Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Đặc điểm chất lượng cát trắng khu vực Quảng Trạch, Quảng Bình và định hướng sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.88 KB, 52 trang )

MỞ ĐẦU
Cát trắng là loại khoáng sản được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp
như sản xuất thủy tinh, gốm sứ, khuôn đúc, v.v…
Cát trắng có thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh và có thành phần hóa chủ
yếu là oxyt silic. Nó đc phân bố chủ yếu ở các tỉnh duyên hải miền Trung : Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, …
Cát trắng vùng Quảng Trạch, Quảng Bình là cát trắng đục, trắng xám, trắng ngà
phớt xám, có độ hạt nhỏ đến vừa, cát có thành phần thạch anh cao ( 99,43% ), các
khoáng vật khác ( felfat ) không đáng kể, khoáng vật nặng ( titan sa khoáng ) không có.
Đây là loại cát có thành phần hạt đáp ứng được yêu cầu nguyên liệu dùng trong nhiều lĩnh
vực sản xuất khác nhau như thủy tinh, khuôn đúc, gốm sứ, v.v…
Để đánh giá đặc điểm chất lượng cát trắng khu vực Quảng Trạch, Quảng Bình và
định hướng sử dụng thì cần thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ sau :
Mục tiêu : Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm địa chất, đặc điểm phân bố, thành phần
chất lượng cát trắng Quảng Trạch, Quảng Bình
Nhiệm vụ :
- Thu thập tổng hợp tài liệu địa chất khoáng sản liên quan đến vùng Quảng Trạch,
Quảng Bình.
- Thu thập tổng hợp về lĩnh vực cát trắng và yêu cầu công nghiệp đối với lĩnh vực
chính.
- Làm sáng tỏ đặc điểm phân bố, đặc điểm chất lượng, tài nguyên cát trắng và mối
liên hệ của chúng trên cơ sở tài liệu hiện có.
- Đánh giá chất lượng cát trắng khu vực Quảng Trạch, Quảng Bình cho các lĩnh vực
công nghiệp theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và định hướng sử dụng nguyên liệu cát
trắng.
Để giải quyết các nhiệm vụ trên có các phương pháp nghiên cứu sau :
- Thu thập, phân tích, hệ thống hóa các tài liệu liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu điều tra địa chất.


- Phương pháp phân tích trong phòng.


- Phương pháp phân tích đánh giá chất lượng, đối sánh để định hướng khả năng sử
dụng của cát trắng.
Sau khi kết thúc học phần lý thuyết và được sự đồng ý của Bộ môn Nguyên Liệu
Khoáng, khoa Khoa học - Kỹ thuật Địa Chất, trường Đại học Mỏ - Địa Chất, em được
phân công về thực tập tốt nghiệp tại Liên Đoàn Địa Chất Bắc Trung Bộ từ ngày
Trong thời gian thực tập tại Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ em đã được lãnh đạo Liên
đoàn và cán bộ của phòng Kĩ thuật giúp đỡ và tạo điều kiện làm quen với công tác thu
thập tài liệu, tổng hợp, xử lý ở trong ở trong phòng.
Với những tài liệu thu thập được sau đợt thực tập, bộ môn Nguyên Liệu Khoáng và cô
giáo hướng dẫn đã giao cho em đồ án tốt ngiệp với đề tài: “ Đặc điểm chất lượng cát
trắng khu vực Quảng Trạch, Quảng Bình và định hướng sử dụng”
Đồ án được hoàn thành trong đúng thời gian quy định của bộ môn với sự nỗ lực của
bản thân và sự hướng dẫn tận tình của Th.S Nguyễn Thị Thanh Thảo và các thầy cô
trong bộ môn Nguyên Liệu Khoáng, các bạn đồng nghiệp trong suốt thời gian viết đồ án
Sau khi hoàn thành đồ án tốt nghiệp, em đã rút ra được rất nhiều bài học kinh nghiệm
từ thực tế sản xuất cũng như các phương pháp nghiên cứu khoáng sản cát trắng hiện nay.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Th.S Nguyễn Thị Thanh Thảo cùng các
thầy cô giáo trong bộ môn Nguyên liệu khoáng, Khoa Khoa Học - Kỹ Thuật Địa Chất,
Trường Đại học Mỏ - Địa Chất, ban lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật của Liên đoàn Địa chất
Bắc Trung Bộ đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành tốt đồ án tốt
nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2017


CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ NHÂN VĂN VÀ
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT
I.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu

I.1.1. Vị trí địa lý
Diện tích nghiên cứu 630ha (sáu trăm ba mươi hecta), nằm trên địa bàn các xã
Quảng Long, Quảng Phương, Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, thuộc
tờ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 số hiệu E - 48 - 57 - B (hệ VN 2.000) được giới hạn bởi
các điểm có toạ độ:

Toạ độ hệ VN 2000
Tên điểm

X (m)

Y (m)

1

1972.200

649.000

2

1972.503

650.095

3

1971.497

650.095



4

1971.497

649.000

5

1970.492

649.000

6

1970.492

649.844

7

1966.524

650.108

8

1966.597


649.434

9

1969.000

649.579

10

1969.000

648.508

11

1967.509

648.504

12

1967.509

648.200

13

1970.492


648.000
Bảng 1

I.1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1. Đặc điểm địa hình
Vùng Ba Đồn thuộc địa hình miền đồng bằng ven biển, chủ yếu là các trầm tích Đệ tứ,
kéo dài trên 20km, rộng trên 5km (từ xã Quảng Tùng đến xã Quảng Long). Địa hình khá
bằng phẳng, dạng cồn cát, bãi cát xen các dải trũng hẹp kéo dài theo hướng tây bắc đông nam, cồn cát thường có độ cao 5 - 9m, rộng từ 200- 600m, chiều dài đến hàng ngàn
mét. Địa hình đồng bằng ven biển khá thuận lợi cho việc khảo sát, nghiên cứu địa chất.

