Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

AIS HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG NHẬN DẠNG AIS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.16 KB, 13 trang )

Tìm hiểu thiết bị mới

HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG NHẬN DẠNG AIS
(AUTOMATIC IDENTIFICATION SYSTEM)
Tiếu Văn Kinh
Theo Quy định 19 đoạn 2.4 Chương V của SOLAS 1974 (IMO), đã sửa đổi, yêu cầu tất cả
các tàu có tổng dung tích 300 trở lên chạy tuyến quốc tế, tất cả tàu hàng có tổng dung tích
500 trở lên chạy tuyến quốc tế và tất cả các tàu khách không kể kích thước phải lắp đặt hệ
thống nhận dạng tự động (AIS). IMO cũng đã đưa ra khuyến cáo về một lộ trình lắp đặt AIS
trên các tàu chỉ định từ nay đến 2008. Đến nay đã có nhiều tàu lắp đặt thiết bị AIS.
1. Mục đích của của thiết bị AIS
Mục đích của việc lắp đạt AIS trên tàu là để nâng cao an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường
biển. Theo yêu cầu của Quy định V/19 SOLAS, thiết bị AIS dùng để trao đổi thông tin
giữa tàu với tàu và giữa tàu với bờ. AIS có thể hỗ trợ việc nhận dạng tàu, hỗ trợ truy theo
mục tiêu, đơn giản hoá việc trao đổi thông tin (tức là làm giảm những báo cáo từ tàu bằng
khẩu ngữ) và cung cấp thêm thông tin để hỗ trợ việc nhận biết tình huống chung quanh.
Nói chung, các dữ liệu thu thập qua thiết bị AIS giúp cải tiến chất lượng thông tin cho sĩ
quan trực ca (SQTC) trên buồng lái và cho các trạm kiểm soát trên bờ. Không những chất
lượng thông tin được cải tiến mà số lượng thông tin cũng tăng lên rất phong phú.
SQTC phải làm việc nhiều với AIS nghĩa là phải cung cấp thông tin cho các tàu khác đồng
thời cũng thu nhận liên tục thông tin từ tàu khác.
Để có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng khác nhau, SQTC phải thực hiện
một số công việc nhất định theo yêu cầu. Hướng dẫn của IMO đã liệt kê một số công
việc (nêu ở phần tiếp theo dưới đây) mà sĩ quan trực ca phải cam kết thực hiện vì lợi
ích của các tàu có trang bị AIS. Các dữ liệu của AIS cung cấp trở thành những thông
tin bổ trợ rất hữu ích cho các thông tin từ các hệ thống hàng hải khác (bao gồm rađa),
vì vậy nó là công cụ giúp tăng cường việc nhận biết tình trạng giao thông chung
quanh tàu mình.

1/13



Hình 1: Tổng quan hệ thống AIS
2. Thiết bị AIS hoạt động như thế nào ?
Mỗi một thiết bị AIS trên tàu có nhiệm vụ:
− Phát liên tục các dữ liệu của tàu mình cho các tàu khác và cho các trạm VTS trên bờ
− Tiếp nhận liên tục các dữ liệu của các tàu khác và các trạm VTS phát ra
− Hiển thị các dữ liệu ấy trên màn hình đồ hoạ của máy
Trước đây khi chưa có AIS trên tàu, các dữ liệu nói trên chỉ có thể có được thông qua các
trung tâm dịch vụ giao thông tàu thuyền (VTS) hiện đại cung cấp, còn bây giờ thì chúng
được cung cấp trực tiếp cho mỗi tàu vào bất cứ lúc nào từ các tàu thông qua thiết bị AIS lắp
đặt trên mỗi tàu.
Với các thông tin này, ta có thể gọi bất cứ tàu nào qua điện thoại vô tuyến VHF bằng tên của
nó hoặc thậm chí bằng một cách gọi nào đó khá mơ hồ chẳng hạn “ tàu đang rời mạn trái
của tôi” mà không sợ bị nhầm lẫn. Ta cũng có thể gọi trực tiếp qua thiết bị GMDSS, hoặc
cũng có thể nhận hoặc phát đi các bản tin về an toàn ngắn bằng thư điện tử (email).
Hệ thống tự động nhận dạng AIS của tàu đóng vai trò như một bộ phản xạ (transponder) vận
hành trên băng tần VHF hàng hải.
Mỗi hệ thống AIS bao gổm một máy phát VHF, hai máy thu VHF TDMA một máy thu
VHF DSC (gọi chọn số) hoạt động trên hai kênh VHF riêng (AIS1 – 161,975 MHz và AIS2
- 162, 025MHz). Mặc dù trên thực tế chỉ cần một kênh vô tuyến, nhưng mỗi một trạm đều
có thể phát và thu hai kênh vô tuyến nhằm mục đích chống nhiễu và cho phép kênh sóng
được dịch chuyển để không mất liên lạc với tàu khác. Ở những khu vực không có các kênh
sóng này thì AIS có thể tự động chuyển sang các kênh thay thế bằng các thông điệp từ các
thiết bị trên bờ.

