Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Đánh giá ảnh hưởng thuốc BVTV phân bón hóa học đến số lượng giun đất hệ thống canh tác rau xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.12 MB, 90 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------------&------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“Đánh giá ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân bón hóa
họcđếnsố lượng giun đất trong hệthống canh tác rau tại
xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.”
Người thực hiện : LÊ THỊ MAI
Lớp

: MTD

Khóa

: 57

Ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn: TS.NGUYỄN ĐÌNH THI

Hà Nội - 2015
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG


-------------&------------


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“Đánh giá ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân bón hóa học
đến số lượng giun đất trong hệthống canh tác rau tại xã Văn
Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.”
Người thực hiện

: LÊ THỊ MAI

Lớp

: MTD

Khóa

: 57

Chuyên Ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn: TS.NGUYỄN ĐÌNH THI
Địa điểm thực tập: VĂN ĐỨC, GIA LÂM, HÀ NỘI

Hà Nội - 2015

[Type text]

[Type2 text]


[Type text]2


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành
tới thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Đình Thi, giảng viên bộ môn Sinh thái
Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình, chu đáo hướng dẫn
tôi thực hiện đề tà này.
Tôi xin cám ơn chủ nhiệm hợp tác xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội, ông
Chử Đức Nhị đã giúp đỡ tôitrong quá trình thực tập ở địa phương.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình và
bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện
đề tài này.
Do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận
với thực tế sản xuất cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất
mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Lê Thị Mai

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này do chính tôi thực hiện, các
số liệu, tài liệu sử dụng trong bài khóa luận này được thu nhập từ nguồn thực
tế, được công bố trên các sổ sách, báo cáo của Hội đồng nhân dân xã Văn
Đức. Và các giải pháp là của bản thân tôi rút ra từ quá trình nghiên cứu từ

địa phương.
Sinh viên
Lê Thị Mai

4


MỤC LỤC
Trang

5


DANH MỤCBẢNG
Trang

6


DANH MỤC HÌNH
Trang

7


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt

Chữ viết tắt


BVTV

: Bảo vệ thực vật

RAT

: Rau an toàn

VSATTP

: Vệ sinh an toàn thực

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

MHAT

: Mô hình an toàn

MHTT

: Mô hình truyền thống

Bộ NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

KLN


: Kim loại nặng

HTXNN-DV

: Hợp tác xã nông nghiệp –dịch vụ

IFA

: Theo Hiệp hội Phân bón quốc tế

FAO

: Tổ chức lương thực và nông nghiệp
Quốc tế

PTNNNT

: Phát triển nông nghiệp nông thôn

8


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề lạm dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)
không còn mới mẻđối với chúng ta nhưng vấn đề này vẫn đang tiếp diễn.Việc
làm này không những gây ô nhiễm môi trường, nguy hại tới sức khỏe con
người mà còn ảnh hưởng xấu tới những loại động vật đất đặc biệt là nhóm
giun đất vốn được coi là “bạn của nhà nông”.
Xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội nằm ven bờ tả ngạn sông Hồng, là

xã cuối của huyện về phía Tây nam, chuyên thâm canh các cây trồng chủ lực
như ngô và rau xanh các loại.Với truyền thống thâm canh rau màu lâu đời
không thể không tránh khỏi những ảnh hưởng tới sinh vật đất, đặc biệt là
nhóm giun đất.
Xuất pháp từ thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân bón hóa học đến số lượng giun
đất trong hệ thống canh tác rau tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội.”
Mục đích và yêu cầu
Mục đích
- Đánh giá được thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV, nhận
thức của người dân về vấn đề ô nhiễm trong sử dụng
- Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV tới số
lượng giun đất trong canh tác rau tại xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp trong sử dụng phân bón và thuốc
BVTV trong canh tác rau tại xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội.
Yêu cầu
- Tìm hiểu chủng loại, liều lượng, cách thức sử dụng và nhận thức của
người dân về vấn đề ô nhiễm trong sử dụng phân bón và thuốc BVTV ở xã.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV trong canh tác rau
đến môi trường.
- Đề xuất giải pháp phù hợp trong sử dụng phân bón, thuốc BVTV
9


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học sử dụng phân bón cho cây trồng
1.1.1 Khái niệm phân bón
Theo Nguyễn Như Hà (2010), phân bón là những chất chứa một hay
nhiều nguyên tố dinh dưỡng cần thiết với cây, được sử dụng cho cây trồng với

mục đích không ngừng làm tăng năng suất, chất lượng nông sản và làm tăng
độ phì nhiêu của đất.
1.1.2 Phân loại phân bón
Theo Cẩm Hà (2012), phân bón được phân loại như sau:
1.1.2.1 Phân loại theothành phần:
- Phân bón vô cơ: gồm phân khoáng thiên nhiên hoặc phân hoá học có
chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng vô cơ.
+ Phân khoáng đơn: trong thành phần chỉ chứa một yếu tố dinh dưỡng
đa lượng N hoặc P2O5 hữu hiệu hoặc K2O hữu hiệu.
+ Phân phức hợp: là loại phân được tạo ra bằng phản ứng hoá học, có
chứa ít nhất hai yếu tố dinh dưỡng đa lượng như loại phân 2 yếu tố (N-P, K-N,
P-K) hoặc loại 3 yếu tố (N-P-K), loại 4 yếu tố (N-P-K-Mg)
- Phân hỗn hợp: là loại phân bón trong thành phần có chứa hai yếu tố
dinh dưỡng khác nhau (vô cơ, hữu cơ, vi sinh vật, các yếu tố dinh dưỡng
khác) trở lên.
+ Phân hữu cơ chế biến công nghiệp: là loại phân sản xuất từ nguyên
liệu hữu cơ, chế biến theo quy trình công nghệ lên men công nghiệp.
+ Phân hữu cơ sinh học: là loại phân bón sản xuất từ nguyên liệu hữu
cơ, được xử lý lên men bằng vi sinh vật sống có ích hoặc được xử lý bằng các
tác nhân sinh học khác.
+ Phân hữu cơ khoáng: là loại phân bón được sản xuất từ phân hữu cơ
chế biến công nghiệp hoặc hữu cơ sinh học trộn thêm một số yếu tố dinh
dưỡng vô cơ, trong đó có ít nhất một yếu tố dinh dưỡng vô cơ đa lượng.
- Phân vi sinh vật: là loại phân bón trong thành phần có chứa một hoặc
10


