Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN nội DUNG của báo CHÍ TRÊN điện THOẠI DI ĐỘNG tại VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.95 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ
KHOA BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG
------------

PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN NỘI DUNG CỦA BÁO
CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHÓA: K37
NGÀNH: BÁO CHÍ

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Th.S Phan Quốc Hải

Đậu Thị Linh

HUẾ - 2017


Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân và tổ chức.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm
ơn các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học
Huế.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo


Phan Quốc Hải đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp sửa chữa và
bổ sung để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn phòng tư liệu khoa Báo chí
Truyền thông đã giúp tôi tìm kiếm được những tài liệu cần
thiết để hoàn thành khóa luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành khóa luận
một cách hoàn chỉnh nhất. Song do hạn chế về kiến thức
cũng như kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhìn nhận được. Tôi
rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn
sinh viên để khóa luận được thoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Đậu Thị Linh



MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................................................................. 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................................................. 7
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................................................. 8
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1
1. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN

1
2

3
3
4

PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1............................................................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG............................................................................................................................. 5
1.1. TRUYỀN THÔNG MỚI
5
1.1.1. Khái niệm.........................................................................................................................................5
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................................................7
1.1.3. Đặc điểm..........................................................................................................................................9
1.1.3.1. Khả năng lồng ghép.................................................................................................................................9
1.1.3.2. Tính tương tác.......................................................................................................................................10
1.1.3.3. Mạng lưới truyền thông đa phương tiện...............................................................................................10

1.1.4. Các phương tiện truyền thông mới...............................................................................................11

1.1.4.1. Internet.................................................................................................................................................11
1.1.4.2. Điện thoại di động.................................................................................................................................12

1.2. BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
13
1.2.1 Khái niệm........................................................................................................................................13
1.2.2. Một số thuật ngữ về báo chí trên điện thoại di động...................................................................15
1.2.3. Các phương thức đọc báo thông qua điện thoại di động.............................................................16
1.2.3.1. Truy cập trực tiếp..................................................................................................................................16
1.2.3.2. Thông qua ứng dụng trên điện thoại di động........................................................................................17

1.3. LÝ THUYẾT TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU

17
1.3.1. Lý thuyết xã hội học về truyền thông đại chúng............................................................................17
1.3.2. Thuyết Sử dụng và hài lòng...........................................................................................................19
1.3.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý báo chí.................................................................20
1.4. VÀI NÉT VỀ CÁC TỜ BÁO THUỘC DIỆN KHẢO SÁT
21
1.4.1. Báo VietnamPlus............................................................................................................................21
1.4.2. Báo Thanhnien Online...................................................................................................................23
1.4.3. Báo VnExpress................................................................................................................................24
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................................................... 26
CHƯƠNG 2............................................................................................................................................. 27
THỰC TIỄN THỂ HIỆN NỘI DUNG CỦA BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY........27
2.1. PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN NỘI DUNG
27
2.1.1. Sắp xếp thông tin theo chủ đề, đề tài của bài viết........................................................................27
2.1.2. Sắp xếp thông tin theo số lượt truy cập........................................................................................28
2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NỘI DUNG THÔNG TIN BÁO CHÍ TRÊN ĐTDĐ
31
2.2.1. Đề tài nóng hổi, theo dòng sự kiện................................................................................................31
2.2.2. Cập nhật những nội dung thông tin mới nhất...............................................................................34
2.2.3. Thông tin được thể hiện trọn vẹn qua tít......................................................................................37
2.2.4. Tin tức được lấy từ phiên bản online dành cho máy tính..............................................................40
2.2.5. Ngắn gọn, cô đọng, tiết giản tối đa nội dung................................................................................43


2.2.6. Đa dạng hóa các chuyên mục, nâng cao tính chuyên biệt và tính cá nhân của thông tin............45
2.3. SO SÁNH BÁO ĐIỆN TỬ TRÊN DESKTOP VÀ BÁO ĐIỆN TỬ TRÊN ĐTDĐ
46
2.3.1. Giống nhau....................................................................................................................................47
2.3.2. Khác nhau......................................................................................................................................48

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................................................... 51
CHƯƠNG 3............................................................................................................................................. 52
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NỘI DUNG THÔNG TIN CỦA BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI
VIỆT NAM HIỆN NAY............................................................................................................................... 52
3.1. ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG THÔNG TIN CỦA BÁO CHÍ TRÊN ĐTDĐ
52
3.1.1. Ưu điểm.........................................................................................................................................52
3.1.1.1. Nội dung hấp dẫn, có tính thời sự, đưa tin nhanh chóng......................................................................52
3.1.1.2. Tính tương tác cao................................................................................................................................53
3.1.1.3. Công chúng có thể cùng tham gia làm báo trên ĐTDĐ..........................................................................54

3.1.2. Hạn chế..........................................................................................................................................56

3.1.2.1. Một số tin bài có tính chất gây sốc, câu view.........................................................................................56
3.1.2.2. Khó khăn trong việc kiểm định thông tin...............................................................................................57

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NỘI DUNG THÔNG TIN CỦA BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
58
3.2.1. Bám sát nhu cầu của công chúng..................................................................................................58
3.2.2. Cải tiến kỹ thuật, đào tạo đội ngũ làm báo cho ĐTDĐ..................................................................61
3.2.3. Phát triển nội dung riêng dành cho phiên bản báo di động..........................................................63
3.2.4. Sử dụng có kiểm chứng thông tin trên mạng xã hội và gắn với các trang mạng xã hội...............65
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................................................... 68
PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................. 71


