Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH ở TỈNH THANH hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 104 trang )

MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU
3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
12
Ở TỈNH THANH HÓA
1.1. Quan niệm về du lịch và kinh tế du lịch
12
1.2. Quan niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến phát triển
kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa

20

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
Ở TỈNH THANH HÓA
2.1.Thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh
Thanh Hóa
2.2.Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt từ

33
33

thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa cần tập
trung giải quyết
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ

48

DU LỊCH Ở TỈNH THANH HÓA THỜI GIAN TỚI


57
3.1.Quan điểm phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa thời
gian tới
57
3.2.Giải pháp phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa thời
gian tới

65

KẾT LUẬN

85

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

87
91

1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Lực lượng sản xuất

LLSX


Nhà xuất bản

Nxb

Quan hệ sản xuất

QHSX

Thương binh và xã hội

TB&XH

Trách nhiệm hữu hạn

TNHH

Văn hóa thể thao

VHTT

Văn hóa thể thao và Du lịch

VHTT&DL

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Từ rất lâu trong lịch sử nhân loại ngành du lịch đã xuất hiện. Trải qua
nhiều giai đoạn phát triển, cho đến nay du lịch đã trở thành nhu cầu không thể
thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người. Ngày nay, du lịch được xem là
ngành “công nghiệp không khói”, một trong những ngành dịch vụ quan trọng,
đem lại nguồn thu nhập đáng kể, góp phần quan trọng vào sự phát triển của
nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Sau hơn 30 năm đổi mới,
nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa quan
trọng, cùng với các ngành kinh tế khác, kinh tế du lịch đã, đang được chú
trọng đầu tư phát triển. Tiềm năng du lịch ở các địa phương đã được khai thác
ở các mức độ khác nhau, tác động đến quá trình phát triển kinh tế của từng
vùng, từng địa phương, từng địa bàn trên cả nước.
Trong những năm qua, ngành du lịch luôn được Đảng và Nhà nước
đặc biệt quan tâm, coi phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng
trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời xác định phát triển du lịch thực sự trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở của quan điểm: Đa dạng hóa sản
phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Kinh tế du lịch với tư cách là một ngành kinh doanh tổng hợp đã trở
thành một yếu tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, là động lực làm
gia tăng tiến trình giao lưu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội giữa các quốc
gia, dân tộc. Xuất phát từ hiệu quả và lợi ích do kinh tế du lịch mang lại mà
ngày nay từ các nước có nền kinh tế phát triển cao... đến các nước đang phát
triển đều chú trọng đầu tư cho phát triển kinh tế du lịch.
Thanh Hóa là một tỉnh đất rộng, người đông, có vị trí chiến lược quan
trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh Hóa có nhiều tài nguyên
thiên tạo và nhân tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch. Những năm qua,

3



Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chủ trương,
biện pháp thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển và đã thu được nhiều thành tựu
quan trọng. Kinh tế du lịch phát triển đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng
thu nhập cho nhân dân; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo
hướng tiến bộ; đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách của tỉnh... Tuy nhiên,
so với tiềm năng thì phát triển du lịch và kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa vẫn
còn nhiều hạn chế, bất cập về cơ chế chính sách, về chất lượng nguồn nhân
lực, về phát triển các sản phẩm du lịch... cần phải được khắc phục. Vì vậy, để
kinh tế du lịch tỉnh Thanh Hóa phát triển một cách toàn diện, ngành Du lịch
tỉnh Thanh Hóa cần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế du
lịch, gắn với bảo tồn, giữ gìn các di sản, bảo vệ môi trường sinh thái, sớm đưa
du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Từ những lý do
trên, tác giả chọn đề tài: “Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa” làm đề
tài luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về phát triển kinh tế du lịch nói chung cho đến nay đã có
nhiều công trình khoa học cả trong nước và quốc tế nghiên cứu, tiêu biểu có
các công trình khoa học sau:
“Những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch trên địa bàn Hà Nội”, tác
giả Bùi Thị Nga, Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế, Học viện Quân y, Hà Nội,
năm 1996; Luận án đã đề cập đến lý luận về du lịch và kinh tế du lịch, những
giải pháp cơ bản sát thực để phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn Hà Nội.
“Phát triển kinh tế du lịch ở Vĩnh Phúc - tiềm năng và giải pháp”, tác
giả Trần Ngọc Tư, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, năm 2010. Luận văn đã hệ thống hóa lý luận chung về kinh tế du lịch;
tiềm năng phát triển kinh tế du lịch ở Vĩnh Phúc; đề xuất những giải pháp
phát triển kinh tế du lịch ở Vĩnh Phúc.
“Du lịch bền vững”, tác giả Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, Đại học
Quốc gia Hà Nội, năm 2001. Cuốn sách giới thiệu những vấn đề về mối quan


4


hệ giữa du lịch và môi trường. Khái niệm, nguyên tắc, chính sách của du lịch
bền vững, du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm như du lịch
miền núi, du lịch ven biển, du lịch sinh thái.
“Kinh tế du lịch”, tác giả Nguyễn Hồng Giáp, Nxb Trẻ, thành phố Hồ
Chí Minh, năm 2002. Cuốn sách cung cấp các tri thức cơ bản về kinh tế du
lịch; chỉ ra những điều kiện để phát triển kinh tế du lịch như: Lao động, cơ sở
vật chất - kỹ thuật, chất lượng dịch vụ du lịch, công tác quy hoạch phát triển
du lịch, công tác tổ chức quản lý ngành du lịch.
“Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”,
đề tài cấp Nhà nước do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Trung Lương - Viện
Nghiên cứu Phát triển Du lịch làm chủ nhiệm đề tài, năm 2002.
“Phát triển kinh tế du lịch và tác động của nó tới quốc phòng - an ninh
trên địa bàn tỉnh Hà Tây”, tác giả Nguyễn Đình Sơn, hoàn thành năm 2003;
Luận văn Thạc sỹ, Học viện Chính trị - Bộ Quốc Phòng. Tác giả đã đề cập đến
lý luận chung về kinh tế du lịch, thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Hà
Tây; tác động của phát triển kinh tế du lịch tới Quốc phòng - an ninh trên địa
bàn Hà Tây; mục tiêu phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế
du lịch gắn với củng cố Quốc phòng - an ninh trên địa bàn Hà Tây.
“Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2010”, tác giả Đoàn Liêng Diễm, Trường Đại học Kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh, năm 2003. Luận án đã trình bày tổng quan những vấn đề lý
luận - thực tiễn về phát triển du lịch bền vững; thực trạng và tiềm năng phát
triển, giải pháp và phác họa mô hình phát triển du lịch bền vững.
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của các
doanh nghiệp du lịch nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tiến
trình hội nhập khu vực và thế giới”, tác giả Vũ Đức Minh, Luận án tiến sĩ
kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội, năm 2004; Luận án đã nêu và

