Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

TIỂU LUẬN TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.38 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC HUÊ
----------

TIỂU LUẬN
Đề tài:

TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG KHAI THÁC
TÀI NGUYÊN DU LỊCH Ở VIỆT NAM

Giảng viên giảng dạy

Học viên thực hiện

Huế 04/2017

MỤC LỤC
ĐẠI HỌC HUÊ.......................................................................................................1


 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam

----------...........................................................................................................1
Đề tài:......................................................................................................................1
.................................................................................................................................1
Giảng viên giảng dạy Học viên thực hiện...............................................................1
Huế 04/2017............................................................................................................1
MỤC LỤC...............................................................................................................1
A. PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................4
B. PHẦN NỘI DUNG............................................................................................5
Chương 1.................................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG...................................................................................5


1.1. Tài nguyên du lịch........................................................................................5
1.1.1. Quan niệm.............................................................................................5
1.1.2 Phân loại tài nguyên du lịch...................................................................5
1.1.3. Vai trò của tài nguyên du lịch đối với phát triển du lịch.......................6
1.2. Khai thác tài nguyên du lịch........................................................................7
Chương 2.................................................................................................................8
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH Ở VIỆT
NAM.......................................................................................................................8
2.1. Tiềm năng tài nguyên du lịch ở Việt Nam...................................................8
2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên..................................................................8
2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn...............................................................15
2.2. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam.................................20
2.2.1. Thành tựu............................................................................................20
2.2.2. Thách thức...........................................................................................22
- Về hợp tác quốc tế và xúc tiến quảng bá du lịch....................................23
- Về bảo vệ môi trường.............................................................................23
Chương 3...............................................................................................................27
GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH..........................................27
3.1. Quan điểm phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030...................................................................................................................27
3.2. Giải pháp phát triển du lịch Việt Nam.......................................................28
3.2.1. Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch: ................................28
3.2.2. Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ du lịch: ............................................................................................29
3.2.3. Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: .................29
3.2.4. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá, xây dựng
thương hiệu du lịch: .....................................................................................30
3.2.5. Nhóm giải pháp về đầu tư và chính sách phát triển du lịch: ..............30
3.2.6. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế: ...................................................31
==========================================================

2


 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam

3.2.7. Nhóm giải pháp quản lý nhà nước về du lịch: ...................................31
C. PHẦN KÊT LUẬN..........................................................................................33
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................34
2. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030, Tổng cục du lịch......................................................................................34

==========================================================
3


 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam

A. PHẦN MỞ ĐẦU

T

-----  -----

ài nguyên du lịch được coi là một phân hệ du lịch quan trọng, mang tính
quyết định của hệ thống lãnh thổ du lịch, là mục đích khám phá của du
khách, là cơ sở quan trọng để hình thành, phát triển du lịch ở một khu, điểm
du lịch ở các địa phương hoặc quốc gia.
Điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hoá... đã tạo cho Việt Nam có tiềm
năng du lịch phong phú, đa dạng. Việt Nam có bờ biển dài, nhiều rừng, núi với
các hang động tuyệt đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ và nhiều lễ hội đặc sắc.

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách
quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam
ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được
bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế.
Tuy nhiên hiện nay việc khai thác các tài nguyên du lịch để đưa vào phát triển
du lịch ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, cần có những biện pháp
hơp lí, những hướng đi mới để phát triển.
Đó là lí do em chọn đề tài: “Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du
lịch Việt Nam”.

==========================================================
4


 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam

B. PHẦN NỘI DUNG
-----  -----

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Tài nguyên du lịch
1.1.1. Quan niệm
1.1.1.1. Du lịch
Theo Luật du lịch thì “Du lịch là các họat động có liên quan đến chuyến đi của
con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
1.1.1.2. Tài nguyên du lịch
Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam ban hành ngày 20-02-1999 thì TNDL là cảnh
quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động

sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố
cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.
Theo Điều 4, Luật Du lịch Việt Nam thì “tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên
nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con
người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch,
là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du
lịch”
Tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Thực tế cho thấy,
tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả
hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu.
1.1.2 Phân loại tài nguyên du lịch

==========================================================
5


 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam

Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn
đang được khai thác và chưa được khai thác.
1.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo,
khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục
đích du lịch.
1.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn
hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao
động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được
sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá
nhân. Để có thể khai thác và sử dụng tốt nhất các tài nguyên du lịch nhằm phục vụ du
lịch cần phải nghiên cứu và có chiến lược khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên này.

1.1.3. Vai trò của tài nguyên du lịch đối với phát triển du lịch
1.1.3.1 Quyết định phương hướng phát triển du lịch.
- Khuyến khích kinh doanh.
- Thu hút đầu tư kinh doanh.
- Thu hút du khách đến tham quan.
- Phối hợp hoạt động giữa các ngành.
- Đào tạo nguồn nhân lực và tạo việc làm cho ngưòi lao động.
1.1.3.2. Xây dựng sản phẩm du lịch.
- Các loại hình du lịch.
- Quy mô dịch vụ du lịch.
- Chất lượng dịch vụ du lịch.
- Đối tượng tiêu dùng sản phẩm.
1.1.3.3. Quyết định xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật..
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế.
- Xây dựng hạ tầng xã hội.
- Xây dựng cơ sở lưu trú.

==========================================================
6


 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam

- Xây dựng các loại hình vui chơi giải trí.

1.2. Khai thác tài nguyên du lịch
Một số dấu hiệu nhận biết khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch:
- Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo, bảo vệ
- Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch;
- Áp lực môi trường tại các khu, điểm du lịch được quản lý;

- Cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch được quản lý;
- Mức độ đóng góp từ thu nhập du lịch cho nỗ lực bảo tồn phát triển tài nguyên,
bảo vệ môi trường.

