Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tư liệu quý về BSVH dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.35 KB, 22 trang )

Tài liệu tham khảo
chuyên đề giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh
THPT
1. Nhng phong tc ngy Tt
Ngy Tt, dõn tc ta cú nhiu phong tc nh khai bỳt, hỏi lc, chỳc Tt, du xuõn,
mng th.... T gi n tr ai cng bit, ngy tt trong nh ớt nht cng phi cú cnh
hoa, bỏnh trng, chai ru...
* Tng cu nghinh tõn: Cui nm quột dn sch s nh ca, cựng hng xúm v sinh
nh th, ng xúm, tm git, mua sm qun ỏo mi v mi th thc n, vn dng
trong ngy tt...
Nhiu gia ỡnh nhc nh, dn dũ con chỏu t phỳt giao tha tr i, khụng cói c
nhau, khụng vt rỏc ba bói, khụng nghch ngm, trỏch pht nhau.... i vi hng xúm
lỏng ging, trong nm c cú iu gỡ khụng hay khụng phi u xuý xoỏ ht, tt c mi
ngi dự l dự quen, sau phỳt giao tha u nim n, vui v v chỳc nhau nhng iu
tt lnh.
* Hỏi lc, xụng nh, chỳc tt, mng tui: Ai cng hy vng mt nm mi ti lc di
do, lm n thnh vng, mnh kho tin b, thnh t hn nm c. Lc t nhiờn n
cng sm cng tt, nhng nhiu nh ch t i hai lc (ch l mt cnh non ỡnh chựa,
chn nghiờm trang v nh), t mỡnh xụng nh hoc dn trc ngi "nh vớa" m
mỡnh thớch n xụng nh.
ỏng l sỏng mng mt ụng vui li hoỏ ra ớt khỏch, khụng ai dỏm i n nh
khỏc sm, s trong nm mi gia ỡnh ngi ta xy ra chuyn gỡ khụng hay li ti
mỡnh "nng vớa", vỡ tc xụng nh ch tớnh ngi u tiờn n nh, t ngi th hai tr i
khụng tớnh.
Sau giao tha cú tc mng tui chỳc tt. Trc ht con chỏu mng tui ụng b,
cha m. ụng b, cha m cng chun b mt ớt tin mng tui cho con chỏu trong nh
v con chỏu hng xúm lng ging, bn bố thõn thớch, ng thi chỳc nhau nhng li
chỳc tt p. Ngi no thớch iu gỡ thỡ chỳc iu ú, chỳc sc kho l ph bin nht,
luụn hng ti s tt lnh v kiờng núi ti nhng iu ri ro hoc xu xa.
Quanh nm lm n vt v, ớt cú iu kin qua li hi thm nhau, nhõn ngy l tt
n chỳc mng nhau, gn bú tỡnh cm. Nhiu nh, h n chỳc tt nhau nht thit phi


nõng ly ru, nm vi mún thc n gỡ ú ch mi vui lũng, nm mi t chi s b
"giụng" c nm.
* Qu tt, l tt: Vic biu qu tt cú ý ngha t õn ngha tỡnh cm, con r tt b m
v, hc trũ tt thy giỏo, bnh nhõn tt thy thuc... Qu biu, qu tt ú khụng ỏnh
giỏ theo giỏ tr th trng, nhng cng ng nờn gũ bú, cõu n s hn ch tỡnh cm:
khụng cú qu ngi khụng dỏm n.
* Lễ mừng thọ: Ở các nước Tây Âu thường mừng thọ vào dịp kỷ niệm ngày sinh, ở
nước ta ngày xưa ít ai nhớ chính xác ngày sinh tháng đẻ nên vào dịp đầu xuân thường
tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần.... tính theo tuổi mụ. Ngày tết,
ngày xuân cũng là dịp mọi người đang rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.
Cũng vào dịp đầu xuân, người có chức tước khai ấn, học trò sẽ khai bút, nhà nông
khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở cửa hàng lấy ngày. Sau ngày
mồng Một, tất cả "Tứ dân bách nghệ" đều chọn ngày "khai nghề", nếu mồng Một là
ngày tốt thì chiều mồng một đã bắt đầu, riêng khai bút thì giao thừa xong chọn giờ
hoàng đạo thì bắt đầu.
* Lễ mừng thọ: Ở các nước Tây Âu thường mừng thọ vào dịp kỷ niệm ngày sinh, ở
nước ta ngày xưa ít ai nhớ chính xác ngày sinh tháng đẻ nên vào dịp đầu xuân thường
tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần.... tính theo tuổi mụ. Ngày tết,
ngày xuân cũng là dịp mọi người đang rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.
Cũng vào dịp đầu xuân, người có chức tước khai ấn, học trò sẽ khai bút, nhà nông
khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở cửa hàng lấy ngày. Sau ngày
mồng Một, tất cả "Tứ dân bách nghệ" đều chọn ngày "khai nghề", nếu mồng Một là
ngày tốt thì chiều mồng một đã bắt đầu, riêng khai bút thì giao thừa xong chọn giờ
hoàng đạo thì bắt đầu.
* Kiêng không hốt rác đổ đi trong ba ngày Tết: Tục này nguyên từ bên TQuèc,
trong "Sưu thần kỳ" có chuyện người lái buôn tên là Ân Minh được thuỷ thần cho một
con hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì giàu lên. Một hôm nhân ngày
mồng Một tết, Ân Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Ân
Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hót rác ngày tết, ta bắt chước và đến nay vẫn
nhiều người theo tục này.

