Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

hệ thống tự động nhận dang AIS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.04 KB, 5 trang )

HỆ THỐNG NHẬN DẠNG TỰ ĐỘNG
TOÀN CẦU
(Universal Automatic Identification System – AIS)
By Lê
Văn Ty
Khi nhìn nhận về công dụng của một hệ thống thiết bò, tài liệu
nước ngoài viết rằng: không còn nghi ngờ gì nữa AIS sẽ nâng cao
tính an toàn trên biển cả về mặt hành hải và bảo vệ môi
trường.
Chính vì lẽ đó, tại chương V của Công ước SOLAS (phần Hành hải
an toàn), bổ sung năm 2002 đã quy đònh như sau:
Các tàu có tổng dung tích từ 300 GT trở lên thực hiện các tuyến
đi quốc tế, các tàu có tổng dung tích từ 500 GT trở lên không chạy
tuyến quốc tế, các tàu khách không kể kích thước, phải lắp đặt
thiết bò AIS, với các mốc thời gian áp dụng như sau :

- Các tàu đóng vào hoặc sau ngày 1-7-2002: phải lắp đặt
ngay
- Tàu khách chạy tuyến quốc tế (đóng trước 1-7-2002): từ
1-7-2003
- Tàu chở hàng lỏng: không được muộn hơn ngày kiểm tra
an toàn trang thiết bò đầu
tiên kể từ ngày 1-7-2003
- Các tàu (không phải tàu khách và tàu hàng lỏng), có
tổng dung tích từ 50.000 GT
trở lên : từ ngày 1-7-2004. Nếu tổng dung tích từ 10.000
đến 50.000: từ ngày 1-7-2005. Tàu từ 3000 đến 10.000: từ
ngày 1-7-2006. Tàu từ 300 đến 3.000 GT: từ 1-7-2007. Các tàu
chạy tuyến nội đòa, đóng trước 1-7-2002: việc lắp đặt không
muộn hơn 1-7-2008.
Như vậy, theo quy đònh của công ước thì thời gian dành cho một


số tàu đã qúa gần. Các công ty có tàu nằm trong khung quy đònh
đã phải gấp rút trang bò. Các sỹ quan hàng hải phải nhanh chóng
cập nhật kiến thức để khai thác hệ thống. Trong phạm vi bài viết
này chỉ có thể nêu một số điểm khái lược để người đọc hình dung
đến một hệ thống đảm bảo an toàn đã được đánh gía là rất ưu
việt, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế không thể xem thường
khi vận hành, có thể gây ra nguy cơ mất an toàn.

AIS được thiết kế với mục đích nâng cao tính an toàn
cho hàng hải.
Nó có các công dụng sau:
1


-

Tự động cung cấp cho trạm theo dõi trên bờ, cho các tàu
khác những thông tin cần thiết như số nhận dạng của
tàu (ID), loại tàu, các thông số kỹ thuật cơ bản, mớn
nước, vò trí, hướng hành trình, tốc độ tàu mình và một số
thông tin an toàn khác. Thông tin mà tàu cung cấp được
phân thành 3 loại khác nhau:
+ Những thông tin cố đònh hoặc không thay đổi, được đưa
vào AIS ngay khi lắp đặt, nếu có sự thay đổi thì cài đặt
lại (ví dụ như loại tàu, vò trí anten của hệ thống đònh vò…)
+ Thông tin động về trạng thái hành hải (vò trí tàu,
hướng thực tế, tốc độ thực tế, tàu đang neo, đang bò mắc
cạn, đang cập cầu…) được cập nhật tự động thông qua
các thiết bò nối kết như tốc độ kế, la bàn, GPS, radar…
+ Thông tin liên quan đến kế hoạch chuyến đi (mớn nước,

loại hàng hóa, thời gian dự kiến tàu đến cảng, sơ đồ
tuyến đi), được đưa vào và cập nhật trong chuyến

