Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ THỬ NGHIỆM XỬ LÍ CHẤT THẢI RẮN SẢN XUẤT TẠI LÀNG NGHỀ MỘC NGỌC THAN XÃ NGỌC MỸ, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THÀNH THAN SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 78 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ THỬ NGHIỆM XỬ LÍ CHẤT THẢI

RẮN SẢN XUẤT TẠI LÀNG NGHỀ MỘC NGỌC THAN
XÃ NGỌC MỸ, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
THÀNH THAN SINH HỌC "

Người thực hiện

: ĐẶNG THỊ LỆ THU

Lớp

: K57 - MTE

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: TS. ĐINH HỒNG DUYÊN

Hà Nội – 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa hề được sử dụng cho một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận tốt
nghiệp này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2014.
Người cam đoan

Đặng Thị Lệ Thu

2

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy
cô giáo trong khoa Môi Trường – trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, các
bác, các cô chú, các anh chị ở nơi thực tập cùng bố mẹ và bạn bè.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS.
Đinh Hồng Duyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn phòng Tài nguyên và môi trường huyện
Ứng Hòa và các hộ sản xuất trong làng nghề xã Quảng Phú Cầu đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã ủng
hộ, động viên và quan tâm trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Trong quá trình thực hiện đề tài này, do điều kiện về thời gian, tài
chính và trình độ nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên khi thực hiện đề
tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan
tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để Khóa luận tốt nghiệp
này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Sinh viên

Đặng Thị Lệ Thu

3

3


MỤC LỤC

4

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

5


BTNMT
BVTV
BVMT
CHC
CT
CRD
CTR
CV%
IBI

: Bộ Tài nguyên & Môi trường
: Bảo vệ thực vật
: Bảo vệ môi trường
: Chất hữu cơ
: Công thức
: Thiết kế thí nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên
: Chất thải rắn
: Độ biến động
: International Biochar Initiative

LSD0,05
RTSH
TSH
UBND
VSV

Sáng kiến than sinh học quốc tế
: Sai số thí nghiệm
: Rác thải sinh hoạt
: Than sinh học

: Ủy ban nhân dân
: Vi sinh vật

5


DANH MỤC BẢNG

6

6


7

7


Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề ở nông thôn Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Theo
thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có hơn 3000
làng nghề thủ công, trong đó có đến 40% làng nghề có tuổi đời trên 100 tuổi,
400 làng nghề truyền thống với 53 nhóm nghề, sản xuất ra khoảng 200 sản
phẩm thủ công khác nhau, trong đó nhiều sản phẩm nghề có lịch sử phát triển
hàng trăm năm (Phạm Sơn, 2015). Các nhóm nghề chính được nhiều người
biết đến như: Sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, dệt, mộc,
tranh dân gian, gỗ, đá, kim khí. Trong đó có rất nhiều làng nghề phát triển
mạnh và có những sản phẩm tạo nên thương hiệu nổi tiếng, có sức hấp dẫn

lớn: Gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội); Làng gốm Phù Lãng (Quế Võ, Bắc
Ninh), Đồ gỗ Đông Kỵ; Làng đá non nước (Đà Nẵng); Làng nghề vàng bạc
Châu Khê; Làng nghề Chạm Bạc Đồng Xâm; Gốm xứ Bình Dương... Sự phát
triển của làng nghề đang góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
các địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho cư
dân ở khu vực nông thôn. Cải thiện đời sống gia đình tận dụng nguồn lao
động lúc nông nhàn và góp phần vào công cụ xóa đói giảm nghèo, nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân.
Thôn Ngọc Than xã Ngọc Mỹ huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội là
một làng nghề mộc có truyền thống lâu đời cách đây hơn 100 năm và phát
triển theo hình thức cha truyền con nối. Làng nghề nổi tiếng với nhiều sản
phẩm thủ công mỹ nghệ như giường, bàn ghế, tủ, sập, đồ thờ, nhà cổ, đình
chùa… Sự phát triển của làng nghề tiểu thủ công nghiệp đã có những đóng
góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương, giải quyết việc
làm cho một bộ phận của người dân. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích
8