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt


Cụm từ đầy đủ
Thông tấn xã quốc gia của Vương quốc

BBC
ĐTDĐ
FCC
IPJ
PC
TTXVN

Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Điện thoại di động
Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ
Viện thực hành báo chí thuộc đại học
Paris-Dauphine
Máy tính cá nhân
Thông tấn xã Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
1
2
3
4

5

Tên bảng
Trang

Biểu đồ 1.1. Số lượng người dùng Internet khu vực châu Á
12
Biểu đồ 1.2. Mức độ thâm nhập internet của châu Á và thế
12
giới
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ các loại nội dung đề tài trên báo
VietnamPlus ngày 18/04/2017
Bảng 2.1. Các tin bài về sự việc bé gái người Việt chết tại
Nhật Bản trên báo VietnamPlus
Bảng 2.2. Danh mục đối chiếu các menu giữa phiên bản
báo Thanh Niên trên desktop và phiên bản ứng dụng đọc

32
34

41

báo Thanh Niên trên ĐTDĐ
Bảng 2.2. Danh mục đối chiếu các menu giữa phiên bản
6

báo Thanh Niên trên desktop và phiên bản ứng dụng đọc
báo Thanh Niên trên ĐTDĐ

42


DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT


Tên hình ảnh và chú thích
Hình 2.1. Các chuyên mục của VnExpress (trái) và

Trang

1

Thanhnien Online (phải) trên phiên bản dành cho điện

27

2
3
4
5

6

7

8

thoại di động.
Hình 2.2. Báo VnExpress thường sắp xếp thông tin theo số
lượt bình luận của tin bài trên trang chủ.
Hình 2.3. Báo VietnamPlus sắp xếp tin bài theo số lượng
người truy cập.
Hình 2.4. Báo VnExpress sắp xếp thông tin theo thời gian
cập nhật.
Hình 2.5. Khảo sát trên báo Thanhnien Online tính đến

ngày 10/04/2017 có 789 tin bài về đề tài biển Đông.
Hình 2.6. Các tin bài về sự kiện sập cầu Ghềnh trên 3 tờ
báo Thanhnien Online, VietnamPlus và VnExpress từ
ngày 20/03/2016 đến ngày 06/04/2016.
Hình 2.7. Báo Thanhnien Online cập nhật tin tức liên tục
ngay cả trong khung giờ nghỉ.
Hình 2.8. Ứng dụng đọc báo Thanhnien Online và
VnExpress trên ĐTDĐ chủ động cập nhật thông tin mới

29
29
31
33

33

36

37

ngay cả khi không truy cập.
Hình 2.9. Bài “Quá nhiều cán bộ công chức vắng mặt
9

10

11

12
13


trong giờ làm việc” đăng

ngày 18/3/2017 trên báo

Thanhnien Online.
Hình 2.10. Tin“Ôtô đưa đón học sinh tông xe tải, 3 người
chết” đăng trên báo VnExpress ngày 18/3/2017.
Hình 2.11. Bài “Tái diễn hành vi bán vé xổ số Vietlott trái
phép tại Thái Bình” đăng trên báo VietnamPlus vào ngày
17/03/2017.
Hình 2.12. Bài “Hàng loạt chốt dân phòng chiếm vỉa hè ở
TP HCM” đăng trên báo VnExpress ngày 22/3/2017.
Hình 2.13. Bài viết với tít "'Vỡ trận' cướp phết ở Phú Thọ:

38

39

40

44
44


Nằm ngoài ý muốn" ngày 10/02/2017 trên báo Thanhnien
Online.
Hình 2.14. Tin infographics“Các mốc thời gian quan
14


trọng trong kỳ thi THPT quốc gia 2017” trên báo

45

VietnamPlus.
Hình 2.15. Các tin bài ở chuyên mục "Thời sự" trên báo
15

VnExpress vào 10h10 ngày 09/04/2017 ở phiên bản dành
cho desktop (trái) và phiên bản dành cho ĐTDĐ (phải)

47

giống nhau về số lượng lẫn thời gian đăng tải.
Hình 2.16. Bài” Khám phá những bích họa có một không
hai trong con ngõ nhỏ Hà Nội” đăng trên báo
16

VietnamPlus ngày 20/04/2017 ở phiên bản trên desktop

48

(trái) và phiên bản trên ĐTDĐ (phải) có nội dung giống
nhau hoàn toàn.
Hình 2.17. Tin: “Sét đánh chết 1 phụ nữ và 1 con trâu”
trên báo Thanhnien Online ngày 18/03/2017 trên phiên
17

bản dành cho desktop chuyển tải nội dung bằng cả chữ


49

viết, hình ảnh và video, còn phiên bản dành cho điện
thoại di động chỉ có chữ viết và hình ảnh.
Hình 2.18. Một số tin được đọc nhiều ở phiên bản Online
18

19

20

21
22
23

(phải) không xuất hiện ở bản Mobile (trái) mà thay vào
đó là một số tin nổi bật khác mới được cập nhật.
Hình 3.1. Giao diện tính năng giúp độc giả có thể trực
tiếp gửi tin bài về bán Thanhnien Online.
Hình 3.2. Mục "Tôi viết" trên báo Thanhnien Online thu
hút đông đảo công chúng cùng tham gia làm báo trên
ĐTDĐ.
Hình 3.3. Những tin, bài có tính chất giật gân, câu khách
trên báo Thanhnien Online, VietnamPlus và VnExpress.
Hình 3.4. Ứng dụng Zite cung cấp nội dung người đọc
cần dựa trên hành vi đọc tin tức của họ
Hình 3.5. Periscope là ứng dụng mà người dùng có thể

49


55

55

56
59
62


streaming trực tiếp và người xem cũng có thể gửi bình
luận ngay trong lúc phát video.
Hình 3.6. Các tin, bài được lấy thông tin từ trên mạng xã
24

hội trên báo Thanhnien Online, VietnamPlus và
VnExpress.