Thông tin cập nhật trên tàu được truyền đi ở các khoảng thời
gian khác nhau: Các thông tin động thì phụ thuộc vào tốc độ
chuyển động và tốc độ quay trở của tàu (ví dụ: tàu neo thì cách
nhau 3 phút phát 1 lần, tàu có vận tốc dưới 14 hải lý / giờ thì
cách nhau 12 giây...), Thông tin tónh và số liệu liên quan đến hành
trình thì cách nhau 6 phút phát 1 lần hoặc theo yêu cầu đặt ra.
Với những chức năng truyền dữ liệu như trên nó đồng nghóa
với việc giảm bớt sự liên lạc bắt buộc bằng lời khi tàu tiến và
khu vực có hệ thống kiểm soát lưu thông đường thủy (VTS). AIS còn
có nhiều chức năng khác như:

-

Tự động nhận lại các thông tin như vậy từ các tàu có
trang bò AIS.

-

Kiểm soát đường đi của tàu.

-

Người ta còn nói đến khả năng tiềm ẩn làm giảm chi
phí khai thác tàu.

-


Đối với những người điều khiển tàu, chúng ta còn hiểu
rằng khi hành hải trong đêm tối, khi radar không phát
hiện được các thuyền nhỏ do nhiễu biển, mưa, trong khu
vực có tầm nhìn xa bò hạn chế mà nhận được đầy đủ
thông tin của một tàu khác gần đó để có hành động
tránh va kòp thời thì còn gì bằng. Như vậy, một khi hệ
thống này được trang bò đầy đủ, bắt buộc trên tất cả
các tàu, thuyền thì nội dung của điều 19 trong COLREGS 72
chắc cũng phải thay đổi, tránh việc hiểu nhầm để các
sỹ quan hàng hải đưa ra các hành động tránh va không
phù hợp.

-

Khi hành trình trong khu vực có nhiều mục tiêu vừa cố
đònh, vừa di động như khu vực nội hải, trong cảng, giữa khu
2


vực có nhiều đảo nhỏ… các sỹ quan hàng hải cũng
không thể nhầm lẫn, nếu có AIS.
AIS là một hệ thống phát và thu nhận, hoạt động trên 2 kênh
đã có sẵn của dải băng tần VHF hàng hải (AIS1 – 161,975 MHz và
AIS2 – 162,025MHz). Ở những nơi không có những kênh này thì AIS tự
động chuyển kênh đến tần số đã đăng ký của thiết bò liên lạc
trên bờ. Còn những nơi vừa không có hệ thống AIS hoặc trạm
GMDSS trong vùng A1 thì phải dò tìm bằng phương pháp thủ công.
Trong thực tế, khả năng của hệ thống là không hạn chế, cho phép
một số lượng lớn các tàu trong khu vực có thể thu nhận đồng thời.
Hệ thống AIS có thể phát hiện được các tàu trong tầm xa của

sóng VHF/HF, kể cả những tàu khuất sau các đảo, nếu độ cao
không lớn lắm. Phụ thuộc vào chiều cao anten, khả năng phát hiện
khoảng 20-30 hải lý. Người ta còn bố trí các trạm chuyển tiếp để
có thể liên lạc được xa hơn với hệ thống kiểm soát giao thông
(VTS). Bộ phận thu nhận của AIS còn có thể thu những bức điện
ngắn liên quan đến nguy hiểm hàng hải, quản lý giao thông, quản
lý của cảng biển và phát đi cho một tàu cụ thể nào đó hoặc cho
các tàu trong khu vực. AIS còn có thể tự động trao đổi thông tin
giữa tàu và bờ khi sử dụng AIS và thiết bò liên lạc vô tuyến tầm
xa. Nó còn có khả năng truyền dữ liệu radar của hệ thống VTS.
AIS trên tàu truyền đi các thông tin một cách liên tục và tự động,
không cần biết các sỹ quan trực ca của tàu khác có nhận hay
không. Một trạm bờ có thể yêu cầu một tàu cụ thể nào đó
phát đi thông tin mới nhất bằng cách chỉ đònh cho tàu đó, hoặc
một số tàu trong khu vực nào đó.
Nếu người ta lắp đặt thêm một số thiết bò theo dõi (chi phí cơ
sở hạ tầng) thì nó có khả năng cung cấp cho tàu một số thông tin
về môi trường như thủy triều, dòng chảy, tầm nhìn xa…
Tất nhiên AIS cũng có tác dụng rất lớn trong việc tìm và cứu
nạn trên biển.
Hệ thống thu nhận trên tàu có khả năng chỉ thò tối thiểu. Tuy
nhiên nó cũng có thể chỉ thò một cách sinh động hơn bằng đồ
họa khi nối kết với các thiết bò khác như radar, ARPA, hải đồ điện
tử. Nó làm tăng đáng kể hiệu qủa của hệ thống.
AIS là hệ thống toàn cầu, vì vậy nó phải triển khai theo những
tiêu chuẩn quốc tế để chúng có khả năng tương thích khi 2 tàu
gặp nhau cũng như giữa một tàu bất kỳ và một cảng hay một hệ
thống VTS nào đó.
Giới hạn của hệ thống AIS và những lưu ý khi khai thác:
Chúng ta biết rằng AIS với rất nhiều ưu điểm như đã nêu ở

