỏ và trung bình tại
Châu Đốc và Long Xuyên trình bày trong Bảng 6 và 7.
Bảng 6. Thời gian duy trì cấp mực nước lũ (lũ lớn, nhỏ và trung bình) ở một số nơi


Vị trí
C.Đốc

L.Xuyên

Phân
Loại

Năm

Hmax
(cm)

Lớn
T.B
Nhỏ

Lớn
T.B
Nhỏ

2000
1973
1977
2000
1973
1977

490
386
285
263
246
216

H>
150
200
177
118
150
130
110

Thời gian (ngày) ứng với các cấp mực nước
H>
H>

H>
H>
H>
H>
200
250
300
350
400
450
155
108
91
70
50
30
115
95
60
35
0
0
70
37
0
0
0
0
92
31

0
0
0
0
70
0
0
0
0
0
20
0
0
0
0
0

H>
450
0
0
0
0
0
0

Đoạn sông Hậu ảnh hưởng mạnh bởi thủy triều Biển Đông, mà thủy triều Biển Đông là lớn nhất
vào thời kỳ từ tháng XI đến tháng I năm sau, trùng với thời kỳ lủ rút. Bởi vậy việc tiêu lũ cho vùng
Cần Thơ là rất khó khăn, điều cần quan tâm là việc xây dựng bờ bao phục vụ việc tiêu nước cho
vùng cây ăn trái rất phong phú của vùng này.

Bảng 7. Mực nước bình quân tháng ở một số nơi
Cao độ : Hòn dấu, Đơn vị: m
Vị trí
Châu Đốc
L.Xuyên
Cần thơ
Đại Ngãi
Tân Hiệp
Rạch Gía

I
1.05
0.73
0.49
0.28
0.27
-0.03

II
0.69
0.54
0.35
0.18
0.14
-0.07

III
0.51
0.39
0.25

0.11
0.09
-0.11

IV
0.34
0.26
0.13
0.01
0.03
-0.14

V
0.35
0.23
0.07
-0.06
0.06
-0.14

Tháng
VI
0.72
0.40
0.10
-0.13
0.19
-0.10

VII

1.35
0.79
0.30
-0.06
0.37
-0.04

VIII
2.14
1.22
0.49
0.04
0.56
0.03

IX
3.00
1.67
0.71
0.22
0.88
0.08

X
3.35
1.87
0.91
0.42
1.24
0.16


XI
2.48
1.54
0.85
0.46
1.11
0.12

XII
1.73
1.06
0.66
0.37
0.66
0.03

c. Chế độ thủy văn nội đồng
 Mùa kiệt
Từ cuối tháng V đến cuối tháng VI, mực nước ở các kênh rạch nội đồng bắt đầu gia tăng do
mưa và sự gia tăng mực nước trên sông Hậu. Tuy nhiên chân triều ở các kênh rạch nội đồng vẫn
còn thấp hơn cao trình mặt ruộng, việc tiêu chua tự chảy vào khi chân triều khá thuận lợi. Hướng
tiêu chua chính theo các kênh trục chảy về phía Kiên Giang sau đó ra biển Tây, một phần tiêu
xuống phía Nam và ra sông Hậu khi chân triều.
Kết quả đo lưu lượng 1 kỳ triều (15 ngày) tháng II/1990,VI/1990, II-III/2000 cho thấy xu thế
dòng chảy từ sông Hậu vào các kênh rạch như sau :


Khu vực Bắc Cái Sắn, do lợi thế dòng chảy sông Tiền được bổ sung nên trong tháng kiệt
nhất (IV, V) mực nước bình quân tại Long Xuyên trên sông Hậu khá cao (20-30 cm) và

chênh lệch mực nước giữa Long Xuyên và Rạch Giá (45-50 cm). Lưu lượng bình quân kỳ
triều tháng II,III/2000 chảy từ sông Hậu vào kênh Cái Sắn 17,1 m3/s [bảng 3.2.10].



Khu vực Nam Cái Sắn (kênh Cái Sắn đến sông Cần Thơ), hầu hết các kênh trục có lưu
lượng sông Hậu vào trên 5,00 m3/s. trong đó các trục chính như sông Cần Thơ, Cái Răng
12


Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ
lưu lượng vào khá lớn (trên 30,0 m3/s), lưu lượng chảy ra sông Cái Lớn ở Gò Quao trên 50
m3/s, gần cửa sông Cái Lớn khoảng 100 m 3/s, chảy ra gần cửa sông Cái Bé từ 30-40 m 3/s
[bảng 3.2-10]. Ngoài ra còn lưu lượng từ Bắc Cái Sắn chuyển xuống qua các cầu cống trên
QL80. Điều trên khảng định, việc mở rộng, nạo vét các kênh trục dẫn nước từ sông Hậu vào
phục vụ cho các yêu cầu dùng nước trong mùa khô là rất đúng [hình 12,13]. Tuy nhiên, do
ảnh hưởng lũ từ sông Hậu nên các phương án mở rộng và phát triển các kênh trục lấy nước
trong muà khô cần xem xét kỹ với các phương án chống lũ cho khu vực Bắc Xà No cho
kinh tế và hiệu qủa hơn.
d. Tình hình hạn
“Hạn” được đề cập ở đây là hạn khí tượng. Trong suốt 5 tháng mùa khô (tháng XII-IV năm
sau), trong vùng hầu như không có mưa, mực nước trên các kênh rạch, đặc biệt là tại các hệ thống
kênh cấp II, cấp III xuống thấp đã gây nên tình trạng thiếu nước cho các khu vực “vùng sâu, vùng
xa” của tỉnh. Mặt khác, do sự biến động của mưa nên ngay cả các tháng trong mùa mưa cũng có
những thời kỳ không mưa hoặc mưa rất ít kéo dài, xảy ra trên diện rộng, gây nên các đợt hạn “bà
Chằng”. Kết qủa tính tần số xuất hiện hạn (7,10,15)
Bảng 8. Tần số xuất hiện hạn (7,10,15) ngày (chỉ tiêu X<= 3mm/ngày) (%)
Tháng V
Tháng VI
Tháng VII

Tháng VIII
Vị trí
7
10
15
7
10
15
7
10
15
7
10
15
L.Xuyên
83
44
17
67
56
33
83
44
17
72
50
6
RạchGía
67
40

3
73
43
3
73
37
7
60
20
7
Cần Thơ
76
48
24
69
17
0
62
28
0
45
14
0
Vị Thanh 100
50
25
25
12
12
50

25
12
62
25
0
SócTrăng
50
21
7
25
0
0
14
0
0
18
4
0
Tháng IX
Tháng X
Tháng XI
Vị trí
7
10
15
7
10
15
7
10

