Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Bài tập môn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.13 KB, 13 trang )

Bài 1
Tại một DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính giá xuất kho theo
phương pháp nhập trước xuất trước, thuế suất thuế TNDN là 22% có số liệu:
I. Số dư đầu năm
Chi tiết thành phẩm A số lượng 200 cái đơn giá 418.000đ/cái
Thành phẩm B số lượng 300 cái đơn giá 332.000đ/cái.
Chi tiết phải thu khách hàng đầu năm
TT

Tên khách hàng

Địa chỉ

Số tiền

1

TNHH Việt Hà

Số 23 Nguyễn Khang Cầu Giấy

350 triệu

2

TNHH Thanh Hà

Số 5 Lê Thánh Tông Hạ Long.

500 triệu


3

TNHH An Lạc.

Số 7 Huỳnh Thúc Kháng HN

202 triệu

I. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12 như sau:
1. Ngày 2 GBC số 102, khách hàng Việt Hà thanh toán toàn bộ số nợ cho DN sau
khi đã giữ lại 1% chiết khấu thanh toán được hưởng.
2. Ngày 5, nhập kho thành phẩm từ SX hoàn thành: 22.000 TP A và 19.000 TP B.
Giá thành đơn vị tương ứng là 420.000đ/cái và 345.000đ/cái
3. ngày 6 phiếu XK số 115 xuất kho 1.000 SP (A), 1.800 SP B để bán cho công
ty Thanh Hà, hoá đơn GTGT số 00325 giá chưa thuế GTGT 10% là
650.000đ/Sp và 460.000đ/cái
4. ngày 8 GBC số 103, khách hàng Thanh Hà thanh toán nợ cho DN số tiền
162 triệu đồng
5. Ngày 10 phiếu XK số 116, hoá đơn GTGT số 00326 bán 4.000 SP (A) cho
khách hàng Việt Hà theo phương thức bán trả góp trong 1 năm với tổng giá
bán trả góp là 2.800 triệu đồng (mỗi tháng thanh toán 1 lần), đơn giá ghi trên
hóa đơn là 660.000đ/sp (đã bao gồm thuế suất thuế GTGT 10%).
6. Ngày 11, phiếu xuất kho số 117, xuất 2.000 sản phẩm A gửi bán cho công ty
An Lạc
7. ngày 12, hóa đơn GTGT số 00327 về việc điều chỉnh giá bán cho sản phẩm
A trên hoá đơn 00325 do hàng kém chất lượng, mức điều chỉnh giảm chưa
thuế GTGT 10% là 40.000đ/Sp.
8. Ngày 15, HĐ 00328 bán 2.000 SP A (đã gửi bán) cho khách hàng An Lạc,
giá bán 450.000đ/Sp, thuế suất thuế GTGT 10%.



9. Ngày 18 phiếu xuất kho số 118, hóa đơn GTGT số 00329 về việc bán
5.000SP (A), 2.200 sản phẩm B cho công ty Thanh Hà với giá bán chưa thuế
GTGT 10% là 670.000đ/sp và 465.000đ/sp
10.Ngày 19, GBC ngân hàng về việc công ty An Lạc thanh toán toàn bộ số tiền
nợ kỳ trước
11.GBC số 104 ngày 20 khách hàng Việt Hà thanh toán số tiền trả góp tháng
12
12.ngày 25, phiếu XK 119 + hoá đơn GTGT số 00330, về việc xuất sản phẩm
cho công ty Việt Hà số lượng 500 sản phẩm A, 2.500 sản phẩm B để trao đổi
lấy một thiết bị SX, đơn giá thoả thuận của 2 loại SP này là 710.000đ/sp và
470.000đ/sp (2 SP là mặt hàng chịu thuế GTGT 10%)
13.Ngày 27: Công ty Việt Hà ứng trước tiền cho DN bằng chuyển khoản số tiền
100 triệu
14.ngày 28 phiếu nhập kho số 234 nhập kho 800 sp A do khách hàng Thanh Hà
trả lại vì kém chất lượng, DN phát hành hóa đơn GTGT số 00331 để điều
chỉnh lại số lượng bán cho hóa đơn GTGT số 00329.
15.Ngày 28: nhận bàn giao thiết bị SX từ công ty Việt Hà với giá thoả thuận
của thiết bị chưa thuế là 625 triệu đồng (thiết bị là mặt hàng có thuế suất
thuế GTGT 5%)
16.Ngày 29, xuất kho 500 sản phẩm A để đem khuyến mại không thu tiền
17.Chi phí quản lý DN tập hợp được trong tháng là 345 triệu đồng
Yêu cầu:
1. Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Xác định lãi lỗ và kể cả các nghiệp vụ kết chuyển cuối kỳ
3. Phản ánh vào sơ đồ TK loại 5 đến TK loại 9.
Bài 2:
Tại công ty ABC áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế trong tháng 10
năm N có số liệu sau:

I.Số liệu đầu kì:
+ Thành phẩm A tồn kho: SL: 100 tấn (T), đơn giá: 100.000/T
+ Sản phẩm A gửi bán tại đại lí Z: SL: 10T, đơn giá: 95.000/T


+ Thành phẩm B tồn kho: SL: 3.000 cái, đơn giá: 120.000/cái
+ Sản phẩm B gửi bán tại đại lí Z: SL: 200 cái, đơn giá: 105.000/T
II.Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:
1. Phiếu nhập kho số 85 ngày 2/10: nhập kho thành phẩm A từ sản xuất số
lượng: 150T, nhập kho thành phẩm B từ sản xuất số lượng: 2.000 cái
2. Phiếu xuất kho số 125 ngày 2/10: xuất kho tiêu thụ sản phẩm A cho công
ty H, số lượng: 40T, hóa đơn GTGT số 687: giá bán 120.000/T, thuế suất thuế
GTGT 10%,.
3. Đại lí Z thông báo đã tiêu thụ hết số sản phẩm B gửi bán đầu kì, hóa đơn
GTGT số 688: giá bán 145.000/cái, thuế suất GTGT 10%..
4. Ngày 5/10: công ty H chuyển khoản thanh toán toàn bộ tiền hàng. Do trả
sớm hơn so với thời gian quy định nên doanh nghiệp chi tiền cho công ty H hưởng
chiết khấu thanh toán 1% trên tổng giá trị thanh toán ( đã có phiếu chi số 190)
5. Phiếu xuất kho số 126 ngày 5/10: xuất kho sản phẩm B gửi đại lí X, số
lượng: 500cái.
6. Phiếu xuất kho số 127 ngày 10/10: xuất kho tiêu thụ sản phẩm A cho DN
K, số lượng: 20T, hóa đơn GTGT số 689: giá bán 130.000/T, thuế suất GTGT
10%, DN K chưa trả tiền.
7. Phiếu nhập kho số 87 ngày 11/10, nhập kho sản phẩm A số lượng : 5T do
DN K trả lại do không đúng yêu cầu của hợp đồng trong lô hàng đã tiêu thụ ngày
10/10.
8. Ngày 20/10: Giấy báo có DN- ABC0012356, Ngân hàng thông báo đại lí
Z đã chuyển trả tiền hàng tiêu thụ sau khi đã giữ lại 1% hoa hồng đại lý được
hưởng.
9. Phiếu xuất kho số 128 ngày 20/10: xuất kho tiêu thụ sản phẩm B cho

khách hàng C, để bán theo phương thức trả góp trong 6 tháng SL: 1.200T, hóa đơn


GTGT số 690: trị giá bán chưa thuế là 170.000.000đồng, thuế suất thuế GTGT
10%
10. Chi phí QLDN trong tháng đã tập hợp được: 40.000.000.
Giả thiết bổ sung:
- DN xác định đơn giá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ
- Giá thành đơn vị thành phẩm A nhập kho tháng 10: 90.000/T, giá thành
đơn vị thành phẩm B nhập kho tháng 10: 130.000đ/cái).

Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ( kể cả các nghiệp vụ kết
chuyển)
2. Phản ánh vào sơ đồ chữ T của TK 155, 157, 511, 521, 632, 911.
Bài 3: tại một DN có tình hình đầu tư đầu tư vốn vào các đơn vị khác tại thời điểm
đầu năm như sau: ( ĐVT; đồng)
Mệnh
Giá
Số lượng nắm Tổng số lượng phát
Loại cổ phiếu
giá/CP
gốc/Cp
giữ
hành
Công ty A

25.000

26.000


30.000

100.000

Công ty B

18.000

17.800

25.000

48.000

Công ty C

35.000

35.400

12.000

32.000

Trong năm có các nghiệp vụ phát sinh của hoạt động tài chính như sau:
1. Đầu năm DN mua trái phiếu X số lượng 2.000, mệnh giá 180.000đ/tp, giá
mua là 190.000đ/trái phiếu, lãi trái phiếu 1,25%/tháng được trả cuối mỗi
năm, DN đã chuyển khoản thanh toán cho công ty phát hành trái phiếu. Số
trái phiếu xác định nắm giữ để hưởng lãi



2. Công ty C thông bán tỷ lệ cổ tức được chia năm trước là 15% và DN đã
dùng số cổ tức để cho công ty C vay ngắn hạn trong 3 tháng
3. Bán 8.000 Cp của công ty A đã thu bằng TGNH, giá bán 27.200đ/cp, chi phí
môi giới chi bằng tiền mặt 5.000.000đ
4. DN mua thêm 10.000cp của công ty C từ công ty Y với giá mua 35.600đ/cp
lệ phí ngân hàng là 5.000.000đ, tất cả thanh toán bằng TGNH. Do thanh toán
luôn nên công ty Y cho DN hưởng 1% chiết khấu thanh toán và đã nhận
bằng tiền mặt
5. Bán 20.000 cổ phiếu của công ty B với giá bán 17.500đ/CP, thu bằng
chuyển khoản sau khi trừ 1% chiết khấu thanh toán cho người mua
6. DN phát hành 10.000 trái phiếu để vay vốn, mệnh giá mỗi trái phiếu là
500.000 lãi trái phiếu là 9%/năm, lãi trả hàng năm, thời gian đáo hạn là 5
năm, giá phát hành trái phiếu là 510.000đ, chi phí phát hánh trái phiếu đã chi
bằng tiền mặt 20.000.000đ
7. Bán 5.000 cp của công ty C với giá bán là 36.000đ/cp chưa thu được tiền
8. Đem 1 thiết bị sản xuất với NG 1.480.000.000, đã hao mòn 240.000.000,
giá đánh giá lại 1.280.000.000 để thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm
soát Y, tỷ lệ góp vốn 40%.
9. Bán 15.000cp của công ty A với giá bán là 26.200đ/cp, chưa thu được tiền.
10. Mua trái phiếu của công ty B từ công ty T số lượng 20.000, giá mua
18.000đ/cp, DN thanh toán cho công ty T bằng việc phát hành cổ phiếu của
mình, số lượng CP dùng để thanh toán cho công ty T là 30.000 CP, mệnh giá
của mỗi cổ phiếu của DN phát hành là 10.000đ/cp
11. cuối năm giá trên thị trường của 3 loại cổ phiếu A, B, C tương ứng là 25.000đ/cp,
16.000đ/cp, 35.400đ/cp. DN tiến hành trích lập dự phòng (TK 229 dư đầu năm là:
10.000.000đ)
12. Cuối năm công ty đã thu và thanh toán bằng chuyển khoản tiền lãi trái phiếu
Yêu cầu:

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (kể cả nghiệp vụ kết chuyển)

Bài 4: Có tài liệu của công ty ABC trong năm N như sau:


1. Mua cổ phiếu của công ty CP A 200 cổ phiếu với giá mua 45.000đ/CP,
chi phí giao dịch 2%, đó trả bằng tiền gửi ngân hàng, số cổ phiếu này mua vào để
kinh doanh.
2. Mua 36.000 cổ phiếu của công ty CP C để đầu tư vốn vào công ty C với
giá mua là 15.000đ/cp và lệ phí ngân hàng là 1%, số lượng cổ phiếu đang lưu hành
trên thị trường của công ty C là 100.000 cp, toàn bộ thanh toán qua ngân hàng.
3. Mua thêm 1000 cổ phiếu của A với mục đích kinh doanh với giá
45.800đ/cp, chưa thanh toán và chi phí môi giới với tỷ lệ 1,5% đó thanh toán bằng
tiền mặt
4. Mua trái phiếu ngân hàng với giá mua bằng mệnh giá là 1 tỉ đồng, đó chi
bằng tiền gửi ngân hàng (lãi nhận hàng kỳ), thanh toán sau 12 tháng, lãi suất
1%/tháng. Số trái phiếu xác định nắm giữ đến ngày đáo hạn.
5. Mua thêm 16.000 cổ phiếu của công ty CP C từ công ty X, số lượng CP
công ty C đang lưu hành trên thị trường vẫn không thay đổi, đã thanh toán qua cho
công ty X bằng một TSCĐHH có NG 600 triệu, đã khấu hao 400 triệu, giá trị hợp
lý của TSCĐ được thỏa thuận giữa 2 bên về TSCĐ là 240 triệu, thuế suất thuế
GTGT của TSCĐ là 10%
6. Nhận được thông báo chia cổ tức năm N-1 của công ty A với lãi
1.500đ/CP.
7. Chuyển nhượng 500 CP của A với giá chuyển nhượng 48.000đ/CP, chi
phí chuyển nhượng 2%, đó thu và chi qua ngân hàng.
8. Công ty ABC đầu tư vốn vào công ty Y bằng việc mua 1.000.000 cổ
phiếu của công ty Y. Giá mua 20.000đ/CP, phí môi giới giao dịch 2%, đã thanh
toán qua ngân hàng. Mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đ/CP. Tổng số cổ phiếu phát
hành của công ty Y là 3.000.000 CP.

9. Đầu tư góp vốn vào công ty Z bao gồm: 1 lô hàng hóa có giá trị xuất kho
500 triệu, giá đánh giá 600 triệu; vật liệu có giá xuất kho 200 triệu, giá đánh giá
150 triệu; 1 TSCĐHH có nguyên giá 1,8 tỉ đồng, đã khấu hao 20%, giá đánh giá
1,6 tỉ đồng và một số tiền mặt là 500 triệu đồng. Sau khi góp vốn, tỷ lệ quyền biểu
quyết của công ty ABC trong công ty Z là 27%.
10. Cuối năm trước công ty ABC đã mua cổ phiếu của doanh nghiệp D với số


lượng 200.000 cổ phiếu với giá mua 30.000đ/CP và chiếm 10% tỉ lệ quyền biểu
quyết vào công ty D. Nay công ty quyết định mua thêm 300.000 cổ phiếu nữa
với giá mua 25.000đ/Cp, phí môi giới giao dịch 2% đã thanh toán qua ngân
hàng, mệnh giá của mỗi cổ phiếu D là 20.000đ/cp
11. Công ty ABC và công ty XYZ thành lập một cơ sở liên doanh đồng kiểm
soát MNO với vốn chủ sở hữu là 20 tỷ đồng. Khi góp vốn, ABC góp 1 nửa với
50% là tiền gửi ngân hàng, 50% là NVL với trị giá xuất kho là 4.5 tỷ đồng.
12.Quyết định mua thêm 1.000.000 cổ phiếu nữa của công ty Y, giá mua
25.000đ/CP, chi phí môi giới giao dịch 2%, tất cả chi qua ngân hàng.
13.Chuyển nhượng 200.000 cổ phiếu của công ty Y với giá bán 28.000đ/CP,
chi phí môi giới giao dịch 2% đã thu và trả qua ngân hàng.
14.Thu hồi hết số vốn góp vào công ty Z trước đây bằng một TSCĐHH với
giá thỏa thuận là 500 triệu đồng, một lô hàng hóa có giá 1,2 tỉ đồng và một lượng
tiền mặt 1 tỉ đồng.
15.Sau một thời gian, công ty ABC nhượng lại 40% phần vốn góp của mình
trong MNO thu được 4 tỷ đồng qua ngân hàng.
16.Quyết định chuyển nhượng 10.000 cổ phiếu của công ty C với giá chuyển
nhượng là 15.000đ/cp, chưa thu được tiền
17.Cuối năm, đã nhận được lãi do các công ty chia, trong đó công ty D chia
tỷ lệ cổ tức là 8%, C chia cổ tức 2.000đ/cổ phiếu. Lãi nhận qua ngân hàng.
Yêu cầu:
a. Lập các định khoản kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

