Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Câu hỏi ôn thi môn tài chính tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.22 KB, 8 trang )

Câu 1. Anh chị hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ trong nền kinh tế.
Khái niệm: Cầu tiền tệ là nhu cầu của công chúng hay nền kinh tế với việc nắm giữ tiền hay là những tài sản
có tính thanh khoản. Có hai nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ là nhu cầu cầu tư và nhu cầu tiêu dùng.
- Nhu cầu đầu tư: Đó là các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất, muốn sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn nhàn rỗi. Đó là các cá nhân muốn kiếm lợi nhuận từ đồng tiền tiết kiệm của mình. Chính phủ
cần tiền để thực hiện các chương trình cải cách kinh tế hay thực hiện các chính sách xã hội. Nhu cầu tiền tệ
phục vụ cho đầu tư sẽ phụ thuộc vào hai nhân tố quan trọng là lãi suất tín dụng và mức lợi nhuận.
+ Lãi suất tín dụng ngân hàng là mức thu nhập mang tính bình quân của các phương án đầu tư trong
nền kinh tế, là cột mốc để so sánh với các mức tỷ suất lợi nhuận của các ngành khác và nó cũng là nhân tố
kích thích những nguồn tiết kiệm trong dân cư đi tìm những hoạt động đầu tư như sản xuất, kinh doanh dịch
vụ, hoặc những hoạt động đầu tư tài chính như kinh doanh địa ốc, chứng khoán, kinh doanh ngoại hối,…
cũng là nhân tố kích thích những nguồn tiết kiệm trong dân cư đi tìm nơi trú ngụ an toàn của mình.
+ Mức lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư như sản xuất, kinh doanh dịch vụ hoặc những hoạt động
đầu tư tài chính như kinh doanh địa ốc, chứng khoán, kinh doanh ngoại hối, …cũng là nhân tố tác động đến
nhu cầu đầu tư.
- Nhu cầu tiêu dùng: phụ thuộc vào các yếu tố sau
+ Mức thu nhập: Thu nhập cao thì người dân có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn và ngược lại
+ Giá trị của những hoạt động giao dịch: Nếu giá cả hàng hóa tiêu dùng cao thì người dân sẽ phải
dành nhiều tiền hơn cho các chi phí sinh hoạt. Như vậy, khoản tiền dành cho nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên và
ngược lại.
+ Lãi suất: Nếu lãi suất ngân hàng càng cao thì người dân sẽ có xu hướng giảm bớt tiêu dùng, dành
tiền gửi ngân hàng. Như vậy, sẽ làm giảm bớt lượng tiền cho tiêu dùng và ngược lại.
Câu 2. Anh chị hãy trình bày những công cụ để thực thi chính sách tiền tệ.
* KN: Chính sách tiền tệ là tổng hòa những phương thức mà NHTW thông qua các hoạt động của mình tác
động đến khối lượng tiền trong lưu thông nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của
đất nước trong một thời kỳ nhất định. Để thực thi chính sách tiền tệ NHTW sử dụng 5 công cụ chủ yếu: Dự
trữ bắt buộc, lãi suất, thị trường mở, tỷ giá hối đoái, hạn chế tín dụng.
- Dự trữ bắt buộc: Là phần tiền gửi mà các NHTM phải đưa vào dự trữ theo luật định. Mức dự trữ
bắt buộc cao hay thấp phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTW quy định. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là phần
trăm trên lượng tiền gửi mà NHTW huy động được phải để dưới dạng dự trữ.
Tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì NHTW có thể tăng hoặc giảm hệ số tạo tiền của hệ thống


NHTM và kết quả là khối tín dụng mà các NH cung ứng cho nền kinh tế có thể tăng hoặc giảm. Dự trữ bắt
buộc là công cụ mang tính chất hành chính của NHTM nhằm điều tiết mức cung tiền tệ của NHTM cho nền
kinh tế thông qua hệ số tạo tiền.
1