2/13


Hình 2: Nguyên tắc phát của AIS
Theo yêu cầu của IMO về tiêu chuẩn tính năng của AIS lắp trên tàu thì khả năng phát báo

cần thiết của nó tối thiểu là 2000 khe phát (slot) trong một phút (Hình 2). Tuy nhiên, theo
tiêu chuẩn kỹ thuật của ITU thì AIS phải cung cấp được 4500 khe phát trong một phút
(nghĩa là nó có thể phát 4500 báo cáo trong một phút). Như vậy thực tế, tiêu chuẩn kỹ thuật
của máy cao hơn yêu cầu của IMO rất nhiều. AIS cập nhật thông tin 2 giây một lần.
Mỗi trạm AIS đều tự quyết định khe phát (slot) của mình trên cơ sở dữ liệu kết nối luồng
thông tin quá khứ (traffic history) và các nhận biết về hành động tương lai của các trạm
khác. Một chu trình phát báo của một trạm AIS trùng khớp với một trong 2000 khe phát
được thiết lập trong một phút. Các trạm AIS đồng bộ lẫn nhau một cách liên tục để tránh
trùng lặp khe phát. Khe phát được chọn của mỗi một trạm AIS là ngẩu nhiên và kéo dài
trong một giáng cách thời gian xác định . Khi một trạm thay đổi khe phát dự định thì nó sẽ
thông báo trước vị trí mới của khe và giáng cách thời gian cho vị trí đó. Bằng cách đó, các
trạm mới, bao gồm các trạm bổng nhiên xuất hiện tiếp cận với các tàu khác trong tầm phủ
sóng vô tuyến đều được các tàu này thu được tín hiệu của chúng.
Nhờ ứng dụng công nghệ SOTDMA (Self-Organizising Time Division Multiple Access)
trong thiết bị AIS cho phép thiết bị hoạt động quá tải 400 đến 500% thông qua giải pháp
chen khe phát và còn cung cấp gần như 100% năng lực liên thông cho các tàu trong phạm
vi 8 đến 10 hải lý theo phương thức giữa tàu và tàu. Trong trường hợp hệ thống bị quá tải thì
chỉ có những mục tiêu ở xa mới bị rớt sóng, và giành quyền ưu tiên trước hết cho các mục
tiêu gần và đáng chú ý hơn trong hoạt động của hệ thống giữa tảu và tàu. Trên thực tế, khả
năng của thiết bị gần như không giới hạn, cho phép một số lượng lớn các tàu đồng thời cung
cấp thông tin lẫn nhau.
Tầm với của hệ thống có thể thám sát các tàu nằm trong phạm vi tầm xa của VHF/MF, thực
tế, nó phụ thuộc vào chiều cao của anten. Sự truyền lan của sóng AIS tốt hơn sóng rađa vì
có bước sóng dài hơn, cũng vì vậy mà sóng có thể “nhìn thấy” những chỗ khuất của bờ
biển hoặc ở tận phía sau các hải đảo không cao lắm. Thông thường thì tầm với đạt đến
3/13


khoảng 20 đến 30 hải lý tuỳ độ cao của anten. Với sự hỗ trợ của các trạm lặp trên bờ, tầm
phủ sóng giữa tàu với VTS có thể tăng lên đáng kể.