15
L.Xuyên
50
28
0
39
17
11
72
33
17
RạchGía
60
27
0
57
27
7
60
27
13
Cần Thơ
45
24
3
55
34
3
66
41

14
Vị Thanh
44
12
12
56
27
14
58
36
31
SócTrăng
18
4
0
43
14
1
71
36
25
Bảng trên cho thấy khả năng xuất hiện hạn 7 ngày (tiêu chuẩn bốc hơi trung bình 3 mm/ngày)
trong các tháng VI, VII là lớn nhất, chiếm 15-50%. Đây là thời kỳ lúa Hè Thu mới gieo sạ, nên bị
ảnh hưởng khá lớn.
 Mùa lũ:
Tình hình ngập lụt ở vùng TSH nói chung, tỉnh Cần Thơ nói riêng phụ thuộc vào các yếu tố
chính: Lũ từ vùng TGLX chảy qua QL.80 về, lũ từ sông Hậu chảy qua QL.91, mưa nội đồng và
ảnh hưởng triều biển Đông và biển Tây.
Hàng năm, từ cuối tháng VII đến hết tháng VIII, mực nước trên các kênh rạch khu vực Bắc Cái
Sắn gia tăng nhanh chóng do lũ từ Cam Pu Chia về và từ sông Hậu vào. Mực nước đỉnh triều tại

Long Xuyên từ 1,80-2,00 m, Tân Hiệp từ 0,80-1,00 m, Cần Thơ từ 1,20-1,40 m (tùy theo lên xuống
của triều). Vì vậy, nhiều đồng ruộng trong tỉnh đã bị ngập, những khu đất trũng phía Nam kênh Cái
sắn thường bị ngập từ 0,50-0,80 m, Bắc Cái sắn ngập sâu trên 0,80 m.
Đỉnh lũ trong nội đồng thường xuất hiện muộn hơn vùng TGLX từ 15-20 ngày. Hàng năm,
mực nước lũ lớn nhất trong nội đồng xuất hiện từ cuối tháng IX đến hết tháng X. Thời gian này,
mực nước lũ trên sông Hậu tại Long Xuyên thường đạt trên 2,00 m, lớn nhất là 2,67 m (năm 1961),
Tân Hiệp từ 1,40-1,60 m và lớn nhất 2,11 m (năm 1961). Cần Thơ do ảnh hưởng triều nên mực
nước cao nhất năm từ 1,70-1,90 m. Cũng trong thời gian này, khu vực phía Tây tỉnh nằm trong điều
kiện bất lợi khi mực nước triều biển Tây đang trong thời kỳ gia tăng (cao nhất tháng XII), lũ
thượng nguồn về mạnh và mưa nội đồng lớn càng làm gia tăng mực nước nội đồng.
13


Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ
Các yếu tố như địa như hình, hệ thống giao thông, đê bao, tác động của con người ... đã có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến tình hình lũ lụt trong vùng. Quan trọng nhất là QL.80 (đoạn Lộ Tẻ- Rạch Sỏi)
làm cho lũ ở Cần Thơ đến chậm hơn, thời gian ngập ngắn hơn. Vì vậy, chênh lệch mực nước lũ cao
nhất trong nội đồng (năm lũ lớn và năm lũ nhỏ) không nhiều (25-30 cm), chênh lệch mực nước
giữa các năm lũ lớn từ 10-15 cm.
Bảng 9. Đặc trưng mực nước cao nhất năm một số vị trí
Đặc
Tân Hiệp
Vị Thanh
Cần Thơ
Phụng Hiệp
trưng
H(cm)
Năm
H(cm)
Năm

H(cm)
Năm
H(cm)
Năm
BQuân
Lũ lớn
Lũ nhỏ
∆H

158
190
101
89

1996
1983

63
95
62
33

1996
1982

170
199
177
22


1994
1983

121
134
126
8

1990
1991

Từ năm 1997, QL.80 (Lộ Tẻ- Rạch Sỏi) được nâng cấp về cao trình và bề rộng đã trở thành
tuyến ngăn lũ vững chắc cho vùng Nam Cái Sắn, cao độ mặt đường toàn tuyến cao hơn mực nước
lũ năm 1996 khoảng 0,50-0,70 m, lũ xuống phía Nam không bị tràn qua lộ mà chỉ chảy qua các
cầu, cống nên lũ về Cần Thơ chậm hơn và nhỏ hơn những năm trước.
Hàng năm, khoảng 5 % diện tích đất (huyện Thốt Nốt) ở Bắc kênh Cái Sắn thuộc vùng ngập sâu
trung bình từ 1,30-1,50 m, năm lũ lớn ngập từ 1,50-1,75 m. Khoảng 45% diện tích đất (giữa kênh
Cái Sắn và kênh Xà No) ngập nông trung bình 1,00-1,20 m. Còn lại ngập từ 0,75-1,00 m do lũ,
mưa và triều .
Bảng 10. Mực nước lớn nhất nửa tháng mùa lũ năm 1996 ở một số vị trí
Đơn vị: cm
Vị Trí
Đặc
VIII
IX
X
XI
XII
Trưng
Đỉnh Chân Đỉnh Chân Đỉnh Chân Đỉnh Chân Đỉnh Chân

Nửa đầu 163
84
181
111
243
207
215
177
184
118
Long
Xuyên
Nửa cuối 185
96
226
132
241
200
210
160
165
70
Nửa đầu 134
-33
160
1
174
51
156
37

158
42
Cần
Thơ
Nửa cuối 160
-15
173
35
172
58
160
58
140
10
Nửa đầu
41
14
44
38
44
40
78
75
60
57
Vị
Thanh
Nửa cuối 34
32
46

41
72
68
61
57
47
42
Nửa đầu
68
66
86
85
186
185
174
171
142
140
Tân
Hiệp
Nửa cuối 64
62
104
100
190
188
160
156
112
110

Hàng năm, từ tháng XI trở đi, mặc dù lũ đã rút trên dòng sông chính (sông Hậu) nhưng vùng
TGLX vẫn còn lũ cuối mùa từ Campuchia về, trong đồng vẫn còn no nước, nên tình hình tiêu thoát
lũ trên toàn vùng TGLX còn rất chậm. Dòng chảy vẫn qua các cầu, cống trên QL.80 về Cần Thơ
mạnh dẫn đến tình hình thoát lũ nội đồng T.p Cần Thơ chậm, ruộng đồng vẫn no nước.
Lũ tại T.p Cần Thơ thoát theo 2 hướng chính: Một phần thoát về phía Kiên Giang nhờ dao động
triều biển Tây và sự chênh lệch mực nước giữa sông Hậu và sông Cái Lớn, một phần thoát ra sông
Hậu nhờ sự dao động của triều biển Đông, ngoài ra một phần nhỏ thoát xuống phía Nam và ra biển
Đông qua hệ thống sông Mỹ Thanh và một số kênh nối với kênh QLPH. Thường khoảng cuối tháng
XI, phần lớn đất đai trên địa bàn T.p Cần Thơ còn bị ngập trung bình từ 0,40-0,60 m và lũ thoát
theo 2 hướng chính: Một phần thoát về phía Kiên Giang , một phần thoát ra sông Hậu .
Khoảng 5% diện tích tự nhiên (Bắc Cái Sắn) thời gian ngập từ 3,0-3,5 tháng (cuối tháng VIII
đến hết nửa đầu tháng XII) với năm lũ trung bình, từ 3,5-4,0 tháng (cuối tháng VIII đến hết tháng
XII) với năm lũ lớn kết thúc muộn. Khu vực Nam Cái Sắn (giáp với Kiên Giang), thời gian ngập từ
2,5 - 3,0 tháng (nửa cuối tháng IX đến nửa đầu tháng XII). Còn lại, ngập từ 1,5 - 2,5 tháng (X-XI)
đối với năm lũ trung bình, từ 2,0-2,5 m tháng (X-XII) đối với năm lũ kết thúc muộn.
Bảng 11. Thời gian bắt đầu và kết thúc ngập lũ một số vị trí
14


Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ
Năm 1984
Năm 1996
Năm 2000
Cao trình
Đất tb(m)
Từ
Đến
Từ
Đến
Từ

Đến
Tân Hiệp
0,90
30/VIII
18/XII
27/VIII Sau 31/XII 28/VII
Sau 31/XII
Cần Thơ
0,80
13/IX
07/X
05/X
16/XII
11/IX
Sau 31/XII
Vị Thanh
0,40
31/VIII
15/XII
31/VIII Sau 31/XII 25/VII
Sau 31/XII
Ph. Hiệp
0,50
15/IX
30/XI
28/IX Sau 31/XII 23/VII
Sau 31/XII
Khu vực Bắc Cái Sắn chịu ảnh hưởng đồng thời lũ từ Cam Pu Chia qua vùng TGLX, lưu lượng
lũ qua các cầu cống trên QL.80 (Lộ Tẻ- Rạch Sỏi) năm 1996 khoảng 1.100 m 3/s (lưu lượng tràn là
525 m3/s), năm 2000 khoảng 900- 1.000 m3/s. Mặt khác còn lưu lượng lũ theo các kênh Tròn, Rạch

Gía- Long Xuyên, Cái Sắn từ sông Hậu vào TGLX và tiêu thoát ra biển Tây.
Khu vực Nam Cái Sắn, lưu lượng chảy từ TGLX về vùng TSH khoảng 400-700 m 3/s. Trong đó
khoảng 70-80% lưu lượng qua tuyến này chảy vào địa phận tỉnh Cần Thơ 503 m 3/s qua 30 cầu và
cống, trong đó có 9 cầu với lưu lượng chảy qua trên 20,0 m 3/s, 2 cầu với lưu lượng trên 30,0 m 3/s
(cầu Đường Xuồng 37,8 m3/s, cầu Bốn Tổng 48,6 m 3/s). Kết hợp với dòng chảy lũ từ sông Hậu vào
qua các kênh KH1, Thốt Nốt, O Môn gây nên ngập lụt cho khu vực Cờ Đỏ và nông trường Sông
Hậu.
Tổng lưu lượng bình quân chảy từ sông Hậu (Lộ Tẻ-Cái Côn) vào nội đồng khoảng 150-300
m3/s (tháng X/1989) chiếm khoảng 15-20% lưu lượng vào TSH, lưu lượng này chịu sự chi phối
nhiều của triều biển Đông. Như vậy, tổng lượng lũ chảy vào địa phận Cần Thơ khoảng 800-1.000
m3/s.
Khu vực Bắc Cái Sắn, nước lũ tiêu thoát theo 3 hướng: Về phía Kiên Giang thông qua các kênh
trục chính như Rạch Gía- Long Xuyên, Đòn Dông và Cái Sắn. Xuống phía Nam Cái Sắn qua các
cầu và cống từ Lộ Tẻ đến kênh B với lưu lượng là 503 m 3/s (ngày 14/X/1996). Chảy ra sông Hậu
qua các cầu từ Cái Sắn đến Cái Sao với lưu lượng là 185 m 3/s (ngày 12/X/1996), tuy nhiên lưu
lượng tiêu thoát ra sông Hậu lớn hay nhỏ tùy thuộc vào sự dao động của triều.
Khu vực Nam Cái Sắn, phần lớn nước lũ thoát về phía biển Tây qua sông Cái Bé, Cái Lớn, một
phần thoát xuống phía Nam đổ ra biển Đông qua sông Mỹ Thanh. Lưu lượng bình quân kỳ đo 15
ngày từ (09-23)/X/1989 ở một số cửa ra như sau:
Tổng lượng chảy ra biển Tây qua sông Cái lớn và Cái Bé là 328 m 3/s, trong đó chảy ra theo
sông Cái Lớn là 243 m3/s và sông Cái Bé là 85 m3/s. Trên sông Cái Lớn, lưu lượng qua Xóm Củi về
Gò Quao là 128 m3/s, qua Ba Đình (rạch Cái Tàu) là 102 m 3/s (chiếm khoảng 40-45% lưu lượng
thoát ra theo sông Cái Lớn).
Khả năng thoát ra biển Đông qua sông Mỹ Thanh nhỏ (lưu lượng đo tại vị trí cửa sông 67,0
m3/s), vì thời kỳ thoát lũ trùng với thời kỳ triều cao xảy ra ở biển Đông.
Như vậy, thời kỳ giữa mùa lũ hướng thoát lũ chính ở vùng TSH nói chung, tỉnh Cần Thơ nói
riêng là ra phía biển Tây qua sông Cái Lớn, Cái Bé. Đầu và cuối mùa lũ, lưu lượng còn rút về sông
Hậu vào lúc chân triều và một phần nhỏ xuống phía Nam sau đó tập trung vào sông Mỹ Thanh rồi
đổ ra biển Đông.
Vị trí


15


Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM DÂN SINH KINH TẾ - XÃ HỘI.
II.1. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, DÂN SỐ VÀ VẤN ĐỀ ĐỊNH CƯ
Thành phố Cần Thơ bao gồm 4 quận và 4 huyện: Quận Ninh Kiều, quận Ô Môn, quận Bình
Thủy, quận Cái Răng; các huyện Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền. Dân số đến năm 2005
là:1.137.269 người, trong đó nam khỏang 558.752 người, chiếm 49,13%. Phần lớn dân số Cần Thơ
thuộc dân tộc Kinh (96,89%), các dân tộc khác chiếm tỷ lệ không đáng kể (Hoa 1,4%, Khơme
1,7%, khác 0,05%). Dân TP Cần Thơ nhìn chung thuộc diện trẻ, trên 62% dưới tuổi 60. Tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên 10,42%o.
Các tôn giáo chính trong T.P gồm đạo Phật, đạo Thiên chúa Giáo, đạo Tin lành và đạo Hòa Hảo.
Đồng bào các tôn giáo trong TP từ bao đời nay đã, đang sống hòa hợp với nhau tại các địa phương.
Mật độ dân số trung bình tòan TP là 812 người/km2, tuy nhiên phân bố không đều. Ở các
huyện: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền, mật độ dân số chỉ từ 383 đến 440 người/ km2, các quận,
huyện còn lại, mật độ khá cao từ 1.032 đến 7.241 người/ km2. Đặc biệt, quận Ninh Kiều lên tới
khoảng 7.241 người/km2.
Là một thành phố mới được nâng lên trực thuộc trung ương, Cần Thơ có tỷ lệ đô thị hóa còn
khá thấp, tỷ lệ dân sống ở các vùng đô thị tương đương với nông thôn 50 - 50. Tại khu vực nông
thôn, người dân định cư dọc theo các trục lộ chính, hoặc các sông rạch lớn như kênh Thốt Nốt Ô
Môn, Xà No, ven các rạch phía sông Hậu, ven quốc lộ 91, 80 theo dạng làng/ấp xã đã được hình
thành từ lâu đời, có quan hệ khăng khít với nhau. Mật độ dân số ở những nơi này từ 1.032 đến
7.241 người/km2; Ở vùng sâu, dân cư còn rất thấp so với mật độ trung bình của tỉnh; thấp nhất là
khu vực các xã vùng sâu của huyện Vĩnh Thạnh chỉ khoảng 383 người/ km2.
Bảng 12. Phân bố dân cư năm 2005
Dân số (người)
Số

