Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC LOÀI RỆP SÁP BỘT ĐU ĐỦ Paracoccus marginatus Williams and Granara de Willink (Homoptera: Pseudococcidae) HẠI SẮN TẠI HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP HÓA HỌC PHÒNG TRỪ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.97 MB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Tên đề tài:
“ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC LOÀI RỆP
SÁP BỘT ĐU ĐỦ Paracoccus marginatus Williams and Granara
de Willink (Homoptera: Pseudococcidae) HẠI SẮN TẠI HÀ
NỘI VÀ BIỆN PHÁP HÓA HỌC PHÒNG TRỪ”
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH
Học viên

: LƯƠNG MINH NGỌC

Mã học viên

: 24080016

Lớp

: CH24BVTVB

HÀ NỘI, 2016


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Cây sắn có tên khoa học Manihot esculenta Craz, có nguồn gốc từ vùng
nhiệt đới châu Mỹ La Tinh và là cây lương thực có từ lâu đời, được trồng cách
đây khoảng 5000 năm. Củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô từ 38-40%, tinh bột 1632%, protein 0,8-2,5 gam, chất béo 0,2-0,3 gam, chất xơ 1,1-1,7 gam. Trong
100 gam củ sắn có 18,8-22,5 mg Canxi, 22,5- 25,4 mg Photpho, 0,02 mg B1,
0,02 mg B2, 0,5 mg B3 (PP). Năm 2011, tổng sản lượng sắn thế giới đạt 250,2
triệu tấn củ tươi, trong đó Nigeria có sản lượng lớn nhất thế giới, thứ 2 là
Barazil, Indonesia, cộng hòa Công Gô và Thái Lan đứng thứ 3. Các nước còn
lại trong nhóm 10 là Angola, Ghana, Việt Nam, Ấn Độ, Mozambic. 10 quốc gia
đứng đầu về sản xuất sắn chiếm 75% tổng sản lượng sắn trên toàn thế giới.
Tinh bột sắn là thành phần quan trọng trong chế độ ăn của hơn 1 tỷ người trên
thế giới, đặc biệt là ở các nước nghèo, đang phát triển. Sắn cũng là nguồn thức
ăn gia súc quan trọng cũng như là nguyên liệu chế biến trong ngành công
nghiệp. Củ sắn có thể ăn tươi, chế biến thành sắn lát khô, nghiền thành bột. Từ
sắn có thể chế biến thành rất nhiều sản phẩm như bột ngọt, cồn, đường, mạch
nha, hồ vải, hồ giấy, bìa các tông, bánh kẹo, mì, bún, miến, bánh tráng, phụ gia
dược phẩm, màng phủ sinh học… Thân sắn có thể dùng nuôi nấm, làm nguyên
liệu cho công nghiệp xenlulô. Lá sắn có thể làm rau ăn, nuôi cá nuôi tằm, ủ
chua hoặc phơi khô dùng trong chăn nuôi.
Ở Việt Nam, sắn cùng lúa và ngô là ba cây trồng được ưu tiên nghiên cứu
phát triển trong tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp & Phát
triển Nông thôn. Đặc biệt, cây sắn ở nước ta được mệnh danh là cây “xóa đói,
giảm nghèo”, do đó diện tích trồng và sản lượng sắn ngày càng tăng nhanh.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, diện tích trồng sắn của nước ta năm 2012
1


là hơn 550.000 ha với sản lượng khoảng 9,7 triệu tấn. “Đề án phát triển nhiên
liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 177/2007/ QĐ-TT ngày 20 tháng 11 năm
2007 nhằm nghiên cứu và phát triển cây sắn theo hướng sử dụng đất nghèo

dinh dưỡng, đất khó khăn có hiệu qủa và là hướng hỗ trợ chính cho việc thực
hiện. Năm 2014, sản lượng sắn xuất khẩu của nước ta ước đạt 3,29 triệu tấn với
giá trị 1,12 tỷ USD. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2015,
xuất khẩu sắn tăng mạnh về số lượng và giá trị. Theo thống kê của Cục trồng
trọt, cây sắn đã được trồng ở khắp 7 vùng sinh thái trong cả nước, diện tích
trồng sắn năm 2014 đạt 551.100 ha. Trong những năm gần đây, sắn từ cây
lương thực phụ thành cây công nghiệp quan trọng và là cây nguyên liệu cho
sản xuất nhiên liệu sinh học, năng suất và sản lượng ngày càng gia tăng. Sắn
không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà còn là cây trồng có thể đem lại cơ hội
lớn để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển nông
nghiệp, phát triển kinh tế-xã hội.
Việc phát triển diện tích trồng sắn kéo theo sự gia tăng của các loài dịch hại.
Theo thống kê của CABI 2015, sắn là cây ký chủ chính của 162 loài dịch hại,
ký chủ phụ của 64 loài. Loài rệp sáp bột hồng hại sắn (Phenacoccus manihoti)
mới du nhập vào nước ta năm 2012 nhưng đã lây lan phát tán mạnh và đã có
mặt ở hầu hết các vùng trồng sắn lớn. Tính đến tháng 4/2015, diện tích sắn
nhiễm rệp sáp bột hồng của Phú Yên lên tới 40 ha, tỷ lệ hại từ 1-70% cây, các
cây bị nhiễm nặng buộc phải tiêu hủy.Vụ đông xuân 2013-2014, 95,8 ha sắn
của tỉnh Đắk Lắk bị nhiễm loài rệp này trong đó có rất nhiều diện tích cũng
phải tiêu hủy. Năm 2013, tỉnh Tây Ninh có trên 1 nghìn ha sắn bị hại. Việc tìm
ra giải pháp để ngăn chặn thiệt hại do loài rệp sáp bột hồng gây ra đang trở
thành vấn đề cấp bách của các nhà khoa học. Hiện nay việc xuất khẩu sắn tinh
bột của nước ta đang gặp khó khăn do hàm lượng tinh bột trong sắn nguyên
liệu tại các địa phương không cao. Có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến

2


hàm lượng tinh bột của cây sắn trong đó nguyên nhân chủ yếu do sâu bệnh gây
hại làm ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của cây.