65


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa đề tài
Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và sự thay
đổi trong xu hướng tiếp nhận thông tin của công chúng, báo chí hiện đại cũng
đang chuyển mình để đạt được hiệu quả thông tin cao nhất. Lĩnh vực truyền
thông xuất hiện thêm một khái niệm mới, đó chính là truyền thông mới. So
với những phương tiện truyền thông truyền thống với cách tiếp nhận đầy quy
củ, truyền thông mới đã thật sự mang đến cho ngành truyền thông ở Việt Nam
nói riêng và thế giới nói chung một làn gió mới. Từ đó tạo nên bước tiến mới
trong phương thức chuyển tải thông tin đồng thời hình thành một thế hệ công

chúng chuyên biệt. Việc phát hành nội dung báo chí không còn bó hẹp trong
một phương thức mà thay vào đó là việc chuyển tải bằng nhiều dạng thức và
các phiên bản trên rất nhiều nền tảng kỹ thuật số. Sự ra đời của Internet và
điện thoại di động đã làm cho báo chí có khả năng phục vụ độc giả ở bất cứ
nơi đâu và bất cứ khi nào độc giả muốn. Ngày nay, chỉ với một chiếc điện
thoại thông minh hay máy tính bảng có kết nối internet, công chúng đã có thể
đọc tin tức ở mọi lúc, mọi nơi thay vì phải ngồi hàng giờ trước máy vi tính
như trước đây.
Vậy nên, trong bối cảnh xu thế báo chí toàn cầu đang thay đổi, xã hội
dần chuyển sang giai đoạn truyền thông di động, báo chí cũng phải thay đổi
cho phù hợp. Ở Việt Nam, trong vài năm gần đây, các tờ báo điện tử cũng đã
bắt tay xây dựng, phát triển phiên bản dành cho điện thoại di động để đáp ứng
tốt và nhanh nhất nhu cầu thông tin của công chúng. Đây cũng là điều đang
được các tờ báo mạng quan tâm hiện nay.
Với đề tài “Phương thức thể hiện nội dung của báo chí trên điện thoại di
động tại Việt Nam hiện nay”, khóa luận tập trung nghiên cứu về phương thức,
đặc điểm, những ưu điểm, hạn chế của nội dung thông tin báo điện tử trên
điện thoại di động thông qua việc khảo sát 3 tờ báo trên điện thoại di động là
1


VietnamPlus, Thanhnien Online và VnExpress. Từ đó đề xuất một số giải
pháp khắc phục những điều còn tồn tại để báo chí trên điện thoại di động ngày
càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng.
2. Lịch sử vấn đề
Có thể nói, loại hình truyền thông trên điện thoại di động là kết quả của
sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới mà ở đây nổi bật lên là
Internet và ĐTDĐ. Việc nghiên cứu các phương tiện truyền thông mới dựa
trên nền tảng mạng lưới Internet đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
trước đó. Còn loại hình truyền thông trên ĐTDĐ lại là một khái niệm rất mới,

do đó chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này.
Luận văn thạc sỹ Bước đầu nhận diện loại hình truyền thông mới trên
điện thoại di động ở Việt Nam của tác giả Trần Thị Nguyệt Ánh (Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2011) đã chỉ ra được sự phát triển và xu hướng phát triển
của hoạt động truyền thông trên điện thoại di động, đồng thời đề xuất một số
kiến nghị cho các cơ quan báo chí về các nhà cung cấp dịch vụ để nâng cao
hịệu quả của hoạt động truyền thông trên ĐTDĐ. Tuy nhiên, công trình là
bước đầu nhận diện về loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động nên
chưa thật sự nghiên cứu sâu về loại hình này.
Mới đây, luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Hoàng Lan Chi về Xu
hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam hiện
nay (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2014) đã phân tích khái niệm, đưa ra
một số đặc điểm của báo mạng điện tử trên điện thoại di động đồng thời nêu
lên một số giải pháp nâng cao chất lượng cho lại hình báo chí trên điện thoại
di động. Tuy nhiên, nội dung trọng tâm của luận văn là về xu hướng phát triển
báo điện tử dành cho các thiết bị di động ở Việt Nam nên chưa phân tích sâu
về đặc điểm, về phương thức thể hiện thông tin của báo chí trên điện thoại di
động để so sánh giữa nước ta và thế giới.
Có thể nói, những công trình nghiên cứu này đã bước đầu đề cập, nghiên
cứu đến vấn đề báo chí trên ĐTDĐ hiện đang còn khá mới mẻ ở Việt Nam
2