==========================================================
7


 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam

Chương 2
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI
NGUYÊN DU LỊCH Ở VIỆT NAM
2.1. Tiềm năng tài nguyên du lịch ở Việt Nam
2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
2.1.1.1. Địa hình, đất đai, địa mạo
Bốn vùng núi chính:
- Vùng núi Đông Bắc (còn gọi là Việt Bắc)
Kéo dài từ thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc Bộ. Tại đây có nhiều danh lam
thắng cảnh nổi tiếng như: động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn), hang Pắc Bó, thác
Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), núi Yên Tử, Vịnh Hạ Long - di sản thế giới
(Quảng Ninh). Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh (Hà Giang) với 2.431m, cao nhất vùng Đông
Bắc.
- Vùng núi Tây Bắc
Kéo dài từ biên giới phía bắc (giáp Trung Quốc) tới phía tây tỉnh Thanh Hoá. Đây
là vùng núi cao hùng vĩ có Sa Pa (Lào Cai) ở độ cao 1.500m so với mặt biển - nơi nghỉ
mát lý tưởng, tập trung đông các tộc người H'Mông, Dao, Kinh, Tày, Giáy, Hoa, Xá
Phó...
Vùng núi Tây Bắc còn có di tích chiến trường lừng danh Điện Biên Phủ và đỉnh
núi Phan Si Păng, cao 3.143m, cao nhất Đông Dương.

- Vùng núi Trường Sơn Bắc

==========================================================
8


 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam

Từ phía tây tỉnh Thanh Hóa đến vùng núi Quảng Nam - Đà Nẵng, có vườn quốc
gia Phong Nha - Kẻ Bàng, di sản văn hóa thế giới (Quảng Bình) và những đường đèo
nổi tiếng như: đèo Ngang, đèo Hải Vân... Đặc biệt, có đường mòn Hồ Chí Minh được
thế giới biết đến nhiều bởi những kỳ tích của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến vĩ
đại lần thứ hai.
- Vùng núi Trường Sơn Nam
Nằm ở phía tây các tỉnh Nam Trung Bộ. Sau những khối núi đồ sộ là một vùng đất
rộng lớn được gọi là Tây Nguyên (cao nguyên phía tây). Vùng đất đầy huyền thoại này
còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn về thực vật, động vật, nhất là nền văn hóa đặc sắc của
các bộ tộc ít người. Thành phố Đà Lạt - nơi nghỉ mát lý tưởng được hình thành từ cuối
thế kỷ 19.
Hai đồng bằng lớn:
Đồng bằng sông Hồng (đồng bằng Bắc Bộ)
Rộng khoảng 15.000km² được bồi đắp bởi phù sa của hai con sông lớn là sông
Hồng và sông Thái Bình. Đây là địa bàn cư trú của người Việt cổ và cũng là nơi hình
thành nền văn minh lúa nước.
Đồng Bằng sông Cửu Long (đồng bằng Nam Bộ)
Rộng trên 40.000km², là vùng đất phì nhiêu, khí hậu thuận lợi. Đây là vựa lúa lớn
nhất của Việt Nam.
Là quốc gia trong vùng nhiệt đới, nhưng Việt Nam có nhiều điểm nghỉ mát
vùng núi mang dáng dấp ôn đới như những đô thị nhỏ ở châu Âu như: Sa Pa, Tam Ðảo,
Bạch Mã, Bà Nà, Ðà Lạt... Các điểm nghỉ mát này thường ở độ cao trên 1000 m so với

mặt biển. Thị trấn Sa Pa hấp dẫn với những biệt thự cổ kính và những công trình hiện
đại nằm xen giữa các vườn đào và hàng sa mu xanh ngắt. Đặc biệt, tuyến đường Sa Pa
nằm trong danh sách 10 con đường mòn tuyệt vời nhất khắp thế giới dành cho du khách
thích đi bộ nhẹ nhàng vào ban ngày do nhà xuất bản sách hướng dẫn du lịch Lonely

==========================================================
9


 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam

Planet công bố. Con đường này sẽ đưa bạn hòa nhập vào cuộc sống bản địa giữa những
cánh đồng lúa bậc thang và các ngôi làng gần đó. Hơn nữa, những thửa ruộng bậc thang
tuyệt đẹp trải dài theo những sườn núi, quanh co theo những cung đường nơi đây đã
được tạp chí Travel and Leisure của Mỹ công bố là một trong 7 thửa ruộng bậc thang
đẹp, kỳ vĩ nhất Châu Á và thế giới. Thành phố Ðà Lạt là nơi nghỉ mát lý tưởng nổi
tiếng với rừng thông, thác nước và vô số loại hoa. Khách du lịch tới Ðà Lạt còn bị
quyến rũ bởi những âm hưởng trầm hùng, tha thiết của tiếng đàn Tơ rưng và cồng
chiêng Tây Nguyên trong những đêm văn nghệ.
2.1.1.2. Khí hậu
Việt Nam có một nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22ºC đến 27ºC.
Hàng năm, có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm.
Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ, nhiệt bức xạ
trung bình năm 100kcal/cm².
Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam
thay đổi. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mưa nhiều và một mùa tương đối
lạnh, ít mưa. Trên nền nhiệt độ chung đó, khí hậu của các tỉnh phía bắc (từ đèo Hải Vân
trở ra Bắc) thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Việt Nam chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình
thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á. So với các nước

này, Việt Nam nhiệt độ về mùa đông lạnh hơn và mùa hạ ít nóng hơn.
Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của Việt
Nam luôn luôn thay đổi trong năm, từ giữa năm này với năm khác và giữa nơi này với
nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao).
Hà Nội

