Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Bài dịch môn tài chính quốc tế chương 5 giá linh hoạt và mô hình tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.86 KB, 34 trang )

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
CHƯƠNG 5: GIÁ LINH HOẠT VÀ MÔ HÌNH TIỀN TỆ
(156-184)
Gồm 5 phần
1. Mô hình tiền tệ giản đơn đối với tỷ giá hối đoái thả nổi
2. Mô hình tiền tệ giản đơn đối với tỷ giá hối đoái cố định
3. Lãi suất trong mô hình tiền tệ
4. Mô hình tiền tệ như là lời giải thích cho thực tế
5. Kết luận
GIỚI THIỆU
Có khá nhiều lý do khiến chúng ta tìm hiểu về mô hình tiền tệ đầu tiên. Điều đầu
tiên, mô hình là cách tiếp cận đầu tiên nhằm giải thích các hiện tượng liên quan đến biến
động tỷ giá hối đoái, một cách khác đó là cán cân thanh toán, và những thứ khác nữa. Nó
diễn ra như một cuộc phục hưng ngắn trong những năm 1970. Quan trọng hơn, nó đại
diện cho một tiêu chuẩn rõ ràng nhằm so sánh đối chiếu các phương pháp khác đối với
việc xác định tỷ giá hối đoái, một số trong các phương pháp đó đã phát triển thành các
mô hình tiền tệ. Và cuối cùng, mặc dù mô hình này không giải thích được sự biến động
đối với tỷ giá hối đoái được quan sát hằng ngày, hàng tháng trong những năm qua, nhưng
lại cho ta thấy một cái nhìn toàn cảnh bức tranh trong dài hạn của tỷ giá hối đoái – một
xu hướng trong dài hạn.
Định nghĩa cái được gọi là mô hình tiền tệ bắt nguồn từ cách tiếp cận đối với cán
cân thanh toán trong khoảng thời gian trước đó, ít nhất là giống như những việc mà
David Hume đã làm ở những năm 1741. Bao gồm 2 nội dung cơ bản mối quan hệ ngang
bằng sức mua (chương 4) và nhu cầu về tiền tệ (chương 2).
Trong phần thứ nhất, hai mối quan hệ sẽ được kết hợp trong mô hình tổng cung
tổng cầu giản đơn, sau đó sẽ được sử dụng để phân tích tác động của sự gia tăng cung
tiền, thu nhập và giá cả nước ngoài trên tỷ giá thả nổi trong các phần tiếp theo. Trong
phần 5.2, chúng ta xem xét diễn biến của cán cân thanh toán trên tỷ giá cố định. Trong
đó, phần 5.2.4 sẽ phân tích ảnh hưởng của việc mất giá. Trong phần 5.3, chúng ta tìm



hiểu vai trò của lãi suất. Phần cuối cùng, cung cấp một cuộc khảo sát ngắn gọn là bằng
chứng đối với mô hình tiền tệ.
5.1. MÔ HÌNH TIỀN TỆ GIẢN ĐƠN VỚI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THẢ NỔI
Chúng ta bắt đầu bằng thiết lập tình huống, mô hình được thiết lập trong phần này
vô cùng đơn giản, nhưng lại đủ đưa ra những kết luận điển hình đối với tiền tệ quốc tế.
5.1.1 Đặt vấn đề
Mô hình tiền tệ chủ yếu dựa trên 3 giả định chính: đường tổng cung thẳng đứng,
sự ổn định của nhu cầu tiền trệ và thực hiện được sức mua tương đương (PPP), chúng ta
sẽ xem xét những giả định này.
Giả định 5.1 – đường tổng cung là thẳng đứng
Có hai điểm phải nhớ trong vấn đề này bắt đầu từ chương 4. Đầu tiên, điều này
không phải ngụ ý rằng sản lượng là hằng số - đơn giản rằng, sản lượng có thể chỉ biến
động khi mà kết quả của sự thay đổi trong sản xuất suất của nền kinh tế, hiểu rộng ra là
bởi vì tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự tích lũy vốn, sự tăng trưởng tiền lương hay như
tiến bộ của giá dục đào tạo hay nhiều cái khác nữa.
Thứ hai, đường tổng cung thẳng đứng giả định trước giá linh hoạt hoàn hảo trong
tất các thị trường.
Giả định 5.2 – Nhu cầu số dư tiền thực đòi hỏi ổn định chỉ ở biến kinh tế vĩ mô
của một số nước. Trong thực tế, tại thời điểm này và cho đến khi có thông báo mới,
chúng ta sẽ làm việc với phương trình Cambridge (4.7):
Md=k.P.y, k>0
Trong đó, y là thu nhập thực của Quốc gia và k là một tham số dương.
Công thức đặc biệt đơn giản hoá các vấn đề một cách đáng kể. Xem xét ngụ ý mà
công thức biểu lộ đối với tổng cầu. Cho 1 lượng tiền, M s0, cân bằng nghĩa là ta có:
Ms0=k.P.y=k.Y (5.1)
Theo đó, thu nhập danh nghĩa Y, phải được cố định trong suốt đường tổng cầu, khi
đó, chỉ ra giá trị nhất định cho một lượng tiền.
Nhìn vào biểu thức 5.1. Thu nhập danh nghĩa Y=P.y liên kết các điểm trên đường
AD0 (Ms0) tạo ra vùng chữ nhật – phản ánh Ms. Ví dụ như OP0Ay0 từ điểm A, hay OP2Dy1
từ điểm D. Diện tích của các hình là bằng nhau và bằng M s0. Khi đó, nếu như mức giá P



giảm xuống thì sẽ có lượng tăng tương ứng tỷ lệ đối với thu nhập y. Đảm bảo là mức M s0
không đổi.
Nhiều điều quan trọng hơn cho mục đích hiện tại, xem xét một sự tăng lên trong
lượng tiền danh nghĩa. Như chúng ta thấy trong chương 4, sự thay đổi này làm cho đường
tổng cầu dịch chuyển lên và qua phải. Khi ấy, so sánh 2 điểm A và B, hiển nhiên, P 1 lớn
hơn P0 thì tương ứng Ms1 sẽ lớn hơn Ms0 tương ứng tỷ lệ.


Giả định 5.3. Thuyết ngang giá sức mua (PPP) được áp dụng tại tất cả mọi thời
điểm.
Nhớ lại chương 2 (công thức 2.4) từ giả thuyết bắt đầu của ngang giá sức mua, với
mức giá nội địa P của Anh và mức giá nước ngoài P * của Hoa Kỳ, cân bằng xảy ra khi
các mức giá có mối quan hệ như sau:
SP * = P
Để không thể thu lợi bằng cách vận chuyển hàng hoá từ nước này sang nước khác.
Điều này cũng tương đương với việc sức mua của đồng tiền mỗi quốc gia phải giống
nhau dù rằng chi tiêu ở thị trường trong nước hay chuyển sang ngoại tệ và chi tiêu ra
nước ngoài.
Bây giờ xem xét hình 5.2 (a), trong đó trục thẳng đứng cắt ngang mức giá trong
nước và ngang các lô giá đồng bảng Anh. Dòng được rút ra từ nguồn gốc là locus của tất
cả các kết hợp của S và P đáp ứng được phương trình 2.4 - gọi nó là đường PPP. Rõ ràng,
nó có một gradient bằng P *. Điểm phía trên và phía bên trái của đường dây là những
điểm mà nền kinh tế Anh không cạnh tranh (mức giá trong nước quá cao), vì vậy nó có
giá trị nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ thay cho các sản phẩm Anh tương đối đắt. Điều ngược
lại là đúng dưới dòng.