b. Lên sở đồ tài khoản có liên quan
Bài 5: Tại một DN có tình hình sau:
Số dư đầu kỳ của TK 131 trong đó: TK 131 A: 60 triệu (dư Nợ), TK 131B: 10
Triệu (dư Có)
Nghiệp vụ phát sinh trong tháng gồm:
1. Khách hàng A thanh toán bằng TGNH: 40 triệu (GBC ngân hàng số 25 ngày
08)


2. Xuất kho SP bán cho khách hàng X trị giá xuất kho 240 triệu đồng, giá bán
chưa thuế GTGT 10% là 20.000$, tỷ giá giao dịch thực tế là 22.000đ/$, chưa
thu được tiền
3. Khách hàng A trả lại hàng do kém phẩm chất. Hàng bị trả lại có giá xuất
kho kỳ trước là 5 triệu, giá bán chưa thuế 7 triệu, thuế GTGT 10%. DN đã
nhập kho lại hàng và trừ vào nợ (phiếu NK số 7 ngày 15/1, hóa đơn GTGT
số 79 ngày 15/1)
4. Xuất kho bán hàng cho khách hàng B giá xuất kho 35 triệu, giá bán chưa
thuế GTGT 10% là 50 triệu, số còn lại khách hàng B chưa thanh toán (Phiếu
XK số 28 ngày 20 +hóa đơn GTGT số 309 ngày 20)
5. Khách hàng B chuyển khoản thanh toán hết số nợ còn lại sau khi trừ chiết
khấu thanh toán được hưởng 2% theo giá bán chưa thuế GTGT (GBC ngân
hang số 400, hợp đồng kinh tế số 80)
6. Nhận tiền ứng trước của khách hàng C bằng tiền mặt: 5 triệu (phiếu thu 89
ngày 25)
7. Khách hàng X thanh toán toàn bộ số nợ cho DN bằng chuyển khoản (GBC
ngân hàng số 500), tỷ giá giao dịch thực tế là 22.200đ/$
Yêu cầu:
1. Tính toán và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Phản ánh vào TK 131 (cả tổng hợp và chi tiết)


Bài 6: Tại một DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán
hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên có số liệu sau:
Số dư đầu tháng 3: TK 331: 31 triệu (trong đó chi tiết công ty xây dựng số
1- số dư Nợ: 50 triệu, cửa hàng Đồng Tâm- số dư CÓ: 88 triệu, công ty Adư Có: 1 triệu)
Số phát sinh trong tháng như sau:
1. Ngày 2: nhập kho 5.000kg VL X chưa thanh toán tiền cho công ty Đông
Hải- đơn giá ghi trên hóa đơn chưa thuế GTGT 5% là 10.000đ/kg.
2. Ngày 5: mua một máy tập thể thao theo hóa đơn có tổng giá thanh toán là
38,5 triệu đồng (bao gồm cả thuế GTGT 10%), chưa trả tiền cho công ty
thương mại B. Máy tập thể thao dùng cho câu lạc bộ do quỹ phúc lợi đài
thọ