Do vai trò kinh tế quan trọng nên việc nghiên cứu và tìm các giải pháp
phòng trừ dịch hại trên sắn cũng được các nhà khoa học quan tâm. Để góp
phần tìm hiểu sâu hơn về dịch hại trên cây ở Việt Nam, tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài “Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài rệp sáp bột đu đủ
Paracoccus marginatus Williams and Granara de Willink (Homoptera:
Pseudococcidae) hại sắn tại Hà Nội và biện pháp hóa học phòng trừ”
2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài rệp sáp bột đu
đủ Paracoccus marginatus Williams and Granara de Willink (Homoptera:
Pseudococcidae) hại trên cây sắn và thử nghiệm biện pháp phòng trừ.
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái loài rệp sáp bột đu đủ
(Paracoccus marginatus) trong phòng thí nghiệm.
- Xác định hiệu lực phòng trừ rệp sáp bột đu đủ (Paracoccus marginatus)
của một số thuốc BVTV trong phòng thí nghiệm.

3


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
2.1.1 Nghiên cứu về cây sắn
Cây sắn hay khoai mỳ có tên khoa học Manihot esculenta Craz là cây lương
thực ăn củ thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt
đới của châu Mỹ La tinh và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm. Trung tâm
phát sinh cây sắn được giả thiết tại vùng đông bắc của nước Brazin thuộc lưu
vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại. Trung tâm
phân hóa phụ có thể tại Mexico ở Trung Mỹ và vùng ven biển phía bắc của

Nam Mỹ (Wikipedia, 2017)
Sắn là cây lâu năm, đơn tính (hoa đực và hoa cái cùng nằm trên cùng một gốc),
mọc thành bụi, tất cả các bộ phận của cây có chứa dịch mủ màu trắng và
cyanogenic glycoside ở các nồng độ khác nhau, qua quá trình tiêu hóa chất này
thải ra hydrogen cyanide (HCN) gây ngộ độc. Cây có 1 rễ cái với các rễ phụ,
rất đa dạng về hình dạng, kích thước, vị trí, số lượng. Rễ là bộ phận lưu trữ tinh
bột trong các tế bào nhu mô nằm trong lớp lõi màu trắng, hoặc hơi vàng, hơi đỏ
và sẽ bị hóa gỗ theo thời gian. Cây dạng thân gỗ, chủ yếu màu nâu hoặc xám,
các vết sẹo lá thường nổi bật. Lá xếp theo hình xoắn ốc với kiểu xếp lá 2/5,
cuống lá dài từ 5-30 cm, phiến lá xẻ thùy đến gần gốc lá, mỗi lá có 3-10 thùy.
Cụm hoa bao gồm 1 chùm hoa xếp không sát nhau, dài từ 3-10 cm. Hoa đơn
tính gồm 5 lá đài kết hợp lại, không có cánh hoa. Hoa cái ở dưới và nở đầu
tiên, hoa đực ở đỉnh (CABI, 2017).
Theo CABI (2017), hiện nay Manihot esculenta đã được trồng phổ biến trên
nhiều nước nhiệt đới ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Đại Dương. Sắn
có khả năng thích ứng tuyệt vời ở các vùng đất khó trồng trọt và có chu kỳ sinh
trưởng linh hoạt, điều này tạo điều kiện cho nó mở rộng trên toàn thế giới, đặc
biệt là nơi có áp lực dân số cao. Khi đất đai khan hiếm, nhu cầu thực phẩm cho
mỗi đơn vị diện tích trồng tăng, nông dân chuyển sang cây trồng sắn để đạt
4


được nguồn năng lượng cao trên mỗi héc ta. Sắn là một loại cây nổi tiếng ở
Đông Nam Á, đặc biệt là ở Indonesia và Thái Lan và là chế độ ăn chủ yếu ở
nhiều nước nhiệt đới châu Phi, nơi hơn một nửa sản lượng sắn toàn cầu được
sản xuất.
Cũng theo CABI (2017), sắn phát triển ở nhiệt độ tối ưu 25-30°C, khí hậu lạnh
bất lợi cho sự phát triển sắn, ở nhiệt độ dưới 10°C sắn không phát triển. Sắn
được trồng ở vùng có lượng mưa 500-6000 mm mỗi năm. lượng mưa tối ưu
hàng năm là 1000-1500 mm, không có mùa khô rõ rệt. Sau khi được thiết lập,

sắn có khả năng chống hạn hán nghiêm trọng. Với thời gian dài hạn hán, cây
sắn rụng lá nhưng tiếp tục tăng trưởng lại sau khi những cơn mưa bắt đầu, do
vậy nó là một cây trồng thích hợp ở những vùng có lượng mưa phân bố không
ổn định.
Củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột 16-32%; chất protein, béo, xơ,
tro trong 100g được tương ứng là 0,8-2,5 g, 0,2-0,3 g, 1,1-1,7 g, 0,6-0,9 g; chất
muối khoáng và vitamin trong 100 g củ sắn là 18,8-22,5 mg Ca, 22,525,4 mg P, 0,02 mg B1, 0,02 mg B2, 0,5 mg PP. Trong củ sắn, hàm lượng
các acid amin không được cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các acid amin
chứa lưu huỳnh. Thành phần dinh dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số
tháng thu hoạch sau khi trồng và kỹ thuật phân tích. Lá sắn trong nguyên liệu
khô 100% chứa đựng đường + tinh bột 24,2%, protein 24%, chất béo 6%, xơ
11%, chất khoáng 6,7%, xanhthophylles 350 ppm. Chất đạm của lá sắn có khá
đầy đủ các acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin (Wikipedia,
2017).
2.1.2 Kết quả nghiên cứu thành phần sâu, nhện hại sắn
Theo tài liệu CABI (2015) cung cấp, sắn là ký chủ chính của 106 loài nhện
và côn trùng, sắn cũng là ký chủ phụ của 30 loài nhện và côn trùng
Theo Anthony và Art (1978) điều tra thành phần nhện và côn trùng hại lá
sắn bao gồm 11 loài nhện, 6 loài bọ trĩ, 5 loài sâu sừng, 7 loài phấn trắng, 8
loài kiến cắt lá, 2 loài châu chấu, 1 loài muỗi và 1 loài rệp; côn trùng hại thân
sắn bao gồm 17 loài sâu đục thân, 2 loài ruồi đục quả cũng đục vào thân, 2
5