- Lãi suất: Là giá cả của quyền sử dụng vốn, việc thay đổi lãi suất sẽ kéo theo sự biến đổi của chi phí
tín dụng, từ đó tác động đến việc thu hẹp hay mở rộng khối lượng tín dụng trong nền kinh tế. NHTW có thể
sử dụng công cụ lãi suất để điều hành chính sách tiền tệ theo các chính sách sau:
+ NHTW kiểm soát trực tiếp lãi suất thị trường bằng cách quy định các loại lãi suất như:
Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay theo từng kỳ hạn.
Sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay để tạo nên khung lãi suất giới hạn.
Công bố lãi suất cơ bản cộng với biên độ giao dịch.
+ NHTW áp dụng chính sách tự do hóa để lãi suất tự hình thành theo cơ chế thị trường, NHTW có
thể gián tiếp can thiệp thông qua các chính sách:
Công bố lãi suất cơ bản để hướng dẫn lãi suất thị trường.
Sử dụng công cụ lãi suất tái cấp vốn và kết hợp với lãi suất thị trường mở để can thiệp và điều
chỉnh lãi suất thị trường.
+ Các biện pháp cải cách công cụ tái cấp vốn:
Gắn lãi suất tái chiết khấu với một lãi suất thị trường.
Thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất đòi hỏi nền kinh tế cần phải có những điều kiện cơ
bản nhất.
Môi trường kinh doanh ổn định.
Hành lang pháp lý ổn định, hoàn chỉnh và đồng bộ.
Thị trường tài chính vận hành có hiệu quả.
Các nguồn lực trong nước được phân phối và sử dụng hợp lý.
- Thị trường mở:
Công cụ thị trường mở phản ánh việc NHTW mua hoặc bán chứng từ có giá trên thị trường tài chính
công nhằm đạt mục tiêu điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông.
Khi NHTW đem chứng khoán ra thị trường mở bán nó sẽ thu được tiền mặt và séc về. Việc NHTW

đem bán chứng khoán cho thị trường mở sẽ làm tăng cung chứng khoán, lãi suất chứng khoán tăng buộc các
NHTM phải tăng lãi suất huy động, nghĩa là gián tiếp thắt chặt thêm khối tiền tệ và ngược lại.
- Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái là đại lượng biểu thị mối tương quan về mặt giá trị giữa hai đồng tiền.
Sự biến đổi của tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh tế, từ hoạt động xuất
nhập khẩu đến sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước qua biến đổi của giá cả hàng hóa.
Vận hành công cụ tỷ giá hối đoái NHTW có thể ấn định tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi hoàn toàn. Tỷ
giá cố định có nghĩa là NHTW đã vi phạm 1 trong những quy luật kinh tế khách quan, còn thả nổi tỷ giá cho
quan hệ cung cầu ngoại hối quyết định thì tình trạng thăng trầm của tỷ giá ngoại hối là tất yếu xảy ra và kéo
theo nó là sự thăng trầm của nền kinh tế.

2


Câu 3. Anh chị hãy trình bày các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái và các biện pháp điều chỉnh tỷ
giá hối đoái.
* Khái niệm: Tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị tiền nước ngoài tính bằng đơn vị tiền trong nước, nói
cách khác tỷ giá hối đoái giữa một đơn vị tiền nước ngoài và đồng tiền trong nước là số lượng tiền trong
nước phải bỏ ra để mua được một đồng tiền nước ngoài.
* Trong chế độ tỷ giá thả nổi các nhân tố tác động đến tỷ giá như sau:
- Cán cân thanh toán quốc tế: Nhân tố này tác động trực tiếp đến cung, cầu ngoại tệ, thông qua đó tác động
với tỷ giá. Khi ccttqt bội thu, theo tác động của quy luật cung cầu ngoại tệ sẽ làm cho đồng ngoại tệ mất giá,
đồng nội tệ lên giá và ngược lại.
- Lạm phát: Lạm phát biểu hiện ra là sự tăng giá trên thị trường. Trong 1 quốc gia, lạm phát sẽ làm cho sức
mua của đồng nội tệ giảm đi. Theo thuyết cân bằng sức mua thì tỷ giá giữa 2 đồng tiền được xđ như sau:
Cân bằng tuyệt đối: Tỷ giá hối đoái = Mức giá trong nước/Mức giá nước ngoài
Cân bằng tương đối:
Tghđ tại thời điểm t = tghđ tại thời điểm t-1 × Mức giá trong nước/Mức giá nước ngoài
Như vậy, theo thuyết cân bằng sức mua thì đồng tiền của nước có lạm phát cao sẽ bị giảm giá so với đồng
tiền của quốc gia có mức lạm phát thấp hơn.