phân tích rõ những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của

5


các doanh nghiệp du lịch nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tiến
trình hội nhập khu vực và thế giới.
“Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch của Thủ đô và phụ cận
nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010”, tác giả Nguyễn Thị Nguyên
Hồng, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội, năm
2004; Luận án đã đi sâu phân tích làm rõ những tiềm năng của du lịch Hà
Nội, đưa ra những giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng phát triển du lịch của
Thủ đô và phụ cận phát triển kinh tế du lịch Hà Nội.
“Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng”, tác giả Trần
Tiến Dũng, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 2006. Luận án đã
phân tích cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch bền vững;
chỉ ra thực trạng và các giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha Kẻ Bàng.
“Phát triển kinh tế du lịch biển và tác động của nó đến củng cố quốc
phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay”, tác giả Mai Văn Điệp, hoàn
thành năm 2006; Luận văn đã đề cập đến lý luận chung về kinh tế du lịch
biển, thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế du lịch biển ở tỉnh Khánh Hòa,
tác động của kinh tế du lịch biển đến quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa; mục tiêu phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển kinh
tế du lịch gắn với củng cố Quốc phòng - an ninh trên địa bàn Khánh Hòa.
“Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay
thuộc Hà Nội)”, tác giả Hồng Thị Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học
Quốc gia Hà Nội, năm 2008; Luận văn đã đề cập đến lý luận về du lịch và
kinh tế du lịch. Trình bày những mục tiêu, phương hướng và giải pháp để phát
triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây.
“Một số giải pháp phát triển du lịch Hà Nội”, tác giả Lưu Anh Tuấn,

Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2009; Luận văn đã

6


đề cập đến lý luận về du lịch và kinh tế du lịch. Trình bày những mục tiêu,
phương hướng và giải pháp để phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững
ở khu vực thành phố Hà Nội.
“Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”,
tác giả Hoàng Văn Hoàn, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương
mại, Hà Nội, năm 2010. Luận án đã phân tích nguyên nhân khách quan và chủ
quan của việc xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện
nay và làm rõ vì sao phải xúc tiến đầu tư phát triển phát triển du lịch Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay.
“Phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới
ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay”, tác giả Trần Quốc Hoàn, Luận văn thạc sĩ
kinh tế chính trị, Học viện Chính trị, năm 2010. Luận văn đã đề cập đến lý
luận chung về du lịch và kinh tế du lịch, thực trạng và giải pháp phát triển
kinh tế du lịch ở tỉnh Quảng Ninh, tác động của kinh tế du lịch đến việc bảo
vệ chủ quyền an ninh biên giới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; mục tiêu
phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế du lịch gắn với việc
bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
“Du lịch Thăng Long - Hà Nội” của Tiến sĩ Trương Sỹ Vinh làm chủ
biên, Nhà xuất bản Hà Nội, năm 2010. Cuốn sách giới thiệu tổng quan những
giá trị tự nhiên, văn hóa lịch sử có ý nghĩa với sự phát triển du lịch của Hà
Nội; khái quát những thành tựu của ngành Du lịch Hà Nội qua các thời kỳ
phát triển (chủ yếu là trước thời điểm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính 01/8/2008); phân tích những cơ hội, thách thức đối với du lịch Thủ đô trong
quá trình hội nhập và phát triển, đồng thời đưa ra phương hướng phát triển du
lịch Hà Nội trong thời gian tới.
“Phát triển kinh tế du lịch bền vững ở thành phố Hà Nội hiện nay” tác

giả Nguyễn Tuấn Dũng, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện chính trị Bộ Quốc
phòng, năm 2012. Luận văn đã đề cập đến lý luận về du lịch và kinh tế du

7


lịch. Trình bày những mục tiêu, phương hướng và giải pháp để phát triển kinh
tế du lịch theo hướng bền vững ở khu vực thành phố Hà Nội.
“Phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh ở
Khánh Hòa”, tác giả Nguyễn Anh Tuấn, hoàn thành năm 2015, Luận án tiến
sỹ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị - Bộ Quốc Phòng. Luận án làm rõ
quan niệm, nội dung phát triển kinh tế du lịch gắn với quốc phòng - an ninh ở
Khánh Hòa; phân tích thực trạng sự gắn kết phát triển kinh tế du lịch với tăng
cường quốc phòng - an ninh ở địa phương này thời gian qua. Trên cơ sở đó,
đề xuất một số quan điểm giải pháp vừa đẩy mạnh kinh tế du lịch vừa góp
phần tăng cường quốc phòng - an ninh ở Khánh Hòa trong thời gian tới.
Ngoài các công trình, luận văn, luận án nêu trên, một số bài báo khoa
học có liên quan đến chủ đề của luận văn đã được công bố trên một số tạp chí
chuyên ngành như: “Thực trạng và những vấn đề đặt ra để phát triển du lịch
bền vững”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12/2004 của tác giả Phạm Trung
Lương; nội dung bài tập trung nêu và phân tích thực trạng, những vấn đề đặt
ra để phát triển du lịch bền vững.
“Du lịch Hà Nội: Hội nhập và hướng tới phát triển bền vững”, bài
tham luận của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Văn Hội tại Hội thảo “Phát triển bền
vững Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình”, Báo điện tử Đảng
Cộng sản Việt Nam, 8/10/2010.
Các công trình nêu trên đã nghiên cứu về du lịch, kinh tế du lịch dưới
các góc độ khác nhau. Đây là cơ sở khoa học quan trọng giúp tác giả làm tư
liệu tham khảo trong luận văn của mình. Song, cho đến nay chưa có công
trình nào nghiên cứu về phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy, đề

tài của luận văn không trùng lắp với bất kỳ công trình nào đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du
lịch, luận văn đề xuất một số quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế du lịch ở
tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.