nhiều loại vi sinh vật sống có ích bao gồm: nhóm vi sinh vật cố định đạm,
phân giải lân, phân giải xenlulo, vi sinh vật đối kháng…
1.1.2.2 Phân loại theo cách sử dụng

- Phân bón rễ: các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào
nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng qua rễ.
- Phân bón lá: là các loại phân bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá
hoặc thân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân lá.
- Chất cải tạo đất: là chất có tác dụng nâng cao độ phì, cải thiện tính
chất đất.
1.1.3 Vai trò của phân bón đối với cây rau
Theo Lê Xuân Đính (2014), vai trò của ba nguyên tố N, P, K trong sinh
trưởng phát triển của cây rau:
+ Phân đạm là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, làm cây xanh tốt, sinh
trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi...Thiếu
đạm cây sinh trưởng còi cọc, diệp lục ít được hình thành nên làm lá chuyển
vàng. Thừa đạm sẽ làm cho cây tích lũy nhiều dạng đạm vô cơ gây độc cho
cây, làm cho cây sinh trưởng thái quá, gây vóng.Các quá trình hình thành hoa
quả bị đình trệ làm giảm hoặc không cho thu hoạch v.v…
+ Phân lân có tác dụng tốt cho việc ra rễ, ra hoa...Thiếu lâncây sinh
trưởng chậm lại và quá trình chín cũng bị kéo dài. Cây thừa lân lại làm cho
cây sử dụng lân tồi hơn, vì trong trường hợp này rất nhiều lân nằm ở dạng vô
cơ, nhất là ở các bộ phận sinh trưởng. Thừa lân làm cho cây chín quá sớm,
không kịp tích lũy được một vụ mùa năng suất cao.
+ Phân kali có tác dụng tốt cho việc tổng hợp đường bột, xellulo, làm
cây cứng cáp, giúp trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và mầu sắc trái...
Thiếu kali các lá già trở nên vàng sớm, làm giảm năng suất quang hợp và trực
tiếp dẫn đến giảm sản lượng mùa màng. Thừa kali làm cây không hút được
đầy đủ các chất dinh dưỡng khác như magie, natri v.v... ảnh hưởng xấu đến
năng suất mùa màng.
Theo FAO (Tổ chức lương thực và nông nghiệp Quốc tế) có 10 nguyên
11



nhân làm giảm hiệu lực của phân bón, đồngthời tạo điều kiện thuận lợi để
phân bón ảnh hưởng xấu tới chất lượng nôngsản và môi trường (dẫn theo
Nguyễn Văn Bộ, 2014).
Bảng 1.1: Các nguyên nhân làm giảm hiệu lực của phân bón

STT

Nguyên nhân làm giảm hiệu lực phân bón

Mức độ giảm (%)

1
2

Kỹ thuật làm đất kém
Giống cây trồng không thích hợp

10-25
5-20

3

Kỹ thuật gieo cấy kém

20-40

4

Thời vụ gieo cấy không thích hợp


20-40

5

Mật độ gieo cấy không thích hợp

10-25

6

Vị trí cách bón phân không thích hợp

5-10

7

Chế độ nước không thích hợp

10-20

8

Trừ cỏ dại không kịp thời

5-10

9

Phòng trừ sâu bệnh không tốt


5-50

10

Bón phân không cân đối

20-50
Nguồn: FAO,dẫn theoNguyễn Văn Bộ, 2014

1.1.4 Tình hình sử dụng phân bón
1.1.4.1 Trên thế giới
Theo Hiệp hội Phân bón quốc tế (IFA) năm 2012, trên thế giới phân
bón chủ yếu được dùng cho các nhóm cây trồng chính là ngô 16%, lúa mỳ
16%, gạo 14%, cọ dầu 11%, mía đường 4%, các loại rau màu và hoa quả
chiếm 15%, còn các loại cây khác chiếm 24%.
Theo báo cáo mới đây của IFA tại hội nghị thường niên vào tháng 5
năm 2015, nhu cầu phân bón thế giới sẽ tăng trung bình 1,7% trong thời gian
từ nay đến năm 2019, đạt tổng cộng gần 200 triệu tấn vào năm 2019/2020.
Tiêu thụ phân bón trên thế giới trong năm 2014/2015 dự kiến sẽ tăng 2,0% so
với cùng kỳ trước và đạt 185 triệu tấn chất dinh dưỡng. Mức tiêu thụ đối với
cả ba chất dinh dưỡng dự kiến đều sẽ tăng: tiêu thụ N tăng nhẹ 1,3%, đạt
111,8 triệu tấn, tiêu thụ P hồi phục 2%, đạt 41,3%, tiêu thụ K tiếp tục củng cố
tốt, tăng 4,2%, đạt 31,5 triệu tấn. Tổng tiêu thụ trong năm 2014/2015 tại
ĐôngÂu, Trung Á và Tây Á sẽ giảm do các căng thẳng địa chính trị trong khu
12


