Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Cấu trúc địa chất vùng Trấn Yên, Yên Bái. Thiết kế lấy mẫu công nghệ Kaolin Khu Đồng Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.94 KB, 57 trang )

MỞ ĐẦU
Trong công cuộc phát triển của nền kinh tế xã hội , ngành công nghiệp khai
khoáng đã và đang được Nhà nước chú trọng đầu tư theo nhiều hướng, đặc biệt là
ngành công nghiệp chế biến khoáng sản đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Để phục vụ
cho ngành chế biến khoáng sản đòi hỏi nguyên liệu phải dồi dào, chất lượng phải cao
mới đáp ứng nhu cầu cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu.
Ở Việt Nam, Kaolin là loại khoáng chất công nghiệp được sử dụng rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực. Phần lớn chúng được dùng làm nguyên liệu trong sản xuất gốm
sứ, gạch chịu lửa, xi măng, kính thủy tinh,… một số ít được sử dụng làm chất phụ gia,
chất độn cho các ngành công nghiệp sản xuất giấy, sơn, phân bón, cao su, chất dẻo, xà
phòng…….
Vùng Trấn Yên thuộc địa phận tỉnh Yên Bái đã được đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều
tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000; đã phát hiện nhiều điểm biểu hiện nguyên liệu Kaolin
trong đó có mỏ Kaolin khu Đồng Phương.
Được sự cho phép của trường Đại học Mỏ - Địa chất, khoa Khoa học kỹ thuật Địa
chất, bộ môn Nguyên liệu khoáng, em được cử đến thực tập tại Liên đoàn INTEGEO
từ ngày 06 tháng 02 đến 19 tháng 03 năm 2017. Trong thời gian thực tập tại công ty
em đã tham gia khảo sát thực địa và thu thập tài liệu làm đồ án tốt nghiệp. Căn cứ vào
kết quả thực tập và tài liệu đã thu thập, bộ môn Nguyên liệu khoáng và khoa Địa chất
đã giao cho em viết đồ án tốt nghiệp với đề tài: “ Cấu trúc địa chất vùng Trấn Yên,
Yên Bái. Thiết kế lấy mẫu công nghệ Kaolin Khu Đồng Phương”.
Trong các giai đoạn trước, công tác tìm kiếm – thăm dò Kaolin còn ở mức độ nghiên
cứu hạn chế. Trên các tuyến thăm dò sơ bộ, mỗi thân quặng Kaolin được khống chế
bằng 1 công trình khoan hoặc chưa có công trình khống chế. Vì vậy, chất lượng và trữ
lượng quặng felspat được đánh giá có độ tin cậy tương ứng với cấp tài nguyên 333 và
334a
Từ các dẫn liệu nêu trên cho thấy, để thiết kế khai thác và nâng cao hiệu quả trong quá
trình khai thác cần thiết tiến hành công tác thăm dò nâng cấp nhằm đánh giá chất

1



lượng và trữ lượng kaolin theo mức độ nghiên cứu tương ứng với cấp trữ lượng 121
và 122.
*Mục tiêu của đề tài:
-

Làm sáng tỏ cấu trúc địa chất vùng Trấn Yên;
Làm rõ đặc điểm phân bố, chất lượng, tài nguyên – trữ lượng của Kaolin ở khu
Đồng Phương. Từ đó thiết kế phương án lấy mẫu công nghệ cho loại hình
khoáng sản này.

*Nhiệm vụ của đề tài:
-

Thu thập, tổng hợp, phân tích các kết quả đo vẽ bản đồ địa chất khu vực để làm
sáng tỏ cấu trúc địa chất vùng và các loại khoáng sản trong diện tích nghiên

-

cứu.
Nghiên cứu các kết quả công tác thi công các công trình của các giai đoạn

-

trước đó. .
Làm sáng điều kiện địa chất thuỷ văn – địa chất công trình và các điều kiện tự

-

nhiên phục vụ cho công tác khai thác mỏ.

Nghiên cứu đánh giá chất lượng Kaolin khu Đồng Phương.
Thiết kế lấy mẫu công nghệ và yêu cầu nghiên cứu công nghệ.

Nội dung của đề tài gồm 4 chương được bố cục như sau:
Mở đầu
Chương I: Khái quát đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - nhân văn và lịch
sử nghiên cứu địa chất vùng Trấn Yên tỉnh Yên Bái.
Chương II: Đặc điểm địa chất và khoáng sản vùng Trấn Yên – Yên Bái.
Chương III: Đặc điểm khoáng sản Kaolin khu Đồng Phương vùng Trấn
Yên, tỉnh Yên Bái.
Chương IV: Thiết kế lấy mẫu công nghệ Kaolin và yêu cầu nghiên cứu.
Kết luận

2


Trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện đồ án em đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình của cô giáo ThS Nguyễn Thị Thanh Thảo cùng sự giúp đỡ của các thầy, cô
trong bộ môn Nguyên liệu khoáng, Khoa khoa học kỹ thuật Địa chất, các cán bộ Liên
đoàn INTEGEO và các bạn bè đồng nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các
cô, anh, chị, và bạn bè đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án đúng thời gian và yêu cầu của
nhà trường.

3


CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN,
KINH TẾ – NHÂN VĂN VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÙNG TRẤN
YÊN TỈNH YÊN BÁI


I.1. Vị trí địa lý, tọa độ, diện tích vùng Trấn Yên - Yên Bái.
Khu vực nghiên cứu vùng Trấn Yên là một huyện miền núi vùng thấp của tỉnh
Yên Bái, cách thủ đô Hà Nội khoảng 200km, phía Bắc giáp với huyện Văn Yên, phía
Nam giáp huyện Hạ Hỏa tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp huyện Yên Bình và thành phố
Yên Bái, phía Tây giáp với huyện Văn Chấn. Tọa độ điểm góc khu vực nghiên cứu
được tổng hợp ở bảng 1.1 :
Bảng 1.1 Tọa độ các điểm góc vùng Trấn Yên
Tên
điểm
A
B
C
D
E

Toạ độ hệ VN.2000
Kinh tuyến 1050 múi chiếu 60
X (m)
Y (m)
2.408. 863
479 .628
2.411. 917
479 .245
2.413. 147
483 .437
2.405. 200
489 .480
2.402. 302
486 .248


Toạ độ hệ VN.2000
Kinh tuyến 104,75 múi chiếu 30
X (m)
Y (m)
2.409.573
505. 473
2.412.628
505. 085
2.413.865
509. 277
2.405.925
515. 334
2.403.020
512. 106

Diện
tích

55km2

Vùng Trấn Yên ở phía Tây Bắc thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, cách TP. Yên
Bái 12 km.