2. Đặc điểm mạng sông suối


Khu vực nghiên cứu có các lạch nước và suối nhỏ phát triển theo các dải trũng, thấp giữa
bãi cát; lượng nước trong các suối, lạch ít và phụ thuộc theo mùa, mùa hè các lạch nước
cạn kiệt, chỉ còn Bàu Sen và Bàu Gỗ có nước. Sông Gianh cách khu thăm dò khoảng
3,5km về phía Nam, bắt nguồn từ dải Trường Sơn và đổ ra biển Đông, có đặc điểm là
sông ngắn, dốc, nước chảy mạnh, thường gây ra lũ lụt trong mùa mưa bão.
3. Đặc điểm khí hậu : có 2 mùa rõ rệt
Mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau; nhiệt độ trung bình 18 ÷ 24°C, ít mưa;
mùa đông nhiệt độ thấp nhất 10 ÷ 15°C, có gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến
tháng 3 năm sau.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, gió Tây Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 7; lượng
mưa nhiều nhất vào tháng 9 tháng 10, thường hay có bão, mưa to gây lũ lụt lớn, lượng
mưa hàng năm 2.000 ÷ 2.500 mm.
I.1.3. Đặc điểm kinh tế nhân văn
1. Dân cư
Trong vùng chủ yếu là người Kinh, sinh sống tập trung thành những làng xóm trù phú bao
quanh cồn cát và dọc theo các đường giao thông chính… Nhìn chung mật độ dân cư phân
bố khá đông đúc, tập trung nhiều nhất ở thị trấn Ba Đồn (trung tâm văn hoá - chính trị của

huyện Quảng Trạch) và dọc theo quốc lộ 1A. Nghề nghiệp chủ yếu của nhân dân trong
vùng là làm ruộng, số ít sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Trên diện tích nghiên cứu không
có dân cư sinh sống, điểm tập trung dân cư gần nhất cách khoảng 700m.
2. Kinh tế
Vùng Ba Đồn nằm xa các khu kinh tế của tỉnh, là vùng trọng điểm đánh phá của địch
trong chiến tranh nên kinh tế nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn. Trong một vài năm trở
lại đây nhờ thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng
phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng và xuất khẩu, nên kinh tế vùng Ba Đồn đã có bước phát triển. Đã có nhiều cơ sở sản
xuất công nghiệp như: nhà máy xi măng, nhà máy gạch ngói, các xí nghiệp khai thác và
chế biến khoáng sản, sản xuất hàng thủ công mây, tre đan vv… Ngoài ra, còn có nhiều cơ


sở sản xuất gạch ngói công suất nhỏ, các xưởng cơ khí, các cửa hàng mua bán,… Trong
vùng có lưới điện quốc gia, đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất công
nghiệp và sinh hoạt.
3 Giao thông
Giao thông trong khu vực nghiên cứu khá thuận lợi: có đường bộ và đường biển.
- Đường bộ: Khu thăm dò nằm về phía Bắc thị trấn Ba Đồn và cách khoảng 6km, từ Ba
Đồn có đường đất các loại xe trọng tải dưới 10 tấn đi lại được đến phía Nam khu mỏ. Từ
thị trấn Ba Đồn đi theo quốc lộ 1A về phía Nam - Đông Nam khoảng 40 km là đến thành
phố Đồng Hới.
- Đường biển: Phía Đông khu thăm dò là biển, cảng Gianh cách khu thăm dò khoảng
10km về phía Nam, cảng Hòn La cách khu thăm dò khoảng 20km về phía Bắc, đều thuận
lợi cho việc vận chuyển hàng hoá.
Tại thành phố Đồng Hới còn có ga tàu hoả nằm trên đường sắt Bắc - Nam chạy qua và
sân bay hàng không Quảng Bình rất thuận lợi cho việc mở mang giao lưu, đi lại giữa các
tỉnh thành trong cả nước và quốc tế.



I.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất
Công tác nghiên cứu địa chất và khoáng sản vùng Ba Đồn và phụ cận chủ yếu
được tiến hành sau ngày hòa bình lập lại.
Những công trình chủ yếu gồm:
- Công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản, tỷ lệ 1/200.000 tờ MaHaXay
- Đồng Hới (Nguyễn Quang Trung và nnk, Cục Địa chất Việt Nam xuất bản 1996), kết
quả đã đăng ký điểm than bùn và cát thuỷ tinh Ba Đồn lên bản đồ, tài liệu còn sơ sài.
- Công tác đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 (bao trùm
diện tích nghiên cứu ) nhóm tờ Minh Hoá (Phạm Huy Thông và nnk 1999). Trong công


trình này các tác giả đã điều tra lại và phát hiện nhiều loại khoáng sản có giá trị, trong đó
có than bùn, cát trắng Ba Đồn.
- Năm 2003, Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ đã có "Báo cáo điều tra đánh giá
khoáng chất công nghiệp (phosphorit, than bùn, felspat, cát thuỷ tinh, puzơlan...) trên diện
tích các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế” (Biện Xuân Thành và nnk, 2003);
trong báo cáo này các tác giả đã tính được tài nguyên dự báo cho cát thuỷ tinh Ba Đồn ở
cấp P1 trên 9 triệu tấn.
Ngoài ra trên diện tích nghiên cứu còn có các công trình nghiên cứu quy mô nhỏ về
than bùn, cát trắng nhằm đáp ứng yêu cầu của các tổ chức sản xuất địa phương, và được tiến
hành trên những diện tích hẹp, thông tin không đồng bộ, chưa được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt nên chỉ có ý nghĩa tham khảo.

CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC QUẢNG TRẠCH, QUẢNG BÌNH
II.1. Khái quát đặc điểm địa chất, khoáng sản khu vực Quảng Trạch, Quảng
Bình
Khu vực nghiên cứu là vùng Ba Đồn thuộc địa phận các xã Quảng Long, Quảng
Phương, Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình



Vùng Ba Đồn chủ yếu là các thành tạo trầm tích Đệ tứ, ít hơn là các trầm tích lục
nguyên hệ Trias - Hệ tầng Đồng Trầu (T 2ađt). Do đối tượng nghiên cứu là cát trắng thuộc
trầm tích bở rời hệ Đệ tứ nên trong phần đặc điểm địa chất vùng chỉ tập trung mô tả chi
tiết đặc điểm địa chất, địa mạo các thành tạo Đệ tứ. Khu nghiên cứu cách đường bờ biển
hiện đại vào đất liền khoảng 3 – 3,5km, địa hình tương đối bằng phẳng (độ cao tuyệt đối
chủ yếu từ 4 - 9m) trên bề mặt chia cắt bởi các hệ thống bàu, lạch theo phương á kinh
tuyến.
II.1.1. Địa tầng
Theo kết quả đo vẽ địa chất tỷ lệ 50.000 nhóm tờ Minh Hoá (Phạm Huy Thông và nnk
1999), vùng Ba Đồn có mặt các trầm tích lục nguyên hệ Trias và hệ Đệ tứ có tuổi từ
Holocen sớm - giữa đến Holocen giữa - muộn, bao gồm các trầm tích nguồn gốc biển,
biển - gió, sông - biển - đầm lầy.
Hệ Trias - Thống giữa - Bậc Anizi
Hệ tầng Đồng Trầu - Tập 3 (T2ađt3)
Hệ tầng Đồng Trầu do Jamoiđa và Mareichev xác lập năm 1965 ( trong Đovjikov và
nnk,1965 ). Hệ tầng phân bố chủ yếu ở Bắc Trung Bộ, các tỉnh Sơn La, Thanh Hoá,
Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Thành phần chủ yếu của hệ tầng Đồng Trầu là cuội kết cơ sở, cát kết tuf, bột kết tuf,
ryolit, porphyr thạch anh, cát kết, lớp kẹp bột kết và đá phiến sét, cát kết, lớp kẹp cuội
kết và bột kết, bột kết, cát kết, lớp kẹp đá phiến sét-silic đen, ít tuf. Ranh giới dưới
không rõ, chỉnh hợp dưới hệ tầng Hoàng Mai tuổi Anisi muộn
Dựa vào thành phần các đá chia hệ tầng thành 3 tập, trong vùng nghiên cứu chủ yếu bắt
gặp các thành tạo thuộc tập 3 (T2ađt3) thành phần gồm cát kết, bột kết, đá phiến sét màu
nâu, nâu vàng, tím sẫm, các đá phân lớp mỏng.
Trong vùng nghiên cứu, hệ tầng Đồng Trầu chỉ phân bố một diện tích hẹp ở phía góc Tây
Bắc.


Hệ Đệ tứ - Thống Holocen - Phụ thống Hạ - Trung (Q21-2)

Hệ tầng Gio Hải
- Trầm tích biển (mQ21-2gh): Phân bố bao quanh diện tích nghiên cứu. Phần trên chủ
yếu là cát thạch anh lẫn ít sạn màu trắng xám, trắng phớt vàng; phần dưới có lẫn sét bùn và di
tích thực vật. Chiều dày > 8m.
- Trầm tích hỗn hợp biển - gió (mvQ 21-2gh): Phân bố thành dải, bãi cát ở hầu khắp
diện tích nghiên cứu, thành phần chủ yếu cát thạch anh màu trắng, trắng phớt xám, hạt
khá đều, độ chọn lọc tốt, chiều dày từ 1 - 4,5m. Đây là tầng cát trắng cần nghiên cứu.
Phụ thống Trung - Thượng (Q22-3)
Hệ tầng Phú Vang
Trầm tích hệ tầng Phú Vang được thành tạo do quá trình rủa trôi và lắng đọng của
các thánh phần vật chất của hệ tầng Phú Bài ( mvQ21-2pb ).
Trầm tích sông - biển - đầm lầy (ambQ 22-3pv): Phân bố ở các bàu, lạch, đầm, có
phương chính chạy gần phương kinh tuyến, thành phần chủ yếu có cát sét, cát màu xám
đen chứa vật chất hữu cơ và than bùn. Chiều dày 1 - 3m.
Trên diện tích nghiên cứu có mặt hai loại khoáng sản than bùn và cát trắng có ý
nghĩa công nghiệp, nhưng than bùn đã được khai thác từ lâu, nay đã cạn kiệt.
II.1.2. Đặc điểm địa mạo
Theo các tài liệu địa chất, địa mạo đã khảo sát và thu thập được, kết hợp tài liệu ảnh hàng
không, trong diện tích thăm dò và phụ cận về đặc điểm địa hình - địa mạo được phân ra
ba dạng sau:
- Thềm bậc 1: Phân bố ở phía Đông diện tích nghiên cứu, chạy dọc theo Quốc lộ
1A, bề mặt địa hình phẳng hơi nghiêng về phía biển. Thành phần bột, cát màu xám, xám
vàng.
- Bề mặt tích tụ biển - gió (cồn cát cổ): Phân bố hầu khắp diện tích nghiên cứu,
thành phần chủ yếu là cát thạch anh màu trắng, trắng phớt xám, địa hình thường nhô cao.
Do tác động của gió đã tạo nên các bãi, cồn cát trắng có ý nghĩa công nghiệp.


- Bề mặt tích tụ sông - biển - đầm lầy: Phân bố ở địa hình trũng thuộc các bàu,
lạch, đầm, thành phần bột, cát, sét có than bùn.

