Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Tiểu luận môn mua bán sáp nhập và thoái vốn chiến thuật chống thâu tóm công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.37 KB, 90 trang )

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Tài chính doanh nghiệp
Môn: Mua bán, sáp nhập và thoái vốn

Chương 05:

CHIẾN THUẬT CHỐNG THÂU TÓM
CÔNG TY
GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

Danh sách nhóm:
Trần Thị Thu Trâm (nhóm trưởng – số điện thoại 012 4477 1193)
Hà Thanh Trúc
Võ Kế Trí
Huỳnh Thị Vĩ Dạ


Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

CHIẾN THUẬT CHỐNG THÂU TÓM CÔNG TY
Chiến thuật chống thâu tóm công ty đã phát triển mạnh mẽ trong một phần tư
thế kỷ qua. Các công ty thôn tính đã đạt đến cấp độ thù địch mới trong những năm
1980. Những công ty thôn tính tạo ra những cuộc tranh cãi cao độ trong quá trình đổi
mới nghệ thuật thôn tính công ty khác. Mặc dù chiến thuật thâu tóm công ty đã phát
triển mạnh, phương pháp bảo vệ của các công ty bước đầu phát triển chậm hơn.Và kết
quả là các công ty bị đe dọa đã gia tăng sử dụng các nguồn lực tài chính, tuy nhiên bảo
vệ chống bị thâu tóm của công ty trở nên kỹ lưỡng và khó xuyên qua hơn. Trước cuối
những năm 1980, nghệ thuật bảo vệ chống thâu tóm công ty trở nên rất tinh vi. Phần
lớn các ngân hàng đầu tư tổ chức đội ngũ với các chuyên gia bảo vệ, những chuyên


gia này làm việc với giám đốc của các công ty lớn để dựng nên sự phòng thủ đáng
gờm điều mà có thể chống lại sự thâu tóm công ty mạnh mẽ của làn sóng sáp nhập.
Sau khi thiết lập phòng thủ đa dạng, đội ngũ của các ngân hàng đầu tư cùng với đối
tác công ty luật sẵn sàng để được gửi đi tư vấn quản lý các mục tiêu trong sức nóng
của trận chiến để áp dụng một cách thích hợp nhằm ngăn chặn hoạt động của các công
ty thâu tóm công ty. Trước những năm 1990, hầu hết các công ty lớn của Mỹ đã có sẵn
một vài hình thức bảo vệ chống thâu tóm công ty. Bảo vệ chống thâu tóm công ty có
thể chia thành hai loại: biện pháp phòng ngừa bị thâu tóm và biện pháp chống bị thâu
tóm bởi công ty khác. Biện pháp phòng ngừa bị thâu tóm được thiết kế để giảm sự
thâu tóm thành công về tài chính, trong khi biện pháp chống bị thâu tóm được thực
hiện sau một nỗ lực thâu tóm công ty mang tính thù địch.
Chương này mô tả các biện pháp bảo vệ chống thâu tóm công ty thường đã
được sử dụng. Vấn đề gây tranh cãi là tác động của các biện pháp này đến sự giàu có
của cổ đông được phân tích chi tiết hơn. Trường phái phản đối các biện pháp bảo vệ
tranh luận rằng trường phái này cố thủ sự quản lý và làm giảm giá trị đầu tư của cổ
đông. Những người theo trường phái này nhìn thấy hoạt động công ty có ý đồ thâu
tóm, hoặc phiên bản hiện đại hơn, hoạt động của các quỹ đầu tư, cũng như một cuộc
bầu cử nhằm duy trì sự quản lý “trung thực”. Trường phái cho rằng các nhà quản lý
cảm thấy bị đe dọa bởi kẻ địch sẽ quản lý công ty hiệu quả hơn, điều này dẫn đến kết
quả là sự gia tăng trong giá trị cổ phần. Người đề xướng sử dụng các biện pháp bảo vệ
chống thâu tóm công ty tranh luận, tuy nhiên, các hoạt động này ngăn ngừa hoạt động
Page 2 of 90


Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

của các công ty thâu tóm thù địch những người không có lợi ích dài hạn đầu tư vào giá
trị công ty nhưng chỉ là các nhà đầu cơ đang tìm kiếm để rút ra lợi ích ngắn hạn khi hy

sinh tương lại của công ty, cái mà có thể mất hàng thế kỷ để gây dựng. Do đó, những
người khởi xướng không miễn cưỡng thực hiện các hoạt động sẽ làm giảm quyền hạn
của cổ đông ngắn hạn vì theo họ, họ không công bằng với cổ đông dài hạn và các bên
liên quan khác chẳng như người lao động và cộng đồng địa phương. Tuy nhiên bằng
chứng về hiệu ứng tài sản cổ đông không cung cấp sự đồng thuận, để lại vấn đề chưa
được giải quyết. Một vài nghiên cứu muốn làm rõ bất lợi cho hiệu ứng tài sản cổ
đông, trong khi các nghiên cứu khác thất bại trong việc tìm ra tác động bất lợi vào vị
trí của các cổ đông. Chương này bao gồm kết quả của hầu hết các nghiên cứu chính
trong lĩnh vực này để người đọc có thể đưa ra đánh giá độc lập.
LÝ THUYẾT QUẢN LÝ CỐ VỊ CHỐNG LẠI LÝ THUYẾT LỢI ÍCH
CỦA CỔ ĐÔNG
Lý thuyết quản lý cố vị (management entrenchment hypothesis) đề xuất rằng
kinh nghiệm của những cổ đông không tham gia chia lãi làm giảm sự giàu có khi ban
quản lý tiến hành các hoạt động ngăn chặn các nỗ lực chiếm quyền kiểm soát công ty.
Giả thuyết này yêu cầu các giám đốc của công ty tìm cách duy trì vị trí của họ thông
qua việc sử dụng các biện pháp bảo vệ chống và phòng ngừa bị thâu tóm. Theo quan
điểm này, tài sản cổ đông giảm khi phản ứng với sự tái định giá cổ phiếu công ty
thông qua thị trường.
Lý thuyết lợi ích của cổ đông (shareholder interests hypothesis) đôi khi cũng
gọi là lý thuyết hội tụ lợi ích, ngụ ý rằng sự giàu có của cổ đông tăng khi ban quan lý
tiến hành các hoạt động để ngăn ngừa sự thay đổi trong tầm kiểm soát. Sự thật là ban
quản lý không cần phải dành nguồn lực để ngăn chặn các nỗ lực thâu tóm công ty
được xem xét như là tiết kiệm chi phí. Tiết kiệm chi phí có thể được thực hiện dưới
hình thức của tiết kiệm thời gian quản lý hiệu quả, giảm chi phí trong cuộc chiến bầu
cử, và bộ phận quan hệ nhà đầu tư nhỏ hơn. Lý thuyết lợi ích của cổ đông có thể mở
rộng để cho thấy rằng bảo vệ chống thâu tóm công ty có thể sử dụng để tối đa hóa giá
trị cho cổ đông thông qua quá trình đấu thầu. Ban quản lý có thể yêu cầu sẽ không rút
lại sự bảo vệ nếu không nhận được một yêu cầu mà trong đó có lợi ích của cổ đông.

Page 3 of 90



Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

Hiệu ứng tài sản cổ đông của nhiều chiến thuật chống thâu tóm công ty đa
dạng, cả biện pháp phòng và chống, đều được kiểm chứng với cái nhìn liên quan đến
giá trị của hai lý thuyết cạnh tranh này. Nếu việc thiết lập để tạo ra sự bảo vệ chống
thâu tóm công ty dẫn đến một sự sụt giảm trong sự giàu có của cổ đông, điều này dẫn
đến sự ủng hộ cho lý thuyết quản lý cố vị. Tuy nhiên, nếu sự giàu có của cổ đông tăng
sau khi thực hiện sự bảo vệ thì lý thuyết lợi ích của cổ đông giành được sự tin tưởng.
Morck, Shleifer, và Vishny kiểm tra giá trị của hai lý thuyết cạnh tranh này tách biệt
khỏi việc xem xét sự bảo vệ chống thâu tóm công ty. 1 Các nhà nghiên cứu xem xét sự
cố vị của giám đốc cùng với nhiều yếu tố có liên quan khác, chẳng hạn như nhiệm kỳ
quản lý cùng với tính chất công ty, và trạng thái như một người sáng lập, và các yếu tố
khác chẳng hạn như sự hiện diện của phần lớn các cổ đông bên ngoài hoặc một nhóm
hoạt động của các giám đốc bên ngoài.
Nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ giữa hệ số Tobin’s q – giá trị thị trường của
tất cả các chứng khoán của công ty chia cho chi phí thay thế của tất cả các tài sản –
như là biến độc lập và cổ phần của hội đồng quản trị trong mẫu 371 công ty trong
Fortune 500 công ty năm 1980. Các nhà nghiên cứu tìm ra rằng hệ số Tobin’s q tăng
khi cổ phần sở hữu tăng. Tương quan cùng chiều không thống nhất khi áp dụng với
phần trăm tỷ lệ sở hữu giữa 0% và 5% cùng như đối với phần trăm tỷ lệ sở hữu cao
hơn 25%, trong khi tương quan nghịch chiều đúng với phần trăm tỷ lệ sở hữu từ 5%
tới 25%. Tương quan cùng chiều cho tất cả phần trăm tỷ lệ sở hữu, ngoại trừ vùng từ
5% tới 25%, ủng hộ lý thuyết lợi ích của cổ đông, vì phần trăm sở hữu cao ngụ ý quản
trị cố vi càng nhiều, điều này dẫn tới cho thấy có liên quan với giá trị chứng khoán cao
hơn ngoại trừ vùng từ 5% tới 25%. Tuy nhiên, kết quả xung đột của vùng giữa 5% tới
25%, Morck, Shleifer, và Vishny cung cấp sự ủng hộ yếu hơn cho lý thuyết lợi ích của

cổ đông. Nhiều sự ủng hộ hiện nay tới từ một nghiên cứu bởi Straska và Waller đã cho
thấy các công ty với khả năng thương lượng thấp có thể cải thiện vị trí của họ và cổ
đông tiềm năng có được bởi áp dụng hoạt động chống thâu tóm công ty.2
1 Theo R. Morck, A. Shleifer, và R. W. Vishny, “Quản lý sở hữu và định giá thị trường: Một phân tích
thực nghiệm,” Tạp chí kinh tế Tài Chính 20, số 1/2 (tháng 1/tháng 3: 1988): 293–315.
2 Theo Miroslava Straska và Gregory Waller, “Các quy định về chống thâu tóm gây hại cho cổ đông?”,
Tạp chí tài chính công ty 16, số 4 (tháng 09 năm 2010): 487-497.
Page 4 of 90


Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY MỤC TIÊU ĐỂ
CHỐNG LẠI: MỸ SO VỚI PHẦN CÒN LẠI CỦA THẾ GIỚI
Luật của Mỹ làm cho hội đồng quản trị của các công ty Mỹ có nhiều thời gian
để chống lại công ty thâu tóm công ty có tính thù địch và thực hiện một loạt của hành
động lẩn tránh. Dưới luật của Mỹ hội đồng có thể đưa ra sự chống lại như là một phần
của cái mà họ xem như là trách nhiệm được ủy thác của họ. Điều này khác so với các
hành động được trông thấy tại các vùng khác, chẳng hạn như Vương quốc Anh, khu
vực đồng Euro, và Canada. Trong những khu vực pháp lý này luật pháp hướng tới
quyền của cổ đông và hội đồng thì bị hạn chế nhiều hơn trong các hành động bảo vệ
mà họ có thể thực hiện. Tại các nơi này luật pháp có xu hướng ưa thích các chào thầu
trực tiếp đến cổ đông và để cổ đông quyết định. Tại Mỹ luật cho phép các nhà quản lý
thực hiện đánh giá của riêng họ về điều gì tốt nhất cho cổ đông. Khi hội đồng quản trị
gần với quản trị cố vị thì việc này có thể đối lập với lợi ích của cổ đông.
CHIẾN THUẬT PHÒNG NGỪA THÂU TÓM CÔNG TY
Chiến thuật phòng ngừa thâu tóm công ty trở nên phổ biến trong các công ty
Mỹ. Hầu hết các công ty Fortune 500 xem xét và phát triển kế họach bảo vệ trong

trường hợp công ty trở thành mục tiêu của một cuộc thâu tóm thù địch. Mấu chốt của
hoạt động là mục tiêu tiềm năng có thể tăng cường sự chuẩn bị. Điều này có nghĩa là
có một chiến lược phòng vệ đã được thiết kế sẵn và một đội ngũ phòng vệ được lựa
chọn. Điều này bao gồm một công ty luật bên ngoài, các ngân hàng đầu tư, luật sư ủy
quyền và một công ty đại chúng có liên quan. Một cách lý tưởng, nhóm này có thể
gặp, có lẽ là mỗi năm một lần, và phác thảo chiến chiến lược nhóm sẽ triển khai trong
trường hợp có một cuộc chào thầu không mong muốn. Chiến lược này có thể được
xem lại dựa trên các thay đổi trong phạm vi hoạt động M&A cũng như những thay đổi
khác, chẳng hạn như xu hướng M&A.
Công ty mục tiêu tiềm năng sẽ muốn chuẩn bị cái mà đôi khi thuộc về “hồ sơ
công ty”. Văn bản này có thể phát thảo tiềm năng bị tổn hại của công ty và sẽ đề nghị
một chiến lược cho việc đối phó với các chào thầu thù địch. Văn bản này sẽ mô tả các
văn bản dưới luật có liên quan và điều lệ công ty. Điều này là một phần rất quan trọng
của sự chuẩn bị thâu tóm của công ty cũng như là cuộc chiến thâu tóm công ty có thể
chuyển biến nhanh bất ngờ và công ty mục tiêu tiềm năng cần có chiến lược bảo vệ
Page 5 of 90


Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

được chuẩn bị sẵn trước. Thực tế, có rất nhiều công ty đánh giá sự thâu tóm công ty
gây tổn hại của các công ty đại chúng và thông tin thị trường.
Hệ thống cảnh báo sớm: giám sát nắm giữ cổ phần và giao dịch mẫu
Một trong những bước đầu tiên trong phát triển sự bảo vệ phòng ngừa thâu tóm
công ty là phân tích sự phân phối sở hữu cổ phần của công ty. Một nhóm cổ đông chắc
chắn, chẳng hạn như người lao động, những người có xu hướng trung thành với công
ty và có thể sẽ bầu chọn chống lại chào thầu thù địch. Các tổ chức đầu tư thường đầu
tư vào chứng khoán để đạt được mức sinh lợi mục tiêu và có thể háo hức tận dụng lợi

thế giá tốt và các điều khoản của một cuộc chào thầu thù địch. Nếu một công ty quan
tâm tới việc trở thành mục tiêu của một chào thầu thù địch, công ty này có thể giám
sát chặt chẽ giao dịch chứng khoán của công ty. Một sự gia tăng đột ngột và không
mong muốn trong khối lượng chứng khoán giao dịch có thể báo hiệu sự hiện diện của
nhà thầu, người đang cố gắng tích lũy cổ phần trước khi thông báo về mục đích của
mình. Chẳng hạn như một thông báo thường làm cho giá cổ phiếu tăng, vì vậy lợi ích
của nhà thầu là tích lũy càng nhiều cổ phần càng tốt trước khi thông báo.
Các loại hình chiến thuật phòng ngừa bị thâu tóm công ty
Thực tế, việc thiết lập các hoạt động phòng ngừa như việc xây dựng những bức
tường. Bức tường càng cao, càng chịu đựng tốt hơn cần được tiếp tục thiết kế và thiết
lập vì các công ty có âm mưu thôn tính, và các ngân hàng đầu tư và những người tư
vấn luật, dành năng lượng vào việc thiết kế nhằm xác định tỷ lệ những kế hoạch
phòng thủ này. Các sự phòng thủ này đôi khi được gọi là thuốc xua cá mập (shark
repellants).
Các hoạt động phòng ngừa được thảo luận trong chương này bao gồm:
Chiến thuật thuốc độc (poison pill). Các chứng khoán được phát hành bởi các
công ty mục tiêu tiềm năng nhằm làm cho công ty ít giá trị hơn trong mắt các nhà thầu
thù địch. Có hai dạng chung của chiến thuật thuốc độc: flip-over và flip-in. Chiến
thuật này có thể là một sự phòng thủ hiệu quả được thực hiện nghiêm túc bởi bất kỳ
nhà thầu thù địch nào. Thực tế, chiến thuật này có thể hiệu quả khi quyền của cổ đông
hoạt động gây áp lực tới nhiều công ty để gỡ bỏ chiến thuật.
Sửa đổi điều lệ công ty (corporate charter amendments). Công ty mục tiêu có
thể sửa đổi đa dạng trong điều lệ công ty điều này sẽ gây ra khó khăn cho nhà thầu để
Page 6 of 90


Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên


mang đến sự thay đổi trong việc kiểm soát quản lý công ty mục tiêu. Một vài sự thay
đổi được bàn đến là quy định đại đa số, hội đồng quản trị so le, quy định giá hợp lý và
vốn kép.
Chiến thuật thuốc độc thế hệ đầu tiên : kế hoạch cổ phần ưu đãi
Chiến thuật thuốc độc được phát minh bởi luật sư về thâu tóm công ty nổi tiếng
Martin Lipton, người đã sử dụng các chiến thuật này trong năm 1982 để bảo vệ El
Paso Electric chống lại General American Oil và lần nữa trong năm 1983 trong khi
Brown Foreman đối đầu Lenox trong cuộc chiến thâu tóm công ty. Brown Foreman là
công ty rượu lớn thứ tư tại Mỹ, tiếp thị các thương hiệu như là rượu whiskey Jack
Daniels, rượu cognac Martel, và rượu sâm banh Korbel, và tạo ra doanh thu hằng năm
là 900 triệu đô. Lenox là một nhà sản xuất lớn ở Trung Quốc. Cổ phần của Lenox
được giao dịch tại mức giá xấp xỉ 60 đô mỗi cổ phần trên sàn giao dịch chứng khán
New York. Brown Foreman tin rằng cổ phần của Lenox đang bị định giá thấp và đưa
ra đề nghị 87 đô cho mỗi cổ phần của Lenox. Mức giá này cao hơn gấp 20 lần so với
thu nhập trên mỗi cổ phần năm ngoái là 4.13 đô. Đề nghị hấp dẫn này rất khó để từ
chối. Lipton đề nghị rằng Lenox đề xuất mỗi cổ đông thường một cổ tức cổ phần ưu
đãi, cổ tức này có thể chuyển đổi thành 40 cổ phần của Brown Foreman nếu Brown
Foreman thâu tóm công ty Lenox. Cổ phần chuyển đổi này có thể là công cụ chống
thâu tóm công ty hiệu quả vì, nếu chuyển đổi, việc chuyển đổi pha loãng nghiêm trọng
60% vị trí sở hữu cổ phần của gia đình Brown.
Loại viên thuốc độc Lenox được sử dụng để đỡ đòn Brown Foreman được gọi
là “kế hoạch cổ phần ưu đãi”. Mặc dù họ có thể giữ không cho nhà thầu thù địch lại
gần, chiến thuật thuốc độc thế hệ đầu tiên có nhiều bất lợi chắc chắn. Thứ nhất, người
phát hành chỉ có thể rút lại chiến thuật này sau một khoảng thời gian dài, có thể kéo
dài đến 10 năm. Một bất lợi chính khác là gây ra tác động bất lợi ngay lập tức lên
bảng cân đối kế toán. Điều này là bởi khi nhà phân tích tính toán đòn bẩy của công ty,
cổ phần ưu đãi có thể được tính thêm vào nợ dài hạn, vì vậy cho đòn bẩy của công ty
nặng hơn và vì vậy rủi ro hơn trong mắt nhà đầu tư sau khi thực hiện kế hoạch cổ
phần ưu đãi.
Trong những năm gần đây Brown Foreman theo đuổi sự thâu tóm công ty có

nhiều ý nghĩa chiến lược hơn. Trong năm 2000, Brown Foreman mua 45% Finlandia
Page 7 of 90


Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

Vodka của công ty Finland và mua 55% phần còn lại trong năm 2004. Trong năm
2006, Brown Foreman mua thương hiệu Chambord (thành phần chính của công ty
cốc-tai Kir Royale) từ công ty rượu Pháp Chambord Jacquin et Cie, và trong năm
2007 Brown Foreman mua công ty rượu Mexico Tequila Herradura và trong năm 2011
Brown Foreman thâu tóm được thương hiệu vodka Maximus.
Chiến thuật thuốc độc thế hệ thứ hai: flip-over rights
Chiến thuật thuốc độc chưa trở nên phổ biến cho đến cuối năm 1985, khi nhà
phát triển của chiến thuật thuốc độc, Martin Lipton, hoàn thiện chiến thuật này. Chiến
thuật mới không bao gồm việc phát hành cổ phần ưu đãi, vì vậy, bằng việc dễ dàng sử
dụng hơn, chiến thuật sẽ hiệu quả hơn. Chiến thuật cũng loại trừ bất cứ tác động bất
lợi mà việc phát hành cổ phần ưu đãi có thể tác động đến bảng cân đối kế toán cũng
như các nhà phân tích thường xuyên đối mặt tại thu nhập chứng khoán cố định.
Chiến thuật thuốc độc hoàn hảo dưới dạng các đề nghị quyền lợi cho phép
người nắm giữ mua cổ phiếu khi đã thâu tóm công ty tại mức giá thấp. Các quyền
dưới dạng quyền chọn được phát hành bởi công ty, cho phép người nắm giữ mua một
lượng cổ phiếu nhất định với giá cụ thể trong một khoản thời gian nhất định. Chứng
chỉ đặc quyền sử dụng trong chiến thuật thuốc độc hiện đại được phân phối cho cổ
đông như là cổ tức và có hiệu quả sau một sự kiện khởi động. Một sự kiện khởi động
điển hình có thể là một trong những điều sau đây:
• Công ty thâu tóm 20% cổ phần của công ty mục tiêu đang lưu hành bởi bất kỳ cá
nhân, liên doanh, hoặc công ty.
• Chào thầu cho 30% hoặc hơn cho cổ phiếu đang lưu hành của công ty mục tiêu.

Chiến thuật thuốc độc flip-over dường như là sự bảo vệ tiềm năng cho đến khi
chiến thuật vượt qua một cách hiệu quả cuộc thâu tóm công ty Crown Zellerbach bởi
Anglo-French được tài trợ bởi Sir James Goldsmith trong năm 1985. Goldsmith đạt
được hơn 50% cổ phần của Crown Zellerbach để giành kiểm soát công ty và tài sản
của công ty, vì vậy tránh được chiến thuật flip-over Crown Zellerbach đang có. Chiến
thuật thuốc độc flip-over được thiết kế để ngăn ngừa thâu tóm công ty 100%, điều mà
Goldsmith tránh thực hiện. Trớ trêu thay, chiến thuật thuốc độc làm cho Crown
Zellerbach khó khăn trong việc tìm ra hiệp sĩ áo trắng (white knight) và cổ phiếu của
công ty chịu thiệt hại. Điều này cải thiện vị trí hàng giá rẻ của Goldsmith, và ông ấy
Page 8 of 90


Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

có thể thương lượng thâu tóm toàn bộ công ty hợp lý, tiếp theo bởi việc bán ra tài sản
của Crown Zellerbach, bao gồm Camus Mill, công ty mà ông ấy bán cho công ty
James River.3
Sau khi việc sử dụng chiến thuật thuốc độc được ủng hộ tại tòa án, các công ty
lớn lao vào áp dụng chiến thuật viên thuốc độc bảo vệ của chính công ty. Trong những
năm 1990, chiến thuật phòng vệ thuốc độc là nơi phổ biến (hình 5.1)
Thực hiện chiến thuật thuốc độc

Số lượng
Hình 5. 1 Chiến thuật thuốc độc được áp dụng: 1983-2014. Nguồn: Dữ liệu chứng khoán Thomson
Financial, 06 tháng 03, 2015.

Chiến thuật thuốc độc thế hệ thứ ba: chiến thuật thuốc độc flip-in


Chiến thuật thuốc độc flip-in có nhược điểm là chỉ có hiệu quả nếu nhà thầu đạt
được 100% mục tiêu; chiến thuật không hiệu quả trong ngăn ngừa chiếm quyền kiểm
soát nhưng thấp hơn 100% lợi ích trong công ty mục tiêu. Cho rằng hầu hết công ty đi
thâu tóm muốn nắm giữ 100% cổ phần của công ty mục tiêu để tiếp cận không hạn
chế nguồn lực của công ty mục tiêu, quy định flip-over có thể ngăn chặn điều này,
nhưng không hoàn toàn, kiểm soát giao dịch. Thuốc độc flip-in là một sự cách tân
được thiết kế để để đối phó với vấn đề của công ty thâu tóm công ty không cố gắng
mua 100% mục tiêu. Với quy định flip-over, nhà thầu có thể tránh sự tác động của
chiến thuật thuốc độc một cách đơn giản bằng cách không mua toàn bộ cổ phần đang
lưu hành của công ty mục tiêu.

3 Trong năm 1997 Công ty James River và công ty Fort Howard sáp nhập thành công ty Fort James,
công ty này sau đó trở thành công ty sản xuất giấy lớn nhất ở Mỹ. Vào năm 2000 công ty Camus Mill bị thâu
tóm bởi công ty Georgia Pacific.
Page 9 of 90


Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

Quy định flip-in cho phép người nắm giữ quyền đạt được cổ phần trong công ty
mục tiêu, cũng như phản đối quyền flip-over, điều cho phép người nắm giữ đạt được
cổ phần trong công ty thâu tóm. Quyền flip-in được thiết kế để pha loãng cổ phiếu
công ty mục tiêu bất kể nhà thầu có hợp nhất mục tiêu vào công ty của mình. Chiến
thuật này có thể hiệu quả trong việc đối đầu với các công ty âm mưu thôn tính, các
công ty này tìm kiếm để đạt được sự ảnh hưởng tới quyền kiểm soát trong công ty
mục tiêu trong khi không đạt được đa số quyền kiểm soát. Công ty với âm mưu thôn
tín không nhận được lợi ích của các quyền, trong khi cổ đông công ty thì có. Vì vậy sự
xuất hiện của quyền flip-in làm cho việc thâu tóm quyền kiểm soát công ty rất đắt đỏ.

Một kế hoạch flip-over có thể cũng chứa đựng điều khoản flip-in, vì vậy kết
hợp với lợi thế của kế hoạch flip-over, chiến thuật này được sử dụng để chống lại sự
thâu tóm 100% mang tính thù địch, với kế hoạch flip-in, chiến thuật được sử dụng để
chống lại sự thâu tóm công ty quyền kiểm soát cổ phần không phải là thâu tóm công
ty 100% cổ phần.
Kế hoạch thoái vốn (Back-End plans)
Một biến đổi của chiến thuật thuốc độc là “kế hoạch thoái vốn”(back-end
plans). Kế hoạch thoái vốn đầu tiên được phát triển vào năm 1984. Trong một kế
hoạch thoái vốn (back-end plan), cổ đông nhận được quyền cổ tức, cho phép cổ đông
có khả năng hoán đổi quyền cùng với một cổ phần thành tiền mặt hoặc chứng khoán
cao cấp có giá trị tương đương với giá “thoái vốn”(back-end) cụ thể đã được quy định
bởi nhà phát hành của hội đồng quản trị. Các quyền này có thể thực hiện sau khi công
ty thâu tóm mua cổ phần trong việc vượt mức phần trăm nhất định trong số cổ phần
đang lưu hành của công ty mục tiêu. Giá thoái vốn (back-end) được thiết lập dựa trên
giá thị trường, vì kế hoạch thoái vốn (back-end plans) thiết lập mức giá thấp nhất cho
thương vụ thâu tóm. Tuy nhiên hội đồng quản trị phải có thiện chí trong việc thiết lập
giá hợp lý.
Kế hoạch thoái vốn (back-end plans) được sử dụng để giới hạn sự hiệu quả của
các lời đề nghị chào thầu hai tầng. Thực tế, cái tên “thoái vốn” (back-end) ám chỉ kế
hoạch thoái vốn (back-end) của của đề nghị chào thầu hai tầng. Tuy nhiên, mặc dù đề
nghị chào thầu hai tầng bị xem xét miễn cưỡng và trong xung đột với Williams Act,
chiến thuật này ít liên quan hơn.
Page 10 of 90


Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

Kế hoạch biểu quyết

Kế hoạch biểu quyết được phát triển đầu tiên trong năm 1985. Chiến thuật này
được thiết kế để ngăn ngừa bất kỳ công ty bên ngoài nào giành được quyền kiểm soát
biểu quyết của công ty. Trong các kế hoạch này công ty phát hành cổ tức của cổ phần
ưu đãi. Nếu bất kỳ công ty bên ngoài nào đạt được một phần trăm đáng kể cổ phần của
công ty, người nắm giữ cổ phần ưu đãi trở thành người có quyền biếu quyết vượt trội.
Chiến thuật này ngăn ngừa người nắm giữ lô lớn cổ phiếu, đoán chừng là các nhà thầu
mang tính thù địch, khỏi việc đạt được mục tiêu kiểm soát biểu quyết. Tính hợp pháp
của các kế hoạch này được thử thách thành công tại tòa án. Vì vậy, chiến thuật này
không được sử dụng phổ biến.
Cơ chế sử dụng chiến thuật thuốc độc
Chiến thuật thuốc độc được thực hiện bằng việc phân phối cho cổ đông thường
một cổ tức của một quyền cho mỗi cổ phần họ nắm giữ. Người nắm giữ quyền mua cổ
phần nhận được quyền mua một cổ phần trong thời gian thực hiện, thời gian điển hình
này kéo dài 10 năm. Các quyền mua cổ phần ban đầu có thể mua lại và giao dich với
cổ phần thường nhưng không thực hiện ngay từ đầu. Kế hoạch quyền mua cổ phần
thường được thực hiện bởi hội đồng quản trị không cần sự chấp thuận của cổ đông.
Tuy nhiên, việc thực hiện quyền mua cổ phần của cổ đông tạo áp lực cho các công ty
có hội đồng quản trị áp dụng chiến thuật này để bảo vệ sự chấp thuận của cổ đông
trong khoản thời gian hợp lý, chẳng hạn như một năm.
Cho đến khi xảy ra sự khởi động đầu tiên, chẳng hạn như thông báo của nhà
thầu về ý định mua 15% hay 20% cổ phần phát hành (không cần sự đồng ý của hội
đồng quản trị) hoặc đưa ra lời chào thầu cho 30% cổ phần của công ty, giao dịch
quyền mua cổ phần đối với cổ phần thường và không có chứng chỉ đặc quyền riêng
được phát hành. Nhà thầu không thể không đạt được lợi ích của quyền mua cổ phần.
Tuy nhiên, khi một sự khởi động diễn ra, các quyền mua cổ phần được tháo gỡ
và bắt đầu có thể thực hiện. Tại thời điểm đó chứng chỉ quyền mua cổ phần được gửi
tới cổ đông. Tuy nhiên, giá thực hiện của quyền mua cổ phần được thiết lập quá cao vì
vậy các quyền mua cổ phần không có giá trị cũng như là thực hiện quyền mua cổ phần
không có ý nghĩa. Tuy nhiên, có sự khởi động lần thứ hai xảy ra khi nhà thầu tiến gần
đến việc mua cổ phần của công ty mục tiêu. Hiện tại các quyền mua cổ phần chuyển

Page 11 of 90


Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

nhượng giữa những người nắm giữ quyền mua cổ phần để mua cổ phần với giá “giảm
50%”.
Như đã ghi chú ở trên, nhà phát hành có thể bán lại quyền mua cổ phần sau sự
khởi động thứ nhất với một lượng danh nghĩa, chẳng hạn như 0.02 đô cho mỗi quyền
mua cổ phần, nếu nhà phát hành quyết định rằng điều này có lợi. Ví dụ, nếu nhà phát
hành nhận được một lời mời thầu xứng đáng, sự tồn tại của quyền mua cổ phần có thể
ngăn cản một cuộc thương lượng có lợi và nhà phát hành có thể muốn loại bỏ các
quyền mua cổ phần này. Tuy nhiên, khi sự khởi động thứ hai diễn ra, quyền mua cổ
phần không còn được bán lại bởi hội đồng quản trị.4
Ví dụ đơn giản về cơ chế chiến thuật thuốc độc
Xem xét một ví dụ rất đơn giản về cơ chế của chiến thuật thuốc độc flip-in. Giả
sử một công ty A công ty thâu tóm công ty B và công ty mục tiêu có một chiến thuật
thuốc độc. Giả sử xa hơn rằng chiến thuật thuốc độc có giá thực hiện (Pe) là 60 đô,
trong khi giá cổ phần của công ty mục tiêu là (Ps) 10 đô. Và tổng số cổ phần có thể
mua như sau:
Pe = $60 và Ps = $10, vì vậy số cổ phần có thể mua là Pe/(Ps/2) = $60/($10/2)
= $60/5 = 12 cổ phần.
Điều quan trọng cần ghi nhớ là khi hội đồng quản trị ấn định mức giá thực
hiện, thường với sự trợ giúp của việc định giá công ty, điều này không đặt ra một giá
trị giao dịch xấp xỉ giá thâu tóm công ty. Chiến thuật cố gắng xem xét giá trị dài hạn
của cổ phần trong suốt vòng đời của kế hoạch. Thường một khoảng thời gian gấp ba
hay năm lần giá trị hiện tại của cổ phần có thể là một qui tắc, nhưng giá này có thể cao
hơn đối với công ty tăng trưởng và thấp hơn đối với một công ty sung mãn. Vì vậy ví

dụ này là thuộc về một công ty có nhiều định hướng tăng trưởng.
Giả định rằng có 1,000 cổ phần đang lưu hành (SO) trước khi lời mời thầu và
nhà thầu mua 200 cổ phiếu đang lưu hành, vì vậy còn 800 cổ phần không nằm trong
tay nhà thầu. Sau đó chiến thuật thuốc độc cho phép mỗi cổ phần trong số 800 cổ phần
này được sử dụng để mua 12 cổ phần mới, cho tổng số là 9,600 cổ phần. Nếu tất cả

4 Theo R. Matthew Garms, “Sửa đổi Luật bổ sung của cổ đông và chiến thuật thuốc độc: Thị trường
kiểm soát doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế,” Tạp chí luật doanh nghiệp 24, số 2 (mùa đông năm 1994): 436
Page 12 of 90


Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

chứng chỉ đặc quyền được thực hiện, sau đó tổng số cổ phần đang lưu hành sẽ là 1,000
+ 9,600 = 10,600 cổ phần.
Phân tích một cách đơn giản giá trị vốn cổ phần của công ty mục tiêu trước khi
thực hiện chứng chỉ đặc quyền là 10 đô x 1,000 cổ phần hay là 10,000 đô. Việc thực
hiện chứng chỉ đặc quyền cộng thêm vào giá trị vốn cổ phần một lượng là 60 đô x 800
cổ phần hay là 48,000 đô. Tại điểm này tổng giá trị vốn cổ phần là 10,000 đô + 48,000
đô hay là 58,000 đô. Công ty có 10,600 cổ phần đang lưu hành vì vậy giá trị mỗi cổ
phần là 58,000 đô/10,600 hay là 5.47 đô.
Giá trị giảm của mỗi cổ phần cho việc cổ đông kiểm soát như sau:
(10.00 đô - 5.47 đô)/10 đô = 0.453 hay là 45.3%
Giá trị cổ phần mất đi không chiếm được đầy đủ tổng giá trị tổn thất của cổ
đông kiểm soát. Thêm vào đó việc mất đi một phần giá trị đáng kể của mỗi cổ phần,
cổ đông kiểm soát cũng mất đi một lượng đáng kể trong việc kiểm soát công ty mục
tiêu. Sau khi chứng chỉ đặc quyền được thực hiện, công ty có 10,600 cổ phần đang lưu
hành. Trước khi thực hiện chứng chỉ đặc quyền, cổ đông kiểm soát sở hữu 20% của

công ty (200/1,000). Sau khi thực hiện chứng chỉ đặc quyền, cổ đông “kiểm soát” hiện
tại sở hữu 1.89% công ty (200/10,600).
Chiến thuật thuốc độc và sự chấp nhận của cổ đông
Các giám đốc có thể nhanh chóng cho phép một chiến thuật phòng vệ thuốc
độc không cần chính thức yêu cầu sự chấp thuận của cổ đông. Chiến thuật bảo vệ này
tồn tại trong 10 năm trước khi các chiến thuật được làm mới. Thực vậy, chiến thuật
này là các biển báo “không bán” cho các công ty. Tuy nhiên, cổ đông có quyền biện
hộ, chẳng hạn như Institutional Shareholders Services (ISS), phản đối thực hiện không
phân biệt chiến thuật thuốc độc. Cổ đông nhận ra rằng, chiến thuật có thể làm tăng giá
trị cho cổ đông. Tuy nhiên, mối quan tâm là chiến thuật này cũng có thể được sử dụng
để củng cố vị trí cho giám đốc. Vì vậy, cổ đông có xu hướng phản đối thuốc độc tồn
tại nhiều hơn một năm mà không cần sự cho phép của cổ đông.
Một chiến thuật thuốc ngậm (chewable pill) cho phép cổ đông biểu quyết liệu
chào thầu thâu tóm đặc thù có nên được bảo đảm bởi chiến thuật thuốc độc của công
ty. Điều này giúp ngăn ngừa chiến thuật thuốc độc khỏi việc bị sử dụng để cũng cố vị
tríc cho các giám đốc.
Page 13 of 90


Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

Một chiến thuật khác là một kế hoạch “TIDE” (đánh giá giám đốc độc lập
trong ba năm). Đó là nơi kế hoạch chiến thuật thuốc độc chứa đựng một sự điều khoản
yêu cầu rằng giám đốc độc lập của công ty xem xét lại kế hoạch ba năm một lần để
đánh giá liệu kế hoạch có đang phục vụ cho lợi ích của cổ đông. Nếu các giám đốc
độc lập quyết định rằng kế hoạch không còn phục vụ cho lợi ích của cổ đông nữa, kế
hoạch có thể cung cấp cho các giám đốc khả năng hủy bỏ kế hoạch.
Cổ phần ưu đãi có cổ tức trống (Blank Check Preferred Stock)

Mặc dù một hội đồng quản trị có thể cho phép phát hành quyền mua cổ phần,
khả năng để phát hành cổ phần là bắt buộc trong điều lệ công ty. Vì lý do này, hội
đồng có thể sửa đổi điều lệ sáp nhập để tạo ra và dự trữ một lượng cổ phần ưu đãi nhất
định ,có thể được phát hành trong trường hợp quyền mua cổ phần được thực hiện. 5
Điều này ngăn chặn hội đồng quản trị khỏi việc kêu gọi sự chấp nhận của cổ đông để
sửa đổi điều lệ nhằm cho phép phát hành cổ phần để đáp ứng quyền mua cổ phần. Một
đề nghị cho cổ đông chấp nhận có thể tương đương một sự trưng cầu dân ý cho chính
bản thân của chiến thuật thuốc độc. Điều này cũng có nghĩa là gia tăng sự trì hoãn và
không chắc chắn và sẽ làm suy yếu một cách hiệu quả chiến thuật phòng vệ thuốc độc.
Điển hình là hội đồng quản trị thường có quyền để quyết định biểu quyết, cổ tức và
quyền chuyển đổi của các cổ phần.
Cổ phần ưu đãi có cổ tức trống (blank check preferred stock) cũng có thể
được sử dụng kết hợp với chiến thuật white squire. Ở đây hội đồng quản trị có thể
nhanh chóng phát hành cổ phần cho một bên thân thiện, như là kế hoạch người lao
động sở hữu cổ phần hoặc một nhà đầu tư bên ngoài không quan tâm đến quyền kiểm
soát. Các nhóm quyền cổ đông, chẳng hạn như ISS, không ủng hộ quyền của cổ phần
ưu đãi có cổ tức trống (blank check preferred stock) nếu các quyền này được sử
dụng như một sự phòng vệ chống thâu tóm công ty.
Bàn tay thần chết, Bàn tay chậm, và Không can thiệp (Dead Hand, Slow
Hand, and No Hand Provisions)
Chiến thuật thuốc độc có thể bị vô hiệu hóa bởi hội đồng quản trị của công ty
mục tiêu. Nhà thầu có thể cố gắng sử dụng yếu tố này để bù đắp chiến thuật thuốc độc
5 Theo Arthur Fleischer Jr., và Alexander Sussman, Bảo vệ chống thâu tóm, Tái bản lần thứ 5 (New
York: Aspen, 1995), 5-105.
Page 14 of 90


Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên


bằng một đề nghị chào thầu ngay từ đầu điều mà ngẫu nhiên loại bỏ chiến thuật thuốc
độc. Lời đề nghị càng cao, hội đồng quản trị càng phải chịu nhiều áp lực phải loại bỏ
chiến thuật phòng vệ thuốc độc. Quy định bàn tay thần chết (dead hand provisions) tạo
ra động lực bán lại chiến thuật thuốc độc cho các giám đốc nằm trong hội đồng quản
trị của công ty mục tiêu khi chiến thuật thuốc độc được áp dụng hoặc có người được
chỉ định bởi các nhà quản lý. Thậm chí nếu các nhà quản lý bị lật đổ, họ vẫn duy trì
quyền biểu quyết để kiểm soát việc mua lại chiến thuật thuốc độc. Tòa án tại nhiều
bang vẫn không chấp nhận quy định bàn tay chết (dead hand provisions).6 Ví dụ, quy
định bàn tay chết (dead hand provisions) là phạm luật tại Delaware.7
Quy định bàn tay chậm (slow hand provision) đóng vai trò một giới hạn trong
một khoảng thời gian chỉ khi các giám đốc ưu tiên có thể mua lại chiến thuật thuốc
độc. Khoảng thời gian hạn chế thường là 180 ngày. 8 Một vài bang, chẳng hạn như
Pennsylvania, nhưng không phải là Delaware, cho phép quy định bàn tay chậm (slow
hand provisions). Quy định không can thiệp (no hand provisions) giới hạn khoảng thời
gian cho việc mua lại thành một khung thời gian chắc chắn.
Thuốc ngầm (Shadow Pill)
Một nhà thầu không thể đơn giản nhìn vào công ty mục tiêu và kết luận từ sự
thật là công ty có thể không có một chiến thuật thuốc độc hiện có và công ty sẽ không
đối mặc với một sự bảo vệ. Công ty mục tiêu có thể đơn giản chấp nhận một chiến
thuật thuốc độc sau khi chào thào diễn ra. Đối với các công ty lớn, điều này có thể
được thực hiện trong một ngày tại buổi họp của hội đồng quản trị trong đó các thành
viên chấp nhận chiến thuật thuốc độc.9 Sự thật là các nhà thầu nên cẩn thận khi ước
tính sự bảo vệ của công ty mục tiêu.
Tính hợp pháp của chiến thuật thuốc độc
Trong tháng 11 năm 1985 cầm quyền tại tòa án tối cao Hoa Kỳ Delaware, tòa
án duy trì tính hợp pháp của việc Household International sử dụng chiến thuật thuốc
6 Theo Carmody và tập đoàn Toll Brothers, 723 A. 2d 1180 (Tòa án riêng Delaware 1988).
7 Theo Hệ thống thiết kế Quickturn và công ty Mentor Graphic, 721 A.2d 1281 (Delaware 1999).
8 Theo Nghiên cứu đặc biệt dành cho luật sư doanh nghiệp về chiến thuật thuốc độc, William A.

Hancock, Rd. (Chesterland, OH: Luật kinh doanh, năm 2012), 101.010.
9 Theo John C. Coates, "Bảo vệ thâu tóm trong bóng tối của chiến thuật thuốc độc: Lời phê bình về bằng
chứng khoa học", Tạp chí Luật Texas 79, số 2 (tháng 12 năm 2000).
Page 15 of 90


Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

độc. Tại thời điểm này Household sở hữu việc kinh doanh đa dạng, bao gồm công ty
tài chính Household, Von’s Grocery và National Car Rental. Hội đồng quản trị tìm
cách phòng ngừa một sự thâu tóm công ty bởi cổ đông lớn nhất của họ và thành viên
của hội đồng quản trị của Household – John Maran. Ông ấy tranh luận rằng việc sử
dụng chiến thuật thuốc độc là phân biệt đối xử vì không công bằng trực tiếp đối với
ông ấy và việc chào thầu. Tuy nhiên, đối với vị trí của tòa án Delaware giữa Moran và
Household International thì chiến thuật thuốc độc không cần thiết giữ khoảng cách với
các nhà thầu; hơn thế, họ cho các công ty mục tiêu cơ hội để tìm kiếm nhà thầu giá
cao hơn.10
Tòa án Delaware không ủng hộ chiến thuật thuốc độc khi chiến thuật được sử
dụng trước quy trình đấu giá. Đây cũng là vị trí của tòa án Delaware trong thương vụ
công ty Pantry Pride thâu tóm Relvon, tại đây tòa án tìm ra rằng Revlon đã sử dụng
chiến thuật thuốc độc trước khi quy trình đấu giá diễn ra trong đề nghị hợp lý của
Forstmann Little khi ngăn chặn việc chào thầu của Pantry Pride. 11 Tương tự, trong
năm 1988, nhà phát hành người Anh Robert Maxwell thử thách thành công chiến thuật
phòng vệ thuốc độc của nhà phát hành Macmillian. Một tòa án Delaware phán quyết
rằng chiến thuật phòng vệ thuốc độc của Macmillan phân biệt đối xử một cách không
công bằng đối với đề nghị của Maxwell cho công ty xuất bản New York. Tòa án kết
luận rằng chiến thuật thuốc độc nên được sử dụng để thúc đẩy một cuộc bán đấu giá.
Trong quan điểm của tòa án, chiến thuật thuốc độc của Macmillan ngăn chặn một

cuộc bán đấu giá hiệu quả. Cũng trong 1988, một tòa án Delaware đưa ra một quyết
định tương tự khi tòa án phán quyết rằng chiến thuật thuốc độc của Interco không
công bằng đối với kế hoạch tái cơ cấu vốn khi phân biệt đối xử với lời mời thầu của
Rales.
Trong năm 2014 giám đốc quỹ đầu tư David Leob, và quỹ đầu tư của ông ấy
Third Point, thách thức một sự xâm lược đặc biệt việc sử dụng chiến thuật thuốc độc
bởi nhà bán đấu giá nhà ở có tên tuổi Sotheby’s. Sotheby’s áp dụng chiến thuật thuốc
độc đã giới hạn sự nắm giữ cổ phần của Loeb’s tới 10% trước khi phát sinh tác động
bất lợi của chiến thuật phòng vệ thuốc độc của công ty nhưng cho phép các nhà đầu tư
10 Theo Moran và Tập đoàn Household International, 500 A. 2d 1346 (Delaware 1985).
11 Theo Tập đoàn Revlon và Tập đoàn MacAndrews & Forbes Holdings, 506 A.2d 173 (Delaware 1986).
Page 16 of 90


Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

thụ động khác nắm giữ lên tới 20% mà không bị tác động bởi chiến thuật thuốc độc.
Leob kiện rằng điều này rõ ràng là không công bằng. Câu hỏi của Chancery trước tòa
Delaware rằng liệu một công ty có thể sử dụng chiến thuật phòng vệ thuốc độc rằng
hoạt động mục tiêu của các quỹ đầu tư. Trong vấn đề cầm quyền trong ngày 02 tháng
05, 2014, Judge Donald Parson phán quyết rằng các công ty có thể sử dụng chiến
thuật thuốc độc trong trường hợp này.
Khi tòa án của Mỹ thường ủng hộ việc sử dụng chiến thuật thuốc độc khi họ
không chiếm trước quy trình bán đấu giá, các quốc gia khác nhấn mạnh hơn tới quyền
của cổ đông không xem xét các chiến thuật này. Ví dụ, tại Anh và liên minh châu Âu
EU không ủng hộ chiến thuật thuốc độc.
Chiến thuật thuốc độc lỗ hoạt động ròng (Net operating loss LOL poison
pills)

Một công ty với tình trạng tài chính nghèo nàn có thể cung cấp giá trị bằng việc
cho phép chủ sở hữu của các NOLs để bù đắp thu nhập khác trong tương lai và làm
giảm khoản chịu thuế bắt buộc. NOLs là các khoản giảm thuế điều mà có thể bù đắp
lợi nhuận hai năm qua và cho tới 20 năm tiếp theo. Tuy nhiên, IRS có sự hạn chế
trong việc sử dụng chiến thuật này trong trường hợp thay đổi sở hữu cổ phần. IRS xác
định sự thay đổi sở hữu của 50% hoặc nhiều hơn thay đổi số cổ phần sở hữu trong giai
đoạn hơn ba năm. Tuy nhiên, chỉ các cổ đông mà IRS nhắm tới (dành cho sự thay đổi
sở hữu 50%) là những cổ đông nắm giữ 5% cổ phần đang lưu hành hoặc nhiều hơn
trong khoản thời gian ba năm. Vì vậy NOLs có giá trị ngưỡng (threshold) của cổ phần
thấp hơn.
Trong thương vụ tập đoàn Selectia và tập đoàn Versata, tòa án Delaware áp
dụng chuẩn Unocal khi tòa án phán quyết rằng công ty sử dụng chiến thuật thuốc độc
là hợp pháp – trong trường hợp này một giá trị ngưỡng kích hoạt thấp là 4.99% - để
bảo vệ NOLs.12
Quyết định này quan tâm rằng tòa án không có vấn đề với sự thật rằng giá trị
của các NOLs không được thiết lập rõ ràng. Trường hợp này cũng quan tâm đến việc

12 Theo Tập đoàn Selectica và Versata Enters, 2010 Tòa án riêng Delaware LEXIS, 39, (Tòa án riêng
Delaware 2010), và công ty Unocal đối đầu công ty Mesa Petroleum, 493 A. 2d 946 (Delaware 1985).
Page 17 of 90


Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

có một cách thức hiếm thấy cái mà tại đó nhà thầu thực sự khởi động một chiến thuật
thuốc độc.
Như đã ghi chú, chiến thuật NOL thường có giá trị ngưỡng thấp, thường là
4.99% và chiến thuật này chứa đựng quy định cho một sự kiện rằng một hay nhiều

hơn cổ đông 5% gia tăng vị trí của họ trong khoản thời gian ba năm. Sự khởi động giá
trị ngưỡng thấp mang ý nghĩa một cách hiệu quả rằng hội đồng quản trị của công ty
mục tiêu chấp nhận yêu cầu để cổ đông 5% hoặc nhiều hơn được gia tăng sở hữu của
họ.
Chiến thuật thuốc độc và lôi kéo cổ đông bất mãn
Trong khi một chiến thuật thuốc độc có thể tạo ra một sự chào thầu mang tính
thù địch như một lời mời thầu tốn kém nếu không được kích hoạt, chiến thuật không
ngăn ngừa một cuộc chiến ủy nhiệm. Điều này tạo ra một cơ hội cho các nhà hoạt
động tìm kiếm sự kiểm soát của hội đồng quản trị, điều này lần lượt có thể dẫn tới vô
hiệu hóa chiến thuật thuốc độc. Chúng ta sẽ quay lại với việc phát hành tại phần sau
của chương này sau khi thảo luận về hội đồng tuyệt mật.
Số lượng các chiến thuật thuốc độc
Số lượng các công ty được báo cáo sử dụng chiến thuật thuốc độc giảm trong
những năm gần đây. Shark Repellent báo cáo rằng 12% trong số 1500 công ty S&P sử
dụng chiến thuật thuốc độc, trong khi thấp hơn 8% của 500 công ty S&P có kế hoạch
này. Điều này không bất ngờ khi thấy các kế hoạch này có thể diễn ra nhanh như thế
nào. Rất nhiều công ty có kế hoạch “sẵn sàng hành động” “trên kệ”, kế hoạch có thể
sử dụng khi sự đe dọa thâu tóm công ty xuất hiện.
Tác động của chiến thuật thuốc độc đến giá cổ phiếu
Rất nhiều nghiên cứu đã kiểm tra tác động của việc thực hiện chiến thuật thuốc
độc tới giá cổ phiếu. Các nghiên cứu sớm , chẳng hạn như một nghiên cứu bởi
Malatesta và Walking xem xét tác động của việc thông báo áp dụng chiến thuật thuốc
độc trên 132 công ty giữa năm 1982 và 1986, tìm ra rằng chiến thuật phòng vệ thuốc
độc làm giảm sự giàu có của cổ đông. 13 Malatesta và Walking tìm ra rằng chiến thuật
phòng vệ thuốc độc xuất hiện làm giảm sự giàu có của cổ đông và trung bình các công
13 Theo Paul H. Malatesta và Ralph A. Walking, “Chiến thuật thuốc độc bảo vệ: Sự giàu có của cổ đông,
Khả năng sinh lợi và Cấu trúc sở hữu,” Tạp chí kinh tế tài chính 20, số 1/2 (Tháng 1/Tháng 3 năm 1988): 347–
376.
Page 18 of 90



Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

ty thông báo chiến thuật phòng vệ thuốc độc nhỏ, nhưng ý nghĩa thống kê bất thường
của suất sinh lợi âm (-0.915%) trong vòng hai ngày trước hoặc sau ngày thông báo.
Khi các công ty này bỏ rơi kế hoạch chiến thuật thuốc độc, các công ty thể hiện suất
sinh lời dương bất thường.
Kết quả của Malatesta và Walking cung cấp một vài ủng hộ cho lý thuyết quản
lý cố vị (managerial entrenchment hypothesis) trong các công ty thực hiện chiến thuật
thuốc độc có xu hướng có tình trạng tài chính dưới mức trung bình. Các nhà nghiên
cứu này cũng tìm ra rằng, trung bình, các công ty sử dụng chiến thuật thuốc độc có
phần trăm quản lý sở hữu thấp hơn đáng kể đối với so với trung bình ngành. Điều này
ủng hộ lý thuyết quản lý cố vị (managerial entrenchment hypothesis). Các phát hiện
của Malatesta và Walking được ủng hộ bởi các nghiên cứu sớm hơn khác, chẳng hạn
như nghiên cứu của Michael Ryngaert về 380 công ty sử dụng chiến thuật phòng vệ
thuốc độc giữa 1982 và 1986.14 Ryngaert tìm ra ý nghĩa thống kê của giá cổ phiếu
giảm từ việc công ty thực hiện chiến thuật phòng vệ thuốc độc và nhận ra mục tiêu
của một thương vụ thâu tóm. Ryngaert cũng phân tích tác động tới giá cổ phiếu của
công ty mục tiêu của việc thách thức pháp luật để thực hiện chiến thuật phòng vệ
thuốc độc. Ông ấy cũng chú ý suất sinh lợi âm của 15 trong 18 quyết định của tòa án
quản lý chuyên nghiệp (duy trì tính pháp lý của chiến thuật thuốc độc) và suất sinh lợi
dương của 6 trong 11 quyết định thâu tóm công ty cao cấp (vô hiệu hóa chiến thuật
thuốc độc). Nghiên cứu của Ryngaert cũng chạm tới sự hiệu quả của chiến thuật thuốc
độc như là một sự bảo vệ chống thâu tóm công ty. Ông ấy tìm ra rằng công ty thâu
tóm công ty thù địch có vẻ như bị đánh bại bởi các công ty đang có chiến thuật thuốc
độc. Nghiên cứu của Ryngaert cũng chạm tới sự hiệu quả của chiến thuật thuốc độc
như là một sự phòng vệ chống thâu tóm. Ba mươi mốt phần trăm các công ty bảo vệ
bằng chiến thuật thuốc độc duy trì sự độc lập sau khi nhận lời chào thầu không đạt yêu

cầu, so sánh với 15.7% của một nhóm các công ty không sử dụng chiến thuật bảo vệ
thuốc độc cũng nhận được lời mời thầu không đạt yêu cầu. Hơn nữa, trong 51.8%
chào thầu không đạt yêu cầu, các công ty bảo vệ bằng chiến thuật thuốc độc nhận
được giá chào thầu tăng, điều mà Ryngaert cho là do sự hiện diện của chiến thuật
14 Theo Michael Ryngaert, “Tác động của chiến thuật thuốc độc bảo vệ tới sự giàu có của cổ đông,” Tạp
chí kinh tế tài chính 20, số 1/2 (January/March 1988): 377–417.
Page 19 of 90


Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

phòng vệ thuốc độc. Việc tìm ra này thích hợp với các nghiên cứu khác, chẳng hạn
như nghiên cứu của Georgeson được bàn tới tiếp theo.
Nghiên cứu sau đó và hoàn thiện hơn bởi Comment và Schwert chỉ ra rằng
chiến thuật thuốc độc không nhất thiết phải gây ra tổn hại cho cổ đông. 15 .Họ tìm ra
trong trường hợp dựa trên tác động của chiến thuật thuốc độc tới chi phí thâu tóm
công ty. Chúng ta sẽ bàn tới ngay sau đây.
ORACLE GIỮ KHÔNG CHO LẠI GẦN (HELD AT BAY) BỞI CHIẾN
THUẬT THUỐC ĐỘC CỦA PEOPLESOFT
Tháng 6 năm 2003, công ty viết phần mềm lớn thứ hai tại Mỹ (sau Microsoft),
công ty Oracle, chào thầu mang tính thù địch tại mức giá ban đầu là 7.7 tỉ đô cho đối
thủ và công ty lớn thứ ba PeopleSoft. Cả hai công ty bán phần mềm văn phòng được
sử dụng để cung cấp sự quản lý cũng như là các lĩnh vực kế toán khác. Lawrence
Ellison, giám đốc điều hành rất hiếu chiến của Oracle, kiên trì theo đuổi PeopleSoft,
công ty vung ra chiến thuật phòng vệ thuốc độc mạnh mẽ để giữ không cho Ellison lại
gần. Cuộc chiến thâu tóm công ty diễn ra trong khoảng một năm rưỡi, trong khi
PeopleSoft có thể ngăn ngừa Oracle khỏi việc hoàn thành việc thâu tóm công ty dựa
vào sức mạnh của chiến thuật thuốc độc.

Hội đồng quản trị của PeopleSoft từ chối đề nghị của Oracle như là một đề
nghị không đủ và từ chối loại bỏ chiến thuật thuốc độc. Sau đó Oracle theo đuổi vụ
kiện tụng tại Delaware để buộc PeopleSoft phải phá hủy sự bảo vệ này. Trong quá
trình đấu tranh thâu tóm công ty Oracle gia tăng giá đề nghị một cổ phần ban đầu từ
$19 lên đến $26, giảm xuống còn $21, và sau đó tăng lên $24. PeopleSoft cũng sử
dụng một bức bảo vệ tiểu thuyết khi PeopleSoft đề nghị khách hàng của mình, trong
trường hợp có một sự thâu tóm công ty thù địch từ Oracle, giảm giá năm lần cho phí
bản quyền mà khách hàng phải trả cho phần mềm PeopleSoft của họ. PeopleSoft bảo
vệ sự phòng vệ này bằng việc bảo các nhà thầu thù địch gây khó khăn cho PeopleSoft
trong việc tạo doanh số: Khách hàng lo lắng rằng nếu họ mua phần mềm của
PeopleSoft có thể không được tiếp tục gia hạn bởi Oracle trong trường hợp có sự thâu
tóm vì Oracle có sản phẩm cạnh tranh tương tự và không khuyến khích để tiếp tục
15 Theo Robert Comment và G. William Schwert, “Thuốc độc hay thuốc giả: Bằng chứng về những tác
động ngăn chặn và hiệu ứng tài sản của các chiến thuật chống thâu tóm hiện đạii,” Tạp chí kinh tế tài chính 39,
số 1 (Tháng 9 năm 1995): 3-43.
Page 20 of 90


Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

phần mềm của đối thủ. Trớ trêu thay, Oracle thật sự muốn cơ sở khách hàng của
PeopleSoft, chứ không phải sản phẩm của PeopleSoft hoặc thậm chí rất nhiều người
lao động.
Cuộc chiến thâu tóm công ty trở nên gay gắt, với sự quản lý của các công ty
tiến hành tấn công cá nhân chống lại lẫn nhau. Quản lý của PeopleSoft được gọi là
Ellison một “Darth Vader” của ngành. PeopleSoft sở hữu hội đồng quản trị thậm chí
chán ngấy với việc xử lý cuộc chiến điều mà đòi hỏi giám đốc điều hành của công ty,
Craid Conway, lùi bước.

Cuộc chiến này diễn ra khoảng một năm rưỡi, nhưng thậm chí PeopleSoft ngã
quỵ vào tháng 1 năm 2005. Một tuần sau đó Oracle bắt đầu gửi thông báo sa thải tới
hàng nghìn người lao động của PeopleSoft. Trong khi chiến thuật thuốc độc không
trực tiếp giúp những người lao động này, cổ đông của PeopleSoft hưởng lợi bởi giá
thâu tóm công ty cao hơn 10.3 tỉ đô. Người lao động hưởng lợi gián tiếp khi cuộc
chiến kéo dài cho phép nhiều người lao động xây dựng kế hoạch việc làm khác. Cuộc
chiến thâu tóm này làm nổi bật tính hiệu quả của việc sử dụng chiến thuật phòng vệ
thuốc độc và cũng cho thấy chiến thuật này hữu ích như thế nào khi gia tăng giá trị
cho cổ đông. Tuy nhiên, trong khi nhấn mạnh sự hiệu quả của chiến thuật thuốc độc,
cuộc chiến này cũng cho thấy rằng thậm chí một chiến thuật thuốc độc sẽ không nhất
thiết cách xa một nhà thầu đã xác định, người mà sẵn sàng trả nhiều hơn và giá cao
hơn.
Tác động của chiến thuật thuốc độc tới chi phí thực hiện thâu tóm công ty
Hai nghiên cứu thường được trích dẫn quan tâm tới tác động của chiến thuật
thuốc độc tới chi phí thâu tóm công ty được tiến hành bởi Georgeson và Company,
một công ty đạt yêu cầu ủy quyền lớn. Trong một nghiêu cứu được công bố vào tháng
ba năm 1988, công ty cho thấy rằng các công ty được bảo vệ bởi chiến thuật thuốc độc
nhận được chi phí thâu tóm công ty cao hơn 69% so với các công ty không được bảo
vệ trong cuộc chiến thâu tóm công ty. Nghiên cứu này so sánh chi phí trả cho các công
ty bảo vệ bằng chiến thuật thuốc độc so với chi phí trả cho các công ty không được
bảo vệ. Các công ty được bảo vệ trong mẫu của Georgeson nhận được phí cao hơn
78.5% so với giá giao dịch cổ phần của công ty sáu tháng trước cuộc chiến. Các công
ty không được bảo vệ nhận được phí cao hơn 56.7%. Công ty tiến hành một nghiên
Page 21 of 90


Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên


cứu sau trong tháng 11 năm 1977, phân tích giao dịch từ năm 1992 tới 1996. Kết quả
là tương tự, mặc dù sự khác biệt giữa chi phí thực hiện là thấp hơn. Chi phí trả cho
công ty được bảo vệ bằng chiến thuật thuốc độc trung bình cao hơn 8 điểm phần trăm,
hoặc là 26% so với chi phí trả cho các công ty không được bảo vệ bằng chiến thuật
thuốc độc. Sự khác biệt là lớn hơn đối với các công ty vốn nhỏ so với các công ty vốn
lớn.
Tác động cùng chiều của chiến thuật thuốc độc tới chi phí thâu tóm công ty
được tìm thấy trong cả hai nghiên cứu của Georgeson cũng được xác nhận bởi nghiên
cứu khoa học. Comment và Schwert cũng tìm ra rằng chiến thuật thuốc độc có liên
quan đến chi phí thâu tóm công ty cao hơn. 16 Nói chung, Varaiya tìm ra rằng chiến
thuật chống thâu tóm công ty là một phần của việc xác định chi phí thâu tóm công ty. 17
Đối với các công ty có chiến thuật bảo vệ, cổ đông của công ty mục tiêu có thể nhận
được chi phí thâu tóm công ty cao hơn. Tuy nhiên, trong các trường hợp nơi mà chiến
thuật thuốc độc phòng ngừa một sự thâu tóm công ty, cổ đông sẽ mất đi cơ hội nhận
được chi phí thâu tóm công ty.
Chiến thuật thuốc độc và quy trình chào giá
Sự thật là chiến thuật thuốc độc dẫn tới chi phí thâu tóm công ty cao hơn đã
được ủng hộ bởi nghiên cứu khác trong mối quan hệ giữa chiến thuật thuốc độc và
quy trình bán đấu giá.18 Một trong những lý do mà chiến thuật thuốc độc dẫn đến chi
phí thâu tóm công ty cao hơn là chiến thuật tạo điều kiện cho quy trình bán đấu giá.
Bradley, Desai và Kim đã cho thấy rằng đấu giá dẫn đến chi phí thâu tóm công ty tăng
thêm 11.4%,19 trong khi Comment và Schwert tìm ra chi phí thâu tóm công ty được
công thêm tương đương với 13%. Chiến thuật phòng vệ thuốc độc thường bị phá vỡ
khi nhà thầu gia tăng giá công ty thâu tóm công ty hoặc đưa ra đề nghị trả toàn bộ
bằng tiền mặt hấp dẫn. Đề nghị trả hoàn toàn bằng tiền mặt cũng liên quan đến 12.9%
16 Theo Comment và Schwert, “Thuốc độc hay thuốc giả”.
17 Theo Nikhil P. Varaiya, “Các yếu tố quyết định phí thực hiện trong các giao dịch mua lại,” Quản lý và
quyết định kinh tế 8, số 3 (Tháng 09 năm 1987): 175–184.
18 Theo Comment và Schwert, “Thuốc độc hay thuốc giả”.
19 Theo Michael Bradley, Anand Desai, và E. Han Kim, “Lợi ích chung từ việc mua lại doanh nghiệp và

phân chia giữa các cổ đông của công ty mục tiêu và cổ đông của công ty mua lại,” Tạp chí kinh tế tài chính 21,
số 1 (Tháng 05 năm 1988): 3–40.
Page 22 of 90


Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

chi phí thâu tóm công ty cao hơn.20 Để đối phó với giá gia tăng được tạo ra bởi đấu giá
có thể được kết hợp với phần bù lại hấp dẫn, chẳng hạn như một đề nghị toàn tiền mặt,
hội đồng của công ty mục tiêu thường chịu áp lực phải vô hiệu hóa chiến thuật thuốc
độc.
Kết luận của các nghiên cứu về chiến thuật thuốc độc tác động đến sự giàu
có của cổ đông
Sự đồng thuận của các nghiên cứu là việc thực hiện chiến thuật phòng vệ thuốc
độc xu hướng có liên quan, mặc dù không nhiều, tới suất sinh lợi vượt trội âm của cổ
phiếu của công ty mục tiêu. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng những nghiên cứu này
tập trung vào một khoảng thời gian ngắn xoay quanh ngày thông báo áp dụng kế
hoạch thuốc độc. Các công ty bảo vệ bằng chiến thuật thuốc độc cuối cùng bị thâu tóm
có thể nhận được suất sinh lợi cao hơn được xem là kết quả của chiến thuật phòng vệ
thuốc độc. Chi phí thâu tóm cao hơn này không được phản ánh trong nội dung của
nghiên cứu này mà chỉ tập trung vào suất sinh lợi ngắn hạn xoay quanh ngày thông
báo kế hoạch phòng vệ thuốc độc.
Poison Puts
Poison puts là một sự thay đổi độc đáo dựa trên chiến thuật thuốc độc. Chiến
thuật này bao gồm việc phát hành trái phiếu bao gồm một quyền chọn bán (put
option) có thể thực hiện chỉ trong trường hợp xảy ra thâu tóm không thân thiện. Một
quyền chọn bán cho phép người nắm giữ bán trái phiếu đặc biệt cho một cá nhân hoặc
công ty khác trong một khoảng thời gian nhất định với mức giá cụ thể. Công ty phát

hành hy vọng rằng việc đổi tiền mặt từ trái phiếu của cổ đông, điều này tạo ra nhu cầu
tiền mặt lớn cho công ty bị sáp nhập, sẽ làm cho tương lai của việc thâu tóm ít hấp dẫn
nhất. Tuy nhiên, nếu công ty đi thâu tóm công ty khác thuyết phục được trái chủ
không bán lại trái phiếu của họ, việc bán trái phiếu có thể tránh được. Thêm vào đó,
nếu các trái phiếu được yêu cầu mức cao hơn lãi suất hiện hành, khả năng bán lại trái
phiếu sẽ không cao.
Xu hướng hiện nay của việc thực hiện chiến thuật thuốc độc
20 Theo Yen-Sheng Huang và Ralph A. Walking, “Suất sinh lợi mục tiêu bất thường liên quan đến thông
báo mua lại: Thanh toán, hình thức mua lại, và kháng cự quản lý,” Tạp chí kinh tế tài chính 19, số 2 (Tháng 12
năm 1987): 329–349.
Page 23 of 90


Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

Khi chúng ta thảo luận trong chương 13, công ty nhà nước trở thành sự tập
trung của nhiều sự chú ý trong hơn 10 năm qua. Người ủng hộ quyền của cổ đông và
các nhà đầu tư nhanh nhẹn chẳng hạn như quỹ đầu tư, gia tăng áp lực lên công ty để
cân bằng lại sự bảo vệ chống thâu tóm của họ. Khi chiến thuật thuốc độc được xem là
sự bảo vệ mạnh nhất, có rất nhiều áp lực đối với các công ty không muốn làm mới kế
hoạch thường có chu kỳ sống là 10 năm. Điều này được thể hiện trong hình 5.1 và 5.2.
Nhiều công ty đã chọn không làm mới kế hoạch đã được thực hiện trong thập kỉ trước
và thực hiện một kế hoạch mới chỉ khi một sự đe dọa xuất hiện. Các công ty này được
gọi là thực hiện in play. Ví dụ, các công ty có thể là mục tiêu của các nhà đầu tư
nhanh nhẹn, chẳng hạn như quỹ đầu tư, có thể tìm kiếm để thực hiện lợi thế của có thể
Chiến lợi
thuậtnhuận
thuốc độc

của tậplệch
đoàn trong
Mỹ tại cuối
đang tìm kiếm để tận dụng
chênh
hoạtnăm
động thực hiện chuyển

tiếp, có thể bảo vệ lợi ích của cổ đông bằng việc nhanh chóng thực hiện một chiến
thuật thuốc độc. Tuy nhiên, các công ty tìm kiếm để tối đa hóa giá trị có thể không
# Số công ty

muốn thực hiện một chiến thuật thuốc độc, vì việc này sẽ làm công ty giảm khả năng
được sáp nhập với mức giá tốt. Mối quan tâm này đã kéo giảm tổng số lượng kế hoạch
chiến thuật thuốc độc được thực hiện tại các công ty vốn lớn. 21
Chiến thuật thuốc độc của các tập đoàn Mỹ tại cuối năm

# Số công ty

Cuối năm

Hình 5. 2: Chiến thuật thuốc độc trong thực tế tại cuối năm. Nguồn: FactSet Shrk Repellent, www.sharkrepellent.net

Hội đồng quản trị và chiến thuật thuốc độc
21 Theo: www.sharkrepellent.net.
Page 24 of 90


Chương 05: Chiến thuật chống thâu tóm công ty


GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên

Hội đồng quản trị của một công ty có quyền vô hiệu hóa chiến thuật phòng vệ
thuốc độc. Vì vậy, nếu công ty đi thâu tóm có thể thay đổi mục tiêu của hội đồng quản
trị của công ty mục tiêu, thì có thể xuyên qua chiến thuật thuốc độc. Cho dù chiến
thuật thuốc độc là một sự phòng vệ mạnh mẽ, nếu công ty đi thâu tóm tin rằng rằng
mình có thể, có lẽ thông qua hoạt động và quy trình ủy quyền, thay thế mục tiêu của
hội đồng quản trị, chiến thuật thuốc độc sẽ trở nên ít ghê gớm hơn. Tuy nhiên, nếu
mục tiêu có thể bao gồm sự phòng vệ khác chúng ta sẽ thảo luận ngắn, một hội đồng
quản trị so le, một sự phòng vệ gây khó khăn cho việc thay đổi toàn bộ hội đồng, sau
đó sự kết hợp này có thể là một sự phòng vệ khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, có lẽ áp lực lớn
nhất một công ty thâu tóm sử dụng đối với mục tiêu của hội đồng quản trị là thâu tóm
giá cao, đề nghị trả bằng toàn tiền mặt.
Sửa đổi điều lệ công ty
Trước khi thảo luận chi tiết sửa đổi điều lệ công ty thì việc phân biệt giữa điều
lệ công ty và văn bản dưới luật của công ty sẽ hữu ích. Các văn bản dưới luật thường
được thiết lập bởi hội đồng quản trị, và hội đồng có thể đặt ra quy luật quan trọng về
cách thức công ty hoạt động. Ví dụ, hội đồng có thể chỉ ra khi nào các giám đốc họp
và hội nghị cổ đông hằng năm của công ty sẽ điễn ra tại đâu và vào lúc nào. Họ cũng
có thể cụ thể các vị trí quản lý và giám đốc của công ty hiện hữu và các giám đốc có
thể bị thay thế như thế nào. Một điều lệ công ty, đôi khi cũng được gọi là điều lệ thành
lập doanh nghiệp, là một văn bản cơ bản hơn đề ra trước mục tiêu của công ty và các
loại cổ phần khác nhau mà công ty có thể có. Thay đổi điều lệ thành lập doanh nghiệp
thường yêu cầu phải có biểu quyết của cổ đông. Các thay đổi quan trọng hơn như
công ty hoạt động như thế nào có thể phải đề ra trước trong điều lệ công ty chứ không
phải văn bản dưới luật. Từ một quan điểm M&A, một hành động chẳng hạn như một
hội đồng quản trị so le, chúng ta sẽ thảo luận ngay sau đây, cần phải có trong điều lệ
công ty. Để có được điều lệ này phải có sự chấp nhận của cổ đông. Nếu điều này
không có trong điều lệ công ty trước một chào thầu mang tính thù địch, cổ đông
không chắc sẽ chấp nhận điều lệ này.

Sự thay đổi trong điều lệ công ty thường là công cụ chống thâu tóm. Mức độ
mà công cụ có thể thực hiện phụ thuộc vào luật của

nhà nước, luật này đa dạng

theo từng quốc gia. Thay đổi điều lệ công ty thường yêu cầu sự chấp nhận của cổ
Page 25 of 90


×