Tải bản đầy đủ (.docx) (308 trang)

nghiên cứu cấu trúc địa chất vùng biển nước sâu (trên 200m nước ) nam việt nam làm cơ sở khoa học để tìm kiếm tài nguyên khoáng sản liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.14 MB, 308 trang )

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA VẬT
LÝ BIỂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2010

BÁO CÁO THỐNG KÊ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. THÔNG TIN CHUNG
1.

Tên đề tài: Nghiên cứu cấu trúc địa chất vùng biển nước sâu (trên 200m)

Nam Việt Nam làm cơ sở khoa học để tìm kiếm khoáng sản liên quan (Đến vĩ tuyến
160N và kinh độ 1130E)
- Mã số KC09.18/06-10
- Thuộc Chương trình: Khoa học và Công nghệ biển phục vụ phát triến
bền vững kinh thế-xã hội, Mã số KC09/06-10
2. Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thế Tiệp
- Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên cao cấp
- Chức vụ: Viện trưởng
- Điện thoại: 04.38363980

Fax: 04.37561647

- Đơn vị công tác: Viện Địa chất và Địa vật lý - Viện KH&CN VN
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Địa chất và Địa vật lý biển - Viện Khoa học và


công nghệ Việt Nam
- Địa chỉ: 18 - Hoàng Quốc Việt - Nghĩa Đô - Cầu Giấy - Hà Nội
- Điện thoại: 04.38363980

Fax: 04. 37561647


II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện:
- Theo Hợp đồng ký kết từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 10 năm 2010
- Thực tế thực hiện: từ tháng 8/năm 2008 đến tháng 10/năm 2010
- Được gia hạn (nếu có): Không
- Lần 1 từ tháng…. năm…. đến tháng…. năm….
2. Kinh phí và sử dụng kinh phí:
a) Tổng số kinh phí thực hiện: 6020 triệu đồng, trong đó:
+ Kính phí hỗ trợ từ NSKH: 6020 triệu đồng.
+ Kinh phí từ các nguồn khác: không triệu đồng.
+ Tỷ lệ và kinh phí thu hồi đối với dự án (nếu có): Không
b) Tình hình cấp và sử dụng kinh phí từ nguồn NSKH:
Theo kế hoạch
Số

Thực tế đạt được

Thời gian

Kinh phí

Thời gian


Kinh phí

T

(Tháng,

(Tr.đ)

(Tháng, năm)

(Tr.đ)

T

năm)

1

2008

2.000

27/8/2008

1.400

2

2009


3.055

27/5/2009

2.558

3

2010

965

14/4/2010

1.443

10/9/2010

619

Cộng

Ghi chú
(Số đề
nghị quyết
toán)

6020

6020


6020


c) Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi:
Đối với đề tài:
Số
T
T
1

Nội dung
các khoản
chi
Trả công lao động

Đơn vị tính: Triệu đồng
Theo kế hoạch
Tổng

NSKH

Nguồn

Thực tế đạt được
Tổng

NSKH

Nguồn


khác

khác

3760

3760

3760

3760

110

110

110

110

1520

1520

1520

1520

630


630

630

630

6020

6020

6020

6020

(khoa học, phổ
thông)
2

Nguyên, vật liệu,
năng lượng

3

Thiết bị, máy móc

4

Xây dựng, sửa
chữa nhỏ


5

Chi khác
Tổng cộng

3. Các văn bản hành chính trong quá trình thực hiện đề tài/dự án:
Số
T
T1

2

Số, thời gian
ban hành văn

Tên văn bản

bản
QĐ.3090/QĐ-

Phê duyệt tổ chức, cá nhân

BKHCN ngày

trúng tuyển chủ trì đề tài thuộc

24/12/2007

CT.KKC09/06-10


QĐ,315?QĐ-

Về Phê duyệt kinh phí các đề

BKHCN ngày

tài cấp Nhà nước

10/3/2008

Ghi chú


4. Tổ chức phối hợp thực hiện đề tài, dự án:
Số
T
T
1

Tên tổ chức

Tên tổ chức

Nội dung

Sản phẩm

đăng


đã tham gia

tham gia

chủ yếu

thực hiện

chủ yếu

đạt được

Viện Dầu khí

- Phân tích

Địa tầng địa

địa chấn

chấn, các sơ

thăm dò

đồ cấu trúc



theo Thuyết
minhDầu khí

Viện

các tầng
2

Đại học Mỏ

Đại học Mỏ Địa

Nghiên cứu

Sơ đồ cấu

Địa chất

chất

cấu trúc địa

trúc móng,

chất

mái trầm
tích

3

4


5

Đại học khoa

Viện Hải dương

Thu thập và

Kết quả

học tự nhiên

học

phân tích

phân tích

mẫu địa chất

độ hạt, hóa

Liên đoàn địa

Tổng Hội Địa

Xây dựng

Bản đồ địa


chất biển

chất Việt Nam

bản đồ địa

chất, sơ đồ

chất và

dự báo

khoáng sản

khoáng sản
Kết quả

Viện nghiên

Viện Hóa học –

Phân tích

cứu

VKHCNVN

mẫu silicat và phân tích

KHCN&TK

dầu khí

quặng

silicat,
quặng

Ghi
chú
*


6

Viện Địa chất

Hội Khoa học Kỹ

Thu thập

Tài liệu độ

VKHCNVN

thuật biển Việt

phân tích và

sâu, địa


nam

tổng hợp tài

hình, trầm

liệu đo sâu

tích tầng
mặt

7

Đoàn đo đạc ,

Khảo sát địa

Số liệu đo

biên vẽ hải đồ và

chất khu vực

sâu

nghiên cứu biển -

trọng điểm

Bộ TL Hải Quân


8

Công ty cổ phần

Phân tích tuổi Tuổi tuyệt

Địa chất Nam Bộ

tuyệt đối C14

đối của
trầm tích
đáy biển

5. Cá nhân tham gia thực hiện đề tài, dự án:
(Người tham gia thực hiện đề tài thuộc tổ chức chủ trì và cơ quan phối hợp, không
quá 10 người kể cả chủ nhiệm)
Số
T
T
1