- Lãi suất: Lãi suất là giá cả thuê vốn trên tt, lãi suất có tác động rất lớn đến tghđ. Nếu lãi suất trong nước
cao hơn lãi suất ngoại tệ hay lãi suất trên tt q.tế, điều này sẽ thu hút những dòng vốn trên tt quốc tế chảy vào
trong nước làm cho cung ngoại tệ trong nước tăng lên. Từ đó làm cho đồng ngoại tệ có xu hướng giảm giá
hay đồng nội tệ tăng giá và ngược lại.
- Các yếu tố khác:
+ Chính sách KTVM của CP: Khi CP thực hiện thay đổi chính sách KTVM và làm ảnh hưởng đến các chỉ
số về tốc độ tăng trưởng KT, lạm phát, bội chi ngân sách… Tất cả đều gây ảnh hưởng đến sự thay đổi của
tghđ.
+ Tâm lý: Yếu tố tâm lý được thể hiện bằng sự phán đoán của tt về các sự kiện KT, CT. Từ những sự kiện
này, người ta dự đoán chiều hướng phát triển của tt và thực hiện những hành động đầu tư ngoại hối, làm cho
tỷ giá có thể đột biến tăng, giảm trên tt.
* Các biện pháp điều chỉnh tghđ
- Điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu
Khi các yếu tố khác ko đổi, nếu NHTW tăng mức lãi suất tái chiết khấu sẽ làm cho mặt bằng lãi suất tt
tăng lên, thu hút các luồng vốn ngoại tệ trên các tt quốc tế đổ về, dần dần làm cho đồng nội tệ lên giá và
ngược lại.
- Can thiệp ngoại hối
Nếu tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ giảm quá mức tỷ giá hợp lý thì NHTW sẽ bán ngoại tệ ra tt, kết quả
là đồng nội tệ sẽ dần được lên giá và ngược lại.
Việc thực hiện biện pháp này NHTW phải cân nhắc cẩn thận và phải có lượng ngoại tệ đủ mạnh tuyệt đối
không can thiệp nửa vời.
3


- Phá giá tiền tệ
Phá giá tiền tệ là việc Nhà nước chính thức hạ thấp sức mua của đồng nội tệ so với ngoại tệ khi thực hiện
các biện pháp khác không đem lại kết quả.
Tác dụng:
+ Kích thích các hđ xuất khẩu cùng các hoạt động KT, dv đối ngoại khác có thu ngoại tệ, đồng thời hạn
chế nhập khẩu và các hoạt động dv đối ngoại khác có chi ngoại tệ. Kết quả là góp phần cải thiện cán cân ttqt.

+ Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế xuất khẩu vốn.
- Nâng giá tiền tệ
Nâng giá đồng nội tệ so với ngoại tệ để có 1 tỷ giá mới cao hơn là biện pháp điều chỉnh tghđ khi những
cường quốc về KT muốn sử dụng công cụ này để chiếm lĩnh tt hoặc khi nền KT phát triển quá nóng.
Câu 4. Giả sử trong năm 2010, cân đối ngân sách của quốc gia Y bị bội chi ngân sách nhà nước. Chính
phủ quyết định tăng thuế để bù đắp bội chi, theo anh chị chính phủ nên tăng loại thuế nào để người
nộp thuế ko thấy gánh nặng về thuế?
* Khái niệm:
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật định đối với các pháp nhân và thể nhân nhằm
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế là một hình thức phân phối lại bộ phận nguồn tài chính của xã
hội không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp.
Thuế trực thu là loại thuế nhà nước thu trực tiếp các đối tượng là thể nhân, pháp nhân khi có thu nhập
hoặc tài sản được quy định nộp thuế.
Thuế gián thu là một bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ nhằm động viên một phần thu
nhập của người tiêu dùng.
* Nhận xét: Nếu năm 2010 cân đối ngân sách của quốc gia bị bội chi ngân sách nhà nước. Chính phủ quyết
định tăng thuế gián thu để bù đắp bội chi để người nộp thuế không thấy gánh nặng về thuế.
* Giải thích:
- Thuế trực thu: Đối tượng nộp thuế ít, doanh nghiệp có lãi mới nộp, cá nhân có thu nhập cao mới
nộp thuế dẫn đến tăng thuế trực thu làm giảm trực tiếp thu nhập của chủ sở hữu.
+ Thuế thu nhập cá nhân: Nếu thuế TNCN tăng thì thu nhập của người lao động giảm. Đối tượng nộp
là những người có thu nhập cao và đánh thuế theo lũy tuyến.
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: Nếu tăng thuế TNDN thì lợi nhuận sau thuế giảm, các khoản trích lập
quỹ giảm, chi cổ tức giảm.
- Thuế gián thu: Người chịu thuế GTGT không phải là người nộp thuế, người nộp thuế chỉ nghĩ là giá
cả hàng hóa tăng. Đối tượng chịu thuế rất rộng, ai có tiêu dùng thì nộp thuế, cho nên khi tăng thuế gián thu
với tỷ lệ nhỏ, nguồ tăng thu đạt rất lớn.