đồng thời tạo thêm nguồn tài liệu phong phú cho những ai quan tâm, muốn
tìm hiểu, nghiên cứu về loại hình báo chí trên ĐTDĐ.
Ngoài ra, còn có thể kể đến một số bài viết trên báo, tạp chí như Sự ra
đời của các phương tiện truyền thông (Tạp chí điện tử của Bộ ngoại giao Hoa
Kỳ), Mobile: “Tân vương” của báo chí của tác giả Lê Quốc Minh đăng trên
báo Người Lao Động, Di động hóa – xu hướng của báo chí hiện đại của tác
giả Hà Giang trên tạp chí Người làm báo, Báo chí di động tại Việt Nam – Một

loại hình truyền thông mới của tác giả Phan Quốc Hải (Tạp chí Khoa học và
Công nghệ, trường Đại học Khoa học – Đại học Huế),…
Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh và tỷ lệ người đọc báo
bằng các thiết bị di động đang tăng lên thì việc nghiên cứu về phương thức thể
hiện nội dung của báo chí trên ĐTDĐ hi vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng
nội dung thông tin của báo chí, đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng
và giúp công chúng dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận thông tin.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm các phương pháp thể hiện nội
dung, đặc điểm của thông tin báo chí trên điện thoại di dộng ở Việt Nam hiện
nay, nêu ra những ưu điểm, hạn chế từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng
cao việc sử dụng nội dung của báo chí trên điện thoại di động.
Về phạm vi nghiên cứu, khóa luận sẽ tiến hành khảo sát ở 3 tờ báo là
VietnamPlus, Thanhnien Online và VnExpress. Bên cạnh đó, khóa luận còn có
sự so sánh giữa phiên bản trên điện thoại di động và phiên bản của desktop để
thấy điểm giống và khác nhau trong việc thể hiện thông tin báo chí giữa hai
phiên bản.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài “Phương thức thể hiện thông tin báo điện tử
trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay”, khóa luận sử dụng những
phương pháp sau đây:

3


- Nghiên cứu tài liệu: Đọc, nghiên cứu các đề tài đã có trước đây về báo
chí trên điện thoại di động để có thêm kiến thức về đề tài đang nghiên cứu,
nắm được phương pháp, cách làm của các đề tài trước nhằm thể hiện tốt hơn
cho đề tài nghiên cứu của mình.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp: Những phương pháp

này dùng để khảo sát, phân tích các phương thức thể hiện và đặc điểm nội
dung trên điện thoại di động của 3 tờ báo thuộc diện khảo sát là VietnamPlus,
Thanhnien Online và VnExpress; so sánh với phiên bản dành cho desktop từ
đó đánh giá ưu điểm và hạn chế để đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng nội dung của báo chí trên điện thoại di động.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu và hình ảnh, tài liệu
tham khảo thì khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung
Chương 2. Thực tiễn thể hiện nội dung của báo chí trên điện thoại di
động tại việt nam hiện nay
Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng nội dung thông tin của báo chí
trên điện thoại di động tại việt nam hiện nay

4


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Truyền thông mới
1.1.1. Khái niệm
“Truyền thông mới” là một thuật ngữ tổng hợp của thế kỷ 21 được dùng
để định nghĩa tất cả những gì liên quan đến internet cũng như sự tương tác
giữa công nghệ, hình ảnh và âm thanh. Trên thực tế, định nghĩa truyền thông
mới thay đổi hàng ngày hàng giờ, và sẽ còn vận động không ngừng. Các loại
hình truyền thông mới luôn phát triển và biến đổi. Chúng ta gần như không
thể đoán biết trước tương lai của truyền thông mới, nhưng có một điều chắc
chắn rằng nó sẽ tiếp tục chuyển mình nhanh chóng và mạnh mẽ. Tuy nhiên,
để hiểu một khái niệm vô cùng phức tạp và bất định như truyền thông mới,

chúng ta cần một hình dung cơ bản làm cơ sở.
Theo trang tư liệu mở Wikipedia, truyền thông mới là “thuật ngữ rộng
trong nghiên cứu truyền thông xuất hiện vào nửa sau thế kỷ 20. Một thí dụ là
truyền thông mới cho phép người dùng truy cập nội dung vào bất cứ lúc nào,
bất cứ nơi đâu hay trên bất kỳ thiết bị số nào, cũng như cho phép người dùng
tương tác và tham gia vào quá trình xây dựng nội dung truyền thông. Ðiều
khiến truyền thông mới khác biệt so với truyền thông truyền thống là nội
dung được chuyển hóa thành dạng dữ liệu số… Đa số các công nghệ được gọi
là “truyền thông mới” đều dựa trên nền tảng số, thường mang các đặc tính
sau: khả năng liên kết mạng lưới, khả năng nén (compressible) và tính tương
tác. Một số ví dụ có thể kể đến như: mạng Internet, website, truyền thông đa
phương tiện, game trên máy tính, đĩa CD và DVD. Truyền thông mới không
bao gồm chương trình tivi, phim truyện, tạp chí, sách hoặc các ấn phẩm bằng
giấy khác – trừ khi chúng chứa đựng công nghệ có thể tạo điều kiện cho
tương tác số".
5