2

Tên



Tên cá nhân


Nội

Sản phẩm

Gh

nhân

đăng

đã tham gia

dung

chủ yếu

i



theo

thực hiện

tham gia

đạt được

ch

ú

Thuyết
TS.
Nguyễn

TS. Nguyễn Thế

chính
Thành
lập

Bản đồ địa

Thế Tiệp

Tiệp

bản đồ địa

mạo

mạo

BC tổng hợp

TSKH. Lê Duy

Nghiên cứu


BC kiến tạo

Bách

kiến tạo


3
4
5
6
7

8

TS. Phùng

TS. Phùng Văn

Xây dựng bản Bản đồ cấu

Văn Phách

Phách

đồ cấu trúc

trúc

TS.Hoàng


TS. Nguyễn

Phân tích

Kết quả phân

Văn Quý

Ngọc Anh

mẫu địa chất

tích

TS. Nguyễn

TS. Trịnh Thế

Thu thập mẫu Kết quả phân

Văn Vượng

Hiếu

và phân tích

TS. Phạm

TS. Trần Tuấn


Xây dựng bản Bản đồ trọng

Tích Xuân

Dũng

đồ trọng lực

lực

TSKH.

TSKH. Nguyễn

Bản đồ địa

Bản đồ địa

Nguyễn Biểu

Biểu

chất

chất

- Sơ đồ dự

- Sơ đồ dự


báo khoáng

báo khoáng

sản

sản

tích mẫu

TS. Nguyễn

TS. Nguyễn Thế

Phân tích địa

Địa tầng địa

Thế Hùng

Hùng

chấn 2D

chấn.
- các sơ đồ
cấu trúc các
tầng


9

KS. Lê Đình

KS. Lê Đình

Xây dựng bản Bản đồ độ

Nam

Nam

đồ độ sâu

sâu

PGS.TS.Nguyễn

Phân tích

Kết quả phân

Khắc Lam

mẫu silicat

tích

TS. Lê Trâm


Xây dựng bản Bản đồ từ

10
11

đồ từ
12

TS. Đỗ Chiến

TS. Đỗ Chiến

Xây dựng bản Bản đồ từ

Thắng

Thắng

đồ từ khu vực khu vực


13
14

15
16

Ths. Doãn Thế

Xây dựng bản Bản đồ từ


Hưng

đồ từ khu vực khu vực

TS. Trần Hữu

Phân tích địa

Thân

chấn và sơ đồ trúc, sơ đồ

Các sơ đồ cấu

phân bố dầu

phân bố dầu

khí và băng

khí và băng

cháy

cháy

Ths. Trần Anh

Xây dựng cơ


Cơ sở dữ liệu

Tuấn

sở dữ liệu

CN. Trần Xuân

Tham gia xây Bản đồ địa

Lợi

dựng bản đồ

mạo

địa mạo
17

CN. Trần Hoàng

Tham gia

Các báo cáo

Yến

nghiên cứu


chuyên đề

KTHT
6. Tình hình hợp tác quốc tế:
+) Viện Hải dương học Thái Bình dương thuộc Viện hàn lâm khoa học
CHLB Nga - Tại Viễn Đông (POI-FEB RAS)
Trao đổi tài liệu về địa chất, địa vật lý, mẫu địa chất.
- Ứng dụng phương pháp từ trong tìm kiếm khoáng sản.
- Đào tạo cán bộ
- Đã thành lập được phòng thí nghiệm liên danh Việt- Nga về địa chất và
địa vật lý biển
+)Viện Địa chất và khoáng sản Hàn Quốc (KIGAM ), TAIJON - KOREA
- Trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu thăm dò khoáng sản biển sâu.


7. Tình hình Hội thảo
- Hội thảo lần thứ nhất: tháng 10 năm 2008 tại TP. Hạ Long
Nội dung về: Địa chất, kiến tạo, cấu trúc khu vực nghiên cứu
- Hội thảo lần 2: tháng 9 năm 2010 tại Thanh Thủy - Phú Thọ
Nội dung: Địa mạo, địa chất, cấu trúc, tiềm năng khoáng sản
8. Tóm tắt nội dung công việc chủ yếu của đề tài:
- Tổng hợp, đánh giá các tài liệu địa chất và địa vật lý khu vực nghiên cứu
- Phân tích bổ sung tài liệu địa chấn thăm dò 2D khu vực biển sâu
- Khảo sát khu vực trọng điểm thuộc sườn lục địa Nam Trung Bộ (Đông bể
Phú Khánh và Tư Chính - Vũng Mây).
- Xây dựng bản đồ về địa chất khoáng sản làm cơ sở xác lập các luận cứ
khoa học cho thăm dò tìm kiếm khoáng sản:
- Nghiên cứu kiến trúc - hình thái địa hình và mối liên quan của chúng với
quy luật phân bố khoáng sản.
- Nghiên cứu đặc điểm kiến tạo địa động lực và ảnh hưởng của chúng trong

việc thành tạo khoáng sản biển sâu.
- Nghiên cứu các trường dị thường địa vật lý và mối liên quan chúng với
khoáng sản (Trường từ, trọng lực, địa chấn...)
- Xây dựng các luận cứ khoa học làm tiền đề cho tìm kiếm và thăm dò
khoáng sản biển sâu.
- Dự báo tiềm năng khoáng sản biển sâu.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất địa vật lý biển sâu.
- Tổng hợp tài liệu viết báo cáo khoa học.


III. SẢN PHẨM KHCN ĐỀ TÀI
1. Sản phẩm KH&CN đã tạo ra:
a- Sản phẩm khoa học và công nghệ dạng kết quả III:
Dạng III: Sơ đồ, bản đồ, số liệu, cơ sở dữ liệu, báo cáo phân tích, tài
liệu dự báo ( phương pháp , qui hoạch, mô hình...), Đề án, qui hoạch,Luận
chứng kinh tế kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi, các loại khác
TT
I

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học cần đạt

Luận chứng khoa học kỹ Các cơ sở khoa học và các bản
thuật về tiềm năng

đồ hoàn toàn mới về nội dung.

khoáng sản biển sâu và


Các luận chứng sẽ là cơ sở và là

hệ thống các bản đồ

tiền đề để định hướng thăm dò

nghiên cứu.

và khai thác khoáng sản trong
thời gian tiếp theo

1.1 - Bản đồ địa chất khoáng Tỷ lệ 1:1.000.000 và tỷ lệ
sản tỷ lệ 1/1.000.000.