I.2.- Đặc điểm địa lý tự nhiên
I.2.1- Đặc điểm địa hình

4



Vùng có địa hình chủ yếu là đồi bát úp, ít hơn là địa hình núi thấp và dạng địa
hình trũng bằng phẳng.
- Dạng địa hình đồi bát úp phân bố ở khắp vùng có đặc điểm là đồi thấp đỉnh
tròn, sườn thoải; trên mặt được trồng các loại cây công nghiệp; ít lộ đá gốc.
- Dạng địa hình núi thấp thường tạo thành dải kéo dài không liên tục theo
phương tây bắc - đông nam đỉnh cao nhất là 285,3 m, sườn dốc bị phân cắt mạnh, thực
vật chủ yếu là rừng mới trồng, số ít là rừng nguyên sinh, đá gốc lộ tốt.
- Dạng địa hình trũng bằng phẳng, phân bố thành dải hẹp theo các thung lũng
suối, được nhân dân địa phương cải tạo làm ruộng cấy lúa; ít lộ đá gốc.
I.2.2- Đặc điểm sông, suối
- Sông: trong diện tích điều tra không có sông; giáp phía tây nam của vùng điều
tra có sông Hồng; không ảnh hưởng tới công tác điều tra địa chất.
- Suối: vùng điều tra có hệ thống suối khá phát triển, các suối chảy theo hướng
đông bắc - tây nam, dài từ 3 đến 4 km, lòng rộng từ 1 đến 5 m, nhiều nhánh nhỏ dài từ
vài chục mét đến 200 m, thường chảy nhỏ hoặc cạn nước về mùa khô.
- Thảm thực vật: ngoài đất thổ cư và canh tác, phần lớn diện tích còn lại đã
được trồng các loại cây công nghiệp như chè, quế, keo, bạch đàn,... phần rất ít để
hoang hoá. Nhìn chung thực vật trong vùng khá phát triển.
I.2.3- Đặc điểm khí hậu
Vùng Việt Thành - Nga Quán, Yên Bái thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng
năm có hai mùa rõ rệt:
-

Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa trung bình 500 mm, nhiệt
độ từ 250C đến 280C, độ ẩm 80%.

Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa trung bình 80 mm, nhiệt
độ từ 220C đến 260C, độ ẩm 65%.
I.2.4. Động thực vật


5


- Động vật : trong vùng chủ yếu là động vật chăn nuôi của các hộ dân cư.
- Thảm thực vật: ngoài đất thổ cư và canh tác, phần lớn diện tích còn lại đã
được trồng các loại cây công nghiệp như chè, quế, keo, bạch đàn,... phần rất ít để
hoang hoá. Nhìn chung thực vật trong vùng khá phát triển.
I.3- Đặc điểm kinh tế, nhân văn
I.3.1.Kinh tế - dân cư
Nhân dân sinh sống trong vùng Việt Thành - Nga Quán chủ yếu là người Kinh,
ít hơn là người Dao, Kao Lan, thường tập trung thành những bản làng, nghề chính là
trồng cây công, nông nghiệp, cây ăn quả; tình hình trật tự trị an ổn định; ở mỗi xã đều
có trường học, trạm xá khám chữa bệnh, có chợ để mua bán trao đổi hàng hoá, nhiều
dịch vụ nhỏ bán hàng tổng hợp phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân địa phương; ở
tất cả các làng bản đều có điện lưới Quốc gia.
I.3.2.Đặc điểm giao thông
Đến vùng mỏ có thể đi bằng đường bộ (TL151), đường sắt (ga Yên Bái hoặc ga
Cổ Phúc) và đường thuỷ (sông Hồng). Trong phạm vi vùng điều tra có đường tỉnh lộ
chạy dọc phía tây vùng điều tra từ Nam Cường đến Đào Thịnh, hệ thống giao thông
chủ yếu là đường đất lớn và đường mòn, mật độ thưa, phân bố không đồng đều,
thường tập trung ở khu dân cư, trên các triền núi không có hoặc rất ít đường mòn. Giao
thông, vận chuyển trong vùng khá thuận lợi.
Những thuận lợi khó khắn trong vùng công tác như sau :
- Thuận lợi: Công tác giao thông đến vùng khá thuận lợi bằng đường bộ, đường

sắt và có thể bằng đường thuỷ; gỗ chống cho các công trình khai đào có thể
-

mua trực tiếp của nhân dân ngay tại công trình, không phải vận chuyển xa.
Khó khăn: Trong diện tích vùng điều tra một phần là đất canh tác và thổ cư,

trên đó là nhà cửa, hoa màu; phần còn lại giao cho từng hộ gia đình quản lý
trồng các loại cây công nghiệp. Thực vật phát triển làm giảm mức độ lộ đá
gốc, gây trở ngại cho công tác địa chất, trắc địa, phải đền bù hoa màu khi thi
công các công trình khai đào, khoan máy.

6


7


I.4. Lịch sử nghiên cứu địa chất vùng và công tác thăm dò khai thác mỏ
Vùng nghiên cứu thuộc đới cấu trúc Sông Hồng, gồm các thành tạo biến chất
cổ, hoạt động kiến tạo, magma mạnh mẽ và phức tạp. Đã có nhiều công trình nghiên
cứu địa chất và khoáng sản, đáng kể nhất là các công trình nghiên cứu từ sau năm
1954 tới nay, đó là:
- Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 phần miền Bắc Việt Nam (Dovjicov A.E. và
n.n.k, 1965).
- Bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 200.000 tờ Yên Bái (Nguyễn Vĩnh và n.n.k, 1972).
Các công trình này mang tính chất tổng quát khu vực, nhưng đã xác định khá rõ
nét cấu trúc địa chất chung của vùng, phân chia các đá biến chất khu vực đới Sông
Hồng và xếp vào 2 hệ tầng: hệ tầng Núi Con Voi và hệ tầng Ngòi Chi, làm cơ sở và
định hướng cho các công tác điều tra địa chất, khoáng sản sau này. Về khoáng sản các
tác giả đã đề cập đến các thể pegmatit, felspat có thể sử dụng làm được nguyên liệu sứ
gốm, nhưng chưa tiến hành nghiên cứu về quy mô cũng như chất lượng của chúng.
- Công tác đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000, nhóm tờ Đoan Hùng - Yên Bình
(Hoàng Thái Sơn và n.n.k, 1997), phát hiện 3 điểm lộ pegmatit, đã xếp vào pha 2 phức
hệ Tân Hương, không lấy mẫu xác định chất lượng quặng.
Nhìn chung công tác điều tra địa chất trên đây đã nghiên cứu khá chi tiết các đá
biến chất khu vực và cấu trúc địa chất chung của vùng. Do mật độ điểm quan sát thưa

nên chưa phát hiện hết các biểu hiện khoáng sản, chưa quan tâm nghiên cứu đầy đủ về
quy mô cũng như chất lượng các thể pegmatit.
Năm 2009 để triển khai lập đề án Liên đoàn Địa chất Tây Bắc đã tiến hành khảo
sát thực địa trên diện tích 55km2 vùng Việt Thành – Nga Quán, đã phát hiện thêm
nhiều điểm lộ kaolin - felspat, phân tích 21 mẫu hoá, trong đó có 8 mẫu hoá felspat và
13 mẫu hoá kaolin bước đầu đã khoanh định được 16 thân khoáng kaolin và felspat.

