Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

QUAN điểm của TRIẾT học mác – LấNIN về CON NGƯỜI và vấn đề xây DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.34 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn nhân loại. Đây
cũng là quốc sách hàng đầu trong công cuộc xây dựng nước ta thành một nước
giàu đẹp, văn minh.
Trong thời kỳ hiện nay có không ít các tư tưởng khác nhau về sự nghiệp
phát triển Con người Việt Nam. Mỗi người có nhận thức và đi theo con đường
riêng để phát triển bản thân. Có những người đi tìm khả năng phát triển trong
chủ nghĩa tư bản. Không ít người trở về phục sinh và tìm sự hoàn thiện Con
người trong các tôn giáo và hệ tư tưởng truyền thống. Tuy nhiên khi nhìn nhận
một cách khách quan chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng trong
quan điểm của chủ nghĩa Mác_ Lờnin về sự nghiệp phát triển Con người.
Vận dụng một cách sáng tạo những quan điểm của Mác_ Lờnin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về Con người, Đảng ta trong thời kỳ đổi mới đã hết sức
coi trọng vấn đề con người và chiến lược phát triển Con người, Đặt Con người
ở trung tâm của mọi sự phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên một luận
điểm có tính nền tảng của chiến lược con người trong sự nghiệp đổi mới hiện
nay: “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội
chủ nghĩa. ”
Đứng trước xu thế toàn cầu húa. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vai
trò con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước em đã xây dựng nên đề
tài: “ QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LấNIN VỀ CON NGƯỜI
VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY ”.



CHƯƠNG I:
Lí LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LấNIN VỀ CON NGƯỜI

1.1 Bản chất con người.


1.1.1

Quan điểm của các nhà triết học trước Mac về con người.

Từ rất sớm trong lịch sử đã quan tâm đến con người và không ngừng
nghiên cứu về nú. Vấn đề con người luôn được các nhà khoa học, các nhà
nghiên cứu phân tích một cách sâu sắc nhất. Lĩnh vực Triết học có nhiều mâu
thuẫn trong quan điểm, nhận thức gây nên sự đấu tranh không ngừng qua các
giai đoạn. Những lập trường chính trị, trình độ nhận thức và tâm lý của những
người nghiên cứu khác nhau do đó đã đưa ra những tư tưởng, hướng giải
quyết khác nhau.
Khi đề cập đến con người các nhà triết học tự hỏi: Thực chất con người
là gì và để tìm cách trả lời câu hỏi đó phải giải quyết hàng loạt mâu thuẫn
trong chính con người. khi phân tích các nhà triết học cổ đại coi con người là
một tiểu vũ trụ, là một thực thể nhỏ bé trong thế giời rộng lớn, bản chất con
người là bản chất vũ trụ. Con người là vật cao quý nhất trong trời đất, là chúa
tể của muôn loài, chỉ đứng sau thần linh. Con người được chia làm hai phần là
phần xác và phần hồn. Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cho rằng phần hồn là do


thượng đế sinh ra, quy định chi phối mọi hoạt động của phần xác, linh hồn
con người tồn tại mãi mãi. Chủ nghĩa duy vật thì ngược lại, họ cho rằng phần
xác quyết định và chi phối phần hồn, không có linh hồn nào là bất tử. Quá
trình nhận thức đó không ngừng được phát hiện. Càng ngày các nhà triết học
tìm ra bản chất con người và không ngừng khắc phục lý luận trước đó.

Triết học thế kỷ XV- XVIII phát triển quan điểm triết học về
con người trên cơ sở khoa học tự nhiên đã khắc phục và bắt đầu phát triển.
Chủ nghĩa duy vật máy móc coi con người như một bộ máy vận động theo
quy luật cổ. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan và thuyết không thể biết một mặt coi

cái tôi và cảm giác của cái tôi là trung tâm sáng tạo ra cái không tôi, mặt khác
cho rằng cái tôi không thể vượt quá cảm giác của mình nên nú nhỏ bé phụ
thuộc vào đấng tối cao. Các nhà triết học một mặt đề cao vai trò sáng tạo của
lý tính người, mặt khác coi con người là sản phẩm của tự nhiên, hoàn cảnh.

