Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

chương 4 đánh giá rủi ro môi trường đối với chất thải nguy hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.83 KB, 18 trang )

Phương pháp xử lý an toàn chất thải nguy hại để
giảmthiểu rủi ro
Đánh giá định lượng rủi ro cho chất thải nguy hại(bt)
1
2
Các biện pháp quản lý rủi ro chất thải nguy hại
3
6
Định nghĩa
Chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có chứa một trong
các đặc tính nguy hại trực tiếp( dễ cháy, dễ nổ, dể ăn mòn,
làm ngộ độc, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác)
hoặc tương tác với các chất và gây nên tác hại đối với sức
khoẻ con người và môi trường.
Định nghĩa
Chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có chứa một trong
các đặc tính nguy hại trực tiếp( dễ cháy, dễ nổ, dể ăn mòn,
làm ngộ độc, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác)
hoặc tương tác với các chất và gây nên tác hại đối với sức
khoẻ con người và môi trường.

Tính độc: gây hại hoặc gây tử vong khi bị nhiễm qua 3 đường tiếp xúc

Tính ăn mòn: các axit hoặc kiềm

Tính cháy: chất thải dễ cháy, có thể gây cháy trong các điều kiện

Tính phản ứng: có thể gây hoả hoạn trong những điều kiện nhất định
4.2. Các giải pháp quản lý rủi ro chất thải nguy hại

Thông thường khi nói đến QLRR người ta nghĩ đến QLCTNH



Một cách tổng quát QLRR bao gồm các bước sau:
1. Xác định và đánh giá rủi ro
2. Mô tả rủi ro
3. Thông báo rủi ro
HƯỚNG DẪN THU GOM, LƯU TRỮ, BẢO QUẢN VÀ DÁN
NHÃN (CTNH)
Các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ phát sinh chất thải nguy hại (CTNH) với khối lượng nhỏ nên gặp khó
khăn trong việc hợp đồng với đơn vị có chức năng để chuyển giao
CTNH. Theo quy định, các doanh nghiệp có thể lưu trữ tạm thời CTNH
tại doanh nghiệp trong khoảng thời gian tối đa 06 tháng, khi khối lượng
CTNH lớn( trên 6000kg) chủ doanh nghiệp phải chuyển giao cho các
đơn vị có giấy phép hành nghề vận chuyển, xử lý CTNH. Do đó việc thu
gom, đóng gói, dán nhãn CTNH tại doanh nghiệp là khâu có ý nghĩa,
tầm quan trọng cho việc lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp và đảm
bảo an toàn trong lưu giữ, vận chuyển.
Việc thu gom, đóng gói và dán nhãn
Thu gom: Tùy thuộc vào dây chuyền
sản xuất và bố trí laođộng mà mỗi doanh
nghiệp có 01 phương thức thu gom CTNH
khác nhau. Việc vận chuyển CTNH
từ chủ nguồn thải đến nơi xử lý được
tiến hành bởi thỏa thuận giữa chủ nguồn
thải và chủ vận chuyển, xử lý CTNH.
Đóng gói chất thải nguy hại
- Chủ nguồn thải sẽ thực hiện việc đóng gói, lưu chứa CTNH có
phát sinh trong các bao bì đạt chất lượng theo yêu cầu.
-
Việc lựa chọn bao bì lưu giữ CTNH cần chú ý hai vấn đề then

chốt: sự tương thích hóa học và giá cả của vật liệu.
-
Sự lựa chọn vật liệu phải được thực hiện một cách cẩn thận tùy
theo từng ứng dụng cụ thể, trong đó lưu ý đến sự biến động về
hóa học, nhiệt độ lưu giữ và áp suất. Các yếu tố khác cần được
cân nhắc như điều kiện áp suất thường, điều kiện khí hậu (đặc
biệt chú ý đến khả năng bão lụt, động đất ).
Trên thực tế, bao bì chứa CTNH có thể là các dạng sau:
- Tận dụng ngay bao bì chứa nguyên liệu ban đầu.

Ví dụ: dầu nhớt bôi trơn thải có thể lưu chứa trong các thùng
phuy dầu đã qua sử dụng, hay các dung môi, sơn, hóa chất cũng
nên sử dụng lại bao bì ban đầu để lưu chứa.
- Đối với một số trường hợp bao bì thường sử dụng bằng các dạng
nhựa, cao su tổng hợp.
- Ngoài ra có thể tham khảo bảng dữ liệu an toàn của chất thải và
quy phạm an toàn trong sản xuất, sử dụng, bảo quản và vận
chuyển hóa chất nguy hiểm theo TCVN-5507 (năm 1991) để lựa
chọn vật liệu chứa cho phù hợp.
Dán nhãn

Việc dán nhãn trên các thùng chứa và sử dụng biển báo trên phương tiện vận chuyển
có ý nghĩa rất quan trọng. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp tránh được các sự cố
trong quá trình bốc dỡ, sắp xếp chất thải trong kho lưu giữ, vận chuyển và giúp cho
việc lựa chọn biện pháp ứng cứu thích hợp khi có sự cố xảy ra.