8


cực đó việc phát triển làng nghề mộc lại tồn tại những ảnh hưởng xấu đến
chất lượng môi trường làng nghề đặc biệt là ô nhiễm bụi và tiếng ồn…Chất
thải rắn (CTR) từ hoạt động làng nghề như: vỏ bào, mùn cưa, dăm đục…
đây là những chất thải rắn khó phân hủy sinh học, chưa có biện pháp xử lý
triệt để nên gây ra rất nhiều vấn đề về môi trường trong khu vực làng nghề,
ảnh hưởng tới mỹ quan cũng như sức khỏe cộng đồng tại địa bàn và các
khu lân cận.
Than sinh học được sản xuất từ chất hữu cơ có hàm lượng Cacbon tổng
số cao: bào cưa, mùn cưa…Than sinh học còn được gọi là phân bón thế hệ
mới, cải thiện độ phì nhiêu cho đất, chống lại các tác động xấu của thời

tiết, xói mòn đất, làm tăng sản lượng cây trồng và giải quyết được nguồn
phế phẩm ngành nông nghiệp. Than sinh học không chỉ cải tạo đất mà còn
được dùng như một loại chất đốt thay cho than đá, đầu mỏ đang có nguy cơ
cạn kiệt. Than sinh học làm vật liệu xử lý nước ô nhiễm, nước nhiễm kim
loại nặng. Tại Nhật Bản TSH được cấy thêm vi sinh vật để xử lý chất thải
nhà vệ sinh, bảo vệ môi trường. Than sinh học góp phần giảm hiệu ứng nhà
kính. Theo dự báo của IBI sử dụng TSH có thể giảm hấp thụ 2,2 tỷ tấn
cacbon/năm vào năm 2050.Từ những giá trị và lợi ích mà than sinh học
mang lại, đồng thời cũng là một hướng mới trong tận dụng phế phẩm, hạn
chế phát thải gây ô nhiễm môi trường, chính vì thế tôi tiến hành chọn đề
tài:” Đánh giá hiện trạng và thử nghiệm xử lí chất thải rắn sản xuất tại làng
nghề mộc Ngọc Than Xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
thành than sinh học”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng CTR sản xuất của làng nghề mộc Ngọc Than xã
Ngọc Mỹ.
- Xử lí CTR sản xuất thành TSH và nghiên cứu một số tính chất và
thành phần của TSH
9

9


1.3. Yêu cầu nghiên cứu
- Điều tra và xác định được khối lượng CTR sản xuất của làng nghề,
hình thức quản lý và xử lý.
- Tạo ra được TSH từ CTR sản xuất làng nghề và xác định được một
số tính chất, thành phần của TSH

10


10


Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về làng nghề mộc Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề mộc
Các nghề thuộc gia công chế biến sản phẩm từ gỗ - gọi chung là nghề
mộc.
Nghề mộc ở Việt Nam đã ra đời từ xa xưa. Nhiều dân tộc vùng núi phía
Tây Bắc – Việt Bắc nước ta từ lâu đã ở trong những nhà sàn nhỏ bằng gỗ và
tre nứa đan ghép. Các dân tộc Tây Nguyên cũng sống trên các loại nhà rông
bằng những cây gỗ to nguyên khối và cao lớn. Dân tộc kinh ở miền Trung,
miền Bắc có kiểu nhà gỗ ba gian với nhiều đồ dùng hàng ngày bằng gỗ như
phản gỗ để nằm nghỉ, khung cửi, chày cối, đũa bát gỗ….
Nghề mộc nước ta bắt đầu tựu hình vào thế kỉ thứ X, bắt đầu từ thời
nhà Đinh, sau khi vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân lập nên nước Đại
Cồ Việt.
Theo sử sách còn ghi lại, ông tổ của Nghề Mộc là Ninh Hữu Hưng.
Ninh Hữu Hưng (936-1020), quê ở thôn Chi Phong, xã Trường Yên, Hoa Lư,
tỉnh Ninh Bình.
Qua nhiều giai đoạn lịch sử, nghề mộc dần lan tỏa ra nhiều vùng miền
trong cả nước. Sau này có rất nhiều làng nghề mộc được hình thành tại từng
địa phương: Vạn Điền- Hà Nội, Chàng Sơn- Hà Nội, La Xuyên- Nam Định,
Vĩnh Đồng- Vĩnh Phúc…
Ban đầu nghề mộc nước ta làm ra sản phẩm một cách thủ công, nguyên
liệu gỗ không qua xử lí, tạo hình sản phẩm cũng do bàn tay của người thợ.
Dần dần về sau này thì người thợ đã biết ứng dụng khoa học công nghệ, sử
dụng các máy móc hiện đại vào trong hoạt động sản xuất của mình để nâng

cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm.
11

11


2.1.2. Phân bố của làng nghề mộc
Đến năm 2014 cả nước có trên 400 làng nghề gỗ. Chủ yếu các làng
nghề tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng.
So sánh với các làng nghề khác, làng nghề gỗ có vai trò rất quan trọng
về kinh tế. Con số điều tra của Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ phát triển các
Làng nghề Thủ công truyền thống Việt Nam (HRPC) năm 2014 cho thấy, mặc
dù số lượng làng nghề gỗ chỉ chiếm dưới 10% trong tổng số làng nghề của cả
nước, giá trị xuất và tổng doanh thu của các làng nghề gỗ chiếm tới 50% tổng
giá trị của 6 nhóm làng nghề được điều tra. Nhiều làng nghề gỗ có sản phẩm
xuất khẩu. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của các làng nghề gỗ đạt 200
triệu USD, tương đương với 25% tổng số kim nghạch của tất cả các làng nghề
Việt Nam (HRPC, 2014). Hiện các làng nghề gỗ cung cấp tới trên 80% đồ gỗ
nội thất và đồ gỗ xây dựng cho thị trường nội địa. Với lượng lao động dồi dào
(trên 300.000 lao động), làng nghề gỗ đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều
lao động địa phương.
Bảng 2.1: Phân bố các làng nghề chế biến gỗ năm 2014
Vùng phân bố
Đồng bằng sông hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ

Đồng Bằng sông Cứu Long
Tổng
( Nguồn: HRPC, 2014)

Số lượng
150
60
28
50
30
35
18
32
403

Làng nghề sử dụng nhiều sản phẩm gỗ đầu vào khác nhau, bao gồm gỗ
tròn, gỗ xẻ, các loại ván nhân tạo. Các loại gỗ nguyên liệu này được cung cấp
từ nguồn trong nước và nhập khẩu.
Các làng nghề này sử dụng một lượng gỗ nguyên liệu tương đối lớn để
12

12


sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Năm 2014,
các làng nghề chế biến gỗ ở Đồng Bằng Sông Hồng sử dụng trên 221.600 m 3
gỗ trong tổng số 305.600 m3 gỗ của tất cả các làng nghề cả nước (HRPC,
2014). Nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 20%, phần còn lại
(80%) được nhập khẩu từ nước ngoài (HRPC, 2014)
2.1.3. Hiện trạng môi trường làng nghề mộc

Đồ gỗ mỹ nghệ là mặt hàng truyền thống đã phát triển mạnh trong
những năm gần đây. Nhiều làng nghề đã trở nên nổi tiếng vì những sản phẩm
đồ gỗ mỹ nghệ của họ như đồ gỗ tại làng Đông Kỵ, Đồng Quang (Bắc Ninh),
Ngọc Than (Quốc Oai,Hà Nội), Vân Hà (Đông Anh,Hà Nội), Vạn Điểm (Hà
Tây)…Nhiều làng nghề đã xuất khẩu được sản phẩm sang Châu Âu, Trung
Quốc,…nhìn chung đời sống của dân làng nghề khá cao so với làng nghề
thuần nông, với nhiều nhà cao tầng, xe máy, ô tô, tiện nghi đắt tiền…tuy
nhiên bên cạnh đó còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập đến môi trường.
Vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất gỗ là bụi và tiếng
ồn. Hơn nữa các xưởng sản xuất nằm ngay trong từng hộ gia đình nên ảnh
hưởng rất nhiều đến sức khỏe người dân. Vấn đề bức xúc của người dân tại
các làng nghề mộc chính là ô nhiễm tiếng ồn, bụi, hơi dung môi và nhiệt.
Tiếng ồn phát sinh từ các máy xẻ gỗ, máy cưa, máy tiện, máy bào, máy phun
sơn,…Tiếng ồn đo được đều vượt 85dBA, cá biệt tại khu vực làm việc bên
cạnh máy móc tiếng ồn vượt 95dBA. Do đặc thù là làng nghề nên nơi sản
xuất và nhà ở gắn liền nhau, điều này làm cho người công, nông dân và gia
đình họ phải chịu đựng tiếng ồn lớn cả những lúc nghỉ ngơi. Có nhiều gia
đình mức tiếng ồn đo được trong phòng khách, phòng ngủ lên tới 78dBA,
vượt tiêu chuẩn (TCVN 26:2010 BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về
tiếng ồn, mức tiếng ồn cho phép: từ 6-21h: 55dBA). Mặt khác do không gian
chật hẹp, không có vùng đệm nên tiếng ồn mà cơ sở sản xuất này gây nên cho
khu vực xung quanh là khá cao, tại nhiều vị trí trước của nhà, mức ồn lên tới
13

13


80-82dBA.
Bụi tại các làng nghề mộc phát sinh trong quá trình vận chuyển và gia
công sản phẩm. Tại một số làng nghề mộc nồng độ bụi đo được như sau:

Bảng 2.2: Nồng độ bụi đo được tại một số làng nghề mộc
STT Làng nghề mộc
Nồng độ bụi
1
Bích Chu (Vĩnh Phúc)
4,8-24,5
2
Minh Tân (Vĩnh Phúc)
2,5-18,5
3
Đồng Kỵ (Bắc Ninh)
1,2-9,8
4
Chàng Sơn (Hà Tây)
4,7-8,3
(Nguồn: Báo cáo tổng kết đề tài KH&CN cấp nhà nước, 2008)
Theo điều tra khảo thì ở làng nghề mộc Bắc Hồng-Đông Anh. Qua
khảo sát tại 3 hộ ở làng nghề, thấy môi trường không khí đã bị ô nhiễm bụi từ
các hộ sản xuất. Bụi PM10 vượt TCCP từ 2,6-19 lần, bụi TSP vượt TCCP từ
1,8-18,5 lần. Làng nghề đồ mỹ nghệ Đồng Kỵ khảo sát tại một hộ gia đình
cho thấy, bụi PM10 vượt 7,8 lần TCCP, bụi TSP vượt 3,7 lần TCCP, tiếng ồn
vượt 1,1 lần TCCP (Đặng Kim Chi, 2008).
Nồng độ dung môi hữu cơ tương đối cao tại các bộ phận sơn hoàn
thiện sản phẩm, do đặc thù sản xuất tại hộ gia đình có mặt bằng chật nên bộ
phận sơn thường được bố trí ngoài trời là chính, khả năng phát tán dung môi
hữu cơ ra môi trường xung quanh là rất lớn. Nhìn chung so với tiêu chuẩn vệ
sinh lao động (TCVS3733:2002/BYT), các yếu tố ô nhiễm đều có giá trị thấp
hơn bằng hoặc cao hơn. Tuy nhiên đa số các cơ sở sản xuất ở các làng nghề
nằm ngay trong khu vực dân cư nên so với tiêu chuẩn áp dụng cho khu dân cư
thì lại cao hơn từ 10-20 lần.

Nghiên cứu của sở tài nguyên môi trường Hải Phòng về làng nghề sản
xuất chế biến gỗ tại phường Quán Trứ, quận Kiến An cho thấy làng nghề này
đã có dấu hiệu ô nhiễm mùi và hóa chất. Ngoài ra tại các khu vực sản xuất giá
trị tiếng ồn đo đươc đều rất cao do tiếng máy cưa, máy xẻ, máy bào, máy
phay…gây ra.

14

14


Bảng 2.3: Kết quả phân tích mẫu khí tại làng Quán Trứ
STT

Cơ sở sản xuất
Nguyễn Văn Duy

Bụi gỗ
Mg/m3
5,6

Xăng
Mg/m3
9

Toluen
Mg/m3
38,5

Xylen

Mg/m3
28,6

1
2

Nguyễn Duy Hiển

2,5

11,1

23,6

49,3

3

Phan Quang Sơn

1,8

17,2

25,7

31,4

4


Cửa nhà ông Yên

0,29

1,1

0,4

KPHD

5

Của nhà ông Vân

0,23

2,7

0,43

0,07

-

300

100

100


TCVS3733: 2002/QD-BYT

(Nguồn: Báo cáo tổng kết đề tài KH&CN cấp nhà nước, 2008)
Kết quả khảo sát cho thấy, hàm lượng dung môi hữu cơ, hơi xăng bên
ngoài khu vực sản xuất tại làng nghề La Xuyên lên tới 26 mg/m 3 (Báo cáo
tổng kết KH&CN cấp nhà nước KC, 2008).
Do ô nhiễm như vậy, tại các làng nghề sản xuất gỗ người thường mắc
các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da. Theo kết quả nghiên cứu của viện
vệ sinh dịch tể trung ương 2014, người lao động tại các làng nghề sản xuất đồ
mỹ nghệ có tỷ lệ mắc bệnh hoặc xuất hiện các triệu chứng bệnh kể trên cao
hơn so với người thuần nông sống trong khu vực làng nghề.
Bên cạnh đó do đặc trưng sản xuất, chất thải rắn phát sinh lượng lớn
và có ngay từ khâu sơ chế gỗ, đánh bóng, hoàn thiện sản phẩm. Chất thải
rắn sản xuất chủ yếu là mẫu gỗ, mùn cưa, thùng sơn, thùng vecni…
Bảng 2.4 : Thành phần chất thải rắn sản xuất làng nghề mộc
Stt
1
2

Công đoạn
Xẻ gỗ

Chất thải rắn sản xuất
-Bụi

Pha gỗ

-Mùn cưa
-Bụi
-Mùn cưa


3
15

Bào thẳng, lấy mực

-Gỗ vụn
-Bụi
15


4

Đục cắt mộng

-Phôi bào
-Bụi
-Phôi khoan

5

Ghép

-Gỗ vụn
-Bụi
-Vụn gỗ

6

Làm phẳng,tạo hình


-Hơi keo cồn
-Bụi
-Mùn trà

7

Chồng

-Giấy giáp thải
-Bụi
-Mùn trà

8

16

Hoàn thiện sản phẩm

-Gỗ vụn
-Hơi sơn, vecni

16


2.2. Tổng quan về chất thải rắn làng nghề
2.2.1. Một số khái niệm
Chất thải là vật chất được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (Luật bảo vệ môi trường, 2014).
Chất thải rắn (CTR) làng nghề là vật chất được thải ra từ hoạt động sản