8


Kết quả phân tích cho thấy các thân khoáng có chất lượng đạt yêu cầu làm nguyên liệu
sứ gốm.
Năm 2014 - 2016 Liên đoàn INTERGEO tiến hành điều tra, đánh giá trên diện
tích 55km2, với 4 khu đánh giá. Kết quả đã phát hiện thêm 18 thân khoáng kaolin –
felspat lớn nhỏ và làm rõ hơn cấu trúc của 16 thân khoáng cũ. Chúng tôi đã lựa chọn ra
18/34 thân khoáng để đánh giá tài nguyên cho các thân khoáng này.

9


CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
VÙNG TRẤN YÊN – YÊN BÁI
II.1. Đặc điểm địa chất, khoáng sản vùng Trấn Yên
II.1.1. Địa tầng
Vùng Việt Thành- Nga Quán, Trấn Yên, Yên Bái có các đá chủ yếu là đá phiến
kết tinh, xen kẹp các lớp, thấu kính mỏng quarzit, chúng đã được các Nhà Địa chất
trước đây xếp vào các hệ tầng Núi Con Voi và hệ tầng Ngòi Chi. Dọc theo các thung
lũng suối lớn có các trầm tích bở rời hệ Đệ Tứ
GIỚI PROTEROZOI

Hệ tầng Núi Con Voi (PP1nv)
Hệ tầng Núi Con Voi do Nguyễn Vĩnh và n.n.k (1972) xác lập trong quá trình
đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 tờ Yên Bái. Trong diện tích vùng điều tra chỉ gặp
các đá thuộc tập 2 hệ tầng Núi Con Voi (PPnv2)
Tập 2 (PPnv2): lộ ra ở đông bắc của vùng, tạo thành dải hẹp kéo dài theo
phương tây bắc- đông nam từ xã Việt Thành qua xã Hòa Cuông đến xã Minh Quán
Thành phần chủ yếu là gneis biotit, gneis - biotit - silimanit đá phiến thạch anh biotit xen kẹp lớp mỏng đá quarzit, đôi khi trong các đá trên có chứa ít granat, graphit.
Theo kết quả nghiên cứu trong công tác đo vẽ Bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản
tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Đoan Hùng - Yên Bình (Hoàng Thái Sơn và n.n.k, 1997) và
công tác đánh giá nguyên liệu sứ gốm vùng Văn Yên - Trấn Yên, Yên Bái, các đá tập 2
hệ tầng Núi Con Voi có đặc điểm thạch học như sau:
* Đặc điểm thạch học
+ Gneis biotit (± silimanit) màu trắng đục xen các dải màu nâu sẫm, hạt vừa
đến nhỏ, cấu tạo gneis, kiến trúc vảy - hạt biến tinh, thành phần khoáng vật gồm:

10


- Plagioclas (27 ÷ 40%) dạng tấm không hoàn chỉnh với kích thước 0,32 ÷ 1,28
mm thường tạo thành những thấu kính nhỏ, phân bố không đều, sắp xếp định hướng.
Trong plagioclas thường có bao thể thạch anh tròn hoặc gần tròn và các đám nhỏ
orthoclas; đôi chỗ plagioclas bị sericit hoá.
- Orthoclas (5 ÷ 17%) dạng hạt nhỏ đến trung bình, phân bố không đều, sắp xếp
định hướng, một số hạt có mầm albit nhỏ.
- Thạch anh (28 ÷ 32%) dạng hạt tha hình, kích thước 0,11 ÷ 1,13 mm, phân bố
không đều, thường lấp đầy khoảng trống giữa các hạt, tấm plagioclas, số ít dạng bao
thể trong plagioclas.
- Biotit (12 ÷ 23%) dạng vảy nhỏ 0,04 ÷ 1,0 mm, phân bố không đều , thường
tập trung thành đám nhỏ định hướng, một số vảy biotit bị clorit hoá từng phần hoặc
toàn phần.

- Silimanit (0 ÷ 18%) dạng sợi dài, kích thước 0,01 ÷ 0,05 mm, tập trung thành
bó hoặc dải xen với thạch anh và biotit.
- Muscovit (0 ÷ 3%) dạng vảy nhỏ nằm xen với biotit và silimanit.
- Granat (vài hạt) dạng méo mó, kích thước < 1 mm, phân bố rải rác, đơn lẻ.
Trong gneis đôi khi còn có vài hạt nhỏ monazit, zircon và apatit.
+ Đá phiến thạch anh - biotit bị migmatit hoá màu nâu xám, xen ít thấu kính và
dải mỏng màu trắng đục, hạt nhỏ mịn, cấu tạo phân phiến, kiến trúc vảy - hạt biến tinh,
thành phần khoáng vật gồm:
- Thạch anh (25 ÷ 60%) dạng hạt dài biến tinh, kích thước 0,1÷ 0,32 mm ,
thường tạo thành dải phân bố tương đối đều, sắp xếp song song định hướng.
- Biotit (20 ÷ 30%) dạng vảy nhỏ, tập trung thành dải hoặc đơn lẻ xen với thạch
anh, phân bố không đều, sắp xếp định hướng song song.
Ngoài ra trong đá còn có rất ít granat, zircon và apatit dạng hạt nhỏ nằm đơn lẻ.

