Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ ĐIỂM TỒN LƯU HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT HUYỆN ĐÔ LƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 72 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
-------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
‘‘ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ ĐIỂM TỒN LƯU
HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT HUYỆN ĐÔ LƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN’’

Người thực hiện

: Phạm Thị Vân Anh

Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà

Hà Nội,2016




HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
-------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
‘‘ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ ĐIỂM TỒN LƯU
HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT HUYỆN ĐÔ LƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN’’

Người thực hiện

: Phạm Thị Vân Anh

Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn


: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà

Địa điểm thực tập

: Bộ môn Công nghệ Môi trường

HàNội, 2016


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản
thânem đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, nhân dịp này emxin bày tỏ lòng biết ơn
với những sự giúp đỡ đó.
Đầu tiên, em xin cảm ơnBan giám hiệu cùng các thầy (cô) Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện cho em học tập trongthời gian qua. Em xin chân
thành cảm ơn Quý thầy (Cô) khoa Môi trường, bộ môn Công nghệ Môi trường
đã truyền dạycho em những kiến thức,kinh nghiệm quý báu.
Em xin cảm ơn Th.S Nguyễn Thị Thu Hà người đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khoá luận.Xin cảm ơn
anhTrần Minh Hoàng, chị Đặng Thanh Hương phòng thí nghiệm bộ môn Công
nghệ Môi trường đã hướng dẫn e trong quá trình thực hiện khóa luận.Cảm ơn
bạnTrần Thị Việt Anh, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Đăng Khoa, Nguyễn
Thị Hồng Nhung, Trần Thị Thùy Dương đã cùng đồng hành trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng cảm ơn gia đình, bạn bè luôn động viên, là chỗ dựa tinh thần
vững chắc cho em.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Người thực hiện


Phạm Thị Vân Anh

3


MỤC LỤC

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCFs

Hệ số tích luỹ sinh học

BVTV

Bảo vệ thực vật

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

DD

Liều lượng tiếp nhận hàng ngày (mg/kg.ngày)

DDD


Chất hữu cơ khó phân hủy(Dichlor Diphenyl Dichloroethlane)

DDE

Dichlor Diphenyldichloro Ethylene

DDT

Dichloro DiphenylTrichloroethane

HCBVTV

Hóa chất bảo vệ thực vật

HQ

Thương số rủi ro

HTX

Hợp tác xã

IR

Hệ số tiêu thụ thức ăn của đối tượng (mg/kg.ngày)

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TRV

Liều lượng tham chiếu cho một hóa chất và vật nhận

US.EPA

Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ

5


DANH MỤC BẢNG

6


DANH MỤC HÌNH

7


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia nhập khẩu và sử dụng nhiều hóa
chất bảo vệ thực vật (BVTV) để phục vụ phát triển nông nghiệp. Việc sử dụng

hóa chất BVTV cũng đã đem lại những thành công lớn nhất trong diệt trừ sâu
bệnh, bảo vệ mùa màng và phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên trong những
năm của thập kỷ 60 – 90, do sự hiểu biết về hóa chất bảo vệ thực vật
(HCBVTV) còn hạn chế, chỉ coi trọng về mặt tích cực của nó là phòng và diệt
dịch hại, xem nhẹ công tác môi trường, công tác quản lý còn lỏng lẽo nên để
lại nhiều kho. Cả nước có 15 tỉnh với 240 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực
vật, đang lưu giữ khoảng 217 tấn, 37.000 lít hóa chất BVTV và 29 tấn vỏ bao
bì (Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2007; Báo cáo hiện trạng môi
trường quốc gia, 2014). Hệ quả của việc sử dụng quá nhiều hóa chất BVTV
đã gây ra những tác động không nhỏ đến sức khỏe con người môi trường sinh
thái xung quanh. Theo Quyết định 1946: 2010/QĐ-TTg của Thủ tướng chính
phủ, đến năm 2015 cần có kế hoạch xử lý các điểm ô nhiễm nghiêm trọng và
đến năm 2020 cần giải quyết tất cả các điểm tồn lưu còn lại để đảm bảo đời
sống cho người dân.
Nghệ An là tỉnh có số lượng các điểm tồn lưu hóa chất BVTV cao nhất
cả nước (913 điểm), trong đó, huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An cũng là nơi còn
tồn tại nhiều điểm tồn lưu hóa chất BVTV, hầu hết các điểm tồn lưu này đã
trở thànhcác công trình công cộng, khu canh tác hay thậm chí làđất ở của
người dân. Hiện nay, để xử lý các điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do
Nông nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An đã tiến hành điều tra,
đánh giá nhiều địa điểm tồn lưu hóa chất. Công tác xử lý hiện nay mới chỉ
8


tiến hành ở một vài kho mang tính chất thí điểm, trên địa bàn toàn huyện Đô
Lương vẫn còn 20 kho thuốc mới chỉ được đánh giá ở mức sơ bộ đến chi tiết,
chưa có phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường. Tính đến 2020, tất
cả các kho thuốc này cần được tiến hành xây dựng phương án xử lý, cải tạo và
phục hồi môi trường.