1/500.00 khu vực trọng điểm

- Sơ đồ địa chất khoáng

mới về nội dung, phản ảnh đầy

sản tỷ lệ 1/500.000 khu

đủ các thành tạo địa chất, tuổi,

vực Tư chính

quy luật phân bố theo không

- Sơ đồ địa chất khoáng


gian và thời gian và các loại

sản tỷ lệ 1/500.000 khu

khoáng sản đi kèm

vực Phú khánh
1.2 - Bản đồ kiến trúc hình

Tỷ lệ 1:1.000.000 và tỷ lệ

thái địa hình tỷ lệ

1/500.00 khu vực trọng điểm

1/1.000.000

mới về nội dung, thể hiện một

- Sơ đồ kiến trúc hình

cách đầy đủ các kiểu kiến

trúc

Ghi chú


thái địa hình tỷ lệ


hình thái, các kiểu nguồn gốc vả

1/500.000 khu vực Tư

lịch sử tiến hoá địa hình đáy

chính

biển sâu và mối liên quan của

- Sơ đồ kiến trúc hình

chúng với quy luật phân bố

thái địa hình tỷ lệ

khoáng sản.

1/500.000 Phú khánh
1.3 - Bản đồ cấu trúc địa

Tỷ lệ 1:1.000.000 và tỷ lệ

chất tỷ lệ 1/1.000.000

1/500.00 khu vực trọng điểm

- Sơ đồ cấu trúc địa chất

chi tiết và mới


tỷ lệ 1/5.00.000 khu vực

Nội dung phản ảnh đầy đủ các

Tư chính

cấu trúc, các quá trình vận động

- Sơ đồ cấu trúc địa chất

kiến tạo, quy luật phân bố không

tỷ lệ 1/5.00.000 khu vực

gian, thời gian và lịch sử tiến

Phú khánh

hoá liên quan đến quá trình hình
thành khoáng sản của vùng biển
sâu, độ chính xác cao.

1.4

- Sơ đồ dự báo tiềm

Tỷ lệ 1:1.000.000: Mới và có

năng khoáng sản tỷ lệ


giá trị sử dụng, đưa ra một bức

1/1.000.000

tranh mới tổng quan về tiềm
năng khoáng sản khu vực biển
sâu, làm tiền đề cho tìm kiếm,
thăm dò các năm tiếp theo.

1.5

Bản đồ dị thường từ tỷ

Bản đồ chi tiết, cập nhật các tài

lệ 1:1.000.000

liệu mới từ vệ tinh, từ đo trên
biển


1.6

Bản đồ dị thường trọng

Bản đồ chi tiết, cập nhật các tài liệu

lực tỷ lệ 1:1.000.000


mới từ vệ tinh, từ đo trên biển.
Bản đồ dị thường trọng lực Fai và

II

Báo cáo tổng kết đề tài

Bugher
Đầy
đủ các nội dung và sản
phẩm nêu trên

III

Cơ sở dữ liệu về cấu

Cơ sở dữ liệu GIS chi tiết, đầy

trúc địa chất vùng biển

đủ, dễ sử dụng

nước sâu
Các sản phẩm vượt mức quy định:
1.Bản đồ cấu trúc đẳng sâu móng âm học khu vực Phú Khánh tỷ lệ 1:500.000
2. Bản đồ cấu trúc đẳng sâu của nóc Oligocen Phú Khánh tỷ lệ 1:500.000
3. Bản đồ đẳng sâu nóc Miocen thượng khu vực Phú Khánh tỷ lệ 1:500.000
4.Bản đồ cấu trúc đẳng sâu móng âm học khu vực Tư Chính - Vũng Mây tỷ lệ
1:500.000
5.Bản đồ cấu trúc đẳng sâu của nóc Oligocen khu vực Tư Chính - Vũng Mây tỷ lệ

1:500.000
6.Bản đồ đẳng sâu nóc Miocen thượng khu vực Tư Chính - Vũng Mây tỷ lệ
1:500.000
7. Bản đồ cấu trúc tầng móng trước Đệ tam khu vực biển sâu tỷ lệ 1:1.000.000
8. Bản đồ cấu trúc sâu tầng nóc Miocen giữa khu vực biển sâu tỷ lệ 1:1.000.000
9. Bản đồ cấu trúc tầng nóc Miocen trên khu vực biển sâu tỷ lệ 1:1.000.000
10. Bản đồ các hệ thống đứt gẫy khu vực biển sâu tỷ lệ 1:1.000.000
11. Bản đồ các yếu tố kiến tạo khu vực biển sâu tỷ lệ 1:1.000.000
12. Bản đồ phân bố các cấu tạo có triển vọng khu vực biển sâu tỷ lệ 1:1.000.000


13.

Sơ đồ khoanh vùng tiếm năng dầu khí và hydrate gas khu vực biển sâu tỷ lệ

1:1.000.000
b- Sản phẩm khoa học dạng kết quả IV
TT

Tên sản phẩm

Nơi công bố Tạp chí, Nhà xuất bản

1

Đặc điểm địa mạo và cấu trúc TT Báo cáo KH Hội nghị biển toàn
địa chất Trường Sa - Tư Quốc lần thứ nhất 10/2008
Chính-Vũng Mây
NXB Khoa học và Công nghệ


2

Một số kết quả nghiên cứu địa TT.Báo cáo KH Hội nghị biển toàn
vật lý thềm lục địa vùng biển Quốc lần thứ nhất, 10/2008
Việt Nam
NXB Khoa học và Công nghệ

3

Bàn về cấu trúc kiến tạo khu
vực biển nam Trung Bộ

4

Đánh giá tiềm năng khoáng Tạp chí Địa chất, số 319, năm 2010.
sản dầu khí và hydrate vùng ISSN 0866-7381
biển nước sâu Việt Nam

5

Bản đồ kiến tạo-địa động lực Hội nghi khoa học 35 VKHCN Việt
vùng biển ngoài khơi Nam Nam.( 19975 – 2010 )
trung Bộ và kế cận
Nhà XB Khoa học và Công nghệ 2010

6

Tập Atlas các điều kiện tự Nhà xuất bản Khoa học và Công nghệ,
nhiên và môi trường vùng năm 2010
biển Việt Nam và kế cận.