Các thông tin từ thiết bị AIS của tàu được phát đi liên tục và tự động không cần sự can thiệp
của SQTC. Các trạm AIS trên bờ khi cần cập nhật thông tin từ một chiếc tàu riêng biệt nào
đó thì dùng phương pháp “sàn lọc” tàu đó, hoặc bằng giải pháp thay thế, “tuyển chọn” tất
cả các tàu trong khu vực.
Thiết bị AIS có thể tương thích với hệ thống gọi chọn số (DSC), cho phép các hệ thống
GMDSS trên bờ thiết lập các kênh hoạt động AIS với giá thành không cao lắm để nhận dạng
và truy theo các tàu có trang bị AIS. Nó cũng được dự định thay thế các hệ thống phản xạ
DSC hiện tại để thoả mãn tần suất phát rất cao của thiết bị và đảm bảo sự hoạt động tin cậy
giữa tàu và tàu.
Thiết bị AIS còn có một đường dây thông tin điện tử hàng hải tiêu chuẩn (IEC
61162/NMEA0183) nối với hệ thống màn hình và các hệ thống cảm biến trên tàu, tiếp nhận
các thông tin về vị trí và thời gian được cung cấp từ máy thu hệ thống vệ tinh hàng hải toàn
cầu (chẳng hạn GPS) và máy thu vi phân tần số trung GNSS để hiển thị chính xác vị trí tàu
ven bờ và vùng nước nội hải. Hướng mũi tàu (Heading) và hướng đi qua đất (COG) cũng
như tốc độ qua đất (SOG) của tàu đều có thể được các tàu đó cung cấp qua kênh thông tin
cho các tàu có trang bị AIS.
Khi sử dụng màn hình đồ hoạ thích hợp, thiết bị AIS của tàu có thể cung cấp các thông tin
nhanh chóng và tự động bằng cách tính toán và chỉ báo điểm tiếp cận nhất (CPA) và thời
gian tiếp cận nhất (TCPA) từ các thông tin về vị trí do các tàu khác phát đi.
Ngoài ra AIS còn cung cấp các thông tin khác như tốc độ vòng quay trở (ROT), góc
nghiêng, bổ và chúi, ETA của tàu.
3. Các bộ phận chính của AIS
Nói chung, AIS của tàu gồm có (Hình 3):
− Anten
− Một máy phát VHF
− Hai máy thu VHF đa kênh
− Một máy thu VHF kênh 70 để quản lý kênh
− Một bộ xử lý trung tâm (CPU)
− Một máy thu hệ thống xác định vị trí điện tử, GNSS để xác định thời gian…
− Giao diện cho thiết bị đo hướng, đo tốc độ và các cảm biến khác của tàu

− Giao diện cho RADAR/ARPA, hải đồ điện tử và hệ thống hiển thị hải đồ điện tử và
thông tin (ECD/ECDIS) và hệ thống hàng hải tích hợp (INS)
− Bộ thử kết nối BIIT
− Thiết bị hiển thị tối thiểu và thiết bị nhập dữ liệu

4/13


Hình 3: Cấu tạo của một thiết bị AIS
Kết nối
AIS có thể được kết nối với một màn chỉ báo phụ ngoại vi chẳng hạn một màn hình đồ hoạ
loại lớn hoặc một hệ thống hàng hải như rađa hoặc hải đồ điện tử.
AIS cũng có thể kết nối với một thiết bị hàng hải xách tay ngoại vi do hoa tiêu mang lên tàu,
hiển thị các mục tiêu cần thiết cho công tác hoa tiêu.
AIS nối với thiết bị ngoại vi liên lạc tầm xa (nhờ AIS có giao diện hai chiều để kết nối)
Chủng loại AIS
Theo khuyến cáo M1371-1 của ITU-R, có các loại AIS sau đây:
• Loại A: là thiết bị di động đặt trên tàu thoả mãn yêu cầu của IMO như trình bày ở trên.
• Loại B cũng là thiết bị di động dùng cho tàu nhưng không cần thiết đáp ứng hoàn toàn
theo yêu cầu của IMO như loại A. IEC đã bắt đầu dự thảo tiêu chuẩn cho giấy chứng
nhận Loại B có thể hoàn thành vào 2004-2005. Loại B cũng gần giống như loại A trừ các
thông tin sau đây không cần phát đi:









Tần suất phát báo thấp hơn loại A
Không phát số hiệu IMO và hô hiệu
Không phát ETA và cảng tới
Không phát trạng thái hàng hải
Chỉ thu nhận mà không phát bản tin an toàn
Không phát tốc độ quay tàu
Không phát mớn nước tàu.