==========================================================
10


 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam

Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến
tháng 4 năm sau, đây là thời kỳ giá lạnh, không mưa to. Từ tháng 1 đến tháng 3 vẫn có
giá lạnh nhưng vì là tiết xuân nên có mưa nhẹ (mưa xuân) đủ độ ẩm cho cây cối đâm
trồi nẩy lộc. Từ tháng năm đến tháng 9 là mùa nóng có mưa to và bão. Trong tháng 8, 9,
10, Hà Nội có những ngày thu. Mùa thu Hà Nội trời trong xanh, gió mát. Những ngày
cuối thu se se lạnh và chóng hoà nhập vào mùa đông.
Nhiệt độ trung bình mùa đông: 17,2ºC (lúc thấp xuống tới 2,7ºC). Trung bình mùa
hạ: 29,2ºC (lúc cao nhất lên tới 39ºC). Nhiệt độ trung bình cả năm: 23,2ºC, lượng mưa
trung bình hàng năm: 1.800mm.
Hải Phòng
Hải Phòng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 23ºC – 24ºC,
lượng mưa hàng năm từ 1.600 đến 1.800mm, quanh năm thời tiết ấm áp, bốn mùa cây
trái xanh tươi.
Quảng Ninh
Nhiệt độ trung bình cả năm 25ºC. Quảng Ninh có rừng có biển, nhiều hải sản quý.
Thừa Thiên-Huế
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4
mùa, mùa xuân mát mẻ, ấm áp, mùa hè nóng bức, mùa thu dịu dàng và mùa đông gió

rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25ºC. Số giờ nắng cả năm là 2.000 giờ. Mùa du lịch đẹp
nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Đà Nẵng

==========================================================
11


 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt
độ trung bình năm từ 28ºC - 29ºC, bão thường đổ bộ trực tiếp vào thành phố các tháng
9, 10 hàng năm.
Khánh Hòa
Khí hậu Khánh Hòa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang
tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm là
26,5ºC. Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.200mm.
Lâm Đồng
Các nhà khí hậu học gọi Đà Lạt là "Thành phố của mùa xuân", vì nhiệt độ trung
bình cao nhất trong ngày 24ºC và nhiệt độ trung bình thấp nhất trong ngày 15ºC. Lượng
mùa trung bình năm 1.755mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mùa mưa từ
tháng 4 đến tháng 11. Có nắng trong tất cả các mùa. Nhờ khí hậu đó cả thành phố Đà
Lạt như một vườn hoa trăm hương ngàn sắc quanh năm.
Bà Rịa - Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình
hàng năm 27ºC, ít gió bão, nhiều ánh nắng.
Thành phố Hồ Chí Minh
Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình
năm 1.979mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm
27,5ºC, không có mùa đông. Hoạt động du lịch thuận lợi suốt 12 tháng.

2.1.1.3. Thủy văn
- Sông ngòi:

==========================================================
12


 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam

Trên lãnh thổ Việt Nam có hàng nghìn con sông lớn, nhỏ. Dọc bờ biển, cứ khoảng
20km lại có một cửa sông, do đó, hệ thống giao thông đường thủy khá thuận lợi.
Hai hệ thống sông quan trọng là sông Hồng ở miền Bắc và sông Mê Kông (còn gọi là
sông Cửu Long) ở miền Nam.
- Vùng biển:
Việt Nam có 3.260km bờ biển, nếu có dịp đi dọc theo bờ biển Việt Nam du khách
sẽ được đắm mình trong làn nước xanh của những bãi biển đẹp như; Trà Cổ, Sầm Sơn,
Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, Hà Tiên... Có nơi núi ăn lan ra
biển tạo nên một vẻ đẹp kỳ vĩ như: Vịnh Hạ Long, đã được UNESCO công nhận là di
sản thiên nhiên thế giới.
Việt Nam có nhiều hải cảng lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Cam Ranh,
Vũng Tàu, Sài Gòn,...
Giữa vùng biển Việt Nam còn có hệ thống đảo và quần đảo gồm hàng ngàn đảo
lớn nhỏ nằm rải rác từ Bắc đến Nam, trong đó có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và
Trường Sa.
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là các
bãi tắm rất đẹp và thuận lợi cho khai thác du lịch mà không phải quốc gia nào cũng
có. Các bãi tắm nổi tiếng từ bắc đến nam có thể kể đến như Trà Cổ, Hạ Long, Ðồ Sơn,
Cát Bà, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô, Ðà Nẵng, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né,
Vũng Tàu, Hà Tiên, Phú Quốc…
Ðặc biệt vùng biển Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên được UNESCO hai lần công

nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới vào các năm 1994 và 2000 bởi những giá trị ngoại
hạng mang tính toàn cầu về cảnh quan thiên nhiên và địa chất, địa mạo. Hiện nay, vịnh
Hạ Long nằm trong danh sách 28 ứng cử viên lọt vào vòng chung kết của cuộc vận
động bầu chọn “7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới”. Bên cạnh đó, 3 vịnh là Hạ
Long, Nha Trang, Lăng Cô được công nhận là thành viên của Câu lạc bộ Các vịnh đẹp
nhất thế giới.
Ngoài ra, nhiều bãi biển và đảo được các hãng thông tin, tạp chí, cẩm nang du lịch
uy tín trên thế giới bình chọn với các danh hiệu ấn tượng và hấp dẫn khách du lịch như:

==========================================================
13


 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam

biển Đà Nẵng từng được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển đẹp
nhất hành tinh vào năm 2005; bãi Dài ở Phú Quốc năm 2008 đã đứng đầu trong số 5 bãi
biển đẹp và sạch trên thế giới trong cuộc bình chọn dài ngày mang tên "Hidden
Beaches" của hãng tin ABC News; Côn Đảo là một trong những điểm đến ấn tượng
nhất Đông Nam Á năm 2010 do tạp chí New York Times chọn. Đặc biệt, năm 2011 Côn
Đảo nằm trong top 20 hòn đảo bí ẩn nhất thế giới do tạp chí du lịch Travel and Leisure
(Mỹ) bình chọn và là 1 trong 10 hòn đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới để hưởng một kỳ
nghỉ lãng mạn do cẩm nang du lịch quốc tế Lonely Planet (Anh) bầu chọn.