Diện tích Mật độ
Huyện
TT
km2
Ng/km2
T.Thị
Lao động
Tổng
1.401
1.223 1.137.269
A THEO KHU VỰC
1.107
514
569.317
1 -Nông Thôn
294
1.932
567.952
2 -Thành Thị
1.401
812 1.137.269
B THEO DÂN TỘC
1.101.339
1 Dân Tộc Kinh
15.911
2 Dân Tộc Hoa
19.404
3 Dân Tộc Khơ Me
615
4 Các dân tộc khác

1.401
812
1.137.269
C PHÂNTHEO HUYỆN
7.241
210.002
210.002
142.552
1 Quận Ninh Kiều
29
1.032
129.036
129.036
77.429
2 Quận Ô Môn
125
1.258
89.339
89.339
59.801
3 Quận Bình Thủy
71
1.129
77.918
77.918
51.328
4 Quận Cái Răng
69
1.135
194.039

22.954
114.677
5 Huyện Thốt Nốt
171
383
157.189
13.001
92.893
6 Huyện Vĩnh Thạnh
410
440
176.893
25.702
104.568
7 Huyện Cờ Đỏ
402
829
102.853
67.119
8 Huyện Phong Điền
124
Nguồn: Niên giám thống kê của TP Cần Thơ năm 2005

16


Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ

II.2. LAO ĐỘNG, THU NHẬP
Lực lượng lao động trong TP là 710.337 người, trong đó ở khu vực I: 258.155 người, khu vực

II: 80.962 người, khu vực III: 158016 người và lao động dự trữ: 213.204 người. Trong lực lượng
lao động dự trữ, vấn đề cần được quan tâm là có đến 39.645 người (5,6%) hiện đang bị thất nghiệp.
So với mặt bằng bình quân tòan đồng bằng, người dân Cần Thơ có chỉ số phát triển HDI
(Human Development Index) cao hơn 0,714/0,669, họ khá nhạy bén với việc áp dụng các mô hình
sản xuất tiên tiến và các tiến bộ kỹ thuật, tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển, đặc biệt là trong thời
kỳ hiện đại hóa, công nghiệp hóa ngày nay thì vẫn chưa đạt yêu cầu. Lực lượng lao động có tay
nghề hãy còn ở mức thấp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Tổng sản phẩm (GDP) bình quân đầu người/năm thời điểm năm 2005 tại thành phố Cần Thơ
11.870.000 đồng (khỏang 750 US$). Tuy nhiên, tùy thuộc vào lĩnh vực họat động mà người dân có
GDP khác nhau.
Thu nhập của người dân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ phụ
thuộc vào vị trí địa lý, mô hình sản xuất áp dụng. Sau đây là một số thông tin về giá trị sản phẩm
của một số lọai hình sản xuất:
 Vùng ven sông Hậu, trồng lúa đạt giá trị khỏang 34 triệu đồng/ha; trồng cây ăn quả đạt 75
triệu/ha; nuôi cá đạt 840 triệu – 3tỷ đồng/ha.
 Vùng xa sông hậu, trồng lúa đạt 24 – 31 triệu/ha; lúa+cá đạt 34 triệu/ha; chuyên cá đạt 480
triệu/ha
 Vùng ngập sâu, trồng lúa đạt khỏang 28 triệu/ha; lúa + tôm đạt 69 triệu/ha; nuôi cá thâm
canh đạt 3 tỷ/ha.

II.3. Y TẾ, GIÁO DỤC, SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
II.3.1. Y tế:
Thành phố Cần Thơ hiện có 9 bệnh viện, 13 phòng khám đa khoa, một nhà bảo sanh khu vực,
61 trạm y tế xã phường và 7 cơ sở y tế khác, với tổng số 1.529 giường bệnh. Tổng số cán bộ ngành
y tế là 2.432 người, trong đó 535 bác sĩ, 538 y sĩ, 432 y tá, 250 nữ hộ sinh, 68 kỹ thuật viên; cán bộ
ngành dược có 33 dược sĩ cao cấp, 189 dược sỹ trung cấp, 11 dược tá.
Bình quân có 4,7 bác sĩ, 21,4 cán bộ y tế và 13 giường bệnh/10.000 dân. So với bình quân tòan
đồng bằng thì Cần Thơ có số cán bộ y tế/ 10.000 dân cao hơn, song số giường bệnh lại thấp hơn.
II.3.2. Giáo dục:
Thành phố Cần Thơ là trung tâm đào tạo của khu vực, vì vậy tình hình giáo dục ở đây khá phát

triển. Một số thông tin chính về tình hình giáo dục tại TP như sau:
TP cũng là trung tâm đào tạo của khu vực, tình hình giáo dục ở đây khá phát triển. Một

số thông tin cơ bản về tình hình giáo dục trên tòan T.p nhưa sau: Tòan T.p, đến năm 2005 có
550 trường học, 396.649 học sinh và 18.148 giáo viên, phân theo các cấp như sau:
 Đại học, cao đẳng, kỹ thuật dạy nghề 14 trường, với 1.422 giáo viên, 28.770 học sinh;
 Phổ thông trung học và trung học cơ sở 78 trường, với 3.829 giáo viên, 94.643 học sinh
 Tiểu học, mẫu giáo, mầm non 800 trường, với 12.897 giáo viên và 273.234 học sinh

II.4. ĐIỆN, NƯỚC SINH HOẠT & VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
II.4.1.Cung cấp điện
Thành phố Cần Thơ được cấp điện từ hai nguồn chính: từ nguồn điện Quốc gia và nguồn điện
tại chổ. Đến năm dùng cho sinh họat đạt 227KWh/người/năm. Tất cả các thị trấn, xã, phường đều
có điện, tỷ lệ dùng tòan thành phố điện đạt 96%.
17


Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ
II.4.2. Cấp nước sinh họat
Thành phố hiện có 4 nhà máy cấp nước sinh họat: Cần Thơ I, II, khu nhà máy nhiệt điện Trà
Nóc, khu công nghiệp Trà Nóc. Tổng công suất của các nhà máy này là 99.000m3/ngày, đủ khả
năng cung cấp cho khỏang 80% dân nội thị. Ở các quận huyện, có nhà máy nước Ô Môn, Cái Răng,
Thốt Nốt, Thới Lai, Cờ Đỏ, Mỹ Khánh. Tại các trung tâm xã, phần lớn đều có các trạm cấp nước
công suất 10 – 20 m3/h; các cụm dân cư có số hộ trên 50 đều có hệ cấp nước nối mạng. Tính đến
năm 2005 khỏang 73% dân thành phố đã được cấp nước sạch từ hệ thống nước ”máy”; số còn lại
hoặc sử dụng nước giếng, nước mưa hoặc nước sông rạch đã qua xử lý đơn giản.
II.4.3. Vệ sinh môi trường
Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước đang càng ngày càng trở nên mối bức xúc lớn
của lãnh đạo các cấp và của nhân dân TP.
Đến năm 2005, hầu như tòan bộ nước thải ở TP Cần Thơ đều chưa được xử lý trước lúc thải ra

sông Hậu. Chất thải rắn, chỉ riêng tại khu vực nội thị hàng ngày đã lên tới 650 tấn, song tỷ lệ thu
gom mới đạt 80%. Rác công nghiệp đa phần chưa có cơ sở phân lọai, xử lý; chỉ tại bệnh viện đa
khoa là có lò đốt rác y tế.