Trong đó, khi đánh giá về mức độ ô nhiễm hiện nay người ta chỉ quan
tâm đến vấn đề nồng độ của hóa chất BVTV có nằm trong ngưỡng cho phép
hay không, chưa quan tâm đến phạm vi tồn lưu, các rủi ro do lan truyền, ảnh
hưởng của các kho thuốc đến hệ sinh thái và con người ở khu vực lân cận.
Điều này có thể dẫn đến việc bỏ sót các kho thuốccó nồng độ cao, khả
năngtiếp xúc với con người và hệ sinh thái vớimức độ lan truyền cao.
Chính vì vậy mà em tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá rủi ro môi
trường một số điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật ở huyện Đô Lương tỉnh
Nghệ An” nhằm đánh giá, phân tích những rủi ro của các điểm tồn lưu để
phân hạng nhu cầu xử lí.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá rủi ro môi trường của 3 kho thuốc tồn lưu hóa chất bảo vệ
thực vật trên địa bàn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An để phân hạng nhu cầu xử
lý, cải tạo, phục hồi môi trường ô nhiễm.

9


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.Hiện trạng tồn lưu hóa chấtbảo vệ thực vật
1.1.1. Hiện trạng tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam
Tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật là hiện tượng một lượng thuốc BVTV còn
lại do chưa được xử lí và phân giải hết. Trong những năm của thập kỷ 60-90 do sự
hiểu biếtvề HCBVTV còn hạn chế, chỉ coi trọng về mặt tích cực của nó là
phòng và diệt dịch hại. Mặt khác do chưa hiểu biết về mặt trái của HCBVTV,
xem nhẹ công tác môi trường, công tác quản lý còn lỏng lẽo nên để lại nhiều
kho, nền kho, địa điểm chôn vùi HCBVTV.
Tại Việt Nam: Theo thống kênhững tháng đầunăm 2015 cả nước còn tồn
tại 1.562 điểm tồn lưu hóa chất BVTV, nằm rải rác tại 46 tỉnh, thành phốtrực

thuộc Trung Ương. Trongđó có khoảng 200 điểm tồn lưu do hóa chất bảo vệ
thực vậtcó mức độ rủi ro cao gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh
hưởng lớn đến môi trường cũng như sức khỏe của cả cộng đồng.Thực hiện
Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường
do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước, Bộ TNMT cùng
phối hợp với ngành Bảo vệ thực vật và UBND các tỉnh có điểm ô nhiễm đã
tiến hành xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường đất bị ô nhiễm tại 58 điểm ô
nhiễm; trong đó, có 27 điểm đã hoàn thành, phần lớn các khu vực bị ô nhiễm
lại đang nằm lẫn trong khu dân cư hay các khu vực đất ruộng đang được canh
tác, lượng đất bị ô nhiễm đang là con số rất lớn, đồng thời việc xử lý dứt điểm
cũng hết sức tốn kém do tính chất khó phân hủy, có thể tồn tại hàng chục,
thậm chí hàng trăm năm trong đất nên thuốc bảo vệ thực vật nhóm POP có
đặc điểm ô nhiễm khác với các loại thuốc mới được sử dụng gần đây. Theo
đánh giá của Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trường- Tổng cục Môi
10


trường thì ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật đang là
một vấn đề môi trường hết sức nghiêm trọng. Đây là những hợp chất hữu cơ
độc hại đứng đầu danh sách 12 loại độc chất nguy hiểm, tồn tại rất bền trong
môi trường nên rất khó để phân hủy sinh học. Trong đó, chủ yếu lại là các loại
hóa chất thuộc nhóm POPs như: DDT, 666, Aldrin...Những hóa chất này có
thể trôi theo nước mưa và ngấm sâu vào nguồn nước sinh hoạt hoặc tiềm ẩn
trong không khí, thức ăn, nước uống. Đây được coi là một trong những tác
nhân gây ra nhiều loại bệnh ung thư điển hình như hiện nay.
-Tồn lưu dưới dạng kho lưu chứa: Cácloại HCBVTV tồn lưu gồm rất
nhiều chủng loại và ở nhiều dạng khác nhau, từ dạng thuốc, dạng bột, dạng
ống, dạng lẫn trong đất và cả loại không còn nhãn mác đa chủng loại… tập
trung chủ yếu ở các khu vực kho thuốc của ngành y tế trong chiến tranh; kho

