Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài thuyết trình môn cây lương thực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.12 KB, 9 trang )

BÀI THU HOẠCH CÂY LƯƠNG THỰC

XÂY DỰNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC NGÔ
THÍCH HỢP CHO VỤ CHIÊM XUÂN Ở ĐẤT XÁM TẠI
HUYỆN EA KAR,TỈNH ĐẮK LẮK
CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN

I . GiỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ VÙNG CANH TÁC
1.1 Đánh giá nguồn tài nguyên (sinh thái, KTXH)
* Khí hậu thời tiết:
Huyện Ea Kar chịu ảnh hưởng của 2 loại khí hậu: nhiệt đới gió mùa và khí hậu cao
nguyên mát dịu, nhiệt độ cao đều quanh năm, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và
mùa khô, do ảnh hưởng của khí hậu duyên hải Trung bộ nên mùa mưa trong vùng thường
đến sớm (giữa tháng 4) và kết thúc muộn (cuối tháng 11) chiếm 90% lượng mưa hàng
năm (trong mùa mưa thường có tiểu hạn vào tháng 7), mùa khô từ cuối tháng 11 đến
tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể.
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ bình quân năm: 23,7 0 C
+ Nhiệt độ cao nhất trung bình hàng năm: 27-29 0 C
+ Nhiệt độ thấp nhất trung bình hàng năm: 17,6 0 C
+ Tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất: 26,3 0 C (tháng 4,5)


+ Tháng có nhiệt độ bình quân thấp nhất: 21 0 C (tháng 1,12)
+ Bình quân giờ nắng chiếu sáng/năm: 2.250-2.700 giờ
- Lượng mưa, độ ẩm:
+ Lượng mưa bình quân hàng năm: 1.500-1.800 mm
+ Lượng mưa cao nhất: 3.000 mm
+ Độ ẩm bình quân hàng năm: 0,2 %
+ Độ bốc hơi nước mùa khô: 1,04-2,98 mm/ngày
+ Độ bốc hơi nước mùa mưa: 1,53-3,31 mm/ngày.


- Chế độ gió: mùa khô có gió mùa Đông bắc thổi mạnh, vẫn tốc có thể đạt 15-16m/s, mùa
mưa chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam. Tốc độ gió từ 3,5-4,5 m/s.
- Nguồn nước: mạng lưới sông suối trên địa bàn huyện thuộc 2 lưu vực đó là đầu nguồn
của hệ thống sông Ba và lưu vực sông Srêpôk. Huyện Ea kar có mạng lưới sông suối khá
dày với mật độ lưới sông từ 0,35 – 0,55 km/km2. Các sông suối chảy qua huyện gồm 2
dòng sông chính đó là Krông H’ Năng như suối Ea puch, Ea Dah…
Nhìn chung nguồn nước ngầm cơ bản đáp ứng được nhu cầu khai thác phục vụ cho mục
đích sử dụng, phục vụ mục đích tưới cho các diện tích cây trồng.
* Đất đai:
+ Địa hình:
Huyện Ea Kar nằm trên cao nguyên Đắk Lắk, địa hình ở đây chủ yếu lá các dãy đồi có
đỉnh bằng, sườn thoải lượn sóng. Căn cứ vào cao độ phổ biến có thể chia huyện thành 3
khu vực địa hình chính sau:
- Khu vực địa hình có cao độ phổ biến từ 700-800m: diện tích khoảng 15.500 ha (chiếm
15% diện tích tự nhiên), phân bố tập trung ở phía Bắc xã Ea Sô, Ea Sar.


