Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

CÔNG TÁC BẢO QUẢN,BẢO DƯỠNG VÀ QUY ĐỊNH VỀ TRỰC CA TRÊN TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.55 KB, 4 trang )

CÔNG TÁC BẢO QUẢN,BẢO DƯỠNG VÀ QUY ĐỊNH VỀ TRỰC
CA
1. Công tác bảo quản và bảo dưỡng
 Kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng tàu được đại phó lập chi tiết ra hằng ngày, hằng
tháng và hằng năm.
 Hằng ngày thủy thủ trưởng nhận chỉ đạo của đại phó tiến hành phân công công
việc cho thủy thủ đi bảo quản những hạng mục trong kế hoạch đã đề ra.
II. Công tác gõ rỉ và sơn tàu trên tàu này được làm theo dạng cuốn chiếu. Mỗi ngày
làm từng phần. Công tác sơn tàu:
a. Công tác chuẩn bị
b. Dụng cụ bảo hộ lao động
Phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ lao động, mũ
bảo hộ, giăng tay, giày bảo hộ, kính, mặt nạ phòng độc (khi làm việc vói sơn có độ
độc hai cao).
Dụng cụ sơn
a. Dụng cụ sơn bằng tay: con lăn, cọ sơn, bút sơn, thùng (khay) chứa sơn,
gậy khuấy sơn.
b. Dụng cụ sơn bằng máy: súng phun sơn
c. Ngoài ra, để phục vụ cho công tác sơn tàu cần có dung dịch pha sơn, dung
dịch để rửa sơn.
 Các trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa được kiểm tra định kì, ghĩ rõ ngày kiểm tra.
a. Đối với xuồng cứu sinh: kiểm tra động cơ của xuồng, nước ngọt, đồ ăn dự
trữ, pháo hiệu trong xuồng cứu sinh.
b. Đối với các trang thiết bị cứu sinh cá nhân thì kiểm tra vị trí đặt của chúng
có đúng theo sơ đồ trang thiết bị cứu sinh hay không.
c. Đối với trang thiết bị cứu hỏa cá nhân: kiểm tra cân nặng, áp lực, hạn sử
dụng của chúng.
d. Đối với hệ thống cứu hỏa bằng nước: kiểm tra áp lực nước của bơm cứu
hỏa, bơm cứu hỏa sự cố. Độ bền của các ống rồng, các gioăng cao su tiếp
điểm của các bích nối có còn tốt hay không.
e. Đối với hệ thống cứu hỏa bằng CO2: kiểm tra các bình khí CO2 trong buồng


chứa.
 Đối với các dây cáp,dây buộc tàu: kiểm tra xem số lượng tao trong dây còn lại là
bao nhiêu, nếu bị đứt vượt quá quy định thì phải tiến hành thay dây khác ngay.
1. Quy định về trực ca
a. .Các ca trực


Tàu phân ra làm 3 loại ca trực:
oCa biển.
oCa bờ.
oCa làm hàng.
Ở ca biển: chia làm 6 ca, mỗi ca 4 tiếng gồm 1 sỹ quan và 1 hoặc 2 thủy thủ trực ca.
o Ca từ 00h~04h và 12h~16h do Thuyền Phó 2 phụ trách.
o Ca từ 04h~08h và 16h~20h do Đại Phó phụ trách.
o Ca từ 08h~12h và 20h~24h do Thuyền Phó 3 phụ trách.
oThuyền trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra chung.
Ở ca làm hàng:
oĐại Phó chịu trách nhiệm quản lý và xếp dỡ hàng hóa.
oThuyền Phó 3 đứng trên buồng lái để quản lý buồng lái và điều khiển các bơm két
ballast.
oThủy thủ làm việc theo sự phân công của đại phó.
b. Nhiệm vụ
Thủy thủ phải làm theo lệnh của Đại phó(chief officer), Sĩ quan trực ca, và Thủy thủ
trưởng. Công việc của thủy thủ là tham gia trực ca hành hải trên buồng lái, trực ca
neo, trực ca trong cảng, trực ca làm hàng, kiểm tra lượng nước ngọt, nước dằn trong
két hàng ngày, tham gia làm dây mũi lái, tham gia bảo dưỡng tàu và thiết bị trên
boong. Cụ thể, thủy thủ sẽ làm gì?Nếu tham gia trực ca hành hải, thủy thủ sẽ phụ giúp
cho Sĩ quan trực ca. Vị trí của thủy thủ là trên buồng lái.Trên biển, Sĩ quan trực ca có
thể yêu cầu thủy thủ lái tàu, cảnh giới hay vệ sinh buồng lái sạch sẽ. Thủy thủ phải bật
hay tắt đền hành trình. Bật hay treo tín hiệu khi tàu mất chủ động. Khi có lệnh, thủy