cũ của các xã, hợp tác xã, các cơ sở và trong vườn các hộ dân; tại kho của Chi
cục bảo vệ thực vật (BVTV), các trạm BVTV phục vụ nông nghiệp. Theo kết
quả điều tra, khảo sát thống kê cho thấy các kho HCBVTV tồn lưu hiện đang
lưu giữ khoảng 217 tấn; 37 nghìn lít HCBVTV và 29 tấn bao bì.
Các kho chứa HCBVTV tồn lưu hầu hết được xây dựng từ những năm
1980 trở về trước, khi xây dựng chưa quan tâm đến việc xử lý kết cấu, nền
móng để ngăn ngừa khả năng gây ô nhiễm. Hơn nữa, từ trước đến nay các kho
không được quan tâm tu sửa, gia cố hàng năm, nên đều đã và đang trong tình
trạng xuống cấp nghiêm trọng nền và tường kho phần lớn bị rạn nứt, mái lợp
đã thoái hóa, dột nát, nhiều kho không có cửa sổ, cửa ra vào được buộc gá
tạm bợ; hệ thống thoát nước hầu như không có nên khi mưa lớn tạo thành
dòng mặt kéo theo lượng thuốc tồn đọng gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt
và ô nhiễm đất xung quanh khu vực tồn lưu HCBVTV, gây ảnh hưởng trực
tiếp tới sức khỏe và cuộc sống người dân, thậm trí những tác động này còn

11


ảnh hướng đến hệ thần kinh và giống nòi của những người dân bị nhiễm độc
lâu dài do HCBVTV tồn lưu gây ra.
-Tồn lưu dưới dạng khu vực: Ở nước ta, HCBVTV đã được sử dụng từ
những năm 40 của thế kỷ trước để phòng trừ các loại dịch bệnh. Đến những
năm gần đây, việc sử dụng HCBVTV đã tăng lên đáng kể cả về khối lượng
lẫn chủng loại, với hơn 1.000 loại HCBVTV đang được lưu hành trên thị
trường. Mặt khác căn cứ vào kết quả báo cáo của Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thì sau khi xóa bỏ chế độ bao cấp hầu hết các
loại hóa chất đều được đem đi chôn lấp hoặc kho trong quá trìnhsử dụng do
không được quan tâm tu sửa, gia cố hàng năm, nên đều đã và đang trong tình
trạng xuống cấp nghiêm trọng nền và tường kho phần lớn bị rạn nứt, mái lợp
đã thoái hóa, dột nát, nhiều kho không có cửa sổ, cửa ra vào được buộc gá

tạm bợ; hệ thống thoát nước hầu như không có nên khi mưa lớn tạo thành
dòng mặt kéo theo lượng hóa chất tồn đọng gây ô nhiễm nước ngầm, nước
mặt và ô nhiễm đất xung quanh khu vực tồn lưu HCBVTV, kết quả điều tra,
khảo sát cho thấy các loại HCBVTV tồn lưu trong đất chủ yếu gồm: DDT,
Basal, Lindan, thuốc diệt chuột, thuốc diệt gián, muỗi của Trung Quốc,
Vinizeb, Echo, Xibuta, Kayazinno, Hinossan, Viben-C, Ridostar… và nhiều
loại thuốc không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Các kho chứa HCBVTV tồn lưu hầu hết được xây dựng từ những năm
1980 trở về trước, khi xây dựng chưa quan tâm đến việc xử lý kết cấu, nền
móng để ngăn ngừa khả năng gây ô nhiễm.Khi đó, Việt Nam vẫn chưa có
những quy địnhnồng độ, liều lượng cho phép, quy mô, kích thước kho chứa
và kĩ thuât chôn lấp hóa chất BVTV nên lượng hóa chât tồn lưu khôngđươc
quan tâm. Đến nay đã có những quy định cụ thể theo quy chuẩn việt
Nam(QCVN), tiêu chuẩn Việt Nam(TCVN),lượng hóa chất tồn lưu có thể ảnh

12


hưởng trực tiếp đến con người qua môi trường không khí, đồng thời nó cũng
ảnh hưởng một cách gián tiếp đến con người gây hậu quả lâu dài.
Chính vì vậy cần đánh giá tồn lưu, đánh giá rủi rođể nêu lên những
ảnh hưởng đối với con người và hệ sinh thái tiếp nhận.
1.1.2. Hiện trạng tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại tỉnh Nghệ An
Tại tỉnh Nghệ An: Các hóa chất tồn lưu đã bị chôn lấp, rò rỉ, rơi vãi
trong quá trình vận chuyển...không phù hợp tiêu chuẩn. Trong số các địa
phương đang gánh chịu “hậu họa” này, Nghệ An là tỉnh có nhiều điểm tồn lưu
nhất với 189 điểm bị ô nhiễm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm
80% số điểm ô nhiễm trên toàn quốc. Trong danh mục 100 khu vực ô nhiễm
đặc biệt nghiêm trọng của chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm
và cải thiện môi trường giai đoạn 2012-2015, địa bàn Nghệ An cũng có tới 55