2.1.1.4. Hệ sinh thái
Việt Nam sở hữu nhiều vùng tràm chim và sân chim, nhiều khu rừng quốc gia nổi
tiếng với những bộ sưu tập phong phú về động thực vật nhiệt đới như: Vườn quốc gia
Cúc Phương ở Ninh Bình, Vườn quốc gia Cát Bà ở Hải Phòng, Vườn quốc gia Côn Ðảo
ở Bà Rịa-Vũng Tàu... Trong đó vùng tràm chim Tam Nông (Ðồng Tháp), nơi có chim
sếu đầu đỏ sinh sống, trở thành trung tâm thông tin về sếu được tài trợ bởi quỹ quốc tế

về bảo tồn chim. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với những giá trị đặc sắc về
lịch sử hình thành trái đất, lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo,cảnh quan kì vĩ, huyền bí,
tính đa dạng sinh học cùng với giá trị văn hóa – lịch sử đặc sắc, đã được UNESCO công
nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2003. Hệ thống hang động Phong Nha đã
được Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh (BCRA) đánh giá là hang động có giá
trị hàng đầu thế giới với 4 điểm nhất: có các sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và
rộng nhất, những bờ cát rộng và đẹp nhất, những thạch nhũ đẹp nhất. Đặc biệt, hang
Sơn Đoòng nằm trong quần thể hang động này được các nhà khoa học và thám hiểm
công nhận là hang kỳ vĩ nhất hành tinh. “Có cả rừng trong hang, đủ lớn để chứa được
một tòa nhà chọc trời tại New York. Còn điểm kết của hang là bất tận.” - Đó là những
dòng đánh giá về hang Sơn Đoòng, trên tạp chí National Geographic.
Bên cạnh đó, tính đến năm 2011, Việt Nam được UNESCO công nhận 8 "Khu
dự trữ sinh quyển thế giới", đó là: Vườn Quốc gia Cát Tiên (nay là Khu dự trữ sinh
quyển Đồng Nai) (2001), Rừng ngập mặn Cần Giờ ở thành phố Hồ Chí Minh (2000),
Quần đảo Cát Bà ở thành phố Hải Phòng (2004), Châu thổ sông Hồng (vùng đất ngập

==========================================================
14


 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam

nước ven biển thuộc 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình) (2004), Ven biển và biển
đảo Kiên Giang (2006), miền Tây Nghệ An (2007), Cù Lao Chàm ở Hội An - Quảng
Nam (2009), và Mũi Cà Mau ở tỉnh Cà Mau (2009).
Nguồn nước nóng, nước khoáng thiên nhiên ở Việt Nam rất phong phú như suối
khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình), suối khoáng
nóng Bang (Quảng Bình), suối khoáng Hội Vân (Bình Ðịnh), suối khoáng Dục Mỹ,
Tháp Bà (Nha Trang), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng nóng Bình
Châu - Hồ Cốc (Bà Rịa – Vũng Tàu)… Những vùng nước khoáng nóng này đã trở

thành những nơi nghỉ ngơi và phục hồi sức khoẻ được nhiều khách du lịch ưa chuộng.

2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.
2.1.2.1. Kiến trúc, mỹ thuật
Với bề dày lịch sử 4.000 năm, Việt Nam còn giữ được nhiều di tích kiến trúc có
giá trị trong đó còn lưu giữ được nhiều di tích cổ đặc sắc với dáng vẻ ban đầu như:
Chùa Một Cột, Chùa Kim Liên, Chùa Tây Phương, Ðình Tây Ðằng và Ðình Chu Quyến
(Hà Nội), Tháp Phổ Minh (Nam Định), Chùa Keo (Thái Bình), Chùa Bút Tháp và Ðình
Bảng (Bắc Ninh), Tháp Chàm (các tỉnh ven biển miền Trung) và kiến trúc cung đình
Huế.
Trước thế kỷ thứ 10, làng xóm xuất hiện vào thời kỳ này. Người Việt bấy giờ "bắc
gỗ làm nhà để tránh hổ sói" (Lĩnh Nam chích quái). Trên các trống đồng có thể thấy hai
loại hình nhà sàn chủ yếu: Loại hình thuyền và loại hình mai rùa.
Địa hình nhiều sông hồ, đầm lầy, khí hậu nhiệt đới ẩm, vật liệu xây dựng chủ yếu
là tre gỗ đã đưa đến hình thức ở nhà sàn trên cọc thấp. Lọai nhà sàn này tồn tại đến
ngày nay ở các vùng núi và vùng trung du; cuối thế kỷ trước tồn tại cả ở vùng đồng
bằng.
Vào thế kỷ thứ 3 trước C.N, Thục Phán xây dựng thành Cổ Loa gồm nhiều vòng
thành đắp đất theo hình xoắn ốc, phù hợp với địa hình, sông hồ.

==========================================================
15


 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam

Kiến trúc thời Bắc thuộc (thế kỷ 2 tr C.N - thế kỷ 9) bao gồm các loại hình thành
quách, mộ táng, dinh lũy, nhà ở dân gian. Khi Phật giáo vào Việt Nam có thêm kiến trúc
chùa.
Đời nhà Lý