11


Ranh giới dưới của tập không quan sát được, ranh giới trên khớp đều với các đá
thuộc tập 1 hệ tầng Ngòi Chi.
GIỚI PROTEROZOI
HỆ PALEO, MESO – PROTEROZOI (PP-MP)
Hệ tầng Ngòi Chi (PP-MP nc)
Hệ tầng Ngòi Chi do Trần Xuyên, Trần Tất Thắng và n.n.k (1990) xác lập trong
quá trình đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 tờ Bắc Quang - Mã Quan. Trong
diện tích vùng điều tra, hệ tầng Ngòi Chi phân bố khá rộng rãi, chiếm hầu hết diện tích
còn lại phía tây nam của vùng, được chia thành 2 tập.
a.Tập 1 (PP-MPnc1): lộ ra thành dải rộng từ 1,7 đến 2,5km, kéo dài theo phương
tây bắc đông nam từ xã Đào Thịnh qua Việt Thành, Hoà Cuông, Minh Quán đến xã
Cường Thịnh.
Thành phần gồm chủ yếu các đá phiến thạch anh – biotit, đá amphibolit, xen các

lớp mỏng, thấu kính quarzit chứa biotit, graphit, đá phiến thạch anh - biotit - silimanit.
Các đá của tập này thường bị các mạch migmatit? tiêm nhập có kích thước từ vài
milimet đến vài cm đôi khi đến 27m.
* Đặc điểm thạch học
+ Đá phiến thạch anh-biotit màu xám sẫm, khi bị phong hoá có màu nâu vàng,
hạt nhỏ đến mịn, cấu tạo phân phiến, kiến trúc vảy hạt biến tinh, thành phần khoáng
vật gồm:
- Thạch anh (25 ÷ 50%) thường có dạng hạt dài biến tinh bị vỡ thành những hạt
nhỏ có kích thước từ 0,01 ÷ 0,3 mm theo chiều ngang, tạo thành dải, thấu kính xen với
biotit, phân bố không đều, sắp xếp định hướng.
- Biotit (20 ÷ 45%) dạng vảy nhỏ, kích thước khoảng 0,01 ÷ 0,24 mm theo
chiều ngang, tập trung thành dải xen kẹp với các dải thạch anh, phân bố không đều,
sắp xếp định hướng.

12


- Silimanit (ít) dạng sợi nhỏ đến rất nhỏ có đốt, tập hợp thành đám hoặc đơn lẻ
rải rác.
- Felspat dạng hạt thấu kính nhỏ bị kaolin hoá, đôi khi bị tẩm ngấm hydroxyt
sắt.
- Zircon dạng hạt nhỏ tương đối tròn cạnh, nằm đơn lẻ rải rác.
+ Đá amphibolit thuộc tướng biến chất cao, kiến trúc cà nát, cấu tạo định
hướng, thành phần khoáng vật tạo đá chính là các hạt plagioclas, hornblend, rải rác có
các vảy biotit, các hạt quặng, sphen,v.v...các khoáng vật trên đều biến tinh, biến dạng,
xen kẽ không đều nhau, liên kết chặt chẽ với nhau, sắp xếp định hướng theo một
phương.
-

Plagioclas (andesin) dạng hạt méo mó, kích thước 0,3 – 1mm, không màu,

vẫn còn tươi, màu giao thoa trắng xám bậc 1, ứng lưỡng chiết suất 0,008. Hạt

-

có cấu trúc đới trạng rõ, hạt có song tinh liên phiến nét không đều.
Hornblend dạng hạt tha hình, méo mó, kích thước 0,4 – 1mm, bị actinolit hóa
mạnh, có màu xanh lục, đa sắc, tắt xiên, góc C^ Ng = 14o – 17o. Màu giao

-

thoa xanh bậc 2. Đôi chỗ hornblend bị chlorit hóa phần ven rìa.
Sphen vi hạt, dạng hình thoi, bầu dục, không màu, độ nổi cao, màu giao thoa
trắng bậc cao, sắc xà cừ. Sphen thường tụ thành đám hạt nhỏ là bao thể trong

-

các hạt hornblend.
Apatit dạng que nhỏ, không màu, tắt đứng, kéo dài âm L (-), màu giao thoa
xám tối bậc 1.

b. Tập 2 (PP-MPnc2): phân bố về phía tây của vùng rộng từ 2,2 đến 3,0 km, kéo
dài theo phương tây bắc đông nam từ xã Đào Thịnh qua Việt Thành, Hoà Cuông, Minh
Quán đến xã Cường Thịnh.
Thành phần thạch học gồm đá phiến thạch anh - biotit có granat, silimanit, đá
phiến thạch anh - turmalin, đá phiến thạch anh – silimanit - biotit, đá phiến thạch anh –
felspat - turmalin, xen kẹp các lớp mỏng hoặc thấu kính quarzit. Các đá của tập này
thường bị các mạch pegmatit tiêm nhập. Thành phần chủ yếu của mạch pegmatit là
felspat và thạch anh có kích thước từ vài milimet đến vài cm đôi khi lớn hơn 10m.

13



* Đặc điểm thạch học.
+ Đá phiến thạch anh – biotit – granat - silimanit có màu nâu, hạt nhỏ, rất cứng,
cấu tạo phân phiến, thuộc tướng amphibolit. Nổi trên nền hạt vảy nhỏ có các ban tinh
là các hạt granat, felspat kali, plagioclas, bao quanh các ban biến tinh là các hạt thạch
anh, xen các vảy biotit, các kim que nhỏ silimanit, rải rác có các hạt quặng, vi hạt
zircon. các khoáng vật trên xen kẽ nhau không đều, liên kết chặt chẽ với nhau, sắp xếp
định hướng theo một phương tạo cho đá có cấu tạo phiến.
+ Đá phiến thạch anh - turmalin có màu xám sáng hạt nhỏ, rất cứng, cấu tạo
phân phiến. Thành phần khoáng vật tạo đá chính la các hạt thạch anh xen các que nhỏ
turmalin, rải rác có các hạt quặng và vài hạt zircon. Các khoáng vật trên đều biến tinh,
biến dạng, xen kẽ nhau không đều, liên kết chặt chẽ với nhau, sắp xếp định hướng theo
một phương tạo cho đá có cấu tạo phiến.
Ranh giới dưới của hệ tầng Ngòi Chi chỉnh hợp với các đá của tập 2 hệ tầng Núi
Con Voi; ranh giới trên bị phủ bởi các trầm tích Đệ Tứ.
GIỚI KAINOZOI
Hệ Đệ Tứ không phân chia (Q)
Các trầm tích bở rời hệ Đệ tứ phân bố thành các dải hẹp dọc theo thung lũng các suối
lớn (suối Việt Thành, suối Minh Quán, ngòi Hoà Cuông, suối Cường Lỗ) kéo dài theo
phương tây bắc – đông nam và đông bắc – tây nam gần trùng với phương của các đứt
gãy có trong vùng. Thành phần gồm: cuội, sỏi, cát, sét, lẫn ít mảnh vụn đá gốc, chiều
dày từ 0,5 ÷ <6 m. Ngoài ra trên bề mặt các sườn, ở đáy các thung lũng cũng có các
trầm tích bở rời hệ Đệ Tứ với thành phần hỗn tạp, sắp xếp lộn xộn, bề dày mỏng
không ổn định.