7

Đặc điểm kiến trúc hình thái
vùng biển sâu

8

Đặc điểm cấu trúc địa chất vùng Tạp chí Địa chất, Loạt A số 320, 9nước sâu Biển Đông Việt Nam 10/2010. Trang 120-133. ISSN 0866trên cơ sở luận giải địa chấn
7381

Các công trình nghiên cứu địa chất và
Địa vật lý biển. ISN 1859-3070, Tập
10, 2009. NXB.KHCN

Các công trình nghiên cứu địa chất và
Địa vật lý biển.ISN 1859-3070, Tập 11,
2010. NXB Khoa học và Công nghệ


9

Địa chất và tiềm năng khoáng TT BC Khoa học 35 ngày thành lập
sản Biển Đông
Viện KHCN VN, 10/2010

c - Kết quả đào tạo:
Hỗ trợ đào tạo 1TS: Trần Anh Tuấn

Trường Đại học KHTN


2. Đánh giá về hiệu quả của đề tài:
- Đề tài đã hoàn thành đầy đủ các nội dung nghiên cứu và đã vượt mức về
khối lượng sản phầm đặt ra (13 sản phẩm)
-

Chất lượng sản phầm tốt đạt mức độ chi tiết và có độ tin cậy cao hơn các

công trình đã có vì có thêm hơn 13.000km tuyến địa chấn 2D được phân tích bổ
sung. Điều đó có thể thấy qua các loạt bản đồ về kiến trúc hình thái, bản đồ địa chất
khoáng sản, bản đồ cấu trúc của các móng, các tầng Oligocen, Miocen... bản đồ cấu
trúc kiến tạo...
- Sơ đồ dự báo tiềm năng khoáng sản, sơ đồ phân bố các cấu tạo có triển vọng
khoáng sản khu vực biển sâu lần đầu tiên được thành lập.
-

Sản phẩm của đề tài là cơ sở khoa học cho dự báo, thăm dò và tìm kiếm

khoáng sản biển sâu, do đó nó có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
3. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của đề tài, dự án:
Số

Nội dung

T
T
I

Báo cáo định kỳ
Lần 1


Thời gian
thực

Ghi chú
(Tóm tắt kết quả, kết luận
chính, người chủ trì…)

hiện
11/11/2008

Các nội dung phù hợp với thuyết
minh
- Đảm bảo tiến độ thực hiện, kinh
phí thực hiện đúng mục đích.


II

Kiểm tra định kỳ
Lần 2

28/10/2009

Các sản phẩm bản

Các nội dung đạt yêu cầu

đồ, báo cáo tổng hợp


-Đảm bảo tiến độ, kinh phí sử
dụng đảm bảo quyết toán

III

Nghiệm thu cơ sở
……

Chủ nhiệm Đề tài

TS. Nguyễn Thế Tiệp

Thủ trưởng tổ chức chủ trì


MỞ ĐẦU
Đề tài Nghiên cứu cấu trúc địa chất vùng biển nước sâu (trên 200m) Nam
Việt Nam làm cơ sở khoa học để tìm kiếm khoáng sản liên quan có phạm vi
nghiên cứu từ vĩ độ 7o - 16oN và 109o - 113oE, đây là một khu vực tương đối
hiếm về tài liệu vì rất ít các công trình nghiên cứu.
Tận dụng các kết quả nghiên cứu biển trong hơn ba thập kỷ qua của các
chương trình nghiên cứu biển cấp Nhà nước: Thuận Hải-Minh Hải (1976-1980),
CT.48.06(1981-1986), 48B(1986-1990), KT.03(1991-1995),

KHCN.06(1996-

2000), KC.09(2001-2005) tập thể tác giả phân tích bổ sung thêm tài liệu mẫu
khảo sát của nước ngoài như tàu Nauka,1980, Nhesmianov, 1987, Lavrenchev,
1987, Bogorov, 1988, Oparine, 2007, 2010 (Nga), Atalante, 1993 (Pháp), tàu
sone 1999, 2007, 2008 (Đức), và mẫu của tàu Biển Đông, 1999, tàu HQ, 2001,

2008, 2009 (Việt Nam), tài liệu 2 chuyến khảo sát ở hai vùng trọng điểm là vùng
biển Phú Khánh, Tư Chính - Vũng Mây, phân tích bổ sung thêm 20.000km tuyến
địa chấn 2D, và gần 4000km tuyến địa chấn nông phân giải cao, 7000km tuyến
từ và trọng lực làm cơ sở để thành lập các loạt bản đồ kiến trúc hình thái, địa
chất cấu trúc và tiềm năng khoáng sản.
Toàn bộ kết quả nghiên cứu được thể hiện trong báo cáo tổng hợp gồm 5
chương: Lịch sử nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, Đặc điểm kiến trúc
hình thái đáy biển, Đặc điểm địa chất, Đặc điểm cấu trúc và Dự báo tiềm năng
khoáng sản, với 24 bản đồ, 128 mặt cắt, bảng biểu và sơ đồ đã cho một bức tranh
tương đối chi tiết và đầy đủ hơn so với các công trình nghiên cứu trước đây.
Những điểm mới mà đề tài đạt được là:
-

Các kiến trúc hình thái cơ bản của đáy biển khu vực nước sâu đã được

xác lập tương đối chi tiết từ bậc II đến bậc III về mặt không gian và lịch sử phát triển,
góp phần quan trọng cho tìm kiếm khoáng sản.


-

Lần đầu tiên bản đồ địa chất đáy biển được thành lập theo phương pháp

hình chiếu đáy các trầm tích Kainozoi, đã thể hiện tương đối đầy đủ các thành

tạo địa

chất có tuổi từ Tiền Cambri đến Đệ tứ với cột địa tầng tổng hợp chi tiết nhất từ trước tới
nay đối với vùng biển nước sâu.
-


Các đơn vị cấu trúc kiến tạo, các đới địa động lực và các pha kiến tạo

vùng biển nước sâu được xác lập đã góp phần làm sáng tỏ lịch sử hình thành và phát
triển của Biển Đông liên quan đến điều kiện hình thành các loại hình khoáng sản.
-

Các cấu trúc bề mặt móng trước Kainozoi, nóc Miocen giữa, nóc Miocen

trên và sơ đồ cấu trúc tiềm năng là nhưng cơ sở khoa học cho việc dự báo tiềm năng
khoáng sản dầu khí, hydrate gas, kết hạch sắt mangan của khu vực nghiên cứu.
-