4



Câu 5. Khi chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng
các giải pháp giảm thuế trực thu có làm giảm thu ngân sách nhà nước không? Giải thích?
* Khái niệm:
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật định đối với các pháp nhân và thể nhân nhằm
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế là một hình thức phân phối lại bộ phận nguồn tài chính của xã
hội không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp.
Thuế trực thu là loại thuế nhà nước thu trực tiếp các đối tượng là thể nhân, pháp nhân khi có thu nhập
hoặc tài sản được quy định nộp thuế.
* Nhận xét:
- Giảm thuế TNDN:
+ Lợi nhuận sau thuế tăng
+ Trích lập các quỹ tăng, tăng đầu tư, tăng sản lượng, tăng doanh thu, lợi nhuận, nộp thuế thu nhập
tăng thêm. Tạo công ăn việc làm thì tăng tiêu dùng nên nộp thuế.
+ Chia cổ tức tăng, tăng thu nhập chủ sở hữu, khoản tăng thêm thu nhập phải nộp thuế.
- Giảm thuế TNCN:
+ Tăng thu nhập khả dụng thì tiêu dùng tăng, thuế gián thu tăng
+ Thu nhập tăng thêm và tiêu dùng tăng thêm
Khi giảm thuế trực thu thì thuế TNDN giảm, đồng thời thuế GTGT tăng thì sẽ giảm thu ngân sách
nhà nước.
* Kết luận: Khi chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng các
giải pháp giảm thuế trực thu thì sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước.

Câu 6. Chính sách tài khóa mở rộng có tác động đến cán cân thương mại không? Giải thích?
* Khái niệm: Chính sách tài khóa là việc sử dụng ngân sách nhà nước để tác động vào nền kinh tế. Khi
chính phủ quyết định đánh thuế để huy động nguồn thu và thực hiện các khoản chi tiêu để cung cấp hàng hóa
công, đó là những hoạt động liên quan đến chính sách tài khóa.
* Chính sách tài khóa mở rộng làm tăng chi tiêu công và giảm thuế.
* Nhận xét: Bội chi ngân sách thì đi vay trong nước làm lãi suất thị trường trong nước tăng dẫn đến lãi suất
tín dụng cũng tăng, đến khi lãi suất trong nước cao hơn lãi suất bình quân trên thị trường quốc tế. Khi đó

nguồn ngoại tệ nước ngoài lập tức đầu tư vào trong nước làm cho cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ. Điều
này làm đồng ngoại tệ giảm giá và đồng nội tệ lên giá, hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn hàng xuất khẩu,
hạn chế xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu làm thâm hụt cán cân thương mại.
* Kết luận: Chính sách tài khóa mở rộng có tác động đến cán cân thương mại.

5


Câu 7. Anh chị hãy cho biết sự khác nhau và mối liên hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ
cấp trong thị trường vốn.
* Khái niệm: Thị trường vốn là thị trường giao dịch các công cụ tài chính có kỳ hạn trên một năm, là thị
trường cung ứng vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế.
* Sự khác nhau giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp:
Thị trường sơ cấp
- Làm tăng lượng hàng hóa trên thị trường CK

Thị trường thứ cấp
- Lượng hàng hóa ko tăng trên thị trường chứng CK

- Gia tăng thêm vốn cho nền kinh tế
- Ko làm tăng vốn mà chỉ luân chuyển vốn giữa các CSH
* Mối liên hệ tác động qua lại giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp:
Thị trường sơ cấp đóng vai trò tạo cơ sở cho hoạt động của thị trường thứ cấp vì nó là nơi tạo ra hàng
hóa để mua bán trên thị trường thứ cấp. Thị trường thứ cấp cũng có tác động trở lại đối với thị trường sơ cấp,
đóng vai trò tạo động lực cho sự phát triển của thị trường này. Tác dụng của thị trường thứ cấp đến thị
trường sơ cấp được thể hiện:
- Thứ nhất: Thị trường thứ cấp tạo ra tính lỏng cho các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp,
tức là to điều kiện để người nắm giữ chứng khoán có thể bán chứng khoán để thu tiền về. Chứng khoán càng
dễ bán thì tính lỏng càng cao. Nhờ vậy sẽ làm tăng tính hấp dẫn cho các chứng khoán, giúp cho việc phát
hành chúng tại thị trường sơ cấp được thuận lợi.