8


* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa.
- Đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnhThanh Hóa
từ năm 2011 đến nay.
- Đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu để phát triển
kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Phát triển kinh tế du lịch
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch dưới góc độ kinh tế
chính trị Mác-Lê nin cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu các yếu tố cấu thành
kinh tế du lịch.
- Về không gian: Nghiên cứu ở tỉnh Thanh Hóa.
- Về thời gian: Số liệu điều tra, khảo sát từ năm 2011 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và các Nghị
quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ, Ban Chấp hành Đảng ủy, HĐND tỉnh

Thanh Hóa về phát triển kinh tế - xã hội ở Tỉnh, trong đó có đề cập đến phát
triển kinh tế du lịch.
* Cơ sở thực tiễn
Luận văn sử dụng số liệu khảo sát thực tế của tác giả; số liệu thống kê ở
tỉnh Thanh Hóa; đồng thời tham khảo các tài liệu và kế thừa kết quả nghiên
cứu của các công trình khoa học có liên quan đã công bố trước đó.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử; phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học kinh tế

9


chính trị là phương pháp trừu tượng hóa khoa học. Ngoài ra, tác giả sử dụng
các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp thống kê, so sánh, thu
thập, phân tích, tổng hợp tài liệu, phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn và
phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Luận văn góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc xác định
chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa.
- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,
học tập, giảng dạy môn Kinh tế Chính trị, Kinh tế du lịch trong các Học viện,
trường đại học.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: Phần mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.

10



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
Ở TỈNH THANH HÓA
1.1. Quan niệm về du lịch và kinh tế du lịch
1.1.1. Quan niệm về du lịch và phân loại du lịch
* Quan niệm về du lịch
Du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài
người. Ngay từ cuối xã hội nguyên thuỷ hoạt động du lịch đã ra đời. Nhưng
xét từ quan điểm lịch sử phát triển thì tính kinh tế của hoạt động du lịch cận
hiện đại có sự phân biệt về bản chất so với trước kia. Thời kỳ đầu do sự hạn
chế bởi trình độ phát triển của sức sản xuất và điều kiện giao thông vận tải,
hoạt động của du lịch chủ yếu biểu hiện dưới dạng hoạt động văn hoá xã hội
như du lịch tiêu khiển của vua chúa quý tộc, du lịch của nhân sỹ, du lịch giáo
dục, du lịch tôn giáo... không có ý nghĩa xã hội phổ biến. Mối liên hệ kinh tế
trong hoạt động du lịch có đặc trưng ngẫu nhiên. Càng về sau sự phát triển
của hoạt động du lịch, kinh tế du lịch càng trở thành một bộ phận hợp thành
không thể thiếu của hoạt động kinh tế -xã hội.
Thuật ngữ "Du lịch" bắt nguồn từ gốc tiếng Latinh "Turnus" có nghĩa là
đi chơi, đi dã ngoại. Theo tiếng Pháp "tour" có nghĩa là vận động ngoài trời,
dạo chơi, leo núi. Theo tiếng Anh "To tour" có nghĩa là đi dã ngoại (ở một nơi
nào đó). Theo nghĩa Hán - Việt du lịch có thể coi là từ ghép của "Du" là đi
chơi với "Lịch" là sự lịch lãm, hiểu biết.
Khi du lịch phát triển mạnh mẽ và trở thành một lĩnh vực không thể
thiếu trong đời sống con người nói chung và trong hoạt động kinh doanh nói
riêng (từ những năm đầu của thế kỷ XX) người ta đưa ra được những khái
niệm cụ thể hơn về du lịch. Có người cho rằng: "Du lịch là tổng hợp các tổ
chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính
là về phương diện giá trị mà khách du lịch chỉ ra (Giáo sư Bỉ - Edmod Piracađưa ra 1910) [7, tr.8].

11



Có quan điểm lại cho rằng: "Du lịch là tổng hợp những quan hệ và các
hiện tượng nảy sinh từ việc di chuyển và dừng lại của con người ra khỏi chỗ ở
của chính mình. Thời gian dừng lại cũng như di chuyển không phải là lý do
phục vụ cho việc sinh sống hay tìm hiểu việc làm lâu dài của họ" (Giáo sư
Thuỵ Sỹ - W.Hun Ziker đưa ra năm 1942) [7, tr.8]. Hoặc "Du lịch là tổng hợp
những mối quan hệ và hoạt động tạo ra do sự di chuyển và dừng lại của những
người mà vị trí của những nơi dừng lại không phải là nơi cư trú và cũng không
phải là nơi hành nghề của chính họ. Claude kaspas và St gallen - Các nhà kinh
tế Thuỵ Sĩ đưa ra 1992 [24, tr.12]. Sau khi hội nghị Manila năm 1980 của tổ
chức du lịch quốc tế, du lịch được hiểu là: "Việc lữ hành của mọi người bắt đầu
từ mục đích không phải di cư một cách hoà bình, hoặc xuất phát từ mục đích
phát triển cá nhân về các phương diện kinh tế, xã hội, văn hoá và tinh thần
cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và hợp tác với mọi người"[24, tr.12]. Ưu
điểm chủ yếu của định nghĩa trên là nhấn mạnh mục đích hoà bình của việc du
lịch, đồng thời nó cũng bao quát cả việc du lịch để vui chơi tiêu khiển, cũng
như du lịch về công việc. Nhưng khiếm khuyết của nó là chưa nhấn mạnh tới
tính chất đất lạ của việc du lịch, cũng chưa thể phản ánh đặc đặc điểm tổng hợp
khách quan của hoạt động du lịch, của người du lịch.
Giới du lịch phương Tây thường công nhận định nghĩa của AIEST (Hội
Liên hợp các chuyên gia quốc tế về du lịch học): “Du lịch là sự tổng hoà các
hiện tượng và quan hệ do việc lữ hành và tạm thời cư trú của những người
không định cư dẫn đến. Số người này không định cư lâu dài, vả lại cũng
không làm bất kỳ hoạt động nào để kiếm tiền” [24, tr.12].
Quan niệm về du lịch ngắn gọn nhất phải kể đến Ausher và Nguyễn
Khắc Viện. Theo Ausher thì “Du lịch là nghệ thuật đi chơi của cá nhân”. Viện
sỹ Nguyễn Khắc Viện lại quan niệm rằng: “Du lịch là sự mở rộng không gian
văn hoá của con người”. Trong từ điển tiếng Việt du lịch được giải thích là:
“Đi chơi cho biết xứ người” [2, tr.8].