II.1.3. Hoạt động tân kiến tạo
Trong kỷ Đệ tứ các hoạt động tân kiến tạo xẩy ra khá mạnh mẽ, vào Holocen trên, dải bờ
biển từ Đèo Ngang đến bắc đèo Hải Vân có chế độ sụt lún mạnh, biểu hiện bằng sự phân
bố rộng rãi các trầm tích biển (mQ21-2); thời kỳ này phát triển những dải, đụn cát ngầm
ven bờ ở cửa các sông lớn, sau đó chúng được nâng lên ngăn sóng tạo thành các vũng
vịnh, đầm phá. Chế độ đầm phá biểu hiện rõ ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
với các thấu kính than bùn trong trầm tích sông - biển - đầm lầy (ambQ 22-3). Phía Bắc từ
Lệ Thuỷ đến Đèo Ngang nâng lên mạnh và khá ổn định đến bây giờ, biên độ nâng tăng
dần từ Nam ra Bắc và mạnh nhất là vùng Đèo Ngang.
Các hoạt động tân kiến tạo thuộc dải đồng bằng ven biển Bình Trị Thiên đóng vai
trò quan trọng trong việc thành tạo các mỏ khoáng công nghiệp như than bùn, cát thuỷ
tinh và các vật liệu xây dựng…
II.1.4 Khoáng sản
+ Cát trắng
Cát trắng tại khu vực Quảng Trạch, Quảng Bình thuộc hệ tầng Gio Hải, có nguồn gốc
trầm tích hỗn hợp biển gió (mvQ21-2gh), phân bố thành dải, chiều dày từ 1- 4,5m. Trong
khu vực nghiên cứu, cát trắng có trữ lượng là 14.462 nghìn tấn khô, trong đó cấp 121+122 :
13.001 nghìn tấn; cấp 333: 1.461 nghìn tấn
+ Than bùn
Trên diện tích nghiên cứu, than bùn phân bố trong các trầm ( bàu ), có nguồn gốc đầm lầy. Than
bùn là khoáng sản có ý nghĩa công nghiệp nhưng đã khai thác từ lâu nay đã cạn kiệt

II.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ
II.2.1. Đặc điểm địa chất
II.2.1.1. Địa tầng


Trong diện tích thăm dò vùng Ba Đồn như đã nêu trên chỉ có mặt các trầm tích hệ Đệ tứ
có tuổi từ Holocen sớm - giữa đến Holocen giữa - muộn, bao gồm các trầm tích nguồn
gốc biển, biển - gió, sông - biển - đầm lầy. Trong quá trình khảo sát đo vẽ bản đồ địa chất

tỷ lệ 1:2.000 các tác giả đã chính xác lại ranh giới và vị trí phân bố của các phân vị.
Thống Holocen - Phụ thống Hạ - Trung
Hệ tầng Gio Hải (Q21-2gh):
Các thành tạo trầm tích hệ tầng Gio Hải chiếm hết diện tích khu nghiên cứu, chúng tạo
thành các dải cồn cát có chiều rộng 200 - 600m, chiều dài 1 - 3km, có độ cao từ 4,58 8,9m; kéo dài theo phương á kinh tuyến. Vùng phụ cận và cả trong diện tích nghiên cứu
có các bàu, lạch (Bàu Sen, Bàu Gỗ …).
Kết quả công tác đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:2.000 đã xác định hệ tầng Gio Hải trong
diện tích thăm dò có 2 tập:
Tập dưới: trầm tích biển (mQ21-2gh1)
Tâp trên: trầm tích biển - gió (mvQ21-2gh2).
Khoáng sản cát trắng Ba Đồn chỉ liên quan đến các thành tạo trầm tích biển gió thuộc hệ
tầng Gio Hải (tầng cát trắng), nên về địa tầng trong đặc điểm địa chất mỏ được mô tả chi
tiết hơn ở phân vị địa tầng này.
Hệ tầng Gio Hải - Tập dưới (mQ21-2gh1)
Trầm tích biển của đới ven bờ khá phổ biến ở đồng bằng Quảng Bình. Các thành tạo trầm
tích biển của đới ven bờ cấu tạo nên những cánh đồng gợn sóng nằm sâu trong đất liền và
cách bờ biển 5 ÷ 7km, chiều rộng 400 ÷ 600m, có nơi 1,5km, ở vùng Ba Đồn chúng phân
bố bao quanh diện tích thăm dò, độ cao tuyệt đối 2 ÷ 4m, có địa hình thấp hơn các thành
tạo trầm tích biển gió. Thành phần trầm tích gồm dưới cùng là cát pha sét bùn mịn, sét
pha bột hoặc cát nhỏ có màu xám vàng, xám đen; phần trên chủ yếu là cát thạch anh (85 ÷
90%) hạt nhỏ đến trung lẫn ít sét (1 ÷ 7%) màu xám vàng, rất hiếm gặp hạt ilmenit, zircon
sa khoáng. Chiều dày trầm tích: 5 ÷ 15m.
Hệ tầng Gio Hải - Tập trên (mvQ21-2gh2)


Trầm tích hỗn hợp biển gió (mv) chiếm gần hết diện tích nghiên cứu, được hình thành do
gió thổi mạnh vun cát từ bãi biển lên cao, tạo nên các dãy cồn cát có độ cao 4,5 ÷ 9m.
Giữa chúng là những bàu, lạch hoặc lòng máng đọng nước ít có thực vật phát triển. Bề
mặt địa hình còn được bảo tồn tốt, góc cạnh của các dải cát, cồn cát không được rõ ràng
do cát luôn di động bởi tác dụng của gió. Hiện nay các trầm tích hỗn hợp biển gió

Holocen trên tại Ba Đồn đang tiếp tục hình thành và phát triển yếu, địa hình vẫn bị thay
đổi. Bề dày trầm tích thường dày ở giữa (3 – 4,5m) và vát mỏng về hai phía.
Thành phần tập chủ yếu cát thạch anh màu trắng, trắng phớt xám, hạt khá đều, độ chọn lọc
tốt, độ mài mòn trung bình. Tập trên chỉ có 1 lớp cát trắng, đây là đối tượng nghiên cứu của
đồ án.
Các thân cát đều thuộc tập trên, hệ tầng Gio Hải(mvQ 21-2gh2), có dạng nằm ngang và lộ
thiên, nhô cao trên bề mặt địa hình hiện tại. Tại thời điểm thăm dò bề mặt thân cát là bề
mặt địa hình hiện tại, mặc dù địa hình các thân cát khá bằng phẳng, nhưng vẫn không thật
sự ổn định do tác dụng của gió. Thân cát trắng nằm chuyển tiếp trên lớp cát màu xám
vàng, xám nâu, xám đen, thuộc tập dưới hệ tầng Gio Hải (mQ 21-2gh2); đáy thân cát không
thật bằng phẳng thể hiện qua các mặt cắt khoan. Chiều dày nhỏ nhất của các thân cát theo
lỗ khoan 1m (ven rìa), lớn nhất là 4,5m (LK 225, thân cát số 5).
Việc phân chia các thân cát chủ yếu dựa vào vị trí phân bố (các thân cát đều biệt lập
nhau), ngoài ra còn xét đến các yếu tố địa hình, địa mạo…