loài ruồi hại chồi, 11 loài rệp, 5 loài sâu ăn bột; côn trùng tấn công rễ, hom và
cây con bao gồm 15 loài giòi, 3 loài ngài đêm và 2 loài mối. Ngoài ra có
khoảng 38 loài côn trùng hại sắn khô trong bảo quản.
Theo tác giả Howeler (2012), côn trùng và nhện hại sắn bao gồm 5 loài
phấn trắng, 5 loài rệp sáp, 4 loài sùng trắng, 1 loài mối, 4 loài bọ trĩ, 3 loài rầy,
2 loài châu chấu, 1 loài kiến cắt lá, 2 loài ruồi đục cành non, 1 loài sâu đục

thân, 2 loài rệp cây, 2 loài sâu đục, 1 loài bướm hổ, 2 loài sâu quân đội và 34
loài nhện hại.
2.1.3 Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái học loài rệp sáp bột
đu đủ (Paracoccus marginatus)
a) Đặc điểm hình thái
Theo Walker et al. (2003), trưởng thành cái của rệp sáp bột đu đủ có màu
vàng và được bao phủ bởi một lớp sáp màu trắng, kích thước khoảng 2,2mm x
1,4mm, xung quanh viền cơ thể có l loạt các sợi sáp ngắn hơn ¼ chiều dài cơ
thể, không có cánh. Rệp trưởng thành đực dài khoảng 1 mm, bề ngang rộng
nhất tại ngực dài 0,3 mm, hình bầu dục, râu đầu có 10 đốt, cánh phát triển.
Theo CABI (2017), ấu trùng dài khoảng 0,3 mm có màu vàng. Các con rệp
cái chưa và mới trưởng thành cơ thể có màu vàng được phủ một lớp bột sáp
màu trắng, lớp này mỏng hơn giữa các đốt thân làm cơ thể chia thành các đốt
ngang. Xung quanh mép cơ thể của con cái trưởng thành có các sợi lông sáp
ngắn, các sợi này ngắn hơn ¼ chiều dài cơ thể. Rệp cái trưởng thành dài từ
2,5-4 mm, thân mềm, thuôn dài và hơi dẹt. Khi trưởng thành con cái bắt đầu
tiết ra các sợi màu trắng, dính, đàn hồi từ các mép bụng. Đôi khi màu sắc cơ
thể của rệp trưởng thành cái không rõ ràng do bị phủ bởi lớp sáp màu trắng.
Rệp đực nhỏ,có râu dài chia thành các đốt, có 6 chân, mỗi chân có một móng
đơn, có một cặp cánh đơn giản bao phủ bởi một lớp bột sáp trắng, phía sau
bụng có một cặp sợi sáp trắng dài và không có phần miệng.
Theo Amarasekare et al. (2008), thời gian phát triển và sống sót của giai
đoạn trứng và ấu trùng tuổi 1 không phân biệt giới tính. Giới tính của mỗi cá
thể rệp sáp bột được xác định bởi phần sau của ấu trùng tuổi 2 khi con đực
chuyển từ màu vàng sang màu hồng.
6


b) Đặc điểm sinh thái học
Tác giả Amarasekare et al. (2008) nghiên cứu chu kỳ sống của Paracoccus

marginatus trên 04 cây ký chủ Hibiscus rosa-sinensis (hoa dâm bụt), Acalypha
wilkesiana (tai tượng trổ), Plumeria rubra (hoa đại trắng) và Parthenium
hysterophorus (Cúc liên chi dại) trong điều kiện thí nghiệm kết quả thu được
trên cây Tai tượng hổ và Cúc liên chi dại con trưởng thành cái xuất hiện sớm
hơn khoảng 1 ngày so với hoa Dâm bụt và hoa Đại trắng. Trên cây hoa Đại
trắng, con rệp đực trưởng thành có thời gian phát triển lâu hơn so với sự phát
triển trên các cây ký chủ khác. Cũng trên cây hoa Đại trắng, ấu trùng tuổi 1,
tuổi 2 và trưởng thành của rệp có khả năng sống sót thấp nhất. Trên ký chủ hoa
Đại trắng, tỷ lệ con cái chiếm 58,9 ± 1,7%, tỷ lệ này cao hơn so với các cây ký
chủ khác. Con rệp cái sinh sản đơn tính (không thụ tinh với con đực) không đẻ
trứng. Chu kỳ tiền đẻ trứng của rệp cái là 6,3 ± 0,1 ngày, chu kỳ đẻ trứng là
11,2 ± 0,1 ngày và các chu kỳ này không bị ảnh hưởng của cây ký chủ. Trên
cây hoa Đại trứng, khả năng đẻ trứng trung bình của con cái là 186,3 ± 1,8
trứng và thấp hơn 3 cây con lại. Các số liệu về chu kỳ sống của rệp sáp bột đu
đủ Paracoccus marginatus trên 4 loài cây trên đã chỉ ra khả năng tồn tại, phát
triển, sinh sản của chúng trên nhiều loại thực vật khác nhau.
Theo Williams và Willink (2003), Paracoccus marginatus có khả năng
phát triển và hoàn thành vòng đời ở các mức nhiệt độ 18,20,25, and 30±1ºC.
Theo Walker et al. (2003), rệp sáp bột đu đủ hoạt động mạnh nhất trong
điều kiện thời tiết ấm và khô. Con cái thường đẻ từ 100-600 trong một túi
trứng. Quá trình đẻ trứng thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Trứng được nở
trong khoảng 10 ngày và ấu trùng sau nở đã chủ động bò đi tìm kiếm thức ăn.
Rệp cái có 4 tuổi, thời gian một thế hệ khoảng 1 tháng để hoàn thành vòng
đời phụ thuộc vào nhiệt độ và điều kiện sống.
Theo Indra et al. (2008), trên cây đu đủ (Carica papaya), rệp sáp bột
đu đủ P. marginatus hoàn thành vòng đời trong 26 ngày, thời gian vòng đời
thay đổi từ 15 đến 32 ngày tùy thuộc vào loại cây ký chủ, ông cũng đưa ra