thủ phải kiểm tra an toàn quanh tàu hay đo nước bẩn hầm hàng…Khi tàu sắp đến
cảng, thủy thủ phải chuẩn bị, cờ hoa tiêu(chữ H), cờ tên tàu(các chữ hô hiệu của tàu)
và cờ xin thủ tục kiểm dịch(chữ Q). Treo các cờ trên lên cột tàu khi yêu cầu.
#Nếu tham gia trực ca neo, thủy thủ sẽ phụ giúp cho Sĩ quan trực ca. Vị trí của thủy
thủ là trên buồng lái.Thủy thủ phải bật, tắt đèn neo.Treo bóng neo.Chú ý các thông tin
từ VHF liên quan đến tàu mình. Chú ý dung còi hay đền để cảnh báo các tàu di
chuyển quá gần tàu mình. Theo dõi khoảng cách tàu mình với tàu khác đang
neo.Quan tâm đến tình trạng bám neo của tàu.Phải cảnh báo kịp thời cho Sĩ quan trực
ca về các thông tin từ VHF liên quan đến tàu mình. Cảnh báo cho sĩ quan trực ca về
sự thay đổi thời tiết đột ngột, thủy triều đổi chiều, tàu quay đảo quanh neo mạnh,
tiếng khua lỉn neo trong lỗ nống lỉn hay hiện tượng thời tiết khác có thể gây trôi neo.
Nếu tham gia trực ca trong cảng, thủy thủ sẽ phụ giúp cho Sĩ quan trực ca. Vị trí của
thủy thủ là cạnh khu vực cầu thang tàu lên xuống tàu.Thủy thủ phải kéo và hạ cờ quốc
tịch tàu, cờ quốc gia Cảng hàng ngày. Chú ý cầu thang an toàn, không trơn trượt, đủ


ánh sáng về ban đêm, có tay vịn và có võng bảo vệ. Chú ý an ninh và an toàn tàu. Chú
ý theo dõi người lên, xuống tàu. Kịp thời thông báo cho Sĩ quan trực ca hay Thuyền
trưởng các thông tin liên quan đến tàu hay khách liên hệ làm việc. Kịp thời bật đèn
hiệu hay cờ hiệu cảnh báo tàu đang nhận chuyền dầu hay có chất dễ cháy trên tàu.
Điều chỉnh độ căng chùng của các dây buộc tàu. Tăng cường các đệm giữa tàu và cầu
cảng. Lưu ý cảnh giới và nhắc nhở an toàn đối với thuyềnviên làm việc trên cao,
ngoài mạn tàu, dưới hầm sâu, hàn cắt phát nhiệt…
Nếu tham gia trực ca làm hàng, thủy thủ sẽ phụ giúp cho Sĩ quan làm hàng.Vị trí của
thủy thủ là quanh khu vực hầm hàng.Phải biết tàu sẽ xếp-dỡ hàng gì, xếp-dỡ ở hầm
nào.Nếu xếp hàng, dù là hàng gì, hầm hàng đều phải sạch sẽ.Trước khi cho người
xuống hầm tàu, hầm hàng cần được thông gió, đủ dưỡng khí cho người làm việc.
Banđêm, phải cung cấp đủ ánh sáng cho hầm hàng. Cần quan sát thời tiết và đóng
hầm kịp thời trƣớc khi trời mưa. Cần nhắc nhở mọi người không đứng dưới mã
hàng, không hút thuốc dưới hầm tàu. Khi xếp dỡ hàng độc hại hay dễ cháy nổ, cần