Theo Brandon Vogt – tác giả cuốn sách The Church and New Media thì
“truyền thông mới mới thường đề cập đến nội dung có sẵn theo yêu cầu thông
qua Internet, có thể truy cập trên bất kỳ thiết bị kỹ thuật số nào và thường
chứa phản hồi của người dùng. Các ví dụ phổ biến về truyền thông mới bao
gồm các trang web như các tờ báo trực tuyến, blog, wiki, trò chơi điện tử và
truyền thông xã hội. Một đặc tính xác định của truyền thông mới là đối thoại.
Truyền thông mới truyền tải nội dung thông qua kết nối và hội thoại. Nó cho
phép mọi người trên khắp thế giới chia sẻ, bình luận, và thảo luận nhiều chủ
đề khác nhau. Không giống bất kỳ công nghệ nào trong quá khứ, truyền thông
mới được xây dựng trên một cộng đồng tương tác với nhau”. [7,tr.17]
Dường như rất khó để định nghĩa thuật ngữ “truyền thông mới”. Hiểu theo
nghĩa rộng, truyền thông mới là phương thức tổ chức một đám mây gồm công

nghệ, kỹ năng và quá trình xử lý thông tin – những thứ đang thay đổi nhanh
đến nỗi không thể tìm ra được định nghĩa đầy đủ. Ví dụ, điện thoại di động vào
nửa sau thập kỷ 80 có thể coi là một phần của truyền thông mới, trong khi ngày
nay khái niệm này có thể chỉ áp dụng đối với một số loại điện thoại nhất định,
với một hệ thống những ứng dụng (application) nhất định, hoặc phổ biến hơn,
là nội dung của các ứng dụng (app) đó. Một trong số những khó khăn khi định
nghĩa truyền mhông mới bắt nguồn tính tương đối của từ “mới”. Bởi vì “mới”
đánh dấu sự phát triển vượt qua những giá trị quen thuộc; đó là những thứ vừa
mới xảy ra và chúng ta đang bắt đầu làm quen với nó. Có lẽ tìm kiếm một đặc
tính phù hợp để mô tả về mạng lưới các công cụ và ý tưởng này là một công
việc không có điểm dừng. Khả năng không giới hạn trong giao tiếp, sáng tạo và
giáo dục chắc chắn sẽ là một yếu tố cơ bản định hình nhận thức của chúng ta về
các ứng dụng của truyền thông mới.
Như vậy, truyền thông mới là một khái niệm được phát triển trên nền
tảng công nghệ số và là một khái niệm rộng. Ðể dễ hình dung về khái niệm
này, có thể liên hệ đến các hình thức thông dụng của nó như các trang mạng
xã hội: Facebook, twitter, blog... hoặc các loại hình tương tác khác như: đọc
báo qua điện thoại di động, chơi game trên máy tính, sách điện tử...
6


Truyền thông mới được phát triển và ứng dụng nhanh chóng trong lĩnh
vực truyền thông, giáo dục, kinh doanh, tuyên truyền hay rất nhiều lĩnh vực
khác. Chính vì thế mà khái niệm “truyền thông mới” ngày càng trở nên rộng
lớn và khó tìm được một định nghĩa cụ thể nhất.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Vào thập niên 60 của thế kỷ 20, sự tương tác giữa máy tính và nghệ thuật
cơ bản bắt đầu phát triển mạnh. Tuy nhiên, phải cho đến thập niên 80, thay vì
có một tổ chức lớn đứng ra đảm nhận trọng trách này, Alan Kay và cộng sự
ở Xerox PARC đã mang sức mạnh của máy tính cá nhân đến với từng cá thể.

Mãi đến thập niên 80, truyền thông về cơ bản vẫn ở dạng in ấn và truyền
thanh, như phát thanh TV và radio. Nhưng hai mươi lăm năm cuối đã chứng
kiến sự chuyển mình nhanh chóng của lĩnh vực truyền thông, sự chuyển mình
ấy được khẳng định là nhờ vào việc ứng dụng công nghệ số như là Internet và
trò chơi trên máy tính.
Tuy nhiên, những ví dụ ấy chỉ là một đại diện nhỏ bé của truyền thông
mới. Máy vi tính được đưa vào sử dụng đã góp phần biến đổi những gì còn
sót lại của nền truyền thông “già cỗi” bằng việc cho ra đời TV số và những
ấn phẩm trực tuyến. Thậm chí những dạng truyền thông truyền thống như
báo in cũng có những chuyển mình đáng kể thông qua việc ứng dụng các
công nghệ mới như phần mềm xử lý ảnh Adobe Photoshop và phần mềm xuất
bản trên máy tính để bàn.
Andrew L. Shapiro (1999) tranh luận rằng “Các công nghệ số mới xuất
hiện đã báo hiệu một sự thay đổi mang tính triệt để vai trò của người quản lý
thông tin, kinh nghiệm và nguồn lực” [6,tr.322]. W. Russell Neuman (1991)
cho rằng trong khi “truyền thông mới” nắm giữ thế mạnh công nghệ để thúc
đẩy theo một hướng thì những áp lực kinh tế và xã hội lại thúc đẩy theo
hướng ngược lại.
Theo Neuman, “chúng ta đang chứng kiến sự phát triển của một mạng
lưới có tính kết nối toàn cầu của audio, video và những kênh liên lạc bằng thư
7


tín. Sự kết nối này có thể làm mờ đi ranh giới giữa giao tiếp cá nhân và giao
tiếp đại chúng, giữa giao tiếp mang tính cộng đồng và giao tiếp mang tính
riêng tư” [6, tr.322]. Neuman cũng cho rằng truyền thông mới sẽ: thay đổi ý
nghĩa về khoảng cách địa lý, cho phép các kênh giao tiếp được mở rộng mạnh
mẽ; cung cấp phương tiện đẩy nhanh tốc độ giao tiếp; cung cấp điều kiện cho
những giao tiếp mang tính tương tác; tạo điều kiện cho các hình thức giao tiếp
trước đây đã từng bị tách biệt được nối liền với nhau, tương tác lẫn nhau.