Nhà Lý, vào thế kỷ 11, trong việc xây dựng Nhà nước phong kiến thống nhất của
dân tộc, đã mở ra một cục diện mới cho sự phát triển kiến trúc.
Kiến trúc thời Lý (thế kỷ 11-12) nhìn chung có 5 loại hình kiến trúc chính thống
là: thành quách, cung điện, lâu đài, chùa tháp và đền thờ bên cạnh kiến trúc nhà ở dân
gian.
Thành Thăng Long có một quần thể cung điện, nhiều điện gác cao 3 - 4 tầng. Văn
hoá Thăng Long bấy giờ là văn hoá chùa - tháp.
Kiến trúc thời Lý có những đặc điểm cơ bản: tính quần thể cao; hình thức kiến
trúc và chi tiết kiến trúc giàu sức biểu hiện (thể hiện ở các bộ phận kiến trúc mái, bộ
cửa, bậc cấp, lan can và các tượng tròn, các hình thức hoa văn trang trí gạch, ngói);
phong cách nhẹ nhàng, khiêm tốn, phù hợp với khí hậu, tập quán Việt Nam. Phường
phố, chợ quán, nhà đất và nhà sàn trong mảng kiến trúc dân gian phát triển song song
với kiến trúc cung đình.
Đời nhà Trần
Với nhà Trần, kiến trúc chủ yếu là cung điện, chùa - tháp, nhà ở, một số đền và
thành quách. Một số điểm nổi bật như tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc), chùa và tháp Phổ
Minh (Nam Định), chùa Thái Lạc (Hưng Yên).
Cách bố cục, cấu trúc chùa Phổ Minh có thể làm hình mẫu cho một loại hình kiến
trúc biến ở thời Trần cũng như nhiều thế kỷ sau:
Mặt bằng kiểu chữ "tam" với ba dãy nhà chính: Tiền Đường, Thiêu Hương,
Thượng Điện. Mỗi nhà kết cấu khung bốn hàng cột kiểu "tứ trụ", rất thông dụng và
chắc chắn. Sân trong, vườn hoa, cây cảnh... góp thêm tiếng nói quan trọng vào ngôn
ngữ kiến trúc truyền thống, thể hiện quan niệm vũ trụ Á Đông.

==========================================================
16


 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam


Kiến trúc cung điện bấy giờ thường có "các" (gác) và hệ thống hành lang nối các
nhà tạo nên một hệ thống không gian mở cần thiết cho sinh hoạt của con người xứ
nóng. Phố xá lúc bấy giờ tuy đông vui nhưng nhà cửa vẫn dùng vật liệu tre gỗ là chính.
Đời nhà Hồ chỉ có 7 năm nhưng để lại một công trình kiến trúc lớn: toà thành Tây
Đô ở Thanh Hoá, nay vẫn còn lại các cổng khá đồ sộ.
Đời nhà Lê
Đầu thể kỷ 15, thời nhà Lê trị vì, kiến trúc chính thống ghi nhận có hai loại hình
phát triển chính là cung đình và lăng mộ.
Thế kỷ 16 và 17, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc thế tục như đền, chùa, đình, có
những thành tựu mới. Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) rất đáng chú ý ở kiến trúc chùa, kỹ
thuật xây dựng tháp và trang trí tượng.
Khi chế độ phong kiến suy yếu, nghệ thuật dân gian vẫn in đậm nét trong kiến
trúc, với những dường nét chạm trổ miêu tả cảnh chèo đò, săn bắn, đi cày, đốn gỗ, đánh
ghen, đấu vật v.v..
Vào thế kỷ 18, nghệ thuật xây dựng chùa tháp và đình làng tiếp tục được đẩy
mạnh lên một mức cao mới. Hai viên ngọc quý của kiến trúc bấy giờ là đình Đình Bảng
và chùa Tây Phương.
Đời nhà Nguyễn
Đầu thế kỷ 19, hoạt động xây dựng ở Bắc Hà có lắng xuống do Kinh đô được nhà
Nguyễn chuyển vào Huế. Ở Thăng Long, chủ yếu xây dựng lại thành quách, một số
công trình văn hoá như Khuê Văn Các, đền Ngọc Sơn sự phát triển một số khu dân cư
mới ở Hà Nội.
Trung tâm xây dựng mạnh mẽ lúc bấy giờ là Huế, bao gồm các loại hình chủ yếu
là thành quách, cung điện và lăng tẩm. Nền văn hoá Việt Nam ở Huế đã phong phú
thêm với kiến trúc nhà vườn, khác hẳn với kiến trúc nhà ống ở Hà Nội.

==========================================================
17



 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam

Kiến trúc Huế được coi là tổng kết những giá trị kiến trúc truyền thống về các mặt
công năng mặt phẳng, kết cấu, quy hoạch thành quách và đô thị, trang trí nội thất, cấu
trúc phong cảnh.
Kiến trúc cận đại và hiện đại
Cuối thế kỷ 19, kiến trúc đã thể hiện sự du nhập phong cách xây dựng và quy
hoạch đô thị châu Âu và sự giao lưu văn hoá Pháp và văn hoá Á Đông.
Từ sau ngày đất nước thống nhất (1975) kiến trúc Việt Nam phát triển khá mạnh
mẽ. Đã ra đời nhiều đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, làng xóm mới. Có những
công trình kiến trúc lớn và có giá trị cao về nghệ thuật.
Nói chung kiến trúc ngày nay bao gồm bốn mảng lớn: thiết kế nội thất, thiết kế
kiến trúc, thiết kế quy hoạch đô thị, thiết kế môi trường và quy hoạch vùng. Hiện nay
những vấn đề về phát triển tự phát đô thị, bảo vệ di tích kiến trúc trong khung cảnh cơ
chế thị trường, chiến lược xây dựng nhà ở đang là những vấn đề cấp bách đòi hỏi phải
giải quyết.

2.1.2.2. Lễ hội truyền thống
Sự hình thành và ý nghĩa của lễ hội truyền thống
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người
dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ hàng ngàn
đời nay có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền
thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là
những vị “Thần” - những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình
tượng các vị thần linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó là những
anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề
nghiệp; những người chống chọi với thiên tai, trừ ác thú; những người chữa bệnh cứu
người; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con
người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc... Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng
tri ân công đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc.