Các nhà triết học cổ điển đức từ Carto đến Heghen đã phát triển quan
điểm về con người theo hướng chủ nghĩa duy tâm. Heghen quan niệm con
người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối do đó đời sống của con người chỉ
được xem xét về mặt tinh thần. Song, ông cũng là người đầu tiên xem xét cơ
chế hoạt động của đời sống tinh thần mà phát hiện ra sự phát triển của đời
sống tinh thần cá nhân. Đồng thời ông cũng nghiên cứu bản chất quá trình tư
duy khái quát các quy luật cơ bản của quá trình đó. Sau khi đoạn tuyệt với chủ
nghĩa duy tâm Heghen, Phơ Bách đã phê phán tính siêu tự nhiên, phi thể xác
trong quan niệm triết học Heghen, ông quan niệm con người là sản phẩm của


tự nhiên, là con người sinh học trực quan. Ông đã sử dụng thành tựu của khoa
học tự nhiên để chứng minh mối liên hệ không thể chia cắt của tư duy với
những quá trình vật chất diễn ra trong cơ thể con người. Nhưng khi giải thích
mối quan hệ của con người với cộng đồng ông lại rơi vào lập trường của chủ
nghĩa duy tâm.
Nhìn chung trước Mac có rất nhiều các nhà triết học cả phương
đông và phương tây đề cập đến vấn đề con người. Tuy nhiên dù đứng trên nền
tảng thế giới quan duy tâm, nhị nguyên luận hoặc duy vật siêu hình, các quan
niệm của các nhà triết học trước Mac đều không phản ánh được đúng bản chất
con người.Các quan điểm đó có những hạn chế là tuyệt đối húa phầnlinh hồn
thành con người trừu tượng, tự ý thức hay tuyệt đối húa phần xác thành con
người trừu tượng sinh học, ngoài ra chưa ý thức được đầy đủ bản chất của xã
hội con người. Tuy vậy một số trường phái vẫn đạt được những thành tựu
trong việc phân tích, quan sát con người, đề cao lý tính, xác lập các giá trị về

nhân bản học để hướng con người tới tự do. Đó là tiền đề hình thành tư tưởng
về con người của triết học Mác – Lờnnin.
1.1.1
Ø

Quan điểm của triết học Mac –Lờnin về con người.

Con người là một thực thể sinh vật- xã hội

Kế thừa các quan điểm tiến bộ trong lịch sử triết học, dựa trên những
thành tựu của khoa học tự nhiên, trực tiếp là thuyết tiến húa và thuyết tế bào
triết

Tiểu luận Triết học


học Mac khẳng định con người vừa là sản phẩm hoạt động của chính
bản thân con người. Con người là thực thể thống nhất giữa các yếu tố sinh vật
và xã hội.
Là thực thể sinh vật, vì con người dù phát triển đến đâu cũng là một
động vật. Ph. Ăngghen khẳng định: “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài
động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn
thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật”. Cũng như động vật khác,
con người là một bộ phận của tự nhiên, nhưng con người khác với động vật vì
con người còn là một thực thể xã hội.
Là thực thể xã hội vì các hoạt động xã hội, trước hết và quan trọng nhất
là hoạt động lao động sản xuất. Theo Mac, xã hội suy cho cùng là sản phẩm
của sự tác động qua lại giữa những con người. Con người tạo ra xã hội, là
thành viên của xã hội.
Như vậy con người là một thực thể sinh vật- xã hội. Thực thể sinh vật

và thực thể con người không tách khỏi nhau, trong đó thực thể sinh vật là tiền
đề mà cái trên cái tiền đề đó thực thể xã hội tồn tại và phát triển.
Ø

Con người là chủ thể của lịch sử.