Về tỷ giá hối đoái thực (xem lại định nghĩa trong mục 2.4, nếu cần), trên đường

PPP sự sụt giảm thực là cần thiết nhằm khôi phục lại vị trí cân bằng, bên dưới nó điều
ngược lại cũng đúng.
5.1.2 Trạng thái cân bằng
Trong hình 5.2 (b), đường tổng cầu và tổng cung được vẽ nên bởi giá trị lượng tiên
và sản lượng đầu ra. Với một lượng cung tiền ban đầu M s0, P0 là giá cân bằng tại nền kinh
tế đóng hoàn toàn và tất cả phải phù hợp với tình hình nền kinh tế trong nước đó.
Thực tế, P0 vẫn là mức giá cân bằng, thậm chí ngay cả ở mô hình nền kinh tế mở.
Hơn thế nữa, giá trị này đã được xác định mà không có bất cứ tài liệu tham khảo nào đối
với tình trạng trong khu vực bên ngoài của nền kinh tế.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực bên ngoài, PPP yêu cầu mức giá P 0 gắn liền với tỷ giá
S0. Một giá trị thấp hơn của S sẽ để sản lượng trong nước không cạnh tranh trên thị
trường thế giới và do đó dẫn đến việc cung cấp dư thừa tiền tệ gia đình và ngược lại ở
mức cao hơn của S. (trang 161)
However, in the external sector, PPP requires that a price level of P0 be associated
with an exchange rate of S0. A lower value of S would leave domestic output
uncompetitive on world markets and hence result in an excess supply of the home
currency and vice versa at a higher level of S.
Ta có thể thấy bản chất của sự cân bằng chính thức bằng cách kết hợp các phương
trình 2.4 và 5.1 để có:
Ms0 = kPy = kSP.y

(5.2)

Chúng ta có thể rút S ra như sau:
S=Ms0/kPy

(5.3)

Vì vậy, tỷ giá trong mô hình cực kỳ đơn giản này là tỷ lệ của khối lượng tiền tệ với
nhu cầu, được đo lường ở mức giá ngoại tệ. Bất cứ điều gì làm tăng tỷ số này, nói cách

khác là làm tăng tử số hoặc giảm mẫu số, sẽ làm cho giá ngoại tệ tăng (đồng nội tệ mất
giá).
Bây giờ hãy xem xét ảnh hưởng đến sự cân bằng của ba sự thay đổi: sự mở rộng
tiền tệ, sự gia tăng thu nhập thực trong nền kinh tế trong nước và sự gia tăng của mức giá
chung của thế giới.


5.1.3 Gia tăng (mở rộng) cung tiền khi áp dụng tỷ giá thả nổi
Bắt đầu bằng việc mở rộng lượng tiền sang một mức mới - M s1. Giả định rằng các
biến ngoại sinh (thu nhập thực y, và mức giá ngoại tệ P*) không thay đổi.
Tại mức giá ban đầu P0, rõ ràng có một lượng cung tiền dư thừa, điều này khiến
cho các nền kinh tế gia tăng chi tiêu nhằm giảm cân bằng tiền của họ (Nhớ lại rằng lý
thuyết về số lượng được xây dựng trên giả định rằng các nước muốn giảm lượng tiền chỉ
có một cách duy nhất là gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ). Đối ngược với cung tiền quá
mức là do nhu cầu về hàng hoá quá cao, được đo lưởng bởi khoảng cách (y d1-y0) trong
biểu đồ 5.2 (b).
Với giả định của chúng ta về cố định thu nhập thực và sản lượng đầu ra, việc chi
tiêu thêm làm tăng giá (do đó có các mũi tên từ c, b, từ điểm A đến điểm B). Khi giá cả
hàng hoá tăng, giá cảu Đô la Mỹ cũng phải tăng (the pound depreciate) để giữ cho sản
lượng trong nước được cạnh tranh, hay nói cách khác, để ngăn chặn sự sụt giảm giá trị
của lượng hàng hoá ở Mỹ vào thị trường nền kinh tế Anh nhằm đáp ứng tỷ giá thực thích
hợp.
Thật dễ dàng để thấy sự sụt giảm giá trị lớn như thế nào nhằm khôi phục lại trạng
thái cân bằng. Với mức giá trong nước cao hơn tỷ lệ mở rộng tiền tệ và mức giá của Hoa
Kỳ không đổi, sự bảo toàn của ngang giá sức mua có nghĩa là tăng một tỷ lệ tương tự
trong giá của đô la.
Chúng ta đã đạt được kết luận quan trọng đầu tiên trong phân tích của chúng ta về
mô hình tiền tệ:
Mệnh đề 5.1. Trong mô hình tiền tệ, một tỷ lệ phần trăm gia tăng trong cung tiền
nội địa, và những điều kiện khác không đổi thì sẽ làm sụt giảm một mức tỷ lệ tương ứng

đối với giá trị của đồng nội tệ.
Hộp 5.1 Bằng chứng cho mệnh đề 5.1
Viết lại phương trình 5.1, lấy đạo hàm hai vế, sau đó ta có:
dM/M - dP/P = dy/y
Nhớ rằng, đối với bất kỳ biến X, d (log X) = dX / X. Vì chúng ta giả định rằng
y hiện tại là hằng số, bên phải đẳng thức bằng 0. Do đó, mức giá trong nước phải thay
đổi theo tỷ lệ thay đổi của lượng tiền.
Bây giờ xử lý phương trình PPP theo cách tương tự, để có:
dS/S + dP*/P* = dP/P
Trong đó P* được giả định không đổi, điều này nói rằng tỷ giá phải sụt giảm
theo tỷ lệ gia tăng của giá Anh.


5.1.4 Gia tăng thu nhập khi áp dụng tỷ giá thả nổi
Bây giờ xem xét đến ảnh hưởng của sự gia tăng thu nhập thực, từ y 0 đến y1, và
lượng tiền tệ không đổi (hình 5.3).
Ở bất cứ mức giá nào, thu nhập thực cao hàm ý là nhu cầu về tiền tệ sẽ cao hơn.
Nói cách khác, với một lượng cung tiền nhất định chúng ta phải có thu nhập danh nghĩa
không đổi, Py. Vì vậy, thu nhập thực cao hơn hay thấp hơn phải được thể hiện ở mức giá.
Khi thu nhập danh nghĩa có bước nhảy vọt lên P0y1 (tại điểm c trong hình 5.3 (b)),
sẽ tác động làm dư thừa nhu cầu về lượng tiền và dư thừa về cung hàng hoá bằng khoảng
cách (y1-y0) tại mức giá ban đầu P0. Khi đó, chúng ta có thể thấy, số dư thật sự chỉ được
bù trừ bằng cách giảm chi tiêu.
Kết quả làm giảm phát, mức giá từ P 0 sụt xuống mức P1. Tại điểm cân bằng mới,
tại b, cả thị trường tiền tệ và thị trường hàng hoá đều clear, với cung và cầu như trước khi
gia tăng thu nhập và có cùng mức thu nhập danh nghĩa
Tuy nhiên, trong nền kinh tế mở, tỷ giá hối đoái giảm từ S 0 xuống S1. Nếu không,
giá trong nước sẽ giảm ( sự sụt giảm trong tỷ giá thực), làm cho hàng hoá của Anh
overcompetitive, gây ra hiện tượng dư thừa cầu cho đồng Bảng Anh (ví dụ trường hợp ở
điểm G). Ngang giá sức mua PPP được duy trì do được đánh giá cao, do đó, việc giảm