điểm, chiếm 55% số điểm trên cả nước.
Kết quả phân tích của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An tại
277/913 điểm kho thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu cho thấy, xác định tới 265
điểm có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất lớn hơn quy chuẩn cho
phép chiếm 96%. Bên cạnh đó, có tới 90% các điểm ô nhiễm do tồn lưu thuốc
bảo vệ thực vật gây ra tại Nghệ An đều có dân cư sinh sống. Các kho hóa chất
bảo vệ thực vật tồn lưu hiện đang lưu giữ khoảng 217 tấn, 37.000l hóa chất
bảo vệ thực vật và 29 tấn vỏ bao bì. Cho đến nay, Việt Nam nói chung và
Nghệ An vẫn chưa có một báo cáo chính thức đánh giá về những hậu quả do
tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật gây ra đối với sức khỏe con người và sinh vật.
Tại huyện Đô Lương: Căn cứ kết quả điều tra, khảo sát và phân tích được
thực hiện năm 2007-2008 của Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An, và được
ban hành trong danh mục các điểm tồn lưu hóa chất BVTV trên địa bàn cả nước.
Danh mục và hiện trạng các điểm tồn lưu hóa chất BVTV huyện Đô Lương

13


14


Bảng1.1: Hiện trạng cácđiểm tồn lưu huyện Đô Lương
Tên điểm

Địa chỉ

Xóm Da Chùa Xã

Tràng


Hiện trạng quản lý, sử dụng và tồn lưu
Sơn, Kho chứa từ năm 1990 - 2000. Vẫn còn kho

huyện Đô Lương

nhưng đã xuống cấp, không sử dụng, diện tích: 16
m2, có mùi thuốc khó chịu, xa khu dân cư. Hàm
lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong các mẫu đất
so với QCVN: DDT (cao nhất): 2,01 ppm

Xã Văn Sơn



Văn

Sơn, Kho chứa từ năm 1990 - 2000, có mùi thuốc khó

huyện Đô Lương

chịu vẫn còn kho nhưng đã xuống cấp, không sử
dụng, diện tích: 18m2,khoảng cách tới nhà dân:
2m. Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong các
mẫu đất so với QCVN: DDT (cao nhất): 1,41 ppm

XómMinh



Hòa


Sơn, Xây dựng từ năm 1964 - 1986;được cải tạo làm

Thọ

huyện Đô Lương

đất ở, đất vườn, có mùi; Hàm lượng hóa chất bảo
vệ thực vật trong các mẫu đất so với QCVN 15:
2008/BTNMT cao 6,81 lần

Khu tập thể Khu tập thể xã Tân Xây dựng từ năm 1987 - 1995; nền còn nguyên
xã Tân Sơn

Sơn,

huyện

Đô hiện trạng, có mùi; Hàm lượng hóa chất bảo vệ

Lương

thực vật trong các mẫu đất so với QCVN 15:
2008/BTNMT cao 276,7 lần

Tại HTX (2 Thị trấnĐô Lương

Kho được xây dựng từ năm 1981 - 2004; được cải

kho)


tạo làm đất ở, nhà HTX, có mùi; Hàm lượng hóa
chất bảo vệ thực vật trong các mẫu đất so với
QCVN 15: 2008/BTNMT cao 10 lần

Kho cây Cau



Đông

Sơn, Xây dựng từ năm 1973 - 1997; khu vực này hiện

huyện Đô Lương

còn nền, có mùi thuốc; Hàm lượng hóa chất bảo
vệ thực vật trong các mẫu đất so với QCVN 15:
2008/BTNMT cao 39,0 lần

Kho 2

Xã Bài Sơn, huyện Xây dựng từ năm 1975 - 1994; khu vực này đã
Đô Lương

được cải tạo làm đất ở; Hàm lượng hóa chất bảo
vệ thực vật trong các mẫu đất so với QCVN 15:
2008/BTNMT cao 108,8 lần

Nguồn: Quyết định số 1946/QĐ-TTg (21/10/2010) của Thủ tướng Chính phủ
1.1.3. Ảnhhưởngcủa tồn lưu hóa chất BVTV đến môi trường

15


Hóa chất bảo vệ thực vật làm thoái hóa đất, ô nhiễm nước mặt, nước
ngầm, ô nhiễm không khí và gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái(Viện
sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, 2015).
Hóa chất gây ô nhiễm môi trường thông qua nhiều con đường khác
nhau như nước thải từ kho chứa thuốc khi có sự cố đổ vỡ hóa chất, cháy nổ,
sét đánh xảy ra, nước mưa chảy tràn qua các kho chứa hóa chất bảo vệ thực
vật đã bị xuống cấp, lượng thuốc còn dư đọng lại trong chai bị quăng xuống
ao, hồ, sông hay lượng thuốc dư thừa trong quá trình sử dụng quá liều lượng
ngấm vào đất cũng như mạch nước ngầm. Không chỉ gây ra ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu với bốn tính chất độc
hại, khó phân hủy, khả năng di chuyển xa, tích lũy sinh học còn gây ra
những ảnh hưởng có hại đối với khả năng sinh sản, sự phát triển, hệ thần kinh,
tuyến nội tiết và hệ miễn dịch của con người đều có liên quan tới hóa chất. Sự
hấp thu HCBVTV xảy ra chủ yếu qua da, mắt, hô hấp và đặc biệt là tiêu hóa.
HCBVTV hòa tan trong mỡ và một chừng mực nảo đó HCBVTV hòa tan
trong nước được hấp thu qua da lành. Các tổn thương và trầy da làm cho sự
hấp thu qua da dễ dàng. Ở các nước đang phát triển do không có đủ phương
tiện bảo hộ lao động nên việc nhiễm HCBVTV qua da là khá phổ
biến.HCBVTV xâm nhập vào đường tiêu hóa do tiêu thụ thực phẩm, nước
uống có hoặc sử dụng dụng cụ nhà bếp nhiễm HCBVTV, tay nhiễm
HCBVTV cũng là nguồn gây nhiễm HCBVTV qua miệng.
Trong cơ thể, HCBVTV được chuyển hóa hay tồn lưu trong mỡ hoặc
được thải ra ngoài nguyên vẹn. Sự chuyển hóa làm cho HCBVTV hòa tan
trong nước dễ hơn và như vậy dễ đào thải hơn, ví dụ như pyrethroid. Đôi khi
sự chuyển hóa lại làm tăng độc tính của HCBVTV, ví dụ sự thủy phân
carbosulfan tạo thành chất tan trong nước và độc hơn. Một số HCBVTV hòa