xuất của các làng nghề. (Luật bảo vệ môi trường 2014).
Chất thải rắn (CTR) là chất thải ở thể rắn phát thải từ hoạt động sản
xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ, hoặc các hoạt động khác
(Luật bảo vệ môi trường, 2014).
Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản
xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác
(Nghị định số 59/2007/NĐ-CP).
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy,
dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác
(Luật bảo vệ môi trường, 2014).
Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải (Luật bảo vệ môi
trường, 2014).
Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu
giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận (Nghị định số 59/2007/NĐCP).
2.2.2 Nguồn gốc phát sinh, phân loại và thành phần
2.2.2.1 Nguồn gốc phát sinh
+ Các nguồn chủ yếu phát sinh phát sinh CTRSH bao gồm: Từ các khu
dân cư, các trung tâm thương mại cơ quan công sở, trường học, các công trình
công cộng, từ các dịch vụ, đô thị, từ các khu công nghiệp, nông nghiệp…

17

17


Cơ quan, trường học

Nhà dân, khu dân cư


Chợ, bến xe, nhà ga

Giao thông, xâydựng

CTRSH

Chính quyền địa phương

Bệnh viện, cơ sở y tế

KCN, nhà máy,xí nghiệp

Hình 2.1: Các nguồn phát sinh rác thải tại Việt Nam
(Nguồn: Trần Thị Mỹ Diệu, Nguyễn Trung Việt, 2007)
+ CTR sản xuất được sinh ra từ quá trình sản xuất sản phẩm, riêng với làng
nghề gỗ, CTR được sinh ra chủ yếu từ quá trình đục, phay, bào, xẻ gỗ, sơn…
2.2.2.2. Phân loại chất thải rắn
Theo báo cáo Môi trường quốc gia 2014 về chất thải rắn, qui định:
CTR làng nghề bao gồm CTR sinh hoạt và CTR sản xuất.
+ Phân loại CTR sinh hoạt
Bảng 2.5: Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Nhóm
Nhóm 1
Nhóm 2

Loại
Nhóm rác hữu cơ
Nhóm có khả năng tái
chế, tái sử dụng


Thành phần
Thực phẩm thừa, cành, lá cây...
Gồm các vật liệu có thể thu hồi để tái
chế như: giấy, bìa cactoon, sắt, thép,
vỏ chai, nhựa, thủy tinh...
Bóng đèn huỳnh quang, acquy, pin
hỏng...
Các loại còn lại

Nhóm 3

Nhóm rác nguy hại

Nhóm 4

Nhóm rác không
thuộc các nhóm trên
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2014)

+ Phân loại CTR sản xuất
- CTR sản xuất được phân thành 2 loại chính: CTR sản xuất nguy hại và
CTR sản xuất thông thường.

18

18


-


Chất thải rắn nguy hại (gồm cả CTR và chất thải lỏng) tùy thuộc vào đặc điểm
của chúng bao gồm: các loại hóa chất dễ gây phản ứng, các chất dễ cháy, nổ
hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan… có thể gây
nguy hại tới con người, động vật và tới môi trường (Quyết định số 23/QĐBTNMT, 2102).
+ Chất thải rắn thông thường: là những loại chất thải không có chứa các
chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác
thành phần.
2.2.3. Ảnh hưởng của chất thải đến môi trường và con người
Hiện nay, các chất thải phát sinh từ các làng nghề đang gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức khỏe người dân. Nguồn
gốc phát sinh chất thải chính từ đặc thù hoạt động của làng nghề như qui mô
nhỏ, manh mún, công nghệ thủ công, lạc hậu, không đồng bộ, phát triển tự
phát, chủ yếu phát triển theo nhu cầu của thị trường và sự thiếu hiểu biết của
người dân về tác hại của hoạt động sản xuất đến sức khỏe của chính bản thân
mình và những người xung quanh (Nguyễn Quang Hưng, 2012).



Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu
từ đốt nhiên liệu và sử dụng các nguyên vật liệu hóa chất trong dây chuyền
sản xuất.
Tùy thuộc tính chất của từng loại làng nghề mà loại ô nhiễm môi trường
cũng khác nhau. Chẳng hạn như, ở các làng nghề sản xuất mây, tre, đan…thì
tình trạng ô nhiễm không khí do phải sử dụng lưu huỳnh khi sấy nguyên liệu.
Với các làng nghề công nghiệp chất thải chủ yếu là khói bụi và khí độc (SO2,
NOx, CO2..).Với các làng nghề mộc chất thải chủ yếu là bụi của mùn gỗ và
tiếng ồn. Ngoài ra trong các quá trình phân hủy chất hữu cơ trong chất thải và
quá trình nấu chảy nguyên liệu cũng làm phát sinh ra các khí gây mùi khó


19

19


chịu như: Amoni (mùi khai), Hydrosunfur (mùi trứng thối), Mecaptan (mùi
hôi nòng), Amin (mùi cá ươn).