* Cúng giao thừa ngoài trời: Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng.
Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên Đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom thiên
hạ dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có vị trí như quan toàn quyền. Và các cụ hình
dung phút giao thừa là lúc bàn giao các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về trời và
quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ. Những phút ấy,
các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả... ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa
người nhà trời cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ
cai quản hạ giới năm tới để mong các quan phù hộ cho một năm mới mọi sự tốt lành.
2. Mâm ngũ quả
Ngày Tết, gia đình nào cũng có mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên, ông bà.
Mâm ngũ quả bên cành đào, câu đối đỏ, bức tranh Tết, bánh chưng xanh... tạo nên
khung cảnh ấm áp của mỗi gia đình khi Tết đến xuân về.
Không biết phong tục này có từ bao giờ, phải chăng vì đất nước ta vốn bốn mùa
hoa trái, nhất là vào mùa Xuân hoa quả càng rộ. Hoa qủa là lộc của thiên nhiên, đất trời.
Lộc Xuân càng quý. Dâng lộc trời, cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu Xuân là
một tục lệ đầy nét nhân văn.
Cứ vào khoảng 28 tháng Chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày biện một mâm ngũ
quả kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mâm ngũ quả thường bày trên một cái
mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bồng, có thể
bày trên một cái đĩa to, nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy
nghiêm, thành kính.
Mâm ngũ quả có 5 loại. Tại sao lại 5? Theo các vị cao niên, am tường về Nho
giáo thì xuất xứ của mâm ngũ quả có liên quan đến quan niệm triết lý Khổng giáo của
phương Ðông, thế giới được tạo nên từ năm bản nguyên - gọi là "ngũ hành": Kim - Mộc
- Thuỷ - Hỏa - Thổ, nghĩa là 5 yếu tố cấu thành vũ trụ. Các vùng,các miền do mùa xuân
hoa trái khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như:chuối, bưởi, phật thủ, dưa
hấu, cam, quýt, dừa, na, hồng xiêm, táo... Mỗi quả mang một ý nghĩa: Chuối - phật thủ:
như bàn tay che chở. Bưởi - dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt
ngào, may mắn. Hồng - quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.
Theo quan niệm của dân gian thì "quả" (trái cây) được xem như biểu tượng cho