- Khu vực địa hình có cao độ phổ biến từ 600-700m: diện tích khoảng 12.500ha (chiếm
12% diện tích tự nhiên), phân bố tập trung ở phía Đông – Nam (xã Cư Yang, CưBông, Ea
Pal và phía Nam xã Ea Ô).
- Khu vực địa hình có cao độ phổ biến từ 400-500m: diện tích 75.700 ha (chiếm 73% diện
tích tự nhiên), phân bố hai bên Quốc lộ 26. Đây là khu vực đất sản xuất nông nghiệp của
huyện.
+ Về đất đai:
- Huyện Ea Kar có đất đai khá đa dạng chia thành 4 nhóm: Đất phù sa, nhóm đất xám,
nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất khác. Trong đó nhóm đất xám chiếm diện tích lớn nhất
(gần 35000ha) tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.
- Tính chất đất:
Đất xám có thành phần cơ giới nhẹ . Độ pH phổ biến từ 3,0 – 4,5 , do đó có phản ứng đất
chua vừa đến rất chua , nghèo cation trao đổi , hàm lượng mùn tầng đất mặt từ nghèo đến

rất nghèo ( 0,5 – 1,5 % ) , mức phân giải chất hữu cơ mạnh ( C/N <10 ) , các chất tổng số
và dễ tiêu nghèo , độ no bazơ thấp ( < 50%) . Đất xám bạc màu là loại đất chua nghèo
dinh dưỡng , thường bị khô hạn và xói mòn mạnh . Thích hợp để trồng các loại cây trồng
cạn như : ngô, khoai lang , sắn , đậu đỗ , rau quả , lúa cạn , cao su , điều ...
* Điều kiện kinh tế xã hội
Theo số liệu điều tra đến ngày 31/12/2011 huyện Ea Kar có 144.878 người thường
trú trên địa bàn, trong đó dân số đô thị chiếm 16% và dân số nông thôn chiếm 84%. Mật
độ dân số trung bình toàn huyện là 139,65 người/km2. Dân số phân bố không đều trên các
xã, chênh lệch mật độ giữa nơi cao và nơi thấp nhất lên tới 49 lần. Mật độ dân số cao
nhất ở thị trấn Ea Kar là 518,94 người/km2, thấp nhất là ở xã Ea Sô 10,55 người/km2.
Trong đó có 70% là người Kinh, đồng bào dân tộc thiểu số với 43.500 người (30%), chủ
yếu là người dân tộc tại chỗ (Ê Đê) và các dân tộc khác từ các tỉnh phía bắc di cư vào qua
các năm.


Theo Chi cục thống kê huyện Ea Kar năm 2011, tổng số người trong độ tuổi lao
động 87.644 người chiếm 60,5% dân số toàn huyện. Lao động trong độ tuổi đang làm
việc trong các nghành kinh tế 78.836 người chiếm 88,78% nguồn lao động. Trong đó chủ
yếu sống bằng nghề nông lâm nghiệp với 59.794 lao động, chiếm tỷ lệ: 80,10% có khoảng
18,90% lao động sống bằng nghề phi nông nghiệp tập trung nhiều ở thị trấn Ea Kar, Ea
Knốp, khu công nghiệp.
Huyện Ea Kar là một huyện sản xuất nông nghiệp, chiếm tỷ trọng 50,1% trong nền
kinh tế với cơ cấu cây trồng rất phong phú các loại như ngô, cà phê, cây lúa nước, cây
mía, cây tiêu, cây sắn, đậu đỗ các loại, một số cây trồng mới phát triển như ca cao, một số
cây trồng khác như cây ăn quả, rau, cỏ chăn nuôi, khoai lang…Tổng diện tích sản xuất
nông nghiệp là 68.100 ha tập trung chủ yếu là cây ngô, cây lúa nước và cây cà phê.
1.2 Đánh giá hiện trạng sản xuất cây lương thực tại địa phương
- Ea Kar là huyện trọng điểm trồng ngô với 7.500 ha (vụ hè thu). Phòng NN&PTNT
huyện Ea Kar cho biết: nhờ thời tiết thuận lợi nên cây ngô phát triển tốt, đến nay nông
dân trong huyện đã thu hoạch xong toàn bộ diện tích ngô đạt sản lượng 42.000 tấn, năng