16


tan trong mỡ không dễ chuyển hóa, nhưng lại tích lũy lại trong mỡ dưới dạng
không hoạt động (như DDT), khi cơ thể kém dinh dưỡng hoặc đói mỡ tồn
đọng bị huy động vào tuần hoàn và gây nhiễm độc nếu nồng độ đạt ngưỡng.
Việc nhiễm 2 hay nhiều loại HCBVTV cùng 1 lúc cũng có thể làm tăng hoặc
giảm độc tính, ví dụ nhiễm lindan và heptachlor cùng lúc sẽ độc hơn.
Cũng theoViện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường(2015) ảnh hưởng
của HCBVTV tới con người được biết đến chủ yếu là những tác động tiêu
cực. Nó gây ra các ngộ độc cấp và ngộ độc mạn tính, trong đó:
- Ngộ độc cấp tính HCBVTV là do nhiễm một lượng hóa chất cao trong
thời gian ngắn thường là do tiếp xúc nghề nghiệp (sản xuất, sử dụng…), tiếp
xúc do sự cố (uống nhầm, vận chuyển HCBVTV chung với thực phẩm …), do
tiếp xúc cố ý (tự tử, đầu độc…)
- Ngộ độc mạn tính xảy ra khi một người nhiễm nhiều lần độc tố trong
thời gian dài nhưng chỉ nhiễm liều lượng nhỏ vào cơ thể mỗi lần thường là do
tiếp xúc nghề nghiệp hoặc sinh sống trong môi trường bị ô nhiễm HCBVTV
bao gồm trực tiếp tiếp xúc với HCBVTV hoặc gián tiếp qua thực phẩm, nước
uống, không khí, bụi.
-Tổn thương da: viêm da tiếp xúc, mẫn cảm dị ứng, phát ban, trứng cá
Chloracne bênh da porphyri
- Nhiễm độc thần kinh (với người nhiễm độc mãn tính do nghề nghiệp
thường sau 4 năm sẽ có biểu hiện bệnh) thường thấy ở những người tiếp xúc
với HCBVTV nhóm Chlor hữu cơ hoặc chất diệt cỏ: thay đổi hành vi (giảm
trí nhớ và khả năng tập trung, mất phương hướng, dễ bị kích động, đau đầu,
mất ngủ…), tổn thương thần kinh trung ương, viêm thần kinh ngoại biên, teo
dây thần kinh thị giác
-Tổn thương xương tủy
-Ung thư

17


-Vô sinh nam giới (ví dụ trường hợp tiếp xúc hóa chất diệt giun
dibromechlorpropan DBCP)
- Tổn thương nhiễm sắc thể, sảy thai, dị tật thai nhi, thay đổi tình trạng
miễn dịch cơ thể, hen, tổn thương gan, thận, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn
- Tổn thương khác: yếu cơ, tăng tiết nước bọt, chảy nước mắt, viêm
đường hô hấp.
- Phụ nữ nhiễm HCBVTV sẽ tăng nguy có những đứa con mắc hội
chứng rối loạn tăng động giảm chú ý và tự kỷ
- Nhiễm độc cấp tính do ăn phải thức ăn hoặc nước uống nhiễm hoặc
hít phải thuốc trừ sâu. Trẻ em có thể uống phải. Triệu chứng của nhiễm độc
cấp thường là buồn nôn, nôn, vã mồ hôi, sanh xao, nhức đầu, khó thở dạng
hen, chuột rút, co giật, co đồng tử, giảm nhịp tim. Trường hợp nặng có lú lẫn,
suy hô hấp, phù phổi cấp, liệt, tụt huyết áp, suy gan thận, hôn mê, tử vong.
Các tác động của HCBVTV lên môi trường do một số các đặc tính sau: dễ bay
hơi, dễ hòa tan trong nước và dung môi, bền với quá trình biến đổi sinh học.
Các hoá chất BVTV có độ bền vững rất khác nhau, nhiều chất có thể lưu đọng
trong môi trường đất, nước, không khí và trong cơ thể động, thực vật. Do vậy
các hoá chất BVTV có thể gây những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến
sức khoẻ con người, môi trường. Một số nhóm hóa chất BVTV tồn lưu trong
môi trường:
- Nhóm chất không bền vững: Nhóm này gồm các hợp chất phốt pho
hữu cơ, cacbamat. Các hợp chất nằm trong nhóm này có độ bền vững kéo dài
trong vòng từ 1- 12 tuần.