7



nhận xét rệp sáp bột đu đủ có khả năng tồn tại, phát triển và sinh sản tốt trong
khoảng nhiệt độ từ 18 đến 30ºC.
Theo nghiên cứu của Tanwar et al.(2010), con đực có thời gian phát triển
(27-30 ngày) dài hơn con cái (24-26 ngày) ở nhiệt độ 25±1ºC, ẩm độ 65±2%
và chu kỳ sáng 12:12.
2.1.4 Kết quả nghiên cứu biện pháp phòng trừ

rệp sáp bột đu đủ

(Paracoccus marginatus)
a) Biện pháp hóa học
Walker et al. (2003) đã nghiên cứu một số hoạt chất hóa học để phòng
trừ rệp sáp bột đu đủ. Các hoạt chất nghiên cứu bao gồm acephate, carboryl,
chlorpyrifos, diazinon, dimethoate, malathion và các loại dầu khoáng trắng.
Thông thường liều lượng được sử dụng phòng trừ đối với rệp sáp bột đu đủ
tăng gấp đôi do chúng có lớp sáp dày và thường bị lấp bên trong lá và cành. Do
vậy việc kiểm soát bằng hóa học chỉ có hiệu quả nhất định và cần áp dụng với
số lượng nhiều.
b) Biện pháp sinh học
Theo CABI (2015) có 3 loài ký sinh đã được sử dụng thành công để
phòng trừ rệp sáp bột đu đủ là Anagyrus loecki, Pseudleptomastix mexicana
và Acerophagus papayae
2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.1 Nghiên cứu về cây sắn
Cây sắn đựơc du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18. Hiện chưa có tài
liệu chắc chắn về nơi trồng và năm trồng đầu tiên. Sắn được canh tác phổ biến
tại hầu hết các tỉnh của Việt Nam từ Bắc đến Nam. Diện tích sắn trồng nhiều
nhất ở vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng núi và trung du phía Bắc,
vùng ven biển Nam Trung Bộ và vùng ven biển Bắc Trung Bộ (Hoàng Kim,

2008).
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2016 thị
trường tiêu thụ bắt đầu khởi sắc diện tích cây sắn tiếp tục tăng, đạt 570 nghìn
ha, tăng 0,4%; năng suất ước đạt 191,8 tạ/ha, tăng 1,4%. Khối lượng xuất khẩu
8


sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 12 năm 2016 ước đạt 340 nghìn tấn với
giá trị đạt 92 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các phẩm từ sắn năm
2016 đạt 3,66 triệu tấn và 994 triệu USD. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập
khẩu chính trong 11 tháng đầu năm 2016 chiếm tới 86,4% thị phần (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2016).
Theo kế hoạch phát triển 5 năm giai đoạn 2016-2020 của Bộ nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, diện tích sắn sẽ duy trì ở quy mô 550 nghìn ha vào năm
2020, sử dụng các giống và áp dụng biện pháp canh tác mới (tưới, làm đất …)
để tăng năng suất, để đạt sản lượng 13 triệu tấn, làm nguyên liệu thức ăn chăn
nuôi và nhiên liệu sinh học (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2014b)
Theo Phạm Quốc Quyết (2016), lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn
của Việt Nam mỗi năm đạt gần 4 triệu tấn, trong đó một nửa là tinh bột sắn. Thị
trường tinh bột sắn của Việt Nam bao gồm: Trung Quốc, ASEAN, Ấn Độ, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Đông, Châu Âu. Các chủng loại tinh bột sắn phổ biến là
tinh bột sắn thường, tinh bột sắn biến tính, bã sắn dạng viên, hạt. Mạng lưới
xuất khẩu gồm 50 nhà xuất khẩu và hơn 100 nhà nhập khẩu tinh bột sắn Việt
Nam.
2.2.2 Thành phần sâu, nhện hại sắn
Theo kết quả điều tra trên cây sắn ở Tây Ninh năm 2013 (Lê Thị Tuyết
Nhung và cs., 2014) đã ghi nhận 04 loài rệp sáp bột bao gồm: Rệp sáp bột vằn
(Ferrisia virgata), rệp sáp giả đu đủ (Paracoccus marginatus), rệp sáp bột
hồng (Phenacoccus manihoti) và rệp sáp giả đuôi dài (Pseudococcus
jackbeardsleyi), trong đó rệp sáp bột hồng là loài phổ biến nhất. Quần thể rệp

sáp bột hồng đạt cao nhất khi cây trồng được 8 tháng, số lượng lên tới 48,7
con/ngọn
Trong vài năm trở lại đây các chi cục bảo vệ thực vật ở các tỉnh phía Nam
có báo cáo loài sùng trắng gây hại nặng trên rễ cây sắn. Loài này là ấu trùng
của bọ hung bao gồm 3 loài: bọ hung đen (Allissonotum impressicolle), bọ
hung nâu (Holotrichia sinensis) và bọ hung xanh (Anomata sp.)