II.5. CƠ CẤU VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Nhìn chung nền kinh tế TP cần Thơ giai đọan 2000 – 2005 đã có những bước phát triển đáng
kể. Tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) tăng gần 260%, trong đó ngành công nghiệp và dịch
vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất 300% và 225%. Các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản, tốc độ tăng chậm hơn 214%.
Về cơ cấu, cũng đã có những bước thay đổi khá rõ. Nếu như năm 2000, cơ cấu các ngành kinh
tế, phân theo khu vực (I, II, III) là 19,02-46,71-34,27 (%), thì đến năm 2005 tỷ lệ này là 15,8154,34-29,85 (%). Chi tiết về hiện trạng, diễn biến một số ngành kinh tế chính của TP trong thời
gian qua như sau:

II.6. HIỆN TRẠNG MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ CHÍNH
II.6.1. Nông nghiệp
Nhìn chung ngành nông nghiệp Cần Thơ giai đoạn 2000 – 2005 phát triển nhanh, khá vững
chắc, cơ cấu chuyển động theo hướng tích cực. Một số vấn đề cơ bản về nông nghiệp Cần Thơ có
thể tóm tắt như sau:
1. Trồng trọt
a. Tình hình sử dụng đất:
Kết quả thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2005, phân theo địa giới hành chính như sau:

18


Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ
Bảng 13. Hiện trạng sử dụng đất TP Cần Thơ năm 2005.
Toàn
Phân theo đơn vị hành chính
Thành Ninh

Bình
Cái
Vĩnh
Ô Môn
Thốt Nốt
phố
Kiều
Thủy
Răng
Thạnh
140.096 2.922 12.541
7.059 6.886 17.110 41.035
TỔNG DIỆN TÍCH
115.705 1.023 9.299
4.272 3.868 13.173 37.168
I. TỔNG ĐẤT N.N
1. Đất sản xuất NN
114.380 1.010 9.156
4.264 3.794 12.770 36.802
1.1. Đất trồng cây hàng năm 94.833
340 5.999
1.815 1.797 10.927 35.819
a. Đất trồng lúa
92.913
304 5.977
1.745 1.469 10.633 35.701
- Đất chuyên lúa
92.889
299 5.977
1.743 1.451 10.633 35.701

+ Đất ruộng 3 vụ lúa
49.095
50 4.959
1.574
748
4.852 12.743
+ Đất ruộng 2 vụ lúa + màu
1.897
109
963
26
800
+ Đất ruộng 2 vụ lúa + thủy
9.669
55
16
1
40
910
sản
32.227
141
127
702
4.941 22.048
+ Đất ruộng 2 vụ lúa
+ Đất ruộng 1 vụ + 1 vụ
0
màu
+ Đất ruộng 1 vụ + thủy

0
sản
24
4
2
18
- Đất lúa còn lại
b. Đất cỏ dùng vào chăn
22
2
nuôi
- Đất trồng cỏ
22
2
- Đất cỏ tự nhiên
0
c. Cây hàng năm khác
1.898
36
22
70
326
293
118
- Chuyên màu và cây
35
35
CNHN
188
40

120
15
13
- Chuyên rau
1.549
1
22
30
80
278
105
- Cây hàng năm khác
19.547
670 3.157
2.449 1.997
1.843
983
1.2. Đất trồng cây lâu năm
a. Đất trồng cây CN lâu
2
2
năm
b. Đất trồng cây ăn quả
17.741
513 2.569
2.225 1.463
1.843
771
- Cam, quýt
6.387

40
340
705
236
820
62
- Bưởi
710
25
70
142
183
12
- Nhãn, chôm chôm
1.823
260
230
270
562
70
10
- Xoài
2.490
30
569
210
174
178
55
- Chuối

1.566
5
244
60
65
214
315
- Dừa
3.062
12
420
65
230
515
283
- Cây ăn quả khác
1.703
141
696
773
13
34
46
c. Đất trồng cây LN khác
1.804
157
589
224
535
210

2. Đất lâm nghiệp
227
- Đất rừng trồng sản xuất
227
- Đất rừng trồng đặc dụng
0
3. Đất nuôi trồng thủy sản
1.098
13
143
8
74
404
366
- Đất NTTS nước lợ, mặn
0
- Đất NTTS nước ngọt
1.098
13
143
8
74
404
366
4. Đất nông nghiệp khác
0
24.070
1.899 3.241
2.771 3.015
3.820

3.842
II. ĐẤT PHI N N
Loại đất

III. ĐẤT CHƯA S. D

321

16

3

117

24

40.183
36.222
35.906
33.327
32.892
32.892
20.372

Phong
Điền
12.360
10.679
10.678
4.811

4.192
4.192
3.797

8.639

8

3.881

387

Cờ Đỏ

20
20
415

618

415
2.579

618
5.867

2.579
330

5.778

3.854
278
185
374
390
697

236
900
273
840

89
227
227
89

1

89

1

3.809

1.673

152

8


(Nguồn: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp)
b. Mùa vụ và tập quán canh tác
19


Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ


Cơ cấu 3 vụ lúa Hè Thu – Đông Xuân – Xuân Hè:

 Vụ lúa Đông Xuân: gieo sạ ngay sau khi nước rút, từ tháng 11 đến tháng 12, thu hoạch vào
tháng 2 đến tháng 3.
 Vụ Xuân Hè: thường không làm đất, ngay sau khi thu hoạch lúa ĐX, ruộng được trải rơm
để đất và sạ giống. Thời vụ xuống giống cho vụ XH từ thàng 2 đến tháng 3 và thu hoạch vào
tháng 5 đến tháng 6.
 Vụ Hè Thu: Sau khi thu hoạch lúa XH, đất được cày xới hoặc trục xuống giống, từ tháng 5
đến tháng 6 và thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 9.


Cơ cấu 2 vụ lúa Đông Xuân – Hè Thu:

 Vụ lúa Đông Xuân: như ở cơ cấu ba vụ, xuống giống từ tháng 11 đến tháng 12, sau khi đã
trục xới đất (một số khu vực trũng, phải bơm vợi trước); thu hoạch vào tháng 2 đến tháng 3.
 Vụ lúa Hè Thu: Thường xuống giống từ tháng 4 đến tháng 5 dương lịch khi mùa mưa bắt
đầu, phần lớn nông dân chuẩn bị đất cho vụ HT rất sớm. Ngay sau khi thu hoạch lúa ĐX, đất
được cày ải phơi khô. Một vài nơi nông dân chờ mưa mới bắt đầu chuẩn bị đất. Cày ải là
phương pháp tốt giúp cải tạo tính chất cơ lý đất. Vụ HT thường thu hoạch vào tháng 8, đến tháng
9.
 Một số khu vực người dân còn tranh thủ thêm vụ lúa chét, là lúa phát triển lại, sau khi thu