12


Các học giả biên soạn Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách
nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên gia
này thì nghĩa thứ nhất của từ du lịch là: “Một dạng nghỉ dưỡng sức, tham
quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí,
xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá nghệ thuật”.
Theo nghĩa thứ hai của từ du lịch là: “Một ngành kinh tế tổng hợp, có hiệu
quả cao về nhiều mặt, nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử
và văn hoá của dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối
với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình” [35, tr.284].
Từ những quan niệm nêu trên, có thể thấy rằng du lịch là một khái niệm
bao hàm nội dung kép. Một mặt nó mang ý nghĩa thông thường là việc đi lại
của con người với mục đích thăm quan, nghỉ ngơi, giải trí... Mặt khác, du lịch
còn được nhìn nhận dưới một góc độ khác như là hoạt động gắn chặt với
những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu dùng) do chính nó tạo ra. Du lịch mang
bản chất kinh tế riêng biệt, thể hiện ở chỗ nó sản xuất và cung cấp hàng hoá
phục vụ việc thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của khách du lịch.
Và để đáp ứng nhu cầu đó đã từng bước hình thành một ngành nghề mới là
ngành du lịch, với một thị trường mới là thị trường du lịch. Cùng với sự phát
triển của các ngành kinh tế khác du lịch dần dần trở thành một ngành kinh tế
độc lập, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước.
Với cách tiếp cận đó có thể rút ra đặc trưng của du lịch là:
- Dưới góc độ khách du lịch: Là sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong
thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú thường xuyên để
thoả mãn nghỉ ngơi, giải trí nhằm tái tạo sức lao động.
- Dưới góc độ người kinh doanh du lịch: Du lịch được hiểu là việc sản
xuất, bán và trao đổi cho khách các dịch vụ và hàng hoá nhằm đảm bảo việc

đi lại, lưu trú, ăn uống, giải trí, thông tin... đem lại lợi ích kinh tế cho quốc gia
và các tổ chức kinh doanh đó.

13


Dưới góc độ kinh tế chính trị tác giả quan niệm: Du lịch là một phạm
trù kinh tế, phản ánh mối quan hệ qua lại giữa người với người trong việc sản
xuất, cải tạo, phát triển việc cung ứng các sản phẩm tự nhiên và xã hội nhằm
thoả mãn những nhu cầu hưởng thụ về vật chất và tinh thần của du khách
trong lĩnh vực du lịch và hoạt động kinh doanh du lịch.
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, người ta có các cách phân loại du
lịch khác nhau, cụ thể:
- Phân chia theo mục đích du lịch: Theo sự phân loại về mục đích thăm
viếng của du khách ở Hội nghị du lịch quốc tế La Mã của Liên Hiệp quốc, du
lịch được chia ra thành du lịch nghỉ phép, du lịch thương mại, du lịch điều trị
dưỡng bệnh, du lịch du học, du lịch hội nghị, du lịch việc gia đình (thăm viếng
người thân), du lịch tôn giáo, du lịch thể dục thể thao và các du lịch khác.
- Phân chia theo phạm vi có: Du lịch trong nước và du lịch quốc tế. Du
lịch trong nước còn có thể gọi là du lịch khu vực. Du lịch quốc tế bao gồm du
lịch một nước, nhiều nước, du lịch xuyên châu lục và vòng quanh thế giới.
- Phân chia theo nội dung du lịch có: Du lịch công vụ là khách nước
ngoài nhận lời mời của một nước khác tới thăm viếng quốc gia, đàm phán
ngoại giao, thăm viếng hữu nghị. Du lịch thương mại là thương nhân nước
ngoài đến nước khác để tìm hiểu thị trường, kết giao với các nhân sỹ, đàm
phán mậu dịch, trong đó có ăn ở khách sạn, mời tiệc, xã giao, du ngoạn. Du
lịch du ngoạn là tới nước khác để thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên
phong tục tập quán của những nơi đến. Du lịch thăm viếng người thân như:
Việt kiều về thăm người thân trong nước. Du lịch văn hoá: Đến một nước
khác để tìm hiểu văn vật cổ tích, văn hoá nghệ thuật, kiến trúc dân tộc, khoa

học kỹ thuật giáo dục với mục đích khảo sát văn hoá và giao lưu văn hoá, có
lợi cho việc mở rộng tầm mắt, tăng cường kiến thức, giao lưu, nó mang tính
tri thức, mới lạ, phản ánh xu thế của du lịch hiện đại. Du lịch hội nghị: Một số
nước hoặc khu vực tận dụng dịp tiếp đãi hội nghị, gắn hội nghị và du lịch với

14


nhau, tức là vừa hội nghị vừa du lịch để thu lợi ích kinh tế trong đó. Du lịch
tôn giáo: Đây là hình thức du lịch cổ xưa vẫn tiếp tục đến nay, chủ yếu là kết
quả của sự tồn tại và ảnh hưởng của tôn giáo phản ánh trên tư tưởng con
người. Ở nhiều nước có tôn giáo lâu đời, có chùa chiền cổ kính, nhà thờ nguy
nga tráng lệ, các tôn giáo lạ mang màu sắc thần bí ... có kiến trúc đa dạng,
phong phú về hình thức, tín ngưỡng đã thu hút các tín đồ tôn giáo đến hành
đạo, đồng thời cũng thu hút nhiều du khách tới tham quan du ngoạn .
- Phân chia theo hình thức tổ chức du lịch có: Du lịch tập thể và du lịch
lẻ (còn gọi là du lịch cá thể ).
- Phân chia theo hình thức tiếp đón có: Du lịch trọn gói, du lịch uỷ
thác, làm thay. Du lịch trọn gói là du lịch đã có kế hoạch tổ chức và sắp xếp
trước tuyến du lịch và nội dung hoạt động, đặt giá, thuê bao trọn tất cả các
dịch vụ liên quan tới khách du lịch. Du lịch uỷ thác, làm thay là thực hiện các
uỷ thác du lịch thay du khách, chia ra làm hai loại uỷ thác một khoản và uỷ
thác liên tuyến. Uỷ thác một khoản là chỉ thay mặt du khách đặt phòng, ô tô,
tàu hoả, máy bay, thay mặt đặt mua, ký vé, hoá đơn giao thông. uỷ thác liên
tuyến là chỉ du khách ở trạm xuất phát uỷ thác làm thủ tục lữ hành qua một số
nơi. Ngoài ra còn uỷ thác lấy và gửi hành lý, làm thay hộ chiếu du lịch.
- Phân chia theo không gian hoạt động của du lịch có: Du lịch trên
không, du lịch trên biển, du lịch lục địa.
1.1.2. Quan niệm về kinh tế du lịch và vai trò của
phát triển kinh tế du lịch