suất bình quân 6 – 7 tấn/ha, tập trung ở thị trấn Ea Kar, xã Cư Huê, Xuân Phú… Các
giống ngô được trồng chủ yếu là NK67, NK 72, CP 501, DK 8868, DK 6919, B 21, NK
4300, NK 6654…, cùng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất được người
dân chú trọng nên năng suất, chất lượng ngô ngày càng tăng.
- Thời vụ trồng thường vào tháng 4 – 5 dương lịch đối với vụ hè thu.
1.3 Vì sao phải xây dựng quy trình thâm canh ngô HN88 tại vùng này?
Giống ngô HN88: Là giống ngô nếp lai đơn ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng bắp ăn
tươi rất ngon, ăn nguội vẫn dẻo, có vị đậm, thơm đặc trưng. Sinh trưởng khỏe, chống chịu
tốt với sâu bệnh, bắp to thon dài, năng suất bắp tươi đạt 18-20 tấn/ha, độ đồng đều bắp rất
cao, tỷ lệ bắp loại 1 cao > 95%, không hở đuôi chuột. Thời gian từ gieo đến thu hoạch bắp
tưới từ 62 – 67 ngày. Có thể trồng vụ chiêm xuân.


Nội dung quy trình :
1. Giống Ngô lai F1 HN88 sinh trưởng khỏe, chịu hạn và chịu rét tốt, chống chịu tốt với
sâu bênh, bắp to dài, kín lá bi, không hở đuôi chuột.
2. Sử dụng hạt giống tốt, đạt tiêu chuẩn xác nhận do công ty cổ phần giống cây trồng TW
tuyển chọn.
3. Với đặc điểm giống tốt nên giống ngô lai F1 HN88 có thể trồng vào vụ chiêm xuân
nhằm tăng thu nhập cho người nông dân tránh tình trạng bỏ hoang đất 1 thời gian dài để
có thể gieo trồng ngô vào vụ hè thu.
4. Đất cần được cày, bừa hoặc phay cho tơi xốp và thoáng khí nhằm tạo điều kiện cho hạt
nảy mầm và cây con sinh trưởng phát triển nhanh.
Phân lô, rạch hàng, làm mương tưới hoặc tiêu nước để thoát úng. Ruộng cần được phân lô
tùy theo địa hình và diện tích nhằm dễ chăm sóc và đi lại, ruộng cần được rạch hàng trước
khi gieo. Tùy theo địa hình mà chọn hướng rạch hàng, nên chọn hướng Đông – Tây.
5. Khoảng cách gieo: gieo 1 hạt/1 hốc, theo khoảng cách 65-70 x 28-30 cm, gieo thêm
10% số hạt trong bầu để trồng dặm nhằm đảm bảo mật độ.
6. Bón phân nguyên tắc 8 đúng, cân đối, hiệu quả
Lượng bón tùy theo từng loại đất, trên chân đất trung bình bón:

* Đối với phân tổng hợp NPK
- Bón lót: bón 700 kg/ha phân NPK (5:10:3).
- Bón thúc lần 1 (giai đoạn cây 5-7 lá): bón 250 kg/ha phân NPK (12:5:10) + 40-50 kg/ha
đạm urê, kết hợp làm cỏ, xới vun gốc.