II.1.2.Các thành tạo magma

14



Vùng Trấn Yên – Yên Bái có các thành tạo magma xâm nhập thuộc phức hệ
Cẩm Ân và phức hệ Tân Hương.
GIỚI PROTEROZOI
HỆ PALEO, MESO – PROTEROZOI (PP-MP)
Phức hệ Cẩm Ân (υPP-MPca)
Phức hệ do Hoàng Thái Sơn và n.n.k (1997) xác lập trong quá trình đo vẽ lập
bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Đoan Hùng - Yên Bình.
Các đá của phức hệ lộ ra thành các khối nhỏ dạng thấu kính nhỏ và dạng mạch kéo dài
theo phương cấu trúc chung. Phức hệ được phân chia thành hai pha:

* Pha1(υPP-MPca1) : gabro hornblend, pyroxen, đá gabro hornblend, granat.
* Đặc điểm thạch học:
Các đá đặc trưng cho phức hệ này gồm: đá gabro hornblend, pyroxen hạt vừa bị
ép, đá gabro hornblend, granat hạt nhỏ đến vừa bị ép.
Đá có thành phần khoáng vật tạo đá chính là các hạt plagioclas bazơ, xen ít hơn
là các hạt hornblend, các hạt pyroxen. Rải rác có các hạt apatit, quặng. Đá có kiến trúc
gabro tạo bởi các hạt hornblend, pyroxen các hạt plagioclas bazơ kết tinh đồng thời có
mức độ tha hình như nhau. Các khoáng vật trên xen kẽ nhau không đều, liên kết chặt
chẽ với nhau, sắp xếp định hướng theo một phương ( do bị ép ).
- Plagioclas ( labrador – bitaonit ) dạng hạt méo mó, kích thước 0,5- 2,5mm,
không màu, màu giao thoa trắng xám bậc 1, song tinh liên phiến nét không đều, có hạt
có cấu trúc đới trạng rõ thành phần ngả về labrado, chiếm 40 - 57%.
- Hornblend dạng hạt, tấm kém tự hình, kích thước 0,4-2,5 mm, màu xanh lục,
đa sắc, tắt xiên, góc C ^ Ng = 15° -27°. Đôi chỗ bị actinolit hóa yếu, chiếm 30-37%.
- Pyroxen( diopsitd) dạng hạt , tấm kém tự hình, không màu, kích thước 0.8-2.5
mm độ nổi cao, tắt xiên, góc C ^ Ng = 38°, có hai hệ thống cắt khai gần vuông góc,
màu giao thoa cao nhất xanh bậc 2, chiếm từ 0-15%.

15



- Apatit dạng hạt nhỏ, que, bàu dục, bán tròn, kích thước 0,05-0,1mm, không
màu, độ nổi cao, tắt đứng, kéo dài âm, màu giao thoa xám tối bậc 1.
- Biotit vảy nhỏ, màu nâu, đa sắc, tắt đứng, kéo dài dương, màu giao thoa đỏ
bậc 3.
- Sphen hạt nhỏ, dạng phong bì, hạt bán phong bì, kích thước < 0,1mm, màu
phớt nâu, độ nổi cao, màu giao thoa trắng bậc cao.
- Granat dạng hạt bán tròn, méo mó, kích thước 0,4 – 1,2 mm, không màu, độ
nổi cao, có chứa bao thể Thạch anh nhỏ, đẳng hướng dưới hai nicon vuông góc.

*Pha 2: (δPP-MPca2): diorit, diorit chứa thạch anh.
Theo kết quả nghiên cứu trong công tác đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra
khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 nhóm tờ Đoan Hùng - Yên Bình (Hoàng Thái Sơn và n.n.k,
1997), các đá của pha 2 phức hệ Cẩm Ân có đặc điểm như sau:
- Diorit hornblend, diorit chứa thạch anh: đá có màu trắng xám xen các đám
màu lục, lục nâu, hạt vừa đến nhỏ, kiến trúc hạt bán tự hình. Cấu tạo khối đến định
hướng. Thành phần khoáng vật: Plagiocals: 60-70%; hornblend: 03-35%; thạch anh: 07%, khoáng vật phụ: apatit, sphen, ilmenit, magnetit(?).
GIỚI MEZOZOI
HỆ TRIAS – THỐNG TRÊN
Phức hệ Tân Hương (ρT3nth)
Phức hệ do Hoàng Thái Sơn và n.n.k (1997) xác lập trong quá trình đo vẽ lập
bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Đoan Hùng - Yên Bình.
Các đá của phức hệ lộ ra thành các khối nhỏ với chiều rộng vài chục mét, chiều
dài vài trăm mét, có xu hướng chung kéo dài theo phương tây bắc – đông nam; phân
bố rải rác khắp vùng. Phức hệ được phân chia thành hai pha là pha 1- pha xâm nhập và
pha 2 - pha đá mạch.
a. Pha 1 (γT3nth1):

16



Trong diện tích điều tra các đá pha 1 phức hệ Tân Hương lộ ra 3 khối nhỏ ở phía
tây bắc và phía tây nam của vùng, diện lộ dạng thấu kính nhỏ, thành phần gồm granit
biotit, granit biotit có silimanit.
*Đặc điểm thạch học.
+ Granit biotit: đá có màu trắng đục lẫn màu nâu đen, hạt nhỏ đến vừa, đôi nơi
có kiến trúc porphyr. Thành phần khoáng vật tạo đá chính là các hạt plagioclas, thạch
anh, felspat kali , xen rải rác có các vảy biotit, các que nhỏ silimanit vài hạt quặng. đá
có kiến trúc hạt nửa tự hình tàn dư tạo bởi các khoáng vật biotit, silimanit tự hình nhất,
đến plgioclas dạng lăng trụ, tha hình hơn là felspat kali, thạch anh tha hình hơn cả. các
khoáng vật trên xen kẽ không đều nhau, liên kết chặt chẽ với nhau, sắp xếp lộn xộn tạo
cho đá có cấu tạo khối.
- Plagioclas (oligoclas -andesin) dạng lăng trụ tàn dư, kích thước 1-2.5mm,
không màu, màu giao thoa trắng xám bậc 1. nhiều hạt bị phong hóa tạo lỗ hổng mang
giả hình lăng trụ plagioclas tàn dư.
- Thạch anh tha hình , dạng tấm hạt méo mó, kích thước 1-3 mm không màu,
màu giao thoa trắng xám bậc 1, ứng lưỡng chiết suất 0,009, 1 trục dương.
- Felspat kali ( orthoclas ) tấm rộng tha hình, kích thước 2.5-5mm, không màu,
bị sét hóa lấm tấm màu nâu bẩn, màu giao thoa trắng xám bậc 1, ứng lưỡng chiết suất
0,007.
- Biotit vảy nhỏ, màu nâu, bị chlorit hóa ven rìa.
- Silimanit que kim nhỏ, không màu, có đốt ngang, tắt đứng, kéo dài dương,
màu giao thoa cao nhất vàng bậc 2. silimnit thường tạo thành dải kéo dài

b. Pha 2 (ρT3nth2):
Pha 2 phức hệ Tân Hương gồm các mạch, thấu kính pegmatit chiều dài từ vài
mét đến hàng chục mét, bề dày từ vài centimet đến vài chục mét, phân bố khắp vùng
đánh giá với mật độ khác nhau.