==========================================================
18


 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam

Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của
dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người.
Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương hay rộng hơn là quốc gia
dân tộc. Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua gian khó, giành
cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và
tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau
biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân
tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí...
Lễ hội là dịp con người được giải toả, dãi bày phiền muộn, lo âu với thần linh,
mong được thần giúp đỡ, chở che đặng vượt qua những thử thách đến với ngày mai tươi
sáng hơn.
Quy trình của lễ hội
Thông thường địa phương nào mở hội cũng đều tiến hành theo ba bước sau:
Chuẩn bị: Chuẩn bị lễ hội được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn chuẩn bị cho
mùa lễ hội sau và khi ngày hội đã đến gần. Chuẩn bị cho mùa lễ hội sau được tiến hành
ngay sau khi mùa hội trước kết thúc, mọi khâu chuẩn bị đã có sự phân công, cắt cử mọi
việc để đón mùa lễ hội năm sau. Khi ngày hội sắp diễn ra, công việc kiểm tra lại đồ tế
lễ, trang phục, quét dọn, mở cửa di tích, rước nước làm lễ tắm tượng (mộc dục) cùng
các đồ tế tự, thay trang phục mũ cho thần...
Vào hội: nhiều hoạt động diễn ra trong các ngày lễ hội, đó là các nghi thức tế lễ, lễ
rước, dâng hương, tổ chức các trò vui. Đây là toàn bộ những hoạt động chính có ý nghĩa
nhất của một lễ hội. Lễ hội thu hút nhiều đối tượng hay ít khách đến với lễ hội, diễn ra

trong nhiều ngày hay một ngày hoàn toàn chi phối bởi các hoạt động trong những ngày
này.
Kết thúc hội (xuất tịch, giã đám, giã hội): Ban tổ chức làm lễ tạ, đóng cửa di tích.
Thời gian mở hội
Lễ hội ở Việt Nam được tổ chức nhiều nhất vào ba tháng mùa xuân và mùa thu.
Hai khoảng thời gian trên là lúc người dân nhàn rỗi. Mùa xuân tiết trời ấm áp, mùa thu

==========================================================
19


 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam

tiết trời mát mẻ, đều thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội. Hai yếu tố cơ bản tạo nên sự
thoải mái, vui vẻ cho người đi dự hội.
2.1.2.3. Các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể
Tính đến 7/2011, trong số hàng chục nghìn di tích lịch sử - văn hóa và danh lam
thắng cảnh ở Việt Nam, đã có hơn 6000 di tích cấp tỉnh, hơn 3000 di tích và danh thắng
đã được xếp hạng di sản văn hóa quốc gia, 10 di tích quốc gia đặc biệt.
Ngoài 2 di sản thiên nhiên thế giới ở trên, UNESCO đã công nhận 5 điểm di sản
văn hóa thế giới: Khu di tích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, Thành nhà Hồ, Quần
thể di tích Cố đô Huế, Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn; 6 di sản thế giới phi
vật thể: Nhã nhạc - nhạc cung đình Việt Nam, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên, Quan Họ Bắc Ninh, Ca Trù, Hát Xoan Phú Thọ và Hội Gióng ở đền Phù Đổng
và đền Sóc (Hà Nội); 2 di sản tư liệu thế giới: Mộc bản triều Nguyễn và Bia tiến sĩ Văn
Miếu (Hà Nội); và Cao nguyên đá Đồng Văn là thành viên của Mạng lưới Công viên
địa chất toàn cầu (GGN - Global Geopark Network).
Trong tương lai, một số di sản văn hóa và thiên nhiên khác sẽ tiếp tục được lập hồ
sơ để đề nghị UNESCO công nhận.
Ngoài ra, hàng chục triệu di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia có giá trị đang được

bảo quản và trưng bày tại hệ thống 125 bảo tàng phân bổ ở mọi miền đất nước. Đồng
thời, các lễ hội, phong tục tập quán, nghệ thuật trình diễn, làng nghề thủ công truyền
thống, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống… của cộng đồng 54 dân tộc đều đã và
đang trở thành những tài nguyên du lịch quan trọng.

2.2. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam
2.2.1. Thành tựu
Du lịch là ngành dễ bị ảnh hưởng nhất từ các biến động về an ninh - chính trị.
Tình hình và tương lai về sự bất ổn an ninh - chính trị của thế giới nhƣ trên đã, đang và
sẽ đe doạ đến sự phát triển của du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy
nhiên trong bối cảnh đó, Việt Nam luôn đƣợc thế giới đánh giá là một điểm đến an toàn

==========================================================
20


 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam

cho du khách. Khách du lịch nước ngoài đến thăm Việt Nam đều có chung một nhận
định: đây là một một thiên đường du lịch hấp dẫn, một điểm hẹn của thiên niên kỷ mới.
Tờ báo uy tín “Exotissmo Travel” đã mô tả Việt Nam là địa chỉ du lịch “đắt khách”
nhất khu vực. Tại hội nghị châu Á lần thứ 11 diễn ra tại Bangkok (Thái Lan), Việt Nam
cũng được 500 nhà cung cấp dịch vụ du lịch và khách sạn hàng đầu thế giới bình chọn
là “Điểm đến ưa chuộng nhất Châu Á”. Trƣớc đó, Việt Nam đã được bình chọn là
“Điểm đến an toàn nhất sau dịch SARS”. Thủ đô Hà Nội được tạp chí du lịch “Travel
and Leisure” bình chọn là “Thành phố du lịch tốt thứ hai châu Á”, sau Bangkok của
Thái Lan. Trước đây, Hà Nội cũng đã đƣợc bình chọn là “Thành phố hoà bình”.
Trong những năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam có sự tăng trưởng
nhanh liên tục: đạt 5.049.855 lượt (năm 2010), 6.014.032 lượt (năm 2011) và 6.847.678
lượt (năm 2012). Bên cạnh đó, khách du lịch nội địa cũng tăng nhanh chóng: trên 28

triệu lượt (năm 2010), 30 triệu lượt (năm 2011) và 32,5 triệu lượt (năm 2012); khách du
lịch ra nước ngoài đang có xu hướng tăng trưởng rõ rệt. Tổng thu du lịch ngày càng
cao, đạt 96 nghìn tỷ đồng (năm 2010), 130 nghìn tỷ đồng (năm 2011) và 160 nghìn tỷ
đồng (năm 2012), chiếm tỷ trọng hơn 5% trong GDP cả nước. Tuy nhiên, kết quả này
chưa tương xứng với tiềm năng; tỷ trọng khách du lịch thuần túy có mức chi tiêu cao và
khách nghỉ dưỡng còn thấp.