- Bón thúc lần 2 (giai đoạn xoắn nõn): bón 220 kg/ha phân NPK (12:5:10) + 30-40 kg/ha
Kaliclorua, kết hợp xới, vun cao chống đổ.
* Đối với phân đơn:
- Lượng phân bón cho 1 ha: 8-10 tấn phân hữu cơ (hoặc 3 tấn phân vi sinh) + 350-400 kg
đạm Ure + 500-550 kg Super lân + 150-180 kg Kaliclorua.
Bón lót toàn bộ phân hữu cơ (hoặc phân vi sinh), phân lân (có thế ngâm lân với nước để
tưới cho cây con) + 20% lượng đạm.
- Bón thúc lần 1 (khi cây 3-4 lá) 30% đạm + 40% kali kết hợp với xới phá vàng; lần 2 (khi
cây 9-10 lá) 50% đạm + 40% kali kết hợp với vun cao; lần 3 (trước khi ngô trổ 5-7 ngày)
bón lượng phân còn lại.
7. Tưới nước và tiêu nước
- Tưới nước: nếu đất không đủ ẩm cần phải tưới nước, có thể tưới theo hàng, tưới rảnh
hoặc tưới phun mưa. Có 3 giai đoạn cần thiết phải tưới: sau khi gieo hạt, trước và sau khi
trổ cờ 15 ngày.
- Tiêu nước: Cây ngô rất cần nước nhưng rất sợ úng. Do vậy cần tiêu thoát nước tốt, nhất
thiết không để bị ngập úng.
- Giai đoạn cây con và 2 tuần trước trỗ cờ và 2 tuần sau trỗ cỡ cần tưới đủ ẩm để cho bắp
và hạt phát triển tốt.
8. Làm cỏ
+ Làm cỏ bằng tay:
- Làm cỏ lần 1 vào giai đoạn 10- 12 ngày sau gieo, xới xáo, vun gốc nhẹ kết hợp bón và
lấp phân lần 1.



- Làm cỏ lần 2: vào giai đoạn 24-26 ngày sau gieo kết hợp làm cỏ vun gốc và lấp phân
bón bón thúc lần 2.
- Làm cỏ lần 3: vào giai đoạn 50-60 ngày, khi ruộng ngô có nhiều cỏ, có thể nhổ bằng tay
hoặc cuốc, tránh làm tổn thương rễ ngô.
- Chủ động diệt cỏ bằng phun thuốc đặc trị MAIZINE (Mizin) 80WP hoặc A-Zet phun lúc
vừa gieo xong và 20 ngày sau gieo. Thời gian sinh trưởng bắp nếp HN88 ngắn, do đó cần
bón phân đúng lúc, kết hợp làm cỏ xới xáo và vun gốc trong các đợt bón phân. Nếu bắp
có hiện tượng đẻ nhánh từ thân chính là do ruộng giàu dinh dưỡng hoặc bón quá thừa
đạm, điều chỉnh cân đối lượng phân bón cho thích hợp lại và loại bỏ sớm các nhánh đẻ
này.
9. Sâu bệnh
- Để phòng sâu đục thân, đục trái non bằng cách rãi Vibasu, Furadan vào loa kèn khi bắp
được 7-8 lá, nếu hộ nào tận dụng thân lá để cho gia súc ăn thì nên bón qua gốc.
- Để hạn chế bệnh khô vằn thì giai đoạn trước trỗ cờ nên loại bỏ các lá già có vết bệnh ở
gốc, nếu mưa nhiều, ẩm độ cao thì phun Validacine, Anvil.
- Để phòng trừ bệnh đốm lá phun Tilt hay Appencab hoặc Daconyl.
- Để phòng trừ bệnh bạch tạng (sọc trắng lá) gây thất thu cho bắp như không hạt, không
trái nên phun bằng thuốc Ridomyl hoặc Foraxyl 35% định kỳ 2-3 lần ở giai đoạn 10,20,30
ngày sau gieo giúp hạn chế bệnh trên.
10. Thu hoạch, bảo quản
- Nếu thu bắp tươi, thu sau phun râu 18-20 ngày (66-68 ngày sau gieo); nếu thu bắp khô,
thu hoạch 95-100 ngày sau gieo.


- Thu hoạch khi trái trên ruộng đã chín hoàn toàn, ẩm độ hạt 28-32% (vỏ bi từ vàng
chuyển sang khô). Ủ trái thành từng đống lớn 2-3 ngày, dùng máy đánh tách hạt. Phơi
hoặc sấy đến khi ẩm độ hạt còn 14-15% .
- Sau khi phơi, sấy, hạt đã khô ẩm độ còn 14-15%. Nếu bảo quản để lâu cần tồn trữ trong
lu, bao kín hoặc kho kín có xử lý thuốc trừ mọt.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Viện kĩ thuật nông nghiệp miền Nam < />Nông nghiệp Việt Nam < >

HÌNH ẢNH




×