17


*Đặc điểm thạch học:
+ Pegmatit bị cà ép yếu đến mạnh, kiến trúc tấm hạt tàn dư, cấu tạo định hướng,
các khoáng vật bị dập vỡ phần ven rìa, nhiều chỗ còn nhiều tấm khoáng vật lớn, các
khoáng vật bị ép định hướng theo một phương. Thành phần khoáng vật tạo đá chính là
các hạt plagioclas, felspat kali, rải rác có các hạt thạch anh,v.v... Các khoáng vật trên
xen kẽ không đều nhau, liên kết chặt chẽ với nhau, sắp xếp có xu hướng định hướng
theo phương.
- Plagioclas (oligolas) dạng tấm khá tự hình, kích thước 0,5 – 1mm, không màu,
màu giao thoa trắng xám bậc 1, ứng lưỡng chiết suất 0,008. Song tinh liên phiến khá
thanh nét.
- Felspat kali (orthoclas) dạng tấm rộng tha hình, kích thước 0,4 – 2mm, không
màu, bị sét hóa lấm tấm có màu nâu trên mặt, màu giao thoa trắng xám bậc 1, ứng
lưỡng chiết suất 0,007.
- Thạch anh hạt nhỏ, bị ép kéo dài theo phương ép nén, kích thước <0,8mm,
không màu giao thoa trắng xám bậc 1, ứng lưỡng chiết suất 0,009, tắt sáng làn sóng
mạnh.
- Granat hạt nhỏ, bán tròn, kích thước 0,8 – 1,6mm, không màu, độ nổi cao, bề
mặt có nhiều khe nứt cắt ngang dọc, đẳng hướng dưới hai nicon vuông góc, một số hạt
bị phong hóa tạo lỗ hổng.
Theo kết quả nghiên cứu trong công tác đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra
khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 nhóm tờ Đoan Hùng - Yên Bình (Hoàng Thái Sơn và n.n.k,
1997), và kết quả điều tra đánh giá vừa qua thấy rằng trong vùng tồn tại hai loại
pegmatit sau:
+ Pegmatit hỗn nhiễm thành phần tương tự như đá pegmatit nhưng có lẫn một
lượng đáng kể silimanit, biotit.
+ Pegmatit trao đổi: các đá này thành tạo do dung thể pegamtit có quá trình lấy
nhôm từ đá phiến kết tinh, gneis giàu silimanit và khuyếch tán silic, kali vào đá vây

quanh (lát mỏng VN.20/1).

18


Tuổi của phức hệ Tân Hương được Hoàng Thái Sơn xếp vào sát trước Nori, trên
cơ sở phân tích đồng vị phóng xạ là 195 ± 12 triệu năm.
Tuổi của các hệ tầng đá biến chất và các phức hệ đá magma kế thừa Bản đồ địa
chất và khoáng sản tỉ lệ 1/200.000 tờ Yên Bái đã được Cục Địa chất và Khoáng sản
hiệu đính và xuất bản năm 2003.
II.1.3. Hoạt động kiến tạo
II.1.3.1. Biến chất khu vực
Vùng Trấn Yên, Yên Bái nằm trong đới cấu trúc Sông Hồng, đặc trưng bởi các
đá biến chất khu vực cao, các công trình nghiên cứu trước đây đã xác định tướng biến
chất là amphibolit và có thể tới phần thấp của tướng granulit.
II.1.3.2. Hoạt động migmatit
Hoạt động migmatit khá phổ biến trên khắp cả vùng, hầu hết các đá phiến kết
tinh và gneis biotit thuộc hệ tầng Núi Con Voi và hệ tầng Ngòi Chi đều bị migmatit
hoá ở các mức độ khác nhau, thông thường ở gần các thân pegmatit và dọc theo các
đứt gãy có hoạt động migmatit mạnh hơn. Phần mới (pegmatit) màu trắng đục xuyên
nhập vào phần cũ (đá phiến) sẫm màu ở dạng các ổ đẳng thước, dạng thấu kính và
dạng mạch, nhiều nơi các mạch migmatit bị uốn cong tạo những nếp uốn nhỏ.
II.1.3.3. Cấu trúc địa chất
a.Khe nứt
Toàn bộ diện tích của vùng thuộc đới cấu trúc Sông Hồng; theo kết quả đo vẽ lập
bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000 cùng với tài liệu thực tế thu thập được cho thấy cấu
trúc chung của vùng Trấn Yên-Yên Bái là cánh phía tây của phức nếp lồi Núi Con
Voi; bị các đứt gãy cắt xén và gây dịch chuyển. Hầu hết các đá có thế nằm từ 20
đến 600. Các đới phá hủy kiến tạo bị bào mòn hình thành các thung lũng phân cắt
hiện tại. Đứt gãy quan sát thấy bề mặt đá phiến bị nứt nẻ mạnh, các hệ thống khe

nứt phát triển phương tây bắc- đông nan và đông bắc- tây nan cắm về tây nam góc
dốc từ 65 đến 80o.
b.Đứt gãy

19


Hệ thống đứt gãy trong vùng gồm hai hệ thống có phương tây bắc – đông nam;
đông bắc – tây nam.
+ Hệ thống đứt gãy có phương tây bắc – đông nam gồm 3 đứt gãy kéo dài vài
chục km từ phía tây bắc đến phía đông nam của vùng. Các đứt gãy này đều là đứt gãy
thuận có mặt trượt nghiêng về tây nam với góc dốc 50 – 80 0. Các thể magma xâm nhập
trong vùng hầu hết đều phân bố dọc theo phương của hệ thống đứt gãy này.
+ Hệ thống đứt gãy có phương đông bắc – tây nam gồm 5 đứt gãy; đây là các đứt
gãy nội đới; hầu hết là đứt gãy thuận có mặt trượt nghiêng về đông nam với góc dốc
60 – 700. Hệ thống đứt gãy này cắt xén và gây dịch chuyển các đứt gãy thuộc hệ thống
có phương tây bắc – đông nam.
c. Hoạt động uốn nếp
Vùng Trấn Yên nằm trên cánh tây nam của phức nếp lồi Núi Con Voi, các đá có
thế nằm chung cắm nghiêng về tây nam với góc dốc 10 ÷ 60 0, đôi khi chúng bị vò
nhàu đáng kể, tạo các vi uốn nếp.
II.1.4.KHOÁNG SẢN
Khoáng sản vùng Trấn Yên, Yên Bái chủ yếu là nguyên liệu sứ gốm.
Kết quả đánh giá đã xác nhận khu nghiên cứu có tài nguyên lớn về nguyên liệu
kaolin và felspat. Các thân khoáng có quy mô lớn, dày đến hàng chục mét, kéo dài đến
hàng trăm mét. Các thân khoáng nằm giả chỉnh hợp trong các tập đá phiến thạch anh –
biotit, đôi khi là amphibolit thuộc hệ tầng Ngòi Chi (PP-MP nc), thường có thế nằm
thoải 25 – 300; khi pegmatit bị phong hóa, phần thân khoáng phân bố gần bề mặt địa
hình tạo nên nguyên liệu khoáng kaolin, còn phần sâu chưa bị phong hóa là nguyên
liệu felspat.