II.2.3.4. Công tác thăm dò địa chất đã tiến hành
Các phương pháp đã tiến hành thăm dò khoáng sản gồm: Phương pháp đo vẽ địa chất;
khoan tay; công tác trắc địa; công tác địa chất thuỷ văn - địa chất công trình; phương
pháp lấy, gia công và phân tích các loại mẫu.
1.Công tác trắc địa


- Công tác trắc địa phục vụ nghiên cứu cát trắng tại khu vực Ba Đồn thuộc các xã Quảng
Long, Quảng Phương, Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện
một số nhiệm vụ sau: Thành lập lưới khống chế mặt phẳng, độ cao bằng đường chuyền đa
giác loại 2; đo đường sườn kinh vĩ; xác định hệ thống tuyến trục, tuyến ngang thăm dò;
đo công trình từ thực địa vào bản đồ và đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 2.000.
2. Đo vẽ bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1: 2000
- Mục tiêu: Nghiên cứu làm rõ đặc điểm cấu trúc địa chất, kiểm tra các tài liệu đã có, xác
định chính xác ranh giới các thể địa chất và thân cát trắng, sơ bộ đánh giá quy mô chất lượng

thân cát, bố trí công trình hợp lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế trong công tác thăm dò.
- Nền địa hình sử dụng để đo vẽ bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:2.000 là bản đồ địa hình tỷ
lệ 1/2000 do trắc địa thành lập theo hệ toạ độ quốc gia VN 2000.
Đã thực hiện 64,3 km lộ trình với 2.520 điểm quan sát, mật độ điểm khảo sát trung bình
400 điểm/km2. Khối lượng đo vẽ đã thực hiện: 6,3km2.
3. Thi công trình khoan tay (khoan tay kiểu Úc)

Khơ mút

Ống mẫu

Ống chống
Lưỡi khoan bi
Khóa xích

Ảnh 2: Thiết bị khoan tay kiểu Úc

Cần khoan


Khoan tay được thi công sau khi có kết quả đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 2.000, thân cát
trắng đã được khoanh định sơ bộ, nhằm mục đích khống chế chiều dài, chiều rộng và
chiều dày thân cát, phục vụ lấy mẫu đánh giá hàm lượng, chiều dày thân cát trắng.
Thiết bị khoan: Khoan tay sử dụng thiết bị, công nghệ “khoan tay kiểu Úc” (loại thiết bị
khoan tay Úc đã khoan thăm dò tại Việt Nam rất hiệu quả). Loại thiết bị khoan này có ưu
điểm tỷ lệ lấy mẫu cao, hạn chế được hiện tượng lẫn mẫu, trọng lượng khoan nhẹ, gọn, dễ
tháo lắp di chuyển, phù hợp với đối tượng nghiên cứu
4. Lấy mẫu
- Mẫu lõi khoan tay: Lấy bằng cách trộn đều, chia đối đỉnh ngoài thực địa lấy trọng lượng
1,5 - 2kg đem về phòng gia công phân chia để phân tích hoá và độ hạt (toàn bộ mẫu lõi

khoan trong tầng cát trắng sẽ gia công và phân tích hoá cơ bản). Chiều dài mẫu từ 0,5 1,5m; trung bình 1,0m
Khối lượng mẫu đã lấy: 1.507 mẫu. Số mẫu phân tích giảm so với mẫu lấy với lý do loại
bỏ một số mẫu cát vàng (mẫu nằm dưới trụ thân cát trắng) mẫu lấy để đối sánh nhưng
không phân tích và lấy một số mẫu ở các lỗ khoan sâu 12m để nghiên cứu
- Lấy mẫu phân tích khoáng vật toàn phần: Sau khi đã lấy mẫu phân tích hoá và độ hạt,
phần mẫu lõi khoan trong tầng cát trắng còn lại của một số lỗ khoan đã được lựa chọn gửi
gia công phân tích khoáng vật toàn phần. Vị trí lấy mẫu phân bố đều trên các khối tính
trữ lượng. Khối lượng đã lấy: 40 mẫu
- Mẫu thể trọng lớn ngoài trời: Thực hiện cho cát trắng, cách làm như sau: đào hố có kích
thước (1m × 1m × 0,5m), lấy cát lên cân để xác định khối lượng; tính thể trọng d = khối
lượng /thể tích (với cát trắng sau đó đem phơi khô để tính thể trọng khô so với ướt). Vị trí
lấy đào hố lấy mẫu phân bố tương đối đồng đều trong khối trữ lượng cấp 121, 122. Khối
lượng đã thực hiện: 5 mẫu.
- Lấy và vận chuyển mẫu công nghệ: Lấy bằng cách đào hố đại diện trên các tuyến thăm
dò ở các khối tính trữ lượng cấp 121 (có trữ lượng lớn và đại diện nhất cho toàn mỏ cả về
thành phần hoá học và cấp hạt). Khối lượng đã lấy: 1 mẫu (10 tấn)