Sơ đồ dự báo tiềm năng khoáng sản, trên đó đại diện là tiềm năng dầu

khí, hydrate gas, sắt, mangan khu vực biển nước sâu là một sản phẩm mới, vừa

có ý

nghĩa khoa học và có ý nghĩa thực tiễn.
Các kết quả đạt được bước đầu có thể đóng góp một phần cho việc định
hướng nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò khoáng sản biển sâu.
Tuy nhiên việc nghiên cứu tiếp theo ở mức độ chi tiết hóa tập trung vào
các khu vực có tiềm năng khoáng sản là hết sức cần thiết.
Ban chủ nhiệm đề tài xin trân trọng cảm ơn Bộ Khoa học và Công nghệ,
cám ơn Viện Địa chất và Địa vật lý biển, các cơ quan phối hợp, Văn phòng các
chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước, Chương trình KC.09/06-10 đã tạo
điều kiện cho đề tài hoàn thành nhiệm vụ, cảm ơn các tác giả tham gia đã có
nhiều đóng góp để đề tài đạt được kết quả tốt nhất.



CHƯƠNG I
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÙNG BIỂN SÂU

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về địa mạo
Nghiên cứu địa mạo đáy Biển Đông chỉ mới được bắt đầu từ những
năm 1980 trở lại đây, kết quả đạt được phản ảnh bằng những sản phẩm sau:
Bản đồ địa mạo khái lược nhất của biển Nam Trung Hoa tỷ lệ
1:2.000.000 do tác giả Xue Wanjun (Trung Quốc) thành lập năm 1987 trong
tập Atlas “Địa chất - Địa vật lý biển Nam Trung Hoa” do nhà xuất bản Quảng
Đông ấn hành. Bản đồ đã phản ánh những đặc điểm chung của địa hình đáy
biển Nam Trung Hoa, về mặt hình thái chính ví dụ địa hình thềm lục địa sườn
lục địa và đồng bằng biển thẳm. Tác giả đã dùng lý thuyết kiến tạo mảng để
giải thích về nguồn gốc địa hình đáy biển.
Bản đồ phân vùng kiến trúc hình thái và bản đồ địa mạo thềm lục địa
Việt Nam và kế cận tỷ lệ 1:1.000.000 của tác giả Nguyễn Thế Tiệp thành lập
năm 1990, trong khuôn khổ đề tài KT- 02- 01.
Bản đồ phân vùng đã phân các đơn vị kiến trúc hình thái theo các bậc
khác nhau. Bản đồ địa mạo tỷ lệ 1:1.000.000 của tác giả Nguyễn Thế Tiệp
được xây dựng theo nguyên tắc kiến trúc hình thái đã phản ánh một bức tranh
tương đối đầy đủ về các kiểu hình thái và kiến trúc của đáy biển diễn giải cơ
chế thành tạo cũng như thời gian thành tạo của chúng.
Bản đồ địa mạo dải ven bờ delta sông Hồng tỷ lệ 1:200.000 của tác giả
Nguyễn Thế Tiệp năm 1994 đã phân chia chi tiết các kiểu, dạng địa hình theo
nguyên tắc hình thái động lực. Tác giả quan niệm ứng với mỗi một điều kiện
động lực có một kiểu địa hình đặc trưng được hình thành. Đây là phương
pháp phân loại địa hình lần đầu được áp dụng để vẽ bản đồ đáy biển ở Việt



Nam. Nguyễn Văn Tạc (năm 1996), đã phân loại địa hình theo nguyên tắc
nguồn gốc hình thái.
Vùng biển nông ven bờ (từ 0-30m nước) từ Móng Cái đến Hà Tiên,
Nga Sơn đã được các tác giả Nguyễn Thế Tiệp, Phạm Khả Tùy, Vũ Văn Phái,
phản ánh khá chi tiết các kiểu hình thái nguồn gốc của địa hình và quá trình
tiến hoá của chúng trong phạm vi dải nước nông ven bờ.
Các số liệu khảo sát địa hình, địa chất của các tàu Gagarinxki 1991, tàu
Atalante (pháp) 1997-1998, tàu Vulcanalog (Nga) 1987
Như vậy quá trình nghiên cứu địa mạo khu vực Biển Đông trong hai
thập kỷ gần đây đó được nghiên cứu về các mặt nguồn gốc, hình thái và quá
trình động lực thành tạo địa hình ở tỷ lệ bộ 1:1.000.000 cho toàn khu vực và
tỷ lệ 1:500.000 cho một số khu vực biển ven bờ hoặc các quần đảo Trường Sa
và Hoàng Sa duy nhất chỉ có một vài bản đồ địa mạo có tỷ lệ 1:200.000 ở khu
vực ven biển sông Hồng. Đối với địa hình đáy biển, nguyên tắc thành lập bản
đồ đó và đang được sử dụng là: nguồn gốc hình thái, động lực hình thái và
kiến trúc hình thái trong đó áp dụng nguyên tắc kiến trúc hình thái phục vụ
tìm kiếm khoáng sản tỏ ra có hiệu quả hơn cả. Một điều rất đáng tiếc là tất cả
các nghiên cứu địa mạo mới phản ảnh địa hình đáy biển tương đối chi tiết là
vùng biển ven bờ (từ 0-200m nước) còn khu vực biển sâu còn ở mức độ khái
quát vì quá thiếu tài liệu.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu địa chất
Nhìn chung, các nghiên cứu khoa học khu vực Biển Đông Việt Nam
(hay còn gọi Biển Nam Trung Hoa), được rộ lên vào giữa những năm 1960.
Giai đoạn đầu ưu thế nghiên cứu chủ yếu tập trung vào một số nước có
thế mạnh nghiên cứu biển truyền thống, như Mỹ, Anh, Nhật Bản. Đặc biệt
các cơ quan như Viện Hải Dương học Woods Hole (Woods Hole
Oceanographic Institution), Trạm nghiên cứu Lamont-Doherty Earth
Observatory (LDEO), Cục nghiên cứu hải dương và khí quyển Hoa