vực và tình hình kinh tế yếu kém. Do giá nông sản giảm, tiêu thụ phân bón tại
Bắc Mỹ và Tây Âu cũng sẽ giảm. Trong khi đó, tiêu thụ phân bón tại các khu
vực còn lại trên thế giới sẽ tăng, đạt tốc độ tăng mạnh nhất tại Châu Đại

dương và Châu Phi. Lượng phân bón tiêu thụcó khả năng giảm sẽ diễn ra ở
Bắc Mỹ, nhưng Đông Á, Nam Á và châu Mỹ La tinh sẽ gia tăng đáng kể.
Nhu cầu phân bón toàn cầu trong năm 2015/2016 dự báo sẽ tăng 1.0%
so với kỳ trước, đạt 186 triệu tấn. Nhu cầu phân lân sẽ tiếp tục hồi phục với
mức tăng 1,1%, đạt 41,8 triệu tấn (tính theo P). Sau những năm liên tiếp tăng
mạnh, nhu cầu phân kali sẽ tăng nhẹ hơn, với mức tăng 0,8%, đạt 31,8 triệu
tấn. Nhu cầu phân đạm cũng sẽ tăng nhẹ 1,0% đạt 112,9 triệu tấn (dẫn theo
Đoàn Minh Tin, 2015)
1.1.4.2 Tại Việt Nam
Theo Tổng cục thống kê (2012), trong các năm 2008-2012 Việt Nam
nhập khẩu phân bón từ khoảng 65 thị trường trên thế giới, trong đó nhiều nhất
từ Trung Quốc với tỷ trọng trên 40% cả về lượng và giá trị. Tuy nhiên trong
năm 2012 tỷ trọng nhập phân bón từ Trung Quốc sụt giảm do Việt Nam tăng
khá lượng sản xuất trong nước. Năm nước dẫn đầu trong xuất khẩu phân bón
lớn nhất tại Việt Nam là Trung Quốc, Nga, Philippines, Nhật Bản và Belarus
(2008-2012) (dẫn theo Vũ Thị Thùy Ninh, 2013).
Ở Việt Nam, theo số liệu của Vụ Khoa học Công nghệ và chất lượng
sản phẩm, Bộ NN&PTNN (2010), có trên 100 doanh nghiệp đầu mối và các
thành phần kinh tế tham gia vào mạng lưới phân bón (sản xuất, kinh doanh và
tiêu thụ) và đã đưa ra thị trường tiêu thụ ít nhất 1420 loại phân bón gồm 6 loại
chính (Bảng 1.2)(dẫn theo Đoàn Minh Tin, 2015).

Bảng 1.2: Các loại phân bón được sử dụng ở Việt Nam
STT

Loại

Số loại
13



1
2
3
4
5
6

Phân đơn
NPK
Hữu cơ –khoáng
VSV
Trung lượng –vi lượng
Khác

17
1084
79
20
60
160
Nguồn: Đoàn Minh Tin, 2015

Theo số liệu của Tổng cục thống kê (2010), nhu cầu tiêu thụ phân bón
cả nước ta vào năm 2010 vào khoảng 9-9.5 triệu tấn, trong đó gồm 2.2 triệu
tấn ure, 3.5 triệu tấn NPK, 800.000 tấn DAP và các loại phân khác như lân,
SA, kali… Lượng phân bón vô cơ được sử dụng trung bình trên 1ha hiện nay
tại Việt Nam vào khoảng 140-145 kg/ha, chỉ tương đương 50% so với Trung
Quốc và 34% so với Hàn Quốc. Tuy nhiên so với Thái Lan hay Indonesia tỷ
lệ phân bón bình quân/đơn vị diện tích của Việt Nam vẫn cao hơn khá nhiều.

Nhu cầu sử dụng phân bón ở nước ta hằng năm có thể biến động nhẹ, nhưng
nhìn chung xu hướng là tăng về số lượng. Theo tính toán của Cục Trồng trọt,
đến năm 2015, nhu cầu phân bón của Việt Nam sẽ tăng lên tới 218kg/ha, tăng
khoảng 40% so với năm 2011 (dẫn theo Trung tâm thông tin PTNNNT–Viện
chính sách và chiến lược PTNNNT–Bộ NN & PTNT, 2011)
- Một số tồn tại trong thị trường phân bón Việt Nam:
+ Sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng: Theo Bộ Công
thương (2014), cả nước có khoảng 500 cơ sở sản xuất với trên 2.000 chủng
loại phân bón khác nhau, trong đó, khoảng 1.700 loại là phân bón hỗn hợp
NPK.Các loại phân bón hỗn hợp NPK, phân bón hữu cơ sinh học, hữu cơ
khoáng lại có vấn đề gây lo lắng cho người tiêu dùng, ảnh hưởng lớn đến hiệu
quả năng suất cây trồng và môi trường; có quá nhiều nhãn hiệu làm nông dân
hoa cả mắt khi không biết sản phẩm nào uy tín.Tình trạng phân bón nhái nhãn
mác nhập khẩu, nguyên liệu chủ yếu là đất sét, bột cao lanh, bột gạch, bột
đá… hàm lượng Kali, SA, DAP rất thấp so với các thông số ghi trên baobìvẫn
thường xuyên diễn ra. Hiện tượng buôn lậu qua biên giới dẫn tới chất lượng
phân bón đưa vào thị trường không được đảm bảo(Công Phiên, 2014).
+ Vi phạm về nhãn hiệu hàng hóa: Việc trên bao bì các dòng chữ