hoạch lúa HT.
 Vườn cây ăn trái:
Đa số các nhà vườn đều áp dụng biện pháp trồng xen trong thời kỳ cây còn tơ, các loại cây
trồng xen là chuối, đậu xanh, các loại rau màu. Mô hình này vừa góp phần tăng thu nhập, diệt cỏ và
tăng độ màu mỡ của đất. Một số hộ nuôi kết hợp cá-tôm trong mương vườn để tăng thu nhập.
c. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính
Ngành trồng trọt giữ vị trí quan trọng trong kinh tế khu vực I, hiện chiếm 68% giá trị tăng thêm
của khu vực I và khoảng 13% GDP của TP. Cần Thơ. Giá trị tăng thêm về sản xuất trồng trọt năm
2005 ước đạt 1.100 tỷ đồng, bình quân 1 ha đất canh tác đạt 9,75 triệu đồng (theo giá cố định 94),
thuộc loại trung bình khá so với các tỉnh vùng ĐBSCL.
- Tổng diện tích canh tác năm 2005 là 112.908 ha, tổng diện tích gieo trồng ước tính khoảng
258.700 ha, hệ số sử dụng đất cây hàng năm 2,29.
- Trong giai đoạn 2001 - 2005, diện tích canh tác lúa ổn định trong khoảng 93.000 - 96.000 ha,
nhưng nhờ đẩy mạnh tăng vụ nên diện tích gieo trồng tăng khá nhanh, đạt 231.951 ha năm 2005;
năng suất bình quân 5,32 tấn/ha; sản lượng lúa năm 2005 đạt 1.233.705 tấn.
- Màu lương thực chủ yếu tập trung khu vực ven sông Hậu, diện tích gieo trồng khoảng 850900 ha, sản lượng đạt 3.977 tấn và có xu hướng giảm.
- Rau đậu các loại có diện tích gieo trồng 4.793ha (biến động khoảng 5.200 - 5.600 ha), sản
lượng đạt 60.852 tấn, có triển vọng phát triển tốt.
- Cây công nghiệp hàng năm mà chủ lực là đậu nành và mè có xu hướng tăng nhanh. Diện tích
đậu nành tăng từ 722 ha năm 2000 lên 4.357 ha năm 2005; diện tích mè tăng tương ứng từ 726 ha
lên 5.836ha.
- Về kinh tế vườn, các loại cây ăn trái như cây có múi, xoài, nhãn-chôm chôm… chiến tỷ trọng
lớn, diện tích năm 2005 đạt hơn 17.074 ha, tổng sản lượng ước tính năm 2005 đạt 90.470 tấn.
- Để đạt được những kết quả trên, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, Ủy ban Nhân dân, ngành
Nông nghiệp đã ưu tiên chỉ đạo nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả cao, tăng cường công tác
khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ thực vật; đến nay có 69.560 ha tương đương 70% diện tích lúa áp
dụng 3 giảm, 3 tăng và IPM, trên 142.000 ha lúa sử dụng giống xác nhận, nhóm nông dân áp dụng
IPM có thu nhập cao hơn nhóm nông dân thường từ 660.000 đồng - 900.000 đồng; thực hiện chính
sách trợ giá giống cây trồng vật nuôi; đầu tư phát triển công nghệ sau thu hoạch; tập trung triển
20



Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ
khai các công trình thủy lợi bức xúc phục vụ phát triển nuôi thủy sản, trồng rau màu, cây công
nghiệp, cây ăn quả...
- Cơ cấu giống lúa được chuyển đổi theo hướng chọn giống chất lượng cao, phù hợp với điều
kiện sản xuất của từng vùng và nhu cầu xuất khẩu.
- Hạn chế hiện nay trong phát triển trồng trọt là triển khai chương trình phát triển rau, hoa, cây
cảnh còn chậm, sản xuất cây có múi còn chưa khắc phục được bệnh Greening, chất lượng trái cây
chưa đảm bảo yêu cầu xuất khẩu đến các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng.
Bảng 14. Biểu diện tích, năng suất, sản lượng TPCT thời kỳ 2000-2005:
DVT: Diện tích: ha; năng suất: tấn/ha; sản lượng:T/ha)
Hiện trạng
Hạng mục

Năm
2000

I. Tổng DTGT cây hàng năm
1. Lúa cả năm

a. Lúa đông xuân
b. La h thu

c. Lúa thu đông

2. Bắp

3. Khoai Lang


4. Đậu Nành

5. M (vừng)

6. Rau cc loại

7. Đậu các loại

8. Mía

Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất

Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng

Năm
2001

Năm
2002

Năm
2003

Năm
2004

Năm
2005

217.065 229.738 237.564 235.463 244.458 247.857

209.486 222.103 228.499 226.213 229.971 231.951
4,76
4,66
5,17
5,11
5,20
5,32
997.111 1.034.817 1.182.197 1.155.575 1.194.746 1.233.705
95.119
94.969
94.678
94.723
93.938
93.402
5,97
5,99
6,85
6,65
6,80
6,97
567.985 568.440 648.709 629.515 638.540 651.340
94.697
94.062
93.666
93.616
91.612
88.349
3,95
3,87
4,23

4,08
4,19
4,44
373.745 363.642 396.474 381.770 383.555 392.106
19.670
33.072
40.155
37.874
44.421
50.200
2,82
3,11
3,41
3,81
3,89
3,79
55.381 102.735 137.014 144.290 172.651 190.259
503
494
689
752
700
839
3,32
3,39
4,37
4,28
4,68
4,75
1.672

1.675
3.014
3.216
3.275
3.983
118
82
73
85
67
65
11,90
11,89
11,96
11,89
12,18
12,25
1.404
975
873
1.011
816
796
722
1.477
1.559
1.551
3.296
4.357
1,48

1,50
1,64
1,60
1,61
1,59
1.065
2.218
2.552
2.487
5.291
6.930
726
324
488
1.499
4.716
5.836
0,65
0,68
0,68
0,69
0,80
0,80
472
219
331
1.038
3.777
4.697
4.588

4.393
5.401
4.572
5.043
4.145
11,57
11,52
11,64
11,68
11,68
13,27
53.096
50.625
62.870
53.423
58.888
55.003
679
659
708
724
648
648
1,30
1,33
1,40
1,38
1,53
1,53
886

878
989
997
994
994
243
206
147
67
17
16
66,13
68,52
68,33
67,66
69,41
69,75
16.070
14.116
10.044
4.533
1.180
1.116

Tăng
BQ/năm
2000-2005
2,69
2,06
2,25

4,35
-0,36
3,15
2,78
-1,38
2,37
0,96
20,61
6,12
28,00
10,77
7,39
18,96
-11,24
0,58
-10,73
43,26
1,52
45,44
51,72
4,36
58,33
-2,01
2,77
0,71
-0,93
3,29
2,33
-41,96
1,07

-41,34

21


Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ
Hiện trạng
Hạng mục

Năm
2000

II. Tổng DTGT cây lâu năm
1. Cam, quýt

2. Bưởi

3. Nhãn, chôm chôm

4. Xoài

5. Chuối

6. Dừa

7. Cây ăn quả khác

I. Tổng DTGT cây hàng năm

a. Lúa đông xuân


b. Lúa hè thu

c. Lúa thu đông

2. Bắp

Năm
2002

Năm
2003

Năm
2004

18.684
17848
18121
19449
19497
7.851 7.589
5.264
6.238
6.358
6.387
7,75
8,41
8,16
8,10