Hiện nay AIS loại B chưa được sản xuất.
5/13


4. Hệ thống AIS của tàu phát đi những thông tin gì ?
4.1. Thông tin mà thiết bị AIS của tàu phát đi có thể chia làm 3 loại khác nhau như sau:
− Các thông tin cố định (tĩnh), chúng được cài đặt vào máy sau khi lắp ráp máy lên tàu,
chỉ thay đổi khi đổi tên tàu, hoặc tàu trải qua sự hoán cải rất lớn
− Thông tin động, ngoại trừ thông tin về “trạng thái hàng hải”, các thông tin này được
tự động cập nhật thông qua các bộ cảm biến nối vào AIS
− Thông tin có liên quan đến hành trình được đưa vào thiết bị bằng tay và cập nhật
cũng bằng tay suốt hành trình
2. Bảng 1 dưới đây thống kê chi tiết các thông tin phát từ tàu vừa nói trên:
Bảng 1
Loại thông tin
Tĩnh
MMSI
Hô hiệu & Tên tàu
Số IMO
Chiều dài và chiều rộng của tàu
Loại tàu
Vị trí lắp đặt anten

Động
Vị trí tàu có chỉ báo độ chính xác
và trạng thái toàn vẹn
Thời gian tương ứng với vị trí
theo giờ UTC
Hướng đi qua đất (COG)
Tốc độ qua đất (SOG)
Hướng mũi
Trạng thái hàng hải

Tạo thông tin, loại và số lượng thông tin
Cài đặt vào máy sau khi lắp đặt
Phải chỉnh khi thay đổi chủ tàu
Cài đặt vào máy sau khi lắp đặt
Phải chỉnh khi thay đổi chủ tàu
Cài đặt vào máy sau khi lắp đặt
Cài đặt vào máy sau khi lắp đặt hoặc sau khi hoán cải
Chọn từ thích hợp trong danh mục có sẵn khi lắp đặt
Cài đặt vào máy sau khi lắp đặt và khi có thay đổi
Cập nhật tự động từ bộ cảm biến vị trí nối với AIS
Chỉ báo độ chính xác khoảng 10m
Cập nhật tự động từ bộ cảm biến chính của tàu nối vào AIS
Cập nhật tự động từ bộ cảm biến chính của tàu nối vào AIS
Thông tin này có thể không có
Cập nhật tự động từ bộ cảm biến chính của tàu nối vào AIS
Thông tin này có thể không có
Cập nhật tự động từ bộ cảm biến chính của tàu nối vào AIS
Thông tin về trạng thái hàng hải do SQTC cài đặt vào máy
bằng tay và thay đổi khi cần, ví dụ:
- Chạy bằng máy

- Đang neo
- Mất chủ động (NUC)
- Hạn chế khả năng điều động (RIATM)
- Buộc phao
- Mớn nước sâu
- Mắc cạn
- Đang đánh cá
- Đang chạy bằng buồm
Trong thực tế, vì tất cả những vấn đề kể trên đều có liên
quan đến COLREGs, cho nên bất cứ sự thay đổi nào cũng
6/13


phải đồng thời thay đổi đèn và dấu hiệu tương ứng.
Cập nhật tự động từ bộ cảm biến ROT của tàu hoặc từ la
bàn con quay
Thông tin này có thể không có

Tốc độ quay trở (ROT)
Liên quan đến hành trình
Mớn nước của tàu

Cài đặt bằng tay khi hành trình bắt đầu, sử dụng mớn nước
cực đại và thay đổi khi cần (chẳng hạn mớn nước bơm bo
ballast trước khi vào cảng)
Hàng nguy hiểm (chủng loại)
Cài đặt bằng tay vào máy khi hành trình bắt đầu, xác nhận
có hay không có hàng nguy hiểm trên tàu, với các ký hiệu:
- DG (Dangerous Goods): Hàng nguy hiểm
- HS (Harmful Substances): Chất độc hại

- MP (Marine Pollutants): Chất ô nhiễm hàng hải
Không cần thiết phải ghi số lượng
Cảng tới và ETA
Cài đặt bằng tay khi hành trình bắt đầu và cập nhật khi cần
Kế hoạch chạy tàu (các điểm Cài đặt bằng tay khi hành trình bắt đầu theo diễn giải của
hẹn)
Thuyền Trưởng, cập nhật khi cần.
Các bản tin ngắn liên quan đến an toàn
Cài đặt bằng tay các bản tin ngắn theo mẫu tự do nhằm tới
một địa chỉ riêng biệt (MMSI) hoặc phát cho tất cả các tàu
và các trạm bờ.
3. Các dữ liệu được gửi đi một cách tự động theo các tần suất cập nhật khác nhau:
− Các thông tin động phụ thuộc vào sự biến đổi của tốc độ và hướng đi (Bảng 2)
− Các dữ liệu tĩnh và các dữ liệu liên quan đến hành trình phát 6 phút một lần hoặc
theo yêu cầu (Thiết bị AIS tự động phản hồi không cần hành động của người sử
dụng)
Bảng 2
Giáng cách thời gian phát báo
tổng quát
Tàu đang neo
3 phút
Tàu chạy 0-14 nơ
12 giây
Tàu chạy 0-14 nơ và đang đổi hướng
4 giây
Tàu chạy 14-23 nơ
6 giây
Tàu chạy 14-24 nơ và đang đổi hướng
2 giây
Tầu chạy> 23 nơ