==========================================================
21


 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam

Tiến trình gia nhập các tổ chức du lịch quốc tế đã và đang thúc đẩy việc cải thiện
và mở rộng các mối quan hệ kinh tế song phương, đa phương giữa Việt Nam và thế
giới, góp phần giúp môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực du lịch
nói riêng của nƣớc ta ngày một thông thoáng hơn, cạnh tranh tự do và bình đẳng hơn.
Tình hình đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam đƣợc thể hiện qua các số liệu
sau:
Trong giai đoạn 1998- 2007 tổng số dự án được cấp phép là 262 dự án với tổng số
vốn đăng kí hơn 7 tỷ USD, chỉ riêng năm 2007 số dự án đƣợc cấp phép là 47 dự án,
tổng vốn đăng kí là 1,8 USD, tăng xấp xỉ 200% so với năm 2006. Chỉ trong 4 tháng đầu
năm 2008 đã có 61 dự án đầu tƣ vào du lịch với tổng vốn là 7,6 tỷ USD.
Tuy nhiên, trình độ phát triển của Du lịch Việt Nam còn thấp, vị trí của du lịch
trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam còn kém xa so với các trung tâm du lịch trong
khu vực như Singapore, Hồng Kông, Thái Lan. Để thực hiện định hƣớng phát triển du
lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao vai trò của du lịch Việt
Nam trong nền kinh tế quốc dân, du lịch Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm. Do xuất
phát điểm thấp vì vậy không thể đòi hỏi sự ra tăng về số luợng ngay lập tức, điều mà
ngành du lịch Việt Nam cần quan tầm là dựa vào những tiềm năng có sẵn để phát triển

du lịch về cả về chiều rộng và chiều sâu.
2.2.2. Thách thức
Tuy tiềm năng tài nguyên du lịch lớn, đạt được nhiều thành tựu nhưng ngành du
lịch nước ta vẫn còn nhiều thách thức.
Đầu tư du lịch ngày càng được đẩy mạnh, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài
nhưng tầm cỡ quy mô còn manh mún, dàn trải, tự phát và thiếu liên hoàn; kết cấu hạ
tầng du lịch được quan tâm hỗ trợ đầu tư nhưng vẫn thiếu tính đồng bộ và hiện đại; hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh nhưng
vẫn chưa hình thành được hệ thống các khu du lịch quốc gia với thương hiệu nổi bật;
chất lượng nguồn nhân lực du lịch qua đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn ngày càng
được nâng cao, tuy vậy vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ

==========================================================
22


 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam

năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ; sản phẩm du lịch có đổi mới, đa dạng
hơn nhưng vẫn còn thiếu tính độc đáo, đặc sắc; thị trường du lịch từng bước được lựa
chọn theo mục tiêu nhưng công tác nghiên cứu thị trường chưa sâu; công tác xúc tiến,
quảng bá được triển khai khá nhiều cả trong và ngoài nước nhưng hiệu quả chưa cao;
việc khai thác tài nguyên không ngừng được mở rộng nhưng do thiếu kinh nghiệm và
chưa có tầm nhìn dài hạn nên kém hiệu quả và bền vững; nhận thức về du lịch đã có
bước cải thiện và tiến bộ nhất định nhưng vẫn còn khoảng cách xa so với yêu cầu phát
triển.
- Về hợp tác quốc tế và xúc tiến quảng bá du lịch
Việt Nam vẫn chưa chủ động khai thác những lợi thế có sẵn và lợi thế mà hội
nhập và hợp tác quốc tế đem lại. Một số dự án lớn là do các nước, các tổ chức quốc tế
đề xuất chứ không phải ta chủ động đề nghị. Việc tiếp nhận, triển khai dự án hỗ trợ của

các nƣớc và của các tổ chức quốc tế còn lúng túng. Các cam kết, nội dung hợp tác của
ta trong thời gian qua còn nặng về đáp ứng yêu cầu của phía đối tác. Một số trƣờng
hợp còn thụ động, đối phó tình thế, chƣa có sự nhất quán chặt chẽ trong cam kết giữa
các tổ chức mà ta tham gia và nhất là còn chậm hình thành một chiến lƣợc, kế hoạch
dài hạn. Việc tham gia vào thị trƣờng du lịch quốc tế còn tự phát, chƣa mang tầm quốc
gia, chƣa nắm bắt được xu thế vận động của từng loại thị trường.
- Về bảo vệ môi trường
Sự phát triển du lịch với tốc độ nhanh, tuy mang lại hiệu quả kinh tế cao nhƣng
lại đi kèm với sự phát sinh các tác động tiêu cực. Những tác động tiêu cực này có lúc
và có nơi đã phá huỷ trầm trọng môi trường thiên nhiên và cảnh quan.
Thực tế phát triển hoạt động du lịch trong thời gian qua ở Việt Nam nói chung và
ở nhiều khu vực trọng điểm du lịch như Hạ Long, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt… nói
riêng cho thấy đã nổi lên vấn đề ảnh hưởng đến phát triển bền vững. Ở những trung
tâm du lịch lớn của đất nước đã thấy rõ tác động tiêu cực của du lịch đến phát triển nói
chung và môi trường nói riêng. Đó là: ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông, sự
tập trung quá tải ở các điểm du lịch quan trọng gây mâu thuẫn giữa khai thác và bảo tồn
các tài nguyên du lịch thiên nhiên cũng nhƣ tài nguyên du lịch văn hoá.