9,58
9,93
60.866 63.816
42.968
50.548
60.930
63.414
243
320
451
592
669
710
6,11
5,89
7,57
7,25
7,07
7,21
1.485 1.886
3.415
4.290
4.730
5.118
1.144 1.314
1.376
1.880
1.845
1.823
2,35

2,00
2,93
2,41
3,34
3,39
2.690 2.627
4.037
4.532
6.158
6.177
1.014 1.123
1.239
2.046
2.475
2.490
3,37
3,25
3,13
2,38
2,44
2,74
3.420 3.646
3.883
4.860
6.042
6.828
1.629 1.719
1.775
1.746
1.646

1.593
10,26
9,94
10,03
10,01
10,27
10,47
16.710 17.089
17.807
17.476
16.910
16.683
3.814 3.815
3.812
3.405
3.137
3.062
4,78
4,80
4,79
4,95
4,81
4,84
18.221 18.293
18.275
16.855
15.092
14.807
2.989 1.968
4.204

3.542
3.367
3.335
3,42
4,36
3,33
3,20
4,02
4,07
10.223 8.585
14.013
11.345
13.550
13.581
DVT: Diện tích: ha; năng suất: tấn/ha; sàn lượng: T/ha)
Hiện trạng

Hạng mục

1. Lúa cả năm

Năm
2001

Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng

Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng

Năm
2005

Tăng
BQ/năm
2000-2005

19400
-4,04
5,07
0,82
23,92
3,36
28,08
9,77
7,58
18,09
19,68
-4,05
14,83

-0,45
0,42
-0,03
-4,30
0,24
-4,06
2,21
3,55
5,84

0,75
-4,04
5,07
0,82
23,92
3,36
28,08
9,77
7,58
18,09
19,68
-4,05
14,83
-0,45
0,42
-0,03
-4,30
0,24
-4,06
2,21

3,55
5,84

Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
217.065 229.738 237.564 235.463 244.458 247.857
209.486 222.103 228.499 226.213 229.971 231.951
4,76
4,66
5,17
5,11
5,20
5,32
997.111 1.034.817 1.182.197 1.155.575 1.194.746 1.233.705
95.119
94.969
94.678
94.723
93.938
93.402

5,97
5,99
6,85
6,65
6,80
6,97
567.985 568.440 648.709 629.515 638.540 651.340
94.697
94.062
93.666
93.616
91.612
88.349
3,95
3,87
4,23
4,08
4,19
4,44
373.745 363.642 396.474 381.770 383.555 392.106
19.670
33.072
40.155
37.874
44.421
50.200
2,82
3,11
3,41
3,81

3,89
3,79
55.381 102.735 137.014 144.290 172.651 190.259
503
494
689
752
700
839
3,32
3,39
4,37
4,28
4,68
4,75
1.672
1.675
3.014
3.216
3.275
3.983

Tăng
BQ/năm
2000-2005
2,69
2,06
2,25
4,35
-0,36

3,15
2,78
-1,38
2,37
0,96
20,61
6,12
28,00
10,77
7,39
18,96

22


Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ
Hiện trạng
Hạng mục

Năm
2000

Năm
2001

Năm
2002

Năm
2003


Năm
2004

Năm
2005

Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
4. Đậu Nành
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
5. Mè (vừng)
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
6. Rau các loại
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
7. Đậu các loại
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
8. Mía
Năng suất
Sản lượng

II. Tổng DTGT cây lâu năm

118
11,90
1.404
722
1,48
1.065
726
0,65
472
4.588
11,57
53.096
679
1,30
886
243
66,13
16.070
18.684
7.851
7,75
60.866
243
6,11
1.485
1.144
2,35
2.690

1.014
3,37
3.420
1.629
10,26
16.710
3.814
4,78
18.221
2.989
3,42
10.223

82
11,89
975
1.477
1,50
2.218
324
0,68
219
4.393
11,52
50.625
659
1,33
878
206
68,52

14.116
17848
7.589
8,41
63.816
320
5,89
1.886
1.314
2,00
2.627
1.123
3,25
3.646
1.719
9,94
17.089
3.815
4,80
18.293
1.968
4,36
8.585

73
11,96
873
1.559
1,64
2.552

488
0,68
331
5.401
11,64
62.870
708
1,40
989
147
68,33
10.044
18121
5.264
8,16
42.968
451
7,57
3.415
1.376
2,93
4.037
1.239
3,13
3.883
1.775
10,03
17.807
3.812
4,79

18.275
4.204
3,33
14.013

85
11,89
1.011
1.551
1,60
2.487
1.499
0,69
1.038
4.572
11,68
53.423
724
1,38
997
67
67,66
4.533
19449
6.238
8,10
50.548
592
7,25
4.290

1.880
2,41
4.532
2.046
2,38
4.860
1.746
10,01
17.476
3.405
4,95
16.855
3.542
3,20
11.345

67
12,18
816
3.296
1,61
5.291
4.716
0,80
3.777
5.043
11,68
58.888
648
1,53

994
17
69,41
1.180
19497
6.358
9,58
60.930
669
7,07
4.730
1.845
3,34
6.158
2.475
2,44
6.042
1.646
10,27
16.910
3.137
4,81
15.092
3.367
4,02
13.550

65
12,25
796

4.357
1,59
6.930
5.836
0,80
4.697
4.145
13,27
55.003
648
1,53
994
16
69,75
1.116
19400
6.387
9,93
63.414
710
7,21
5.118
1.823
3,39
6.177
2.490
2,74
6.828
1.593
10,47

16.683
3.062
4,84
14.807
3.335
4,07
13.581

3. Khoai Lang

1. Cam, quýt

2. Bưởi

3. Nhãn, chôm chôm

4. Xoài

5. Chuối

6. Dừa

7. Cây ăn quả khác

Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng

Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng

Tăng
BQ/năm
2000-2005
-11,24
0,58
-10,73
43,26
1,52
45,44
51,72
4,36
58,33
-2,01
2,77

0,71
-0,93
3,29
2,33
-41,96
1,07
-41,34
0,75
-4,04
5,07
0,82
23,92
3,36
28,08
9,77
7,58
18,09
19,68
-4,05
14,83
-0,45
0,42
-0,03
-4,30
0,24
-4,06
2,21
3,55
5,84