* Quan niệm về kinh tế du lịch
Trên thế giới cũng như Việt Nam có nhiều quan niệm khác nhau về
kinh tế du lịch. Theo các tác giả Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình (Trung
Quốc): Về bản chất “Kinh tế du lịch là một hoạt động kinh tế, là tổng thể các
hành vi phối hợp với nhau của hoạt động kinh tế nói chung với hoạt động
kinh tế du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu về du lịch” [24, tr.228].

15


Ở Việt Nam, Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Kinh tế du lịch
là một loại hình kinh tế có tính đặc thù mang tính dịch vụ và thường được
xem như ngành công nghiệp không khói, gồm du lịch quốc tế và du lịch trong
nước, có chức năng nhiệm vụ tổ chức việc khai thác các tài nguyên và cảnh
quan của đất nước (tài nguyên thiên nhiên, phong cảnh, kinh tế, văn hóa, lịch
sử…) nhằm thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước tổ chức buôn bán
xuất, nhập khẩu tại chỗ hàng hóa dịch vụ cho khách du lịch” [36, tr.586].
Trong các xã hội trước chủ nghĩa tư bản, do trình độ phát triển của sản
xuất còn thấp, giao thông đi lại khó khăn nên hoạt động du lịch chưa thực sự
phổ biến, chủ yếu của quý tộc, vua chúa. Mối quan hệ kinh tế trong hoạt động
du lịch còn mang tính ngẫu nhiên, chưa được coi là một ngành kinh tế riêng
biệt. Đến giữa thế kỷ XIX, sự phát triển nhanh chóng của du lịch, đã đưa du
lịch ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế - xã
hội; trên thế giới bắt đầu hình thành một ngành nghề mới, ngành du lịch - lấy
doanh lợi làm mục đích gọi là kinh tế du lịch.
Từ các quan niệm trên cho thấy, cách tiếp cận của các tác giả trên mới chỉ
đề cập đến mặt kinh tế - kỹ thuật là chủ yếu mà chưa đề cập hoặc có đề cập thì
cũng chưa thực sự rõ nét mặt kinh tế - xã hội trong hoạt động kinh doanh du lịch.
Đó là yếu tố con người, mối quan hệ, tác động lẫn nhau giữa con người với con
người, con người với tự nhiên trong vai trò là chủ thể sáng tạo ra các sản phẩm

du lịch và đồng thời cũng là lực lượng tiêu thụ những sản phẩm đó.
Đứng trên góc độ của kinh tế chính trị học, tác giả cho rằng kinh tế du
lịch là tổng hoà các mối quan hệ giữa con người với con người trong các
hoạt động kinh doanh du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận cho các chủ thể
cung cấp các dịch vụ du lịch, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao
đời sống nhân dân.
Về mặt lịch sử, hoạt động kinh tế du lịch đã từng bước hàng hoá hoá
cùng với sự phát triển sản xuất và phát triển hàng hoá. Trong quá trình hàng

16


hoá hoá hoạt động đó, mức độ xã hội hoá của du lịch, hoạt động kinh doanh
cũng không ngừng được nâng cao. Kinh tế du lịch là ngành kinh tế dịch vụ,
ngành kinh doanh hoạt động lĩnh vực cung ứng sản phẩm du lịch, thoả mãn
nhu cầu vật chất và tinh thần của du khách, nhằm đem lại lợi ích kinh tế,
chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và bản thân doanh nghiệp du
lịch. Kinh tế du lịch là ngành công nghiệp không khói, ngành sản xuất phi vật
chất nhưng mang lại những giá trị vật chất và tinh thần rất cao.
* Vai trò của phát triển kinh tế du lịch
Phát triển kinh tế du lịch có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế,
xã hội của đất nước, cụ thể:
Một là, phát triển kinh tế du lịch góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
Phát triển du lịch nội địa: Trong phạm vi một quốc gia, sự phát triển
của ngành kinh tế du lịch sẽ tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập
quốc dân. Chẳng hạn, việc sản xuất ra đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây
dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật... góp phần làm tăng thêm tổng thu nhập
quốc nội (GDP).
Phát triển du lịch quốc tế: Trong phạm vi quốc tế, sự phát triển của du

lịch tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại
tệ, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Du lịch có vai trò khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Theo
quy luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế
giới hiện nay, giá trị ngành du lịch ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản
phẩm xã hội.
Hai là, kinh tế du lịch phát triển sẽ góp phần thúc đẩy phát triển các
ngành kinh tế khác.
Phát triển du lịch có thể kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế
khác, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực. Bởi vì, hoạt động kinh doanh