Nhờ những tranh luận của các nhà nghiên cứu như Doudlas Kellner và
James Bohman mà truyền thông mới, cụ thể là Internet, đã tạo tiền đề cho
việc hình thành nên khái niệm về một thế giới dân chủ dành cho tất cả mọi
người – nơi mà tất cả công dân có thể tham gia vào những cuộc tranh luận
liên quan tới cấu trúc xă hội của họ một cách bình đẳng, không thiên vị với
đầy đủ thông tin.
Đi ngược lại quan điểm về ảnh hưởng tích cực của truyền thông mới lên
xã hội như đã nêu ở trên là các học giả như Ed Herman và Robert
McChesney, người đã chỉ ra rằng, sự quá độ sang truyền thông mới đã chứng
kiến việc ra đời của các tập đoàn viễn thông liên quốc gia đầy quyền lực có
tầm ảnh hưởng toàn cầu mà đến nay vẫn khó có thể tượng tượng được.
Tại Việt Nam, truyền thông mới được hình thành trên nền tảng sự phát
triển của Internet và điện thoại di động cùng các thiết bị khác. Vietnamplus là
đơn vị đầu tiên được cấp phép ra ứng dụng tin di động đa ngôn ngữ vào tháng
1/2010. Và khi đó có rất ít báo đi theo hướng này. Tiếp đó, nhiều báo ra phiên
bản wap cho cho website, và sau này nâng cấp thành moblie web. Phiên bản
di động của một website nay trở thành điều đương nhiên, nhưng không có
nhiều báo ở Việt Nam thực sự có một chiến lược về di động. Thế giới đã
chuyển sang thời kỳ digital-first, cụ thể hơn là mobile-first nhưng ở Việt Nam
hiện nay, cách làm này vẫn chưa thật sự phổ biến.

8


1.1.3. Đặc điểm
1.1.3.1. Khả năng lồng ghép
Lồng ghép (Nesting) là cách thức tổ chức thông tin theo chủ thể đồng
thời phù hợp với ngữ cảnh. Trong ngữ cảnh, việc lồng ghép (thường thấy
trong văn bản hoặc hình ảnh được nhúng siêu liên kết (hyperlink)) hình thành
một hệ thống cho phép các nhân tố tương tác với nhau thay vì đơn thuần tuân

theo một trật tự nhất định. Cách tổ chức dữ liệu mới nàymột mặt tiết kiện đến
mức tối đa diện tích của những diễn giải dài dòng về các thành phần thông tin
trong bài, một mặt tạo nên sự liên kết cho các thành phần thông tin trong bài,
một mặt tạo nên sự liên kết cho các thành phần thông tin tương tác đứng riêng
lẻ. Truyền thông mới đòi hỏi một sự diễn giải phi tuyến tính, vì nhiều nguồn
thường hướng đến cùng một chủ thể trung tâm, nhưng không phải lúc nào
cũng đối chiếu lẫn nhau. Tóm lại, tất cả những điều này cho thấy một trong
những tính chất đầu tiên của truyền thông mới là nó thoát khỏi những giới hạn
của các định dạng cũ như báo giấy, sách và tạp chí.
Truyền thông mới cho phép người ta tổ chức và lồng ghép thông tin vào
văn bản theo một cách khác. Những bài viết trên blog, web hoặc bài báo hiện
nay không chỉ kết hợp nhiều phương thức truyền tải (ảnh, chữ viết, video) mà
chúng còn được tổ chức theo cấu trúc siêu liên kết (hyperlink organization)
Một ví dụ cho khả năng lồng ghép là công cụ lưu trữ dữ liệu lớn nhất
hiện hay – còn gọi là Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Gần như không có
một bài viết nào trên Wikipedia mà không có đường link dẫn đến một trang
dữ liệu khác. Người dùng có thể chủ động truy xuất vào những đường link
này để tìm hiểu thông tin mà họ muốn. Bên cạnh sự tiện lợi này, Wikipedia
còn cẩn thận trong việc dẫn nguồi tại cuối văn bản (kèm theo hyperlink) với
những trích dẫn được sử dụng trong bài viết, điều này đã làm cho Wilkipedia
trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong việc tìm kiếm dữ kiệu nghiên cứu khoa
học. Vì vậy, Wikipedia là minh chứng cụ thể cho cách hoạt động dựa trên sự
liên kết chặt chẽ các ý tưởng và sự kiện.
9


1.1.3.2. Tính tương tác
Không chỉ kết hợp nhiều phương thức truyền tải cũng như lồng ghép các
thông tin vào văn bản qua siêu liên kết, truyền thông mới còn mang đến cho
công chúng khả năng tương tác cao. Đây có lẽ là khác biệt lớn nhất và có ưu thế