Kỳ



(National Oceanic and Atmospheric Administration, NOAA), Cục nghiên cứu
Địa vật lý Nhật Bản (Japan Geophysic Department), Cơ quan nghiên cứu
Thuỷ văn Anh (United Kingdom Hydrographic Office-UKHO)...Các tổ chức
trên đã tiến hành nghiên cứu Biển Đông Việt Nam và phụ cận chủ yếu bằng
các phương pháp đo sâu hồi âm, từ trường, trọng lực, địa chấn.
Người Pháp vào điều tra nghiên cứu ở khu vực Biển Đông từ rất sớm,
bắt đầu bằng việc đưa tàu De Lanessan năm (1927) và tàu La Malicieuse
(1930)
Năm từ 1940 đến những năm 1960 - 1962 các tàu khảo sát địa chất đáy
biển ở khu vực miền Trung và Biển Đông được thực hiện. Trong thập kỷ 90,
tàu Atalante có hai đợt khảo sát địa chất và địa động lực Biển Đông, trong đó
đã tiến hành thăm dò địa chấn, từ, trọng lực ở khu vực thềm và sườn lục địa
miền Trung. Năm 1986, Tapponier P. Peltzer G. đã nghiên cứu cơ chế va chạm
giữa mảng Ấn Độ và mảng Châu Á. Năm 1994 Hay P. HuChon, Le Pichon đã
nghiên cứu cấu trúc kiến tạo Biển Đông. Năm 1994, Le Pichon X. Rangin C.
nghiên cứu các thành tạo rìa thềm lục địa Biển Đông. Năm 1986, Pautot G.,
Rangin C., hướng tách giãn của Trũng sâu Biển Đông. Năm 1993, tàu khảo sát
Atlante đã khảo sát khu vực sườn lục địa miền Trung (từ 200m nước đến hơn
3000m nước) và đã phát hiện được nhiều các núi lửa bazan

dưới đáy biển.

Các tác giả người Pháp đã nghiên cứu địa động lực và cơ chế hình thành Biển
Đông.
Mỹ đã có nhiều khảo sát địa chấn trên thềm lục địa Việt Nam với mục
đích tìm kiếm dầu khí, tuy nhiên phần biển sâu trên 200m nước chỉ mới tiến
hành ở khu vực bể Phú Khánh và phần Tây Nam Hoàng Sa của Công ty
Western Geophysical Co. (năm 1972) và đã tiến hành khảo sát địa chấn với

tổng chiều dài 5000km tuyến. Các tác giả Hoa Kỳ như Taylor,B. & Hayes,
D.E , 1983, đã nghiên cứu kiến tạo và lịch sử tiến hoá các biển và các đảo ở
Châu Á. Wirrasantosa, S. (1992) Nghiên cứu địa tầng địa chấn và cấu trúc của


rìa lục địa Biển Đông. Năm 1996, Watkins đã cho công bố bản đồ trọng lực
vệ tinh. Năm 1976-1984, Công ty AMOCO (Mỹ) cùng với công ty SALEN
(Thụy Điển) khoan 7 giếng khoan tại Reed Bank (Bãi Cỏ Rong). Năm 1996
Công ty CONOCO (Mỹ) thăm dò lô 133 và 124 và năm 1998 đo bổ xung
2.000km tuyến địa chấn 2D.
Từ những năm 1980 các nước khác như Nga, Trung Quốc, Việt Nam,
Inđonexia, Malaixia, Pháp, Đức... cũng bắt đầu triển khai rầm rộ công cuộc
nghiên cứu trên Biển Đông. Đặc biệt các Công ty tư nhân và quốc gia tìm
kiếm thăm dò dầu khí đã tiến hành ký kết hợp đồng và tìm kiếm thăm dò trên
thềm lục địa Biển Đông. Một khối lượng lớn đo địa vật lý và khoan thăm dò
đã được thực hiện. Hàng loạt mỏ dầu và khí đã được phát hiện, thăm dò và
khai thác ở đây.
Đặc biệt các nhà khoa học Nga (Liên Xô trước đây) đã triển khai
nghiên cứu một cách mạnh mẽ và toàn diện về đại dương Thế giới, trong đó
có vùng Biển Đông Việt Nam.
Trong khuôn khổ các hợp tác thoả thuận với Việt Nam sau năm 1975,
các nhà khoa học Nga đã có những bước đi rất cơ bản trong nghiên cứu Biển
Đông, với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học và các chuyến tàu
nghiên cứu khoa học có trang thiết bị hiện đại, đầu tư lớn, như các tàu mang
tên Viện sĩ Lavrentiev, tàu mang tên Viện sĩ A.Nhesmeianov, tàu mang tên
Viện sĩ A. Vinogradov, tàu mang tên Giáo sư Gagarinski (1990, 1991, 1992),
tàu “Kallisto”, tàu Volcanolog (1989), Godenko, Socalxiki (1993-1994),
Bogorov (1994, 1996). Phần lớn các chuyến khảo sát đều do Phân viện Hàn
Lâm Khoa học Viễn Đông thực hiện.
Đặc biệt sau năm 1982 các nhà khoa học Viễn Đông Nga đã triển khai

đề án nghiên cứu “Biển Nam Trung Hoa” dưới sự chủ trì của Ruslan
Grigorievich Kulinhich (Viện Hải dương học Thái Bình Dương, Phân viện
Hàn lâm Viễn Đông Nga). Đề án