sẵn sàng dụng cụ chữa cháy và túi sơ cứu. Phải kiểm tra cháy nổ và bảo đảm không
còn người dưới hầm tàu trước mỗi khi đóng hầm. Nếu được lệnh đo nước các két,
thủy thủ phải nắm vững vị trí lỗ đo. Thông thường thủy thủ phải đo két nước bẩn hầm
hàng(cargo hold bilge ); đo nước két dằn(ballast tank); đo két nước ngọt(fresh water
tank) hàng ngày. Tên vị trí lỗ đo các két thường ghi ngay trên ống đo. Lỗ đo nƣớc
bẩn hầm hàng thường bố trí cạnh hai đầu hầm hàng. Lỗ đo các két nước dằn, nước
ngọt thường bố trí cạnh mép các két về phía sau lái. Thủy thủ có thể tham khảo sơ đồ
phân bố chung của tàu(general arrangement) hay (capacity plan) dán trên tường để
nhận biết vị trí các két và lỗ đo của chúng. Theo qui định, phải dùng thước riêng để
đo két nước ngọt. Các số đo két phải lưu vào sổ theo dõi. Trên tàu có “sổ theo dõi
nước bẩn hầm hàng”; “sổ theo dõi nước dằn”; “sổ theo dõi nước ngọt” Nếu tham gia
làm dây khi cập hay rời cầu, vị trí của thủy thủ thường ở boong Mũi(forecastle deck)
hay boong Lái(poop deck). Thủy thủ phải làm theo lệnh của Sĩ quan làm dây. Trước
khi làm dây, thủy thủ phải chuẩn bị sẵn sàng dây ném(heaving line), bốt giữ dây, đệm
va. Thủy thủ phải sẵn sàng điện tời neo, tời dây, xin nước rửa neo.
Nếu tham gia bảo quản tàu và thiết bị, thủy thủ phải làm theo lệnh Thủy thủ trưởng.
Công việc thường là bảo dưỡng các thiết bị cứu hỏa(fire fighting appliances), cứu
sinh(life saving appliance), thiết bị cẩu chuyển(cargo gears), bôi trơn dây cáp và bơm mỡ
các cơ cấu quay, gõ rỉ và sơn các cấu trúc, vỏ tàu…
c. Bố trí trực ca & giao nhận ca
 Sỹ quan giao ca sẽ không cho phép người nhận ca đảm đương nhiệm vụ trực ca nếu
như người đó không có khả năng thực hiện nhiệm vụ như: Không đủ trình độ, không có
sức khỏe, say rượu, say thuốc. Trong trường hợp này sỹ quan giao ca phải báo cho
thuyền trưởng.
 Trước khi nhận ca boong trong khi tàu buộc cầu hoặc phao, sỹ quan nhận ca phải
đƣợc sỹ quan đi ca thông báo những điểm sau:


 Độ sâu của nước ở cầu cảng, mớn nước của tàu, mức nước và thời gian nước cường,
nước ròng, độ căng dây buộc tàu, bố trí neo,độ dài của lỉn neo và các nét đặc trưng quan

trọng của dây buộc tàu ảnh hưởng đến an toàn của tàu và tình trạng của máy chính có thể
dùng khi có sự cố.
• Mức nước trong la canh và các két balát.
 Tín hiệu hay đèn đã sử dụng
 Số lượng thuyền viên yêu cầu có mặt trên tàu và sự có mặt của người khác ở trên tàu
 Tình trạng của thiết bị cứu hỏa
 Các quy định đặc biệt của cảng.
 Các lệnh đặc biệt và hiện hành của thuyền trưởng
 Trước khi nhận ca hành hải, Sỹ quan nhận ca phải nắm vững những vấn đề:
 Lệnh và những chỉ dẫn đặc biệt của thuyền trưởng liên quan đến chạy tàu
 Tốc độ, hướng, vị trí và mớn nƣớc của tàu
 Những tín hiệu hay đèn thích hợp phải được sử dụng một cách hợp lý
 Dòng thủy triều hiện hành và dự đoán, tầm nhìn xa, thời tiết, hải lưu và ảnh hưởng của
nó tới hướng và tốc độ.
 Quy trình điều khiển máy chính nếu hệ thống điều khiển đặt ở buồng lái và
 Trạng thái hoạt động của tàu ít nhất là những vấn đề sau: Điều kiện hoạt động của toàn
bộ các thiết bị an toàn và hành hải trong quá trình đi ca, sai số của la bàn điện và là bàn
từ, sự hiện diện và di chuyển của tàu thuyền nhìn thấy được hoặc nhận biết trong phạm vi
lân cận, tình trạng nguy hiểm có thể gặp trong ca, ảnh hưởng của độ nghiêng/lượn
sóng/tỷ trọng của nƣớc và việc giảm độ sâu chân hoa tiêu do việc hành hải của tàu.
 Tất cả các sỹ quan đi ca phải biết được mớn nƣớc cho phép của tàu trong suốt hành
trình. Thuyền phó nhất đảm bảo sự thay đổi mớn nước do bơm balát (đặc biệt khi tàu ở
ngoài biển) phải được tính toán và ghi chép chính xác.
 Sỹ quan nhận ca phải bảo đảm những người trong ca mình có đủ khả năng thực hiện
nhiệm vụ. Sỹ quan nhận ca chưa nhận bàn giao khi chưa hoàn toàn thích nghi với điều
kiện ánh sáng.
 Nếu tại thời điểm phải giao ca mà sỹ quan đi ca đang thực hiện điều động hoặc hành động để
tránh sự nguy hiểm nào đó thì việc giao ca phải hoãn lại đến khi hành động

trên đã kết thúc.




×