17


du lịch đòi hỏi phải có sự hỗ trợ liên ngành. Chính yêu cầu về sự hỗ trợ liên
ngành là cơ sở cho các ngành khác (như giao thông vận tải, công nghiệp,
nông nghiệp, tài chính, bưu điện, hải quan, điện lực …) phát triển. Mặt khác,
sự phát triển của kinh tế du lịch sẽ tạo các điều kiện để khách du lịch tìm hiểu
thị trường, ký kết hợp đồng về sản xuất kinh doanh trong nước, tận dụng các
cơ sở vật chất - kỹ thuật ở các ngành kinh tế khác. Phát triển du lịch sẽ mở
mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như mạng lưới giao thông công cộng,
mạng lưới điện nước, các phương tiện thông tin đại chúng …
Ba là, phát triển kinh tế du lịch sẽ góp phần giải quyết
việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, có nhu cầu về lao động cao cả về
lao động trực tiếp cũng như lao động gián tiếp. Nhu cầu về dịch vụ du lịch
của con người ngày một nâng cao trong cuộc sống hội nhập với nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN. Kinh tế Du lịch càng phát triển thì yêu cầu về
số lượng nguồn nhân lực trong ngành càng cao, do đó việc đào tạo và tuyển
dụng lao động du lịch tăng cả về số lượng và chất lượng. Chính điều này có

tác dụng lớn đối với việc giảm áp lực trong việc giải quyết công ăn việc làm
cho Chính phủ, giảm tình trạng thất nghiệp, góp phần giữ vững ổn định chính
trị, trật tự an toàn xã hội.
Bốn là, phát triển kinh tế du lịch góp phần quảng bá hình ảnh đất
nước, con người Việt Nam.
Du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng bá hữu hiệu cho hàng hoá
nội địa ra nước ngoài thông qua khách du lịch. Khi thăm quan du lịch du
khách được tiếp cận với các mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp, nông
nghiệp … ở các nước làm du lịch. Với sự hài lòng cả về hình thức lẫn chất
lượng của những hàng hoá đã được làm quen, qua kênh thông tin, lan truyền
từ người này sang người khác, du khách thường giới thiệu cho những người
thân và bạn bè của họ về những hàng hoá này. Từ đó, nhiều người đã bắt đầu

18


tìm kiếm mặt hàng đó, nhờ vậy, mà các nước làm du lịch xuất khẩu hàng hoá
ngày càng nhiều hơn.
1.2. Quan niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến phát triển
kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa
1.2.1. Quan niệm về phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa
Chủ nghĩa Mác-Lênin quan niệm về phát triển: Là sự vận động tiến lên của
sự vật, hiện tượng từ giản đơn đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
Theo từ điển tiếng việt thì phát triển là: Khuynh hướng vận động đã xác
định về hướng của sự vật; hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện hơn... nhưng nếu hiểu sự vận động phát triển một cách biện
chứng toàn diện, sâu sắc thì trong tự bản thân sự vận động phát triển đã bao
hàm sự vận động thụt lùi, đi xuống với nghĩa là tiền đề, điều kiện cho sự vận
động đi lên, hoàn thiện hơn.
Vận dụng vào lĩnh vực kinh tế du lịch và tiếp thu các quan niệm của

các tác giả trên thế giới và ở Việt Nam, từ thực tế nghiên cứu quá trình phát
triển kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa, tác giả cho rằng: Phát triển kinh tế du
lịch ở tỉnh Thanh Hóa là tổng thể hoạt động của các chủ thể, nhằm gia tăng
về số lượng, quy mô, nâng cao chất lượng và hoàn thiện cơ cấu ngành du
lịch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu du lịch của du khách, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Khái niệm trên chỉ rõ: Chủ thể phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh
Hóa là chính quyền các cấp ở tỉnh Thanh Hóa và các chủ thể kinh doanh du
lịch trên địa bàn Tỉnh. Trong đó chính quyền các cấp thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về du lịch; còn các chủ thể kinh doanh du lịch (cá nhân, tổ
chức, đơn vị được pháp luật cho phép) thực hiện một, một số hoặc tất cả các
công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực
hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Sản phẩm du lịch là loại
sản phẩm đặc biệt, nó được kết tinh một cách tổng hòa giữa sản phẩm hữu

19


hình và vô hình nên đòi hỏi các cá nhân, tổ chức, đơn vị tham gia vào quá
trình tạo ra sản phẩm đều phải có trách nhiệm cao thì mới có sản phẩm hoàn
hảo, đáp ứng được tâm lý, nhu cầu của du khách.
Mục đích, phát triển kinh tế du lịch: Là phát triển kinh tế - xã hội,
chuyên đổi cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập, nâng cao đời
sống vật chất tinh thần cho nhân dân, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
Phương thức phát triển: Kết hợp mở rộng, nâng cấp các cơ sở du lịch,
điểm, tuyến du lịch hiện có với khai thác, mở mới các khu, điểm, tuyến du lịch;
kết hợp giữa Nhà nước với nhân dân cùng làm; giữa cơ chế thị trường với đầu tư
theo kế hoạch của nhà nước.
1.2.2. Nội dung phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa

Để phát triển kinh tế du lịch tỉnh Thanh Hóa, cần tập trung vào một số
nội dung cơ bản sau:
Một là, phát triển nguồn nhân lực du lịch
Có thể nói nguồn nhân lực là chìa khóa để ngành du lịch phát triển. Thái
độ và kỹ năng của nhân viên phục vụ là yếu tố rất quan trọng để khách du lịch
đánh giá chất lượng phục vụ của các đơn vị cung cấp chứ không hẳn vì chất
lượng của sản phẩm và dịch vụ. Vì vậy nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du
lịch là nhân tố quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế du lịch. Để phát triển
nguồn nhân lực du lịch cần phát triển cả về số, chất lượng và hoàn thiện cơ cấu
nguồn du lịch.
Về số lượng nguồn nhân lực: Số lượng lao động trong ngành du lịch
liên tục tăng để phục vụ cho du khách qua các năm, các cơ sở địa phương
cũng chủ động mở các lớp đào tạo nhân lực lao động trong ngành du lịch, tạo
ra số lượng lao động đáng kể đủ đáp ứng nhu cầu số lượng nguồn nhân lực
trong ngành.
Về chất lượng nguồn nhân lực: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ
chuyên sâu, văn hóa giao tiếp, ứng xử cho lao động trong ngành du lịch và các