thành quả lao động một năm. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm giao thừa là
ngụ ý rằng: Những sản vật này đựơc kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con
người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ
vạn vật sinh tồn. Tư tưởng, hình ảnh ấy đã ăn sâu và tâm thức của người Việt Nam bao
đời nay.
Mâm ngũ quả trong Nam cũng khác so với ngoài Bắc. Trên mâm ngũ quả ở ngoài
Bắc thường có: Bưởi, đào, quýt, chuối, hồng. Có khi người ta thay bưởi bằng phật thủ
hoặc lựu Mâm ngũ quả trong Nam vẫn cứ giữ nguyên truyền thống là mãng cầu, sung,
dừa xiêm, đu đủ, xoài mà các bà thường quan niệm sơ đẳng là "cầu - sung - vừa - đủ -
xài".
Vài năm gần đây, mâm ngũ quả cúng Tết đã có nhiều thay đổi nó không còn ngũ
quả nữa mà đã trở thành "lục, thất, bát... quả" vì bên cạnh có thêm những đặc sản cao
cấp như: nho, lê, táo... tùy theo cách nghĩ và túi tiền của mỗi gia đình. Mâm ngũ quả
làm quang cảnh ngày Tết và không gian cúng thêm phần ấm áp, rực rỡ mà hài hoà. Nó
thể hiện sinh động ý tưởng triết lý - tín ngưỡng - thẩm mỹ ngày Tết. Tìm hiểu về mâm
ngũ quả cũng là tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp để chúng ta nhớ lại
ông bà, tổ tiên.
3. Di tÝch lÞch sö v¨n hãa –
* ATK - an toàn khu kháng chiến
ATK - An toàn khu kháng chiến Lán Khuôn Tát – N¬i Bác Hồ sống và
làm việc năm 1948
Vị trí: ATK thuộc xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Đặc điểm: Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã sống và làm việc từ
1947 - 1954 để lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp.
Ðiểm di tích lịch sử ATK này đã được Nhà nước xếp hạng quốc gia năm 1981. Hiện nay, ATK còn
nhiều di tích về nơi ở và làm việc của Bác như nền nhà, hầm làm việc, cây râm bụt Bác trồng, phiến đá
Bác thường nằm nghỉ trưa... ATK là nơi ghi lại nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Ngày
6/12/1953, tại đồi Tỉn Keo, Bộ Chính trị BCH TW đã họp thông qua kế hoạch tác chiến - tấn công chiến
lược Ðông Xuân 1953- 1954 để làm nên chiến thắng Ðiện Biên Phủ lẫy lừng, kết thúc thắng lợi cuộc
kháng chiến trường kỳ, gian khổ của dân tộc. Nhiều sắc lệnh quan trọng của Nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hoà được ký ban hành tại đây, trong đó có luật về nghĩa vụ quân sự, sắc lệnh tổng động viên... về
giảm tô và cải cách ruộng đất... Thủ đô ATK cũng là nơi diễn ra các hoạt động ngoại giao của nước ta thời
ấy.
Năm 1990 tại đồi Tỉn Keo, tỉnh Thái Nguyên đã xây bia tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, phòng
trưng bày di tích lịch sử, nhà khách... Tại trung tâm xã Phú Ðình cũng đã xây dựng nhà truyền thống, giới
thiệu trưng bày nhiều hiện vật quý.
Lán Khuôn Tát - Nơi Bác Hồ sống và làm việc năm 1948: Bên cạnh các di tích
chính như đồi Tỉn Keo, Khuôn Tát, Nà Nom... cụm di tích ATK còn nhiều địa danh đi vào lịch sử như: đèo
De, núi Hồng, nhà ông Cao Nhật - một trong những cơ sở cách mạng đầu tiên của Xứ ủy Bắc Kỳ thời kỳ
1939 -1945; rừng Mấn - nơi đặt trạm liên lạc của Xứ uỷ Bắc Kỳ và là nơi mở lớp huấn luyện chính trị, quân
sự của Ðảng.
Ðến với ATK, du khách có thể trở về với một vùng chiến khu xưa, để có thể hiểu biết thêm về hoạt động
của những người con đất Việt đã hiến dâng cho sự nghiệp bảo vệ đất mẹ yêu quý.
* Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt
Nam
Vị trí: Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam nằm ở trung
tâm thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Đặc điểm: Bảo tàng được xây dựng vào năm 1960 trên
một khuôn viên rộng, có nhiều cây cổ thụ. Bảo tàng đã
trưng bày, giới thiệu nhiều hiện vật là di sản văn hoá truyền
thống của đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam. Bảo tàng có
tổng diện tích 28.000m2 với hơn 3.000m2 sử dụng cho khu trưng bày, kho bảo quản hiện vật và các hoạt
động khác.
Hiện nay, Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 đơn vị tài liệu hiện vật gốc quý hiếm thuộc di sản văn hoá của 54
dân tộc Việt Nam.
* Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Vị trí: Ðường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ðặc điểm: Lưu giữ các hiện vật, tài liệu phản ánh mọi mặt
đời sống, sinh hoạt, phong tục tập quán của 54 dân tộc trên
khắp cả nước.

Nằm trên một khu đất rộng 3ha, bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam được khai trương vào cuối năm 1997. Ngay từ khi ra
đời, nơi đây đã thực sự thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch và các nhà nghiên cứu văn hoá, dân
tộc học trong nước và quốc tế.
Bảo tàng Dân tộc học lưu giữ 10.000 hiện vật, 15.000 ảnh đen trắng, hàng trăm băng video, băng cát-sét
phản ánh mọi mặt đời sống, sinh hoạt, phong tục, tập quán của 54 dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam.
* Văn miếu - Quốc Tử Giám