Ô nhiễm môi trường nước
Hiện nay, phần lớn chất thải tại các làng nghề đều thải thẳng ra ngoài
môi trường mà không qua bất kì một khâu xử lý nào. Đây chính là nguyên
nhân khiến cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tồi tệ hơn.



Chất thải rắn không đươc thu gom thải vào rạch, sông, hồ, ao làm tắc nghẽn
đường nước lưu thông, giảm diện tích của nước với không khí dẫn đến giảm



DO trong nước.
Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong môi trường nước gây mùi hôi thối, gây
phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy



thoái.
Chất thải rắn phân hủy và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành

màu đen, có mùi khó chịu.
Nước thải từ các làng nghề chứa một lượng lớn các vi trùng gây bệnh,
các kim loại nặng, các chất hữu cơ, các muối vô cơ hòa tan vượt quá tiêu
chuẩn môi trường nhiều lần. Nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm
cao (chất hữu cơ do trong rác có phân súc vật, thức ăn thừa; chất thải độc
hại từ các bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm)
nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước mặt và nước
ngầm gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.



Ô nhiễm môi trường đất
Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:



Chất thải chưa được thu gom hết hoặc bị rơi vãi trong quá trình thu gom, vận
chuyển. Trong chất thải có các thành phần độc hại như: thuốc BVTV, hóa
chất, VSV gây bệnh…. Chất thải có thể tích lũy trong đất trong thời gian dài



gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường.
Chất thải bị vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất không hợp vệ sinh,

20

20



không có các hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật
từ chất thải rắn dễ dàng thâm nhập vào đất làm thay đổi thành phần cấp hạt,
tăng độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh
dưỡng... làm cho đất bị thoái hóa.


Ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng
Các nguyên nhân gây bệnh:

-

Trong chất thải chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh như: E.Coli, Coliform,
giun, sán... Ruồi, muỗi đậu vào rác rồi mang theo các mầm bệnh đi khắp nơi.



Kim loại nặng: Chì, thủy ngân, crôm có trong chất thải không bị phân hủy



sinh học, mà tích tụ trong sinh vật, tham gia chuyển hóa sinh học.
Các khí độc hại phát sinh từ quá trình đốt chất thải ở các điều kiện không
thích hợp.
Người dân sống trong hoặc gần khu vực làng nghề thường mắc
các bệnh như là: Bệnh về da, bệnh phổi, phế quản, ung thư, sốt xuất huyết,
cảm cúm, dịch bệnh và các bệnh nguy hại khác. Các bệnh trên có thể gây ra
các tác động tức thời hoặc lâu dài.




Bệnh về da: Nếu không sử dụng thiết bị bảo hộ khi thu gom chất thải thì vi
khuẩn sẽ xâm nhập vào da và gây viêm da. Ngoài ra chất hữu cơ dễ bay hơi



cũng có thể gây viêm loét da.
Bệnh phổi, phế quản: Chất hữu cơ dễ bay hơi gây nguy cơ bị hen xuyễn nhất;
chảy nước mắt, mũi, viêm họng. Trường hợp ngộ độc nặng có thể gây nhức
đầu, nôn mửa. Về lâu dài có thể gây tổn thương gan và các cơ quan khác.
Ngoài ra khi tiếp xúc trực tiếp với chất thải còn gây ra bệnh xung huyết niêm



mạc miệng, viêm họng, lợi, rối loạn tiêu hóa.
Một số thành phần chất hữu cơ (CHC) dễ bay hơi trong chất thải có khả năng
gây ung thư như: benzen, styrene butadience gây ung thư máu; tiếp xúc trực



tiếp nhiều với CHC này có khả năng gây ung thư da, ung thư tinh hoàn.
Bệnh sốt xuất huyết: Chất thải là môi trường cho muỗi phát triển. Muỗi chích
sẽ gây nên bệnh sốt xuất huyết và lan truyền mầm bệnh đi khắp nơi. Bệnh này
21

21


gây nguy hiểm đến tính mạng, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử



vong.
Cảm cúm, dịch bệnh và các bệnh nguy hại khác: Chất thải chứa nhiều ruồi,
muỗi và vi trùng gây bệnh nên dễ bị dịch bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với chất
thải. Trầm trọng hơn trong những năm gần đây xuất hiện các “làng ung thư”
do ô nhiễm môi trường đặc biệt là sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm như ở Hà
Tây, Thạch Sơn, Nghệ An, Quảng Trị… do tiếp xúc và sử dụng nguồn nước
và môi trường ô nhiễm trầm trọng trong thời gian dài.



Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị
Chất thải rắn, đặc biệt là CTR sinh hoạt và CTR sản xuất nếu không
được thu gom, vận chuyển, xử lý kịp thời sẽ làm giảm mỹ quan đô thị.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do ý thức của người dân chưa cao. Tình
trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lòng đường, hè phố và mương rãnh hở vẫn
còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và ngập úng khi mưa.
2.3. Tổng quan về than sinh học
2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Vấn đề tiếp cận và nghiên cứu về TSH sản xuất từ các vật liệu hữu
cơ đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và đã đạt được những thành tựu
nhất định.
Trên thế giới, TSH là một trong những sản phẩm được đánh giá là có
tính ứng dụng cao trong đời sống. Theo dự báo của IBI (International Biochar
Initiative), việc sử dụng TSH có thể giúp hấp thụ 2,2 tỷ tấn carbon/năm vào
năm 2050. Trong nông nghiệp, thực nghiệm cho thấy sử dụng TSH làm tăng
sản lượng ngũ cốc, cải thiện độ phì nhiêu của đất và tăng khả năng giữ nước.
Mặc dù công nghệ TSH vẫn còn đang được nghiên cứu, một số nhà nghiên
cứu khẳng định rằng TSH có tiềm năng lớn về giảm thiểu biến đổi khí hậu
cùng với việc tạo ra các lợi ích xã hội, kinh tế và môi trường.
Tính kinh tế của TSH phần lớn phụ thuộc vào giá trị của các sản phẩm


22

22


sau khi đốt, sự có sẵn của nguyên liệu đầu vào và sự khác biệt trong chi phí
sản xuất. Hiện nay, quá trình tạo thành TSH đang được thực hiện chủ yếu ở
quy mô nhỏ tại các nước đang phát triển châu Phi, châu Á.
Tại đại học Georgia (Mỹ), Kỹ sư Brian Bibens là người đã thiết kế ra một
cỗ máy độc đáo có khả năng giải quyết những vấn đề lớn về môi trường, nhà
nghiên cứu phương thức tái chế cacbon đã chỉ ra TSH có độ xốp cao được tạo
nên từ chất thải hữu cơ. Vật liệu thô để sản xuất than sinh học có thể là các loại
chất thải từ sản xuất nông lâm nghiệp, hoặc chất thải động vật như các mảnh vụn
gỗ, các loại vỏ hạt ngũ cốc, vỏ hạt đậu, và thậm chí là cả phân gà.
Christoph Steiner, một trong những nhà khoa học hàng đầu nghiên cứu
về than sinh học bày tỏ kỳ vọng rằng việc sản xuất than sinh học còn mang lại
cho chúng ta cơ hội sản xuất năng lượng Cacbon.
Jeff Novak, nhà nghiên cứu về đất tại Trung tâm nghiên cứu đất, nước
và thực vật vùng đồng bằng ven biển ở Florence đã chỉ đạo nghiên cứu về khả
năng của các loại than sinh học khác nhau trong việc cải thiện đất cát tại vùng
ven biển Carolina và đất mùn phù sa miền Tây Bắc Thái Bình Dương do tro
núi lửa tạo thành.
Còn theo James Hansen, nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không và
Vũ trụ Mỹ (NASA) thì việc sử dụng than sinh học trên toàn thế giới có thể
giúp giảm lượng CO2 xuống khoảng 8 phần triệu trong vòng 50 năm tới.
Theo ông Danny Day, chủ tịch hội đồng quản trị của Eprida, một doanh
nghiệp tư nhân ở Athens, Georgia hiện đang khai thác các ứng dụng công
nghiệp cho việc phát triển than sinh học, thì trái đất hiện đang có 2 tỷ người
sống lang thang và có nguy cơ bị đe doạ trực tiếp từ sự biến đổi khí hậu. Họ

có thể kiếm tiền và việc làm bằng cách thu gom các chất thải hữu cơ, góp
phần giải quyết vần đề toàn cầu. Đồng thời, với việc này người nông dân cũng
có thể tạo nguồn thu từ sản xuất than sinh học.
Nghiên cứu của các chuyên gia sinh học thuộc trường Đại học
23