vượt trội nhất của truyền thông mới so với các phương tiện truyền thông truyền
thống. Người đọc có thể thể hiện suy nghĩ, quan điểm, lập trường của mình với
các vấn đề chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội một cách trực tiếp bằng cách viết
vào các mục “Bình luận” ngay phía dưới mỗi bài viết. Tính tương tác giúp công
chúng thể hiện quyền công dân một cách tự giác và có hiệu quả. Mọi người có
thể tham gia ý kiến, để đạt nguyện vọng về các vấn đề chính trị - kinh tế - văn
hóa – xã hội ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia mà họ sinh sống.
Những trang báo online phổ biến hiện nay như VnExpress, Thanh Niên
Online, Vietnamplus,… đều làm tốt mảng tương tác này của độc giả. Ở những
bài báo tiêu biểu, mục Bình luận luôn thu hút hàng trăm lượt comment với hai
luồng ý kiến ủng hộ và phản đối của độc giả. Có thể nói rằng, đây chính là
“đặc sản” của báo online mà không một phương tiện truyền thông truyền
thống nào có được.
1.1.3.3. Mạng lưới truyền thông đa phương tiện
Như đã phân tích, truyền thông mới ra đời và phát triển nhờ vào sự hình
thành và phát triển của mạng lưới internet toàn cầu. Đó là sự kết nối giữa các
mạng máy tính, các thiết bị số với nhau. Các thiết bị trên có khả năng lưu trữ,
chia se và truyền đạt các tài nguyên dưới nhiều hình thức như: văn bản (text),
hình ảnh (photo), đoạn phim (video), âm thanh (audio),… Có thể nói thông tin
được tích hợp dưới dạng truyền thông đa phương tiện cũng chính là tích hợp
những ưu điểm vượt trội của các phương tiện truyền thông truyền thống như:
text ở báo in, video ở truyền hình, audio ở phát thanh. Qua đó, mọi người có
thể tiếp nhận một các dễ dàng và tiện lợi, phù hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân

10


1.1.4. Các phương tiện truyền thông mới
1.1.4.1. Internet
Internet ra đời thực sự là một cuộc cách mạng vĩ đại. Internet đã mang lại

cho chúng ta một kho kiến thức mà không một thư viện, một bộ bách khoa toàn
thư hay một hệ thống thư viện nào khác có thể so sánh được. Internet cũng là
môi trường kinh doanh nhanh - rẻ - hiệu quả. Với khả năng kết nối mở, internet
đã trở thành một mạng lưới thông tin lớn nhất trên thế giới, xuất hiện trong mọi
lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, xã
hội,... Cũng từ đó, các dịch vụ trên internet không ngừng phát triển tạo ra cho
nhân loại một thời kỳ mới: kỷ nguyên thương mại điện tử trên internet.
Tại Việt Nam, dịch vụ Internet được Nhà nước cho phép thực hiện từ
ngày 5/3/1997. Nhưng phải đến 19/11/1997, “cánh cổng” mở ra với thế giới
mới chính thức khai trương, sau 8 tháng chuẩn bị.
Theo số liệu mới được công bố bởi Tổ chức thống kê số liệu Internet
quốc tế (Internetworldstats), tính đến hết tháng 6/2015, Việt Nam đã có 45,5
triệu người dùng internet, đạt mức thâm nhập/dân số là 48%. Số lượng người
dùng nói trên bao gồm người truy cập internet ở tất cả các phương tiện hỗ trợ
(PC, laptop, điện thoại…).
Với con số này, Việt Nam đang được xếp thứ 6 trong khu vực châu Á về
số lượng người dùng, sau Trung Quốc (674 triệu), Ấn Độ (354 triệu), Nhật
Bản (114,9 triệu), Indonesia (73 triệu), Philippines (47,1 triệu) và đứng thứ
17/20 quốc gia có lượng người dùng internet nhiều nhất thế giới.

11


Biểu đồ 1.1. Số lượng người dùng Internet khu vực châu Á

Nguồn: Internetworldstats
Mức thâm nhập internet của Việt Nam cũng cao hơn mức trung bình của
khu vực châu Á (38,8%) và của thế giới (45%).
Biểu đồ 1.2. Mức độ thâm nhập internet của châu Á và thế giới


Nguồn Internetworldstat
1.1.4.2. Điện thoại di động
Sự bùng nổ tương tự cũng xảy ra đối với điện thoại di động. Ý niệm về
điện thoại di động bắt đầu từ năm 1947 khi các nhà nghiên cứu thấy điện thoại di
động dùng trong xe thô sơ nên thực hiện bằng cách dùng các cell, (cell = đơn vị
nhỏ, tầm hoạt động một vùng, do đó nó có tên là cell phone) với tần số dùng trở
lại sẽ có thể làm tăng khả năng lưu thông tin tức của điện thoại di động một cách
đáng kể tuy nhiên lúc bấy giờ chưa có công nghệ để làm chuyện này.
12


Năm 1973, Martin Cooper – giám đốc dự án của hãng Mororola, cho xây
dựng một trạm thu phát tại New York đồng thời cho ra nguyên mẫu của điện
thoại di động có tên là Motorola Dyna-Tac. Sau những cuộc thử nghiệm ban
đầu tại Washington cho FCC, Cooper và Motorola đưa công nghệ điện thoại
tới New-York để trình bày cho công chúng.
Năm 1994, ngành bưu điện mới bắt đầu hợp tác với Alcatel đưa mạng điện
thoại di động đầu tiên hoạt động tại Việt Nam. Sự bùng nổ cơn sốt ĐTDĐ thể
hiện qua việc mỗi năm có tới hơn 1 triệu thuê bao mới được sử dụng.
Theo số liệu của Hiệp hội Mobile Marketing MMA Forum 2015 thống
kê từ nhiều đơn vị khác nhau:
•Dân số Việt Nam 90 triệu nhưng có đến hơn 128 triệu thuê bao di động.
•40 triệu người dùng Internet.
•28 triệu tài khoản mạng xã hội, chủ yếu là Facebook, trong đó có 24
triệu người lướt bằng điện thoại di động.
•Mỗi ngày, một người truy cập điện thoại khoảng 150 lần, mỗi lần cách
nhau 6,5 phút.
•43% người Việt Nam có Internet tại nhà.
•94% có điện thoại di động. 37% có điện thoại thông minh (smartphone).
•Tỉ lệ người sử dụng Internet bằng di động lên tới 31%, trong khi máy