18



- Nhóm chất bền vững trung bình: Các hợp chất nhóm này có độ bền
vững từ 1- 18 tháng. Điển hình là thuốc diệt cỏ 2,4D (thuộc loại hợp chất có
chưa Clo).
- Nhóm chất bền vững: các hợp chất nhóm này có độ bền vững từ 2- 5
năm. Thuộc nhóm này là các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam
là DDT và một số đồng phân của DDT nhưDDE (Dichlor Diphenyldichloro
Ethylene),DDD(Diclodiphenyldicloeta), 666 (HCH),.. Đó là các hợp chất Clo
bền vững.
-Nhóm chất rất bền vững: Đó là các hợp chất kim loại hữu cơ, loại chất
này có chứa các kim loại nặng như Thuỷ ngân (Hg), asen (As)... Các kim loại
nặng Hg và As không bị phân huỷ theo thời gian, chúng đã bị cấm sử dụng ở
Việt Nam.
1.2. Phương pháp đánh giá rủi ro và rủi ro môi trường
1.2.1. Các khái niệm liên quan đánh giá rủi ro môi trường
Rủi ro (Risk): Là xác suất sảy ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến
một cá thể hoặc mộtquần thể/ tiểu quần thể/bộ phận dân cư nào đó do sự tiếp
xúc với chất ô nhiễm(The Royal Society, 1992). Trong đó, căn cứ vào con
đường và cơ chế tác động tới đối tượng tiếp nhận, rủi ro được chia ra 3 loại:
-Rủi ro trực tiếp: Con người tiếp xúc trực tiếp thông qua lưới thức ăn và
các hoạt độn sinh hoạt hàng ngày và bị ảnh hưởng đến sức khỏe.Môi trường,
hệ sinh thái tiếp xúc trực tiếp với chất ô nhiễm và chịu những ảnh hưởng tiêu
cực trực tiếp.Hóa chất BVTV POP lan truyền và gây ra những ảnh hưởng xấu
đến môi trường xung quanh.
- Rủi ro tiềm năng: Rủi ro tiềm năng có xác suất sảy ra từ thấp đến
trung bình nhưng có thể gây ra tác động lớn nếu phơi nhiễm hoặc/và sự lan

19


truyền xảy ra.Rủi ro tiềm năng có xác suất xảy ra từ trung bình đến cao nhưng

chỉ có những tác động nhỏ đến trung bình nếu xảy ra phơi nhiễm hoặc lan
truyền
- Rủi ro tiềm ẩn: Con người có thể tiếp xúc gián tiếp với chất ô nhiễm
trong với môi trường xung quanh và chịu ảnh hưởng nhẹ.Chất ô nhiễm chưa
tiếp xúc trực tiếp với môi trường/hệ sinh thái nhưng nếu không được duy trì
thì sẽ có thể có sự thay đổi và gây ra những ảnh hưởng nhẹ đến môi trường
xung quanh.Chất ô nhiễm chưa lan truyền nhưng nếu không được duy thì sẽ
có thể thay đổi và gây ra những ảnh hưởng nhẹ cho môi trường xung quanh.
Phân tích rủi ro (Risk Analysis): là sử dụng có hệ thống những thông
tin có sẵn để xác định các mối nguy hại và ước lượng rủi ro đối với cá nhân,
quần thể, tài sản, hoặc môi trường.Phân tích rủi ro bao gồm việc: xác định các
sự cố không mong muốn, xác định các nguyên nhân của sự cố không mong
muốn và xác định các hậu quả của các sự cố đó dựa trên đánh giá công nghệ
và kỹ thuật để ước lượng khả năng xảy ra tai họa và các hệ quả.
Đánh giá rủi ro (Risk Assessment): là sự tính toán hoặc ước lượng
những xác suất mà một cá thể hoặc quần thể /tiểu quần thể/ bộ phận dân cư do
tiếp xúc với chất ô nhiễm, trong đó đưa ra những mối tương quan giữa nguồn
ô nhiễm(source) và đối tượng tiếp nhận (receptor) do sự tiếp xúc với một hoặc
nhiều đường lan truyền(pathway) cụ thể nào đó cuả khu vực ô nhiễm(Theo
Tổng Cục Môi Trường, 2014).Trong đó, quá trình đánh giá rủi ro trả lời 3 câu
hỏi:
(1) Cái gì có thể gây sai sót?
(2) Tần suất xảy ra như thế nào?
(3) Hậu quả là gì?