3 giây
Tàu chạy > 23 nơ và đang đổi hướng
2 giây
Loại tàu

4. Các bản tin ngắn liên quan đến an toàn là những bản tin minh ngữ theo mẫu cố định hay
tự do được phát đi theo địa chỉ nhất định (MMSI) hoặc phát cho cả khu vực. Nội dung bản
tin có thể đề cập đến an toàn hàng hải, chẳng hạn nhìn thấy băng trôi hoặc một cái phao tiêu
không còn ở tại vị trí của nó. Bản tin cần viết càng ngắn càng tốt. Thiết bị AIS cho phép
một bản tin chỉ chứa 158 chữ cái, nhưng nội dung ngắn hơn càng dễ phát đi
7/13


Bản tin ngắn về an toàn hàng hải bằng AIS chỉ là một phương pháp bổ trợ để phát thông tin
an toàn hàng hải. Mặc dù không thể xem nhẹ tầm quan trong của cách phát này, nhưng trong
khi dùng nó thì vẫn cần phải phát bản tin an toàn bằng GMDSS
Sĩ quan hàng hải phải đảm bảo cho hiển thị và xem xét các thông tin an toàn hàng hải phát
từ các mục tiêu khác, đồng thời phải phát đi các thông tin về an toàn hàng hải khi cần.
Các bản tin an toàn hàng hải như thông báo băng trôi, vật vô chủ hoặc các vấn để có đe doạ
trực tiếp đến an toàn hàng hải, thông thường có thể liên lạc đàm thoại qua VHF . Tuy nhiên,
cũng có thể áp dụng phương pháp bổ trợ phát minh ngữ qua AIS.
5. Vận hành và ứng dụng AIS trên tàu
Tổ chức hàng hải quốc tế IMO khuyến cáo, trước khi sử dụng hệ thống AIS trên tàu, người
sử dụng phải hiểu đầy đủ những hướng dẫn của IMO và phải thành thạo việc vận hành thiết
bị, hiểu cặn kẽ những dữ liệu hiển thị trên máy đồng thời đặc biệt lưu ý những vấn đề sau
đây:
• Không phải tất cả các tàu đều có lắp AIS
• Sĩ quan trực ca phải biết những tàu khác có thể không được lắp AIS
• Ngay cả những tàu có lắp thiết bị AIS theo quy định bắt buộc cũng có thể đang
tắt máy

Mặc dù, theo quy định của IMO đến 1 tháng 7 năm 2008 tất cả các tàu SOLAS đều phải lắp
thiết bị AIS, tuy nhiên sĩ quan hàng hải không những phải thành thạo vận hành và hiểu
biết các dữ liệu do máy cung cấp mà còn phải hành động như thiết bị đó có thể không
hiện hữu trên các tàu khác ngay cả những tàu chắc chắn có lắp AIS.
Phải cho thiết bị AIS hoạt động khi tàu chạy hoặc neo đậu.
Nếu thuyền trưởng cho rằng tiếp tục để AIS tiếp tục hoạt động có thể làm tổn hại đến an
toàn và an ninh của tàu mình thì có thể tắt AIS. Đó là trường hợp biết tàu mình đang chạy
trong khu vực có cướp biển vũ trang hoạt động. Những quyết định đó cần ghi vào nhật ký
hàng hải và ghi rõ lý do hành động như vậy. Thuyền trưởng phải cho thiết bị AIS hoạt động
trở lại ngay sau khi nhận thấy nguy hiểm đã qua.
Khi tắt AIS thì các dữ liệu tĩnh và các dữ liệu liên quan đến hành trình vẫn còn lưu lại trong
máy.
Việc khởi động lại AIS được thực hiện bằng cách bật công tắc nguồn. Các dữ liệu của tàu ta
sẽ được phát đi sau hai phút.
Trong cảng, việc vận hành AIS thực hiện theo nội quy của cảng.
SQTC phải hiểu rằng, thông tin do thiết bị AIS cung cấp không phải là một bức tranh đầy đủ
về tình hình thực tế chung quanh tàu.
Cũng cần nhấn mạnh, nếu từ thiết bị AIS của tàu phát đi những thông tin sai sót thì điều đó
8/13