14


“Tecnology of Japan”, “Quality of American” dễ làm cho nông dân hiểu lầm
là sản phẩm của Nhật, của Mỹ… Một số sản phẩm còn thiếu các thông số cần
thiết của sản phẩm trên bao bì, thiếu hướng dẫn sử dụng (Apromaco, 2013).
1.1.5. Kỹ thuật sử dụng phân bón cho một số cây rau
Mỗi loại cây trồng sẽ có một nhu cầu phân bón khác nhau, các loại rau
khác nhau cũng có nhu cầu phân bón khác nhau.
Bảng 1.3: Lượng phân bón của một số loại rau
Tổng lượng phân bón

Loại rau
Cải bẹ
Cải bắp
Súp lơ
15-20

Loại phân
Phân chuồng, tấn/ha
Phân đạm, kg/ha
Tính theo N

120-160

160-190

Tính theo phân ure
Phân lân, kg/ha

260-348

347-413

60-80

60-80

60-80

360-480


360-480

360-480

80-100

100-120

60-80

Tính theo P2O5
Tính theo phân supephotphat
Phân kali, kg/ha
Tính theo K2O
Tính theo phân kali clorua

133-167
167-200
117-167
Nguồn: Bùi Huy Hiền, 2013

Chú ý: Trước khi thu hoạch 30 ngày ngừng bón phân đạm đối với rau
bắp cải (Trung tâm khuyến nông Quốc gia, 2014).
Đối với rau cải thảo: Lượng phân bón (tính cho 1 sào Bắc bộ 360m2):
Phân chuồng hoai mục 0,7-1 tấn, đạm urê 10-12kg, supe lân 15-20kg, kali
sunfat 5-6kg. Nếu đất chua (độ pH< 6) bón thêm 20-25kg vôi bột trước khi
bừa lần cuối (Minh Thùy, 2015).
Bảng 1.4: Lượng phân bón cho mướp đắng an toàn.
Loại phân
Phân hữu cơ ủ


Lượng bón Bón lót
(kg/ha)
7000-8500

(%)
100
15

Bón thúc (%)
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4
-

25

25

20


hoại
Phân hữu cơ sinh
học
Đạm urê
Super lân
Kali
NPK (Văn Điển)

9000-1200


50

150-180
280-340
170-190
980-1100

-

50

-

-

0
25
25
20
25
50
25
25
20
20
20
25
20
30
Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Nội, 2014.


Bảng 1.5: Lượng phân bón cho rau ngót an toàn.
Loại phân
Phân hữu cơ ủ hoại
Phân hữu cơ vi sinh
Đạm urê
Super lân
NPK (Văn Điển)

Lượng bón

Bón lót

(kg/ha/1 năm)
7000
980-1100
280-350
550-700
980-1100

Bón thúc (%)
Lần 1 Sau đợt thu hái

(%)
50
50
20
80
20
80

20
20
60
20
20
60
Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Nội, 2012

Chú ý: Đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 10 ngày
trước khi thu hoạch.
1.1.6 Sử dụng phân bón không hợp lý ảnh hưởng tới môi trường
Theo Nguyễn Thị Loan (2014), hầu hết các loại phân bón hóa học có
nhược điểm chỉ chứa một hay một vài nguyên tố dinh dưỡng. Khi bón quá
nhiều phân hóa học vào đất, cây trồng chỉ sử dụng được 30% lượng phân bón
một phần nhỏ được giữ lại trong keo đất là nguồn dinh dưỡng chovụ sau,
lượng còn lại bị rửa trôi, hòa tan vào nước ngầm (chủ yếu là phân đạm vì
phân lân và kali dễ dàng được keo đất hấp phụ) ởgây ô nhiễm môi trường
sinh thái đất, phú dưỡng ao hồ.
Theo Lê Văn Khoa (2010), việc sử dụng phân bón không hợp lý có thể
gây chua hóa đất, hàm lượng các chất vôi giảm, đất mất kết cấu, hoạt động
của vi sinh vật đất giảm, có sự tích đọng amon, KLN ở một số vùng.
Theo Đào Nguyễn Thúy Hằng (2011) phân bón hóa học làm tăng sự
mẫn cảm của cây trồng với các loại bệnh do giết chết các vi sinh vật có ích
trong đất mà các vi sinh vật này bảo vệ cây trồng khỏi một chứng bệnh nào đó
16


như nhiều loại bệnh của cây trồng được khống chế bởi vi sinh vật vùng rễ.
Hiện tượng thừa đạm sẽ làm cho vỏ tế bào của cây mỏng, tạo điều kiện dễ
dàng cho một số loài vi sinh vật gây bệnh xâm nhập, kích thích một số loài vi