5. Gia công mẫu
- Gia công mẫu phân tích hoá: Tiến hành gia công mịn đến cỡ hạt 0,074mm (quy trình
gia công mẫu tuân thủ theo quy phạm hiện hành). Khối lượng đã thực hiện: 1.333 mẫu
- Gia công phân loại mẫu trọng sa: Khối lượng đã thực hiện: 40 mẫu
6. Phân tích mẫu
- Phân tích hoá cơ bản 6 chỉ tiêu: SiO2, Fe2O3, TiO2, MKN, Cr2O3, Al2O3. Khối lượng đã
thực hiện: 1332 mẫu
- Phân tích cấp hạt cát (qua rây): Yêu cầu phân các cấp hạt: >1mm; 1 ÷ 0,50mm; 0,50 ÷
0,25mm; 0,25 ÷ 0,1mm; < 0,1mm. Khối lượng đã thực hiện: 1220 mẫu
- Phân tích hoá 13 chỉ tiêu: SiO2, Al2O3, Fe2O3, FeO, CaO, MgO, TiO2, Cr2O3, K2O, Na2O,
P2O5,SO3, MKN (lấy bằng cách gộp phần lưu 5 - 6 mẫu đơn với nhau trên các mặt cắt
cạnh nhau, trộn đều chia đối đỉnh nhiều lần đến trọng lượng 200g, gửi phân tích). Khối

lượng đã thực hiện: 112 mẫu
- Kiểm tra nội hoá cơ bản 6 chỉ tiêu: SiO2, Fe2O3, TiO2, MKN, Cr2O3, Al2O3. Khối lượng đã
thực hiện: 63 mẫu
- Kiểm tra ngoại hoá cơ bản 6 chỉ tiêu: SiO2, Fe2O3, TiO2, MKN, Cr2O3, Al2O3
Khối lượng đã thực hiện: 63 mẫu
Phân tích khoáng vật toàn phần: Khối lượng thực hiện: 40 mẫu
- Phân tích cơ lý: Khối lượng thực hiện: 15 mẫu
- Phân tích hoá nước toàn diện: Khối lượng thực hiện: 10 mẫu
- Phân tích vi trùng: Khối lượng thực hiện: 4 mẫu
- Phân tích xạ: Khối lượng thực hiện: 10 mẫu
- Lấy gia công và nghiên cứu mẫu công nghệ: Khối lượng thực hiện: 1 mẫu.
7. Đánh giá chất lượng công tác mẫu


Công tác lấy mẫu được chủ nhiệm đề án kiểm tra thường xuyên, xác định các đối tượng
địa chất để phân chia mẫu, kiểm tra lấy mẫu tại lỗ khoan và trọng lượng mẫu khi lấy và
gia công. Công tác gia công mẫu được giám sát chặt chẽ của kỹ thuật địa chất. Mẫu được
gia công mịn đến đường kính 0,074mm gửi phân tích (do Phòng gia công, phân tích Liên
đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ thực hiện. )

Chương III
ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG VÀ TÍNH CHẤT CÔNG NGHỆ CÁT TRẮNG
I ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ
Diện tích nghiên cứu có 7 thân cát trắng, có lẽ ban đầu chỉ là 1 thân cát, do tác dụng của
gió đã bị phân chia ra các nhánh riêng biệt để tạo các thân cát mới. Các thân cát chủ yếu
có phương á vĩ tuyến, địa hình trên bề mặt khá bằng phẳng, hầu như không có thảm thực
vật, cây cỏ.
Các thân cát đều thuộc tập trên hệ tầng Gio Hải( mvQ 21-2gh2 ), có dạng nằm ngang và lộ
thiên, nhô cao trên bề mặt địa hình hiện tại. Tại thời điểm nghiên cứu bề mặt thân cát là
bề mặt địa hình hiện tại, mặc dù địa hình các thân cát khá bằng phẳng, nhưng vẫn không

thật sự ổn định do tác dụng của gió. Thân cát trắng nằm chuyển tiếp trên lớp cát màu xám
vàng, xám nâu, xám đen, thuộc tập dưới hệ tầng Gio Hải (mQ 21-2gh2); đáy thân cát không
thật bằng phẳng thể hiện qua các mặt cắt khoan. Chiều dày nhỏ nhất của các thân cát theo
lỗ khoan 1m (ven rìa), lớn nhất là 4,5m (LK 225, thân cát số 5).


- Thân cát trắng số 1
Thân cát phân bố ở phía Bắc – Đông Bắc diện tích nghiên cứu, có phương kéo dài
á vĩ tuyến, chiều dài trong diện tích nghiên cứu 880m, chiều rộng trung bình 400m. Địa
hình thân cát hơi cao ở giữa và thấp dần về 2 phía. Thân cát nhô cao lên trên bề mặt địa
hình hiện tại. Thành phần chủ yếu là cát thạch anh màu trắng, trắng phớt xám, hạt nhỏ đều.
Chiều dày trung bình thân cát 2,11m.
Thân cát đã được khống chế 3 tuyến công trình khoan với mạng lưới 200 x 100m
(khoảng cách tuyến 200m, khoảng cách công trình trên tuyến 100m).
- Thân cát trắng số 2
Thân cát phân bố ở phía Bắc diện tích nghiên cứu, có phương kéo dài á kinh tuyến,
chiều dài trong diện tích nghiên cứu 400m, chiều rộng trung bình 140m. Địa hình thân cát
khá bằng phẳng. Thân cát nhô cao lên trên bề mặt địa hình hiện tại. Thành phần chủ yếu là
cát thạch anh màu trắng, trắng phớt xám, hạt nhỏ đều. Chiều dày thân cát 2,5m.
Thân cát đã được khống chế 2 tuyến công trình khoan với mạng lưới 200 x 100m
(khoảng cách tuyến 200m, khoảng cách công trình trên tuyến 100m)

- Thân cát trắng số 3
Thân cát phân bố ở gần trung tâm diện tích nghiên cứu, có phương kéo dài á kinh
tuyến, chiều dài trong diện tích nghiên cứu 500m, chiều rộng trung bình 250m. Địa hình
của thân cát ở giữa cao hơn và thấp dần về xung quanh. Thân cát nhô cao lên trên bề mặt


địa hình hiện tại. Thành phần chủ yếu là cát thạch anh màu trắng, trắng phớt xám, hạt nhỏ
đều. Chiều dày thân cát 2,11m.