sẽ chứa đựng nguy cơ không an toàn cho tàu khác. Sĩ quan hàng hải phải chịu trách nhiệm
những thông tin mà mình cho nhập vào máy và những thông tin đưa vào qua các bộ cảm
biến.
Người sử dụng cần phải hiểu nếu các bộ cảm biến được hiệu chuẩn kém (đặc biệt các các bộ
cảm biến tốc độ, hướng mũi ) thì máy sẽ phát đi những thông tin không chính xác. Những
thông tin không chính xác này sẽ hiển thị trên AIS ở buồng lái của các tàu khác có thể dẫn
tới sự nhầm lẫn nguy hiểm.
Nếu trên tàu không có các bộ cảm biến hoặc các bộ cảm biến (chẳng hạn la bàn con quay)
không cung cấp dữ liệu thì máy AIS sẽ tự động phát dữ liệu “không có”.

Nhập dữ liệu bằng tay
SQTC boong phải nhập bằng tay các dữ liệu sau đây khi bắt đầu hành trình:
− Mớn nước của tàu.
− Hàng nguy hiểm
− Cảng tới, ETA
− Kế hoạch chạy tàu ( các điểm hẹn)
− Trạng thái hàng hải chính xác.
− Các bản tin ngắn về an toàn hàng hải
Kiểm tra thông tin
Phải đảm bảo rằng các thông tin tĩnh của tàu mình là đúng và phải cập nhật, SQTC phải
kiểm tra các dữ liệu nhập vào ít nhất một chuyến một lần, hoặc một tháng một lần, chọn thời
gian ngắn hơn.
Các dữ liệu đã cài đặt vào máy chỉ được thay đổi khi được phép của thuyền trưởng. SQTC
phải kiểm tra định kỳ các thông tin động sau đây:
− Vị trí tàu cho theo WGS84.
− Tốc độ qua đất
− Thông tin qua các bộ cảm biến
Sau khi cho máy hoạt động việc thử kết nối tự động (BIIT) cũng được thực hiện. Trong
trường hợp AIS hoạt động không đúng thì có tín hiệu báo động và máy sẽ ngừng phát.
Tuy nhiên chất lượng và độ chính xác của các dữ liệu lấy từ các bộ cảm biến của tàu đưa
vào AIS không thể thử bằng mạch BIIT trước khi nó được phát đến các tàu khác và trạm bờ.
Vì vậy, tàu phải thực hiện việc kiểm tra thường xuyên trong suốt hành trình để đảm bảo độ
chính xác các thông tin phát đi. Khi đi gần bờ cần tăng cường chu kỳ các lần kiểm tra đó.
Hiển thị dữ liệu trên AIS
Các dữ liệu do AIS cung cấp được hiển thị trên màn hình tối thiểu hoặc màn hình đồ hoạ.
Màn hình tối thiểu

9/13



Màn hình chỉ báo tối thiểu cung cấp không dưới 3 dòng dữ liệu bao gồm hướng ngắm,
khoảng cách và tên của một chiếc tàu lựa chọn. Các dữ liệu khác của tàu có thể hiển thị dữ
liệu theo cách cuốn ngang, riêng hướng ngắm và khoảng cách thì không cuốn ngang . Còn
cách cuốn dọc thì hiển thị các tàu khác mà AIS nhận được thông tin của chúng.