23


Tubingen, Đức đã chỉ ra rằng, việc bón than sinh học cho đất nông nghiệp làm
thay đổi thành phần và hoạt động của các vi sinh vật theo hướng giảm đáng
kể phát thải Nitơ oxit. Các kết quả nghiên cứu quan trọng không chỉ cho việc
sử dụng bền vững và hiệu quả hơn phân Nitơ, mà còn đưa ra biện pháp mới
giảm phát thải khí nhà kính trên toàn thế giới.
Những ưu thế của TSH đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu quan tâm cải
thiện công nghệ sản xuất TSH ngày càng tiên tiến. Hiện Mỹ đang dẫn đầu số
lượng đăng ký sáng chế (SC) về TSH với 43 SC. Trung Quốc đứng thứ 2 với
33 SC. Từ năm 2010 đến nay là giai đoạn phát triển số lượng các SC về TSH
với số lượng trung bình mỗi năm là 35 SC. Nhiều công ty của Mỹ có tên trong
các công ty dẫn đầu số lượng đăng ký SC về TSH như Cool planet Biofuel,
UT-Batelle, Avello Bioenergy… Các công ty Trung Quốc có ít số lượng sáng
chế hơn với trung bình mỗi công ty một sáng chế nhưng lại có rất nhiều công
ty công ty tại Trung Quốc đăng ký sáng chế về lĩnh vực này.
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, sản xuất TSH từ phế phụ phẩm nông nghiệp đang được
bà con nông dân ở nhiều nơi như huyện Từ Liêm, huyện Sóc Sơn (Hà Nội),
huyện Nam Sách (Hải Dương), Thành phố Hưng Yên (Hưng Yên)… ứng
dụng. Nhờ có phương pháp mới, phế phụ phẩm của nông nghiệp đã không
còn bị bỏ phí mà được làm thành TSH, phục vụ gieo cấy, trồng trọt. Bón TSH
khiến cây cối xanh tươi, phát triển tốt hơn, ít sâu bệnh, tăng khả năng chịu

hạn. Trong tương lai gần, mô hình sản xuất TSH này sẽ được triển khai rộng
rãi tại nhiều địa phương khác trong cả nước. Những lò đốt TSH có quy mô
lớn nếu được đặt tại các nơi thuận lợi để người nông dân sử dụng sau mỗi vụ
mùa thu hoạch sẽ rất hiệu quả.
Trong những năm gần đây, tác giả Mai Văn Trịnh của Viện Môi trường
nông nghiệp và ThS. Mai Thị Lan Anh giảng viên trường Đại học Khoa học –
Đại học Thái Nguyên đã có những công trình được công bố và thử nghiệm
24

24


đem lại hiệu quả, cụ thể là công trình “Đánh giá chất lượng than sinh học sản
xuất từ một số loại vật liệu hữu cơ phổ biến ở miền Bắc” của ThS. Mai Thị Lan
Anh đã nghiên cứu chất lượng của TSH sản xuất bằng các loại vật liệu hữu cơ
khác nhau và trong điều kiện đốt khác nhau để có thể đánh giá được loại vật
liệu và điều kiện tối ưu để sản xuất TSH cho chất lượng tốt để phục vụ cho các
nhu cầu khác nhau. Khác với nghiên cứu trên, TS. Mai Văn Trịnh là người đã
nghiên cứu rất nhiều về TSH sản xuất từ phế phẩm đồng ruộng, báo cáo
“Nghiên cứu sản xuất than sinh học từ rơm rạ và trấu để phục vụ nâng cao độ
phì cho đất, năng suất cây trồng và giảm phát thải khí nhà kính” được đăng
trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 3 đã chỉ ra tính
tích cực trong việc xử lý phế thải đồng ruộng mà không gây ô nhiễm môi
trường, phế phẩm được xử lý nhanh và có thể áp dụng trên quy mô rộng.
Từ ngày 2 đến ngày 6/9/2013 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã kết hợp
với Trung tâm công nghệ thực phẩm và Phân bón khu vực Châu Á Thái Bình
Dương đã tổ chức Hội thảo Quốc tế về chủ đề Than sinh học (Biochar).
Hội thảo được tổ chức với sự tham dự của hơn 40 nhà khoa học đến từ
các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Đài
Loan và các tổ chức, trường đại học và các Viện nghiên cứu của Việt Nam.

Hội thảo với chủ đề “International Workshop on Innovation in Biomass
Resources Use: Biomass to Biochar”, đây là nội dung mới được rất nhiều các
nhà khoa học quan tâm, đặc biệt là trong lĩnh vực Nông nghiệp và Môi
trường.
Hội thảo đã đạt được nhiều kết quả tốt với việc tìm ra hướng nghiên
cứu mới trong việc sử dụng các nguồn nguyên liệu hữu cơ để sản xuất than
sinh học và việc ứng dụng TSH trong việc cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của
đất cũng như phục vụ cho chiến lược dài hạn: “Xây dựng nền sản xuất nông
nghiệp cacbon thấp”.
2.3.3. Khả năng áp dụng sản xuất than sinh học đối với chất thải làng nghề
25

25


×