sinh vật trong đất xâm nhập gây bệnh cho cây,…
1.2 Cơ sở khoa học sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng
1.2.1 Khái niệm thuốc BVTV
Ngày 08/06/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông
tư số 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc BVTV. Theo quy định của Thông
tư, tất cả thuốc BVTV dùng để phòng trừ sinh vật gây hại thực vật; điều hòa
sinh trưởng cây trồng; bảo quản thực vật; khử trùng kho; trừ mối hại công
trình xây dựng và đê điều; trừ cỏ trên đất không trồng trọt; làm tăng độ an
toàn, hiệu quả khi sử dụng phải được đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ
thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.
1.2.2. Phân loại thuốc BVTV
Nguyễn Trần Oánh và cộng sự (2007) đã phân loại thuốc BVTV:
-Dựa vào đối tượng phòng chống:
+ Thuốc trừ sâu: gồm các chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêu
diệt, xua đuổi hay di chuyểnbất kỳ loại côn trùng nào.
+ Thuốc trừ bệnh: gồm các hợp chất có nguồn gốc hóa, sinh học ngăn
ngừa, diệt trừ các loài vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản.
+ Thuốc trừ chuột: là những hợp chất vô cơ, hữu cơ; hoặc có nguồn gốc
sinh học dùng để diệt chuột gây hại trên ruộng, các loài gậm nhấm.
+ Thuốc trừ nhện: những chất được dùng chủ yếu để trừ nhện đặc biệt
là nhện đỏ, khả năng chọn lọc cao, thời gian hữu hiệu dài.
+ Thuốc trừ tuyến trùng: các chất xông hơi và nội hấp dùng để trừ
tuyến trùng rễ cây trồng, trong đất, hạt giống và cả trong cây.
+ Thuốc trừ cỏ: các chất được dùng để trừ các loài thực vật cản trở sự
sinh trưởng cây trồng, thực vật mọc hoang dại ruộng. Đây là nhóm thuốc dễ
gây hại cho cây trồng nhất.
- Dựa vào nguồn gốc hoá học:
17



+ Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: các thuốc làm từ cây cỏ hay các sản
phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.
+ Thuốc có nguồn gốc sinh học: gồm các loài sinh vật (các loài thiên
địch), các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật (như các loài kháng sinh...) có khả
năng tiêu diệt dịch hại.
+ Thuốc có nguồn gốc vô cơ: bao gồm các hợp chất vô cơ (như lưu
huỳnh và lưu huỳnh vôi....) có khả năng tiêu diệt dịch hại.
+ Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có
khả năng tiêu diệt dịch hại (clo hữu cơ, lân hữu cơ…).
1.2.3 Vai trò củaHCBVTV đối với cây rau
Theo Lê Huy Bá (2008) thuốc BVTV có những tác động có lợi đối với
cây trồng như sau:
- Việc sử dụng thuốc BVTV đảm bảo 4 đúng (đúng lúc, đúng liều,
dung loại và đúng kĩ thuật) sẽ đẩy lùi được dịch hại, diệt được cỏ dại và tạo
điều kiện cho cây trồng phát triển thuận lợi, đạt năng suất cao chất lượng cao.
- Cho hiệu quả kinh tế cao, ít tốn công chăm sóc. Ngăn chặn kịp thời
những đợt dich hại lớn xảy ra.
- Một số thuốc BVTV kích thíc giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh.
- Dễ dàng cho việc cơ giới hóa ngành nông nghiệp (thuốc làm rụng lá,
khô thân khoai tây,… được sử dụng trước khi thu hoạch bằng cơ giới).
1.2.4 Tình hình sử dụng HCBVTV
1.2.4.1 Trên thế giới
Theo Trương Quốc Tùng (2013), hiện nay danh mục các hoạt chất
BVTV trên thế giới đã là hàng ngàn loại, ở các nước thường từ 400 - 700 loại.
(Trung Quốc 630, Thái Lan 600 loại). Tăng trưởng thuốc BVTV những năm
gần đây từ 2 - 3%. Theo Gifap, giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới năm
1992 là 22,4 tỷ USD, năm 2000 là 29,2 tỷ USD và năm 2010 khoảng 30 tỷ
USD, trong 10 năm gần đây ở 6 nước châu Á trồng lúa, nông dân sử dụng
thuốc BVTV tăng 200 - 300% mà năng suất không tăng.


18


Trên thực tế, “Sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và an toàn” mới mang
tính kinh doanh và kỹ thuật vì chưa đề cập nhiều đến vấn đề quản lý, đặc biệt
là mục tiêu giảm sử dụng thuốc BVTV, còn “giảm nguy cơ của thuốc
BVTV” đã thể hiện tính đồng bộ, hệ thống, của nhiều biện pháp quản lý, kinh
tế, kỹ thuật, nó bao gồm các nội dung: Thắt chặt quản lý đăng ký, xuất nhập
khẩu, sản xuất kinh doanh thuốc BVTV; Giảm lượng thuốc sử dụng; thay đổi
cơ cấu và loại thuốc; Sử dụng an toàn và hiệu quả; Giảm lệ thuộc vào thuốc
hóa học BVTV thông qua việc áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng
hợp.Tốc độc gia tăng mức tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới trong 10 năm lại
đây đã giảm dần, cơ cấu thuốc BVTV có nhiều thay đổi theo hướng gia
tăng thuốc sinh học, thuốc thân thiện với môi trường, thuốc ít độc hại,…
1.2.4.2 Tại Việt Nam
Theo Nguyễn Kim Vân (2014) lượng thuốc BVTV tại Việt Nam đang
tăng quá nhanh,danh mục thuốc BVTV được cho phép sử dụng đến năm 2013
đã lên tới 1.643 hoạt chất, trong khi các nước trong khu vực chỉ có khoảng từ
400 đến 600 hoạt chất như Thái Lan và Malaysia và 630 loại là ở Trung Quốc
(dẫn theo Lê Văn).
Theo Thường Vũ Dũng (2015), hiện nay mỗi năm nước ta nhập
khẩugần 1.000 tấn thuốc BVTV, chưa kể một số lượng không nhỏ nhập
lậu.Tạicác vùng sản xuất nông nghiệp, số lượng thuốc BVTV không rõ xuất
xứ, lưu hành trôi nổi khá phổ biến. Một số nhà sản xuất không tuân thủ các
quy định an toàn về thành phần, liều lượng hoặc sản xuất thuốc tăng độc tính,
hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh. Ở nhiều vùng, chính quyền chưa thật sự
quan tâm, người nông dân chưa được trang bị đầy đủ kiến thức để phòng,
tránh những tác hại do sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng thuốc BVTV
trong sản xuất nông nghiệp.
- Một số tồn tại trong sử dụng HCBVTV ở nước ta:

+Mạng lưới SXKD thuốc BVTV tăng nhanh và khó kiểm soát:Theo số
liệu của cục BVTV, đến năm 2010 cả nước có trên 200 công ty SXKD thuốc
BVTV, 93 nhà máy, cơ sở sản xuất thuốc và 28.750 cửa hàng, đại lý buôn bán
19


thuốc BVTV. Trong khi hệ thống thanh tra BVTV rất mỏng, yếu, cơ chế hoạt
động rất khó khan (1 thanh tra viên năm 2010 phụ trách 290 đơn vị sản xuất
buôn bán thuốc BVTV, 100.000ha trồng trọt sử dụng thuốc BVTV và 10 vạn
hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV).
+ Sử dụng thuốc quá nhiều, quá mức cần thiết: Chi cục BVTV Hà Nội
năm 2006 thông báo, 100% nông dân ngoại thành vẫn phun thuốc định kì để
tránh rủi ro, có tới 50% nông dân tự tiện tăng nồng độ lên gấp đôi. Ở thành
phố Hồ Chí Minh, nông dân ngoại thành phải phun 20-30 lần/vụ phun thuốc
BVTV đối với rau cải bắp.Một kết quả điều tra năm Bùi Phương Loan (2010)
ở vùng rau đồng bằng sông Hồng cho thấy số lần phun thuốc BVTV từ 26-32
lần (11,1 - 25,6 kg/ha) trong 1 năm. Số lần phun như trên là quá nhiều, có thể
giảm 45 - 50% (Ngô Tiến Dũng, Nguyễn Huân, Trương Quốc Tùng, 2010).
+ Sử dụng thuốc khi thiếu hiểu biết về kỹ thuật: Theo Đào Trọng Ánh
(2002), chỉ có 52,2% cán bộ kỹ thuật nông nghiệp - khuyến nông cơ sở hiểu
đúng kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tỷ lệ này ở người bán thuốc là
33% ở nông dân 49,6%.
+ Sử dụng thuốc quá liều lượng khuyến cáo, tùy tiện hỗn hợp khi sử
dụng: Kết quả điều tra năm Đào Trọng Ánh(2002) chỉ có 0 - 26,7% nông dân
sử dụng đúng nồng độ liều lượng thuốc trên rau, trong khi đó có nhiều
nôngdân tăng liều lượng lên gấp 3 - 5 lần. Họ tăng lượng dùng, số lần phun và
phối trộn các loại thuốc với nhau với kì vọng loại thuốc mới có phổ tác động
rộng
trừ đồng thời nhiều loại sâu bệnh và nâng cao hiệu quả của thuốc.
+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không tuân thủ thời gian cách ly: Hầu

hết những người trồng rau chỉ dùng thuốc trừ sâu mà không quan tâm tới thời
gian cách ly để bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh thực phẩm. Cục BVTV
(2010) thông báo, trên diện rộng còn tới 10,22% nông dân không đảm bảo
thời gian cách ly.
+ Coi trọng lợi ích lợi nhuận hơn tác động xấu đến môi trường, sức
khỏe cộng đồng:Năm 2010, Cục BVTV cho biết tại Vĩnh Phúc, Hà Nội còn
20


5,19% số hộ dùng thuốc cấm, ngoài danh mục, 10,22% không đúng thời gian
cách ly, 51% không thực hiện theo khuyến cáo của nhãn.
1.2.5. Kỹ thuật sử dụng HCBVTV cho một số cây rau
Thông tư số 21/2015 của Bộ NN&PTNTcũng hướng dẫn kỹ thuật sử
dụngthuốc BVTV. Sử dụng theo 4 đúng:
- Đúng thuốc :Căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng, nông
sản cần được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng.
- Đúng lúc: Dùng thuốc khi sinh vật còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn
dễ mẫn cảm với thuốc, thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện, trước khi bùng
phát thành dịch. Phun trễ sẽ kém hiệu quả và không kinh tế.
- Đúng liều lượng, nồng độ: Đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc, đảm bảo
đúng liều lượng hoặc nồng độ pha loãng và lượng nước cần thiết cho một đơn
vị diện tích. Phun nồng độ thấp làm sâu hại quen thuốc, hoặc phun quá liều sẽ
gây ngộ độc đối với cây trồng và làm tăng, tính kháng thuốc.
- Đúng cách: Tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kỹ thuật
cũng như nơi xuất hiện dịch hại mà sử dụng cho đúng cách. Nên phun thuốc
vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu phun vào buổi trưa, do nhiệt độ cao, tia tử
ngoại nhiều làm thuốc nhanh mất tác dụng, thuốc bốc hơi mạnh dể gây
ngộ độc cho người phun thuốc. Nên đi trên gió hoặc ngang chiều gió. Nếu
phun ở đồng xa nên đi hai người để có thể cứu giúp nhau khi gặp nạn trong
quá trình phun thuốc.