Hình 4: Mặt máy AIS model JHS-180 của hãng Japan Radio Co. (JRC)
Màn hình đồ hoạ
Khi thông tin AIS được hiển thị bằng màn hình đồ hoạ thì phải hiển thị các loại mục tiêu
sau:
 Mục tiêu tĩnh ( Sleeping target))
Một mục tiêu tĩnh chỉ biểu thị sự hiện diện một chiếc tàu có trang bị AIS
trong một khu vực quan tâm. Không có một thông tin nào khác trên mục tiêu
tĩnh trước khi khởi động nó để tránh quá tải thông tin.
 Mục tiêu hoạt động ( Activated target)
Nếu SQTC muốn biết nhiều hơn về chuyển động của một chiếc tàu thì đơn
giản là khởi động mục tiêu tĩnh, các dữ liệu sau đây hiển thị ngay lập tức sau
khi khởi động:
− Một vector (tốc độ và hướng đi qua đất)
− Hướng mũi tàu
− Tốc độ quay (ROT- nếu có) để chỉ báo sự biến đổi hướng đi thực tế
 Mục tiêu chọn (Selected target)
Nếu SQTC muốn biết những thông tin chi tiết hơn một mục tiêu nào đó (mục
tiêu tĩnh và mục tiêu động) thì có thể chọn mục tiêu đó. Các dữ liệu thu nhận
được cùng với CPA, TCPA sẽ hiển thị trên cửa sổ theo thứ tự chữ và số.
10/13


Trạng thái hàng hải đặc biệt cũng được hiển thị theo thứ tự chữ và số, không
hiển thị trực tiếp cùng với mục tiêu.
 Mục tiêu nguy hiểm ( Dangerous target)

Nếu một mục tiêu trên AIS (động hay tĩnh) được tính toán vượt qua giới hạn
CPA và TCPA cài đặt trước thì chúng được phân loại và hiển thị trở thành mục
tiêu nguy hiểm và thiết bị AIS sẽ phát tín hiệu báo động.
 Mất mục tiêu ( Loss target)
Nếu tín hiệu của một mục tiêu AIS nào đó nằm trong khoảng cách cài đặt
trước mà máy không thu nhận được thì trên màn hình sẽ xuất hiện ký hiệu
mục tiêu bị mất và phát tín hiệu báo động
 Ký hiệu (Symbol)
SQTC phải quen thuộc các ký hiệu trên màn hình đồ hoạ
* Sử dụng AIS trong tình huống tránh đâm va
Khả năng của AIS được thừa nhận như là một thiết bị tránh va, có thể điều đó sẽ được
khuyến nghị trong thời gian tới.
Tuy nhiên, hiện nay có thể dùng thông tin của AIS để hỗ trợ cho việc ra quyết định tránh va.
Khi sử dụng AIS cho mục đích tránh va theo thể thức giữa tàu và tàu cần phải ghi nhớ
những điều sau đây:
1. AIS chỉ cung cấp nguồn thông tin hàng hải phụ trợ, nó chỉ hỗ trợ mà không thay thế
cho các hệ thống hàng hải khác như rađa, theo đuổi mục tiêu và VTS.
2. Việc sử dụng AIS không loại bo trách nhiệm của SQTC tuân thủ thường xuyên Luật
tránh va.
Khi một tàu được phát hiện, AIS có thể hỗ trợ trong việc theo đuổi nó như là một mục tiêu.
Bằng cách giám sát thông tin do mục tiêu đó phát ra ta cũng có thể giám sát hành động của
nó. Chẳng hạn, khi thay đổi hướng đi hoặc hoặc hướng mũi thì nó hiển thị ngay lập tức trên
màn hình.
AIS có thể giúp nhận dạng mục tiêu bằng tên, hô hiệu loại tàu, hoặc trạng thái hàng hải nó,
SQTC không được chỉ dựa vào thông tin trên AIS mà phải vận dụng các thông tin khác liên
quan đến an toàn có sẵn trên buồng lái để quyết định hành động.
Việc sử dụng AIS không ảnh hưởng gì đến việc cấu thành của ca trực hàng hải. Ca trực
hàng hải vẫn xác định theo Công ước STCW .
* AIS và hoạt động của VTS
 Thông tin AIS gián tiếp

Các trạm VTS có thể phát đi thông tin về các chiếc tàu mà trên các chiếc tàu
đó lại không lắp đặt AIS. Trạm VTS chỉ theo dõi các tàu đó nhờ trạm rađa của
VTS và phát qua AIS trên các tàu có lắp AIS. Phải phân biệt rõ ràng bất cứ
mục tiêu AIS gián tiếp nào được phát đi từ VTS. Cần đặc biệt thận trọng khi
11/13