==========================================================
23


 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam

Đảo Phú Quốc đáng lẽ ra có thể xây dựng thành một Singapore nếu chúng ta biết
cách đầu tư, nhưng cơ hội đó đã không còn vì hiện nay, hòn đảo này cũng giống nhƣ
các điểm du lịch khác trên đất nước Việt Nam đã bị xé lẻ khó mà khôi phục lại. Nhiều
thắng cảnh trên đất nƣớc ta bị xâm lấn, điển hình là di sản thiên nhiên thế giới đƣợc
UNESCO công nhận – Vịnh Hạ Long. Hạ Long của mƣời năm trƣớc thơ mộng với làn
nƣớc xanh trong nay đã bị người dân vứt rác, nuôi tôm sú, mở nhà hàng trên biển làm

bẩn môi trường, mất mỹ quan, một đảo Tuần Châu với con đƣờng nối trực tiếp với đất
liền đã tàn phá hoàn toàn môi trƣờng vịnh Hạ Long. Để san làm con đƣờng ấy, con
ngƣời đã vô tình đẩy luôn đất cát trôi xuống lòng vịnh Hạ Long, biến Hạ Long thành
một cái ao đầy bùn đất bên dưới khiến nước ngày càng đục. Những dải sóng trắng theo
đuôi các con tàu ra thăm vịnh của mƣời năm trƣớc giờ đã bị thay bởi những dải sóng
vàng màu bùn đất….
Huế ngoài là thành phố di sản còn được Chính phủ cho phép xây dựng là “Thành
phố festival đặc trưng của VN” với hai năm một lần diễn ra festival (vào năm chẵn) và
festival chuyên đề về ngành nghề (năm lẻ). Hằng năm Huế còn tổ chức hàng trăm lễ hội
truyền thống lẫn lễ hội mới được dựng nên như Lăng Cô huyền thoại biển, Thuận An
biển gọi, rồi sắp tới đây còn có sóng nước Tam Giang... Tiềm năng là thế, tuy nhiên bao
nhiêu năm nay, ngành du lịch dịch vụ Huế vẫn phát triển trong tình trạng “còi cọc” với
bình quân lưu trú chỉ khoảng 2 đêm/khách. Doanh thu du lịch bình quân hằng năm chỉ
đạt từ 700 - 800 tỉ đồng, đóng góp cho ngân sách địa phương hằng năm cũng chỉ xấp xỉ
30 tỉ đồng. Theo phân tích của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh trong kỳ họp cuối
năm 2009, mũi nhọn kinh tế du lịch của Thừa Thiên-Huế trong năm chỉ đóng góp cho
tăng trưởng kinh tế của địa phương chỉ 0,37% trong mức tăng trưởng chung 11,2%
GDP của tỉnh. Sự yếu kém của ngành kinh tế mũi nhọn này là do đầu tư du lịch chủ yếu
chỉ tập trung vào diện rộng, chạy đua xây dựng quá nhiều cơ sở lưu trú, trong khi sản
phẩm du lịch thì quá nghèo nàn.
Điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất là hệ thống hoàng cung triều Nguyễn trong kinh
thành Huế, thế nhưng đến nay ngoài việc tham quan di tích hầu như không có dịch vụ
gì hấp dẫn du khách. Từ năm 2006 đến nay, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã nỗ
lực tổ chức Đêm hoàng cung tái hiện nhiều sinh hoạt và tổ chức các chương trình nghệ

==========================================================
24


 Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam


thuật, trò chơi cung đình... để thu hút khách vào ban đêm. Thế nhưng, chương trình vẫn
không thể đủ nguồn thu để duy trì. Nguyên nhân có lẽ do chương trình chưa được
quảng bá đủ mạnh hoặc các dịch vụ chưa thu hút được du khách.
Sự yếu kém của ngành du lịch Huế, theo ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn
hóa - Thể thao - Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Thừa Thiên-Huế, là do: “Các hoạt động xúc
tiến quá yếu, lại phân tán cả về nội dung lẫn thị trường; lạc hậu về công nghệ, kỹ năng
và thiếu chuyên nghiệp... do chưa có một cơ quan chuyên trách về thông tin và xúc tiến.
Năng lực cạnh tranh điểm đến và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp còn thấp... Các
doanh nghiệp lữ hành Thừa Thiên-Huế nhìn chung chưa quan tâm đúng mức đến xây
dựng và phát triển sản phẩm, thụ động, thiếu chắc chắn về thị trường nên thường phụ
thuộc vào nguồn khách chính của các hãng lớn ở TP.HCM và Hà Nội. Sản phẩm du lịch
quá đơn điệu, mới dựa chủ yếu vào các yếu tố tự nhiên, khai thác những cái có sẵn,
không thể hiện ưu thế trên thị trường. Giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp so với mức
trung bình của thế giới...”.
Trong khi đó, ông Trịnh Quang Thang, Giám đốc Công ty du lịch VN tại TP.HCM
khẳng định: "Sức hút của Huế thực sự đáng nể phục. Bằng chứng là cứ 1.000 khách tàu
biển đến Đà Nẵng có tới 600 khách đăng ký đến Huế. Nhưng đáng buồn là quy hoạch
phát triển du lịch Huế từ thập niên 90 đến nay vẫn vậy, sản phẩm du lịch nghèo nàn
không đáng kể, không có các điểm tham quan mới, không có cách làm du lịch mới, nên
khách đến một lần, và họ sẽ không muốn đến Huế lần hai”. Tương tự, ông Nguyễn Phú
Đức - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch VN - nói: “Hiện tại, Huế mới làm du lịch vào ban
ngày, trong khi ban đêm mới là thời gian để thu tiền của khách thì người dân Huế lại
đóng cửa đi ngủ. Không thể nào tăng số lượng khách với thực trạng thời gian phục vụ
du lịch không tăng được”. Nhiều ý kiến còn phản ánh về tình trạng ăn xổi ở thì trong
kinh doanh du lịch, tình trạng chèo kéo du khách ở các điểm tham quan... đã làm xấu
hình ảnh du lịch Huế và VN.
Quảng Bình được nhắc đến nhiều bởi có Di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng. Chưa kể, tháng 4.2009, đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia
Anh công bố việc phát hiện, khám phá một phần hang vòm lớn nhất thế giới được đặt

tên là Sơn Đoòng.

==========================================================
25


×