Thân cát đã được khống chế 3 tuyến công trình khoan với mạng lưới 200 x 100m
(khoảng cách tuyến 200m, khoảng cách công trình trên tuyến 100m )

- Thân cát trắng số 4
Thân cát phân bố ở phía Tây diện tích nghiên cứu, có phương kéo dài á kinh tuyến,
chiều dài trong diện tích nghiên cứu 3.200m, chiều rộng trung bình 380m. Thân cát là
một dải cát có dạng kéo dài, cao hơn ở trục và thấp dần về hai phía Đông và Tây. Thân cát
cao hẳn lên trên bề mặt địa hình hiện tại. Thành phần chủ yếu là cát thạch anh màu trắng,
trắng phớt xám, hạt nhỏ đều. Chiều dày trung bình thân cát 2,54m.
Thân cát đã được khống chế 17 tuyến công trình khoan, với mạng lưới 100 x 50m
(khoảng cách tuyến 100m, khoảng cách công trình trên tuyến 50m) ở phía Nam để tính
trữ lượng cấp 121; còn ở phía Bắc đã khống chế 7 tuyến bằng mạng lưới công trình
khoan 200 x 100m (khoảng cách tuyến 200m, khoảng cách công trình trên tuyến 100m,
để tính trữ lượng cấp 122)
- Thân cát trắng số 5
Thân cát phân bố ở trung tâm diện tích nghiên cứu, có phương kéo dài á kinh
tuyến, phía Nam thân cát phình to, phía Bắc vót nhỏ lại và kéo dài. Chiều dài thân cát
trong diện tích thăm dò 2.000m. Thân cát là một dải cát có dạng kéo dài, cao hơn ở trục
và thấp dần về hai phía Đông và Tây. Thân cát cao hẳn lên trên bề mặt địa hình hiện tại.
Thành phần chủ yếu là cát thạch anh màu trắng, trắng phớt xám, hạt nhỏ đều. Chiều dày
trung bình thân cát 2,63m.
Phía Nam thân cát có chiều dài 1000m, chiều rộng 640m đã được khống chế 9
tuyến công trình khoan với mạng lưới 100 x 50m (khoảng cách tuyến 100m, khoảng cách
công trình trên tuyến 50m) để tính trữ lượng cấp 121; còn ở phía Bắc thân cát có chiều
dài 1000m, chiều rộng 140m đã được khống chế 5 tuyến bằng mạng lưới công trình


khoan 200 x 100m (khoảng cách tuyến 200m, khoảng cách công trình trên tuyến 100m,
để tính trữ lượng cấp 122).
- Thân cát trắng số 6

Thân cát phân bố ở phía Đông diện tích nghiên cứu, có phương kéo dài á kinh
tuyến, chiều dài trong diện tích nghiên cứu 1.900m, chiều rộng trung bình 440m. Địa hình
của thân cát cao hơn ở giữa và thấp dần về hai phía. Thân cát nhô cao lên trên bề mặt địa
hình hiện tại. Thành phần chủ yếu là cát thạch anh màu trắng, trắng phớt xám, hạt nhỏ đều.
Chiều dày trung bình thân cát 2,25m.
Thân cát đã được khống chế 10 tuyến công trình khoan với mạng lưới 200 x 100m
(khoảng cách tuyến 200m, khoảng cách công trình trên tuyến 100m).
- Thân cát trắng số 7
Thân cát phân bố ở phía Đông Nam diện tích nghiên cứu, có phương kéo dài á
kinh tuyến, chiều dài trong diện tích thăm dò 1.900m, chiều rộng trung bình 560m. Địa
hình của thân cát cao hơn ở giữa (theo trục kéo dài) và thấp dần về hai phía Đông và Tây.
Thân cát đã nhô cao lên trên bề mặt địa hình hiện tại. Thành phần chủ yếu là cát thạch anh
màu trắng, trắng phớt xám, hạt nhỏ đều. Chiều dày trung bình thân cát 2,54m.
Thân cát đã được khống chế 10 tuyến công trình khoan với mạng lưới 200 x 100m
(khoảng cách tuyến 200m, khoảng cách công trình trên tuyến 100m).

II. ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN VẬT CHẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CÁT TRẮNG
Trong 7 thân cát trắng đã thăm dò ở Ba Đồn có chất lượng tương đối đồng đều. Đặc điểm
chung của các thân cát chủ yếu là cát thạch anh màu trắng đục, trắng ngà phớt xám, hạt
nhỏ, không có các thấu kính hoặc lớp mỏng cát xấu xen kẹp.
1. Thành phần khoáng vật, cấu tạo và kiến trúc
Kết quả phân tích 40 mẫu trọng sa toàn phần dưới kính hiển vi MБC - 10, cho thấy thành
phần khoáng vật trung bình của cát trắng Ba Đồn có: thạch anh 99,43%; các khoáng vật
điện từ ilmenit ít, turmalin ít, staurolit ít, monazit không có; hydrogoethit không có;


amphybol không có; piroxen không có; granat ít; các khoáng vật nặng rutin ít, anata ít,
leucoxen ít, zircon ít, disten không có, silimanit không có, spinel không có; các khoáng vật
khác có felspat 0,75%, khoáng vật sét; vật chất hữu cơ, hydroxit sắt không đáng kể.
- Thạch anh màu trắng đục, trắng trong, kích thước chủ yếu từ 0,25 đến 1mm. Các hạt

thạch anh có độ mài tròn không đều từ góc cạnh đến khá tròn cạnh, chủ yếu méo mó (độ
mài tròn trung bình)
- Khoáng vật chứa titan và sắt là ilmenit, anataz, leucoxen, rutil, hydrogoethit, đôi khi gặp
vài hạt granat, các khoáng vật này có dạng hạt nhỏ méo mó, góc cạnh đến nửa tròn cạnh;
kích thước rất nhỏ, chiếm tỷ lệ rất ít trong mẫu.
- Khoáng vật sét thường tập hợp dạng vi vảy rất ít, khi gặp nước tan rã và dễ dàng loại bỏ
bằng nước.