giá sản lượng ở Anh được bù đắp bởi sự gia tăng giá của đồng Bảng Anh so với đồng Đô
la.
Chúng ta kết luận như sau:
Mệnh đề 5.2. Trong mô hình tiền tệ, sự gia tăng thu nhập thực trong nước, với các
yếu tố khác không đổi sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong giá đồng nội tệ.
Lưu ý rằng, chúng ta kết hợp việc tăng thu nhập thực với việc định giá tiền tệ. Kết
luận này mâu thuẫn với kết luận của mô hình DIY, khi thu nhập gia tăng kinh tế trong
nước có xu hướng hút hàng nhập khẩu, gây ra sự sụt giảm (mất giá) đối với tỷ giá thả nổi.
Lý do chúng ta có kệt quả ngược lại ở đây là bởi mô hình tiền tệ tập trung vào tác
động của việc gia tăng thu nhập lên nhu cầu tiền tệ chứ không phải là hàng hoá. Kể từ khi
làm gia tăng nhu cầu về tiền, mô hình tiền tệ gây ra sự sụt giảm đối với nhu cầu về hàng
hoá, dẫn đến việc làm giảm giá cả trong nước.
5.1.5 Gia tăng giá nước ngoài khi áp dụng tỷ giá thả nổi
Một đặc trưng quan trọng của mô hình này là kết luận về tác động của các biến
ngoại sinh hệ quả của nó
An important feature of the model is its conclusion regarding the effect of a
change in the remaining exogenous variable, P*, the foreign price level.
Tập trung vào đường ngang giá sức mua PPP trong hình 5.4 (a). Đường PPP sẽ
thay đổi như thế nào khi giá nước ngoài P * tăng lên?. Khi độ dốc của đường PPP là P/S =
P*, nó sễ trở nên dốc hơn, do đó mức giá ban đầu P 0 của Anh, gắn liền với một mức giá
thấp hơn đồng Đô la Mỹ, hay nói cách khác sẽ có một tỷ giá cao hơn cho đồng Bảng Anh.
Lý do để được kết quả như trên càng minh bạch rõ ràng hơn. Với mức giá Hoa Kỳ
cao hơn, hàng hóa của Anh overcompetitive tại mức tỷ giá cũ. Nhu cầu tiềm năng của
Hoa Kỳ nhập khẩu hàng hóa Anh rẻ hơn đang áp đảo nhu cầu của các nhà cung cấp ở
Anh và làm tăng giá trị của đồng bảng Anh cho đến khi sức cạnh tranh của Mỹ được phục
hồi.
Tại điểm cân bằng mới, thực tế thì sản lượng của Hoa Kỳ có giá cao hơn với đồng
Đô la so với trước đây, được bù đắp bổi giá tương đối cao của đồng Bảng Anh. Chúng ta

kết luận được:


Mệnh đề 5.3. Trong mô hình tiền tệ, việc tăng mức giá nước ngoài khi các điều
kiện khác không đổi được kết nối với việc định giá đồng nôi tệ (đó là việc sụt giảm tỷ
giá) và không có bất cứ sự thay đổi nào khác của nền kinh tế trong nước.

Từ quan điểm của chính sách kinh tế vĩ mô, mệnh đề này rất có ý nghĩa. Nó cho
thấy lạm phát thế giới không ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước. Mức giá của Anh
được xác định trên thị trường tiền tệ Anh theo cùng một cách. Tỷ giá hối đoái thả nổi hoạt
động như một cái van, liên tục trượt lên hoặc xuống theo yêu cầu để bảo vệ thuyết ngang
giá sức mua PPP khi đối mặt với những rối loạn có nguồn gốc từ thị trường tiền tệ trong
nước (hoặc của cả hai nước).
Hàm ý rằng chủ quyền chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia được duy trì bởi
tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái. Mỗi nước có thể lựa chọn tỷ lệ lạm phát một cách độc
lập mà không quan tâm đến hành động của nước kia. Nếu tính độc lập của quốc gia được
coi là đặc điểm mong muốn của một trật tự tiền tệ quốc tế, hệ thống tỷ giá hối đoái có vẻ
hấp dẫn hơn trên cơ sở phân tích trong
Lưu ý rằng, khi đưa ra mệnh đề 5.3, chúng ta không cần tham khảo ý kiến Hình
5.4 (b). Điều đó có nghĩa là các thị trường tiền tệ không có liên quan gì đến kết quả
chung cuộc?


Có hai lý do tại sao các thị trường tiền tệ chắc chắn là không liên quan. Thứ nhất,
thực tế là sự cân bằng của thị trường tiền tệ không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của giá
Mỹ giữ mức giá trong nước cố định ở mức ban đầu P0 và tạo gánh nặng buộc phải điều
chỉnh tỷ giá hối đoái.
Thứ hai, bạn hãy tự hỏi mình câu hỏi sau: điều gì đã làm cho mức giá của Mỹ
tăng?
5.1.6 Mô hình hai quốc gia về tỷ giá thả nổi

Câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi trước đó là: cái gì làm cho nguồn cung dư thừa xuất
hiện trên thị trường tiền tệ của Hoa Kỳ, ví dụ như sự gia tăng nguồn cung tiền Mỹ hay sự
sụt giảm trong thu nhập của Mỹ. Trên thực tế, nếu bạn nghĩ về điều đó trong một thời
điểm, cách xác định mức giá của Mỹ chắc chắn sẽ giống như việc xác định mức giá của
Anh, tức là trong thị trường tiền tệ ở Mỹ.
Xem lại phân tích của chúng ta về ảnh hưởng của việc mở rộng tiền tệ trong nền
kinh tế trong nước (xem Phần 5.1.3). Tại sao chúng ta không nên áp dụng cùng một lập
luận với Mỹ như đã được áp dụng cho nước Anh?
Sự gia tăng cung tiền của Mỹ sẽ gây ra sự dư thừa trong thị trường tiền tệ Mỹ,
khiến người Mỹ phải chi tiêu nhiều hơn, các thứ khác không đổi, nhằm giảm số dư tiền
tệ. Kết quả của nỗ lực đó nhằm chi tiêu nhiều hơn cuối cùng sẽ thúc đẩy mức giá của họ,
P*, do đó làm đồng đô la mất giá để ngăn chặn Hoa Kỳ being flooded with what would
otherwise be cheaper imports.
Chúng ta có thể thực hiện mô hình hóa đối xứng này bằng cách viết phiên bản Hoa
Kỳ đối với phương trình số lượng của chúng ta (phương trình 4.7) như sau:
Md* = k*P*y*

(5.4)

Công thức đơn giản nói rằng nhu cầu tiền của Mỹ, M d*, tỷ lệ thuận với thu nhập
danh nghĩa của Mỹ, P*y*. Lưu ý về các yếu tố tỷ lệ là k*, cho phép nhu cầu tiền của Mỹ có
thể khác biệt về số lượng so với Anh, mặc dù chúng có thể tương đồng về chất lượng
(hay tức là có cùng một công thức)
Bây giờ giả định rằng giống với lượng tiền Anh ban đầu M s0, cung tiền của Mỹ
cũng bắt đầu từ Ms0*. Phân chia nhu cầu tiền của Anh theo phương trình (4.7) bằng
phương trình 5.4 và đặt ra nhu cầu tiền tương ứng nhằm cung cấp cho mỗi quốc gia.
Công thức 5.5


Theo PPP, chúng ta có P/P* = S, sau đó chúng ta có thể viết lại công thức 5.5 như

sau:
Công thức 5.6
Bây giờ nếu chúng ta rút ra cách tính cho S, chúng ta có:
Công thức 5.7
Điều này nói rằng tỷ giá hối đoái bằng tỷ lệ giữa tử số (lượng tiền tương đối) và
mẫu số (lượng nhu cầu thực tế tương đối). Do đó, bất cứ điều gì có xu hướng tăng lượng
tiền tệ của Anh so với Mỹ hoặc làm giảm nhu cầu tiền của Anh so với Mỹ sẽ khiến đồng
bảng mất giá (S tăng).
Để xem làm thế nào chúng ta có thể sửa đổi những kết luận, viết lại công thức 5.7
một cách đơn giản hơn như sau:
Công thức 5.8
Trong đó quy ước đã được đưa ra (và sẽ được tuân theo bất cứ nơi nào cần thiết
trong toàn bộ quyển sách) rằng một dấu ngã trên một biến số biểu thị tỉ số của giá trị
trong nước đối với giá trị nước ngoài, vì vậy M có nghĩa là M/M*.
Bây giờ hãy nhớ rằng cung tiền Anh tăng 10%, so với Mỹ M/M * = M, có thể tăng
từ 10% trở lên trong lượng tiền của Anh, từ mức giảm 10% trong lượng tiền Mỹ hoặc
nhiều hơn, từ một số kết hợp của cả hai, nói rằng tăng 15% cung tiền của Anh, với sự gia
tăng 5% tiền của Mỹ.
Do đó, mặc dù chúng ta có thể chấp nhận kết luận ban đầu (Mệnh đề 5.1) rằng sự
gia tăng trong cung tiền của Anh, với các yếu tố không đổi làm sụt giảm trong sterling
(gia tăng tỷ giá S) với cùng một tỷ lệ tương ứng, chúng ta cũng nhận ra rằng điều tương
tự với lượng tiền tương đối. Như vậy, ví dụ, một sự sụt giảm 10% trong lượng tiền của
Mỹ trong khi lượng tiền của Anh vẫn không đổi sẽ gây ra sự mất giá 10% trong tỷ giá hối
đoái của đồng bảng, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Tương tự, thu nhập thực tế tương đối quan trọng trong việc xác định nhu cầu về
tiền của một quốc gia so với nước khác, do đó thu nhập của Mỹ tăng cũng tác động như
sự sụt giảm trong thu nhập của Vương quốc Anh mà chúng ta biết từ mệnh đề 5.2 rằng
làm gia tăng giá tương đối của đô la.
Sau đó, chúng ta có thể tổng hợp cả mệnh đề 5.1 và 5.2 bằng cách thay thế giá
trị các biến trong nước với các biến ngoại tương ứng.