chủ yếu nhằm vào nghiên cứu khu vực phía


Tây Biển Đông, thuộc thềm lục địa Việt Nam và một phần vùng trũng nước
sâu Biển Đông. Các phương pháp đo vẽ nghiên cứu chủ yếu được sử dụng
trong các chuyến khảo sát gồm: đo các mặt cắt địa chấn phản xạ liên tục, đo
địa chấn điểm tại các trạm đáy biển, đo trọng lực thành tàu, đo từ, đo dòng
nhiệt, đo sâu hồi âm, lấy mẫu địa chất, mẫu khí và mẫu nước. Bằng tài liệu
của đề án thu được, các tài liệu của các tàu Liên Xô khác, cũng như tham
khảo tài liệu nước ngoài khác Kulinhich R.G. và các cộng sự đã phân tích, xử
lý số tiệu công phu và đã cho công bố những tư liệu qúy báu dưới dạng các
bài báo, chuyên khảo và năm 1994 Kulinhich R.G. bảo vệ thành công luận án
Tiến sĩ về đề tài “ Sự hình thành Biển Nam Trung Hoa và sự tiến hoá Đông
Nam Á trong Kainozoi”.
Hợp tác nghiên cứu về tài nguyên khoáng sản Biển Đông từ sau những
năm Việt Nam thống nhất đất nước chủ yếu tập trung vào dầu khí trên thềm
lục địa Biển Đông.
Nghiên cứu về địa chất và địa vật lý toàn bộ khu vực như cấu trúc sâu
địa động lực biển Nam Trung Hoa của R.G. Kulinhic (1994), nghiên cứu địa
tầng trầm tích sườn lục địa Biển Đông của A.C, Actakov, C.A, Gorbapenco
(1986), nghiên cứu về quá trình tích tụ sunphit trong trầm tích Đệ tứ phần Tây
Nam của Biển Đông của H.B, Actkhova (1990).
Liên doanh dầu khí Việt-Nga Vietxopetro đo thăm dò địa chấn sâu khu
vực biển Tư Chính - Vũng Mây (CT-93) năm 1993 tàu M/V A. Gamburxev của
DMNG tiến hành khảo sát 9.500 km tuyến địa chấn.
Đặc biệt các nhà khoa học Đức đã triển khai nghiên cứu mãnh mẽ Biển

Đông, trong các đề án hợp tác với Trung Quốc, Philippin, Việt Nam, Nhật
Bản. Các chuyến khảo sát của tàu SONNE: các chuyến SONNE-115 (19961997), SONNE-132 (1998); SONNE-140 (1999) và gần đây nhất là chuyến
SONNE -187-3 khảo sát vùng biển ngoài khơi đồng bằng Sông Cửu Long, từ
ngày 20-4-2006 đến 12-5-2006 đã có những đóng góp rất lớn trong việc


nghiên cứu Biển Đông. Đã đo được hàng ngàn km mét tuyến đo địa chấn
nông phân giải cao bằng thiết bị hiện đại Parasound, đo sâu quét đáy bằng các
thiết bị Multi Beam, đã tiến hành lấu mẫu địa chất khu vực biển sâu từ 100 m
đến 4300 mét nước.
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Bộ KHCN Việt Nam và
DFG của CHLB Đức đã triển khai nghiên cứu được một loạt vấn đề về Biển
Đông, trong đó đề tài “Tiến hóa đới ven biển, dao động mực nước biển và quá
trình tích tụ vật liệu lục nguyên (phù sa) trong Holocen ở thềm lục địa vùng
biển giữa châu thổ Mêkông và Nha Trang, Đông Nam - Việt Nam” giao cho
Viện Địa chất và Địa vật lý biển (2004, 2005). Đã đo được hàng nghìn km
tuyến đo địa chấn nông phân giải cao, đo sâu hồi âm, tiến hành lấy hàng trăm
mẫu địa chất bằng các thiết bị ống phóng trọng lực, boxcore. Hiện nay Viện
Địa Chất và Địa Vật lý biển đang có một khối lượng mẫu địa chất và tài liệu
địa chấn nông phân giải cao lớn về Biển Đông, đặc biệt trong đó trên 40 mẫu
được lấy từ khu vực biển thẳm.
Năm 1999, chương trình khoan sâu đại dương (ODP) đã tiến hành
khoan 6 lỗ khoan tại khu vực Biển Đông bao gồm các giếng khoan 1143 (tại
Trường Sa), 1144, 1145, 1146, 1147-1148 (thuộc khu vực Đông Bắc Biển
Đông), lần đầu tiên cấu trúc địa chất được phản ánh đến độ sâu 500m tính từ
đáy biển.
Các nước trong khu vực thuộc khối Asean như Philippin, Malaysia,
Thái lan, Indonesia, Việt Nam cũng triển khai đáng kể công tác nghiên cứu
Biển Đông.
Năm 2003 Viện khoa học biển của Philippin đã nghiên cứu địa chất

Biển Đông và đã phác họa lịch sử phát triển địa chất của Biển Đông thành 6
giai đoạn (giai đoạn 55 triệu năm, 45, 32, 22, 10 và giai đoạn hiện tại).
Philippin đã tiến hành nghiên cứu và khoan thăm dò dầu khí khu vực Đông
Bắc quần đảo Trường Sa. Hiện tại Việt Nam cùng với Philippin, Trung Quốc,


hợp tác thăm dò khoáng sản chung tại Biển Đông với các chuyến khảo sát
định kỳ hàng năm trên Biển Đông. Malayxia đã tăng sản lượng khai thác thiếc
ở đáy biển trong nhiều năm nay. Indonesia đã thành lập bản đồ tiềm năng
khoáng sản tỷ lệ 1/500.000 khu vực biển.
Các tài liệu nghiên cứu về Biển Đông cũng dần dần được các nhà khoa
học công bố. Liên quan đến các điều kiện địa chất, địa động lực, địa vật lý,
khoáng sản phải kể đến vai trò tiên phong của các nhà khoa học lớn như: BenAvraham, Z. Và Uyeda S. (1973-1978); Karig D.E. (1971, 1983), Molnar, P.,
Tapponnier, P., (1975), Bowin C. (1978); Ludwig W.J. (1970, 1979);
Hamilton W. (1974, 1975, 1979); Hutchison C.S. (1973, 1982, 1989), T.W.C.
Hilde, S. Uyeda và L. Kroenke (1976), Brian Taylor và Dennis Hayes (1980,
1983, 1990); Holloway, N.H., (1982); Gatinski Yu.G. (1980, 1981, 1984),

J.D.

K.

Hinz and H.U. Schlater, (1985 ), K. Hinz, E.H.K. Kempter,

and

H.U.