tính bàn là 18% và máy tính xách tay là 10%.
•48% sử dụng điện thoại để đọc tin tức, trong khi 21% nghe tin từ radio
và 19% đọc tin từ báo in.
1.2. Báo chí trên điện thoại di động
1.2.1 Khái niệm
Trên nền tảng phát triển của khoa học công nghệ, trong những năm cuối
thế kỷ XX đã xuất hiện những loại hình truyền thông mới có khả năng đáp
ứng những nhu cầu về thông tin, giao tiếp của con người trong xã hội hiện
đại. Sự ra đời của Internet cùng với các phát minh khoa học công nghệ hiện
13


đại đã dẫn đến sự ra đời của một loại hình báo chí mới là báo điện tử. Trên
nền tảng công nghệ đưa tin của báo mạng điện tử và sự phát triển của điện
thoại di động, báo chí trên điện thoại di động cũng xuất hiện và phát triển. Để
định nghĩa được báo chí trên điện thoại di động thì trước tiên, chúng ta cần
hiểu báo điện tử là gì.
Theo điều 3 Luật Báo chí 2016 thì “báo điện tử là loại hình báo chí sử
dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng,
gồm báo điện tử và tạp chí điện tử”.
Còn theo các tác giả trong cuốn “Báo mạng điện tử - Đặc trưng và
phương pháp sáng tạo” của Học viện báo chí và tuyên truyền thì: “Báo mạng
điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang
web, phát hành trên mạng internet, có ưu thế trong chuyển tải thông tin một
cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao”.[4,tr.12]
Báo chí trên điện thoại di động là một loại hình mới xuất hiện nên đến
nay, vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào về báo chí trên ĐTDĐ. Bài viết
“Báo chí thời truyền thông đa phương tiện” đăng trên báo Lao Động có đề
cập đến “báo mobile” với giải thích là hình thức “gửi các bản tin cho bạn đọc
qua điện thoại di động” và đánh giá đây là “một hình thức báo chí mới,

nhưng được đánh giá là có tương lai ở Âu – Mỹ trong những năm tới”[12].
Tuy nhiên, bài viết này mới chỉ nhắc đến loại hình báo chí trên điện thoại di
dộng như một dẫn chứng về loại hình báo chí mới trong bối cảnh phát triển
mạnh mẽ các phương tiện truyền thông mới.
Tóm lại, báo chí trên điện thoại di động có thể được hiểu một cách khái
quát là:
Báo chí trên điện thoại di động là loại hình báo chí truyền tải thông tin
trên nền tảng kết nối internet và công chúng tiếp thông tin đó bằng điện thoại
di động. Đặc trưng của loại hình báo chí này là sự tiện lợi, tính thời sự, tính
đa phương tiện và khả năng tương tác nổi bật hơn so với các loại hình báo
chí khác.
14


1.2.2. Một số thuật ngữ về báo chí trên điện thoại di động
- Mobile news
Theo trang bách khoa toàn thư mở Wikepedia thì “mobile news” hay
thông tin di động liên quan đến tất cả các việc cung cấp và tạo ra các tin tức
được sử dụng trên các thiết bị di động.
Ngày nay, tin tức trên điện thoại di động có thể thực hiện được thông qua
tin nhắn SMS, bởi các ứng dụng chuyên ngành, hoặc sử dụng các phiên bản
dành cho di động của các trang web truyền thông. Theo một nghiên cứu thị
trường gần đây tại 6 quốc gia (Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ) có
16,9% người tiêu dùng truy cập tin tức và thông tin thông qua các thiết bị di
động hoặc thông qua các trình duyệt, các ứng dụng hoặc qua các tin nhắn
SMS. [16]
Điện thoại di động với các đầy đủ các tính năng như quay phim, chụp ảnh,
soạn thảo văn bản, cũng tạo điều kiện hoạt động cho các nhà báo công dân.
- Mobile journalism
Báo chí điện thoại di động (mobile journalism) là lĩnh vực mới nổi lên

trong ngành truyền thông khi các phóng viên chỉ sử dụng các thiết bị di động kết
nối mạng để thu thập, biên tập và phân phối thông tin từ cộng đồng của mình.
Những phóng viên như vậy đôi khi được gọi là mojos (viết tắt của
mobile journalism). Cụm từ này được sử dụng từ năm 2005, có nguồn gốc từ
tờ The News Press, là một tờ nhật báo khổ rộng nằm tại Fort Myers, Florida
sau đó được phổ biến trên khắp các chuỗi báo thuộc công ty Grannett.
Mojo là một công nghệ đột phá trong đó nó thay đổi trật tự của báo chí,
thay đổi vai trò của nhà báo, các lĩnh vực công việc liên quan và cũng như
công chúng. Bằng chiếc Smartphone (full Mojo có thêm 1 số phụ kiện), được
trang bị phần mềm biên tập (edit) và kết nối với 3G/4G hoặc Wifi, phóng viên
có thể tương tác ngay trực tiếp (live) hoặc lưu lại và truyền về tòa soạn và tới
khán giả.

15


×