20


đơn vị liên quan; tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch cho doanh nghiệp,
người lao động và cộng đồng; khuyến khích doanh nghiệp, người lao động tự
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Về cơ cấu nguồn nhân lực: Phát triển nguồn nhân lực du lịch với cơ cấu
hợp lý về trình độ, về lứa tuổi, về các loại hình lao động trong ngành du lịch, như
giữa lao động quản lý với lao động phục vụ; giữa lao động trực tiếp với lao động
gián tiếp...
Hai là, phát triển tôn tạo các điểm, khu, tuyến du lịch
Đầu tư, tôn tạo, xây dựng các điểm, khu, tuyến du lịch phục vụ phát triển

kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa. Như các điểm du lịch: Sầm Sơn, Thành Nhà Hồ,
Hàm Rồng, Nghi Sơn, Suối cá Cẩm Lương, Động Từ Thức, Động Bo Cúng, Khu
bảo tồn thiên nhiên Pù Luông... các khu du lịch: Hải Tiến (Hoằng Hóa), Nam Sầm
Sơn (Quảng Xương), Hải Hòa (Tĩnh Gia), Khu Kinh tế Nghi Sơn…
Phát triển các tour du lịch trọng điểm tăng về số lượng, tốt về chất lượng:
Tour Đền Dâu - Đền Sòng - Đền Cô Chín - Đền Ông Hoàng Mười - Đền Bà
Triệu; Tour Suối Cá Thần - Pù Luông - Lam Kinh - Thành Nhà Hồ; Tour Biển
Sầm Sơn - Suối cá thần Cẩm Lương…
Ba là, phát triển các dịch vụ du lịch.
Phát triển số lượng, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ vận chuyển
khách hàng, hệ thống nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ ẩm thực, các cơ sản
xuất, kinh doanh bán đồ lưu niệm.
Hệ thống khách sạn, nhà hàng, cơ sở dịch vụ ẩm thực ở tỉnh Thanh Hóa
phát triển phải mang tính chuyên nghiệp, có đầy đủ điều kiện cần thiết như bãi đỗ
xe, không gian cảnh quan, dịch vụ ăn uống với chất lượng tốt giá cả phải chăng...
Bốn là, phát triển các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách.
Thanh hóa phải phát triển các sản phẩm du lịch theo hướng chuyên
nghiệp, văn minh, lịch sự, thân thiện, mang đậm bản sắc văn hóa xứ Thanh,
như: sản phẩm du lịch biển đảo; phát triển sản phẩm du lịch văn hóa; phát

21


triển sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng, làng nghề; phát triển các sản
phẩm du lịch khác.
Năm là, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch
Phát triển cả về số, chất lượng cơ sở hạ tầng phụ vụ kinh tế du lịch, đặc
biệt là hệ thống giao thông vận tải; hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước; mạng lưới
truyền tải phân phối điện, mạng lưới viễn thông và thông tin liên lạc; cơ sở hạ
tầng trong các lĩnh vực dịch vụ thương mại, tài chính, tín dụng, ngân hàng; mạng

lưới giáo dục, y tế; các cơ sở sản xuất công nghiệp - dịch vụ.
Đầu tư xây dựng đường giao thông, biển chỉ dẫn đến các khu, điểm du
lịch; biển bảng giới thiệu di tích; hệ thống xử nước thải, rác thải, cấp điện, cấp
nước; xây dựng nhà đón tiếp khách, bãi đỗ xe, khu vệ sinh ở các khu du lịch
trọng điểm: Sầm Sơn, Hàm Rồng, Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Hải Hòa, Hải
Tiến, Đảo Mê, Vườn quốc gia Bến En, Nghi Sơn, Suối cá Cẩm Lương, Động
Từ Thức, Động Bo Cúng, làng Năng Cát, Khu BTTN Xuân Liên, Pù Luông, Pù
Hu, hồ sông Mực, hồ Yên Mỹ. Phát triển cơ sở bưu chính viễn thông tại các
khu du lịch, các điểm du lịch, một số khu vực du lịch quan trọng như: vườn
Quốc gia Bến En, khu di tích Lam Kinh, thành Nhà Hồ, suối cá Cẩm Lương,
động Tiên Sơn,…
Phát triển cơ sở hạ tầng phát triển du lịch làng nghề: Đường giao thông
đến làng nghề, đường nội bộ, khu đón tiếp, nhà trưng bày sản phẩm - quy trình
sản xuất, nhà vệ sinh công cộng, bãi đỗ xe, hệ thống xử lý rác, nước thải, hệ
thống điện, nước.
Cùng với sự phát triển các yếu tố cấu thành kinh tế du lịch như trên thì
phát triển kinh tế du lịch phải được thể hiện ở sự gia tăng về số lượng khách du
lịch đến với Thanh Hóa và sự tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận du lịch.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh
tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa

22


Các ngành kinh tế, khoa học nói chung và ngành kinh tế du lịch nói
riêng, luôn luôn chịu tác động của các nhân tố xung quanh. Các nhân tố này
đóng vai trò và ý nghĩa quan trọng và tác động lẫn nhau trong việc phát triển
kinh tế du lịch. Đối với tỉnh Thanh Hóa, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du
lịch gồm các nhân tố cơ bản sau:
Một là, điều kiện tự nhiên

Về địa hình: Thanh Hoá có diện tích tự nhiên khoảng 11.168,3 km2. Địa
hình khá phức tạp, bị chia cắt nhiều và thấp dần theo hướng Tây bắc - Đông
nam. Hai phần ba diện tích của tỉnh là đồi núi (chủ yếu là đồi dưới 500m, xen
kẽ một số núi thấp có độ cao trung bình 500 - 1500m). Vùng trung du gồm
các đồi trung bình và đồi thấp xâm thực bào mòn, độ cao trung bình khoảng
200m. Đồng bằng của Thanh Hoá thuộc kiểu đồng bằng tích tụ ven biển, dạng
tam giác châu thổ được bồi đắp phù sa của sông Mã, sông Chu và sông Yên,
riêng ở phía đông Nga Sơn và Hậu Lộc do phù sa của sông Đáy tạo nên.
Thanh Hoá có đường bờ biển dài 102km kéo dài từ Nga Sơn đến Tĩnh
Gia. Bờ biển nhìn chung tương đối bằng phẳng, dọc bờ biển có những dãy núi
đâm ra biển tạo nên các vũng, xen kẽ là các cửa lạch tạo điều kiện thuận lợi
cho giao thông đường thuỷ, hiện nay đã và đang trở thành những cụm điểm
phát triển kinh tế nói chung và du lịch biển nói riêng của tỉnh Thanh Hoá.
Ở vùng ven biển cũng là nơi có nhiều bãi sú, vẹt, các bãi bồi rộng lớn
thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, tạo nguồn thức ăn đặc sắc cho cư
dân và du khách. Ở vùng núi đá vôi Thanh Hoá có rất nhiều hang động khá
đẹp. Tất cả đã tạo nên một loại hình du lịch kỳ thú ngày càng hấp dẫn du
khách đến với du lịch mạo hiểm, du lịch thám hiểm thăm quan ở Thanh Hoá.
Về khí hậu: Là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển
du lịch, nó ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động
dịch vụ về du lịch; là một trong những nhân tố chính tạo nên tính mùa vụ du
lịch: Du lịch cả năm; du lịch văn hóa, du lịch chữa bệnh; du lịch mùa đông; du