II.4.1.Đặc điểm kaolin
Các thân khoáng kaolin được hình thành trong quá trình phong hoá các thân
pegmatit? giàu felspat, thường phân bố đến độ sâu đến 3 – 15m, cá biệt đến 42,7m
(TK.11a). Các hạt thạch anh sót lại có kích thước từ 0,1 – 5cm và tinh thể felspat có

20


kích thước từ 0,1-10cm, cá biệt lên tới 20 cm. Các thân khoáng nằm ngay tại bề mặt
địa hình, có góc dốc thoải, có điều kiện khai thác khá thuận lợi.
Thành phần khoáng vật chủ yếu gồm kaolinit 30 ÷ 43% lẫn các vụn, sạn thạch
anh 14 ÷ 26%, felspat 13 ÷ 34%, Illit 12-20%, ít Gơtit và Clorit.
Độ trắng đạt từ 59,9% đến 68,7% trung bình đạt 65,1%.
Độ chịu lửa của kaolin từ 1480oC đến 1510oC trung bình 1495oC.
Thể trọng kaolin từ 1,45 – 1,78 T/m3 trung bình 1,63 T/m3
II.1.4.2.Đặc điểm felspat
Các thân khoáng felspat thực chất là phần các thân pegmatit? giàu felspat chưa
bị phong hóa, thường tồn tại phía dưới các thân khoáng kaolin. Thành phần nguyên
liệu felspat nguyên khai gồm: chủ yếu là felspat, thạch anh, một số ít là granat, pyrit,
galen…
Các nguyên tố hiếm chứa rất ít, bao gồm: Cd = <2ppm, La = <5 – 6ppm, Ce =
18-35ppm, Sb < 10ppm, Li = 16-22ppm.
Thể trọng felspat từ 2,51 – 2,65 T/m3 trung bình 2,60 T/m3
Felspat màu trắng đục, hạt vừa, rất cứng, cấu tạo định hướng, cỡ hạt từ vài mm
đến 10 cm.

II.2- Đặc điểm địa chất khu Đồng Phương
II.2.1. Vị trí địa lí, tọa độ, diện tích khu Đồng Phương


21


Khu Đồng Phương thuộc địa phận các xã Minh Quán, Cường Thịnh, Nga Quán,
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, có diện tích 7,1km 2 được giới hạn bởi các điểm góc có
toạ độ như sau:
Bảng 1.2 Tọa độ và diện tích khu Đồng Phương

Tên
điểm

Hệ tọa độ VN 2000, kinh
tuyến 105000’ múi 60

Hệ tọa độ VN 2000, kinh
tuyến 104,75000’ múi 30

X(m)

Y(m)

X(m)

Y(m)

20

2 405 940

483 520


2 406 656

509 372

21

2 407 461

485 581

2 408 181

511 431

22

2 406 340

487 064

2 407 063

512 917

23

2 403 443

485 389


2 404 161

511 245

Diện tích (km2)

7,1km2

II.2.2- Địa tầng
a. Hệ tầng Ngòi Chi (PP-MPnc)

Trong phạm vi khu Đồng Phương chủ yếu lộ ra các đá biến chất thuộc hệ tầng
Ngòi Chi, và một số trầm tích bở rời hệ Đệ Tứ.
Hệ tầng Ngòi Chi (PP-MPnc1)
+ Tập 1 hệ tầng Ngòi Chi (PP- MPnc1): Lộ ra thành dải hẹp ở phía đông đông
bắc, diện tích khoảng 0,7km2, kéo dài theo phương tây bắc đông nam từ xã Minh
Quán đến xã Cường Thịnh
Thành phần gồm chủ yếu các đá phiến thạch anh - biotit, xen các lớp mỏng,
thấu kính quarzit chứa biotit, đá phiến thạch anh - biotit - silimanit. Các đá của tập này
thường bị các mạch pegmatit? tiêm nhập có kích thước từ vài milimet đến vài cm đôi
khi đến 10m.
* Đặc điểm thạch học
+ Đá phiến thạch anh biotit màu xám sẫm, khi bị phong hoá có màu nâu vàng, hạt
nhỏ đến mịn, cấu tạo phân phiến, kiến trúc vảy hạt biến tinh, thành phần khoáng vật
gồm:

22



- Thạch anh (25 ÷ 50%) thường có dạng hạt dài biến tinh bị vỡ thành những hạt
nhỏ có kích thước từ 0,01 ÷ 0,3 mm theo chiều ngang, tạo thành dải, thấu kính xen với
biotit, phân bố không đều, sắp xếp định hướng.
- Biotit (20 ÷ 45%) dạng vảy nhỏ, kích thước khoảng 0,01 ÷ 0,24 mm theo chiều
ngang, tập trung thành dải xen kẹp với các dải thạch anh, phân bố không đều, sắp xếp
định hướng.
- Silimanit (ít) dạng sợi nhỏ đến rất nhỏ có đốt, tập hợp thành đám hoặc đơn lẻ
rải rác.
- Felspat dạng hạt thấu kính nhỏ bị kaolin hoá, đôi khi bị tẩm ngấm hydroxyt sắt.
- Zircon dạng hạt nhỏ tương đối tròn cạnh, nằm đơn lẻ rải rác.
+ Đá phiến thạch anh biotit silimanit màu xám nâu, khi bị phong hoá có màu nâu
vàng, hạt nhỏ đến mịn, cấu tạo phân phiến, kiến trúc vảy - sợi biến tinh, thành phần
khoáng vật gồm:
- Thạch anh (48 ÷ 50%) dạng hạt dài biến tinh, thường bị dập vỡ thành các hạt
nhỏ, kích thước 0,08 ÷ 0,64 mm theo chiều ngang, thường tập hợp thành dải hoặc thấu
kính nằm xen với biotit, silimanit; phân bố không đều, sắp xếp định hướng.
- Biotit (28 ÷ 30%) dạng vảy nhỏ, kích thước 0,1 ÷ 0,76 mm theo chiều ngang, tập
trung thành đám, dải xen với thạch anh, silimanit; phân bố không đồng đều sắp xếp
định hướng.
- Silimanit (16 ÷ 20%) dạng sợi dài có đốt, tắt thẳng, kích thước 0,01 ÷ 0,16 mm
theo chiều ngang, tập trung thành dải đan xen mật thiết với biotit, thạch anh; phân bố
không đều, sắp xếp song song định hướng.
- Felspat dạng hạt thấu kính nhỏ.
- Monazit màu vàng nhạt, dạng hạt nhỏ méo mó, phân bố đơn lẻ rải rác.
- Zircon dạng hạt nhỏ tương đối tròn cạnh nằm đơn lẻ rải rác.
Ranh giới dưới của tập chỉnh hợp với các đá của tập 2 hệ tầng Núi Con Voi, ranh
giới trên bị phủ bởi các trầm tích Đệ Tứ.
Ranh giới dưới của tập nằm ngoài diện tích nghiên cứu, ranh giới trên bị phủ bởi
các trầm tích Đệ Tứ và có quan hệ kiến tạo với các đá thuộc tập 2. Bề dày của tập
trong khu đồng phương khoảng 300 m.