5.2 MÔ HÌNH TIỀN TỆ ĐƠN GIẢN CỦA MỘT TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỐ ĐỊNH
Bây giờ cân nhắc một tình huống khi tỷ giá hối đoái không được phép thay đổi.
Phân tích ở đây hơi phức tạp hơn một chút, vì vậy sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta bắt đầu
bằng cách làm rõ các biến nào được xem như biến ngoại sinh và biến nào là nội sinh.
Thu nhập thực, y, được giả định là được đưa ra bởi các yếu tố nằm ngoài phạm vi
mô hình của chúng ta, như trước đây, và mức giá của hàng nước ngoài, P*, được xác định
bởi cung ngoại tệ, thu nhập và tương tự, và do đó cũng được thực hiện như đã cho trước.
Nhớ lại những thảo luận về cung tiền trong phần 4.1.2 (phương trình 4.10). Dưới
một chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chúng ta kết luận rằng cung tiền không phải là một
biến ngoại sinh. Thay vào đó, biến chính sách là tín dụng trong nước, DC, và chúng ta có
thể viết:
FX + DC=M$
Để gánh nặng của sự điều chỉnh các thay đổi trong các biến ngoại sinh làm giảm
dự trữ ngoại tệ, FX
Biến ngoại sinh duy nhất còn duy trì là tỷ giá hối đoái, mà được xác định bởi
quyết định của các cấp chính quyền ở một số cấp, .
5.2.1. Cung tiền tăng dưới tỷ giá hối đoái cố định
Nhìn vào hình 5.5, đồ thị nào cho thấy ảnh hưởng của một chính sách mở rộng
tiền tệ, nói cách khác, một sự gia tăng tín dụng trong nước, từ cấp độ ban đầu của DC 0 lên
cấp độ cao hơn, DC1.


Bắt đầu với hình 5.5(c), phát họa những mức tiền mặt (trục đứng) tương ứng với
các mức dự trữ ngoại tệ, FX (trục ngang). Đánh dấu mức DC 0 trên trục đứng, và từ điểm
đó kéo một đường thẳng 455̊ . Đường vẽ đó cho thấy lượng tiền tăng như thế nào khi bổ
sung dự trữ, với lượng tín dụng trong nước ban đầu cho trước, DC 0. Ví dụ, nếu dự trữ
bằng không, toàn bộ tiền mặt sẽ là tín dụng. Khi chúng ta di chuyển sang phải, mỗi pound
bổ sung vào dự trữ sẽ gia tăng lượng tiền mặt đúng bằng 1 pound.

Nếu chúng ta bắt đầu với dự trữ FX0, lượng tiền mặt sẽ là:
(5.9)
để điểm bắt đầu trong đồ thị đó là tại H.
Bây giờ chúng ta thiết lập giá trị ban đầu của cung tiền và mức giá thống nhất. Nói
cách khác, giả sử chúng ta có: ky0 = 1. Biểu tượng này chỉ nhằm mục đích minh họa. Nó
có lợi ích là cho phép chúng ta chuyển giá trị tiền mặt trên trục đứng của hình 5.5(c) trực
tiếp thành mức giá bao hàm trong hình 5.5(a) và (b).
Khai thác thực tế này, mức giá ban đầu mà đưa ra một lượng tiền mặt phải là P0.
Do đó nền kinh tế bắt đầu tại điểm a trong hình 5.5(b). Lưu ý rằng nếu tổng cung và cầu
có liên quan, đồ thị vẫn không thay đổi, vì ở giai đoạn này chúng ta không có lý do để tin
rằng hành vi của khu vực tư nhân sẽ khác biệt dưới hình thức tỷ giá hối đoái cố định hơn
là thả nổi.
Như hình 5.4, đồ thị bên tay trái (hình 5.5(a)) phát họa đường ngang giá sức mua
PPP. Tuy nhiên, với tỷ giá hối đoái đã được ấn định tại , nên kinh tế phải luôn là các điểm
nằm dọc theo theo đường thẳng đứng. Bởi vì, như trước đây, việc ngang giá đòi hỏi rằng
mức giá trong nước phải tương đương với cân bằng sức mua, theo đó hệ thống phải bắt
đầu tại A, tại giao điểm của đường PPP với đường tỷ giá hối đoái cố định. Đưa vào chính
thức, chúng ta phải có:
(5.10)
trong đó các thanh kéo qua các biến bên tay phải nhắc chúng ta rằng cả S và P* đều được
cố định ngoại sinh.
Nền kinh tế trong trạng thái cân bằng ban đầu, bởi vì mức giá PPP được định
nghĩa trong phương trình 5.10 chính xác là một mức phù hợp với lượng tiền (nội sinh) và
do đó tương ứng với cân bằng của tổng cung và cầu tại điểm a trong hình 5.5(b).
Bây giờ giả sử sự cân bằng ban đầu mà được minh họa bằng các điểm A, a và H bị
xáo trộn bởi một sự mở rộng tiền tệ.


Cùng với việc mở rộng tín dụng trong nước, đường 45 5̊ trong đồ thị cung tiền hình
5.5(c) dịch chuyển lên trên tương ứng với sô lượng mở rộng, vì vậy, với việc dự trữ ngoại

tệ vẫn ở mức trước đây của nó (FX0), lượng tiền bây giờ tăng lên tới , như chúng ta có thể
thấy ở điểm J.
Theo đường thẳng kéo từ J, chúng ta nhìn thấy rằng lượng tiền mới hàm chứa một
mức giá là P1 (tại b), nhờ vào sự thay đổi trong tổng cầu. Từ đường PPP trong hình 5.5(a),
rõ ràng rằng mức giá cao hơn đã làm cho nền kinh tế trong nước không có tính cạnh
tranh, bởi vì, giá cả hàng nước ngoài không thay đổi và tỷ giá hối đoái cố định, nó thực
sự tăng giá. Tại C, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu từ ngước ngoài
và không cho người nước ngoài mua hàng hóa sản xuất trong nước.
Kết quả rõ ràng phải là thâm hụt trong cán cân thanh toán do nền kinh tế phản ứng
lại với các điều khoản thương mại thay đổi. Tình huống không bền vững. Nó sẽ gây ra
một sự khấu hao ngay lập tức nếu các cơ quan cho phép. Tuy nhiên, theo giả định, họ
tránh kết quả đó bằng cách sử dụng dự trữ ngoại tệ để mua nội tệ hoặc, để làm nó khác,
để thanh toán các khoản thâm hụt đang diễn ra. Kết quả là dự trữ bắt đầu giảm.
Mỗi lần giảm dự trữ liên tục có xu hướng làm làm giảm cung tiền, đẩy nền kinh tế
dọc theo các đường mũi tên trong trục tọa độ, để hệ thống di chuyển từ J đến K, từ b quay
lại a và từ C xuống A. Quy trình kết thúc với năng lực cạnh tranh được phục hồi và thâm
hụt cán cân thanh toán giảm xuống 0, quay lại điểm A trên đường PPP, với mức giá được
phục hồi lại mức ban đầu P0 (tại điểm a). việc khôi phục trạng thái cân bằng ban đầu là có
thể vì cung tiền đã thu hẹp, tới mức nó lại ở mức ban đầu, .
Để hiểu tại sao chúng ta có kết quả này, quay lại từ phương trình 4.7 mà cầu tiền
của chúng ta, đường PPP cho trước, phải được tính:
(5.11)
Vấn đề cuối cùng là cầu tiền. Chú ý rằng tất cả thành phần của nó là các biến
ngoại sinh. Sau đó, dưới các giả định của chúng ta, không có gì mà cơ quan tiền tệ làm có
thể ảnh hướng đến cầu tiền. Nếu thị trường là rõ ràng, thì sau đó tương tự là cung tiền
phải tự động tìm cách quay lại mức trước khi mở rộng của nó.
Cung và cầu tương đương:
(5.12)
Do đó, giải quyết FX cho chúng ta:
(5.13)