9


Theo kết quả điều tra của Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam (2014)
có 9 loài sâu hại trên sắn (bảng 1), trong đó loài rệp sáp bột hồng rất phổ biến
có độ bắt gặp trên 75%, sau đó đến loài nhện đỏ
Bảng 1 Thành phần sâu nhện hại trên sắn ở một số tỉnh miền Nam
năm 2014
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tên Việt Nam
Bọ phấn trắng
Bọ phấn trắng
Nhện đỏ

Rệp sáp giả đuôi dài
Rệp sáp bột đu đủ
Rệp sáp bột vằn
Rệp sáp bột hồng
Mối
Sâu đục thân

Tên khoa học

Bộ phận bị hại

Bemisia tabaci
Aleurodicus dispersus
Tetranychus urticae
Pseudococcus jackbeardsleyi
Paracoccus marginatus
Ferrisia virgata
Phenacoccus manihoti
Coptodermes sp.
Chưa định danh







Đọt
Củ, thân
Thân


Tác giả Nguyễn Đức Thành và cs. sử dụng bẫy đèn trên ruộng sắn và đã
thu được 15 loài rầy bao gồm: Rầy sọc trắng (Chưa biết tên khoa học), rầy
xanh lớn (Cofana unimaculata), rầy vân nâu (Athysanus atkinsoni), rầy xanh
(Nephotettix virescens), rầy xanh (Nephotettix nigropictus), rầy xám
(Bythoscopes sp.), rầy xanh lớn (Cofana unimaculata), rầy điện quang (Recilia
dorsalis), rầy vân (Chưa biết tên khoa học), rầy (Chưa biết tên khoa học), rầy
xanh (Parabolocratus rusti custhalia), Rrầy cỏ (Chưa biết tên khoa học), rầy
vân nâu (Athysanus fusconervosus), rầy xanh (Chưa biết tên khoa học) và rầy
đầu vàng (Chưa biết tên khoa học)
Như vậy theo kết quả tổng hợp của chúng tôi, ở Việt Nam có 26 loài sâu
nhện hại sắn thuộc 4 bộ 5 họ (bảng 2)
Bảng 2 Thành phần sâu nhện hại trên sắn ở Việt Nam
Stt Tên Việt Nam
NHỆN HẠI
1
Nhện đỏ
CÔN TRÙNG HẠI

Tên khoa học

Bộ

Tetranychus urticae

Acarina

10

Họ

Tetranychidae


Stt Tên Việt Nam
2
Bọ hung đen

Tên khoa học
Allissonotum

Bộ
Coleoptera

Họ
Scarabaeidae

3
4
5
6
7
8

Bọ hung nâu
Bọ hung xanh
Bọ phấn trắng
Bọ phấn trắng
Rầy vân nâu
Rầy vân nâu


impressicolle
Holotrichia sinensis
Anomata sp.
Aleurodicus dispersus
Bemisia tabaci
Athysanus atkinsoni
Athysanus

Coleoptera
Coleoptera
Homotera
Homotera
Homotera
Homotera

Scarabaeidae
Scarabaeidae
Aleyrodidae
Aleyrodidae
Cicadellidae
Cicadellidae

9
10
11

Rầy xám
Rầy xanh lớn
Rầy xanh


fusconervosus
Bythoscopes sp.
Cofana unimaculata
Nephotettix virescens

Homotera
Homotera
Homotera

Cicadellidae
Cicadellidae
Cicadellidae

12
13

Rầy xanh
Rầy xanh

Nephotettix nigropictus
Parabolocratus

Homotera
Homotera

Cicadellidae
Cicadellidae

14
15

16
17
18
19
20
21
22
23
24

rusticusthalia
Rầy điện quang
Recilia dorsalis
Rầy sọc trắng
Chưa biết
Rầy vân
Chưa biết
Rầy
Chưa biết
Rầy cỏ
Chưa biết
Rầy xanh
Chưa biết
Rầy đầu vàng
Chưa biết
Rệp sáp bột vằn
Ferrisia virgata
Rệp sáp bột đu đủ Paracoccus marginatus
Rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti
Rệp sáp giả đuôi Pseudococcus


Homotera
Homotera
Homotera
Homotera
Homotera
Homotera
Homotera
Homotera
Homotera
Homotera
Homotera

Cicadellidae
Cicadellidae
Cicadellidae
Cicadellidae
Cicadellidae
Cicadellidae
Cicadellidae
Pseudococcidae
Pseudococcidae
Pseudococcidae
Pseudococcidae

25
26

dài
Mối

Sâu đục thân

Isoptera

Rhinotermitidae

jackbeardsleyi
Coptotermes sp.
Chưa định danh

2.2.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và biện pháp phòng
trừ loài rệp sáp bột đu đủ (Paracoccus marginatus) ở Việt Nam
Rệp sáp bột đu đủ Paracoccus marginatus là loài phổ biến và gây hại trên
nhiều loài ký chủ sẵn có ở Việt Nam như đu đủ, sắn, dâm bụt, hoa đại, dứa, ớt,
cà phê, cây có múi, đậu đỗ, cà chua, bắp cải, hoa hồng. Tuy nhiên, hiện nay
chưa có công trình nghiên cứu nào về loài này được công bố ở Việt Nam. Các
11


biện pháp phòng trừ loài rệp này chỉ là các biện pháp phòng trừ đối với các loài
rệp sáp nói chung.