Ngoài “4 đúng” cần thêm nguyên tắc “4 không” trong việc quản lý và sử
dụng thuốc BVTV. Theo đó, bà con không nên sử dụng những loại thuốc quá
độc, không sử dụng thuốc lâu phân hủy, không sử dụng các loại thuốc có
lượng hoạt chất sử dụng quá cao và không dùng quá liều quy định.Ví dụ khi
sử dụng thuốc BVTV trên rau thì không nên dùng các thuốc BVTV nhóm clo,
nhóm lân, tuyệt đối không nên dùng thuốc cấp độc I. Cùng đó, thuốc BVTV
khi phun vào môi trường sẽ bị phân hủy dần dần do các tác động của mặt trời,
hoạt động sinh hóa trong cây trồng, nhiệt độ, vi sinh vật,… cho đến khi hoàn
toàn không còn chất độc nữa. Tuy nhiên tốc độ phân hủy nhanh hay chậm tùy
21


thuộc vào từng loại thuốc. Ví dụ cũng trên cây rau, nên sử dụng các thuốc
nhanh phân hủy như thuốc vi sinh (BT, NPV,…) thảo mộc (Rotenon,
Nicotine, Neem,…), cúc tổng hợp (Baythroid, Cyperan, ) để hạn chế dư lượng
thuốc BVTV còn lại sau thu hoạch. Không nên dùng các nhóm thuốc thuộc
nhóm clo hữu cơ và lân hữu cơ trên rau.
Theo Trung tâm khuyến nông Quốc gia(2014) BVTV cho rau bắp cải
an toàn cần thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM).
- Nếu có nhiều sâu tơ và rệp, sử dụng luân phiên giữa các nhóm thuốc:
thuốc sinh học (BT, Delfin 32 BIU, Dipel 3.2WP, Aztron 700 DBMU, Xentari
35 WDG...); thuốc hoá học (Sherpa 20 EC, Atabrron 5EC, Regent 800WG,
Pegasus 500SC) và thảo mộc (HCĐ 95 BTN, Rotenone, Nembon A-EC,
Nimbecidin 0,03EC...) để tránh sự quen thuốc của sâu. Khi xuất hiện các bệnh
sương mai, thối nhũn, nhổ bỏ cây bị bệnh, vệ sinh đồng ruộng tránh lây lan.
- Ngừng phun thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch 20 ngày.
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội (2015), đối với cây súp lơ, sâu hại chủ
yếu là sâu xám, sâu xanh, sâu bọ nhảy, sâu tơ. Khi có sâu bệnh thì dùng các
loại thuốc cho phép để phòng trừ như Sherpa 25EEC, Regent 5,10mg,
Ridomil MZ 72WP, Score 250EC, BT 3%... Sử dụng theo khuyến cáo trên

nhãn bao bì. Khi cây có hoa chỉ nên dùng các loại thuốc trừ sâu sinh học. Nên
ngừngphun thuốc 15 ngày trước khi thu hoạch.
1.2.6 Ảnh hưởng của HCBVTV đến môi trường sinh thái
Theo Nguyễn Minh Phương (2015), hiện nay nhiều người nông dân
chỉ chăm chú xem thuốc có diệt trừ được dịch hại hay không mà ít chú ý đến
yêu cầu về an toàn trong khi sử dụng, đãdẫn đến nhiều vụ ngộ độc khi sử
dụng thuốc BVTV, nhiều vụ ô nhiễm nông sản và môi trường. Khi phun thuốc
trừ sâu, bệnh, cỏ dại, thuốc sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt thực vật
được phun (thân, lá, trái cây, mặt đất, mặt nước) và một lớp chất lắng của
thuốc có những biến đổi gọi là dư lượng của thuốc; một phần khác là dung
môi, chất mang tải và các phụ da khác. Dư lượng của các loại hóa chất BVTV
có thể tồn tại trên mặt đất hoặc di chuyển xuống các lớp đất sâu, được rửa trôi
22


xuống các mương, ao, hồ, sông hoặc xâm nhập các mạch nước ngầm làm ô
nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Đặc biệt là Thuốc
trừ sâu là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước và
không khí.
1.3 Tổng quan về sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới
Theo thống kê của FAO (2008): Năm 1980, toàn thế giới sản xuất được
375 triệu tấn rau, năm 1990 là 441 triệu tấn, năm 1997 là 596,6 triệu tấn và
đến năm 2001 là 678 triệu tấn. Riêng cải bắp và cà chua sản lượng tương ứng
là 50,7 triệu tấn và 88,2 triệu tấn với năng suất tương ứng 24,4 tấn/ha. Riêng
Châu Á có sản lượng rau hàng năm đạt khoảng 400 triệu tấn với mức tăng
trưởng là 3% (khoảng 5 triệu tấn/năm). Trong số các nước đang phát triển thì
Trung Quốc có sản lượng cao nhất đạt 70 triệu tấn/năm, Ấn Độ đứng thứ 2
với sản lượng rau là 65 triệu tấn/năm (Trần Khắc Thi, 2005).
1.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau tại Việt Nam