trên, vì vậy IMO đã đưa ra nghò quyết để bắt buộc trang bò trên các
tàu, nhằm nâng cao tính an toàn trong hàng hải. Tuy nhiên cũng như
nhiều thiết bò khác mà chúng ta đã biết, bao giờ cũng chứa đựng
những hạn chế về kỹ thuật và khai thác, chúng sẽ là tiềm ẩn
của những tai nạn.
- Các sỹ quan trực ca trên tàu có trang bò AIS nên nhớ rằng,
các tàu khác, thuyền nhỏ, tàu đánh cá, tàu quân sự, khu vực bờ

3


mà tàu đang đi qua có thể không có hệ thống AIS. Vì chúng chưa
hoặc không bắt buộc phải trang bò.
-

Các tàu có trang bò nhưng họ không cho hoạt động

- Thông tin thu được từ AIS không phải là bức tranh toàn cảnh
xung quanh tàu
- Người sử dụng có trách nhiệm đưa vào máy tất cả các
thông tin cùng với những thông tin từ các thiết bò kết nối. Nếu
thông tin truyền đi có sai lệch sẽ dẫn đến việc đánh giá nguy cơ va
chạm bò sai. Độ chính xác của thông tin thu được hoàn toàn phụ
thuộc vào độ chính xác của thông tin truyền đi
- Khi sử dụng hệ thống AIS giữa tàu và tàu với mục đích tránh
va chạm, sỹ quan trực ca (SQTC) cần nhớ rằng các thông tin về hành
trình không thay thế cho những thông tin được radar hoặc hệ thống
VTS cung cấp, mà nó chỉ để trợ giúp cho sỹ quan xem xét. Só quan
trực ca phải luôn tuân thủ Quy tắc phòng ngừa và tránh va
(COLREGS), AIS không làm giảm trách nhiệm cho só quan khi xẩy ra va

chạm.
- AIS không có một ý đònh tác động đặc biệt nào vào ca trực,
mà só quan trực luôn phải tuân thủ công tác trực ca quy đònh trong
bộ luật STCW
Trong tương lai, các trung tâm VTS sẽ phát đi những thông tin có
sẵn của các tàu không trang bò AIS cho các tàu có máy thu AIS.
SQTC phải hết sức cẩn thận với những thông tin được đưa ra từ
thành phần gián tiếp này.

4


Kết luận
Bên cạnh việc khai thác các chức năng ưu việt của AIS, các sỹ
quan hàng hải luôn luôn nhớ rằng yếu tố con người mới quyết
đònh tính an toàn tuyệt đối với con tàu mà chúng ta đang điều
khiển.
Thiết bò AIS đã được thừa nhận về tiêu chuẩn kỹ thuật vào
cuối năm 2001.
AIS phải được khai thác theo những hướng dẫn đã được IMO thông
qua.
Tài liệu tham khảo
IMO news
SOLAS 2002 Amendments
AIS – IMO Resolution A. 917 (22) Automatic Identification Systems

What is AIS? Transport Canada

5




×