3. Ngày 7: đưa vào sử dụng một thiết bị SX do nhập khẩu, giá mua tại cửa
khẩu nhập chưa trả tiền cho người bán N là 28.000$, thuế suất thuế nhập
khẩu là 25%, thuế suất thuế GTGT 10$, tỷ giá giao dịch thực tế là
22.300đ/$
4. Ngày 8: nghiệm thu công trình nhà kho do công ty xây dựng số 1 nhận
thầu phần xây lắp. Giá xây lắp theo hóa đơn GTGT do công ty xây dựng
số 1 phát hành với tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT 10% là
165 triệu
5. Ngày 9: nhận được thông báo của công ty Đông Hải về việc công ty được
hưởng chiết khấu thương mại cho số VL X đã mua là 500.000 (chưa thuế
GTGT 5%) va được trừ vào tiền hàng đang nợ
6. Ngày 10: chuyển khoản thanh toán số tiền còn nợ cho công ty xây dựng
số 1 sau khi giữ lại 3% trên giá chưa thuế của công trình (nhằm đảm bảo
trách nhiệm bảo hành công trình)
7. Ngày 12: chi tiền mặt thanh toán tiền mua máy tập thể thao sau khi trừ
chiết khấu thnah toán được là 1% giá chưa thuế
8. Ngày 15: nhận được hóa đơn điều chỉnh giá của cửa hàng Đồng Tâm

chấp nhận giảm giá vật liệu (đang tồn kho) 20% trên số tiền hàng còn nợ
(gồm thuế GTGT 10%)
9. Ngày 20: Nhập kho vật liệu E mua từ công ty K theo hóa đơn GTGT
với tổng giá thanh toán trên hóa đơn gồm cả thuế GTGT 5% là 105 triệu
đồng
10.Ngày 22: chuyển khoản thanh toán số tiền nợ công ty N, tỷ giá ghi sổ
bình quân di động xác định trên sổ chi tiết TK 112 là 22.400đ/$
11.Ngày 24: chi phí gia công khuôn mẫu phải trả cho cơ sở cơ khí Phú Thọ
theo hóa đơn bán hàng thông thường là 10 triệu. công ty nhận toàn bộ số
khuôn mẫu thuê ngoài gia công với giá thực tế là 15 triệu và giao thẳng
cho PX sử dụng, ước tính phân bổ trong 12 tháng kể từ tháng này
12.Ngày 25: ứng trước bằng tiền mặt theo hợp đồng giao thấu sửa chữa xe
vận tải cho công ty Z 2 triệu đồng
13.Ngày 28: cuối tháng nhận được hóa đơn GTGT của công ty Y: số tiền cả
thuế 10% là 5,5 triệu. công ty chấp nhận thanh toán nhưng hàng chưa về
nhập kho
Yêu cầu:
1. Tính toán và định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Phản ánh vào sơ đồ TK 331 (cả tổng hợp và chi tiết)
3. Lập bảng tổng hợp chi tiết TK 331


Bài 7: Tại công ty M tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán
hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất kho
theo phương pháp NTXT, thuế suất thuế TNDN là 22% có số liệu sau:
Số dư đầu tháng: TK 131: 132 triệu (trong đó chi tiết công ty L-số dư
Nợ: 110 triệu, công ty P dư Nợ: 22 triệu)
- TK 155 (A): 1.500 cái, đơn giá 120.000đ/cái
- TK 155 (B): 2000 cái,đơn giá 175.000đ/cái
II.

Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng
1. Ngày 1: công ty xuất kho thành phẩm A 200 cái bán chịu cho xí nghiệp D
theo hóa đơn GTGT: giá bán chưa thuế GTGT 10% là 164.000đ/cái
2. Ngày 4: nhập kho thành phẩm từ SX: 4.000 sp A, giá thành đơn vị
125.000đ/cái; 6.000 sp B, giá thành đơn vị 182.000đ/cái
3. Ngày 5: nhận được thông báo của cửa hàng N chấp nhận thanh toán 1.000
sản phẩm B (đã gửi bán cuối tháng trước), công ty đã phát hành hóa đơn
GTGT với giá bán chưa thuế GTGT 10% là 196.000đ/cái
4. Ngày 6: xuất kho 1000 sp A để bán cho công ty Q với tổng giá bán trả góp
trong 12 tháng là 210 triệu đồng (hóa đơn giá trị GTGT với giá bán chưa
thuế GTGT 10% là 170.000đ/cái)
5. Ngày 8: cửa hàng P đề nghị giảm giá 20% trên số tiền còn nợ (gồm thuế
GTGT 10%) do chất lượng sản phẩm kém. Công ty đã chấp nhận và phát
hành hóa đơn điều chỉnh giảm giá
6. Ngày 9: nhận được giấy báo Có của ngân hàng về việc xí nghiệp D thanh
toán tiền hàng sau khi trừ chiết khấu thanh toán 1% trên giá bán chưa thuế
7. Ngày 10: xuất kho sp B 50 cái để dùng cho khuyến mại phát tặng cho khách
hàng dùng thử
8. Ngày 12: xuất kho 1.200 sp B để bán cho xí nghiệp D với giá bán chưa thuế
GTGT 10% là 205.000đ/cái, chưa thu được tiền
9. Ngày 15: công ty L đề nghị công ty nhận vật liệu để trừ vào số tiền hàng
đang nợ gồm 1.000kg VL X theo giá ghi trên hóa đơn có thuế GTGT 5% là
105 triệu (đã nhập kho VL), chi phí vận chuyển đã trả hộ công ty L bằng tiền
mặt là 500.000đ. Công ty L đã thanh toán số còn nợ bằng chuyển khoản
10.Ngày 20: công ty M nhượng bán một xe hơi cũ 4 chỗ cho công ty Y chưa
thu tiền, giá bán chưa thuế GTGT 10% là 420 triệu. TSCĐ này có NG là 600
triệu, đã khấu hao 220 triệu
11.Ngày 25: thu được toàn bộ số tiền công ty Y thanh toán và nộp ngay vào
ngân hàng để trả bớt nợ vay ngắn hạn, đã nhận được giấy báo của ngân hàng
12.Ngày 28: xí nghiệp D trả lại 100 sp B do chất lượng kém, DN đã cho nhập

kho trở lại
13.Ngày 29: nhận ứng trước của khách hàng K bằng chuyển khoản 15 triệu
I.


14.Ngày 30: khách hàng Q chuyển khoản thanh toán số tiền trả góp của tháng
đầu tiên là 30 triệu (trong đó lãi trả góp tháng đầu tiền là 8 triệu)
15.Ngày tính ra tiền 30: lương phải trả cho NVBH là 18 triệu, cho NVQLDN là
42 triệu và DN tính các khoản trích theo lương theo quy định (giả sử mức
lương đóng BHXH bằng mức lương thực tế)
III. Yêu cầu
1. Tính toán và định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh (kể cả kết chuyển)
2. Phản ánh vào TK 131(cả tổng hợp và chi tiết)
3. Phản ánh vào các TK loại 5 đến TK loại 9
Câu 8:
Tại công ty Y có 2 xí nghiệp trực thuộc A và B (có tổ chức công tác kế toán
riêng) có tài liệu sau:
I.
Số dư đầu kỳ của TK 1368 và TK 336 ở cả 3 đơn vị Y, A, B đều = 0
II.
Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ
1. Công ty Y cấp cho XNA: một thiết bị còn mới NG 100 triệu, cấp cho XN
B một phương tiện vận tải theo hồ sơ gốc NG 120 triệu, đã hao mòn 40
triệu
2. Xí nghiệp A xuất kho bán sản phẩm chưa thu tiền cho: công ty Y với giá
bán chưa thuế GTGT 10% là 120 triệu (giá xuất kho là 100 triệu). công ty
Y đã nhập vào kho VL
3. Công ty chuyển khoản để thanh toán hộ XN A khoản tiền vay dài hạn
ngân hàng mà XN A đang nợ ngân hàng. Số tiền chuyển khoản thanh
toán 200 triệu