Phương trình 5.13 cho chúng ta biết rằng dự trữ ngoại tệ, FX, phải chính xác bằng khoản
chênh lệch giữa cầu nội tệ và nguồn cung từ hệ thống ngân hàng địa phương, thông qua
quy trình mở rộng tín dụng nội tệ. Sau đó các cơ quan trong nước càng tiết kiệm trong tạo
lập tín dụng, thì sẽ càng thiếu hụt lớn hơn do dự trữ.
Về mặt thay đổi, chúng ta có thể nói rằng:
Mệnh đề 5.4. dưới tỷ giá hối đoái cố định trong mô hình tiền tệ, bắt đầu từ trạng thái cân
bằng, việc gia tăng tín dụng nội tệ sẽ bị vô hiệu hóa, những yếu tố khác cân bằng nhau,
do suy giảm dự trữ do thâm hụt trong cán cân thanh toán tạm thời. Ngược lại, sự sụt giảm
tín dụng nội địa sẽ gây ra thặng sư trong cán cân thanh toán tạm thời và hậu quả bù đắp
gia tăng trong dự trữ.
Lưu ý rằng, như mọi khi trong mô hình tiền tệ, cơ chế tham gia ở đây có thể được
thể hiện hoàn toàn dưới dạng cầu tiền vượt mức.
Phía bên phải của phương trình 5.13 là phần cầu tiền vượt mức. Đây là nhu cầu
vượt mức mà được đáp ứng bằng cung ngoại tệ. Sự gia tăng trong tín dụng nội địa từ
trạng thái cân bằng tạo ra cung tiền vượt mức trong thị trường nội địa. Như trong bối
cảnh nền kinh tế khép kín (xem mục 4.1.2), ảnh hưởng là làm cho người dân trong nước
chi tiêu cạn kiệt số dư tiền của họ. Tuy nhiên, với thu nhập thực cố định, lạm phát làm
các sản phẩm nước ngoài tương đối rẻ hơn và xuất khẩu trong nước đắt hơn. Thâm hụt
bên ngoài là kết quả phụ của nỗ lực của khu vực tư nhân để thay thế các hàng hóa cho
lượng tiền vượt mức. Khi dự trữ chi ra, thành phần nước ngoài của lượng tiền giảm
xuống cùng với giá nội địa cho tới khi cần bằng được lập lại.
Lưu ý rằng vì nó là lượng tiền được tính trong mô hình này, dòng chảy của dự trữ
vào hay ra một quốc gia có thể chỉ là hiện tượng tạm thời, vì lượng tiền điều chỉnh qua
thời gian theo nhu cầu. Nói cách khác, thâm hụt hay thặng dư cán cân thanh toán được
xem như là kết quả phụ thoáng qua vốn có của cơ chế điều chỉnh. Một khi quy trình đó
hoàn thành và thị trường tiền tệ quay lại cân bằng, thâm hụt hay thặng dư sẽ biến mất.
Nếu cung tiền, mức giá và cán cân thanh toán đều quay lại mức ban đầu của nó,
cái gì thay đổi trong trạng thái cân bằng mới?

So sánh điểm K và H trong hình 5.5(c). Mặc dù cung tiền không thay đổi tại K,
nhưng thành phần của nó thay đổi do sự tích lũy các tác động của thâm hụt cán cân thanh
toán tồn tại trong suốt thời gian điều chỉnh. Cung tiền mới được tính lại như sau:
(5.14)


Nói cách khác, kết quả thuần là lượng tiền bây giờ bao gồm nhiều tín dụng nội địa
và ít ngoại tệ hơn trước đây. Những gì xảy ra là một cách làm giảm giá trị của tiền tệ - sự
pha loãng tài sản quốc tế trong cung tiền nội địa. Chắc chắn, quy trình có một giới hạn rõ
ràng – tại điểm khi mà dự trữ giảm xuống 0 và toàn bộ lượng tiền là tín dụng nội địa.
Loại bỏ các thay đổi dự phòng
Chú ý rằng quy trình được mô tả ở đây liên quan đến một loại ổn định tự động.
Trên thực tế, cơ chế này được sử dụng rộng rãi để đảm bảo sự ổn định của cả tiêu chuẩn
vàng trước chiến tranh thế giới thứ I và hệ thống Bretton Woods (xem phần 1.5.1). Với tỷ
giá hối đoái cố định, dòng chảy của dự trữ tự động hành động để điều chỉnh lượng tiền để
khôi phục trạng thái cân bằng. Chính sách tiền tệ của chính phủ không chỉ là không thể,
mà còn không cần thiết.
Cụ thể, nhìn từ quan điểm này, thâm hụt (hoặc thặng dư) cán cân thanh toán,
không đòi hỏi chính sách vĩ mô khắc phục, thực sự là những kênh thông qua đó chênh
lệch được tự điều chỉnh.
Tuy nhiên, một chính phủ mà mong chờ vì bất cứ lý do gì để chống lại những lực
ổn định này về nguyên tắc có thể làm như vậy, ít nhất là tạm thời. Để xem làm cách nào
có thể đạt được điều này, hãy quay lại tình huống mà các nhà hoạch định chính sách trong
nước vào lúc bắt đầu của giai đoạn điều chỉnh, hậu quả của bất ổn ban đầu do mở rộng tín
dụng nội địa, khi nền kinh tế ở các điểm C, b và J tương ứng trong hình 5.5(a) đến (c).
Tại điểm giao nhau, tại Anh đang diễn ra thâm hụt cán cân thanh toán và vì vậy
mất dự trữ (như thấy lần đầu trong phương trình 4.11). Nói cách khác, lượng tiền ở Anh
đang giảm bởi vì, nhận thấy:

Biến đâu tiên là âm. Vì biến thứ hai là hằng số (một lần và cho tất cả gia tăng được

giả định là đã diễn ra), cung tiền đang giảm. Vì vậy, nó chỉ là vấn đề thời gian cho tới khi
ảnh hưởng tích lũy của thâm hụt liên tục làm giảm cung tiền tới mức trước khi xáo trộn
của nó.
Bây giờ giả sử cơ quan chức năng quyết định cố gắng ngăn cản lượng tiền giảm
bằng việc mở rộng tín dụng nội địa. Có vẻ như, khi làm như vậy, họ có thể ngăn chặn
việc giảm cung tiền. Nếu họ tăng tín dụng đủ để bù đắp sụt giảm trong dự trữ ngoại tệ
vào mỗi thời kỳ, có vẻ như họ có thể vô hiệu hóa hoàn toàn thâm hụt.
Phần sau đây của thuật ngữ thường được sử dụng:


Vô hiệu hóa là quá trình vô hiệu hóa ảnh hưởng của thâm hụt (thặng dư) cán cân thanh
toán bằng cách tạo ra đủ tín dụng nội địa để bù đắp sụt giảm trong dự trữ ngoại tệ
Đã có rất nhiều cuộc tranh luận, trong cả các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch
định chính sách, về việc làm thế nào vô hiệu hóa thực sự khả thi. Kể cả những người ủng
hộ nhiệt tình nhất cũng không tuyên bố là nó có thể hoạt động trong thời gian rất dài. Nếu
nó có thể hoạt động ở tất cả các thị trường tiền tệ hiện nay là rất đáng ngờ.
Để biết lý do tại sao tính hữu ích của nó có thể bị giới hạn, chúng ta cần phải làm
theo thông qua ngụ ý của sự gia tăng giai đoạn thứ hai trong tín dụng nội địa. Rõ ràng,
ảnh hưởng của việc gia tăng tín dụng nội địa bắt đầu từ tình huống tại J trong hình 5.5(c)
sẽ làm di chuyển đường cung tiền lên thêm nữa theo trục dọc. Kết quả sẽ làm giảm thêm
ngoại tệ trong lượng tiền ở Anh.
Không phải là tất cả. Chúng ta đã củng cố rằng, ngay khi lượng tiền ở trên mức
cân bằng của nó, Anh sẽ bị cạn kiệt dự trữ. Rõ ràng, bất cứ điều gì mà làm kéo dài tình
trạng đó sẽ làm giảm dự trữ dưới mức mà chúng ngược lại sẽ không có trong bất cứ nỗ
lực vô hiệu hóa nào.
Sau đó việc vô hiệu hóa có thể thử nghiệm một máy chạy bộ. Mỗi mở rộng tín
dụng nội địa sẽ kéo dài thời gian tổn thất dự trữ và do đó tạo ra nhu cầu tạo thêm tín
dụng. Ở mỗi giai đoạn, thành phần tín dụng nội địa của lượng tiền trở nên lớn hơn và
thành phần dự trữ nhỏ hơn.
Theo lý thuyết, ít nhất, sẽ đến một giai đoạn khi dự trữ cạn kiệt và trò chơi sẽ kết