- Thứ hai: Thị trường thứ cấp đóng vai trò quyết định giá của các chứng khoán sẽ được phát hành trên thị
trường sơ cấp. Các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp sẽ không thể mua các chứng khoán phát hành mới với
giá cao hơn giá mà họ nghĩ có thể bán được tại thị trường thứ cấp. Nếu chứng khoán của một nhà phát hành
được mua bán với giá cao tại thị trường thứ cấp thì nhà phát hành có cơ hội thu được nhiều vốn nhờ việc
phát hành các chứng khoán mới tại thị trường sơ cấp.
Câu 8. Trình bày công cụ nợ, cộng cụ vốn trong thị trường vốn. Sự khác nhau giữa cổ phiếu thường
và cổ phiếu ưu đãi
Công cụ nợ bao gồm các loại trái phiếu. Công cụ vốn biểu hiện dưới hình thức là cổ phiếu.
* Cổ phiếu:
- KN: là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu vốn góp vào công ty và quyền được hưởng một
khoản cố tức theo định kỳ
- Phân loại:
Căn cứ vào hình thức cổ phiếu có 2 loại:
+ Cổ phiếu vô hình
+ Cổ phiếu ký danh
Căn cứ vào quyền được hưởng cổ phiếu có 2 loại:
+ Cổ phiếu ưu đãi
+ Cổ phiếu thường
Căn cứ vào hình thức góp vốn có 2 loại:
6


+ Cổ phiếu hiện kim
+ Cổ phiếu hiện vật
* Trái phiếu:
- KN: Trái phiếu là một loại chứng khoán xác nhận một khoản nợ cho vay và quyền được hưởng mức thu
nhập theo định kỳ.
- Phân loại:
Trái phiếu doanh nghiệp:
+ Trái phiếu có đảm bảo bằng tài sản

+ Trái phiếu không có đảm bảo
+ Trái phiếu hiện hành bán dưới mật giá
Trái phiếu nhà nước: Do kho bạc nhà nước phát hành với mục đích là bù đắp các khoản chi của
NSNH
Trái phiếu đầu tư là do nhà nước đầu tư phát hành
* Sự khác nhau giữa cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường
Cổ phiếu ưu đãi
- Cổ tức được hưởng theo tỷ lệ nhất định

Cổ phiếu thường
- Cổ tức phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của cty

- Phá sản ưu tiên trả vốn gốc trước cổ phiếu thường

- Phá sản được hoàn vốn sau cùng

- Cổ tức cố định

- Cổ tức không cố định
Lạm phát

1. Khái niệm
Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết của lưu thông hàng
hóa làm cho tiền giấy bị mất giá và giá cả hàng hóa được biểu hiện bằng đồng tiền mất giá ko ngừng tăng
lên.
Nói đến lạm phát thì cũng nói đến giảm phát. Giảm phát là một hiện tượng trái ngược với lạm phát. Trong
giảm phát, dẫn đến 1 loạt các doanh nghiệp bị phá sản, thất nghiệp gia tăng, sức sx giảm, nền kt bị khủng
hoảng.
Trong thực tế, hiện tượng giảm phát ít xảy ra một cách tự nhiên
2. Đo lường lạm phát

Tỷ lệ lạm phát = (Mức giá năm hiện hành – Mức giá năm gốc)/Mức giá năm gốc
3. Biện pháp kềm chế lạm phát
a) Thắt chặt khối cung tiền tệ
Tăng lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ pháp định, ko phát hành thêm tiền vào lưu thông.
b) Kềm giữ giá cả
- Nhập khẩu lượng hàng mà nền kt thiếu;
- Xuất kho dự trữ ra bán;
- Thực hiện chính sách kiểm soát giá.
7


c) Ấn định mức lãi suất cao
Khi lãi suất tiền gửi được ấn định ở mức cao sẽ thu hút bớt tiền trong lưu thông về, tuy nhiên sử dụng biện
pháp này cần sự hỗ trợ của NHTW và NSNN.
d) Giảm chi tiêu ngân sách
Chi tiêu ngân sách là một bộ phận quan trọng của tổng cầu. Giảm chi ngân sách những khoản chưa thật sự
cần thiết sẽ làm giảm sức ép đối với tổng cầu và giá cả sẽ hạ xuống.
e) Hạn chế tăng lương
Tiền lương là một bộ phận quan trọng trong chi phí sx. Hạn chế tăng lương sẽ hạn chế tăng cpsx

8



×