23


+ Tập 2 hệ tầng Ngòi Chi (PP-MPnc2): Phân bố khá rộng rãi, chiếm hầu hết
diện tích còn lại của vùng, khu vực này đá tươi lộ rất ít, chúng tôi đối sánh với khu
Đôn Bản ở ngay phía bắc của vùng.
Thành phần thạch học gồm đá phiến thạch anh-biotit có granat, silimanit, đá
phiến thạch anh - turmalin, đá phiến thạch anh-silimalit-biotit, đá phiến thạch anhfelspat- turmalin, xen kẹp các lớp mỏng hoặc thấu kính quarzit. Các đá của tập này
thường bị các mạch pegmatit tiêm nhập. Thành phần chủ yếu của mạch pegmatit là
felspat và thạch anh có kích thước từ vài milimet đến vài cm đôi khi lớn hơn.
* Đặc điểm thạch học
+ Đá phiến thạch anh-biotit-granat-silimalit có màu nâu, hạt nhỏ, rất cứng, cấu tạo
phân phiến. Nổi trên nền hạt vảy nhỏ có các ban tinh là các hạt granat, felspat kali,
plagioclas, bao quanh các ban biến tinh là các hạt thạch anh, xen các vảy biotit, các
kim que nhỏ silimanit, rải rác có các hạt quặng, vi hạt zircon; các khoáng vật trên xen
kẽ nhau không đều, liên kết chặt chẽ với nhau, sắp xếp định hướng theo một phương
tạo cho đá có cấu tạo phiến.
+ Đá phiến thạch anh-turmalin có màu xám sáng hạt nhỏ, rất cứng, cấu tạo phân
phiến. Thành phần khoáng vật tạo đá chính là các hạt thạch anh xen các que nhỏ
turmalin, rải rác có các hạt quặng và vài hạt zircon. Các khoáng vật trên đều biến tinh,
biến dạng, xen kẽ nhau không đều, liên kết chặt chẽ với nhau, sắp xếp định hướng theo
một phương tạo cho đá có cấu tạo phiến.
Tuổi Proterozoi của các hệ tầng đá biến chất kế thừa từ Bản đồ địa chất và khoáng
sản tỉ lệ 1:200.000 tờ Yên Bái đã được Cục Địa chất và Khoáng sản hiệu đính và xuất
bản năm 2003.
Trong diện tích đánh giá không quan sát được ranh giới dưới của tập, ranh giới
trên bị phủ bởi các trầm tích Đệ tứ. Bề dày của tập 530 m.
b. Hệ Đệ tứ
Các trầm tích bở rời hệ Đệ tứ phân bố thành các dải hẹp dọc theo thung lũng các

suối lớn, tổng diện tích lộ khoảng 0,25 km 2. Thành phần gồm: cuội, sỏi, cát, sét, lẫn ít,
chiều dày từ 0,5 ÷ <6 m. Ngoài ra, các bề mặt sườn đồi bị phủ bởi tích tụ eluvi, deluvi
và vỏ phong hóa có bề dày lớn.

II.2.2- Magma xâm nhập

24


Phức hệ Tân Hương - pha 2 (ρT3nth2)
Pha 2 phức hệ Tân Hương gồm các mạch, thấu kính pegmatit chiều dài từ vài
mét đến hàng chục mét, bề dày từ vài mét đến vài chục mét, phân bố khắp vùng điều
tra với mật độ khác nhau.
Phức hệ Cẩm Ân – pha 1 (υPP-MP ca1)
Pha 1 phức hệ Cẩm Ân gồm các đá: gabro hornblend, pyroxen hạt vừa bị ép;
đá gabro hornblend, có granat; so sánh thành phần thạch học các đá trong khu vực
tương đồng với các đá ở thuộc khu Đồng Phương.
II.2.3- Khoáng sản
Kết quả thi công đã khoanh định và đánh giá được 13 thân khoáng lớn nhỏ
bằng: lộ trình địa chất, các công trình hào, vết lộ, công trình khoan. Các thân khoáng
kaolin – felspat có phương kéo dài chủ yếu là tây bắc- đông nam, tồn tại dưới dạng
thấu kính, chuỗi thấu kính. Bề dày các thân khoáng từ 2,5m đến 14,09 m, chiều dài từ
700 m ÷ 800 m. Phần trên mặt hầu hết các thân khoáng đã bị phong hoá tạo thành
kaolin có hàm lượng Al2O3 từ 20,42% ÷ 35,66%, Fe2O3 từ 0,31% ÷ 1,80%; độ sâu
phong hoá từ 4 ÷ 42,7 m (tính từ bề mặt địa hình). Dưới kaolin là felspat còn tươi,
hoặc bị phong hoá yếu, có hàm lượng K2O + Na2O từ 8,39% ÷ 9,91%, Fe2O3 từ
0,34% ÷ 0,82%.
II.3. Các công tác địa chất được tiến hành
II. 2.4.1 Công tác trắc địa
Công tác trắc địa được tiến hành nhằm cung cấp tài liệu địa hình phục vụ công

tác thăm dò, tính trữ lượng và thiết kế khai thác mỏ.
* Mục tiêu: công tác trắc địa phục vụ điều tra đánh giá tiềm năng nguyên liệu
kaolin và felspat vùng Việt Thành - Nga Quán, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, theo hệ
tọa độ Nhà nước VN2000 kinh tuyến trục 104045` múi 30, độ cao Hòn Dấu – Hải
Phòng.

* Nhiệm vụ:

25


×