thúc. Trên thực tế, giới hạn cho quá trình này có thể đến lúc nào đó trước khi dự trữ của
quốc gia thật sự cạn kiệt, đơn giản bởi vì thị trường tiền tệ sẽ đoán trước ngày xấu và do
đó đẩy nhanh sự xuất hiện của nó bằng cách đổ xô bán đồng bảng tại tỷ giá hối đoái hiện
tại trong khi vẫn có thể, như chúng ta sẽ thấy trong Chương 17.
5.2.2. Thu nhập tăng dưới tỷ giá hối đoái cố định
Xét về những thay đổi trong thu nhập thực và mức giá thế giới, phân tích bao gồm
một áp dụng thẳng kết quả từ trường hợp tỷ giá thả nổi.
Với mức giá không đổi, một gia tăng trong thu nhập thực sẽ làm tăng nhu cầu số
dư tiền thực, những yếu tố khác là như nhau. Bắt đầu từ một vị trí cân bằng, khi đó tác
động sẽ làm cho người dân trong nước chi tiêu ít hơn, để tăng số dư của họ đến một mức
tương xứng với khối lượng giao dịch mới, cao hơn. Khi làm như vậy, họ buộc mức giá
giảm xuống, với tỷ giá hối đoái cố định làm cho sản lượng trong nước vượt mức cạnh
tranh trên thị trường thế giới, dẫn đến thặng dư cán cân thanh toán và hệ quả là tăng dự


trữ. Quá trình này sẽ kết thúc chỉ khi lượng tiền nội địa tăng lên đủ để đáp ứng nhu cầu
mới, lớn hơn.
Vì vậy, như người đọc có thể xác nhận bằng cách vẽ lại hình 5.5 và chuyển đường
tổng cung sang phải, chúng ta có thể nói như sau:
Mệnh đề 5.5. Dưới tỷ giá hối đoái cố định trong mô hình tiền tệ, bắt đầu từ vị trí cân
bằng, kết quả của gia tăng thu nhập thực (của trong nước) sẽ làm gia tăng dự trữ là kết
quả của thặng dư cán cân thanh toán tạm thời, những yếu tố khác như nhau. Trong trạng
thái cân bằng mới, lượng tiền trong nước sẽ tăng và mức giá trong nước sẽ quay trở lại
mức PPP.
Một lần nữa, lưu ý việc tương phản với mô hình DIY (phần 1.4).
5.2.3 Giá nước ngoài tăng dưới tỷ giá hối đoái cố định
Đối với dự gia tăng mức giá trên thế giới, ảnh hưởng dưới tỷ giá hối đoái cố định
là trực tiếp tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia, gây ra thặng dư thanh toán và hệ quả
gia tăng dự trữ. (Trong hình 5.5, ảnh hưởng tác động là làm cho đường PPP trở nên dốc
hơn). Điều này dẫn đến việc tăng lượng tiền, đẩy mức giá trong nước lên cho tới khi nó

đạt mức ngang bằng với mức giá thế giới, tại đó điểm PPP và cân bằng bên ngoài được
khôi phục. Vì vậy, để hoàn thành:
Mệnh đề 5.6. Dưới tỷ giá hối đoái cố định trong mô hình tiền tệ, bắt đầu từ vị trí cân
bằng, kết quả của việc tăng mức giá của thế giới sẽ làm tăng dự trữ do thặng dư cán cân
thanh toán tạm thời, những yếu tố khác như nhau. Trong trạng thái cân bằng mới, lượng
tiền nội địa sẽ nhiều hơn và mức giá trong nước sẽ thăng lên mức PPP.
Lưu ý hàm ý: một quốc gia mà cố định tỷ giá hối đoái của mình cuối cùng đã chấp
nhận mức giá thế giới. Theo cách nói phổ biến của những năm 60 và 70, nó buộc phải
chấp nhận lạm phát từ các nước khác trên thế giới. Thực tế là nó không thể kiểm soát
cung tiền của chính mình có nghĩa là nó không thể chọn mức giá hay tỷ lệ lạm phát của
mình một cách độc lập với sự phát triển bên ngoài biên giới của nó.
Do đó, một kết luận quan trọng của mô hình tiền tệ là, đối với mỗi nhận định mà
chúng ta sẽ giải quyết trong một thời điểm, một quốc gia không thể thực hiện một chính
sách tiền tệ độc lập dưới tỷ giá hối đoái cố định – và do đó không thể chọn một mức giá
hay tỷ lệ lạm phát khác với các nước khác trên thế giới.


Để xem nhận định mà cần được thêm vào tuyên bố này; hãy tự hỏi bản thân câu
hỏi sau: cái gì xác định mức giá thế giới, P*? Cái gì gây ra lạm phát thế giới – tại mức
nào, trong mô hình đơn giản này?
Câu trả lời phải là mức giá thế giới tăng khi lượng tiền thế giới tăng nhanh hơn
nhu cầu thế giới. Đồng thời, cung và cầu tiền thế giới đơn giản là tổng cung và cầu của tất
cả các quốc gia trên thế giới. Sau đó, khi chúng ta phân tích ảnh hưởng của gia tăng
nguồn tiền trong nước, chúng ta chỉ có thể coi mức giá thế giới là ngoại sinh nếu việc tạo
thêm tiền có ý nghĩa không đáng kể đối với thế giới nói chung. Nói cách khác, chúng ta
phải có khả năng bỏ qua tác động của sự gia tăng cung tiền trong nước đối với thị trường
tiền tệ của các nước khác trên thế giới và do đó đối với giá cả thế giới. Rõ ràng, giả định
này chỉ có ý nghĩa nếu quốc gia đủ nhỏ về mặt kinh tế so với nền kinh tế thế giới để
chúng ta có thể bỏ qua những tác động ngược lại của các biện pháp chính sách đối với
nền kinh tế thể giới.

5.2.4 Sự mất giá dưới tỷ giá hối đoái cố định
Trước khi đi qua sự phân tích về tỷ giá hối đoái cố định, có một trường hợp đặc
biệt đáng quan tâm, bởi vì nó cung cấp đi sâu một cách rõ ràng và chi tiết vào bản chất
của mô hình tiền tệ.
Không có tỷ giá hối đoái cố định nào được cố định mãi mãi. Sớm muộn gì thì các
nhà chức trách buộc phải dịch chuyển tỷ lệ đó sang cấp độ mới, cao hơn hoặc thấp hơn.
Đó là lý do vì sao hệ thống tỷ giá hối đoái cố định đôi khi được xem là một cái khóa điều
chỉnh. Điều gì sẽ xảy ra khi cái khóa đó được điều chỉnh?
Đồ thị 5.6 cho thấy sự ảnh hưởng của sự mất giá, đã được thông báo, một lần và
cho tất cả sự tăng lên trong giá cả của đơn vị ngoại tệ. Cần phải nhấn mạnh rằng việc
phân tích chỉ áp dụng được đối với sự mất giá mà là một sự kiện bị cô lập, và được coi là
như vậy, không phải là một lần, chứ không phải là tạo ra kỳ vọng mất giá (hoặc nâng giá)
hơn nữa.
Theo quy ước sư phạm về kinh tế, chúng ta bắt đầu phân tích từ trạng thái cân
bằng, điều đó là không thực tế trong trường hợp này bởi vì các quốc gia thường thay đổi
tỷ giá hối đoái cố định chỉ khi hoàn toàn cần thiết để điều chỉnh lại sự mất cân bằng rõ
ràng. Tuy nhiên, dễ dàng để nhận thấy các kết luận có thể được sửa đổi để đối phó với
thâm hụt cán cân thanh toán ban đầu như thế nào.