23


lịch thể thao; du lịch mùa hè; du lịch nghỉ mát, nghỉ dưỡng. Thanh Hoá là một
tỉnh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có sự
phân hoá khí hậu giữa các vùng trong lãnh thổ và thay đổi theo độ cao.
Về tài nguyên nước: Thanh Hoá có 5 hệ thống sông chính là sông Hoạt,

sông Mã, sông Yên, sông Bạng và sông Chu. Nhìn chung các sông đều chảy
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, mạng lưới sông suối trên lãnh thổ phân bố
không đều. Hệ thống nước ngầm khá phong phú và đa dạng, nước có chất lượng
khá tốt, trong, không mùi, không vị tuy nhiên vẫn cần phải qua xử lý trước khi
đưa vào sử dụng. Về nguồn nước khoáng nóng: Qua điều tra cho thấy có những
dấu hiệu của nước khoáng nóng ở Thường Xuân, Quan Hoá, Bá Thước…
Đây là tiềm năng du lịch lớn của Tỉnh, nếu được đưa vào khai thác, sử
dụng thì đây sẽ là một tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn du khách đến nghỉ ngơi,
chữa bệnh. Góp phần làm phong phú hơn loại hình du lịch của Tỉnh.
Về hệ động, thực vật: Động vật rừng hiện còn xuất hiện các loài voi, bò,
nai, hoẵng, vượn… các loài bò sát như trăn, rắn, kỳ đà… các loài chim và ong
rừng. Với vùng biển rộng lớn, lãnh hải rộng 1,7 vạn km2 với nhiều bãi cá lớn và
rất nhiều đàn tôm thuộc hệ tôm he ở Việt Nam đặc biệt là ốc hương đang được ưa
chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt ở Thanh Hoá có khu bảo
tồn thiên nhiên Bến En (huyện Như Xuân) với diện tích 16.63 ha. Tài nguyên
rừng ở Thanh Hoá còn khá nhiều, chủ yếu là rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh
quanh năm có hệ thực vật phong phú về loài và họ như lát hoa, giổi, táu.
Đây là một tiềm năng du lịch đã và đang khai thác có sức hấp dẫn lớn
khách du lịch, là điều kiện thuận lợi để phát triển phong phú các loại hình du
lịch ở tỉnh Thanh Hóa. Du khách đến với các vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên để tham quan thế giới động thực vật sống động, hài hòa trong
thiên nhiên để con người thêm yêu cuộc sống. Bên cạnh đó là việc phát triển
loại hình du lịch nghiên cứu khoa học và du lịch thể thao săn bắn (phụ thuộc
vào quy định từng vùng).

24


Hai là, điều kiện kinh tế - xã hội: Thanh Hoá là một trong những tỉnh
đông dân nhất cả nước (3.712.600 người, thống kê năm 2016) chỉ sau Thành

phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tuy nhiên, mật độ dân số trung bình ở Thanh
Hoá không cao, chỉ đạt mức 332 người/km 2. Mặc dù vậy mức tăng dân số ở
Thanh Hoá vẫn khá cao 0,39%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước. Do vậy
cơ cấu dân số của Thanh Hoá khá trẻ và là dân số vàng.
Về cơ cấu dân tộc, Thanh Hoá là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số sinh
sống, trong đó, người Kinh chiếm 84,7%; người mông chiếm 8,7%; người
Thái chiếm 6,0%; còn lại khoảng 0,4% là người thuộc các dân tộc khác như
H‟Mông, Dao, Hoa… người dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở các huyện
miền núi phía tây Thanh Hoá như Quan Sơn, Mường Lát, Bá Thước, Lang
Chánh… người dân tộc thiểu số ở Thanh Hoá có bản sắc văn hoá khá độc đáo.
Nó được thể hiện trong tập tục, trong sinh hoạt văn hoá dân gian, trong lễ hội
và ngay trong các hoạt động canh tác, Thanh Hoá được mệnh danh là “thủ
phủ của dân tộc Mường”. Đây là vốn quý, là nguồn tài nguyên hấp dẫn, đặc
sắc được khách du lịch trong nước và nước ngoài quan tâm [1].
Ba là, tài nguyên du lịch: Xét dưới góc độ cơ cấu tài nguyên du lịch, có
thể phân thành hai bộ phận hợp thành:
Tài nguyên du lịch thiên tạo và tài nguyên du lịch nhân tạo.
Về tài nguyên du lịch thiên tạo: Thanh Hoá nổi tiếng với nhiều hang
động khá đẹp gắn với các truyền thuyết, di tích lịch sử văn hoá như động Từ
Thức (Nga Sơn) với vẻ đẹp huyền ảo hấp dẫn du khách; động Hồ Công (Vĩnh
Lộc) được mệnh danh là “Phong Nha thứ 2”; động Long Quang trên núi Hàm
Rồng - thành phố Thanh Hoá; quần thể hang động ở Tĩnh Gia; động Tiên Sơn
(Vĩnh Lộc) - một hang động có quy mô lớn và đẹp; động Bàn Bù hay còn gọi
là động Hang Ngán (Ngọc Lặc) … là những điểm du lịch kỳ thú hấp dẫn du
khách đến với du lịch mạo hiểm ở Thanh Hoá. Biển còn đem lại cho Thanh
Hoá những điểm nghỉ mát nổi tiếng như Sầm Sơn với núi đá hoa cương Độc

25



×