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê (2012), diện tích trồng rau cả nước
ước tính đạt khoảng 823.728 ha (tăng 103,7% so với năm 2011), năng suấtước
tính đạt 170 tạ/ha (tăng 102% so với năm 2011), sản lượng ước đạt 14,0triệu
tấn (tăng 106% so với năm 2011); trong đó miền Bắc diện tích ước tính đạt
357,5 nghìn ha, năng suất ước tính đạt 160 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 5,7
triệu tấn, miền Nam diện tích ước tính đạt 466,2 nghìn ha, năng suất dự kiến
đạt 178 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 8,3 triệu tấn. Năm 2014 sản lượng rau
nước ta đạt 15,4 triệu tấn, tăng 792 nghìn tấn so với năm 2013.
Bảng 1.6: Diện tích gieo trồng rau năm 2011-2012
ĐVT: ha
Khu vực

Năm 2011

Năm 2012

794.243
302.808
127.808
90.293
21.897

823.728
357.551
159.7690
94167
9.161

Cả nước
Miền Bắc

ĐBSH
Đông Bắc
Tây Bắc
23


Bắc Trung Bộ
Miền Nam
DH Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐBSCL

84.667
94.454
491.435
466.177
62.651
64.809
123.859
87.361
83.105
67.768
221.819
246.240
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012

Theo nhận định của Bộ Công thương (2013), mặt hàng rau quả phải
đến năm 2015 mới có khả năng đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD/năm. Từ
năm 2007 trở lại đây, việc xuất khẩu mặt hàng này bắt đầu khởi sắc khi tốc độ

tăng trưởng nhanh hơn bình quân 20-25%/năm. Nếu như năm 2007 kim ngạch
xuất khẩu chỉ đạt 305 triệu USD, thì đến năm 2012 tăng lên 770 triệu USD.
Những tháng đầu năm 2013 kim ngạch xuất khẩu đạt 187 triệu USD, tăng
10% so với cùng kỳ năm 2012 (VOV, 2013).
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2014, hàng rau quả
của Việt Nam được xuất khẩu sang 13/15 thị trường khu vực Trung Đông với
tổng kim ngạch đạt 40,9 triệu USD. Riêng xuất khẩu sang 6 thị trường GCC –
Hội đồng hợp tác vùng Vịnh đạt kim ngạch 31,9 triệu USD, chiếm 78% kim
ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Đông (Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á,
Nam Á, 2015).
1.4. Mối quan hệ hữu cơ giữa khu hệ giun đất và cây trồng
1.4.1 Khái niệm giun đất
Theo Edwards & Bohlen (1996), giun đất là tên thường gọi cho một
nhóm loài động vật sống chủ yếu trong đất (terrestrial) và một số ít sống bán
thủy sinh (semiaquatic) thuộc lớp giun ít tơ (Oligochaeta) và ngành giun đốt
(Annelida) (dẫn theo Nguyễn Thanh Tùng, 2013)
Giun đất thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt có nhiều mùn hữu
cơ. Chúng có vai trò to lớn đối với ngành nông nghiệp do chúng làm đất tơi
xốp và tăng độ phì nhiêu của đất, làm thức ăn cho nhiều loài vật nuôi,…

24


1.4.2 Vai trò của giun đất đối với kết cấu và sự phát triển cây trồng
Theo Nguyễn Như Hà (2010), vai trò của giun đất đối với đất trồng thể
hiện:
- Giun đất là nhóm động vật đất tham gia rất tích cực và thường xuyên
vào quá trình hình thành đất trồng trọt.
- Giun đất vận chuyển các sản phẩm thực vật từ trên mặt đất xuống lớp
đất sâu, đào hang làm cho đất thoáng, tạo điều kiện cho các sinh vật khác sinh

trưởng và phát triển.
- Đẩy nhanh quá trình tạo mùn và khoáng hóa các chất hữu cơ thành
các chất dinh dưỡng khoáng, tăng độ phì của đất góp phần cải tạo đất.
Theo Kees Jan van Groenigen và Hannah Vos (2014), trung bình sự
hiện diện của giun đất làm tăng 25% sản lượng cây trồng và 23% sinh khối
dưới đất. Giun đất làm tăng sản lượng cây trồng bằng cách làm tăng lượng
nitơ sẵn có cho cây. Phân giun là loại phân bón thiên nhiên giàu dinh dưỡng
có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của cây trồng (dẫn theoPhysorg, 2014).
1.5Những nghiên cứu về giun đất trên thế giới và tại Việt Nam
1.5.1 Những nghiên cứu về giun đất trên thế giới
Theo Paul Henning Krogh (1995), có rất nhiều nghiên cứu về tác động
của thuốc trừ sâu lên động vật đất. Trong số các sinh vật đất được nghiên cứu
thì tùy từng nhóm có các phản ứng khác nhau với các loại thuốc trừ sâu khác
nhau.Chảng hạn thuốc diệt nấm không cho thấy ảnh hưởng đến lớp hình nhện
(Arachnida), kiến (Fornicade), giun tròn (Nematode) mà ảnh hưởng đến giun
ít tơ (Lumbricidae) và giun trắng (Enchytraeidae). Còn thuốc diệt côn trùng
lại có ảnh hưởng đến giun ít tơ, bọ nhảy (Collembola) và lớp hình nhện (dẫn
theo Nguyễn Thanh Tùng 2013).
Theo Elzbieta Chudzicka (1994) trong môi trường bị tác động, cấu trúc
loài ưu thế, nhìn chung được đặc trưng bởi việc tăng đại diện của các loài ưu
thế (thường chỉ có 1 hoặc 2 loài) và sự giảm đồng thời các loài đại diện còn
lại.Khi môi trường bị tác động mạnh hơn, một tỉ lệ đáng kể các loài với số
lượng cá thể nhỏ bé bị biến mất. Trong những quần xã như vậy, chỉ có các
25


×