Nền kinh tế bắt đầu cân bằng tại 3 điểm A, a và G ở 3 đồ thị trong hình 5.6, như
trước đó, với tỷ giá hối đoái , mức giá dưới PPP của P 0, và cung tiền M0S được tạo thành
từ tín dụng trong nước với sản lượng DC0 và nguồn dự trữ FX0.
Quốc gia sau đó làm mât giá, tăng giá của đồng ngoại tệ thành.
Sự tác động tức thì bất ngờ là để dịch chuyển nền kinh tế tức thời sang điểm C.
Nói cách khác, với một mức giá nước ngoài cho trước, đến nay, không có thời gian cho
giá cả trong nước thay đổi (giả sử sự mất giá diễn ra vào dịp cuối tuần, như trở thành thời
trang trong hệ thống tiền tệ Châu Âu), quốc gia bây giờ vượt cạnh tranh. Nếu nó bắt đầu
từ vị trí không có tính cạnh tranh (đó là phía trên đường PPP), tác động tức thì có thể
được dịch chuyển sang phải làm nó nhiều cạnh tranh hơn trước đây, có thể, là đối tượng

của toàn bộ bài tập ở nơi đầu tiên.

Nhận định tạm thời phải là: cho đến nay vẫn ổn. Với sự không thay đổi của cả giá
cả trong nước và nước ngoài, tỷ giá hối đoái thực cũng như tỷ giá hối đoái danh nghĩa
đều mất giá. Sản phẩm nước ngoài bây giờ có giá cao hơn, trong khi sản phẩm nội địa
không có sự thay đổi về giá.Kết quả phải là xu hướng của người tiêu dùng trong nước
mua nhiều sản phẩm nội địa hơn trước đây và nhập khẩu ít lại. Ngược lại, nhiều người
nước ngoài hơn tìm đến những sản phẩm của nước nhà có giá cả hấp dẫn, trung bình hơn
là trước khi mất giá.


Bắt đầu từ điểm cân bằng, kết quả phải là thặng dư cán cân thanh toán. Nếu chúng
ta đã bắt đầu, thực tế hơn, từ trạng thái thâm hụt, chúng ta chỉ có thể khẳng định rằng kết
quả sẽ là cán cân thanh toán quốc tế không mong muốn.
Câu chuyện về những gì xảy ra trong giai đoạn tiếp theo, như nền kinh tế điều
chỉnh sự mất giá, được nói theo nhiều cách khác nhau, mỗi nhóm tập trung vào quy trình
điều chỉnh trong một lĩnh vực khác nhau, tất cả dẫn đến cùng một kết luận tương tự.
Đầu tiên, cân nhắc chuyện gì sẽ xảy ra với cung tiền khi nền kinh tế vượt qua khỏi
điểm C8. Với thặng dư cán cân thanh toán, đất nước phải tích lũy dự trữ - do đó những
mũi tên trên đường dẫn từ G tới H trong đồ thị cung ứng tiền tệ (hình 5.6(c)). Khi khối
lượng tín dụng nội địa không thay đổi, cung tiền phải tăng lên, chuyển tổng cầu lên trên.
Về mặt thị trường tiền tệ, với thu nhập thực và sản lượng đầu ra không đổi, và vì thế nhu
cầu không thay đổi, mức giá phải được tăng lên vì các đại lý cố gắng giảm cán cân thực
vượt mức của họ bằng cách mua các hàng hóa bổ sung. Khi mức giá tăng lên, tất nhiên,
lợi thế cạnh tranh và thặng dư bên ngoài bị giảm, cho đến khi sự cân bằng mới đạt được
tại điểm B trong hình 5.6 (a).
Về mặt thị trường hàng hóa, đầu ra được cố dịnh tại y 0, nhu cầu tăng lên bởi cư
dân nội địa (để thay thế nhập khẩu rẻ hơn) và bởi người nước ngoài (cho sự xuất khẩu
của nước nhà) không được hài lòng. Nhu cầu vượt mức đơn giản là tạo ra lạm phát, việc
này vẫn còn tồn tại cho đến khi đủ cầu bổ sung được định giá ra khỏi thị trường để khôi

phục lại trạng thái cân bằng.
Phiên bản của quá trình này đã được chấp nhận rộng rãi vào đầu những năm 1970,
đặc biệt là ở Anh, nhấn mạnh phản ứng của thị trường lao động đối với sự mất giá. Chúng
được lập luận rằng vai trò then chốt sẽ được thể hiện bởi lạm phát lương, được gây ra bởi
quá trình đẩy chi phí vì công nhân phản ứng với mức giá cao của việc nhập khẩu bằng
yêu cầu tiền lương tăng lên bù đắp hoặc bởi cơ chế kéo cầu, khi người sử dụng lao động
trả giá lên cho tỷ lệ lương trong nỗ lực làm hài lòng các nhu cầu vượt mức về sản phẩm
do tuyển dụng thêm nhiều lao động.
Cho dù những qui trình này là một trong những chi phối, không có nghi ngờ nào
về kết luận. Cuối cùng nền kinh tế kết thúc tại điểm B, với PPP được phục hồi và tỷ giá
hối đoái thực quay trở lại nơi nó đã bắt đầu, nhờ vào lạm phát trong nước.
Cái gì đã thay đổi, nếu có, so với tình hình trước khi mất giá? Có thể thấy được,
với mức giá cao hơn được hỗ trợ hoặc duy trì bởi một lượng tiền lớn hơn. M S1, được tạo
thành bởi cùng mức tín dụng trong nước cộng với một nguồn dự trữ ngoại tệ lớn hơn, sự
tích lũy qua tuần, tháng, hoặc có thể là năm của thặng dư cán cân thanh toán. Do đó:


Mệnh đề 5.7. Dưới tỷ giá hối đoái cố định trong mô hình tiền tệ, kết quả của sự mất giá
một lần và cho tất cả sẽ là sự cải thiện tạm thời về khả năng cạnh tranh của quốc gia và,
hậu quả là một thặng dư cán cân thanh toán, dẫn đến gia tăng trong dự trữ ngoại tệ. Tuy
nhiên, lạm phát tiếp theo sẽ làm giảm giá trị của quốc gia, cho tới khi nền kinh tế tự tìm
lại nơi nó bắt đầu, với một mức giá cao hơn, dự trữ lơn hơn và một lượng tiền danh nghĩa
lớn hơn, trừ cung tiền thực
Từ quan điểm chính sách, thông tin tốt là, nếu thông điệp của mô hình tiền tệ được
tin tưởng, mất giá sẽ xảy ra. Nó thật sự tạo ra thặng dư cán cân thanh toán hoặc ít nhất là
giảm thâm hụt của một quốc gia mà bắt đầu mất cân bằng. Sự mất giá bổ sung dự trữ
hoặc làm chậm lại tỷ lệ dự trữ bị mất đối với một quốc gia bị thâm hụt.
Tin xấu là, mặt khác, hiệu quả của nó là tạm thời. Nó không thể ảnh hưởng đến
khả năng cạnh tranh vĩnh viễn. Nó gây ra lạm phát, do đó cuối cùng làm vô hiệu hóa các
lợi ích mà nó được giả định là mang lại. Điều chỉnh mất bao lâu là một câu hỏi kinh