Lịch sử theo nghĩa rộng là những quá trình đan xen, nối tiếp nhau với
tất cả những bảo tồn và biến đổi của quá trình ấy. con người có lịch sử khác
với lịch sử của động vật ở chỗ chúng không làm ra lịch sử. Hoạt động của con
người làm ra lịch sử nên để có lịch sử trước hết phải có con người. Hành động
lịch sử đầu tiên là hành động lao động sản xuất để con người tách khỏi động


vật. Con người làm ra lịch sử song không phải lảm theo ý muốn tựy tiện mà là
trong những điều kiện sẵn có do quá khứ để lại. Con người một mặt tiếp tục
các hoạt động cũ của thế hệ trước trong hoàn cảnh mới, một mặt tiếp tục các
hoạt động mới của mình để biến đổi hoàn cảnh cũ. Như vậy, trong quá trình
phát triển con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể lịch sử.
Trong khi khẳng định:“con người là thực thể sinh vật –xó hội” và là chủ
thể của lịch sử, C. Mac đồng thời khẳng định:“Bản chất con người không phải

là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện
thực của nú, bản chất con người là tổng hũa những quan hệ xã hội”.
Bản chất con người theo quan điểm của Mác được hình thành và thể
hiện ở những con người hiện thực. Là những con người cụ thể sống trong
những điều kiện cụ thể, những mặt khác nhau tạo nên bản chất con người.
ngoài ra tất cả các mối quan hệ xã hội đều góp phần hình thành nên bản chất
con người. Các quan hệ này có vị trí vai trò khác nhau nhưng không tách rời
nhau mà tác động qua lại lẫn nhau.
1.1 Vai trò của chủ nghĩa Mác trong đời sống xã hội hiện nay.

Đại hội Đảng lần VI đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện trong đó có
đổi mới tư duy lý luận. Từ Đại hội Đảng VI đến nay, chúng ta đã đạt được một
số thành tựu nhất định trong việc đổi mới tư duy lý luận:
Ø

Trong nhận thức CNXH có nhiều điểm sáng tỏ hơn, thấy được

nhiều cái sai trong nhận thức cũ về CNXH.


Ø

Bước đầu hình thành các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo sự

nghiệp đổi mới ở nước ta.
Ø

Tư duy kinh tế có sự đổi mới quan trọng.

Thời gian qua các nhà triết học đã đi sâu phân tích bản chất và nguyên
nhân của bệnh chủ quan duy ý chí ở nước ta và ở nhiều nước XHCN trước
đây làm sáng tỏ cơ sở triết học của bài học mà Đại hội VI đã rút ra: “ Đảng
phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật
khách quan”. Vấn đề biện chứng của thời kỳ quá độ cũng đã được quan tâm,
nghiên cứu nhất là mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu của xã hội ta. Qua
đó làm sáng tỏ lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta, đóng
góp vào xây dựng cương lĩnh mới của Đảng.
Trước sự phát triển mới của cuộc cách mạng KHKT &CN trên thế giới,
giới triết học đã nghiên cứu bản chất và hiệu quả xã hội có tính toàn cầu của
cuộc cách mạng KH & CN, biện chứng của thời đại, từ đó rút ra những vấn đề

có ý nghĩa thực tiễn cho quá trình đổi mới xã hội ta. Đồng thời khi phê phán

những sai lầm của bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm trong cán bộ thì
những nguyên tắc, phương pháp luận của tư duy mới – tư duy biện chứng duy
vật, vai trò của lý luận nhất là lý luận chủ nghĩa Mac – Lờnin và đổi mới công
tác lý luận cũng được chú ý trong nghiên cứu và giảng dạy triết học.
Như vậy là thực tiễn đổi mới ở nước ta những năm qua đã khẳng định
vai trò của triết học Mác – Lờnin, khẳng định ý nghĩa thế giới quan và phương
pháp luận của nú. Chủ nghĩa Mác – Lờnin trong đó có triết học của nú cho