Vị trí: Đường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội.
Ðặc điểm: Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo
và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt
Nam. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau
mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ.
Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong có những lớp tường ngăn ra làm 5 khu. Khu thứ
nhất bắt đầu với cổng chính, trên cổng có chữ Văn Miếu, dưới cổng là đôi rồng đá mang phong cách thời
Lê sơ (thế kỷ 15). Lối đi ở giữa dẫn đến cổng Ðại Trung Môn mở đầu cho khu thứ hai. Hai bên còn hai
cổng nhỏ. Vẫn lối đi ấy dẫn đến Khuê Văn Các (gác vẻ đẹp của sao khuê, chủ đề văn học). Hai bên gác
cũng có hai cổng nhỏ. Khu thứ ba là từ gác Khuê Văn tới Ðại Thành Môn, ở giữa khu này có một hồ vuông
gọi là Thiên Quang Tỉnh (giếng trời trong sáng) có tường bao quanh.
Hai bên hồ là hai khu vườn bia tức nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ (năm 1993 với sự
tài trợ một phần của tổ chức doanh nghiệp Mỹ, Ban Quản lý Văn Miếu đã dựng được tám ngôi nhà che
cho các bia này). Tiến sĩ là người đỗ cao nhất trong kỳ thi Ðình. Ngày trước, người đi học sau khoảng 10
năm đèn sách đủ vốn chữ để dự thi Hương tức khoa thi tổ chức liên tỉnh, cứ ba năm mở một khoa. Ðạt
điểm cao của kỳ thi này đạt học vị Cử nhân. Năm sau các ông Cử tới kinh đô dự kỳ thi Hội. Những người
đủ điểm chuẩn sẽ dự kỳ thi Ðình (thi Hội và thi Ðình thực ra là hai giai đoạn của một cuộc thi). Trúng
tuyển kỳ thi này được gọi là Tiến sĩ. Ðỗ Tiến sĩ có thể được bổ làm quan. Hiện có 82 bia, xưa nhất là bia
ghi về khoa thi năm 1442, muộn nhất là bia khoa năm 1779. Ðó là những di vật quý nhất của khu di tích.
Bước qua cửa Ðại thành là tới khu thứ tư. Một cái sân rộng, hai bên là dãy nhà Tả Vu, Hữu Vu, vốn dựng
làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Ðại bái và Hậu cung, kiến trúc đẹp và hoành tráng. Tại đây có
một số hiện vật quý: bên trái có chuông đúc năm 1768, bên phải có một tấm khánh đá, trên mặt có khắc

bài văn nói về công dụng của loại nhạc khí này.
Bố cục của toàn thể Văn Miếu như vậy muộn nhất là cũng có từ đời Lê (thế kỷ 15 - thế kỷ 18). Riêng
Khuê Văn Các mới được dựng khoảng đầu thế kỷ 19, nhưng cũng nằm trong quy hoạch tổng thể vốn có
của những Văn Miếu (như Văn Miếu ở Khúc Phụ, Trung Quốc, quê hương của Khổng Tử, có đủ Ðại Trung
Môn, Khuê Văn Các, Ðại Thành Môn, Ðại Thành Ðiện, bia tiến sĩ...). Khuê Văn Các ở Văn Miếu Hà Nội
thường là nơi tổ chức bình các bài văn thơ hay của các sĩ tử.
* Nhà sàn Bác Hồ
Vị trí: Nằm trong khuôn viên Phủ Chủ tịch, thuộc Q. Ba Đình,
TP Hà Nội.
Ðặc điểm: Đây là ngôi nhà Bác ở và làm việc từ năm 1958
đến khi qua đời.
Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một
ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết
bằng cành cây đan xen nhau. Ðó là ngôi nhà Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17/5/1958 cho tới khi Người
qua đời. Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về trồng, như cây vú sữa
của đồng bào miền Nam gửi biếu Bác năm 1954, bưởi Phúc Trạch, Biên Hòa, Mê Linh; cam Hải Hưng,
Xuân Mai, Vân Du, Xã Ðoài; quýt Hương Cầm, Lý Nhân; táo Thiện Phiến, Ngọc Hồ; song mai Ðông Mỹ;
hồng Tiên Ðiền. Trong vườn còn có cả những loại cây từ nước ngoài như ngàn hoa, cây bụt mọc quanh
ao, cây cau vua gốc từ Caribê... Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là 2
phòng nhỏ, nơi Bác làm việc và phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ giản dị. Trước nhà là ao cá Bác
nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở quanh năm.Nhân dân ta từ mọi miền đất nước cũng như du
khách quốc tế đến thủ đô Hà Nội, ai cũng muốn đến viếng Lăng, thăm nhà ở của Bác và đi dạo quanh
quảng trường Ba Ðình lịch sử.
* Lăng Minh Mạng
Vị trí: Lăng Minh Mạng thuộc địa phận núi Cẩm Kê, xã Hương Thọ,
huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi
hợp lưu nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch tạo thành sông Hương chảy
qua Tp. Huế. Lăng cách Tp. Huế 12km.
Đặc điểm: Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc quy mô
gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ. Lăng Minh Mạng toát lên vẻ