23


Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ
2. Chăn nuôi.
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2000-2005, tuy
nhiên, còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu gía trị sản xuất NN. Tỷ trọng trung bình của ngành
chăn nuôi trong giai đoạn 2000 - 2005 đạt ....%. Chi tiết về các sản phẩm chăn nuôi chính như sau:
 Đàn heo tăng nhanh trong giai đoạn 2000-2004, năm 2004 đạt 149.319 con. Tuy nhiên, đến
năm 2005 lại giảm, chỉ còn 135.905 con. Nguyên nhân chính là do giá thức ăn tăng cao,
giá heo xuất chuồng giảm. Chăn nuôi trang trại đã được chú trọng phát triển, hiệu quả chăn
nuôi khá cao.
 Đàn trâu giảm còn 529 con năm 2005, đàn bò tăng nhanh (60,2% năm trong giai đọan
2001-2005), đạt 4.902 con, trong đó có 660 con bò sũa, 1.582 con bò lai Simd. Chăn nuôi
gia cầm bị suy giảm nghiêm trọng nguyên nhân chu yếu là do ảnh hưởng của dịch cúm gia
cầm (bắt đầu từ cuối năm 2003), năm 2005 chỉ còn 1,7 triệu con.
II.6.2. Thuỷ sản.
Ngành thủy sản phát triển khá nhanh và ổn định trong giai đọan 2000 – 2005, đây sẽ là động lực
phát triển và chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong khu vực I trong những năm tới.
1. Nuôi trồng.
Tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản (NTTS) của Tp Cần Thơ là: 51.878ha; trong đó
nhiều nhất là đất ruộng lúa 48.700ha; các diện tích có khả năng khác gồm: đất ao, mương vườn
3.140ha, mặt nước chuyên dùng 38ha. Đất tiềm năng NTTS tập trung nhiều ở huyện Vĩnh Thạnh
27.992ha, huyện Cờ Đỏ 13.373ha, huyện Thốt Nốt 5.294ha, huyện Phong Điền 2.442ha (đất ao,
mương, vườn 1.043ha), quận Ô Môn 2.137ha, quận Bình Thủy 332ha, quận Cái Răng 264ha (đất
ao, vườn, mương 169ha), quận Ninh Kiều 43ha (chủ yếu là đất ao, mương, vườn 33ha).
Hình 2. Diễn biến diện tích nuôi trồng thủy sản, giai đọan 2000 - 2005

Diện tích, sản lượng NTTS có chiều hướng gia tăng từ năm 2000 – 2005. Tốc độ tăng trưởng
như sau:

Năm 2000 là 7.104ha thì đến năm 2001 là 7.635ha, năm 2002 là 9.923ha và tính đến năm 2005
là 12.111ha đạt 23% diện tích tiềm năng. Tốc độ tănh trưởng bình quân đạt 11,26% năm.
Sản lượng NTTS từ 9.112 tấn năm 2000 liên tục tăng lên 10.376 tấn măm 2001 và đến năm
2005 là 111.999 tấn, tốc độ tăng trưởng 65,17% nhanh hơn tăng diện tích.
Thành tựu nổi bật nhất của ngành thủy sản là đã xây dựng được nhiều mô hình nuôi trồng cho
hiệu quả cao, ví dụ như: lúa + cá, lúa + Tôm Càng Xanh, nuôi chuyên cá Rô, Trê, Lóc trong ao, tôm
trong mương vườn và nuôi siêu cao cá ba Sa, cá Tra trên bè, trong ao.
2. Đánh bắt
Cần Thơ không có biển, công tác đánh bắt chỉ thực hiện trên các sông, rạch lớn như sông Hậu,
sông Ô Môn, sông Cần Thơ...

24


Quy họach Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông – TP Cần Thơ
Tổng số tàu thuyền đánh bắt, khai thác thủy sản giao động trong khoảng 108 – 119 chiếc, trong
đó lưới cào 101 chiếc, với công suất 1055Cv; 400 đơn vị lưới cản (rê), 250 đơn vị lưới quây (vây)
hành nghề, nghề cố định 500 đơn vị, nghề khác 1000 đơn vị hành nghề (xập cua, lọp lươn, chài...)
Tính đến năm 2004, toàn TPCT có khoảng 100 tàu thuyền KTTS có qua đăng kiểm và kiểm
soát được. Các nghề khai thác nhỏ thủ công phân tán kết hợp tăng thu nhập, cải thiện đời sống khi
nông nhàn không thể kiểm soát được.
II.6.3. Lâm nghiệp
Lâm nghiệp không là thế mạnh của Cần Thơ. Tại đây, dường như không có diện tích đất lâm
nghiệp tập trung (ngọai trừ một số bãi Bần và Dừa Nước) mà chỉ ở dạng cây phân tán tạo cảnh
quan và đảm bảo độ che phủ tối thiểu.
Năm 2005 ngành lâm nghiệp đạt giá trị sản xuất khỏang 15 tỷ đồng.
II.6.4. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Thời gian qua, đặc biệt là giai đọan 2000 – 2005 ngành công nghiệp TP Cần Thơ đã đạt được
những thành tựu đáng kể, quy mô ngành không ngừng được mở rộng, tốc độ tăng trưởng cao và ổn
định. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2005 (theo giá cố định năm 1994) đạt 8.170 tỉ đồng,

tăng 2,37 lần so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 18% năm. Quy mô đứng hàng
thứ nhất tòan ĐBSCL, thứ 14 so với cả nước.
Các ngành công nghiệp chủ đạo tại Cần Thơ gồm có: CN chế biến (thủy sản, rau quả, xay xát
gạo, sản xuất rượu bia, thức ăn gia súc, gỗ), sản xuất vật liệu xây dựng (gạch tuy nen, ngói, xi thuốc
tân dược, bao PP, bột giặt, phân bón...), cơ khí và cung cấp điện nước.
Thành phố Cần Thơ hiện có 2 khu công nghiệp lớn là Trà Nóc (I, II) và Hưng Phú (I, II), với
tổng diện tích mặt bằng là 1.101 ha. Tại KCN Trà Nóc I, hạ tầng kỹ thuật đã được xây dựng hòan
chỉnh và đã được lấp đầy diện tích; KCN Trà Nóc II, cơ sở hạ tầng đang được xây dựng và đã được
các doanh nghiệp trong ngòai nước thuê 89,8% diện tích. Tại khu CN Hưng Phú (I), diện tích đã
lấp đầy 43,47% và ở đây hiện đang xây dựng một cảng biển Quốc tế, có mức luân chuyển hàng hóa
4,2 triệu tấn/năm. Khu CN Hưng Phú (II), diện tích lấp đầy mới đạt 11,28%. Ngòai các khu công
nghiệp kể trên, TP Cần Thơ còn có các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phân bố rải rác tại
các địa phương như:
 Cụm CN-TTCN Cái Sơn Hàng Bàng tại phường An Bình, quận Ninh Kiều, diện tích 38,2
ha, đã lấp đầy 33ha.
 Cụm CN-TTCN Thới Thuận, Thốt Nốt, diện tích 146,77ha, đã lấp đầy 36,7ha.
II.6.5. Giao thông vận tải
Là trung tâm kinh tế, văn hóa của ĐBSCL, thành phố Cần Thơ có một hệ thống giao thông nối
liền các tỉnh ĐB với nhau, với TP Hồ Chí Minh và các nước khá thuận lợi. Một số nét khái quát về
giao thông của thành phố như sau:
1. Giao thông đường bộ
Về giao thông bộ, Cần Thơ có 4 cấp đường, phân theo các cấp quản lý như sau: Trung ương,
tỉnh, huyện và xã. Tổng chiều dài các cấp đường vào khỏang 2.639 km, mật độ 1,9km/km2.
Các tuyến Quốc lộ I, QL 91, 91B, QL 80 có tổng chiều dài qua TP Cần Thơ là 106,4km; các
tuyến đường tỉnh lộ (921, 922, 923, 924, 926, 932, 934, 934A, 934B) dài 124,338km; các tuyến
đường huyện dài 330,8km; đường nội thị dài 137,01km và 1941,5 km đường đường xã ấp.
Tòan thành phố hiện có 1.617 chiếc cầu, dài 25.788m, trong đó cầu bê tông cốt thép và bê tông
liên hợp chiếm 41,6%.
Giao thông bộ nhìn chung đáp ứng tốt nhu cầu lưu thông vận tải, đặc biệt là trong lĩnh vực vận
tải hành khách.


25


×