Bảng thống kê hàm lượng trung bình khoáng vật toàn mỏ
Bảng 2
Hàm lượng khoáng vật

1

TC.
1

100

2

TC.2

99,0

1

3

TC.3


99,0

1

4

TC.4

99,46

5

TC.5

6
7

Storolit

Ilmenit

Zircon

Anatas

n Leocoxe

Rutin


Khoáng vật nặng (%)

Turmalin

Các khoáng vật điện từ
(%)

Granat

Thạch
anh
%

Felspat (%)

Số
T
T

Số
hiệu
thân
cát

it

it

it


it

it

It

it

it

it

it

it

it

It

it

it

it

it

it


it

it

It

it

it

0,54

it

it

it

it

it

It

it

it

99,60


0,40

it

it

it

it

it

It

it

it

TC.6

99,67

0,33

it

it

it


it

it

It

it

It

TC.7

99,30

0,70

it

it

it

it

it

It

it


It

696,03

3,97

it

it

it

it

it

It

it

It

Cộng:


TB:

Bảng
hàm
Bảng 3

b

Biểu đồ

99,43

0,57

it

it

GT khoảng
TBK
Tần số
98,06
98,25
98,155
1
98,25
98,44
98,25
1
98,44
98,63
98,345
3
98,63
98,82
98,44

5
98,82
99,01
98,535
11
99,01
99,2
98,63
52
99,2
99,39
98,725
7
Tổng
80

it

it

it

99,02275

0,205488
0,042225
6,703053
-2,19193
98,06
99,36

80
0,207516

Bảng 4
Bảng thống kê hàm lượng Cr2O3 ( Bảng 5 )
GT khoảng
0
0,0009
0,0009
0,0018
0,0018
0,0027
0,0027
0,0036
0,0036
0,0045
0,0045
0,0054

TBK
0,00045
0,0009
0,00135
0,0018
0,00225
0,0027

Tần số
5
18

32
14
5
5

Tuần
suất
6,25
22,5
40
17,5
6,25
6,25

it

Tuần
suất
Lũy tích tần suất
1,25
1,25
1,25
2,5
3,75
6,25
6,25
13,5
13,75
27,25
65

92,25
8,75
100
100

xuất hiện hàm lượng SiO2

Trung Bình
Quân phương sai
Phương sai
Độ nhọn
Độ lệch
Min
Max
Số mẫu
Hệ số biến thiên Vc (%)

It

Lũy tích tần suất
6,25
28,75
68,75
86,25
92,5
98,75

It

thống kê

lượng SiO2

tần suất


0,0054

0,0063

0,00315

1
80

1,25
100

100

Biểu đồ tần suất xuất hiện Cr2O3
Các đặc trưng thống kê ( Bảng 6 )

Trung Bình
Quân phương sai
Phương sai
Độ nhọn
Độ lệch
TBK
Min GT khoảng
Max

0,05
0,036
0,043
Số0,086
mẫu 0,072
0,061
Hệ0,122
số biến0,108
thiên Vc0,079
(%)
0,158
0,194
0,23
0,266

0,144
0,18
0,216
0,252

0,097
0,115
0,133
0,151

0,002266
0,001188
1,41E-06
0,79528
Tần số

34
21
8
8
8
0
1
80

0,985795
Tuần
Lũy tích tần suất
0,000352
suất
0,006 42,5
42,5
26,25
80 68,75
10 52,40141 78,75
10
88,75
10
98,75
0
98,75
1,25
100
100

Biểu đồ tần suất xuất hiện Al2O3


Các đặc trưng thống kê ( Bảng 8 )

Trung Bình
Quân phương sai
Phương sai
Độ nhọn
Độ lệch
Min
Max

0,11375
0,049895
0,00249
1,101892
1,122841
0,05
0,3

Bảng thống kê hàm
lượng Al2O3 ( Bảng 7 )


Số mẫu
Hệ số biến thiên Vc (%)

80
43,86414

Bảng thống kê hàm lượng Fe2O3

GT khoảng
0,02
0,0186
0,0386
0,0372
0,0572
0,0558
0,0758
0,0744
0,0944
0,093
0,113
0,1116
0,1316
0,1302

TBK
0,0193
0,0286
0,0379
0,0472
0,0565
0,0658
0,0751

Tần số
14
29
19
8

5
2
3
80

( Bảng 9 )
Tuần
suất
17,5
36,25
23,75
10
6,25
2,5
3,75
100

Lũy tích tần suất
17,5
43,75
67,5
77,5
83,75
86,25
100

Biểu đồ tần suất xuất hiện Fe2O3

Các đặc trưng thống kê ( Bảng 10 )


Trung Bình
Quân phương sai
Phương sai
Độ nhọn
Độ lệch
Min
Max
Số mẫu
Hệ số biến thiên Vc (%)

0,059365
0,028159
0,000793
1,915016
1,395052
0,02
0,15
80
47,4334

Bảng thống kê hàm lượng TiO2 ( Bảng 11 )
GT khoảng
0,01
0,0086
0,0186
0,0172
0,0272
0,0258

TBK

0,0093
0,0136
0,0179

Tần số
1
28
28

Tuần
suất
1,25
35
35

Lũy tích tần suất
1,25
36,25
71,25


0,0358
0,0444
0,053
0,0616

0,0344
0,043
0,0516
0,0602


0,0222
0,0265
0,0308
0,0351

8
10
3
2
80

10
12,5
3,75
2,5
100

81,25
93,75
97,5
100

Biểu đồ tần suất xuất hiện TiO2

Các đặc trưng thống kê ( Bảng 12 )

Trung Bình
Quân phương sai
Phương sai

Độ nhọn
Độ lệch
Min
Max
Số mẫu
Hệ số biến thiên Vc (%)

0,031875
0,01313
0,000172
0,560356
1,054647
0,01
0,07
80
41,19124

Bảng thống kê hàm lượng MNK ( Bảng 13 )
GT khoảng
0,02
0,086
0,086
0,152
0,152
0,218
0,218
0,284
0,284
0,35
0,35

0,416
0,416
0,482

TBK
0,053
0,086
0,119
0,152
0,185
0,218
0,251

Tần số
29
29
9
8
4
0
1

Tuần
suất
36,25
36,25
11,25
10
5
0

1,25

80

100

Lũy tích tần suất
36,25
72,5
83,75
93,75
98,75
98,75
100

Các thông số thống kê ( Bảng 14 )

Trung Bình

0,13225


×