PHẦN III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Loài rệp sáp bột đu đủ (Paracoccus marginatus) gây
hại trên cây sắn.
- Vật liệu nghiên cứu: một số loại thuốc hóa học khảo nghiệm trong phòng
chống rệp sáp bột đủ đủ hại sắn: Actara 25WG, Chix 2.5.EC, chế phẩm sinh

học TKS – BTMET.
- Giống sắn: KM 94
3.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 2/2017 đến tháng 10/2017.
12


- Địa điểm thực hiện đề tài:
+ Nuôi sinh học rệp sáp bột đu đủ (Paracoccus marginatus) và thực hiện thí
nghiệm phòng trừ rệp sáp bột đu đủ tại Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập
khẩu I, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
3.1.3 Dụng cụ, hóa chất và thiết bị nghiên cứu
- Dụng cụ phục vụ cho thu mẫu gồm: túi đựng mẫu, bút chì, nhãn ghi
chú, kính lúp, panh, túi nylon hoặc túi giấy bảo quản mẫu, sổ ghi chép…
-Hóa chất và thiết bị phục vụ cho công tác giám định côn trùng trong
phòng thí nghiệm: kính lúp soi nổi, kính lúp cầm tay có thước đo, lam, lamen,
dung dịch glycerin, dung dịch NaOH…
- Trang thiết bị nhân nuôi côn trùng: tủ định ôn, nhiệt kế, ẩm kế, bút
lông, …

Kính lúp cầm tay có thước đo

Tủ định ôn

Kính lúp cầm tay

3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học loài rệp sáp bột
đu đủ (Paracoccus marginatus) trong phòng thí nghiệm.
13



- Xác định hiệu lực phòng trừ rệp sáp bột đu đủ (Paracoccus marginatus)
của một số thuốc BVTV trong phòng thí nghiệm.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phương pháp nuôi sinh học loài rệp sáp bột đu đủ (Paracoccus
marginatus)
3.3.1.1. Vật liệu khởi đầu
- Tiến hành thu bắt loài rệp sáp bột đu đủ ngoài ruộng sắn ở pha trưởng thành
đem về phòng thí nghiệm.
- Các mẫu rệp sáp bột đu đủ được nuôi ít nhất một thế hệ trong điều kiện phòng
thí nghiệm để làm nguồn rệp thí nghiệm. Rệp trưởng thành được nuôi trên cây
sắn thí nghiệm, khi trưởng thành đẻ dùng kim côn trùng chuyển trưởng thành
để lại trứng mới đẻ để làm thí nghiệm.
3.3.1.2. Chuẩn bị cây sắn thí nghiệm
- Giâm hom sắn: Chọn thân sắn ở phần gốc hoặc phần giữa. Chặt thân sắn
thành các đoạn từ 3 đến 4 mắt (Hình 2). Các đoạn này ngâm vào dung dịch
kích thích ra rễ khoảng 10 phút, sau đó vùi vào cát ẩm khoảng 5 đến 7 ngày
cho đến khi ra rễ và mầm (Hình 2). Tiếp đó chuyển mỗi đoạn thân sắn đã nảy
mầm vào một cốc nhựa trồng cây, giá thể trồng là đất tơi xốp (Hình 3).
- Điều kiện nhân nuôi: Theo các ngưỡng nhiệt độ, ẩm độ nuôi cần nghiên cứu.

Hình 1

Hình 3

Hình 2

3.3.1.3. Tiến hành nuôi
- Phương pháp nuôi: theo phương pháp nuôi sinh học cá thể trong phòng

14


- Mỗi cây sắn chuyển 10 quả trứng trên mặt lá sắn giống KM 94.
- Số lượng cây một lần nuôi: 4 cây
- Đặt các cây sắn vào tủ nuôi sinh thái. Tiến hành nuôi rệp sáp bột đu đủ ở các
ngưỡng nhiệt độ 25oC, 30oC và độ ẩm 60% và nuôi ở điều kiện nhiệt độ phòng.
Theo dõi thời gian giữa các lần lột xác bằng kính lúp cầm tay (độ phóng đại 10
lần), qua đó xác định thời gian phát triển các pha.
- Khi ấu trùng lột xác chuyển sang pha trưởng thành, chuyển mỗi con cái sang
một đĩa peptri (bao gồm 1 lá sắn được giữ ẩm bằng bông, giấy ẩm), thả thêm 3
con đực vào để ghép đôi, sau đó theo dõi chu kỳ sinh sản. Từ dữ liệu này xác
định được thời gian từ giai đoạn trứng đến bắt đầu đẻ trứng (vòng đời).
- Khi trưởng thành bắt đầu đẻ trứng, theo dõi đến khi đẻ xong, đếm số lượng
trứng được đẻ ra từng ngày để xác định nhịp điệu sinh sản và sức sinh sản.
- Trong quá trình nuôi quan sát xác lột của rệp non để phát hiện thời điểm chuyển
tuổi ấu trùng, xác định số tuổi của chúng hoặc chuyển pha phát dục từ ấu trùng sang
trưởng thành. Ghi chép thời gian chuyển tuổi ấu trùng và thời gian sống. Số cá thể
nuôi trong 1 lần 40 con (với 1 ngưỡng nhiệt độ)
- Chỉ tiêu theo dõi: thời gian phát dục từng pha, vòng đời, sức sinh sản, tỷ lệ
đực cái, tỷ lệ chết ở các pha của rệp sáp bột đu đủ đối với từng ngưỡng nhiệt độ
độ ẩm cụ thể.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của rệp sáp bột
đu đủ
- Nuôi sinh học rệp sáp bột đu đủ như mục 3.3.1.
- Làm mẫu tiêu bản rệp ngay khi rệp chuyển tuổi hoặc chuyển pha
- Phương pháp làm tiêu bản: theo tài liệu tập huấn giám định rệp sáp của Cục
bảo vệ thực vật tháng 11/2006 do giáo sư M.Jansen, làm việc tại NPPO
Wageningen, Hà Lan giảng dạy. Các bước bao gồm:
Ngâm mẫu: dung dịch KOH (không đun nóng) trong

12-36 giờ
15


Làm sạch: trong cồn ethanol 70% cho đến khi mẫu
trong (dùng kim dầm nhẹ)

Nhuộm màu: trong hỗn hợp axít fuchsine, lignin hồng
và EAF trong 15-30 phút

Làm khô mẫu: trong axít acetic từ 1-5 phút

Ngâm mẫu trong dầu đinh hương khoảng 15 phút hoặc
lâu hơn

Đưa mẫu lên lam: nhỏ 1 giọt Canada balsam (nhựa
Canada) sau đó cho mẫu vào, chỉnh mẫu dưới kính