Các thiết bị, bao bì được sử dụng để chứa, lưu giữ, vận chuyển CTNH phải được dán
nhãn hiệu cảnh báo có chữ “Chất thải nguy hại”. CTNH phải được làm rõ thuộc loại
CTNH nào. Phần quan trọng của việc dán nhãn cảnh báo CTNH là thời gian bắt đầu
tích luỹ, chứa CTNH.


Nhãn CTNH gồm các thông tin sau: Tên CTNH, mã CTNH; Tên và địa chỉ của chủ
nguồn thải; Các tính chất nguy hại hoặc nguy cơ do chất thải có thể gây ra; Dấu hiệu
cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707-2009 về “Chất thải
nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”; Ngày bắt đầu được đóng gói, bảo quản.

Dấu hiệu cảnh báo CTNH gồm hình tam giác đều, viền đen, nền tam giác màu vàng
với các biểu tượng màu đen và chữ (nếu có) màu đen được kết hợp sử dụng.
Ngăn ngừa rủi ro trong quá trình thu gom, vận chuyển
chất thải nguy hại

Chủ nguồn thải phải kê khai số lượng, thành phần chất thải

Hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH chỉ được thực hiện bởi
các đơn vị được cấp giấy phép hành nghề vận chuyển, xử lý CTNH

Khi thu gom, vận chuyển CTNH phải đảm bảo an toàn, tránh rò rỉ, đổ
vỡ; trang thiết bị vận chuyển theo tiêu chuẩn qui định; lộ trình vận
chuyển không quá dài(>300km); phải có kế hoạch ứng cứu.

CTNH phải được đóng gói và ghi nhãn cẩn thận

Vận chuyển CTNH xuyên biên giới phải tuân thủ các qui định của
công ước Basel.
Ngăn ngừa rủi ro trong quá trình lưu chứa CTNH

Kho lưu trữ: nhà kho có điều kiện thích hợp đặc biệt cả về vị trí, kết cấu, kiến trúc
công trình nhằm đảm bảo an toàn hàng hoá khi lưu trữ, an toàn cho cộng đồng và
môi trường xung quanh. Mối nguy hại cần được chú trọng nhất là an toàn cháy nổ.

- Chọn vị trí :
• Nếu nhà kho nằm trong khu dân cư, loại hàng hoá cần bảo quản phải không được thải
vào không khí các chất độc hại, không gây tiếng ồn, các yếu tố có hại khác không
vượt mức quy định hiện hành về vệ sinh môi trưòng, không có yêu cầu vận chuyển
bằng đường sắt.
• Nhà kho nằm trên đất xây dựng, phải đảm bảo yêu cầu công nghệ bảo quản hàng hoá.
• Khu lưu trữ chất nguy hại nên ở bên ngoài nhà xưởng sản xuất. CNH khi được lưu trữ
trong nhà xưởng thì phải cách phương tiện sản xuất dùng cho chất không dễ bắt lửa
tối thiểu 3 mét và phải cách chất dễ cháy hay nguồn dễ bắt lửa ít nhất 10 mét.
• Đảm bảo khoảng cách cho xe lấy hàng cũng như chữa cháy ra vào dễ dàng.

4.3. pp xử lý an toàn CTNH để giảm thiểu rủi ro
1. Giảm thiểu chất thải tại nguồn
2. Tận dụng chất thải
3. Xử lý chất thải nguy hại
4. Thải bỏ chất thải nguy hại
4.3.1. Giảm thiểu chất thải tại nguồn

Là giảm về số lượng hoặc độc tính của bất kỳ một CTNH nào đi
vào dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc đưa vào môi trường.

Có hai biện pháp chính: thay đổi cách quản lý, vận hành sản
xuất ; thay đổi qui trình sản xuất

Thay đổi cách quản lý, vận hành sản xuất:
1. Quản lý, lưu trữ vật liệu và sản phẩm
2. Những cải tiến về điều độ sản xuất
3. Ngăn ngừa thất thoát và chảy tràn
4. Tách riêng các dòng chất thải
5. Huấn luyện nhân sự

Thay đổi quá trình sản xuất
1. Nguyên liệu đầu vào:
Sử dụng công nghệ sạch, sử dụng nguyên liệu chất lượng cao.
Ví dụ: taxi(Sử dụng khí ga (LPG)) , xe buyt sử dụng nhiên
liệu sạch khí nén thiên nhiên( CNG).
2. Thay đổi về kỷ thuật và công nghệ
-
Cải tiến qui trình sản xuất
-
Điều chỉnh các thông số vận hành quá trình
-
Những cải tiến về máy móc thiết bị
-
Những cải tiến về tự động hoá
4.3.2. Tận dụng chất thải

Tái sử dụng:

Tái sinh hoặc tái chế

Phục hồi
4.3.3. Xử lý chất thải nguy hại

Phương pháp lọc

Phương pháp kết tủa

Oxy hoá – khử

Bay hơi


Đóng rắn và ổn định chất thải

Phương pháp nhiệt

Phương pháp sinh học
4.4. Thải bỏ CTNH
1. Chôn lấp
2. Thiêu đốt

×