nghiệm, câu trả lời có thể sẽ khác nhau giữa các quốc gia và theo từng trường hợp.
Trong bất cứ trường hợp nào, có thể có sự trì hoãn trước khi hiệu quả cán cân
thanh toán của sự mất giá xuất hiện. Người ta thường lập luận rằng tác động trực tiếp của
việc mất giá là làm xấu đi hơn là cải thiện tình hình. Logic là như sau.
Nếu dòng tiền giao dịch thường được lập hóa đơn bằng đồng tiền của nước xuất
khẩu, việc mất giá đồng bảng Anh sẽ làm giảm giá đô la Mỹ trung bình của xuất khẩu của
Anh, nhưng không có ảnh hưởng đến giá (đô la) của nhập khẩu. Hơn nữa, nếu độ co giãn
trong ngắn hạn của cầu xuất khẩu và nhập khẩu là không đáng kể (bởi vì quán tính trong
thị hiếu của người tiêu dùng, khó khăn trong việc chuyển đổi sản xuất và v.v), kết quả tức
thì sẽ không thay đổi khối lượng giao dịch mà được đánh giá là ít có lợi cho quốc gia.
Mỗi đơn vị xuất khẩu bây giờ sẽ thu được ít đô la hơn, trong khi mỗi nhập khẩu vẫn chi
như cũ. Kết quả sẽ là mất giá trong cán cân thanh toán của Anh, mà sẽ chỉ được điều
chỉnh qua thời gian, vì khối lượng giao dịch đạt tới mức giá mới.
Nếu phân tích này là đúng, sự mất giá sẽ được theo sau bởi sự gia tăng đầu tiên
trong thâm hụt tài khoản vãng lai, đảo ngược dần dần, cho đến khi nó vượt qua vị trí cũ
và bắt đầu cải thiện, đây được gọi là hiệu ứng đường cong J.
Trong khi đường cong J thường được coi là một vấn đề, nó rõ ràng là từ những gì
được nói là chỉ liên quan đến tài khoản vãng lai. Vì vậy, nếu mục tiêu của giảm giá là cải
thiện tài khoản vãng lai, khả năng của hiệu ứng đường cong J có thể đáng lo ngại. Có thể
nhận thấy, áp lực chi phí tạo ra trong nền kinh tế trong nước do việc giảm giá có thể nhận
thấy kể cả trước khi các lợi ích được mong đợi xuất hiện. Tuy nhiên, nếu mục tiêu của


việc giảm giá là để bổ sung dự trữ, không có lý do rõ ràng là tại sao lợi ích nên chờ đợi
một sự cải tiến trong tài khoản vãng lai.
5.3. Các tỷ lệ lãi suất trong mô hình tiền tệ
Cho đến nay, chúng tôi đã sử dụng một mô hình đơn giản về cầu tiền, phương trình
số lượng Cambridge. Tuy nhiên, trong Chương 4 (mục 4.1.2), người ta lập luận rằng quan
điểm hợp lý về nhu cầu tiền sẽ bao gồm vai trò của lãi suất, như một yếu tố quyết định
chính của chi phí cơ hội. Bây giờ chúng ta tiếp tục xem xét các hàm ý của việc lồng ghép

lãi suất vào mô hình tỷ giá đơn giản của chúng ta (xem hình 5.7).
Dựa vào công thức 4.9 Chương 4:
Cầu tiền với mức cung tiền không đổi, cầu tiền sẽ nhỏ hơn khi lãi suất cao hơn.
Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải khi lãi suất tăng.
Khi lãi suất tăng, cầu tiền giảm, chi tiêu tăng, mức giá P tăng, cung tiền thực giảm
cho tới khi cân bằng với cầu tiền.


Với mức trữ lượng tiền không đổi, ảnh hưởng của sự gia tăng lãi suất ở Anh sẽ dẫn
đến một sự gia tăng tạm thời cung tiền vượt mức và cầu hàng hóa vượt mức.
Trong hình 5.7b, tổng cầu dịch chuyển sang phải tại mức giá ban đầu P0, dẫn đến cầu
tăng quá mức, y tăng từ y0 – y1, lạm phát xảy ra. Khi giá tăng, nền kinh tế dịch chuyển lên
trên, đường tổng cầu mới b – c.
Tại điểm c, chi phí cơ hội dẫn đến việc tiết kiệm số dư tiền tệ thực bằng cách tăng chi
tiêu nhiều hơn. Trong quá trình đó, giá tăng cho đến khi cung tiền thực giảm để cân bằng
tại lãi suất mới. Tại trạng thái cân bằng với mức giá P1, thu nhập doanh nghĩa tăng lên để
tạo ra một giao dịch đủ lớn để bù đắp cho tác động của chi phí cơ hội cao hơn.
Hình 5.7a, nếu tỷ giá hối đoái được thả nỗi, mức lãi suất cao phải được kết hợp với
một mức tỷ giá S cao hay nói cách khác là giữa đồng dolar đắt hơn và đồng Bảng anh rẻ
hơn.
Hơn nữa, rất dễ thấy rằng một logic tương tự sẽ áp dụng cho một sự thay đổi trong
lãi suất ngoại hối. Do đó, như trước, kể từ khi lãi suất của Mỹ tăng có nghĩa là một đồng
đô la rẻ hơn, những thứ khác bằng nhau và mức lãi suất cao hơn của Anh có nghĩa là một
đồng bảng rẻ hơn, thì tỷ giá hối đoái ròng phụ thuộc vào lãi suất tương đối.
Mệnh đề 5.8: Trong mô hình tiền tệ, với lượng cung tiền và thu nhập quốc gia thực
cho trước, một sự tăng lên của lãi suất trong nước so với nước ngoài sẽ dẫn tới sự sụt
giảm giá trị của đồng nội tệ.
Một lẫn nữa, kết luận trên đi ngược với mô hình DIY. Tuy nhiên mênh đề này không
đơn giản. Nếu cần thiết, chúng ta hãy xem xét lại lý thuyết ngang giá lãi suất được trinh
bày ở chương 3.

Mệnh đề 5.8 cho rằng, nếu có điều gì làm cho tỷ giá mong đợi sụt giảm nhanh chóng,
thì đó chính là lãi suất của đồng nội tệ tăng và tỷ giá thực sự giảm ngay lập tức. Nói cách


khác trong bối cảnh toàn cầu, chúng ta có thể thấy được chi phí cơ hội của việc nắm giữ
một đồng tiền tệ qua sự thay đổi trong giá trị quốc tế của nó.
Những nhà đầu cơ tiền tệ sẽ đưa ra những dự đoán về tỷ giá trong tương lai dựa trên
những dự báo của họ về việc những điều gì sẽ xảy ra với những biến số mà họ tin rằng đó
là những phương pháp tốt nhất trong sự thay đổi tỷ giá lâu dài. Nói cách khác, ban đầu họ
sẽ dự đoán về những yếu tố cơ bản, rồi từ đó hình thành những mong đợi đối với tỷ giá 1
cách hợp lý.
Điều này có nghĩa sự thay đổi về lãi suất không phải là một sự kiện ngoại sinh, nó
dẫn tới sự thay đổi về mong đợi. Những yếu tố cơ bản đó là gì?
Đó chính là cung tiền và thu nhập. Sự thay đổi trong dự đoán về thị trường liên quan
tới những biến số này sẽ gây ra sự đánh giá lại viễn cảnh tương lai của tỷ giá, chính điều
này tới lượt nó sẽ gây ra những thay đổi tức thì về cầu của những đồng tiền khác nhau và
giá trị của nó trên quốc tế. Ví dụ như nếu có sự thay đổi về cung đồng nội tệ thì ngay lập
tức dẫn tới sự điều chỉnh lại của lãi suất và tỷ giá.
Bối cảnh mang tính nội địa này tương tự như việc một ai đó theo dõi hành vi trên thị
trường tài chính, khi mà giá cả một tài sản, có thể là tiền tệ, cổ phiếu hay trái phiếu, hàng
hóa được mong đợi là sẽ tăng vài điểm trong tương lai, thì việc gia tăng đó sẽ xảy ra
không phải trong tương lai mà ngay lập tức.
Cơ chế phản hồi sẽ được xem xét kỹ lưỡng trong chương 13. Hiện tại chúng ta chỉ có
thể thấy đó là sự kết hợp giữa lãi suất và tỷ giá là phức tạp, không như tiền tệ và thu
nhập, lãi suất không thể được xem như là 1 biến ngoại sinh. Vì vậy các kết luận trong
chương nay được coi là tạm thời.
5.4. Mô hình tiền tệ giải thích các sự kiện
Trước khi xem xét các câu hỏi mô hình tiền tệ giải thích như thế nào về các sự kiện,
chúng ta tạm dừng một chút để cố gắng đoán câu trả lời, bởi vì chúng tôi đã có một đầu



×