- Soi tiêu bản dưới kính hiển vi các pha phát triển của rệp sáp bột đu đủ. Tiến
hành chụp ảnh, đo kích thước (chiều ngang tại nơi rộng nhất, chiều dài từ đầu
đến cuối cơ thể không kể đuôi), mô tả đặc điểm màu sắc, số lượng tua xung
quanh cơ thể. Mỗi pha phát dục được tiến hành với n=10 cá thể.
3.3.3. Phương pháp thử thuốc phòng trừ rệp sáp bột đu đủ
- Thuốc sử dụng thí nghiệm:
+ Actara 25WG-Hoạt chất Thiamethoxam (min 95%)
+ Chix 2.5.EC- Hoạt chất Beta-cypermethrin (min 98%)
+ Chế phẩm sinh học: TKS – BTMET (nấm xanh, nấm trắng, nấm tím)
-Phương pháp thí nghiệm:
16



+ Công thức thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại
3 lần.
Công thức 1: Actara 25WG (0,25%)
Công thức 2: Chix 2.5.EC (0,125%)
Công thức 3: TKS – BTMET
Công thức 4: Đ/C phun nước lã
+ Mỗi công thức bố trí vào 3 hộp khác nhau (3 lần nhắc lại), mỗi hộp thả 10
con rệp tuổi 2-3. Pha thuốc theo nồng độ khuyến cáo và liều lượng của nhà sản
xuất. Tiến hành xịt thuốc, khi xịt xong dốc lá để trôi nước thuốc thừa và chuyển
sang hộp nuôi mới. Theo dõi sau 12 giờ, 24 giờ, 36 giờ, 72 giờ, tiến hành đếm
và ghi chép lại số rệp sống và chết trong mỗi hộp sau khi đã xử lý thuốc. Từ đó
tính hiệu lực của thuốc theo công thức Abbott.
- Chỉ tiêu theo dõi: Hiệu lực (%) của các thuốc sau khi phun 12, 24, 36, 72 giờ.
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu được tính toán và xử lý theo chương trình thống kê excel với độ tin
cậy 95%. Và sử lý so sánh theo chương trình thống kê sinh học IRRISTART.
- Công thức tính kích thước trung bình từng pha phát dục, thời gian phát triển
trung bình các pha, số lượng trứng đẻ trung bình của rệp sáp bột đu đủ:
± Sx
Trong đó:
là giá trị trung bình
là giá trị của cá thể thứ i
N là tổng cá thể theo dõi
Sx là độ lệch chuẩn.
- Độ lệch chuẩn (Sx):

17



Sx =
Trong đó:
là giá trị trung bình mẫu điều tra.
là giá trị thứ i.
N là tổng số mẫu điều tra.

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Một số đặc điểm hình thái của rệp sáp bột đu đủ (Paracoccus
marginatus)
- Đặc điểm hình thái của pha trứng: trứng có màu vàng nhạt. Trứng được đẻ
thành ổ (nằm trong túi trứng), ổ trứng được phủ bởi lớp bông màu trắng.

18


- Ấu trùng tuổi 1,2: hình bầu dục, màu vàng nhạt, có 3 đôi chân, râu đầu 6 đốt.
Ấu trùng tuổi 2 bắt đầu tiết ra lớp bột sáp màu trắng trên mặt lưng của cơ thể.
Cuối tuổi 2 ấu trùng đực bắt đầu chuyển sang màu hồng.
- Ấu trùng tuổi 3: ấu trùng cái màu vàng, xuất hiện túi trứng có các sợi lông sáp
màu trắng dài ở mép bụng, ấu trùng đực cơ thể chuyển sang màu hồng
- Ấu trùng đực tuổi 4 (nhộng) : Kén có hình trụ màu trắng, nhộng có râu đầu 10
đốt.
- Đặc điểm hình thái của trưởng thành: cơ thể mềm, màu vàng nhạt, phủ một
lớp bột sáp mỏng màu trắng lộ rõ các đốt ngang , hình bầu dục dài, lưng vồng
lên, có 17 cặp cerarii (vị trí tạo ra cặp tua sáp) xung quanh cơ thể, xuất hiện các
ống bụng có miệng hình bánh xe về phía bên phần ngực, xuất hiện gờ hậu môn
(anal bar) ở phần bụng trên mỗi thùy hậu môn, lông cứng ở phần lưng thường
bằng hoặc ngắn hơn lông sáp cứng hình nón. Trưởng thành cái râu đầu 8 đốt,
ống dẫn có miệng hình bánh xe (oral-rim tubular ducts) nằm ở vùng mép của
cơ thể, có các lỗ mờ ở xương đùi chân sau. Trưởng thành đực có có lông thịt

dày trên râu nhưng không có ở chân, rầu đầu 10 đốt, thể giao cấu rõ rệt, đầu và
ngực cứng, cánh phát triển.
- Kích thước của các pha phát triển thể hiện qua bảng 4.1

19


Bảng 4.1 Kích thước cơ thể các pha phát triển của rệp sáp bột đu đủ (P. marginatus)

Pha phát
triển
Trứng
Ấu trùng
tuổi 1
Ấu trùng
tuổi 2
Ấu trùng cái
tuổi 3
Ấu trùng
đực tuổi 3
(tiền nhộng)
Ấu trùng
đực tuổi 4
(nhộng)
Rệp trưởng
thành cái
Rệp trưởng
thành đực

Chỉ tiêu

Dài
Rộng
Dài
Rộng
Dài
Rộng
Dài
Rộng
Dài

Kích thước cơ thể (mm)
Min
Max
Trung bình
0,29
0,33
0,31±0,014
0,12
1,15
0,14±0,011
0,41
0,45
0,43±0,013
0,20
0,23
0,22±0,010
0,72
0,45