đến nay vẫn là học thuyết tiến bộ nhất. Vẫn là nền tảng tư tưởng và kim chỉ
nam cho nhận thức và hành động cách mạng của chúng ta.
CHƯƠNG II:
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC XÂY DỰNG
CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

2. 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng phát triển
con người Việt Nam.
2. 1. 1Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác Lờnin, được vận dụng một cách sáng tạo vao thực tiễn giải phóng dân tộc và
xây dựng CNXH ở Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh sâu sắc, gần gũi gắn với
điều kiện cụ thể của nước ta đó là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết XH
và giải phóng con người, trong đó con người được đặt lên hàng đầu là vấn đề
trung tâm xuyên suốt nội dung tư tưởng của người.
Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân,
bồi dưỡng đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân. Đó là tư tưởng được vân
dụng và phát triển trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng dân tộc và xây dựng
đất nước.Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của cách mạng. Xuất phát từ luận điểm đó, trong khi lãnh đạo nhân dân cả

nước tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Hồ
Chí Minh luôn tin ở dân, hết long thương yêu, quý trọng nhân dân, biết tổ


chức phát huy sức mạnh toàn dân. Tư tưởng của người thông qua thực tiễn
cách mạng đã trở thanh sức mạnh vật chất to lớn, là nhân tố quyết định thắng
lợi sự nghiệp cách mạng.
Gắn bó với tư tưởng trên Hồ Chí Minh quan niệm “…vụ luận việc gì,
đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Hồ Chí
Minh nhấn mạnh “ muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có những con
người xã hội chủ nghĩa”. Để có một xã hội dân chủ, một nhà nước dân chủ thì
quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Có thể nói tư tưởng “con người vừa là
mục tiêu của cách mạng” là tư tưởng sự nghiệp cách mạng, thành quả cách
mạng của dân, do dân và vì dân.
2. 1. 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện.
Phát triển con người toàn diện là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong tư
tưởng Hồ Chí Minh. Tại lớp học của giáo viên cấp II, III toàn miền bắc ngày
13-9-1958, Bác dạy: “Vỡ lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích
trăm năm thì phải trồng người”. “Trồng người” là quá trình xây dựng con
người toàn diện
– quá trình làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của con
người. Nội dung cơ bản trong tư tưởng phát triển con người toàn diện của Hồ
Chí Minh là:
Ø

Tiêu chuẩn cơ bản hàng đầu của con người toàn diện là đức và tài,

trong đó đức là gốc.
Đức được hiểu là đạo đức. Nú không vì danh vọng cá nhân, mà vì lợi
ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người. Đó là: trung với nước, hiếu



với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; có
tinh thần quốc tế vô sản.
Tài được hiểu là năng lực của con người để giải quyết nhiệm vụ được
giao phó, thể hiện ở trình độ văn húa, khoa học, kỹ thuật và lý luận.
Ø

Nguyên tắc cơ bản để xây dựng con người toàn diện là tu dưỡng,

rèn luyện trong hoạt động thực tiễn, thực hiện đồng bộ quá trình giáo dục và
tự giáo dục.
Hồ chí Minh quan niệm phẩm chất, năng lực của con người không phải
có sẵn mà phải đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển củng cố.
Quá trình đấu tranh, rèn luyện ấy cũng chính là quá trình giáo dục, tự giáo dục
trong hoạt động thực tiễn. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn
diện lien quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sỗng xã hội, đến mỗi cá nhân và
mỗi cộng đồng.
Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập, lấy chủ nghĩa Mac
– Lờnin và tư tưởng Hồ chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
hành động. Tư tưởng về con người của Đảng Cộng sản nhất quán với tư tưởng
Hồ Chí Minh, nú thể hiện qua đường lối lãnh đạo cách mạng và qua chủ
trương chính sách của Đảng trong suốt quá trình Đảng lãnh đạo. Trong sự
nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, tư tưởng đó tiếp tục được quán triệt vận
dụng và phát triển. Con người Việt Nam là trung tâm trong “chiến lược phát
triển toàn diện”;




×