Schlater, (1985), Tapponnier, P., Peltzer, G., Armijo, R., (1986),


Ru Ke và

Pigott ( 1986), A. Briais, P. Patriat, P. Tapponnier (1993), Wu Jinmin,

(1988, 1994), G. Pautot, Cl. Rangin, et al. (1986, 1990), Lacassin, R., Leloup, P.H.,
Tapponnier, P. (1993), Robert Hall (1996, 2000), Tung-Y Lee and L.A. Lawver
(1995), Manuel Pubellier (1999, 2000, 2005), Watkins, J.S., Lee, G.H. (1998, 2001),
Morley, C.K.(2001, 2002)…
Năm 1987 Trung Quốc đã cho xuất bản tập địa chất - địa vật lý biển
Nam Trung Hoa tỷ lệ 1:2.000.000, trong đó tác giả Liang Dehua chủ biên bản
đồ Địa chất, Wu Jimin chủ biên bản đồ các Bể trầm tích Kainozoi, He
Liansheng là tác giả của bản đồ Kiến tạo,... Năm 1988, họ đã hoàn thành bản
đồ địa chất biển thuộc lãnh hải Trung Quốc, năm 1991 thành lập bản đồ địa
chất và bản đồ địa vật lý biển Nam Trung Hoa tỷ lệ 1/500.000 với ý đồ tìm
kiếm và khai thác khoáng sản ở Biển Đông. Năm 2006 trung Quốc đã hợp tác
với Đức tiến hành khoan lấy mẫu hydrate gas (còn gọi là thuỷ mêtan hay là
băng cháy) tại thềm lục địa phía Nam biển Hoa Nam. Theo đó họ cũng đã


phát hiện một trữ lượng lớn băng cháy tại Biển Đông của Việt Nam bao gồm
khu vực Vịnh Bắc Bộ và Hoàng Sa, Trường Sa, diện tích băng cháy tại Biển
Đông ước tính chiếm 10% diện tích của biển tương đương 40 triệu mét
vuông. Trong 10 năm tới (2010 - 2015) Trung Quốc đầu tư 100 triệu USD
cho khoan thăm dò và khai thác thí điểm. Theo các nhà nghiên cứu trung
Quốc thì trữ lượng dầu khí tại khu vực Trường Sa đạt 30 tỷ tấn.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu của nước ngoài ở vùng biển Việt
Nam và kế cận chủ yếu là các nghiên cứu cơ bản và mang tính chất khái lược.
Những nghiên cứu chi tiết tập trung vào thăm dò, khai thác dầu khí ở các bồn
trũng Kainozoi trên thềm lục địa (giới hạn ở độ sâu nhỏ hơn 200m nước). Các
đề án đo đạc thăm dò địa chấn ở các vùng nước sâu như khu vực Tư ChínhVũng Mây, thềm Phú Khánh và khu vực bắc Trung Bộ- Hoàng Sa mới được

triển khai trong những năm gần đây.
Vấn đề về kiến tạo địa động lực Biển Đông thường được nghiên cứu
gắn với khu vực Đông Nam Á và Thế giới, do đó các kết quả nghiên cứu chủ
yếu mang tính mô hình và được thể hiện ở các tỷ lệ nhỏ. Các nghiên cứu chi
tiết cho từng khu vực, liên kết chặt chẽ với các khu vực khác, trong một quan
điểm kiến tạo nhất quán còn nhiều hạn chế.
Từ những năm 1976 đến nay Việt Nam đã triển khai 6 chương trình
biển trọng điểm cấp Quốc gia, đó là: Chương trình Thuận Hải Minh Hải, 4806, 48B, KT.03, KHCN 06, KC.09, tuy nhiên các công trình nghiên cứu địa
chất và địa vật lý tập trung chủ yếu ở khu vực biển ven bờ và vùng thềm lục
địa Biển Đông. Một số công trình nghiên cứu có không gian bao trùm toàn
bộ cả khu vực biển sâu.
Bản đồ địa chất và trầm tích tầng mặt Biển Đông Việt Nam tỷ lệ
1:6.000.000. 1984. Trong Atlas Quốc Gia do GS.TS Nguyễn Văn Chiển chủ
biên (Nguyễn Giao, nnk 1996). Trên bản đồ nêu tài liệu lúc bấy giờ vẽ đẳng
dày trầm tích Kainozoi, và trầm tích tầng mặt. Năm 2005 các tác giả Trần


Văn Trị, Nguyễn Biểu, nnk, đó chỉnh lý, bổ sung và vẽ lại, với sự sử dụng
hàng loạt các mặt cắt địa chấn địa tầng, “Bản đồ địa chất biển Đông và kế cận
tỷ lệ 1: 5.000.000” và bản đồ dự kiến in trong thời gian tới.
Bản đồ địa chất Pliocen-Đệ tứ thềm lục địa Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000
(Nguyễn Biểu, nnk), trong đề tài KHCN 06-06 do GS TSKH Mai Thanh Tân
chủ nhiệm. Trên bản đồ này các trầm tích Đệ tứ lần đầu được chia thành 7
phân vị và nêu được đẳng dày trầm tích Pliocen-Đệ tứ.
Địa chất Đệ tứ Biển Đông và kế cận của các tác giả Trần Nghi, 2003),
đã thể hiện các thành tạo Đệ tứ trên bản đồ đã phản ánh bức tranh khái quát
các thành tạo Đệ tứ của Biển Đông.
Địa chất Pliocen-Đệ Tứ vùng thềm lục địa Đông Nam được tác giả
Nguyễn Biểu, (2005), các trầm tích Pliocen -Đệ tứ chia theo sequence địa
tầng và gồm có nhiều phân vị đo vẽ và thể hiện các lòng sông cổ.

Địa chất quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa được phản ánh trong “Tập bản
đồ các điều kiện tự nhiên và môi trường vùng Hoàng Sa và Trường Sa phục
vụ thực thi chủ quyền và quy hoạch phát triển kinh tế biển” NCKH thuộc
chương trình Biển Đông hải đảo do TS. Nguyễn Thế Tiệp làm chủ nhiệm.
Đây là bản đồ thành lập theo sự phân bố các kiểu mặt cắt địa chất nên đưa lại
nhiều điểm hiểu biết mới về cấu trúc địa chất và tiềm năng tài nguyên khoáng
sản của vùng.
Bản đồ địa chất Biển Đông và kề cận tỷ lệ 1:1.000.000 của tác giả Trần
Nghi, 2007, đã khái quát được các thành tạo địa chất, đặc biệt là các thành
tạo Kainozoi cho toàn Biển Đông, các thành tạo địa chất cổ hơn được phản
ánh chi tiết chủ yếu ở phần ven bờ.
Nhìn chung việc nghiên cứu địa chất trong và ngoài nước ở khu vực
Biển Đông trong hơn ba thập kỷ qua là rất đáng kể, song các công trình
nghiên cứu chủ yếu tập trung trên khu vực thềm lục địa (nông hơn 200m nước
trở trở vào bờ)


×