0,74

0,47

0,73±0,009
0,46±0,009

1,23
0,64

1,25
0,66

1,23±0,037
0,65±0,009

0,97

1,1
0,46

0,91±0,286
0,45±0,010

0,96
0,44

0,96±0,004
0,43±0,011

Rộng


0,43

Dài

0,95

Rộng

0,41

Dài
Rộng
Dài
Rộng

2,1
1,2

3,0
1,5

2,70±0,249
1,35±0,085

0,9
0,2

1,1
0,4


1,01±0,074
0,34±0,084

20


Ổ trứng rệp P. marginatus

Trứng rệp P. marginatus

Ấu trùng tuổi 1 P. marginatus

Ấu trùng tuổi 3con đực P. marginatus

21


Ấu trùng cái tuổi 3 P.
marginatus

Trường thành cái P.
marginatus đang đẻ trứng

Con đực và cái rệp P.
marginatus

Một số đặc điểm con cái rệp P.
marginatus

Rệp cái P. marginatus


Lỗ mờ ở xương đùi chân sau con
cái (Transluscent pores) P.
marginatus

Râu đầu rệp cái P. marginatus

Ống dẫn hình bánh xe (Oral-rims
tubular ducts) ở con cái P.
marginatus
22


4.2 Một số đặc điểm sinh vật học của rệp sáp bột đu đủ (Paracoccus
marginatus)
4.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của các pha phát dục đối với
Paracoccus marginatus
Kết quả nuôi sinh học rệp sáp bột đu đủ Paracoccus marginatus nuôi trên cây
sắn ở ngưỡng nhiệt độ 25oC và độ ẩm 60% cho thấy pha trứng kéo dài nhất,
giai đoạn trước trưởng thành của rệp đực dài hơn rệp cái, giai đoạn này kéo dài
gần 1 tháng. So sánh với kết quả của tác giả Amarasekare et al. (2008) nuôi
trên cây đại hoa đỏ, dâm bụt, cỏ tai tượng và cây cúc liên chi dại cho thấy thời
gian phát triển của con đực không có khác biệt nhiều, với con cái nuôi trên cây
sắn cho thời gian phát triển ngắn hơn (Bảng 4.2).
Bảng 4.2 Thời gian phát triển từ pha trứng đến trước trước trưởng thành của rệp sáp
bột đu đủ Paracoccus marginatus ở ngưỡng 25oC, độ ẩm 60%
Thời gian phát triển của các pha (ngày)
Trứng

Ấu

trùng
tuổi 1

Ấu trùng tuổi 2

Ấu trùng tuổi 3

Đực

Đực

10,56±1,05 5,79±0,70 3,83±0,83

Cái

5,05±0,91 2,70±0,82

Cái
4,47±0,62

Ấu trùng
đực tuổi
4
(nhộng)

Tổng
Đực

Cái


4,22±0,83 26,89±2,26 26,00±1,73

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy vòng đời của loài rệp sáp bột đu đủ trên cây sắn
kéo dài khoảng 39 ngày. So sánh với kết quả của tác giả Amarasekare et al.
(2008) nuôi trên 4 cây ký chủ đã đề cập ở trên, vòng đời trên cây đu đủ là dài
nhất.
Bảng 4.3 Thời gian phát triển pha trưởng thành của rệp sáp bột đu đủ Paracoccus
marginatus ở ngưỡng 25oC, độ ẩm 60%
Thời gian phát triển của pha trưởng thành (ngày)
Thời kỳ

Thời kỳ đẻ

trước đẻ

trứng

trứng

Vòng đời

Thời gian sống của
trưởng thành
Đực
Cái
23

Đời
Đực


Cái


4,65±0,79

8,06 ±0,83

38,71±2,08

2,56±0,73

16,24±1,03

29,44±2,24

42,24±1,86

Tiến hành nuôi rệp sáp bột đu đủ trong điều kiện nhiệt độ phòng (20,3oC, độ
ẩm 79,6%) cho thấy ở giai đoạn trước trưởng thành, thời gian con đực vẫn dài
hơn con cái và tổng thời gian phát triển của cả con đực và cái đều dài hơn mức
nhiệt 25oC, độ ẩm 60% (bảng 4.4)
Bảng 4.4 Thời gian phát triển từ pha trứng đến trước trưởng thành của rệp sáp bột đu
đủ Paracoccus marginatus ở nhiệt độ phòng (20,3oC, độ ẩm 79,6%)
Thời gian phát triển của các pha (ngày)
Trứng

13,58±0,94

Ấu
trùng

tuổi 1

Ấu trùng tuổi 2

Ấu trùng tuổi 3

Đực

Đực

Cái

7,48±0,57 4,67±0,49 5,55±0,51 3,78±0,67

Cái
6,15±0,67

Ấu trùng
đực tuổi
4
(nhộng)
4,56±0,53

Tổng
Đực

Cái

34,33±0,87


32,65±1,53

Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy vòng đời của loài rệp sáp bột đu đủ trên cây sắn
kéo dài khoảng 47 ngày. Thời gian này dài hơn so với nuôi ở điều kiện 25 oC,
độ ẩm 60%.
Bảng 4.5 Thời gian phát triển pha trưởng thành của rệp sáp bột đu đủ Paracoccus
marginatus ở nhiệt độ phòng (20,3oC, độ ẩm 79,6%)
Thời gian phát triển của pha trưởng thành (ngày)
Thời kỳ

Thời kỳ đẻ

trước đẻ

trứng

Vòng đời

trưởng thành
Đực
Cái

trứng
5,20±0,77

9,05±0,89

Thời gian sống của

46,90 ± 2,29


3,56 ± 0,73

Đời
Đực

17,55 ± 0,10 37,89 ± 1,36

Một số hình ảnh phát triển của rệp24
P. marginatus nuôi trên cây sắn

Cái
50,20 ± 1,94


×