đường bệ, uy nghiêm nhưng rất hài hòa giữa các công trình kiến trúc và thiên nhiên.
Tháng 4/1840, vua Minh Mạng đổi tên núi Cẩm Kê thành Hiếu Sơn và gọi tên lăng là Hiếu Lăng. Lăng
được khởi công xây dựng vào tháng 9/1840.
Ðến tháng 1/1841 công trình đang xúc tiến thì Minh Mạng lâm bệnh mất, vua Thiệu Trị lên nối ngôi và
tiếp tục cho xây dựng lăng theo đúng thiết kế cũ. Tháng 8/1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào
chôn ở Bửu Thành. Ðến năm 1843 thì việc xây lăng mới hoàn tất. Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến
trúc qui mô gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ gồm Cung điện, Lâu đài, Đình tạ... được bố trí cân đối trên
một trục dọc từ Ðại Hồng Môn (ở ngoài cùng) tới chân tường của La Thành sau mộ vua.
* Hồ Hoàn Kiếm
Vị trí: Thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Ðặc điểm: Hồ Hoàn Kiếm được coi là hòn ngọc của Thủ đô, hay như du khách nước ngoài gọi là "Lẵng
hoa giữa lòng thành phố".
Theo các nhà khoa học hồ là một đoạn sót lại của sông Hồng sau khi sông đã chuyển dòng như hiện nay.
Sự việc sông nước biến thiên ấy diễn ra cách đây vài nghìn năm. Trước đây hồ có tên là Lục Thủy vì sắc
nước bốn mùa xanh. Thế kỉ 15, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm. Cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với câu
chuyện trả gươm cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ. Hồ Hoàn Kiếm với đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và tháp
Rùa lung linh bóng nước là hình ảnh của thủ đô Hà Nội trong
mỗi trái tim người Việt Nam.
* Đền Ngọc Sơn
Vị trí: Nằm trên đảo Ngọc Sơn thuộc hồ Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội.
Đặc điểm: Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới xong đền Ngọc
Sơn lại là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc.
Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên đảo là
Ngọc Tượng và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền được dựng
lên để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Về sau
lâu ngày ngôi đền bị sụp đổ. Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung
Thuỵ Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc
Bội. Cuối đời Lê, cung Thuỵ Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra
một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn trên nền cung Thuỵ Khánh cũ. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), một hội

từ thiện đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương đế
quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn (Văn Xương là nhân vật đời Kiến Vũ, năm 25 - 55 sau công
nguyên bên Trung Quốc, sau khi chết được phong là thần chủ về văn chương khoa cử).
Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa được
đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cây cầu từ bờ đông đi vào gọi là cầu
Thê Húc. Trên núi Ngọc Bội cũ, ông cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có
khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là tháp Bút. Tiếp đến là một
cửa cuốn gọi là đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều
dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét
về phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: Nhất đài Phương Đình bút. Từ cổng ngoài đi vào có
hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu
tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành. Tên cầu Thê Húc nghĩa là
giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Đền chính gồm hai ngôi đền
nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng Văn Xương đứng,
tay cầm bút được đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Phía nam
có đình Trấn Ba (đình chắn song - ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền
văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng
đá, bốn cột trong bằng gỗ. Các nhân vật được thờ trong đền ngoài Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân,
Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo, còn thờ cả phật A Di Đà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng
nguyên của người Việt.
Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp
nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con
người và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại những kỷ niệm xưa về lịch sử dân
tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng cũng như tâm linh, ý thức mỗi người Việt Nam trước sự
trường tồn của dân tộc.
4. Các di sản của Việt Nam đã được UNESCO công nhận
• Quần thể di tích Cố đô Huế , năm 1993, là di sản văn hóa thế giới .
• Nhã nhạc cung đình Huế , năm 2003, là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại
(trong tổng số 47 kiệt tác tương tự).
• Vịnh Hạ Long , được công nhận hai lần, năm 1994, là di sản thiên nhiên thế giới, năm 2000, là di

sản địa chất thế giới.
• Phố Cổ Hội An , năm 1999, là di sản văn hóa thế giới.
• Thánh địa Mỹ Sơn , năm 1999, là di sản văn hóa thế giới.
• Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng , năm 2003, là di sản thiên nhiên thế giới.
• Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên năm 2005 là kiệt tác truyền khẩu và phi vật
thể nhân loại.

×