4. Xí nghiệp B chi tiền mặt cho công ty Y mượn 35 triệu và công ty đã
chuyển thẳng để thanh toán nợ phải trả người bán P
5. Xí nghiệp A xuất kho bán sản phẩm chưa thu tiền cho: XN B với giá bán
chưa thuế GTGT 10% là 60 triệu (giá xuất kho là 50 triệu). công ty Y đã
nhập vào kho hàng hóa
6. Công ty thông báo cho XN B biết công ty đã thu hộ khoản tiền mà khách
X đang nợ XN B. Công ty đã thu bằng chuyển khoản là 54 triệu
7. Xí nghiệp B chi tiền mặt cho XN A mượn 24 triệu (XN A đã nhập quỹ
tiền mặt của mình)
8. Công ty Y thông báo số lợi nhuận phải thu ở XN A là 16 triệu, XN B là
34 triệu
9. Cuối kỳ đối chiếu và bù trừ công nợ phải thu – phải trả nội bộ
III. Yêu cầu
1. Tính toán và định khoản ở từng đơn vị Y, A, B
2. Phản ánh vào sơ đồ TK 1368 và TK 336 ở từng đơn vị Y, A, B
Bài 9: Tại DN A có tình hình sau:


1. Được nhà nước giao vốn bằng một TSCĐHH có giá trị ghi trên biên bản là
200 triệu, giá trị thường ước tính là 220 triệu. chi phí lắp đặt tài sản trước khi
sử dụng đã được thanh toán bằng tiền tạm ứng là 1.650.000đ (bao gồm cả
thuế GTGT 10%)
2. Nhận góp vốn liên doanh bằng một phương tiện vận tải có giá thị trường ước
tính là 80 triệu đồng, được hội đồng liên doanh thỏa thuận định giá 75 triệu.
chi phí vận chuyển phương tiện về DN là 1 triệu, thuế suất thuế GTGT 5%,
DN chi hộ cho đơn vị góp vốn bằng tiền mặt
3. Theo quyết định của nhà nước, DN phải điều chuyển một TSCĐHH có
nguyên giá 500 triệu đã khấu hao 150 triệu đang sử dụng ở PX sang cho
công ty B. Căn cứ vào biên bản giao nhận DN đã chuyển TS đi
4. DN quyết định bổ vốn kinh doanh từ lợi nhuận chưa phân phối là 200 triệu

Yêu cầu: tính toán và định khoản nghiệp vụ trên
Bài 10: tại công ty A có thuế suất thuế TNDN là 22% và có tình hình sau:
I.
Số dư đầu quý II: TK 421: 300 triệu chi tiết gồm:
II.
Các nghiệp vụ phát sinh trong quý II
1. Ngày 20/6 tạm chia lãi liên doanh của quý 2 cho công ty M bằng tiền mặt
là 12 triệu
2. Ngày 25: báo cáo quyết toán thuế năm N-1 được duyệt theo đúng số kê
khai của DN, lợi nhuận sau thuế được xử lý như sau:
+ Lợi nhuận phải chia cho bên liên doanh (công ty M) là 150 triệu
+ Phần lợi nhuận còn lại của năm N-1 được chia sau:
 Trích quỹ đầu tư phát triên 45%
 Trích quỹ khen thưởng phúc lợi là 25% (trong đó 50% là quỹ khen
thưởng, 50% là quỹ phúc lợi)
 Phần còn lại bổ sung vào vốn kinhdoanh
3. Ngày 30/6: kết chuyển DTT của DN là 1 tỷ, kết chuyển GVHB: 600
triệu, CPQLDN là 150 triệu (các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí khác
không có)
4. Tài liệu bổ sung: theo sổ chi tiết năm N-1 lợi nhuận trên sổ kế toán sau
thuế TNDN của công ty A là 550 triệu trong đó tạm chia liên doanh cho


công ty M là 120 triệu, đã tạm trích quỹ đầu tư phát triển là 100 triệu, quỹ
khen thưởng là 25 triệu, quỹ phúc lợi là 35 triệu
III. Yêu cầu: tính toán và định khoản tình hình trên




×