20


Đánh giá rủi ro sức khỏe (Heath Risk Essessment-HRA): là đánh giá
các mối nguy hại tiềm năngảnh hưởng đến sức khỏe khi con người phơi

nhiêm với các hóa chất độc hại và được mô tả tốt nhất qua 3 bước:
Đánh giá độc tính:nhằm xác định xem nó có khả năng gây ra những tác
động bất lợi đến sức khỏe con người hay không.
Đánh giá phơi nhiễm: con đường phơi nhiễmvới thuốc trừ sâu của con
người và mức độ phơi nhiễm
Mô tả rủi ro: mối quan hệ giữa độc tính và phơi nhiễm
Đánh giá rủi ro môi trường (Environmental Risk Essessment): là một
quan điểm nằm song song với đánh giá rủi ro sức khỏe, liên quan đến việc
đánh giá định tính và định lương của rủi ro đến sức khỏe con người và môi
trường do hiện diện hoặc sử dụng các chất gây ô nhiễm đồng thời cũnglà một
công cụ được sử dụng để dự đoán các mối nguy hại đến sức khỏe con người
và môi trường.Hai đối tượng được quan tâm trong khoa học đánh giá rủi ro
môi trường được chia thành:
Đánh giá rủi ro sức khoẻ (Health RiskAssessment)
Đánh giá rủi ro sinh thái (Ecological Risk Assessment)
Như vậy, đánh giá rủi ro khác với đánh giá tác động. Nếu như đánh giá
tác động được tiến hành khi có sự hiện diện của tác nhân ô nhiễm và tập trung
vào xác định liều lượng mức độ của các chất gây ô nhiễm thì đánh giá rủi ro
môi trường được tiến hành ngay cả khi chưa có dấu hiệu của ô nhiễm nhằm
xác định có hay không sự rủi ro và định lượng sự rủi ro, nó là một kỹ thuật
nhằm đánh giá một cách có hệ thống các tác động có hại thực tế hay tiềm tàng
của các chất ô nhiễm lên sức khỏe của thực vật, động vật hay toàn bộ hệ sinh
thái bởi đối tượng của đánh giá rủi ro môi trường gồm có con người, sinh thái,
môi trường vô sinh. Các công cụ hiện nay chỉ có thể xác định những tác động
gây ra tại thời điểm trong quá khứ hoặc hiện tại; trong khi đó, đánh giá rủi ro
21


môi trường có thể thực hiện trong quá khứ và hiện tại(đánh giá rủi ro hồi cố)
cũng có thể dự đoán được những ảnh hưởng, hậu quả trong tương lai (đánh

giá dự báo rủi ro).
Đánh giá rủi ro môi trường có thể thực hiện ở 3 cấp độ:
Cấp 1: Định tính
Cấp 2: Bán định lượng
Cấp 3: Định lượng
Ở mỗi cấp độ, nhiệm vụ chính được thực hiện để cung cấp thông tin:
Xác định mối nguy hại, đánh giá phơi nhiễm, đánh giá liều- phản ứng; Đánh
giá độc học; Mô tả đặc trưng rủi ro; Ra quyết định hay quyết định có cần phải
tiếp tục thực hiện đánh giá cấp độ cao hơn vì đòi hỏi chi tiết hơn.Trong 3 cấp
độ trên, người ta thường thực hiện với cấp độ bán định lượng nhằm vừa đảm
bảo tính khả thi cũng như minh bạch của công việc. Đánh giá rủi ro môi
trường là công cụ hữu ích cho các nhà khoa học quản lý môi trường trong
việc ra quyết định.
Ngoài ra, theo (Lê Hồng Trân, 2009)đánh giá rủi ro còn có các ưu điểm
lớn so với các công cụ nghiên cứu môi trường hiện nay như:
+ Áp dụng được đối với các quy mô và mức độ chi tiết khác nhau: các
vấn đề môi trường khác nhau, các giới hạn thời gian khác nhau, các cấp độ
chi phí khác nhau,…
+ Khái niệm được hiểu rộng rãi của công chúng, minh họa rõ hậu quả
trong tương lai.
+ Cung cấp các tiêu chí rõ ràng để xem xét trong việc đưa ra các quyết
định, khuyến khích tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.
+Ước tính được hậu quả hiện tại, những sự cố trong tương lai.
1.2.2.Quy trình đánh giá rủi ro môi trường

22


Đánh giá rủi ro môi trường, đánh giá rủi ro sức khoẻ nói riêng hay đánh
giá rủi ro sinh thái nói chung hiện nay là công cụ hữu hiệu trong công tác

quản lý môi trường, quản lý y tế, hoá chất… của nhiều nước trên thế giới, tuy
nhiên tại mỗi nước, phương pháp đánh giá rủi ro cũng có nhiều điểm khác
biệt. Thứ nhất: khác nhau về quy trình đánh giá, thứ hai: khác nhau về phương
pháp thực hiện trong mỗi bước của quy trình đánh giá. Theo US.EPA (1999),
quy trình cơ bản của đánh giá rủi ro sinh thái (hoặc rủi ro môi trường, rủi ro
sức khỏe) gồm có các bước sau:
Bước 1:

Mô tả đối tượng
Mô tả đường truyền

Xác định vị trí
Các quá trình cơ bản

Bước 2:

Mô tả hệ sinh thái
Mô tả lưới thức ăn
Chọn (đường truyền) đối tượng đánh giá

Bước 3: Mô tả ảnh hưởng
Đánh giá mức độc
Đánh giá phơi nhiễm
Bước 4:

Mô tả rủi ro: Xác định mức độ rủi ro phân vùng rủi ro
Xác định mức độ không đảm bảo của đánh giá

Bước 5:


Ra quyết định (nhu cầu xử lý)
23


Hình 1.1: Quy trình đánh giá rủi ro môi trường
Nguồn: US.EPA (1999)
Bước 1: Mô tả đối tượng: Mục đích của phần này là để xác định chính xác,
cụ thể đối tượng cần nghiên cứu, quan tâm. Đối tượng đánh giá là đối tượng
nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.Cần mô tả những đặc điểm tự nhiên,
nhân tạo đểtừ đó có thể hiểu, biết rõ về đối tượng cần nghiên cứu.Thu thập
thông tin liên quan đến đối tượng: vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên; mô tả nguồn
thải; ước tính sự cố có thể xảy ra. Nguồn thông tin được thu thập từ các bài
báo, dự án, đề tài trước.
Mô tả đường truyền: Mục đích của phần này là để nhận diện mối nguy.
Đường truyền là quá trình từ đối tượng tác động đến đối tượng tiếp nhận, ví
dụ: quá trình thấm của hóa chất bảo vệ thực vật từ môi trường đất đến môi
trường nước ngầm, có thể mô tả đường truyền theo con đường trực tiếp, gián
tiếp. Trong lan truyền ô nhiễm do thuốc BVTV có những quá trìnhđáng quan
tâm: quá trình lan truyền vật lý (bay hơi, thấm, hòa tan…), hóa học (oxy hóa,
khử, quang hóa, phân hủy, chuyển hóa…), sinh học (sinh vật nào tiêu thu sinh
vật nào, mức độ tiêu thụ như thế nào).
Bước 2: Mô tả hệ sinh thái: Mục đích của phần nàylà mô tả quần xã sinh vật
và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã),mô tả đặc điểm hệ sinh thái
tiếp nhận, sức khỏe của hệ sinh thái cũng như khả năng biến động của chúng
khi chịu ảnh hưởng của các nguồn gây tác động.
Mô tả lưới thức ăn: nêu lên mối quan hệ dinh dưỡng, nhóm bậc dinh
dưỡng, mối quan hệ của các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích, vì trong tự
nhiên, một loại sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn
màđồng thời còn thamgiavàonhiều chuỗithức ăn khác. Từ đó, có thể mô tả các
ảnh hưởng đến đối tượng tiếp nhận theo nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.


24


Chọn (đường truyền) đối tượng đánh giá: lựa chọn đối tượng phù hợp
với nội dung nghiên cứu của đề tài thông qua lưới thức ăn của hệ sinh thái
dựa trên những ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp.
Bước 3:
Mô tả ảnh hưởng: mục đích của phần này là mô tả những tác động, ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đối tượng được lựa chọn để đánh giá. Các
ảnh hưởngtrực tiếp, gián tiếp đến sức khỏe con người và môi trường.
Đánh giá mức độc: nhận biết được các hóa chất hoặc các quy trình liên
quan đến các hóa chất đó có tác động xấu nào đến con người trực tiếp làm
việc với các hóa chất đó và cộng đồng xã hội và các con đường dẫn đến việc
bị phơi nhiễm, thu thập thông tin về nồng độ hóa chất tồn lưu, thử nghiệm độc
tính, xác định giá trị tham chiếu an toàn, nộng độ không đảm bảo.
Đánh giá phơi nhiễm: Đánh giá phơi nhiễmlà một hợp phần của phân
tích rủi ro, là quá trình đánh giá định lượng hay định tính sự thâm nhập của
một tác nhân (một hóa chất hay một chất nguy hại…) vào vật nhận (con người
hoặc môi trường) thông qua sự tiếp xúc với môi giới môi trường (nước, không
khí, đất,…). Bao gồm: Quá trình mô tả tính chất và qui mô của các quần thể
khác nhau bị phơi nhiễm đối với một hóa chất, và độ lớn và thời gian kéo dài
của sự phơi nhiễm của các quần thể đó.Tiếp đó ước lượng liều của các hóa
chất trong môi trường mà các nhóm sinh vật khác nhau bị phơi nhiễm.Trong
đó người ta có thể định lượng phơi nhiễm bằng các phương pháp:
Phương pháp quan trắc, theo dõi trực tiếp
Phương pháp quan trắc, theo dõi gián tiếp.
Phương pháp mô hình hóa: ví dụ như mô hình hóa sự vận chuyển và
tình trạng chất ô nhiễm.Phương pháp kế thừa: trong nhiều tài liệu, người ta
còn định lượng phơi nhiễm thông qua liều lượng tiếp nhận hàng ngày DD

theo công thức:
25


×