sử dụng thông tin được chuyển tiếp thông qua bên thứ ba. Độ chính xác cúa
các mục tiêu này có thể không hoàn toàn giống như các mục tiêu thu trực tiếp,
nội dung của nó không đủ.
 Bản tin minh ngữ
Trung tâm VTS có thể phát đi các bản tin ngắn cho một tàu hoặc cho tất cả
các tàu hoặc cho các tàu nằm trong một khoảng cách nhất định hoặc một khu
vực đặt biệt nào đó, chẳng hạn:
− Cảnh báo hàng hải ( khu vực)
− Thông tin về quản lý luồng giao thông
− Thông tin về quản lý cảng
Người điều khiển trạm VTS có thể yêu cầu, bằng bản tin minh ngữ, người
điều khiển AIS trên tàu phải xác nhận một điều gì đó.
Lưu ý rằng trạm VTS phải liên tục đàm thoại qua VHF. Không được xem nhẹ
tầm quan trong của liên lạc khẩu ngữ. Liên lạc bằng khẩu ngữ quan trọng vì
làm cho người điều khiển VTS có thể:
− Đánh giá khả năng liên lạc hội thoại của tàu
− Việc thiết lập đường dây liên lạc hội thoại có thể cần thiết trong tình
huống hiểm nghèo.
* Hệ thống báo cáo bắt buộc của tàu:
AIS đóng một vai trò rất lớn trong hệ thống báo cáo của tàu. Các thông tin cần thiết cho
Chính quyền hành chính vùng ven bờ trong hệ thống này bao gồm các dữ liệu tĩnh và động
có liên quan đến hành trình được AIS cung cấp một cách tự động
AIS có thể được ứng dụng trong tác nghiệp tìm kiếm và cứu nạn, đặc biệt khi tác nghiệp có

liên quan đến máy bay trực thăng và tìm trên mặt nước. AIS cho phép hiển thị trực tiếp vị
trí của tàu bị nạn trên màn hình rađa, ECS/ECDIS hỗ trợ cho việc tìm kiếm trên các
tàu/canô SAR. Đối với tàu bị nạn không có trang bị AIS thì Nhóm phối hợp hiện trường
(OSC) có thể tạo các mục tiêu AIS gián tiếp để thực hiện SAR.
Hỗ trợ hàng hải
AIS khi lắp ráp cho các thiết bị trợ hàng cố định hoặc trôi nổi có chọn lọc thì nó có thể
cung cấp cho người sử dụng các dữ liệu như:
− Vị trí
− Trạng thái
− Các dữ liệu về dòng chảy và thuỷ triều
− Thời tiết và tầm nhìn xa
* AIS trong hệ thống thông tin tổng thể
AIS đóng một vai trò nhất định trong hệ thống thông tin hàng hải quốc tế tổng thể, giúp
chính quyền hành chính kiểm soát tất cả các tàu trong khu vực mà họ quan tâm và giám sát
12/13


các tảu chở hàng nguy hiểm.
Hệ thống AIS là một thiết bị mới mẻ đối với tất cả sĩ quan hàng hải. Tìm hiểu hoạt động của
AIS cũng như sử dụng nó một cách đúng đắn, khai thác hết các chức năng của nó là yêu
cầu bức thiết của tất cả sĩ quan hàng hải.
Tài liệu này nhằm mục đích cùng nhau tìm hiểu nguyên lý và hoạt động của AIS, nó không
thay thế cho hướng dẫn sử dụng thiết bị trên một máy cụ thể. Vì vậy, Sỉ quan hàng hải
trước khi vận hành một thiết bị cụ thể trên tàu phải nghiên cứu chi tiết bản “Hướng dẫn sử
dụng” của nhà chế tạo.
Việc bổ sung vào chương trình đào tạo huấn luyện về thiết bị AIS ở các trường đào tạo và
trung tâm huấn luyện thuyền viên chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho thuyền viên để họ
không bỡ ngỡ khi tiếp xúc với thiết bị mới và phát huy hết tác dụng của nó trong an toàn và
bảo vệ môi trường.
Tài liệu tham khảo

1. IMO Resolution A.917(22) Adopted on 29 November 2001
“GUIDELINES FOR THE ONBOARD OPERATIONAL USE OF SHIPBORNE
AUTOMATIC IDENTIFICATION SYSTEMS (AIS)”
2. What is the Automatic Identification System (AIS) [USCG]
3. AIS Workshop - Training mariners to use AIS ( HQS Wellington 30 January 2003)
4. IMO Recommendation on Performance Standards for a Universal Shipborne
Automatic Identification System (AIS), (MSC. 74(69), Annex 3)
5. IMO SOLAS Convention Chapter V

13/13



×